1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

skkn ngữ văn thcs

62 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 62
Dung lượng 5,56 MB

Cấu trúc

  • I. Cơ sở lý lu ậ n (3)
  • II. Cơ sở th ự c ti ễ n (4)
  • I. Gi ải pháp trướ c khi t ạ o ra sáng ki ế n (5)
  • II. Gi ả i pháp khi có sáng ki ế n (7)
    • 1. Gi ả i pháp 1: Hình thành ki ế n th ức LLVH ban đầ u (7)
    • 2. Gi ả i pháp 2: Ti ế p c ậ n v ớ i các ch ủ đề c ủ a LLVH (10)
    • 4. Gi ải pháp 4: Các đề ngh ị lu ận văn học thườ ng g ặ p (Chia theo c ấp độ) và đị nh hướ ng gi ả i quy ế t (22)

Nội dung

Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng sử dụng kiến thức văn học, Tiếng Việt, lý luận văn học, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của

Cơ sở lý lu ậ n

Kiến thức lý luận văn học (LLVH) là những nội dung được giảng dạy ở năm thứnhất Đại học đối với sinh viên chuyên ngành Ngữ Văn Có thểthấy đây là một mảng kiến thức chuyên sâu và không dễtiếp thu Tuy nhiên với sinh viên Đại học hay HS trường THPT thì đây vẫn là mảng kiến thức khá quen thuộc, còn với chương trình Ngữ Văn THCS, GV và HS bước đầu được tiếp cận với mảng kiến thức này qua các văn bản như:Ý nghĩa của Văn chương (Lớp 7- SGK cũ); Tiếng nói của văn nghệ; Chó sói và Cừu trong thơ La Phong Ten (Lớp 9) Tuy nhiên có một nghịch lí tồn tại đó là: ngay từ lớp 8, lớp 9 ởcác kì thi HSG, học sinh đã phải nắm các đơn vị kiến thức này Thậm chí, với các kì thi đại trà, kiến thức LLVH cũng được đưa vào đề NLVH hoặc đáp án yêu cầu đưa kiến thức LLVH vào bài làm.

Lý luận văn học là chuyên ngành nghiên cứu về mối liên hệ giữa văn học với đời sống, quan hệ văn học với các loại hình nghệ thuật khác, từ đó làm nổi bật đặc trưng, giá trị, vị trí của văn học Cùng với đó lý luận văn học đi sâu, khám phá cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học với các yếu tố không gian, thời gian, nhân vật… Lý luận văn học còn được hiểu là quá trình vận động và đặc trưng thi pháp nghệ thuật của các xu hướng, trào lưu văn học Kiến thức LLVH mang tính tổng quát, khám phá những vấn đềcốt lõi, bản chất củavăn học.

Hơn nữa, từ việc nắm vững kiến thức LLVH đến vận dụng kiến thức ấy vào bài Nghị luận văn học là cả một kĩ năng mà không phải học sinh nào cũng làm được Vậy làm sao trong quá trình viết bài nghịluận văn học cần phải vận dụng kiến thức LLVH? Khi viết bài nghịluận văn học, học sinh cần tìm hiểu và nắm vững kiến thức LLVH để lồng ghép đưa vào các phần trong bài làm như mở bài, viết luận điểm, giải thích, đánh giá và diễn đạt để ý kiến đưa ra bàn luận, phân tích, cảm nhận có một cơ sởvững chắc, có chiều sâu Khi bài văn có kiến thức LLVH thì lập luận, hành văn, diễn đạt sẽcó chủkiến, đúng đắn, khoa học, có chiều sâu cảm xúc Những kiến thức LLVH sẽ giúp học sinh phát hiện những tín hiệu thẩm mỹ mang đến sựlogic, khúc triết và sâu sắc.

Cơ sở th ự c ti ễ n

Cùng với những thay đổi trong kì thi HSG, thi tuyển sinh chuyên và tuyển sinh không chuyên, môn Ngữ văn cũng có một số điểm mới và đáng lưu ý nhất trong đề thi THPT không chuyên Mục tiêu của đề thi Ngữ văn hướng tới việc thí sinh tới kĩ năng sử dụng kiến thức văn học, Tiếng Việt, lý luận văn học, thấy được vẻ đẹp riêng của từng tác phẩm; sự đa dạng muôn màu của phong cách nhà văn, hiểu và diễn đạt sự hiểu đó càng mạch lạc, trôi chảy và đúng nội dung thì chất lượng bài làm sẽ tốt hơn rất nhiều.

Một bài văn được xem là có chất văn, được xem là bài văn hay là bài văn hội tụ rất nhiều yếu tố: văn viết mượt mà, truyền cảm, văn viết giàu tính sáng tạo, văn viết có chất lý luận Một bài văn hay giống như một bông hoa đẹp, vừa ngạt ngào hương thơm, vừa lộng lẫy sắc màu, và lý luận văn học là một trong những hương thơm, sắc màu làm cho bài văn có sức hấp dẫn với người chấm. Nhưng làm thế nào kích lệ được niềm yêu, say văn và đặc biệt nhận về kết quả mãn nguyện? Làm thế nào để các em có thể đễ dàng đưa được kiến thức LLVH vào bài làm một cách tự nhiên, không khiên cưỡng Đó sẽ là sự trăn trở của nhiều giáo viên dạy môn Ngữ Văn.

Sau những lần trực tiếp chấm thi môn Ngữ văn qua các kì thi HSG, tuyển sinh THPT và cả những kì khảo sát tại trường, tôi nhận ra một thực tế: bài viết của học sinh thường sa vào phân tích rất sâu những kiến thức văn học mà quên đi lồng ghép kiến thức lý luận văn học và những bài văn đạt điểm giỏi là những bài biết vận dụng linh hoạt kiến thức lý luận văn học khiến cho bài viết có một lối đi riêng, có sự thăng hoa trong cảm xúc Vậy vận dụng kiến thức lý luận văn học vào bài văn nghị luận văn học là vô cùng cần thiết – đây là nền móng để bài viết đạt kết quả cao, là “chìa khóa” gỡ rối cho cả người dạy và người học Văn. Đó cũng là những lý do đưa tôi đến đề tài “Kỹ năng đưakiến thức lý luận văn học vào bài văn nghị luận văn học” để nghiên cứu, áp dụng vào thực tế giảng dạy ở trường THCS Phùng Chí Kiên, TP Nam Định Hy vọng những kinh nghiệm nhỏnày sẽcó tác dụng hữu ích với đồng nghiệp và học sinh THCS.

Sở dĩ tôi mạnh dạn nghiên cứu chuyên đề này vì xuất phát từ nhu cầu muốn nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Văn giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng tốt nhất, đặc biệt là HSG khối 6,7,8,9 và học sinh lớp 9 thi THPT Tôi rất mong được sự đóng góp, xây dựng của các đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn SKKN này, áp dụng vào thực tếgiảng dạy

PHẦN II MÔ TẢGIẢI PHÁP

Gi ải pháp trướ c khi t ạ o ra sáng ki ế n

Thực ra vấn đềmà sáng kiến đề cập tới không phải là mới, nhất là với giáo viên và học sinh cấp THPT Tuy nhiên với HS THCS, đặc biệt là với các em không học chuyên thì đây là kiến thức khó, không dễ tiếp thu và không dễ vận dụng Bởi thếnhiệm vụcủa GV THCS lại càng trở nên khó khăn hơn nếu chúng ta không cố gắng tìm hiểu kiến thức và phương pháp phù hợp: Một sốgiáo viên chưa thực sự chú trọng vào việc trang bị kiến thức LLVH cho HS Họ quan niệm, giờ dạy Ngữ văn chủ yếu là dạy đọc hiểu văn bản hoặc đây là phần kiến thức cho ít điểm trong mộ đề thi nên không quá cần thiết phải dạy; một số khác chưa thực sự đầu tư thỏa đáng công sức, thời gian để nghiên cứu kiến thức LLVH dẫn đến việc vận dụng kiến thức LLVH vào bài nghị luận văn học của

HS còn hạn chế, thậm chí là không có; Lối mòn trong tư duy khiến cả người dạy và người học khó định hình việc phối hợp giữa kiến thức đọc hiểu tác phẩm với kiến thức LLVH trong một bài văn; Đặc biệt xuất phát từtâm lý chung của học sinh là ngại học LLVH vì sựám ảnh đây là kiến thức khó khăn nhất.

Xuất phát từnhững trăn trở, những hạn chế ấy mà tôi nghiên cứu chuyên đề

“Kỹ năng đưa kiến thức lý luận văn học vào bài văn nghị luận văn học” dành cho HS THCS –những HS bước đầu tiếp cận với kiến thức này

*Giới thiệu một số đềthi Đềthi Tuyển sinh vào THPT chuyên LHP ( đề chuyên) năm 2019-2020

Trong Nghĩ về thơ, nghĩ về thơ, nghĩ…ChếLan Viên viết: “ Thơ không chỉ đưa ru mà còn thức tỉnh”

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy phân tích bài thơ Bếp lửa của nhà thơ Bằng Việt ( Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam) đểlàm sáng tỏý kiến trên. Đềthi tuyển sinh vào THPT (không chuyên) năm 2020-2021

“Người nghệ sĩ không chỉ lắng nghe nỗi niềm của con người mà còn biểu đạt nó một cách nghệthuật”

Em hãy làm sáng tỏý kiến trên qua việc phân tích đoạn thơ sau:

“Xót người tựcửa hôm mai

Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?

Sân lai cách mấy nắng mưa

Có khi gốc tử đã vửa người ôm

Buồn trông cửa bểchiều hôm

Thuyền ai thấp thoáng cách buồm xa xa?

Buồn trông ngọn nước mới sa

Hoa trôi man mác biết là về đâu?

Buồn trông nội cỏrầu rầu

Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

Buồn trông gió cuốn mặt duềnh Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghếngồi.” Đềthi HSG lớp 9 năm học 2018-2019

Trong tham luận tại hội thảo Việt Nam – nửa thế kỉ văn học, nhà thơNguyễn Đình Thi viết: Tác phẩm nghệ thuật là cái riêng biệt nhất của một người sáng tạo, không ai bắt chước được, và đồng thời nó lại là cái chung nhất của mọi con người, ai cũng tìm thấy mình trong đó (Báo Văn nghệsố 143, ngày 28-10-1995).

Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ ý kiến qua bài thơ Con cò của ChếLan Viên Đềthi HSG môn Ngữ Văn lớp 8 – Trường THCS Phùng Chí Kiên

“Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứsở của cái đẹp”.

Hãy khám phá “Xứ sở của cái đẹp” qua văn bản Quê hương của Tế Hanh (Sgk Ngữ văn 8, tập II)

Phải chăng điều này là quá sức với học sinh? Làm thế nào để biến những kiến thức vốn rất khó đối với những sinh viên chuyên ngành trởnên dễhiểu đối với học sinh phổ thông, nhất là HS THCS Tôi xin được đưa ra một số phương pháp và kĩ năng sau:

Gi ả i pháp khi có sáng ki ế n

Gi ả i pháp 1: Hình thành ki ế n th ức LLVH ban đầ u

Trước tiên giáo viên phải cho học sinh hiểu được khái niệm thế nào là LLVH Tuy nhiên các em mới là HS THCS nên giáo viên phải giải thích cho các em một cách dễ hiểu nhất, sinh động nhất, hấp dẫn nhất để các em không thấy khó, không thấy khô, không thấy quá trìu tượng mà chán nản, sợ hãi mỗi khi nhìn thấy đề có kiến thức lý luận văn học Thậm chí phải làm cho các em chủ động đưa kiến thức LLVH, soi chiếu tác phẩm dưới góc nhìn LLVH kể cả dưới những dạng bài đơn giản nhất Muốn vậy, trước tiên, GV phải giúp các em hiểu khái niệm LLVH Cụthể:

+ Lý luận văn học hiểu một cách đơn giản là bộ môn nghiên cứu văn học ở bình diện khái quát nhằm tìm ra những quy luật chung nhất về văn học.

+ Kiến thức lý luận văn học sẽ giúp chúng ta trả lời các câu hỏi khái quát như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Một tác phẩm văn học do những yếu tố nào tạo thành? Văn học được sáng tác và tiếp nhận như thế nào? đặc trưng, chức năng của từng thểloại…

+ Lí luận văn học là bộ môn có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của văn chương Nó có nhiệm vụ thông qua việc nghiên cứu hàng loạt tác phẩm Ðông - Tây, Kim -Cổ, tìm ra các quy luật chung nhất, cái bản chất chung của văn chương- cái mà bất kỳ tác phẩm nào được gọi là văn chương đều có sự tồn tại của nó.

Ví dụ: "Văn chương phản ánh đời sống bằng hình tượng", đó là đặc tính chung của văn chương Như vậy, những tác phẩm ngôn từ nào không phản ánh đời sống thì không gọi là văn chương Nhưng phản ánh cuộc sống mà không bằng xây dựng những hình tượng - tức là "những bức tranh về đời sống" - thì cũng không phải là văn chương Chẳng hạn: những bài diễn ca như diễn ca điều lệ hợp tác xã nông nghiệp, hay những bài kiểu như: "Bài ca hóa trị" là không thuộc văn chương nghệ thuật Vì chúng chỉ là những đoạn văn vần nhằm mục đích làm cho người ta dễ thuộc, dễ nhớ những điều khoản, những công thức. Chúng không có tính hình tượng Trong lúc đó, Chiến tranh và hòa bình của Lev Tolstoi là bộ sử thi và là những bức tranh, là "tấm gương phản chiếu cách mạng Nga" những năm đầu thế kỷ XIX Hoặc bộ Tấn trò đời của Balzac là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội tư sản pháp cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Hoặc cuốn tiểu thuyết bằng thơ Truyện Kiều là bức tranh hiện thực sinh động về xã hội Việt Nam những năm cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX Chúng là những tác phẩm văn chương vì chúng phản ánh đời sống dưới dạng những bức tranh về đời sống.

Sau khi giúp các em hiểu được khái niệm thế nào là LLVH, giáo viên cung cấp cho các em những kiến thức ban đầu về nhiệm vụ cụ thể của LLVH để các em hiểu một cách tổng quan, khái quát nhất Trong quá trình cung cấp kiến thức, giáo viên nên lấy những dẫn chứng cụ thể qua các tác phẩm văn chương mà các em đã được học và sẽ được học để tạo sự hứng thú cũng như khơi gợi ở các em con đường cảm nhận văn chương một cách sinh động hơn.

+ Lí luận văn học có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Xác định bản chất xã hội của văn chương Tức nó chỉ ra nguyên nhân hình thành và thúc đẩy văn chương phát triển; mục đích phục vụ của văn chương là gì; văn chương có tác dụng trong đời sống xã hội như thế nào

- Xác định chức năng thẩm mĩ của văn chương Trong quá trình cải tạo thế giới, đồng hóa thế giới, con người có nhiệm vụ đồng hóa thế giới về mặt thẩm mĩ Tức là chiếm lĩnh các giá trị thẩm mĩ của thế giới và tạo ra cho thế giới các giá trị thẩm mĩ mới Bất kỳ một hoạt động sáng tạo nào của con người cũng có thước đo thẩm mĩ Marx nói: con người sáng tạo thế giới theo quy luật của cái đẹp Vậy văn chương, cái đẹp mà nó biểu hiện và truyền thụ cho con người là gì? Và biểu hiện bằng cách nào? Cách biểu hiện có gì khác với các hoạt động sáng tạo khác của con người? v.v

- Xác định quy luật phản ánh hiện thực và đặc trưng của qui luật ấy Giữa văn chương và đời sống xã hội có quan hệ gì? Quan hệ đó như thế nào? Ðặc trưng của quan hệ đó được biểu hiện ra làm sao?

- Xác định nguyên tắc xây dựng hình tượng và điển hình Là một bộ môn nghệ thuật, văn chương biểu hiện tính nghệ thuật của mình trước hết ở tính hình tượng Tức là ở chỗ phản ánh đời sống không phải trực tiếp khái quát thành công thức, định lí mà gián tiếp qua hình tượng Vậy hình tượng là gì? Giữa nó với công thức, định lí khoa học khác nhau ra sao Giữa nó -những bức tranh về đời sống - và chính đời sống giống và khác nhau như thế nào? Tại sao? Bản chất, đặc trưng của hình tượng là gì?

- Xác định phương pháp phân tích tác phẩm văn chương với những tiêu chuẩn về nội dung và hình thức Phân tích tác phẩm là làm gì và làm như thế nào? Những tiêu chuẩn nào được dùng làm căn cứ để phântích.

- Xác định các loại và thể của văn chương Thế giới văn chương rất phong phú, đa dạng Từ trước tới nay, từ Ðông sang Tây, ta không thể tìm thấy 2 tác phẩm nào giống nhau hoàn toàn Tuy vậy, sáng tạo nghệ thuật không phải là tùy tiện, tùy hứng, mà là một công việc được tiến hành một cách có nguyên tắc, có căn cứ, theo một phương thức nhất định Những tác phẩm có cùng một phương thức phản ánh, một cách thức xây dựng tác phẩm sẽ được xếp vào một loại nhất định và trong từng loại sẽ có các thểriêng.

- Xác định qui luật phát sinh và phát triển các trào lưu và phương pháp sáng tác Sáng tác văn chương cũng như nhiều hoạt động nhận thức và sáng tạo khác của con người là phải có phương pháp, có nguyên tắc Lí luận văn học chỉ ra những nguyên tắc tư tưởng -nghệ thuật bao quát của mối quan hệ giữa nghệ sĩ và thực tại đời sống trong quá trình xây dựng hình tượng.

Gi ả i pháp 2: Ti ế p c ậ n v ớ i các ch ủ đề c ủ a LLVH

Đối với học sinh trường PT và nhất là THCS, giáo viên chúng ta giúp các em lĩnh hội kiến thức LLVH ở mức cơ bản nhất và bằng cách dễ hiểu nhất Bởi vậy ta nên chia ra thành các chủ đề:

* Chủ đề1: Đăc trưng của văn học

Giáo viên cung cấp cho học sinh những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời các câu hỏi như: Văn học bắt nguồn từ đâu? Đối tượng chủ yếu của văn học là gì? Các tác phẩm văn học được cấu trúc như thế nào? Phương thức phản ánh của văn học là gì? Cụ thể:

Tác phẩm văn học là bức tranh sinh động về đời sống và con người Qua bức tranh đó, người viết luôn muốn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thể hiện thái độ của mình trước cuộc sống.

Văn học nhận thức, phản ánh đời sống theo quy luật của cái đẹp nhằm thỏa mãn những nhu cầu về tình cảm vô cùng phong phú của con người Dù các tác phẩm không trực tiếp miêu tả con người (như ngụ ngôn ) nhưng con người vẫn là trung tâm mà văn học hướng tới

Tác phẩm văn học là sự kết hợp giữa khách quan ( hiện thực đời sống ) và chủ quan ( tình cảm người viết ) Nhà văn không chỉ tái hiện lại những chi tiết của đời sống mà mình mắt thấy tai nghe, mà qua đó còn muốn nói một điều gì mới mẻ, lớn lao hơn Cái đẹp của nghệ thuật trước hết nằm ở hiện thực được phản ánh Điều thu hút độc giả chính là sự chân thật Sự chân thật ấy nằm ở đời sống vì độc giả chỉ tin vào những điều có thực và gần với cuộc đời họ mà thôi.

“Một nhà văn không thành thực không bao giờ là nhà văn có giá trị Nhưng không phải cứ thành thực là trở nên nghệ sĩ Nhưng nghệ sĩ không thành thực chỉ là một người thợ khéo tay thôi” ( Thạch Lam ) Dù văn học phản ánh hiện thực nhưng nó không phải là bản sao chép nô lệ hiện thực Nhà văn không phải là mật thám cuộc đời hay là tên hề lóc cóc chạy theo đuôi đời sống Qua những điều mình mắt thấy tai nghe, nhà văn còn thâm nhập, cắt nghĩa hiện thực theo cách của riêng mình, từ đó nâng lên thành những giá trị có tính chất phổ quát.Thế giới nứt làm đôi, vết nứt xuyên qua con tim nhà thơ Nỗi đau ấy, khi đến với chúng ta đã nhuốm máu” người nghệ sĩ Cái độc giả cần không phải là hiện thực được phản ánh một cách xuôi chiều, khách quan ( vì ai sống trong thời đó cũng biết cả rồi ) mà từ tác phẩm của nhà văn, họ muốn hiểu thêm bản chất của thời đại mà họ đang sống và những tư tưởng, triết lý được nhà văn chung đúc và tổng hợp nên từ cuộc sống này Những tác phẩm lớn không chỉ đem cho ta cái nhìn khái quát về thời cuộc mà còn cho ta hiểu thêm về lẽ đời, về con người, về xã hội mà ta đang sống Những tác phẩm ấy khiến độc giả phải nghiền ngẫm, suy nghĩ để thấu hiểu những điều mà nhà văn viết trong đó, từ đó tác phẩm mới neo lại trong trái tim người đọc Từ những yêu ghét, ngợi ca hay phê phán của bản thân về thời đại, nhà văn cũng làm cho người đọc đồng cảm, có những suy nghĩ giống mình Hơn cả trách nhiệm nhà văn, họ còn mang trách nhiệm cứu rỗi con người Chính những điều họ viết sẽ đem con người đến với những chân trời mới,bầu trời của chân – thiện – mỹ, để cho độc giả biết ước mơ, từ đó mà sống cao đẹp hơn, tương lai nhân loại cũng nhờ đó mà thêm tuơi sáng.

M ộ t s ố nh ữ ng nh ận định thườ ng g ặ p v ề đặc trưng c ủa văn họ c

+ Bàn về đặc trưng của văn học, Macxim Malien cho rằng “Văn học cuối cùng là viết về trái tim con người”.

+ “Sáng tạo nghệthuật chân chính tuyệt nhiên không phải là sự minh họa đơn giản cho tư tưởng này hoặc tư tưởng khác cho dù đó là tư tưởng rất hay”

+ Nhà văn Solokhop từng khẳng định: Người nghệ sĩ không thể lạnh lùng khi sáng tạo Khi viết, máu phải sôi lên” Bình luận ý kiến trên

* Chủ đề2: Chức năng của văn học

Giáo viên giúp học sinh hiểu và trả lời cho các câu hỏi: Văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Văn học phục vụthế nào cho đời sống của con người?

Chức năng của văn học là vai trò, vị trí của văn học trong đời sống xã hội, là tác dụng, giá trị xã hội của văn học đối với đời sống tinh thần của con người Văn học là hiện tượng đa chức năng, các chức năng gắn bó hữu cơ không tách rời nhau Sự gắn bó giữa các chức năng làm cho văn học có sức tác động sâu xa, bền bỉ, có sức sống mãnh liệt, lâu dài trong đời sống tinh thần của chúng ta.

Nói đến chức năng của văn học là nói đến mục đích sáng tác tác phẩm văn học, đến vấn đề viết để làm gì Có rất nhiều tiêu chí phân biệt sự khác nhau giữa văn học và các môn khoa học khác Nhưng có lẽ M Gorki đã từng nói rất đứng đặc thù của bộ môn:“Văn họclà nhân học”.Văn học là khoa học, khám phá thế giới tâm hồn, tính cách con người, văn học có chức năng riêng, biểu hiện trên ba mặt chính : nhận thức – giáo dục – thấm mỹ

Văn học có chức năng khám phá những quy luật khách quan của đời sống xã hội và đời sống tâm hồn của con người Nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người muốn hiểu biết về thế giới xung quanh và chính bản thân mình. Không phải ngẫu nhiên đã có người cho rằng: “Văn học làcuốnsách giáo khoa của đời sống” Chính cuốn sách ấy đã thể hiện một cách tinh tế và sắc sảo từng đổi thay, từng bước vận động của xã hội Nó tựa như “chiếc chìa khoá vàngmở ra muôn cánh cửabíẩn, đưa conngười tới ngưỡng cửa mới của sự hiểu biết thế giớixung quanh”

Chức năng thẩm mĩ của văn học là nó có nhiệm vụ thỏa mãn nhu cầu thẩm mĩ, phát hiện nhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ cho con người Văn học đem đến cho con người những cảm nhận chân thực, sâu sắc và tinh tế nhất Nghệ thuật sáng tạo trên nguyên tắc cái đẹp, vì thế không thể thoát khỏi quy luật của cái đẹp. Văn học luôn khai thác cái đẹp ở nhiều góc độ: thiên nhiên, đất nước, con người, con người, dân tộc Giá trị thẩm mi của tác phẩm ẩn chứa cả nội dung và hình thức nghệ thuật Nó đem đến cho người đọc cảm nhận, rung cảm về những nét đẹp giản dị, gần gũi ở cả cuộc đời thường lẫn những nét đẹp tượng trưng, mới lạ Cách thức xây dựng ngôn từ của mỗi nhà văn, nhà thơ cũng đem lại nét đẹp cho tác phẩm.

Nghệ thuật là hình thái đặc trưng, hình thành từ những tìm tòi, khám phá của người nghệ sĩ về hiện thực đời sống Nghệ thuật mang đến cái nhìn toàn diện và đầy đủ hơn về xã hội, thể hiện những quan điểm của người nghệ sĩ, từ đó tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm, cảm xúc của người tiếp nhận Chính vì vậy, nghệ thuật luôn ẩn chứa sử mệnh cao cả và thiêng liêng, góp phần làm đẹp cho cuộc đời Tố Hữu đã từng phát biểu: “Nghệ thuật là câu trả lời đầy thẩm mĩ cho con người; thay đổi, cải thiện thế giới tinh thần của con người, nâng conngười lên”.Còn Nguyên Ngọc thì khẳng định:“Nghệ thuật làsự vươn tới, sự hướng về, sựníu giữmãi mãi tínhngườicho conngười”

Chức năng giáo dục thường được xem là giáo dục đạo đức phẩm chất cho con người Tuy nhiên văn học không chỉ giáo dục đạo đức mà còn tác động và cải tạo thế giới và các quan điểm chính trị – xã hội của con người Chức năng giáo dục chính là chức năng tác động, cải tạo quan điểm, tư tưởng đạo đức của con người Ngay từ thời cổ đại Hi Lạp A-rix-tot đưa ra phạm trù thanh lọc khi người ta xem kịch nếu có khóc thì sẽ làm người ta trong sạch và cao thượng hơn Nhà mĩ học Lets-xing của Đức cho rằng sân khấu phải trở thành “một trường học đạo đức” Ở Việt Nam việc coi văn học có chức năng giáo dục đã có từ lâu đời trong bài tựa Lĩnh Nam chích quái Vũ Quỳnh và Kiều Phú đã viết

“Việc tuy kì dị mà không quái đản, văn tuy thần bí nhưng không nhảm nhí, tuy nói những chuyện hoang đường mà tung tích vẫn có bằng cứ, há chẳng phải là chẳng khuyên điều thiện, trừng điếu ác, bỏ giả theo thật” Và từ xưa đến nay văn học vẫn được coi như một thứ vũ khí giáo dục, tuyên truyền phục vụ sự nghiệp đấu tranh giữ nước, dựng nước Trong Văn học Việt Nam văn học được sử dụng như một hình thức giáo dục đạo đức, tu dưỡng tính tình được hết sức chú ý Tiêu biểu là tác phẩm Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Gi ải pháp 4: Các đề ngh ị lu ận văn học thườ ng g ặ p (Chia theo c ấp độ) và đị nh hướ ng gi ả i quy ế t

độ) và định hướng giải quyết

Phân tích các yếu tố cơ bản trong một tác phẩm văn học:

- Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm “Làng” của nhà văn Kim Lân Định hướng giải quyết: Ở cấp độ 1, kiến thức lí luận văn học sửdụng chủyếu ởphần đánh giá, mở rộng, nâng cao vấn đề Ví dụ: Khi phân tích nhân vật Ông Hai ( Truyện ngắn Làng), ta có thể so sánh, đối chiếu với hình tượng người nông dân trước cách mạng để thấy sựkế thừa và phát triển của nhà văn Kim Lân trong đề tài viết về người nông dân (Hs bằng các kiến thức LLVH về trào lưu văn học, quá trình phản ánh hiện thực và sự sáng tạo của người nghệ sĩ có thể làm được phần đánh giá một cách sâu sắc.

- Phân tích các yếu tố trong tác phẩm văn học để làm sáng tỏ một yêu cầu nào đó.

- Phân tích giá trị nhân đạo trong đoạn trích Trong lòng mẹ- hồi kí Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

- Phân tích chất thơ trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sapa ”.

- Phân tích khổ cuối bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” để thấy được những chuyển biến trong sáng tác của nhà thơ Huy Cận ở giai đoạn sáng tác sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Định hướng giải quyết Ở cấp độ 2, kiến thức LLVH thể hiện ngay trong những thuật ngữ đề yêu cầu người viết làm rõ như: Giá trị nhân đạo, chất thơ, phong cách sáng tác Bởi vậy, đểgiải quyết các vấn đềtrên ta phải nắm được khái niệm các thuật ngữ, các biểu hiện của chúng và biết cách phân tích các biểu hiện ấy trong tác phẩm văn học.

Gải quyết một nhận định LLVH

- Phân tích một tác phẩm thơ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 để làm sáng tỏý kiến: “Thơ chỉ bật ra khi trong tim ta tình yêu cuộc sống đã tràn đầy”

-“Tác phẩm nghệ thuật chân chính bao giờ cũng là sự tôn vinh con người bằng các hình thức nghệthuật độc đáo”.

+ Ởcấp độ3, kiến thức LLVH sẽ được vận dụng trong toàn bài viết Đây là dạng đềquen thuộc nhất ởcác kì thi HSG và thi tuyển sinh Chuyên LHP (cảbài thi chọn và chuyên).

+ Dàn ý thận bài của dạng bài giải quyết một vấn đềLLVH:

- Giải thích các thuật ngữ, từ ngữ, hình ảnh khó hiểu (mang ý nghĩa tượng trưng) trong nhận định.

-Sau đó, chốt vấn đềnghịluận.

- Sử dụng các kiến thức LLVH để lí giải vấn đề nghị luận (Chú ý: trước khi bàn phải nói rõ cơ sở xuất phát của nhận định đó: Đặc trưng thể loại, thiên chức người nghệ sĩ, nhu cầu của độc giả…)

- Chọn các chi tiết trong tác phẩm văn học để làm sáng rõ các biểu hiện của vấn đề Tức là:Khi phân tích tác phẩm văn học người viết phải soi chiếu dưới góc nhìn của LLVH để phân tích tác phẩm (Phân tích theo định hướng nhận định) Tránh tình trạng khi làm HS tách bạch 3 phần: Giải thích, bàn luận nhận định; PT tác phẩm; Đánh giá)

3 Đánh giá, mở rộng,nâng cao

-Đánh giá tính đúng đắn của vấn đềnghịluận.

- Bổsung, phản biện lại vấn đề( Nếu có)

- Rút ra bài học cho nhà văn trong quá trình sáng tác và bạn đọc trong quá trình tiếp nhận.

PHẦN III MỘT SỐ ĐỀMINH HỌA VÀ ĐÁP ÁN Đề1:

Có ý kiến cho rằng sức hấp dẫn của truyện ngắn Làng (Kim Lân) là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Ý kiến của em? Hãy phân tích diễn biến tâm lí ôngHai khi nghe tin làng Dầu theo Tây để chứng minh.

1 Kĩ năng tạo lập văn bản: 0,25 điểm

- Bố cục bài viết rõ ràng, phần mở bài biết dẫn dắt hợp lí, phần thân bài biết tổ chức thành các luận điểm, các đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần kết bài chốt lại được vấn đề nghị luận và thể hiện được nhận thức cá nhân

- Sử dụng linh hoạt hiệu quả các thao tác lập luận phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề.

2 Xác định đúng vấn đề nghịluận: 0,25 điểm

Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây

3 Nội dung bài viết: 3,5 điểm

Học sinh có thể trình bày bài viết theo nhiều cách khác nhau, song cần thể hiện được các ý sau: a Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận b Giải thích, phân tích, chứng minh:

*Giải thích nhận định “sức hấp dẫn của truyện ngắn Làng(Kim Lân) là nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật”: Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào tình huống đặc biệt để bộc lộ tâm trạng, cảm xúc Dùng đối thoại và độc thoại nội tâm để tái hiện sinh động tâm trạng của nhân vật Và dùng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc để thể hiện tâm trạng một người nông dân yêu nước.

* Cụ thể nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật ông Hai khi nghe tin làng Dầu theo Tây:

- Khi vừa nghe tin: tâm trạng ông Hai thể hiện gián tiếp qua điệu bộ, cảm xúc cơ thể, giọng nói “ da mặt tê rân rân, cổ họng nghẹn ắng lại, gọng lạc hẳn đi ”, những câu hỏi thể hiện sự bán tín bán nghi -> sự bất ngờ, bàng hoàng của ông Hai.

- Trên đường về: thông qua hành động “ cúi gằm mặt mặt mà đi”, lời độc thoại “ Hà, nắng gớm về nào”, nhớ đến cái tiếng chửi đổng chanh chua của người đàn bà cho con bú “ cha mẹ một nhát” để thể hiện gián tiếp tâm trạng xót xa, tủi hổ, thấm nhục của ông Hai.

-Về đến nhà: tác giả diễn tả trực tiếp nỗi đau đớn tủi nhục của ông Hai chủ yếu qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm Khi ông nghĩ về con đau đến trào nước mắt

“Chúng nó cũng là bằng ấy tuổi đầu”; tự chất vấn, dằn vặt, giằng xé khi nghĩ về làng “Nhưng sao lại nảy ra cơ sự này chưa?”.

- Đêm đến: tâm lí ông Hai tiếp tục được Kim Lân khắc họa gián tiếp qua ý nghĩ, hành vi, qua từng cảm xúc cơ thể của ông Hai để thể hiện sự thấp thỏm

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w