Xuất phát từ mục tiêu chương trình môn học và thực trạng thiết bị, học liệu Chương trình giáo dục phổ thông CTGDPT với mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu c
ĐIỀU KIỆN HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Xuất phát từ những thay đổi của xã hội
Trong thời gian vừa qua, khi dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của cuộc sống, giáo dục đào tạo không là ngoại lệ
Tại Việt Nam, nhiều cơ sở giáo dục và các trường học áp dụng giảng dạy online trong suốt thời gian diễn ra dịch Covid-19 và thời gian sau đó, song phương pháp trực tuyến vẫn gặp thách thức về công nghệ, cách đánh giá năng lực người học
Bên cạnh một số trường đã áp dụng công nghệ vào giảng dạy trực tuyến từ nhiều năm trước đây, vẫn còn khá nhiều trường chưa quen với hình thức đào tạo này, hoặc cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin chưa đảm bảo để thực hiện giảng dạy trực tuyến một cách có hiệu quả, và phát huy được năng lực của người học
Tuy nhiên, với xu thế phát triển công nghệ hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy và học tập trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn Sự phát triển của các ứng dụng trên nền tảng di động, mạng xã hội giúp người dùng dễ dàng tương tác mọi lúc mọi nơi, đã tạo điều kiện cho giáo dục trực tuyến phát triển lên bậc cao hơn Các ứng dụng thực tế ảo (Virtual Reality - VR), thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) trong giáo dục để tạo dựng các phòng thí nghiệm ảo, mô hình thực tế ảo có khả năng tương tác với người dùng, hay các cuốn sách AR, phần mềm Blippar dạy khoa học vũ trụ,… giúp cho người học có những trải nghiệm đa giác quan, dễ hiểu, dễ nhớ và gây tò mò, hứng thú cho người học, đồng thời tăng tính tương tác, thực hành và ứng dụng kiến thức ngay trong lớp học Các thành tựu công nghệ như IoT (Internet Of Things - Internet vạn vật) giúp tăng cường quản lý, giám sát trong các cơ sở giáo dục, theo dõi hành vi của người học; Công nghệ Big data (dữ liệu lớn) giúp phân tích hành vi học tập của người học để có hỗ trợ, tư vấn phù hợp; hay Blockchain giúp xây dựng hệ thống quản lý thông tin và hồ sơ giáo dục của người học, cho phép hợp nhất, quản lý và chia sẻ dữ liệu từ nhiều trường học, ghi chép lại lịch sử học tập, bảng điểm của người học để đảm bảo thông tin dữ liệu được đồng nhất, minh bạch
Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo tập trung vào hai nội dung chủ đạo là chuyển đổi số trong quản lý giáo dục và chuyển đổi số trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học Trong quản lý giáo dục bao gồm số hóa thông tin quản lý, tạo ra những hệ thống cơ sở dữ liệu lớn liên thông, triển khai các dịch vụ công trực tuyến, ứng dụng các Công nghệ 4.0 (AI, blockchain, phân tích dữ liệu, ) để quản lý, điều hành, dự báo, hỗ trợ ra quyết định trong ngành GDĐT một cách nhanh chóng, chính xác Trong dạy, học, kiểm tra, đánh giá gồm số hóa học liệu (sách giáo khoa điện tử, bài giảng điện tử, kho bài giảng e-learning, ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm), thư viện số, phòng thí nghiệm ảo…
Xuất phát từ các văn bản chỉ đạo của ngành
Thực hiện Nghị quyết số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội điều chỉnh lộ trình thực hiện chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới; Thông tư 32/2018/ TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 ban hành chương trình GDPT; Quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”; Công văn Số: 4267 /BGDĐT-CNTT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT, CĐS và thống kê giáo dục năm học 2022 – 2023 có nêu rõ một trong những nhiệm vụ trọng tâm là:
- Tiếp tục phát triển học liệu số bảo đảm chất lượng, huy động giáo viên tham gia đóng góp học liệu số để chia sẻ dùng chung; phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong đánh giá, lựa chọn học liệu số trước khi đưa vào sử dụng; hướng dẫn giáo viên tham khảo các học liệu số giới thiệu từ Bộ GDĐT và các nguồn tài nguyên tin cậy trên Internet
- Tăng cường tổ chức đánh giá thường xuyên bằng hình thức trực tuyến; từng bước tổ chức triển khai thi, kiểm tra, đánh giá trên máy tính đảm bảo khách quan, công bằng và có độ tin cậy
Nhận thức được những chỉ đạo của các cấp, chúng tôi nhận thấy mình cần thay đổi để đáp ứng với những yêu cầu đổi mới của CTGDPT mới, bắt kịp với tốc độ phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Chính vì vậy đã thôi thúc chúng tôi học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu để xây dựng các học liệu số phù hợp với đối tượng học sinh, cơ sở hạ tầng của trường tôi, đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình.
Xuất phát từ mục tiêu chương trình môn học và thực trạng thiết bị, học liệu
Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) với mục tiêu giáo dục con người phát triển toàn diện, vừa đáp ứng yêu cầu xã hội vừa phát triển cao nhất tiềm năng của mỗi cá nhận, phát triển phẩm chất và năng lực người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ thay vì chỉ chú trọng trang bị kiến thức, kết hợp hài hòa dạy người, dạy chữ và dạy nghề, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia
CTGDPT mới được áp dụng bắt đầu đối với cấp THCS từ năm học 2021-2022,để phục vu cho CTGDPT mới Bộ GD-ĐT đã ban hành danh mục thiết bị, học liệu tối thiểu tuy nhiên khi triển khai thực hiện, do nhiều yếu tố khách quan nhiều trường học vẫn chưa được cấp phát vì vậy giáo viên vẫn phải dạy chay, học sinh vẫn phải học chay Do chưa được cấp thiết bị, đồ dùng dạy học nên việc giảng dạy của giáo viên theo chương trình sách giáo khoa mới gặp nhiều khó khăn Nhiều nội dung giảng dạy cần thiết bị, đồ dùng hỗ trợ để học sinh tiếp thu bài tốt hơn, nhưng đến nay chưa thực hiện được Giáo viên phải tự làm đồ dùng dạy học với một số đồ đơn giản, những cái khó hơn buộc dùng kho học liệu, thiết bị số
4 Xuất phát từ cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số
Cuộc thi Xây dựng thiết bị dạy học số lần thứ I năm 2022 được phát động nhằm khơi dậy ý thức chủ động, sáng tạo xây dựng thiết bị dạy học số nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Xây dựng và phát triển kho học liệu số về thiết bị dạy học có chất lượng Các thiết bị dạy học số được chia sẻ và sử dụng rộng rãi trong các sơ sở giáo dục Đồng thời, bổ sung nguồn tư liệu dạy học, thiết bị dạy học có chất lượng, đã được kiểm duyệt để sử dụng trong công tác dạy và học tại các cơ sở giáo dục, đặc biệt là những nơi chưa có điều kiện mua sắm đầy đủ trang thiết bị dạy học Hỗ trợ các đơn vị trong việc chuẩn bị thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GDĐT Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy và học, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục theo đúng mục tiêu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia Việc xây dựng kho học liệu số trong các nhà trường luôn có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong bối cảnh đổi mới giáo dục và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Ngay cả khi dịch bệnh có diễn biến thế nào hoặc được kiểm soát hoàn toàn, xây dựng nguồn tài nguyên giáo dục số vẫn hết sức cần thiết Bằng việc tạo lập kho học liệu số, chúng ta có cơ hội để kết nối và xây dựng kho tài nguyên giáo dục số dùng chung Đây là nguồn tài nguyên hữu ích, chất lượng, giúp các nhà trường tiết kiệm được nguồn lực cho phát triển học liệu, giúp đội ngũ GV cùng khai thác, trao đổi và chắt lọc những phương pháp, kiến thức… phù hợp nhất cho bài giảng của mình và nâng cao chất lượng dạy học Để hưởng ứng cuộc thi do bộ phát động, chúng tôi mạnh dạn mày mò, nghiên cứu để thiết kế bảng tuần hoàn số giúp giáo viên và học sinh có thêm nguồn tư liệu để dạy và học May mắn cho chúng tôi là sản phẩm đã được kiểm duyệt, đưa vào kho học liệu số của Bộ GD-ĐT: https://tbdhs.moet.gov.vn/storage/detail/1660052117341- bfd75b7e-57f2-4f39-9630-d56e439e2966-2a300e3c-d0b1-4d46-9b60-311caec9b758 Đây chính là nguồn động lực thôi thúc chúng tôi tiếp tục học hỏi, nghiên cứu để tạo ra các học liệu số có chất lượng phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động dạy của giáo viên và học của học sinh
Trước bối cảnh đó, đánh giá được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng kho học liệu số cá nhân, chúng tôi đã tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích chương trình GDPT tổng thể và chương trình môn KHTN ( Modul 1) ; nghiên cứu và thực hành sử dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Moldul 2); nghiên cứu và sử dụng các phương pháp, công cụ kiểm tra đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh (Modul 3), nghiên cứu và xây dựng kế hoạch bài dạy (Modul 4), nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác, sử dụng thiết bị công nghệ trong dạy học và giáo dục học sinh (Modul 9) Từ đó chúng tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm trong việc xây dựng và khai thác học liệu số chủ đề khoa học:
Chất và sự biến đổi của chất môn KHTN 7 đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực trong CTGDPT 2018, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, giúp giáo viên có thêm nguồn tư liệu tham khảo trong quá trình thực hiện CTGDPT 2018.
Xuất phát từ cuộc thi thiết kế thiết bị dạy học số
1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1 Thực trạng về việc xây dựng học liệu số Để tìm hiểu thực trạng của giáo viên trọng việc xây dựng học liệu số, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên ở một số trường THCS trong và ngoài tỉnh theo đường links sau: https://forms.office.com/Pages/ResponsePage.aspx?id=DQSIkWdsW0yxEjajBL
ZtrQAAAAAAAAAAAAMAAFwglzVURVFVMk9ROU5WTFU2OVY2MTZBM0h
MÔ TẢ GIẢI PHÁP
Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến
1.1 Thực trạng về việc xây dựng học liệu số Để tìm hiểu thực trạng của giáo viên trọng việc xây dựng học liệu số, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đối với giáo viên ở một số trường THCS trong và ngoài tỉnh theo đường links sau: https://forms.office.com/Pages/ResponsePage.aspx?id=DQSIkWdsW0yxEjajBL
ZtrQAAAAAAAAAAAAMAAFwglzVURVFVMk9ROU5WTFU2OVY2MTZBM0h
Qua kết quả khảo sát tôi nhận thấy: Mỗi giáo viên hiện nay đều đang hàng ngày sản xuất ra học liệu số phục vụ công việc giảng dạy của mình ở những mức độ khác nhau, xong đa phần chỉ dừng lại ở mức độ đơn giản nhất là các tệp bài giảng trình chiếu, tệp bảng tính, tệp văn bản hoặc phức tạp hơn là các bài giảng tích hợp âm thanh, hình ảnh, clip có thiết kế khoa học và tính tương tác cao (như các bài giảng elearning) tuy nhiên số lượng rất ít, chỉ để phục vụ các kì thi của các cấp Chúng tôi thấy có một số lí do dẫn đến thực trạng trên như sau:
- Thứ nhất, nhiều công cụ hỗ trợ giảng dạy đòi hỏi GV phải thường xuyên cập nhật các phương pháp dạy học hiện đại để tránh sự nhàm chán trong quá trình dạy và học Theo sự nghiên cứu của các nhà khoa học giáo dục trên thế giới, hiện nay có khoảng hơn 200 công cụ hỗ trợ có thể áp dụng vào quá trình giảng dạy và nghiên cứu Tuy nhiên, những công cụ này không phải ai cũng có thể hiểu để sử dụng trong thực tiễn Hơn nữa, mỗi ngày công nghệ càng hiện đại hơn, nên nhiều GV có thể không theo kịp và khó ứng dụng vào trong giảng dạy Chính vì thế mà giáo viên gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ học liệu truyền thống sang học liệu điện tử do chưa biết hoặc chưa biết cách khai thác các trang tư liệu để khai thác, xây dựng các học liệu số
Từ kết quả khảo sát cho thấy đa phần giáo viên chỉ sử dụng các công cụ, ứng dụng truyền thống, thân quen
- Thứ hai, để xây dựng các học liệu số thường mất nhiều thời gian nghiên cứu, xây dựng trong khi giáo viên còn đang đầu tư nghiên cứu CTGDPT mới Hiện nay giáo viên cũng gặp phải không ít những áp lực do công viêc mang lại, chính vì thế mà họ chưa có nhiều thời gian để quan tâm đúng mức tới việc xây dựng học liệu số Có không ít các giáo viên ngại đổi mới, thích dạy cách dạy truyền thống, đỡ tốn công sức đầu tư, chỉ có một số ít giáo viên trẻ chú trọng đầu tư áp dụng công nghệ cho các bài giảng của mình
- Thứ ba, một số ít giáo viên còn chưa nhận thức đúng, đầy đủ về học liệu số, vai trò của học liệu số trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học cũng như sự cần thiết của công cuộc chuyển đổi số trong giáo dục
1.2 Thực trạng triển khai chương trình môn KHTN 6
Năm học 2021-2022, cả nước bắt đầu áp dụng CTGDPT 2018 đối với cấp THCS Đặc biệt là lần đầu tiên có sự xuất hiện của môn KHTN lớp 6, môn này được xây dựng trên nền tảng tích hợp 3 mạch kiến thức là Vật lý, Hóa học và Sinh học trong chương trình cũ Mục tiêu chính đặt ra cho lần thay đổi chương trình này là dạy học theo hướng phát triển năng lực và dạy tích hợp liên môn ở cấp THCS Thực tế khi triển khai thực hiện môn KHTN 6 các trường gặp rất nhiều khó khăn là các giáo viên dạy lâu năm do chỉ dạy chuyên môn chính nên kiến thức về lĩnh vực còn lại của môn KHTN không còn nhớ; những khóa tập huấn ngắn ngày không thể đảm bảo chỉ để hiểu lại kiến thức do lâu ngày không sử dụng chứ chưa nói đến nhớ và tích hợp để dạy và dạy theo phướng phát triển phẩm chất, năng lực càng khó Bản thân chúng tôi là những giáo viên trực tiếp đưng lớp cũng cảm thấy bỡ ngỡ, thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động học tập, tìm tòi mạch kiến thức trước đây không phải là chuyên môn của mình Một trong những yêu cầu hàng đầu của dạy học theo hướng phát triển năng lực là cần sử dụng hiệu quả các thiết bị, học liệu nhưng hiện tại chưa có trang thiết bị môn KHTN Số ít các thiết bị sẵn có thì không đồng bộ, chất lượng thấp trong khi môn KHTN phải tổ chức thực hành rất nhiều để học sinh khám phá kiến thức, do vậy càng là thách thức với giáo viên đơn môn phụ trách đa môn.
Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến
2.1 Vấn đề cần giải quyết
Năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên áp dụng chương trình GDPT mới đối với lớp 7, không ít giáo viên gặp khó khăn trong quá trình xây dựng và khai thác học liệu số phù hợp nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh đáp ứng các yêu cầu cần đạt của chương trình Làm thế nào để lựa chọn, xây dựng và khai thác các học liệu số chủ đề khoa học: Chất và sự biến đổi của chất một cách đơn giản, hiệu quả? Đó chính là vấn đề chúng tôi sẽ chia sẻ trong sáng kiến này giúp giáo viên có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện CTGDPT mới
2.2 Các bước thực hiện giải pháp
2.2.1 Bước 1: Tìm hiểu các loại học liệu số
Học liệu số (còn được gọi là học liệu điện tử) chính là học liệu đã được số hoá Học liệu số trong dạy học, giáo dục phổ thông là tập hợp các phương tiện điện tử phục vụ dạy và học ở các dạng sau: sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp/file âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, thí nghiệm ảo,…
Dựa vào khái niệm trên cùng với khả năng ứng dụng của mỗi dạng học liệu số trong dạy học, giáo dục có thể thấy một số đặc điểm nổi bật của học liệu số
- Tính đa dạng: Các dạng của học liệu số như tranh ảnh tĩnh và động, video, sơ đồ, biểu bảng, văn bản (text),… có khả năng chuyển tải lượng thông tin khổng lồ, với nội dung và hình thức vô cùng phong phú Bên cạnh đó, mỗi lĩnh vực, môn học cũng có rất nhiều nguồn học liệu số để người dùng truy cập, tham khảo, lựa chọn Sự đa dạng về nguồn, dạng, nội dung, hình thức của học liệu số vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với GV, HS trong lựa chọn, sử dụng chúng
- Tính động: Tính động của học liệu số thể hiện ở chỗ người sử dụng chúng có thể phóng to, thu nhỏ, thay đổi màu sắc, thay đổi hướng và cách di chuyển hay cách thức xuất hiện,…; thể hiện ở khả năng truy cập, chia sẻ, trao đổi nguồn học liệu rất nhanh và rất thuận lợi Chính nhờ đặc điểm này mà học liệu số tạo được hứng thú trong dạy học, phù hợp với các hoạt động nhận thức, khám phá, vận dụng trong quá trình tổ chức hoạt động học
- Tính cập nhật: Khoa học, kinh tế, y tế, giáo dục, nhu cầu con người,… vận động, phát triển không ngừng Từ đó, thông tin liên quan đến các lĩnh vực đời sống và con người thường xuyên được điều chỉnh, bổ sung phù hợp quá trình vận động, phát triển Vì vậy, tất yếu nội dung, hình thức thể hiện, hình thức truyền tin,… của học liệu số cũng được cập nhật liên tục và nhanh chóng
- Căn cứ vào cách thức, kĩ thuật tạo học liệu số có thể chia học liệu số thành các loại như: học liệu số mô phỏng (silmulation); học liệu số đồ hoạ, hoạt hình (graphic, animation); học liệu số từ thiết kế văn bản (text); học liệu số kiểm tra, đánh giá (test);…
- Căn cứ vào mục đích sử dụng học liệu số trong các bước của hoạt động học ở cơ sở giáo dục phổ thông thì có thể chia học liệu số thành hai loại với các dạng tương ứng như dưới đây:
+ Loại học liệu số nội dung dạy học, gồm các dạng: hình ảnh (tĩnh và động) , video, bài trình chiếu, thí nghiệm ảo,…
+ Loại học liệu số nội dung kiểm tra đánh giá, gồm các dạng: bài tập, câu hỏi trắc nghiệm, câu hỏi tự luận, phiếu khảo sát,…
2.2.1.4 Định hướng dạng học liệu số phù hợp nội dung dạy học
Loại nội dung dạy học Dạng học liệu số
Loại nội dung thường khó, trừu tượng mang tính chất khái quát sự vật, hiện tượng…
Cấu trúc, chức năng, tính chất
Loại nội dung này mang tính chất mô tả cấu tao, cấu trúc, hình thái, chức năng, tính chất của đối tượng
Loại nội dung này mô tả trình tự phát triển, diễn biến của sự vật, hiện tượng…
Quy luật, định luật, học thuyết
Loại nội dung này mang tính chất khái quát hóa các sự vật, hiện tượng, quy luật khách quan…thường khó và trừu tượng…
Thí nghiệm ảo Ứng dụng
Loại nội dung này ứng dụng các kiến thức cốt lõi vào đời sống thực tế
Bảng dữ liệu Hình ảnh Video
2.2.2 Bước 2: Tìm hiểu vai trò của học liệu số trong dạy học
Các thiết bị công nghệ trong dạy học, giáo dục được hiểu là các phương tiện vật chất để tổ chức dạy học Học liệu số là phương tiện điện tử để phục vụ dạy và học Vì vậy, khó có thể tách rời khi nói về vai trò của thiết bị công nghệ và học liệu số trong dạy học Bên cạnh đó, cần thấy rằng thiết bị công nghệ và học liệu số chính là thành phần của thành tố thiết bị dạy học và học liệu Với tư cách đó, thiết bị công nghệ và học liệu số sẽ tác động trực tiếp đến:
- Tất cả các thành tố của quá trình dạy học;
- Người học và xã hội học tập;
- Quá trình đổi mới quản lí và quản trị nhà trường
Dưới đây sẽ trình bày các tác động trên của thiết bị công nghệ và học liệu số
2.2.2.1 Tác động đến các thành tố của quá trình dạy học, giáo dục
Các thành tố của quá trình dạy học bao gồm: hình thức dạy học, mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và kĩ thuật dạy học, phương tiện dạy học và học liệu, phương pháp và công cụ kiểm tra đánh giá, bối cảnh dạy học
✦ Tác động đến hình thức dạy học
- Ứng dụng các thành tựu CNTT đã tạo điều kiện đa dạng hoá hình thức dạy học trong thực tế, đáp ứng yêu cầu của xã hội học tập Theo đó, chính sự phối hợp sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số phù hợp sẽ tạo cơ hội cho GV, HS cùng triển khai hiệu quả hình thức dạy học trực tiếp có ứng dụng CNTT, dạy học trực tuyến hỗ trợ dạy học trực tiếp, dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp
- Chẳng hạn, trong điều kiện cực đoan về về thời tiết, nhà trường có thể triển khai dạy học theo hình thức trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp Thậm chí, thay vì yêu cầu
HS phải tập trung suốt buổi học trước màn hình máy tính theo dõi bài giảng trực tuyến đồng bộ, GV có thể tổ chức dạy học trực tuyến theo mô hình lớp học đảo ngược, trong đó, giờ học trực tuyến chỉ dành cho bước báo cáo, thảo luận của HS dưới sự điều hành của GV
✦ Tác động đến mục tiêu dạy học
Mục tiêu dạy học bậc phổ thông ở Việt Nam hiện nay là phát triển các phẩm chất và năng lực ở HS được quy định trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018
- Khi dạy học chủ đề/bài học có sử dụng thiết bị công nghệ và học liệu số để triển khai hoạt động học không những giúp HS phát triển năng lực đặc thù của môn học (như năng lực khoa học tự nhiên trong môn KHTN), các năng lực chung mà còn góp phần phát triển năng lực tin học Qua đó, HS có thêm cơ hội thích nghi và hội nhập với thời kì cách mạng công nghiệp 4.0
Hiệu quả do sáng kiến đem lại
Hiệu quả kinh tế
Khi áp dụng sáng kiến của chúng tôi, các nhà trường sẽ tiết kiệm được các chi phí cho giáo viên đi học các khóa bồi dưỡng, nhà trường tiết kiệm được chi phí thuê các chuyên gia về bồi dưỡng cho giáo viên Theo khảo sát các khóa học online hiện nay cho giáo viên thì chi phí cho các khóa học như sau:
- Khóa học vận dụng các phương pháp dạy học tích cực: 1.000.000đ/1GV
- Khóa học dạy học phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh: 1.000.000đ/1GV
- Khóa học thiết kế các công cụ kiểm tra- đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh: 500.000đ/1GV
- Khóa học xây dựng kho học liệu số cá nhân: 500.000đ/ GV
Như vậy với mỗi giáo viên sẽ tiết kiệm được 3.000.000đ Mỗi trường ước tính trung bình có 05 GV dạy môn KHTN, tổ trưởng chuyên môn 01 người, lãnh đạo nhà trường 02 người Tổng số là 08 người sẽ tiết kiệm được 24.000.000đ (hai mươi tư triệu đồng) Số tiền này tuy không lớn nhưng tiết kiệm được cho các nhà trường để tập trung kinh phí nâng cao chất lượng giáo dục Ngoài ra, khi sử dụng các học liệu chúng tôi xây dựng có trong sáng kiến các giáo viên sẽ tiết kiệm rất nhiều thời gian thiết kế các học liệu phục vụ cho việc giảng dạy chủ đề.
Hiệu quả về mặt xã hội
Sáng kiến đã góp phần nhỏ vào công cuộc đổi chuyển đổi số trong giáo dục nhằm thực hiện nghị quyết 29 đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nới rộng hình thức và không gian học tập, hội nhập với xu thế của thế giới ứng yêu cầu của cuộc cách mạng số trong giáo dục
+ Những học liệu số được xây dựng trong sáng kiến đã góp phần “trực quan hoá” các dữ liệu học tập cùng với các tiện ích của chúng đã tạo thêm sự hứng thú học tập, kích thích ý tưởng và hoạt động khám phá, sáng tạo của học sinh Ngoài ra, còn giúp học sinh có động lực và trách nhiệm hơn trong việc tự học để hoàn thiện chính mình, góp phần phát triển khả năng học sinh nói chung và khả năng công nghệ trong việc khai thác học liệu số và thiết bị công nghệ Nhờ học liệu số, khi học sinh khai thác phù hợp nghĩa là không chỉ phát triển về tri thức mà còn phát triển các kĩ năng sống có liên quan: kĩ năng lựa chọn và khai thác thông tin Bên cạnh đó, khi làm quen, tiếp cận và sử dụng các thiết bị công nghệ học sinh sẽ có cơ hội để thực hành, rèn luyện một cách trực tiếp hay mô phỏng, đồng thời đây cũng là cách để chuẩn bị cho HS về tư duy làm việc khoa học, công nghệ để thay đổi cả suy nghĩ, định hướng thích ứng với các yêu cầu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0
+ Thực tế cho thấy thiết bị công nghệ dần trở nên quen thuộc với HS, không chỉ tiếp xúc ở trường học mà HS còn làm quen, tìm hiểu ở nhiều nơi khác nhau Điều này sẽ giúp HS có thể tìm hiểu chính mình khi khai thác các nội dung có liên quan về tự đánh giá, tự nhận thức thông qua các tính năng, giá trị của học liệu số và thiết bị công nghệ Đây là cơ hội để nhận diện bản thân: hứng thú, tính cách, nhu cầu, ước mơ… và định hướng kế hoạch phát triển chính mình Hoặc kho học liệu số với cầu nối là các thiết bị công nghệ sẽ tạo điều kiện để học sinh tìm hiểu, khám phá, nghiên cứu…Cụ thể thực tế ảo (VR)/thực tế tăng cường (AR)/thực tế hỗn hợp
(MR)/thực tế tạo ảnh (CR) sẽ tạo ra các cơ hội tương tác trong không gian vật chất/ảo, đa chiều, tăng khả năng tiếp cận, xử lí thông tin; nới rộng không gian, môi trường học tập; phát triển năng lực tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề VR và AR sẽ hữu ích đối với những kiến thức cần nghiên cứu các mô hình phức tạp như giải phẫu cơ thể người hay mô hình nguyên tử Học sinh có thể tiếp cận với đồ họa 3D trực quan thay vì những hình vẽ 2D nhàm chán trong sách hỗ trợ dạy và học đạt đến hiệu quả tích cực
+ Các học liệu số được thiết kế trong sáng kiến còn góp phần làm đa dạng các hình thức tương tác trong hoạt động của HS: tương tác giữa HS – HS, HS –
GV, HS – cộng đồng Các tương tác này tạo cơ hội phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác bên cạnh các PC và NL đã được xác định trong CT GDPT 2018
Như vậy thông qua các học liệu số trên, học sinh được trải nghiệm, được phát huy nhiều năng lực trong quá trình hoạt động học tập qua tương tác với giáo viên và tương tác với các học sinh khác nhất là kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin Các nhiệm vụ học tập có thể được thực hiện ở trong hoặc ngoài giờ lên lớp, ở trong hay ngoài phòng học giúp cho việc tiếp thu kiến thức của học sinh được dễ dàng và thuận tiện hơn Với tinh thần thoải mái hiển nhiên kết quả học tập sẽ được cải thiện và nâng cao
+ Những nội dung được đề xuất trong sáng kiến của chúng tôi giúp thay đổi nhận thức của giáo viên bộ môn về công cuộc chuyển đổi số, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh; đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng số trong giáo dục
+ Việc áp dụng giải pháp được đề xuất trong sáng kiến của chúng tôi giúp giáo viên vận dụng, phối hợp nhiều phương pháp, kĩ thuật dạy học ,hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất do đó góp phần nâng cao chất lượng tổ chức các hoạt động học, kiểm tra, đánh giá
+ Những giải pháp mà chúng tôi đề ra trong sáng kiến không chỉ giúp giáo viên xây dựng kho học liệu số cá nhân mà còn thúc đẩy giáo viên bộ môn KHTN cũng như lan tỏa sang những bộ môn khác cùng tham gia xây dựng kho học liệu số chung của trường, địa phương …góp phần tạo ra kho dữ liệu đồ sộ cho ngành giáo dục giống như sản phẩm bảng tuần hoàn số của chúng tôi đã được đưa lên kho thiết bị, học liệu số của
Bộ giáo dục và đào tạo: https://tbdhs.moet.gov.vn/storage/detail/1660052117341- bfd75b7e-57f2-4f39-9630-d56e439e2966-2a300e3c-d0b1-4d46-9b60-311caec9b758 + Việc xây dựng học liệu số chủ đề “Chất và sự biến đổi của chất” sẽ làm tiền đề để chúng tôi và các giáo viên bộ môn KHTN tiếp tục xây dựng học liệu số các chủ để khác trong môn KTHN lớp 7, 8, 9 phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương và mức độ nhận thức của học sinh
- Về việc chỉ đạo chuyên môn của các nhà trường: sáng kiến của chúng tôi phần nào giúp các nhà trường THCS có định hướng trong công tác điều hành, chỉ đạo một trong những nhiệm vụ quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục là việc xây dựng kho học liệu số, thiết bị số dạy học chất lượng, phù hợp với tình hình thực tế địa phương Đây chính là kho dữ liệu tham khảo vô cùng đa dạng và phong phú tạo thuận lợi cho giáo viên, học sinh khi tham gia các hoạt động dạy và học.
Tính mới của giải pháp
Giải pháp của chúng tôi hoàn toàn mới, lần đầu tiên được áp dụng tại đơn vị và các trường THCS được đề nghị áp dụng.
Khả năng áp dụng và nhân rộng
Sáng kiến của chúng tôi có tính khả thi cao, có thể nhân rộng tới tất cả các trường trung học cơ sở trong toàn tỉnh thậm chí toàn quốc vì đều chung khung chương trình theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT; chúng tôi đã gửi đơn tới một số trường trung học cơ sở trong tỉnh Nam Định đề nghị được áp dụng và công nhận sáng kiến cấp cơ sở; được 12 trường trung học trong tại 10 huyện/thành phố của tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận sáng kiến theo quy định.
CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chúng tôi xin cam kết sáng kiến là kinh nghiệm và các giải pháp đề xuất của chúng tôi không sao chép hoặc vi phạm bản quyền
CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Danh sách các đơn vị đã áp dụng sáng kiến và cấp giấy chứng nhận theo quy định
1 THCS Mỹ Hà Mỹ Lộc
2 THCS Mỹ Phúc Mỹ Lộc
3 THCS Mỹ Tiến Mỹ Lộc
4 THCS Mỹ Thịnh Mỹ Lộc
5 THCS Mỹ Thành Mỹ Lộc
6 THCS Xuân Hòa Xuân Trường
7 THCS Xuân Kiên Xuân Trường
8 THCS Nghĩa Thịnh Nghĩa Hưng
9 THCS Hoàng Ngân Nghĩa Hưng
10 THCS Giao Hương Giao Thủy
12 THCS Liêm Chính Phủ Lý – Hà Nam