skkn ngữ văn thcs

29 0 0
skkn ngữ văn thcs

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Và đặc biệt văn học còn rèn cho các em có được bộ óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú - thứ mà con người đang rất cần khi bước sang một thời đại mới - thời đại công nghệ số 4.0… Thực

Trang 1

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO “SÂN KHẤU HÓA MỘT SỐ

HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC” I ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1 Bối cảnh của sáng kiến

Năm học 2022 -2023, vấn đề đổi mới trong dạy và học diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt Đảng, Nhà nước và Bộ Giáo dục quyết tâm thực hiện Nghị quyết số 29NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế Cụ thể là đổi mới phương pháp dạy và học, kiểm tra, đánh giá hướng tới hình thành và phát triển năng lực cho học sinh Nhìn những tổng thể mặt đạt được của giáo dục đến những mặt còn hạn chế, chúng ta đã thấy được sự nỗ lực, chung tay góp sức của các cấp, các ngành, của toàn Đảng, toàn dân ta để góp phần thúc đẩy đưa giáo dục đi lên Nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, hướng tới đối tượng lĩnh hội là các em học sinh thì các nhà trường, các thầy cô quyết tâm tìm mọi cách thức để thực hiện đổi mới trong phương pháp dạy và học nhằm đưa kiến thức đến với học sinh một cách tự nhiên, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng học

tập của các em

Trong bước tiến không ngừng của xã hội, giáo dục phổ thông ở Việt Nam cũng đang thực hiện những bước chuyển mình từ chương trình giáo dục “tiếp cận nội dung” sang “giáo dục tiếp cận năng lực” Nghĩa là từ chỗ truyền thụ kiến thức thụ động chuyển sang quan tâm vào việc xây dựng kế hoạch, hỗ trợ, hướng dẫn học sinh tìm hiểu, khám phá, lĩnh hội tri thức và vận dụng được kiến thức vào thực tiên cuộc sống Để thực hiện được mục tiêu đổi mới phát triển năng lực học sinh, nhất định người giáo viên phải thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp

dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy “cách học vận dụng kiến thức,

rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất”

Xuất phát từ thực tiễn của nền giáo dục nước nhà, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra mục tiêu đổi mới và nhấn mạnh khâu quan trọng của đổi mới giáo dục là đổi

mới phương pháp dạy học Luật giáo dục năm 2005, điều 28.2 đã nêu rõ “Phương pháp dạy học phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Nền

giáo dục đổi mới đòi hỏi giáo viên không chỉ trang bị cho học sinh kiến thức mà nhân loại đã tìm ra mà còn phải bồi dưỡng cho học sinh tính năng động, óc tư duy sáng tạo và thực hành giỏi Tức là giáo dục phải đào tạo được những con người không chỉ biết tiếp nhận tri thức, thực hành tri thức đó mà còn phải có năng lực hành động để sáng tạo ra những tri thức mới Góp phần thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, hiện nay, rất nhiều nhà trường đang thực hiện việc dạy học theo phương pháp trải nghiệm sáng tạo Đây được coi là chìa khóa thực

Trang 2

hiện việc học đi đôi với hành, học qua làm, học giải quyết các vấn đề thực tiễn

trong cuộc sống ngay trong lớp, trong trường 2 Lí do chọn sáng kiến

Môn Ngữ văn là một môn học có vai trò vô cùng quan trọng và có sự gần

gũi, gắn bó mật thiết với cuộc sống con người Trong xã hội phong kiến xưa, văn chương là môn thi duy nhất để các sĩ tử khẳng định mình trong các khoa thi Trong xã hội ngày nay, việc học văn có ý nghĩa rất to lớn, nó giúp con người nhận thức được cái hay, cái đẹp, nhận thức được chuẩn mực trong cuộc sống; giúp con người hướng tới những giá trị nhân văn, nhân ái giữa nhịp sống xô bồ, gấp gáp của thời đại Có thể thấy, văn chương chân chính dù ở bất kì thời đại nào cũng đều đề cao tình yêu thương, lòng nhân ái, sự công bằng, giúp con người nhận thấy thế giới này sẽ đẹp hơn nhiều từ những điều giản dị nhất, định hướng cho con người sống có bản lĩnh, có suy nghĩ; có lối sống đúng đắn, cách ứng xử lành mạnh, văn minh Và đặc biệt văn học còn rèn cho các em có được bộ óc sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú - thứ mà con người đang rất cần khi bước sang một thời đại mới - thời đại

công nghệ số 4.0…

Thực tế việc giảng dạy môn Ngữ văn đối với đối tượng học sinh THCS còn gặp rất nhiều khó khăn bởi nhận thức của học sinh còn hạn chế, học sinh khó tiếp nhận, ít hào hứng và say mê, học sinh chưa có tính tự giác trong học tập từ đó dẫn đến hiệu quả chưa cao Học sinh chưa có sự chủ động tìm hiểu và khám phá bài học, các em tiếp nhận các tác phẩm một cách thụ động và như vậy nếu không được ôn tập, nhắc lại một cách thường xuyên thì nội dung kiến thức đã học sẽ chẳng đọng lại trong các em được bao lâu Thêm vào đó khả năng cảm thụ và tư duy của học sinh còn yếu, học sinh ít có khả năng độc lập suy nghĩ để tự mình chiếm lĩnh tri thức mới

Vậy làm thế nào để tổ chức việc học môn Ngữ văn cho đạt hiệu quả? Thiên chức của giáo viên dạy văn cũng giống như người nghệ sĩ: khơi dậy tâm hồn ngây thơ của các em biết rung động trước cái đẹp, cái thiện của cuộc sống; biết yêu ghét cái xấu xa, thấp hèn Xa hơn nữa, các em có thể cảm nhận được tài năng của nhà văn khi khắc họa các hình tượng nghệ thuật đặc sắc Vậy làm như thế nào để giờ dạy văn dễ đi vào lòng người? Đó là một vấn đề luôn được các nhà trường, thầy cô quan tâm và trăn trở Là giáo viên đứng lớp trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn, chúng tôi đã luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học để tạo nên sự hứng thú học tập và nâng cao kết quả học tập cho học sinh Chúng tôi mong muốn, sau mỗi tiết học, học sinh của mình không chỉ hiểu mà còn say sưa, thích thú với những kiến thức vừa được khám phá Xuất phát từ mong muốn này, tôi đã nhiều lần thử nghiệm, trao đổi cùng đồng nghiệp để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng trong việc dạy học bộ môn

Và một trong những giải pháp mà bản thân tôi cùng đồng nghiệp dạy bộ môn Ngữ văn tại trường THCS xã Hoàng Nam tâm đắc, hứng thú đó là cho học

sinh tham gia “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu hoá một số hình tượng nhân vật và tác phẩm văn học”

3 Phạm vi và đối tượng áp dụng sáng kiến

Nghiên cứu trong phạm vi môn Ngữ văn tại các khối lớp của trường THCS

xã Hoàng Nam năm học 2022– 2023 và đang chuẩn bị tiếp tục thực hiện trong năm học 2023 – 2024

Trang 3

Đối tượng để thực hiện sáng kiến là học sinh lớp 7 và lớp 8 tôi đã và đang trực tiếp giảng dạy

Hoạt động trải nghiệm sáng tạo này được diễn ra thường kì mỗi năm 2 lần theo lịch sinh hoạt của Câu lạc bộ Văn học trường THCS xã Hoàng Nam và được vận dụng linh hoạt trong tiết học theo chủ đề phù hợp, tiết sinh hoạt dưới cờ, buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp theo chủ đề, v v…

4 Mục đích của sáng kiến

- Đổi mới phương pháp dạy học để tạo nên sự hứng thú, say mê, tự giác, chủ động học tập và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn cho học sinh

- Cách thức tổ chức việc học môn Ngữ văn đạt hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

II MÔ TẢ GIẢI PHÁP

A Thực trạng của nội dung sáng kiến 1 Cơ sở lí luận

Giảng dạy môn Ngữ văn không hề dễ và để giảng sao cho hay, cho học sinh thấm được cái hồn của tác phẩm, thấu được cái tình của tác giả rồi từ đó hình thành ý tưởng để có thể sân khấu hóa một số hình tượng văn học lại càng khó Để làm được điều đó đòi hỏi trước hết người giáo viên phải là người nắm chắc kiến thức về mảng văn học này để thật sự hiểu và sống với từng tác phẩm; từ đây mới có được những rung cảm thực sự, những ý tưởng sáng tạo, biến tác phẩm thành kịch bản để việc truyền thụ tri thức, tình yêu, sự say mê văn học tới các em học sinh một cách sáng tạo nhất Muốn vậy, giáo viên phải nắm vững, hiểu rõ những khái

niệm, đặc trưng hình thức của hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức “Sân khấu hoá một số hình tượng nhân vật và tác phẩm văn học” trước khi tiến hành

tổ chức các hoạt động cụ thể, tạo hứng thú, lôi cuốn với học sinh 2 Cơ sở thực tế

Để tìm hiểu rõ hơn nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học môn Ngữ Văn của một số lớp ở các khối của nhà trường trong những năm gần đây chưa cao, tôi tiến hành trao đổi, thảo luận và dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp ở trường THCS xã Hoàng Nam Qua thực tế dự giờ, trao đổi chuyên môn và chấm bài khảo sát học sinh, tôi nhận thấy những ưu điểm và tồn tại của giáo viên và học sinh như sau:

a) Giáo viên

- Ưu điểm: Các đồng nghiệp của chúng tôi đều yêu nghề, say chuyên môn, vững vàng về kiến thức; truyền đạt đúng đủ nội dung yêu cầu theo chuẩn kiến thức kĩ năng; đảm bảo đầy đủ tiến trình lên lớp theo Kế hoạch bài học

- Tồn tại:

+ Giáo viên chủ yếu tuân thủ các phương pháp dạy học truyền thống chủ yếu dùng phương pháp thuyết giảng, đọc chép là chính Khi dùng phương pháp này giáo viên chủ yếu dùng lời nói của mình tác động tới học sinh bởi vậy mà vô tình đã làm mất khả năng tư duy sáng tạo, khả năng tưởng tượng vô cùng phong phú ở các em Do đó, khi đối mặt với các đề thi có tính mở như hiện nay, học sinh không linh hoạt trong việc xử lí yêu cầu của đề dẫn đến kết quả thi chưa cao

+ Hiểu biết của một số giáo viên chưa sâu rộng, cách truyền giảng chưa lôi cuốn được sự chú ý của học sinh Trong quá trình lên lớp, giáo viên chỉ chú trọng truyền tải kiến thức trong sách giáo khoa, chưa có sự liên hệ mở rộng với các tác phẩm cùng đề tài ở ngoài chương trình, do đó chưa khơi gợi được hứng thú học tập

Trang 4

của học sinh Đặc biệt, khi giảng dạy, một số giáo viên chưa gắn vấn đề được đề cập tới trong văn bản với thực tế cuộc sống, chưa giúp học sinh nhận ra giá trị chân chính, cái đích cuối cùng của tác phẩm

+ Những năm gần đây, các phương pháp, kĩ thuật dạy học mới đã được vận dụng vào các giờ học song chưa thực sự hiệu quả do giáo viên chưa hiểu chính xác, chưa làm tốt các thao tác dẫn đến việc làm hình thức, chống đối cho có Bởi vậy mà dù áp dụng phương pháp dạy học mới nhưng thực chất là “bình mới rượu cũ”, học sinh vẫn rất thụ động làm theo sự hướng dẫn định hình dập khuôn, chủ quan của giáo viên chứ chưa thể hiện được cá tính, sáng tạo riêng của mình

b) Học sinh

Đầu năm học 2022 - 2023 tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và đưa ra một số kết luận, nhìn từ góc độ học sinh thì chất lượng dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS xã Hoàng Nam thời gian qua chưa cao là do:

- Học sinh chưa có hứng thú học môn Ngữ văn, với một số em việc học Văn trở thành “cực hình”, thành một việc vô cùng khó khăn và mệt mỏi

- Đa số các em học Văn theo lối học truyền thống: ghi chép thụ động, học thuộc một cách máy móc, không có cảm nhận, sáng tạo riêng, dập khuân theo kiến thức thầy cô truyền tải

- Nhiều em lười suy nghĩ, tìm tòi, ỷ lại vào sách tham khảo, bạn bè, thầy cô - Một số em không có hứng thú học tập, chưa có sự tập trung chú ý trong giờ, làm việc riêng hoặc không tập trung nghe giảng

- Ấn tượng về các nhân vật, các tác phẩm văn học mờ nhạt, dễ quên nếu không được thầy cô nhắc đi, nhắc lại

Nhận thức sâu sắc về những hạn chế của cách dạy học đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập của học sinh, tôi đã suy nghĩ, tìm tòi đổi mới trong phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn Từ sự thay đổi trong cách dạy, tôi cũng định hướng, giúp các em học sinh thay đổi phương pháp học, đổi mới cách viết văn theo lối tư duy sáng tạo để học sinh không chỉ là đối tượng của nhận thức mà các em còn xuất hiện với vai trò chủ thể của hoạt động học tập, của quá trình tiếp nhận Qua thực tế thử nghiệm, chúng tôi nhận ra rằng, một trong những giải pháp giúp học sinh yêu thích, hứng thú với bộ môn Ngữ văn là cho các em được trải nghiệm; đưa các nhân vật, các tác phẩm văn học đến với thực tế cuộc sống để học sinh có sự tiếp cận và bộc lộ suy nghĩ, cảm nhận rõ ràng hơn Xuất phát từ năng lực, sở trường của các thành viên trong nhóm; từ những điều kiện của nhà trường và đặc biệt là từ đối tượng học sinh với những năng khiếu khác nhau, chúng tôi nhận thấy

phương pháp dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo “Sân khấu hóa một số hình tương nhân vật và tác phẩm văn học” đem lại những hiệu quả thiết thực

cho việc dạy và học của thầy và trò nhà trường

B Nội dung sáng kiến

1 Các giải pháp mới đã tiến hành để giải quyết vấn đề

Qua thực tế khảo sát đầu năm tại các lớp, đội tuyển tôi được phân công

giảng dạy về “Hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn và Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” tôi thu được kết quả như sau:

* Ý kiến của học sinh về hứng thú học tập môn Ngữ văn và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Trang 5

Dựa vào bảng trên có thể dễ dàng nhận thấy chưa nhiều học sinh có hứng thú học tập và hoạt động trải nghiệm đối với bộ môn Ngữ văn Đối với lớp đại trà mới chỉ có khoảng 11 - 13 % học sinh yêu thích và khá nhiều học sinh ghét môn này (chiếm khoảng 23-27%) Phần lớn học sinh không có hứng thú học tập bộ môn Ngữ văn (khoảng 40% học sinh cảm thấy bình thường) Ngay cả với học sinh khá giỏi môn Ngữ văn mới được tuyển chọn số học sinh yêu thích cũng chỉ chiếm 16,7 %; tuy không có học sinh ghét học văn nhưng còn tới 25% học sinh cảm thấy bình thường, chưa hứng thú với môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Từ việc không yêu thích, ít hứng thú với bộ môn dẫn đến kết quả bài làm của học sinh không cao Cụ thể:

* Kết quả khảo sát kiến thức về chủ đề truyện dân gian của học sinh lớp 7A và truyện kí hiện đại của học sinh lớp 8A

Bảng 1.2: Khảo sát kiến thức môn Ngữ văn 7; Ngữ văn 8: Chủ đề truyện dân gian 7, truyện kí hiện đại 8

Dựa vào bảng 1.2 nhận thấy kết quả học tập các nội dung kiến thức về truyện dân gian và truyện kí hiện đại của học sinh khối 7 và 8 chưa cao Các lớp đại trà không có học sinh đạt điểm 9-10; tuy không có học sinh đạt điểm 0 nhưng vẫn còn nhiều học sinh đạt điểm dưới trung bình thậm chí còn có gần 10 học sinh ở cả 2 khối lớp đạt điểm 1-2 chiếm trên 20%, có tới 32- 37% học sinh trong lớp đạt điểm trung bình 5 - 6 Kết quả này cho thấy kết quả học tập bộ môn chưa cao

+ Về phía học sinh, khi nghe tôi chia sẻ kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn, đa số các em rất hào hứng Tuy nhiên khi bắt tay vào công việc, nhiều yếu tố phát sinh khiến một số em không duy trì được quyết tâm ban đầu; một số em thì chưa có năng khiếu thể hiện mặc dù rất háo hức, có em dễ bị tác động, tham gia chưa tích cực, chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của bản thân

+ Ở độ tuổi của học sinh THCS, khả năng tư duy, sáng tạo của các em vẫn còn hạn chế, mức độ tập trung khi tham gia các hoạt động chưa cao, nhiều em không có năng khiếu để tham gia, một số em lúc đầu rất háo hức nhưng khi bắt đầu thực hiện thì nảy sinh tâm lý “cả thèm chóng chán”

+ Đặc biệt, một thực tại mà giáo viên nào cũng nhận thấy: Sách tham khảo, sách hướng dẫn để học tốt, sách chuẩn kiến thức, những bài văn mẫu…quá nhiều, vô hình chung đã làm cho học sinh bỏ rơi sách giáo khoa Thầy, cô có kiểm tra

Trang 6

phát vấn thì các loại sách tham khảo nghĩ hộ, nói hộ tất cả Thậm chí trong nhiều tiết ôn tập khi tôi đưa ra một câu hỏi, một đề bài để khắc sâu kiến thức thì trong quá trình làm bài các em không hề xem lại sách giáo khoa hay nội dung bài học mà thầy cô đã giảng, mà ngay lập tức các em lôi ra đủ mọi loại tài liệu tham khảo để tìm câu trả lời và chép vào vở Đến khi kiểm tra đánh giá thì chất lượng bài làm không cao thể hiện sự thiếu kiến thức và thái độ học tập chưa tốt của học sinh như các em không thích và không có hứng thú học Văn

+ Bên cạnh việc dạy và học chương trình đại trà, học sinh trường THCS xã Hoàng Nam còn tham gia các hoạt động tập thể, đội tuyển thể dục thể thao, do đó thời gian dành cho các hoạt động trải nghiệm sáng tạo chưa nhiều

- Về cơ sở vật chất: Nhà trường chưa có phòng riêng với các trang thiết bị đặc trưng phục vụ cho việc trải nghiệm, sáng tạo của học sinh Các em vẫn phải tự lựa chọn địa điểm hoặc sử dụng tạm các phòng chức năng, phòng Đoàn Đội, để sinh hoạt, sáng tác kịch bản và luyện tập Bên cạnh đó, kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động sáng tạo còn chưa có hoặc rất hạn chế

Trước tình hình ấy, để khắc phục những khó khăn đó và đáp ứng yêu cầu giảng dạy, giáo viên phải tìm hiểu kĩ chương trình, bổ sung thêm kiến thức từ các nguồn tài liệu, các sách nghiên cứu, đi sâu tìm hiểu, lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp, vừa sức với học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn Người giáo viên phải là chiếc cầu nối giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của các tác phẩm văn học qua việc giảng dạy ở trên lớp và qua việc tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho các em trong quá trình học

Từ thực trạng trên, tôi nhận thấy rằng muốn nâng cao hiệu quả học tập bộ môn, một trong các giải pháp đó là nâng cao hứng thú học tập từ đó sẽ cải thiện và nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn Đặc biệt trong điều kiện hiện nay, giáo dục nước ta đang đổi mới từ “dạy học tiếp cận nội dung” chuyển sang “dạy học tiếp cận năng lực”, chuyển từ học sinh “học được gì?” sang học xong học sinh “làm được gì?” Vì vậy nhiệm vụ đặt ra đó là người giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập bộ môn nói chung, phát triển 9 năng lực chung, 4 năng lực chuyên biệt môn Ngữ văn đặc biệt là năng lực sáng tạo, khả năng vận dụng kiến thức môn Ngữ văn vào cuộc sống

Giáo viên bộ môn đã căn cứ trên điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, năng lực giáo viên và học sinh xác định và thực hiện các giải pháp sau để nâng cao hứng thú, chất lượng bộ môn, phát triển khả năng sáng tạo và vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống

1.1 Thành lập Câu lạc bộ Văn học

Câu lạc bộ (CLB) là hình thức sinh hoạt ngoại khóa của những nhóm học sinh cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu, …dưới sự định hướng của những nhà giáo dục nhằm tạo môi trường giao lưu thân thiện, tích cực giữa các học sinh với nhau và giữa học sinh với thầy cô giáo, với những người lớn khác Hoạt động của Câu lạc bộ tạo cơ hội để học sinh được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng của học sinh như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng chụp ảnh, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề,… Câu lạc bộ là nơi để học sinh được thực

Trang 7

hành các quyền trẻ em của mình như quyền được học tập, quyền được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật; quyền được tự do biểu đạt; tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các Câu lạc bộ, nhà giáo dục hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em Câu lạc bộ hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, thống nhất, có lịch sinh hoạt định kì và có thể được tổ chức với nhiều lĩnh vực khác nhau như: Câu lạc bộ học thuật; Câu lạc bộ thể dục thể thao; Câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật; Câu lạc bộ võ thuật; Câu lạc bộ hoạt động thực tế; Câu lạc bộ trò chơi dân gian…

Trường THCS xã Hoàng Nam là một ngôi trường có truyền thống hiếu học Vì vậy bên cạnh nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà trường luôn chú trọng giáo dục toàn diện cho học sinh trong đó có giáo dục kiến thức, kỹ năng cho học sinh qua các hoạt động của các Câu lạc bộ Nhà trường đã thành lập các Câu lạc bộ Toán học tuổi thơ, Câu lạc bộ Văn học, Câu lạc bộ STEM, … Đối với Câu lạc bộ Văn học, đây vừa là một sân chơi bổ ích, vừa là nơi để các em học tập và rèn luyện Khi thành lập câu lạc bộ cần có những qui định và cách thức hoạt động cụ thể Đồng thời để hoạt động của câu lạc bộ diên ra hiệu quả cần có sự quan tâm, đồng hành của nhà trường Cụ thể nhà trường phân công tổ chuyên môn phụ trách chung, tổ chuyên môn phân công giáo viên phụ trách theo khối lớp Tôi cùng các đồng chí giáo viên dạy môn Ngữ văn được phân công phụ trách học sinh khối lớp 7, lớp 8 nên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện biện pháp nâng cao chất lượng công tác giảng dạy môn Ngữ Văn

1.2 Tập hợp học sinh yêu thích Ngữ văn, học sinh có năng khiếu sáng tạo tham gia Câu lạc bộ Văn học

Đối với hoạt động giáo dục nói chung, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nói riêng thì học sinh chính là nhân tố chính, là người đóng vai trò thực hiện mọi hoạt động còn người giáo viên chỉ đóng vai trò định hướng, tư vấn, bổ trợ giúp các em hoạt động thuận lợi có hiệu quả Không một Câu lạc bộ nào có thể tồn tại và hoạt động thành công nếu thiếu sự đóng góp tích cực của các em học sinh

Câu lạc bộ Văn học và hoạt động sân khấu hóa các hình tượng nhân vật và tác phẩm văn học trong nhà trường cũng vậy, vai trò của các em học sinh là vô cùng quan trọng Điều đầu tiên mà người giáo viên phải quan tâm đó là tập hợp, lôi cuốn được các em học sinh tham gia Đó là những em học sinh yêu thích môn Ngữ văn, học sinh có năng khiếu sáng tạo Hai đối tượng này có thể đồng nhất hoặc không đồng nhất Bởi trên thực tế có những em học sinh lực học môn Văn không tốt, những em là học sinh các đội tuyển khác như Toán, Anh, Hóa, Sinh… nhưng các em yêu thích môn Ngữ văn nên vẫn tích cực tham gia và hoạt động rất hiệu quả Đồng thời Câu lạc bộ thu hút hầu hết các em trong đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở hầu hết các khối lớp tham dự Thông thường khi tiếp cận với một tác phẩm văn học việc đầu tiên là ta phải đọc nó bằng mắt, cảm nhận bằng trí óc và sân khấu là một hình thức để đưa các em đến một sự tiếp nhận gần gũi mang tính sáng tạo Không chỉ đọc tác phẩm văn học, các em được trực tiếp tham gia vào tác phẩm, được lên sân khấu để cảm nhận, điều này để học sinh không chỉ thâm nhập mà còn sống cùng với tác phẩm Và đưa tác phẩm lên một hình thức khác rất sinh động, linh hoạt, dê truyền tải

Học sinh là một lứa tuổi mà người ta bảo “nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò”, các em rất nghịch, rất ham vui, và cũng rất giàu sáng tạo Nhiều khi có những em

Trang 8

học sinh lúc đầu không chịu đọc, không chịu học tác phẩm văn học nhưng sau khi tham gia câu lạc bộ, hứng thú đối với bộ môn của các em được cải thiện, nâng cao đáng kể và từ đó chất lượng học Văn của các em cũng có tiến triển tích cực Như vậy việc sân khấu hoá tác phẩm văn học cũng là một thành tố kích thích sự ham đọc, ham học, và dễ tiếp cận tác phẩm dù dưới hình thức nào, các em được thoả sức sáng tạo và bộc lộ cá tính của mình

Các em học sinh tuy chưa có kĩ năng diễn xuất nhưng lại ở lứa tuổi rất hồn nhiên, và giàu cảm xúc Một tác phẩm văn học lên sân khấu do diễn viên chuyên nghiệp rất khác với các em học sinh diễn xuất Các em học sinh có sự ngây thơ, hồn nhiên, trong trẻo để tiếp cận tác phẩm, và các em có sự sáng tạo Sân khấu hoá tác phẩm văn học có thể áp dụng cho nhiều thể loại văn học như văn học nước ngoài, văn học dân gian, văn học trung đại, văn học hiện đại…

Hoạt động ngoại khoá trong nhà trường nói chung và hoạt động ngoại khoá văn học nói riêng là một việc làm cần thiết và bổ ích, đây cũng là dịp để học sinh rèn luyện thêm kĩ năng cảm thụ tác phẩm, mang tính sáng tạo, được chủ động tham gia vào tác phẩm, đánh thức sự say mê trong các em

Sứ mệnh nhân văn lớn lao của nhà giáo nói chung, hay sứ mệnh của giáo viên môn Ngữ Văn nói riêng là không phải gieo cấy mà là đánh thức, đánh thức trí tuệ tâm hồn học sinh, đánh thức niềm đam mê sáng tạo, hứng khởi thích thú với môn học Thông qua từng tiết dạy Ngữ văn 7, Ngữ văn 8 trên lớp, các buổi bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn 7, kết hợp với giáo viên dạy cùng khối, giáo viên phát hiện và bồi dưỡng những học sinh có năng khiếu về môn học này Lập danh sách, theo dõi, ghi chép để nắm chắc năng lực bộ môn, năng khiếu, sở trường của từng em, để định hướng các em theo các nhóm phù hợp trong hoạt động của câu lạc bộ

1.3 Bồi dưỡng phát triển tư duy sáng tạo và chia nhóm theo năng lực, sở trường của học sinh

Giáo viên xin ý kiến Ban lãnh đạo nhà trường tổ chức lớp học bồi dưỡng phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh Các lớp học bên cạnh việc bồi dưỡng kiến thức lí luận, nâng cao những kĩ năng sân khấu cho học sinh còn có thể tổ chức các diên đàn thảo luận cho các em vào cuối mỗi buổi học Diễn đàn là một hình thức tổ chức hoạt động được sử dụng để thúc đẩy sự tham gia của học sinh thông qua việc các em trực tiếp, chủ động bày tỏ ý kiến của mình với đông đảo bạn bè, nhà trường, thầy cô giáo Thông qua diễn đàn, học sinh có cơ hội bày tỏ suy nghĩ, ý kiến, quan niệm hay những câu hỏi, đề xuất của mình Đây cũng là dịp để các em biết lắng nghe ý kiến, học tập lẫn nhau Vì vậy, diễn đàn như một sân chơi tạo điều kiện để học sinh được biểu đạt ý kiến của mình một cách trực tiếp với đông đảo bạn bè và những người khác giúp các em khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định vai trò và tiếng nói của mình, đưa ra những suy nghĩ và hành vi tích cực để khẳng định mình Qua việc trao đổi giữa học sinh sẽ có nhiều ý tưởng mới mẻ, thú vị nảy sinh tạo điều kiện

thuận lợi cho hoạt động trải nghiệm sáng tạo của các em

Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phụ trách kết hợp với giáo viên bộ môn tổ chức bồi dưỡng, theo dõi, nắm bắt chắc chắn năng lực, sở trường và tiến hành phân học sinh thành những nhóm nhỏ hơn đồng thời cũng phân công giáo

Trang 9

viên phụ trách từng nhóm Cụ thể chia học sinh theo năng lực, sở trường vào

những nhóm sau:

+ Nhóm sáng tác kịch bản: gồm những học sinh có tư duy tốt, có ý tưởng

sáng tạo, khả năng diên đạt tốt… Những học sinh này lên ý tưởng, tham khảo các tài liệu, lắng nghe sự đóng góp của các thành viên, các thầy cô để từ đó xây dựng kịch bản cho mỗi lần hoạt động trải nghiệm

Giáo viên sẽ tổ chức cho nhiều nhóm học sinh sáng tạo sản phẩm ở cùng một tác phẩm, một chủ đề (vấn đề); sau đó cho các em thể hiện, nhận xét đánh giá lẫn nhau để rút kinh nghiệm cho bản thân

+ Nhóm diễn viên: gồm những học sinh có giọng truyền cảm, giọng khác

biệt, có ngoại hình phù hợp, có khả năng nhập vai, diễn xuất tốt, Tăng cường khích lệ nhiều đối tượng học sinh tham gia hoạt động trải nghiệm sáng tạo để học sinh có những trải nghiệm, khám phá bản thân và giáo viên có những lựa chọn phù hợp Hình thức sân khấu hóa sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức, rèn kỹ năng cảm thụ tác phẩm, kỹ năng “hóa thân” vào nhân vật văn học để đạt được mục tiêu là tạo yếu tố say mê, hứng thú, tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập của học sinh Trên cơ sở nền tảng cốt truyện của các tác phẩm, kết hợp sự tưởng tượng phong phú, phù hợp với nội dung chương trình, bằng lối diễn xuất tự nhiên và việc nhập vai khá tốt, các học sinh đã đem đến những trích đoạn chuyển thể như “Đẽo cày giữa đường”, “ Ếch ngồi đáy giếng”, “Con mối và con kiến”, “Con hổ có nghĩa”, “Lão Hạc”, “Tức nước vỡ bờ”, “Trong lòng mẹ”, Ca dao, tục ngữ, truyện cười dân gian… mang đậm tính sáng tạo, gây được cảm xúc cho người xem và điều quan trọng là học sinh được hiểu và cảm nhận sâu sắc hơn về các tác phẩm văn học, có hứng thú học tập hơn đối với bộ môn Ngữ văn

+ Nhóm chuẩn bị đạo cụ, phục trang, sân khấu: gồm những học sinh năng

động, nhanh nhẹn, hoạt bát; có năng khiếu âm nhạc, hội họa, khéo tay, Học sinh trong nhóm này có những em tuy lực học môn văn chưa tốt, không có năng khiếu, khả năng cảm thụ tác phẩm chưa bằng các bạn nhưng các em lại có sự say mê, thích thú với môn học, với các hoạt động của câu lạc bộ và có năng khiếu về âm nhạc, hội họa nên các em vẫn tích cực tham gia và có những đóng góp đáng kể Ngoài ra, các em khi chuẩn bị đạo cụ, phục trang, sân khấu còn phải chú ý đến sự phù hợp của chúng với tác phẩm, thời đại của tác phẩm và từ đó sẽ kích thích sự tìm tòi, học hỏi của bản thân Giáo viên dựa vào những yếu tố đó để vừa hỗ trợ các em phát huy năng lực, giúp đỡ các em và động viên khơi gợi ý thức học tập của các em

Các nhóm tiến hành bầu trưởng nhóm, phó nhóm, xây dựng nội quy, kế hoạch hoạt động của nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên phụ trách Với phương châm tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy gắn với nhu cầu thực tế của học sinh, những năm gần đây, các buổi sinh hoạt ngoại khóa của Tổ Khoa học xã hội trường THCS xã Hoàng Nam thường diễn ra dưới hình thức sân khấu hóa một số hình tượng nhân vật và tác phẩm văn học trong nhà trường Khi tham gia hoạt động sân khấu hóa, học sinh được lựa chọn những tác phẩm ngữ văn, trích đoạn văn học trong chương trình giảng dạy để nghiên cứu, chuyển thể sang hình thức sân khấu Thông qua hình thức trình diễn, các tác phẩm văn học dường như sống động và hấp dẫn hơn so với những giờ giảng trên lớp Các em học sinh được dành thời gian nghiên cứu về đặc điểm, tính cách nhân vật, từ đó “nhập vai” sao cho sát

Trang 10

nhất với nội dung của tác phẩm văn học Ngoài ra, để có thể bồi dưỡng tốt cho học sinh, người giáo viên cũng phải tích cực học hỏi, nâng cao trình độ, kĩ năng, phương pháp của chính mình với sự hỗ trợ của tổ chuyên môn và nhà trường

Đề xuất với nhà trường cần bổ sung thêm sách tham khảo về các đề tài, các vở diễn cho giáo viên và học sinh ở thư viện của trường; thiết kế phòng bộ môn có một sân khấu và đầy đủ đồ dùng, tiện nghi để phục vụ cho đặc thù của hoạt động sân khấu hoá Nhà trường cần tạo điều kiện giúp đỡ cho một số giáo viên được học tập tại một số trung tâm phát triển tài năng con người và một số trung tâm sân khấu nghiệp dư để giáo viên có thêm các kinh nghiệm nhằm phục vụ tốt cho bản thân khi tham gia những hoạt động trên tại nhà trường

Nhà trường tạo điều kiện để cho giáo viên, học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và tham quan thực tế, các cuộc giao lưu cùng những diễn viên, những nhà văn, nhà thơ, nhà biên kịch… để gây hứng thú cho giáo viên và học sinh một cách hiệu quả Ví dụ như mời Đoàn chèo Nam Định … về giao lưu, chia sẻ cùng các em học sinh và giáo viên trong nhà trường Thậm chí nhà trường tổ chức cho các em học sinh đi tham quan Nhà văn hóa tỉnh Nam Định để các em tận mắt thấy sân khấu; tận tay chạm vào những trang phục, đạo cụ; nghe chia sẻ của những diễn viên thực thụ để mở rộng tầm hiểu biết của mình

Có thể nói, bồi dưỡng phát triển tư duy sáng tạo và năng lực, sở trường của học sinh là khâu khó khăn nhất và cũng là khâu quan trọng nhất để dẫn đến thành công của mọi hoạt động Bởi vậy, cần có sự nỗ lực của học sinh, vai trò “thuyền trưởng” của người giáo viên và sự đồng hành của các tổ, nhóm, đơn vị đoàn thể trong nhà trường

1.4 Lựa chọn chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Giáo viên hướng dẫn cho học sinh lựa chọn chủ đề hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ các tác phẩm truyện, thơ trong và ngoài chương trình theo từng thể loại cụ thể: truyện truyền thuyết, truyện ngụ ngôn, truyện cười, ca dao dân ca, thơ văn

hiện đại tương ứng với chủ đề sinh hoạt câu lạc bộ từng giai đoạn Đây là khâu vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng hoạt động

Một chủ đề hay sẽ tạo nên sức hấp dẫn, hứng thú cho học sinh và từ đó học sinh sẽ có những ý tưởng, hình thức biểu diên phong phú, sáng tạo Bởi vậy trong khâu học sinh và giáo viên phụ trách cần phải phối hợp hết sức nhịp nhàng, ăn ý Học sinh bàn bạc, thảo luận đưa ra ý tưởng, giáo viên lắng nghe, chắt lọc rồi cùng học sinh thống nhất việc lựa chọn tác phẩm và hướng sáng tạo kịch bản

Để tăng cường hứng thú cho học sinh, chủ đề sinh hoạt của Câu lạc bộ luôn được đổi mới như: Sân khấu hóa tác phẩm văn học dân gian trong nhà trường; Thơ văn với đời sống, Văn học dân gian- sức sống trường tồn…Đồng thời các hình thức, loại hình nghệ thuật được lựa chọn cũng rất đa dạng, phong phú, sinh động như diên kịch, múa hát tập thể, hát dân ca giao duyên, ngâm thơ, diễn chèo, nhảy đương đại… Bởi vậy mỗi lần diễn ra hoạt động trải nghiệm đều thu hút được sự quan tâm, tham gia tích cực từ học sinh và đạt được sự đánh giá cao của Ban lãnh đạo nhà trường, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn thể học sinh của nhà trường

1.5 Tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động

Sân khấu hóa các tác phẩm Ngữ văn, trích đoạn văn học là một cách học hay, lôi cuốn người học Bởi khi được hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn

Trang 11

học, các em tự phân tích, đánh giá, suy nghĩ về tâm lý nhân vật, bối cảnh, diễn biến câu chuyện, qua đó cảm nhận sâu sắc về tác phẩm văn học nói chung và từng nhân

vật nói riêng Nhận thức được ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm sáng tạo dưới hình thức sân khấu hoá một số hình tượng nhân vật và tác phẩm văn học đối với

việc lĩnh hội kiến thức môn Ngữ Văn, các em càng say mê tham gia các hoạt động của Câu lạc bộ Văn học và phát huy mạnh mẽ vai trò của mình trong từng nhóm, từng bộ phận để làm nên những buổi sinh hoạt ngoại khóa thành công

Từ đầu năm học, lãnh đạo tổ đã lập kế hoạch chi tiết về: thời gian, nội dung thực hiện, kiểm duyệt, khớp chương trình với các nhóm khối khác phân công cụ thể giáo viên phụ trách từng nhóm, triển khai tới học sinh và tổ chức thực hiện

* Với nhóm sáng tác: Sau khi đã lựa chọn chủ đề, chọn tác phẩm, nhóm

sáng tác đưa ra ý tưởng cụ thể và bắt đầu viết kịch bản Các thành viên trong nhóm phân công nhiệm vụ, viết kịch bản Giáo viên góp ý, chỉnh sửa và hoàn thiện kịch bản Rất nhiều các tác phẩm văn học trong và ngoài chương trình được các em chuyển thể thành thơ, kịch bản để trình bày, biểu diễn trong các tiết học, buổi hoạt động ngoại khóa theo chủ đề và buổi sinh hoạt Câu lạc bộ Văn học

CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC VÀ NHÂN VẬT ĐÃ ĐƯỢC DÙNG TRONG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIÊM SÁNG TẠO Ở CÁC TIÊT HỌC, BUỔI HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA THEO CHỦ ĐỀ, CÂU LẠC BỘ VĂN HỌC

A/ Các tác phẩm và nhân vật trong chương trình Ngữ văn THCS 1 Chuyển thể thành thơ

- Truyện ngụ ngôn: Ếch ngồi đáy giếng - Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi - Truyện cười: Lợn cưới, áo mới

2 Chuyển thể thành kịch

- Truyện ngụ ngôn: Thầy bói xem voi - Truyện truyền thuyết: Thánh Gióng

- Truyện truyền thuyết: Sơn Tinh, Thủy Tinh - Truyện truyền thuyết: Bánh chưng, bánh giầy - Thơ ca dân gian: Ca dao dân ca châm biếm - Thơ trung đại: Nam quốc sơn hà

- Truyện trung đại: Chiếu dời đô

- Truyện hiện đại: Tức nước vỡ bờ, Lão Hạc,

- Truyện hiện đại: Những ngôi sao xa xôi, Chiếc lược ngà - Thơ hiện đại: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính

B/ Các tác phẩm và nhân vật ngoài chương trình

- Truyện cười dân gian: Yết thị; Thà chết còn hơn - Truyện cổ tích Tấm Cám

- Ca dao dân ca châm biếm; ca dao dân ca về tình yêu quê hương, đất nước; các bài Lí, Hò, Vè của các vùng miền

- Câu đố dân gian

- Truyện kể, giai thoại về Trạng nguyên Nguyên Hiền - Truyện hiện đại: Đồng hào có ma

- Nhân vật: Trạng nguyên Nguyên Hiền, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, quan huyện, …

Trang 12

1 Sau đây là một số sản phẩm tiêu biểu của các khối lớp:

* Khối 6

- Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm mang chủ đề: “Văn học dân gian - Sức sống trường tồn” Nhóm sáng tác đã chuyển thể thành công vở kịch “Thánh

Gióng” Vở kịch “THANH GIÓNG”

(Chuyển thể theo truyện truyền thuyết Thánh Gióng)

Lời dẫn (học sinh nữ bước ra sân khấu chào khán giả và dẫn.): Đất nước

Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ thuở khai sinh lập địa đã gắn liền hai nhiệm vụ dựng nước và giữ nước Trong nhiệm vụ gian lao mà rất đỗi thiêng liêng tự hào ấy của dân tộc đã xuất hiện bao vị anh hùng kiệt xuất Hãy quay ngược dòng lịch sử trở về với thế kỉ thứ hai, thứ nhất trước công nguyên Hãy cùng sống lại với hình

tượng nhân vật anh hùng Gióng chiến đấu chống giặc Ân xâm lược nước ta? (Học sinh đó đi vào thì nhạc nổi lên Tướng Ân và 2 tên lính đi ra Tướng Ân đi lại, vuốt râu cười khoái trá, mắt la mày lém nhìn dân làng rồi quay lại ngồi trên ghế, bắc chân chữ ngũ Dân làng thu dọn quang gánh đồ đạc chạy loạn.)

* CẢNH 1: GIẶC ÂN LỘNG HÀNH Lính: Loa loa loa loa

Người già người trẻ Người khỏe người gầy Người thầy người thợ Chạy

chợ làm nương Xuống ngay ven đường Nghe ta loan báo

Mọi người: Gì thế? Giặc Ân lại giở trò gì thế? (mấy người hỏi nhau)

Lính: Tướng Ân ra lệnh Dân làng nghe đây Nội trong mười ngày Phải thu tô,

thuế Rượu thịt ê hề Cá trê đầy bể Người già người trẻ Giết hết không tha

Lính: (hai tên lính đi cùng nói theo) Giết hết! Giết hết! Ha Ha Ha

Lính: Đàn ông trong nhà Bắt đi biệt xứ Bao nhiêu phụ nữ Làm vợ người

Ân

Tướng Ân: Khoan khoan! Còn những cô nào Xinh như thiên thần Dâng

lên cho ta tờ rờ chiếm (vuốt râu, nháy mắt, cười với hai tên lính Hai tân lính giả bộ gật đầu)

Tướng Ân: (cười và chỉ tay) Cô kia xinh kìa Cô kia nữa (các cô gái đi qua)

Nghe nói làng này có nhiều gái đẹp lắm phải không? (Vuốt râu)

Lính: (quay ra nói) Ối giời ơi! Đã có bao nhiêu vợ rồi mà còn nổi lòng tham

thế!

Tướng Ân: Mày nói gì thế hử? Lính: Dạ con có nói gì đâu ạ!

Tướng Ân: Mày cho quân vào làng xem khua khoắng được gì thì mang về

đây cho ta nhé Nhất là cái khoản… tờ rờ ấy nhé (nháy mắt với tên lính)

Lính: (quay ra chỗ khác bĩu môi) Vâng ạ! (lính đi ra liền chạy vào bẩm báo

nói không ra hơi)

* CẢNH 2: THÁNH GIÓNG RA TRẬN

Tâu, tâu hạ bệ! Ý quên bệ hạ! Phía đằng xa vó ngựa rập rồn Tiếng người hét vang trời dậy đất Bệ hạ nên đề phòng cẩn mật! Không có ngày mất mạng như chơi đấy ạ!

Tướng Ân: Mày chỉ thần hồn nát thần tính thôi!

Gióng: (phi ngựa ra sân khấu quát): Tên tướng giặc Ân độc ác kia! Ngươi

hãy mau xin hàng may ra ta tha tội!

Trang 13

Tướng Ân:(cười) Này nhóc con! Miệng còn đang hơi mùi sữa mẹ Thế mà

đòi dọa nạt một vị tướng đã dày dạn (rày rạn) kinh nghiệm chiến trường như ta ư? Định chơi trò chuột vờn mèo hả?

Lính: (nói theo) Định chơi trò chuột vờn mèo hả?

Gióng (dõng dạc): Tội ác của các ngươi không sao tha được! Các ngươi đã

đốt nhà, phá cửa, giết hại dân lành! Lại còn lưu manh hại bao cô gái đẹp! Bọn giặc bạo tàn nên ta phải dẹp! Để cho yên bờ cõi nước Nam!

Tướng Ân: (nheo mắt hỏi): Này! Nó là thằng nào mà khẩu khí ngang tàng

vậy?

Lính: Dạ Dạ Con cũng không rõ ạ!

Tướng Ân: (ấn dúi lính và nói) Giời ạ! Đồ Đồ ăn hại!

Gióng: (đứng giữa sân khấu tự xưng): Ta tên là Gióng Đích thị người trời

Sinh ra ở nơi, làng quê yêu dấu Tinh thần chiến đấu của ta rất hăng Những kẻ bậy

xằng chuyên đi xâm lấn Ta mà xuống tấn Các ngươi bay đầu! (Gióng chống roi sắt xuống đất giẫm chân)

Tướng Ân: Á à! Mày dám không? Đây cổ ta đây Chém đi! Chém đi! (đưa

cổ ra nói đùa): Cổ ta dai lắm đó! Đấy! Sợ rồi chứ gì? Có khi còn tè cả ra quần rồi ấy chứ? (quay vào cười với bọn lính)

Gióng: (thét lên) Tên tướng Ân hung tàn hãy chịu trận đi!

Tướng Ân: Khoan! trước khi giao chiến với ta, ngươi hãy nghe ta hỏi đây! Đất

nước ngươi chia làm mấy quận? Có được bằng quận nhỏ của nước ta không?

Gióng: (đi lên 2 bước nắm chặt tay nói dõng dạc): Này tên tướng giặc

cuồng ngông Đất nước ta tên là Bách Việt Dân nước ta sinh sống trăm miền Dải đất liền không chia quận huyện Còn các ngươi chuyên quyền lắm chuyện Nên mới chia quận huyện cho nhiều

Tướng Ân: Láo! Láo! Thằng này láo tờ rờ sật! (kiêu ngạo hỏi tiếp): Vậy

lãnh thổ của các ngươi có ở những đâu?

Gióng: (vẫn giọng đanh thép): Nước ta một dải đất liền

Tướng giặc: Hóa ra chúng chỉ biết có đất liền thôi (những tên lính gật đầu)

Gióng: Các ngươi đừng có vội mừng! Nghe tiếp đây! Cây cầu lớn nối với

miền biển đảo Dù sóng gió bao phen dông bão Dân ta càng bám biển đảo quê hương Những người con của đất Việt kiên cường Không hèn nhát như giặc Ân sợ chết!

Tướng Ân: (tức giận gầm lên nhưng kìm nén, giả giọng; cười hề hề và nói):

Tuy các ngươi nhận xằng như vậy nhưng năm 248 tướng Đồ Thư đã sang đánh thắng các ngươi Cho nên chúng ta sang đây để đòi lại đất? Nhãi ranh hiểu chửa?

Lính: Hiểu chửa? Hiểu chửa?

Gióng: Các ngươi đừng nói sai sự thật Tướng Đồ Thư cùng 50 vạn quân

lính đã kéo sang xâm lược nước ta Nhưng bộ tộc Văn Lang có thủ lĩnh tài ba đã làm chúng phải rã rời tan xác Bài học rành rành mà ngươi còn khoác lác Hãy xem đây sức mạnh của trăm dân Hội tụ trong ta có đủ trăm phần Đánh bọn giặc không

còn một mống (Gióng đánh nhau với giặc Roi sắt gẫy Giặc lại xông lên Gióng nhổ tre đánh giặc Giặc chết hết.)

Tướng giặc: (bị đánh và kêu lên) Ôi thôi hết đời ta rồi! (nằm lăn ra chết)

* CẢNH 3: THÁNH GIÓNG BAY VỀ TRỜI

Trang 14

Gióng: (xuống ngựa, cởi giáp sắt): Ta để lại giáp sắt này coi như tín vật Vũ

khí để nhân dân nêu cao ý thức chống giặc muôn đời Giặc đã dẹp yên, nay ta phải về trời Tạm biệt quê hương, xóm làng xứ sở Tạm biệt cha mẹ già và nhân dân yêu

nước (nhân dân kéo ra cúi lạy tạ Gióng)

Lời kết: (học sinh nữ bước ra): Vậy là Gióng đã cùng ngựa sắt bay vào trời

mây non nước Gióng trở thành biểu tượng thiêng liêng cho tình yêu tổ quốc, cho ý chí và lòng căm hờn của nhân dân Việt Nam đối với quân xâm lược Noi gương người anh hùng Gióng bất tử với thời gian, chúng ta hãy ra sức để dựng xây đất nước Trước kẻ thù không bao giờ lùi bước Quyết một lòng vì nước quên thân

* Khối 7

Buổi sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề: “Thơ văn với đời sống” vở kịch

“Thầy bói xem voi” chuyển thể từ văn bản “Thầy bói xem voi” trong chương trình

Ngữ văn 7 của nhóm sáng tác cũng được đánh giá rất cao

Vở kịch: THẦY BÓI XEM VOI

(Theo truyện Ngụ ngôn)

* Cảnh 1: CẢNH CHỢ QUÊ

Cô hàng xôi: Ai mua xôi đi! Ai mua xôi nào! Các bà các chị mua xôi cho

em nào! (ngồi xuống nói) Ế quá! Hàng quà chán ghê!

Cô hàng rau: Ai mua rau đi! Rau rẻ, rau sạch, chuyên phun thuốc sâu nào!

(Ngồi xuống)

Cô hàng xôi: Này bà! Bà rao như thế thì làm sao mà bán được?

Cô hàng rau: (Nguýt một cái) Kệ tui!

Người mua: (Đi ra hát) Cô hàng xôi ơi! Bán tôi năm hào Xôi cô ngon ghê

nhưng mà tôi chê móng tay cô dài Móng tay cô dài, cô gãi lên đầu chấy rơi vào xôi

Cô hàng xôi: Khỉ gió nhà anh này! Đây! Xôi của anh đây!

Người mua:(Đến hàng rau) Rau của cô bán bao nhiêu?

Cô hàng rau:(Đon đả) Rau của tôi có năm mươi nghìn một mớ Rẻ nhể?

Người mua: Đắt thế thì có ma nào nó mua

Cô hàng rau: Thôi! Tôi bán rẻ cho anh năm nghìn một mớ Rau của anh đây!

Người mua: Tôi xin (trả tiền rồi đi ra)

(Hai cô bán hàng cũng đứng dậy, đi về hai phía và rao như lúc đầu)

* Cảnh 2: NĂM THẦY BÓI TAN GẪU

Thầy Bùng: (Lò dò ra và hát nhạc vàng) Khi tôi sinh ra mang phận sẵn tên

mù lòa Cho nên tôi đây không được biết chi cuộc đời Tôi luôn mong sao mình được nhìn chút ánh sáng Cho thân tôi đây đỡ phận đời nghèo cô đơn

Thầy Boong:(Vừa bước ra vừa lên tiếng)

Rõ khổ! Thầy Bùng lại thổ lộ nỗi cô đơn rồi Gớm, gớm đúng là: (Hát chèo)

Tư rằm mùng một phải chăng? Mà sao lại ế nhăn răng i i thế i này? Thầy Nồi, thầy Xoong, thầy Chảo đâu?

Các thầy: (Nói vọng ra) Sao!

Thầy Boong: Góp vui văn nghệ đi chứ! Ế quá! Chả ma nào mò tới xem bói

cả Treo mõm, treo mõm rồi các thầy ơi!

Thầy Nồi: (Chống gậy đi ra ngã vào hai thầy rồi kêu lên) Ối giời ơi! (Ngồi

nghiêm chỉnh lại và nói) Các thầy nghe tôi ngâm thơ đây này! Người ta đi cấy đi cày Tôi mù đi bói qua ngày thế thôi

Ngày đăng: 22/04/2024, 03:46

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan