1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu so sánh các quy định chung trong Luật Hợp đồng của một số nước trên thế giới

203 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

từ bỏ nguyên tắc này Học thuyết Privity, đặc biệt là quy tắc thứ hai, từng gặp đối kháng trong vu Beswick vs Beswick (1967) Một hợp đồng đã được ký kết giữa một ông chủ 70 tuôi, kinh doanh than ở Lancashire và cháu trai của ông, đồng thời là người làm công trong cơ sở kinh doanh của mình Ông chủ này đã chuyển nhượng lại cơ sở kinh doanh than của mình cho cháu trai và yêu cầu người cháu trai phải trả cho ông 6£ mỗi tuần cho đến khi ông chết và sau khi ông qua đời thì phải trả 5£ mỗi tuần cho người vợ góa phụ của ông Khi người ông già qua đời, người cháu đã không trả bất cứ một khoản tiền nào cho bà góa phụ Và bà đã kiện người cháu để đòi lại lợi ích của mình và quyền đối với tài sản của người chồng quá cố Trong vụ việc này, thâm phan Tòa phúc thâm Lord Denning MR đã xử cho bà góa phụ với tư cách là một bên khác được chỉ định rõ để hưởng một lợi ích theo hợp đồng được phép yêu cầu tòa án buộc người cháu thực hiện các Điều khoản trả lợi ích cho mình theo hợp đồng đã giao kết trước đó với người chồng quá cố Tuy nhiên, quan điểm này không nhận được sự đồng tình từ cấp có thẩm quyền cao hơn Theo đó, Thượng nghị viện Anh đã đưa ra phán quyết chung thâm: chỉ cho phép bà quả phụ Beswick yêu cầu người cháu phải trả cho mình một khoản trợ cấp hàng năm theo cam kết với người chồng đã quá cố của mình là người có tài sản (bất động sản) để lại sau khi qua đời mà không có di chúc theo tư cách là đại diện của người đã chết; chỉ cho phép bà yêu cầu người cháu thực hiện hợp đồng giới hạn ở một số hành vi cụ thể khác bởi bà không phải là một bên trong hợp đồng đối với người cháu và do đó không có quyền kiện yêu cầu đòi hưởng lợi ích cho mình.

Thuyết Privity từng bị chỉ trích là một thiếu sót lỗi thời mà nhiều năm bị coi là một lỗ hồng của luật pháp Anh Quan điểm chống lại học thuyết Privity chỉ đơn giản là pháp luật phải tôn trọng ý chí của các bên Nếu các bên trong hợp đồng đã đồng ý rằng một bên thứ ba không liên quan đến việc giao kết hợp đồng có quyền yêu cầu một trong các bên phải thực hiện lời hứa thì thỏa thuận đó phải được tôn trọng Các yêu cầu đó tất nhiên phải được đáp ứng, nhưng không được trái pháp luật, trái đạo đức xã hội, lừa đối hoặc cưỡng ép Bên thứ ba cũng được phép kiện về những gi đã hứa cho mình Học thuyết này đã trở thành chủ đề của một cuộc cải cách lớn Ủy ban pháp luật Anh đã đưa ra một báo cáo trong năm 1996 về hợp đồng vì lợi ích của bên thứ ba Báo cáo này chỉ ra rang trong một số trường hợp, học thuyết Privity không còn được áp dụng Điều này dẫn đến việc Đạo luật về quyền của bên thứ ba trong hợp đồng năm 1999 được thông qua Từ đó học thuyết Privity chỉ được áp dụng rất hạn chế Đạo luật đã tạo ra những thay đổi đáng ké cách thức mà hợp đồng có thể được thực thi bởi bên

thứ ba Theo luật mới, bà Beswick có thể sẽ được khởi kiện người cháu của mình vì lợi

197

Trang 2

ích của chính bà chứ không chỉ với tư cách là người đại diện đề quản lý bất động sản của chồng.

Trong Đạo luật nêu trên ở nước Anh, việc xác định tư cách của bên thứ ba trong hợp đòng được quy định tại Điều 1, các khoản 1, 2 và 3 Tại Điều luật này, trước hết khoản 1 quy định tùy thuộc vào việc áp dụng các Điều khoản của Đạo luật, người không phải là một bên trong hợp đồng, gọi là “bên thứ ba”, có quyền kiện ra tòa án yêu cảu thực thi một Điều khoản của hợp đồng trong hai trường hợp: (a) hợp đồng diễn đạt rõ ràng người ấy có quyền như vậy, hoặc (b) tùy thuộc vào việc áp dụng khoản 2 của Điều luật, hợp đồng nhăm mang lại một lợi ích cho người đó Tiếp theo, khoản 2 Điều luật loại trừ việc áp dụng quy định tại trường hợp thứ hai vừa nêu khi thỏa mãn điều kiện là việc giải thích hợp đồng đúng đắn chứng tỏ rằng các bên trong hợp đồng không nhằm mục đích mang lại cho bên thứ ba quyền kiện ra tòa yêu cầu thực thi Điều khoản đó của hợp đồng Như vậy, nếu các bên không muốn bất kỳ một người nào khác có quyền kiện yêu cầu thực hiện Điều khoản trong hợp đông thì họ có thể nói rõ trong hợp đồng Làm rõ hơn nội dung cho phép bên thứ ba kiện ra tòa án yêu câu thực hiện một Điều khoản của hợp đồng quy định tại Khoản 1 như vừa được trích dẫn, Điều 1(3) của Đạo luật tiếp tục quy định bên thứ ba phải được xác định trong hợp đồng theo tên hoặc là thành viên của một giai tầng hoặc trên cơ sở đáp ứng điều kiện như được miêu tả nhưng không nhất thiết bên này phải đã tồn tại ở thời điểm giao kết hợp đồng Quyền của bên thứ ba có thé được trao cho một công ty chưa được

thành lập, một thai nhi hoặc là người chồng, vợ tương lai, V.V

Liên quan đến các nội dung trên, bên cạnh định nghĩa về “bên thứ ba”, Đạo luật còn đưa ra định nghĩa về “người có nghĩa vụ” và “người có quyền” nêu tại khoản 7 Điều 1 Cụ thể: “người có nghĩa vụ” là bên trong hợp đồng đối kháng với người mà xuất phát từ người đó một Điều khoản hợp đồng có thể được yêu cầu thực thi bởi bên thứ ba, và “người có quyền” là bên trong hợp đồng mà xuất phát từ người đó một Điều khoán của hợp đồng có thể được yêu cầu thực thi đối kháng với người có nghĩa vụ Ngoài ra, các khoản 4, 5, 6 Điều 1 Đạo luật Anh về quyền của bên thứ ba trong hợp đồng còn quy định rằng bên thứ ba chỉ được quyền kiện ra tòa án yêu cầu thực thi một Điều khoản thuộc về nội dung đã thỏa thuận trong hợp đồng, không thể là một Điều khoản năm ngoài hợp đồng đã giao kết cùng với yêu cầu phải đảm bảo phù hợp với bất kỳ Điều khoản khác có liên quan trong hợp đồng (khoản 4); bên thứ ba khi đó không chỉ được phép áp dụng bắt kỳ biện pháp khắc phục nào như trường hợp bên này là một bên của hợp đồng kiện bên khác vi phạm hợp đồng mà còn được phép áp dụng các quy tắc liên quan đến bồi thường thiệt hại, đến yêu cầu tòa án ban hành các án lệnh, đến hành vi thực hiện cụ thể và các sự đền bù khác (khoản 5); và trong trường hợp hợp đồng có Điều khoản loại trừ hay giới hạn trách nhiệm của bên thứ ba trong việc yêu 198

Trang 3

cầu tòa án thực thi các Điều khoản của một hợp đồng có liên quan, Điều khoản đó phải được giải thích theo hướng bên thứ ba đồng tình với sự loại trừ hay sự giới hạn trách nhiệm đó (khoản 6).

Tuy chỉ là bên thứ ba với nghĩa không trực tiếp tham gia giao kết hợp đồng nhưng lại được hưởng lợi ích từ quá trình thực hiện hợp đồng đó, nên việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng gắn với quyền của bên thứ ba trong hợp đồng rõ ràng là vô cùng quan trọng đối với bên thứ ba Thể hiện rõ tính chất này, khoản 1 Điều 2 Đạo luật Anh về quyền của bên thứ ba trong hợp đồng xác định rõ: trong trường hợp bên thứ ba theo quy định tại Điều 1, như đã được trích dẫn ở trên, được hưởng quyền yêu cầu tòa án thực thi một Điều khoản của hợp đồng thì các bên của hợp đồng không được phép thỏa thuận hủy bỏ hoặc sửa đôi hợp đồng có hậu quả tiêu trừ hoặc thay đổi quyên lợi của bên thứ ba mà không có sự đồng ý của bên thứ ba trong ba trường hợp: (a) bên thứ ba đã thể hiện sự đồng ý của mình về Điều khoản liên quan đến người có nghĩa vụ; (b) người có nghĩa vụ biết rằng bên thứ ba đã cậy vào Điều khoản đó; hoặc (c) có lý do hợp lý để cho rằng người có nghĩa vụ đã biết trước rằng bên thứ ba sẽ cậy vào Điều khoản đó và bên thứ ba trong thực tế cũng đã cậy vào Điều khoản như vậy Nếu áp dụng một trong ba tình huống này, nếu sau đó có bất kỳ sự thay đổi hoặc hủy bỏ thi chỉ có thé diễn ra với sự đồng ý của bên thứ ba Lay ví dụ: ông C được hưởng một khoản tiền trị giá 1.000$ từ B theo hợp đồng thỏa thuận giữa A va B Vi tin cậy vào lời hứa hẹn đó mà ông C đã tiêu một số tiền mà ông hi vọng là đủ để ngăn A và B hủy bỏ lời hứa, với điều kiện là B đã biết hoặc có lý do hợp lý để suy luận rằng C đã dựa vào lời hứa Trong trường hợp này, A và B không được phép thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng Lưu ý rằng sự đồng ý đề cập đến trong trường hợp thứ nhất có thể được thể hiện thông qua lời nói hoặc hành động và sự xác nhận đồng ý như vậy được gửi đến cho người có nghĩa vụ qua đường bưu điện hoặc qua phương tiện khác sẽ không được xemlà đã được gửi cho tới khi người có nghĩa vụ nhận được chúng.

Tuy nhiên, các trường hợp nêu trên không bat biến do chúng chịu sự tác động của các ngoại lệ nêu tại khoản 3 Điều 2, theo đó cho phép các bên trong hợp đồng, tùy thuộc vào bat kỳ cam kết nào phải được thé hiện rõ ràng trong hợp đồng - có thể thỏa thuận hủy bỏ hoặc sửa đổi hợp đồng không cần có sự đồng ý của bên thứ ba hoặc sự đồng ý của bên thứ ba được yêu cầu trong những hoàn cảnh tình huống được nêu cụ thể trong hợp đồng thay cho các hoàn cảnh tình huống quy định trong các trường hợp quy định tại khoản 1.

Tiếp nối các nội dung trên, các Khoản 4, 5, 6 Điều 2 Đạo luật Anh về quyén của bên thứ ba trong hợp đồng quy định: trong trường hợp phải có sự đồng ý của bên

199

Trang 4

thứ ba theo quy định tại các khoản | hoặc 3 đã nêu, tòa án hoặc hội đồng trong tai có thể, theo đơn của các bên trong hợp đồng, bỏ qua yêu cầu đó nêu thấy răng:

Sự đồng ý của bên thứ ba không thể được đáp ứng bởi có lý do hợp lý để không thể

xác định được chỗ ở của bên thứ ba (Ví dụ ông A thỏa thuận thuê B xây nhà cho con

trai mình là C C hoàn toàn nhất trí với những nội dung đã được ghi nhận trong hợp đồng giữa A và B Vì tính chất công việc làm tình báo mà anh C thường xuyên văng mặt ở nhà và ông A cũng không nắm rõ được hiện con trai mình đang ở đâu Sau khi anh C đi công tác, ông A nghe cơ quan dự báo thời tiết cho biết mùa mưa năm đó sẽ đến sớm và khắc nghiệt; vì vậy buộc ông A và B phải có sự điều chỉnh hợp đồng để xây nhà kịp tiến độ và chất lượng Trong trường hợp này, C không có ở nhà cũng như không thể xác định được vị trí của C để thể hiện sự đồng ý của mình mà việc sửa đổi này hoàn toàn là có lợi cho C).

hoặc bên thứ ba không có khả năng nhận thức để đưa ra sự đồng ý của mình ( Ví dụ cô A thuê y tá B là người trực tiếp chăm sóc cho mẹ mình là ba C đã cao tuổi Khi cô A và B thỏa thuận thì bà C hoàn toàn minh mẫn và tán thành các nội dung của hợp đồng Tuy nhiên sau đó bà C bị tai nạn và mất trí nhớ, lúc này buộc cô A và B phải có sự điều chỉnh nội dung hợp đồng để đảm bảo cho việc chăm sóc bà C được tốt hơn) (khoản 4);

Tòa án hoặc hội đồng trọng tài có thể, theo đơn của các bên trong hợp đồng, bỏ qua bất kỳ sự đồng ý nào cỏ thể được yêu cầu theo quy định tại khoản (1)(c) nếu có lý do

hợp lý để không thể xác định được là bên thứ ba trong thực tế có cậy vào điều khoản

đó hay không (khoản 5); và nếu tòa án hay hội đồng trọng tài xử bỏ qua sự đồng ý của bên thứ ba, tòa án hay hội đồng trọng tài có thé buộc thực hiện các điều kiện được xem là phù hợp, bao gồm điều kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại cho bên thứ ba (khoản 6) 2 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo quy định trong hệ thống pháp luật Mi

Cùng truyền thống thông luật với nước Anh, van dé tương ứng ở Mĩ vừa có sự chia sẻ vừa thể hiện điểm rất khác biệt Hệ thống án lệ trong nền kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật và công nghệ năng động và phát triển dẫn đầu thế giới của Mĩ đã mang lại kết quả là ở quốc gia này một đạo luật quy định về vấn đề tương ứng như ở nước Anh không được ban hành Điều này là do thuyết “Doctrine of Privity” trong thực tế đã không còn được áp dụng ở Mĩ ké từ giữa thé kỷ 19, cụ thé thông qua vụ Lawrence vs Fox (20 NY 268, 1859) Một người tên là Holly đã nợ Lawrence 3008. Sau đó, Fox đã hỏi vay Holly 300$ va Holly đồng ý với điều kiện để đổi lay khoản vay này, Fox phải hứa sẽ trả 300$ cho Lawrence vào ngày hôm sau để xóa nợ của Holly với Lawrence Thế nhưng, Fox đã không trả tiền cho Lawrence và anh này đã khởi kiện Fox để đòi lại lợi ích của anh ta theo hợp đồng giữa Holly và Fox Vụ việc sau đó 200

Trang 5

được xét xử bởi Tòa Phúc thấm New York với phán quyết giành phan thang cho Lawrence Theo đó bên thứ ba được hưởng lợi ích theo một hợp đồng đã cam kết được phép khởi kiện ra tòa án buộc bên có nghĩa vụ phải thực hiện đúng hợp đồng đó.”

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định ai là bên thứ ba được hưởng lợi ích theo hợp đồng (a third-party beneficiary) từ đó có quyền kiện ra tòa yêu cầu thực hiện hợp đồng đã cam kết không dé dàng cho các thâm phán Hoa Kỳ Thực tế này sau đó được tổng kết hay khái quát hóa tại Điều 133 Thể hợp Tái Công bố thứ nhất về Luật Hợp đồng năm 1932 (the First Restatement of Law of Contracts of 1932) trong đó đề cập đến ba loại “bên thứ ba” có thể xuất hiện để hưởng lợi theo hợp đồng giao kết giữa các bên: Tứ nhất là người được hưởng lợi qua (donee beneficiary) — người mà nếu như mục đích của người đưa ra lời hứa (người có nghĩa vụ) là làm một món quà cho người hưởng lợi đó hoặc trao cho người hưởng lợi quyền không phải từ người nhận được lời hứa (người có quyền); Thiz hai là người được hưởng lợi tín dụng (creditor beneficiary) — người mà việc thực hiện lời hứa sẽ trả nợ một khoản tiền thực tế hoặc một nhiệm vụ đã tuyên bố của người có quyền với bên thứ ba; Thiz ba là người được hưởng lợi vô tinh (incidental beneficiary) — người mà lợi ích được hưởng chỉ đơn thuần là tình cờ liên quan đến việc thực hiện lời hứa Xét ví dụ sau đây: A chuyển nhượng một chiếc ô tô cho B, đổi lại B có nghĩa vụ trả 15.000$ theo yêu cầu của A như sau: 5.000$ cho C — vợ của A, người mà A muốn tặng cho một khoản tiền; 5.000$ cho D — người mà A dang nợ tiền; và 5.000$ cho E - một công ty bảo hiểm dé trả một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ cho A Trong ví dụ này, C là người được hưởng lợi quà, D là người được hưởng lợi tín dụng và E là người hưởng lợi vô tình.

Thực tế án lệ khi đó chỉ cho phép hai loại bên thứ ba là người được hưởng lợi quà và bên thứ ba là người hưởng lợi tín dụng mới được phép kiện ra tòa án yêu cầu thực thi Điều khoản hợp đồng được cam kết vì lợi ích của mình." Lúc này lại xuất hiện một số người là bên thứ ba hưởng lợi không nằm trong nhóm người hưởng lợi quà hay nhóm người hưởng lợi tín dụng Một số tòa án đã đơn giản bỏ qua việc phân loại đó và cho phép những người không phải là người hưởng lợi quà hay hưởng lợi tín dụng giành được quyền kiện yêu cầu thực hiện hợp đồng.

Cho đến khi Thể hợp Tái Công bé thứ hai về Luật Hợp đồng năm 1981 (the Second Restatement of Law of Contracts of 1981) được ban hành, một “bên thứ ba” khác là người hưởng lợi mục tiêu (intended beneficiary) đã tiếp tục được đưa vào danh ” Xem thêm: The United Kingdom Ministry of Justice, Privity of Contract: Contracts for the Benefit of Third

Parties, LC 242, as conducted and published by the Law Commission on 31 July 1996, p.60.

° Xem thêm: The United Kingdom Ministry of Justice, Privity of Contract: Contracts for the Benefit of Third

Parties, LC 242, as conducted and published by the Law Commission on 31! July 1996, p.60.

201

Trang 6

sách các "bên thứ ba” theo đó có quyên kiện yêu cầu tòa án buộc bên vi phạm hợp đồng cho mình hưởng lợi phải thực hiện hợp đồng do.’ Tuy nhiên, Thể hợp Tái Công bố thứ hai đã không thành công trong việc giải thích sự khác biệt giữa người hưởng lợi vô tình và người hưởng lợi mục tiêu Van đề nam ở chỗ các bên, hoặc đơn giản hơn là người có quyền, có thé có ý định cho một bên thứ ba nhận một lợi ich nào đó, nhưng người có quyền này lại không dự định cho bên thứ ba đó có thể chống lại người có nghĩa vụ Việc áp dụng quy định về người hưởng lợi mục tiêu này trên thực tế đã không đạt được kết quả phù hợp, đặc biệt là trong lĩnh vực hợp đồng dịch vụ công cộng.

Khi nói về việc các bên có thể thay đổi hay hủy bỏ cam kết của mình theo hợp đồng hay không, Điều 311 Thể hợp Tái Công bố thứ hai về Luật Hợp đồng thừa nhận việc thâm phán có thể cho phép các bên trong hợp đồng thỏa thuận hay định lập các quyền mà chính họ không được phép thay đôi sau đó Nguyên tắc chung là nếu hợp đồng đã quy định rằng các Điều khoản của nó không thể bị thay đổi hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của người thứ ba thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không thể bị sửa đổi hay hủy bỏ Còn trong trường hợp khác đi, họ vẫn có quyên tự do sửa đổi hay hủy bỏ cam kết trừ khi: (i) người được hưởng lợi ích theo hợp đồng trong thực tế đã thay đổi; (ii) hoặc người thứ ba đã dựa trên sự bất lợi, làm cho mình ở vào vị thế tùy thuộc vào lợi ích đã được cam kết; (iii) hoặc có sự kiện tụng về lợi ích theo cam kết đó; (iv) hoặc người thứ ba đã thể hiện sự chấp nhận đối với cam kết mang lại lợi ích cho mình trên cơ sở yêu cầu của một trong hai bên là người có nghĩa vụ hay

người có quyền trong hợp đồng."

3 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo quy định trong hệ thống pháp luật Pháp

Trong Bộ luật Dân sự Pháp, trước hết, nguyên tắc có tính thông lệ “hợp đồng ràng buộc chính các bên cam kết” được thừa nhận tại Điều 1119 theo đó một người chỉ có thể cam kết và ghi nhận các vấn đề trong hợp đồng nhân danh chính mình và cho chính mình Sau đó, trong một quan hệ nhất định với nguyên tắc này, theo quy định tại Điều 1165 Bộ luật dân sự Pháp, hợp đồng chỉ phát huy hiệu lực đối với các bên giao kết, không được gây thiệt hại cho người thứ ba và chỉ được mang lại lợi ích cho người thứ ba trong trường hợp quy định tại Điều 1121 Cam kết vì lợi ích của người thứ ba là một cơ chế pháp lý theo đó bên cam kết (bên có quyền) và bên thực hiện cam kết (bên 7 Xem thêm: The United Kingdom Ministry of Justice, Privity of Contract: Contracts for the Benefit of Third

Parties, LC 242, as conducted and published by the Law Commission on 31 July 1996, p.60-61.

* Xem thêm: The United Kingdom Ministry of Justice, Privity of Contract: Contracts for the Benefit of Third

Parties, LC 242, as conducted and published by the Law Commission on 31 July 1996, p.62 Ciing xem: Legal

Basics for Entrepreneurs: Third-Parties Beneficiaries, 2012Books LardBucket

(http://2012books lardbucket.org).

202

Trang 7

có nghĩa vụ) thỏa thuận với nhau thực hiện một cam kết vì lợi ích của người thứ ba.Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không thể làm phát sinh nghĩa vụ đối với ngườithứ ba thụ hưởng, nói cách khác, người thứ ba thụ hưởng không thẻ trở thành người cónghĩa vụ trong cam kết Như vậy, người thứ ba trở thành người có quyền trong hợp

đồng mặc dù không tham gia vào việc thỏa thuận, ký kết hợp đồng Ví dụ: hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được ký kết giữa người mua bảo hiểm và công ty bảo hiểm, trong đó giành một khoản tiền cho một người khác không phải là người mua bảo hiểm; hay ví dụ một trường hợp khác là trung tâm truyền máu quốc gia ký một hợp đồng với một bệnh viện để cung cấp người hiến máu nếu bệnh nhân cần Khi người hiến máu hiến

loại máu không đạt tiêu chuẩn và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn

thì bệnh nhân có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với trung tâm truyền máu quốc gia bởi hợp đồng với bệnh viện là cho lợi ích của bệnh nhân và nó phù hợp với Điều 1121 Bộ luật Dân sự Pháp.

Xét về các điều kiện để một hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có hiệu lực, hợp đồng đó cũng phải tuân thủ các điều kiện như các hợp đồng khác Bên cạnh đó, hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba còn phải tuân thủ một số điều kiện đặc thù như

Thứ nhất, các điều kiện liên quan đến sự thỏa thuận giữa bên cam kết va bên thực hiện cam kết: Điều 1121 Bộ luật dân sự Pháp cho phép đưa ra cam kết vì lợi ích của người thứ ba trong hai trường hợp: (i) Cam kết vì lợi ích của người thứ ba là điều kiện để cam kết vì lợi ích của chính mình; (ii) Cam kết vì lợi ích của người thứ ba là điều kiện để thực hiện việc tặng cho tài sản của mình cho người khác Các phán quyết của tòa án trên thực tế đã mở rộng phạm vi áp dụng của quy định này Ngày nay, điều kiện để cam kết vì lợi ích của người thứ ba rất đơn giản: cam kết đó được gắn với một hợp đồng chính ký giữa bên cam kết và bên thực hiện cam kết; chỉ cần bên cam kết có lợi ích mang tính tinh thần trong việc cam kết vì lợi ích của người thứ ba là đủ Điều quan trọng là hai bên ký kết phải có ý định mang lại một quyền hay lợi ích nào đó cho người thứ ba Bên cạnh đó, án lệ cũng đã chấp nhận trường hợp cam kết vì lợi ích của người thứ ba dưới dang ẩn.

Thứ hai, các điều kiện liên quan đến nhân thân của người thứ ba thụ hưởng: người thứ ba trở thành người thụ hưởng không nhất thiết phải đang thực tế tồn tại Có hai giả thiết dat ra: (i) Cam kết vi lợi ích của người thứ ba chưa xác định: cam kết có

hiệu lực ngay cả trong trường hợp vào thời điểm ký kết, các bên chưa chỉ định đíchdanh người thứ ba thụ hưởng Điều kiện đặt ra là chỉ cần đó là người thứ ba có thể xácđịnh được vào thời điểm hợp đồng phát sinh hiệu lực Nếu người thứ ba chưa được chỉ

203

Trang 8

định đích danh ngay từ đầu, thì việc chỉ định người thứ ba thụ hưởng hợp đồng phải được thực hiện trước khi hợp đồng bắt đầu phat sinh hiệu lực; (ii) Cam kết vì lợi ích của người thứ ba sẽ sinh trong tương lai: để cam kết có hiệu lực, người thứ ba thụ hưởng phải được thụ thai vào thời điểm ký kết hợp đồng Tuy nhiên, có một trường hợp ngoại lệ: hợp đồng bảo hiểm tiền tuất có thể được ký kết vì lợi ích của con đã được thụ thai hoặc sẽ được thụ thai của người mua bảo hiểm Ngoại lệ này có thể mở rộng áp dụng đối với các trường hợp khác liên quan đến chế định cam kết vì lợi ích của người thứ ba.

Về quyền của bên cam kết: Bên cam kết có quyền yêu cầu bên thực hiện cam kết thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba thụ hưởng; Bên cam kết có quyền rút lại cam kết giành lợi ích cho người thứ ba trước khi người thứ ba chấp nhận hợp đồng Việc rút lại cam kết không ảnh hưởng đến hợp đồng chính ký giữa bên cam kết và bên thực hiện cam kết Khi cam kết vì lợi ích của người thứ ba được rút lại thì phần lợi ích trong cam kết được chuyên trở lại cho bên cam kết Lưu ý rằng Điều 1121 chỉ quy định ngắn gọn về khả năng một khi người thứ ba đã tuyên bố muốn hưởng lợi ích, người đã cam kết cho người thứ ba đó hưởng lợi ích theo hợp đồng không thể hủy bỏ hợp đồng đó Có thé tìm hiểu thêm vấn dé này tại Điều L.132-9 khoản 3 Bộ luật về bảo hiểm Điều này quy định: Trong trường hợp người mua bảo hiểm cam kết giành quyên hưởng tiền bảo hiểm cho một người xác định, nếu người này đã thé hiện một cách rõ ràng hoặc dưới dạng ẩn sự đồng ý hưởng tiền bảo hiểm, thì người mua bảo

hiểm không được rút lại cam kết nữa Nếu người thụ hướng chưa thể hiện sự đồng ý,

thì người mua bảo hiểm có quyền rút lại cam kết Khi người mua bảo hiểm còn sống, việc rút lại cam kết chỉ có thể do người mua bảo hiểm trực tiếp thực hiện, không được thực hiện thông qua chủ nợ hay người đại diện hợp pháp của người đó Khi người mua bảo hiểm chết, quyền rút lại cam kết do người thừa kế của người mua bảo hiểm thực hiện Trong trường hợp này, chỉ được rút lại cam kết sau khi đã đến hạn thanh toán khoản tiền bảo hiểm và sau thời hạn tối thiểu là ba tháng ké từ ngày yêu cầu thụ hưởng thể hiện ý kiến về việc có đồng ý hay không đồng ý thụ hưởng khoản tiền bảo hiểm.

Người thứ ba thụ hưởng có thé từ chối thụ hưởng lợi ích từ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Nhưng chỉ người thứ ba thụ hưởng hoặc người đại diện hợp pháp của người đó mới có quyền từ chối thụ hưởng lợi ích từ cam kết Người thứ ba thụ hưởng còn có thể chấp nhận thụ hưởng cam kết ngay cả sau khi người cam kết đã qua đời Quyền mà người thứ ba được thụ hưởng bị tách ra khỏi khối tài sản của người cam kết Điều này có hai hệ quả: Th nhất, liên quan đến các khoản tiền mà người thực hiện cam kết sẽ phải trả cho người thứ ba thụ hưởng: Các chủ nợ của người cam kết không có quyền đối với các khoản tiền đó, ngay cả khi khoản nợ của họ được bảo đảm bang biện pháp cầm cé tài sản của người cam kết; Th hai, người thừa kế của 204

Trang 9

người cam kết không được quyền yêu cau hoàn trả khoản tiền vào khối tài sản thừa kế,

không được quyền yêu cầu giảm bớt ké cả trong trường hợp do phải chuyển những khoản tiền đó cho người thứ ba mà “phan thừa kế theo luật định”? mà họ được hưởng bị giảm xuống dưới mức quy định '°

Người thứ ba thụ hưởng trở thành người có quyền đối với người thực hiện cam kết kế từ thời điểm ký kết hợp đồng giữa người cam kết và người thực hiện cam kết Người thứ ba thụ hưởng có quyền yêu cầu trực tiếp đối với người thực hiện cam kết Như đã viện dan, Điều 1165 Bộ luật Dân sự Pháp quy định hợp đồng chỉ có hiệu lực đối với các bên giao kết mà không làm hại hay có lợi cho người thứ ba Như vậy nếu

người thứ ba có căn cứ cho thấy quyền lợi của minh bị thiệt hại thông qua các giao

dịch do người khác thực hiện thì họ có quyền khởi kiện vì Điều 1167 BLDS Pháp cho phép người có quyền cũng có thể nhân danh cá nhân khởi kiện chống lại các hành vi của người có nghĩa vụ đã thực hiện một cách gian lận có hại đến quyền của mình.

Trong ngôn ngữ pháp ly của Pháp, quyền này được gọi là tố quyền phế bãi hay kiện

yêu cầu huỷ bỏ giao dịch (Action paulienne).

4 Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba theo quy định trong hệ thống pháp luật Đức

Tại phân nói về nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ, Bộ luật Dân sự Đức dành khá nhiều Điều khoản ghi nhận một số vấn đề liên quan đến người thứ ba trong quan hệ nghĩa vụ, ví dụ, Điều 267 nói về việc nghĩa vụ được thực hiện bởi một người thứ ba, Điều 278 ghi nhận trách nhiệm của người có nghĩa vụ khi người thứ ba thực hiện nghĩa vụ và Điều 317 có nội dung cụ thể hóa việc thực hiện nghĩa vụ bởi người thứ ba Tuy nhiên, gắn với nội dung hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba một cách cụ thể và trực tiếp, Điều 328 Bộ luật Dân sự Đức quy định về người thứ ba và căn cứ phát sinh quyền của bên thứ ba trong hợp đồng có nội dung như sau:

(1) Việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của một bên thứ ba có thể được thỏa thuận trên cơ sở đó bên thứ ba trực tiếp có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng.

(2) Nếu không có một điều khoản hợp đồng quy định chỉ tiết điều đó sẽ được suy đoán theo hoàn cảnh, cụ thể theo mục đích của hợp đồng, bat kể việc bên thứ ba sé hưởng quyên, bat kể quyền đó sẽ phát sinh ngay hay chi phát sinh phụ thuộc vào các ? “Réserve”: Tam dịch là “Phần thừa kế theo luật định” Theo quy định của pháp luật Pháp, nếu người lập dichúc có từ 3 người con trở nên, thì bat buộc phải dé lại 1⁄4 giá trị khối di sản cho con mình, còn chỉ được định

đoạt theo di chúc đối với 1⁄4 giá trị còn lại của khối di sản cho người khác Nếu trong di chúc mà định đoạt vượt

quá 1⁄4 giá trị khối di san, thì phần vượt quá phải được nhập lại vào khối di san dé chia cho những người con củangười để lại đi chúc Có thể so sánh với chế định “Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc”quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005 của Việt Nam.

'° Xem thêm: Corinne Renault & Brahinsky, 2002, Dai cương về pháp luật hợp đông, NXB Văn hóa thông tin,tr99.

205

Trang 10

điều kiện nhất định, và bat ké việc các bên của hợp đồng bảo lưu quyền cham dứt hoặc sửa đôi quyền của bên thứ ba không có sự chấp thuận của người đó.

Việc quy định bên thứ ba trực tiếp (directly) có quyền yêu cầu thực hiện có nghĩa là người thứ ba này không cần phải có bất kỳ điều liên quan gì tới việc hình thành hợp đồng, thậm chí là không biết đến việc ký kết hợp đồng Theo đó, quyền đòi hưởng lợi ích cho bản thân mình chỉ được trao cho bên thứ ba, không bao giờ được trao cho người được hứa (người có quyền) mặc dù họ có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ cho bên thứ ba (Điều 335).

Bộ luật Dân sự Đức dành một số lượng nhất định các Điều khoản để dự liệu tương đối các khả năng hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba có thể bị chấm dứt hay sửa đổi Một cách cụ thé hơn, liên quan đến cái chết của người cam kết (người được hứa) cho người thứ ba hưởng lợi ích theo hợp đồng, Điều 331 Bộ luật Dân sự Đức quy định về quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng của người thứ ba hay việc chấm dứt, thay đổi hợp đồng gắn với sự kiện chết của người được hứa cho người thứ ba hưởng lợi ích theo hợp đồng như sau:

(1) Nếu việc thực hiện hợp đồng vì lợi ích của một người thứ ba diễn ra sau cái chết của người đã giao kết hợp đồng đó, trong trường hợp nghỉ ngờ, người thứ ba có quyền yêu cầu người đưa ra lời hứa thực hiện hợp đồng (ví dụ như một người cha muốn con của mình có một khoản tiền sau khi người cha chết, người cha có thể đạt được mục đích của mình bằng cách giao kết một hợp đồng, theo đó con nợ của người cha hứa

hen sẽ chuyền tiền cho người con sau cái chết của người cha) Trong thực tế, điều này

có nghĩa là người được hứa có thé thay đổi hoặc hủy bỏ những lợi ích cho bên thứ ba bất cứ lúc nào khi còn sống:

(2) Nếu người được hứa chết trước khi người thứ ba ra đời, cam kết thực hiện hợp đồng cho lợi ích của người thứ ba chỉ có thể bị hủy bỏ hoặc sửa đổi nếu điều này đã được phi nhận trước đó.

Kết nối với nội dung quy định tại Điều 331 nêu trên nhưng trong tình huống người được hứa theo hợp đồng chết mà trước đó người này đã đưa ra Điều khoản thay thế người thứ ba hưởng lợi ích đã được chỉ định bởi một người thứ ba khác mà không cần người đưa ra lời hứa đồng ý, Điều 332 Bộ luật Dân sự Đức xem đây là trường hợp hợp đồng có thể được sửa đổi theo những tình huống hay điều kiện vừa nêu.

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự Đức cũng ghi nhận một số quy tắc giải thích hợp đồng như: Trường hợp một bên trong hợp đồng cam kết thực hiện nghĩa vụ đối với trái chủ của bên kia mà không đảm nhận một nghĩa vụ thì trong trường hợp nghi ngờ, không được giả thiết rằng trái chủ trực tiếp có quyền yêu cầu đáp ứng từ người đó Giả định đưa ra ở đây là các chủ nợ không phải là một bên trong hợp đồng thì không thể yêu cầu thanh toán từ bên ký kết hợp đồng của con nợ, và ở đây không được xem là hợp

206

Trang 11

đồng vì lợi ích của bên thứ ba (Điều 329) Trường hợp thứ hai là quy tắc giải thích trong hợp đồng lợi tức suốt đời: Nếu trong hợp đồng lợi tức suốt đời thỏa thuận thanh

toán cho một bên thứ ba, trong trường hợp nghi ngờ thì phải giả thiết răng bên thứ ba

được quyền yêu cau thực hiện một cách trực tiếp Cũng như vậy nếu trong trường hợp tặng cho, một nhiệm vụ thực hiện được áp đặt cho người tặng cho, hoặc trong trường hợp tiếp nhận tài sản hoặc bất động sản gắn liền với đất, người tiếp nhận hứa hẹn một khoản thực hiện cho một bên thứ ba với mục đích đền bù.

Sau đó, tại ba Điều 333, 334 và 335 tiếp theo, Bộ luật Dân sự Đức quy định rat ngăn gọn về các trường hợp người thứ ba có quyền từ chối hưởng lợi ích Theo đó nếu người thứ ba trong mối quan hệ với người hứa — người có nghĩa vụ (promisor) chối bỏ lợi ích được hưởng theo hợp đồng thì lợi ích đó được xem như không có (Điều 333); Người có nghĩa vụ trong hợp đồng cho người thứ ba hưởng lợi ich cũng có quyền đưa ra các phản đối căn cứ vào hợp đồng đã giao kết vì lợi ích của người thứ ba (Điều 334) và trong trường hợp không thê giả định được một khả năng khác đi từ các bên đã giao kết hợp đồng, người được hứa — người đã cam kết cho người thứ ba hưởng lợi ích (promisee) có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, thậm chí cả trong trường hợp người thứ ba có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng này (Điều 335).

II So sánh những quy định về hợp đồng vi lợi ích của người thứ ba theo pháp luật của Anh, Mi, Pháp và Đức

Các nhà nghiên cứu luật so sánh đôi khi cho rằng việc áp dụng các án lệ của tòa

án ở các nước thuộc dòng họ Common Law sẽ giúp cho pháp luật dễ thích ứng nhanh

chóng với những thay đổi trong hoàn cảnh kinh tế xã hội bằng cách sửa đổi các nguyên tắc pháp lý và tiêu chuẩn của nó Điều này là tương phản với cách pháp luật được phát triển ở các nước châu Âu lục địa, nơi mà pháp luật được cho là có xu hướng khập khiéng với sự thay đổi của thé giới Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung đề tài hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba này, khi đối chiếu các quy định của pháp luật theo từng khía cạnh nhỏ của vấn đề thì sẽ thấy pháp luật của bốn quốc gia tiêu biểu cho hai truyền thống pháp lý chủ đạo trên thế giới là Anh, Đức, Hoa Kỳ và Pháp có khá nhiều sự chia sẻ và tương đồng với nhau bên cạnh một số điểm khác biệt.

Thứ nhất, khác với Anh và Mĩ, pháp luật của Pháp và Đức chủ yếu quy định những van dé liên quan đến hợp đồng vi lợi ích của người thứ ba ở trong Bộ luật Dân

sự Bộ luật Dân sự Napoleon năm 1804 được các luật gia gọi là: “Hiến pháp dân sự”của nước Cộng hòa Pháp Những quy định về vấn đề này được ghi nhận rải rác tại một

sô Điêu khoản của Bộ luật và thường năm trong một môi quan hệ két nôi lân nhau

207

Trang 12

(Điều 1120, 1121 và 1165) Còn Bộ luật Dân sự Đức năm 1896 cũng được nhiều học giả đánh giá là một trong những Bộ luật tốt nhất trên thé giới Bộ luật này dành hắn một mục trong phần 3 (Các nghĩa vụ hợp đồng) với tiêu đề “Lời hứa thực hiện đối với bên thứ ba” (Promise of performance to a third party) để quy định các van dé xung quanh hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Trong khi đó ở Anh và Mĩ - hai quốc gia theo truyền thống luật án lệ thì vấn đề này trước đây được giải quyết chủ yếu thông qua các bản án của tòa Ở Mĩ, những vấn đề liên quan hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba được đề cập tại Thể hợp Tái Công bố thứ nhất về Luật Hợp đồng năm 1932 và sau đó là Thể hợp Tái Công bố thứ hai về Luật Hợp đồng năm 1981 Còn ở Anh, mãi đến năm 1999, sau một cuộc cải cách lớn về quyền của bên thứ ba thì Đạo luật về quyên của bên thứ ba trong hợp đồng mới ra đời Điều này không có nghĩa là ở Anh và Mi, van dé hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba ít được coi trong hay phát triển muộn,

mà bởi vốn dĩ vấn đề này được ghi nhận ở trong án lệ, và đặc biệt là với sự chi phối

của học thuyết Privity thì phải mat một thời gian khá dài thì nó mới được quy định rõ hơn ở trong pháp luật thành văn của hai quốc gia thuộc dòng họ Common Law này.

Thứ hai, về van đề nhận dạng hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba, cả Anh, Mĩ, Pháp và Đức đều không đưa ra bất kỳ một Điều khoản nào quy định thế nào là một hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Nhưng từ những Điều khoản liên quan khác thì có thể thấy rằng hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba cũng là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí của các bên tham gia giao kết hợp đồng Đặc biệt, người thứ ba — người

không phải là “các bên” trong hợp đồng chính là người được hưởng lợi ích từ hợp

đồng mặc dù không tiến hành giao kết hợp đồng Vì pháp luật các nước không quy định rõ nên có thể suy ra rằng lợi ich này có thé là lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần Cần tránh nhằm lẫn giữa hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba và hợp đồng liên quan đến người thứ ba Nếu người thứ ba được nêu trong hợp đồng có một trong số những quyền như quyên kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, quyền từ chối hưởng lợi ích hay quyền cho phép các bên sửa đối, hủy bỏ hợp đồng thì đây là hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba chứ không đơn thuần là hợp đồng liên quan đến người thứ ba.

Thứ ba, căn cứ phát sinh quyền của người thứ ba ở pháp luật của các nước cũng có sự giống và khác nhau nhất định Như đã nêu ở phần trên, trong pháp luật của Anh, quyền của người thứ ba sẽ phát sinh khi hợp đồng diễn đạt rõ ràng rằng người thứ ba có quyên như vậy, hoặc mục đích của hợp đồng là mang lại lợi ich cho người thứ ba Tương tự tại Đức, bên thứ ba trực tiếp có quyền yêu cầu thực hiện hợp đồng trên cơ sở một Điều khoản thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng: nếu không thì có thê được suy luận từ hoàn cảnh, mục dich của hợp đồng Ở Mi, người thứ ba được phân biệt thành bốn loại, nhưng bên thứ ba thực sự có quyền yéu cầu thực hiện nghĩa vụ hay không

phụ thuộc vào việc tại thời điểm ký kết hợp đồng, các bên có ý định trao cho bên thứ

208

Trang 13

ba quyền độc lập đó hay không Nếu như các bên trong hợp đồng dé mở van dé này thi cũng như ở Đức hay Anh, vấn đề được giải quyết phụ thuộc vào hoàn cảnh của vụ

việc, mục đích của hợp đồng và ý định của các bên Pháp luật của Pháp lại có chútkhác biệt với Anh, Mi và Duc khi cho phép cam kết vì lợi ích của người thứ ba có hiệu

lực nếu đó là điều kiện dé cam kết vì lợi ích của chính bên giao kết, hoặc là điều kiện để thực hiện việc tặng cho tài sản; tức là cam kết vì lợi ích của người thứ ba phải gắn với một hợp đồng chính ký giữa bên cam kết và bên thực hiện cam kết Điều quan trọng là hai bên ký kết phải có ý định mang lại một quyền hay lợi ích nào đó cho người thứ ba Bên cạnh đó, án lệ của Pháp cũng đã chấp nhận trường hợp cam kết vì lợi ích của người thứ ba dudi dạng an Điều này giống với các nước kia bởi lẽ ý định trao lợi ích cho bên thứ ba nào đó tuy không được nêu trực tiếp nhưng có thể được suy ra từ điều kiện hoàn cảnh, mục đích của hợp đồng.

Thứ tư, về việc xác định “người thứ ba”, luật pháp của Anh và Pháp đều cho phép các bên giao kết hợp đồng giành lợi ích cho một người thứ ba mà người này không nhất thiết phải đang tồn tại trên thực tế ở thời điểm giao kết hợp đồng Còn trong luật của Mĩ và Đức thì không thấy đề cập đến vẫn đề này Ngoài ra, pháp luật của cả Anh, Mĩ, Pháp và Đức đều không quy định vấn đề “người thứ ba” hay ““bên thứ ba” có thể là một người duy nhất hoặc bao gồm nhiều người cùng hưởng lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng Nếu người thứ ba bao gồm từ hai người trở lên cùng hưởng lợi ích thì những vấn đề như quyên yêu cầu thực hiện hợp đồng, quyền từ chối hưởng lợi ích, quyền cho phép sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng sẽ được giải quyết ra sao? Trường hợp chỉ một trong nhiều người đồng ý, từ chối hay trường hợp tất cả những người này cùng đồng ý, cùng từ chối thì bên có nghĩa vụ sẽ phải thực hiện nghĩa vụ như thế nào? Thiết nghĩ đây là một kẽ hở mà pháp luật các nước cũng cần điều chỉnh bởi việc nhận dạng người thứ ba gồm những ai sẽ có tác động trực tiếp tới việc thực hiện các quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, quyền từ chối hưởng lợi ích hay quyền đồng ý cho sửa đổi, hủy bỏ hợp đồng của người thứ ba.

Thứ năm, về quyền kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ, pháp luật của Anh, Mi, Pháp, Đức có quy định khá giống nhau ở chỗ đều cho phép bên thứ ba có quyền khởi kiện bên thực hiện nghĩa vụ ra tòa để yêu cầu thực hiện một Điều khoản đã được thỏa thuận trong hợp đồng là dành một lợi ích cho mình Lưu ý rằng với Mĩ, như đã liệt kê ở trên, trong số bốn loại bên thứ ba được phân biệt thì chỉ có người được hưởng lợi quà, người được hưởng lợi tín dụng, người được hưởng lợi mục tiêu mới được phép kiện ra tòa yêu cầu thực thi Điều khoản hợp đồng được cam kết vì lợi ích của mình.

Còn người được hưởng lợi vô tình thì chỉ đơn thuần là tình cờ liên quan đến việc thực

209

Trang 14

hiện lời hứa và không được các bên trong hợp đồng dự định cho bên thứ ba có thê chống lại người có nghĩa vụ Quyền kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ này chính là một đặc điểm quan trọng giúp phân biệt hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba với hợp đồng liên quan đến người thứ ba, bởi trong nhiều trường hợp, người thứ ba liên quan không có quyền kiện yêu câu thực hiện nghĩa vụ.

Thứ sáu, van dé sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba ở bốn quốc gia Anh, Mĩ, Pháp, Đức có sự giống và khác nhau ở một chừng mực nhất định Tuy rằng bên thứ ba là người không trực tiếp tham gia vào quá trình giao kết hợp đồng nhưng ho lại là người có quyền lợi bị ảnh hưởng trực tiếp từ việc sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng nên việc sửa đổi hay hủy bỏ hợp đồng theo thỏa thuận giữa người có quyền và người có nghĩa vụ khá rắc rối Điểm chung của cả bốn quốc gia này là đều quy định rằng sau khi người thứ ba đã chấp nhận hưởng lợi ích thì hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba không được sửa đổi hay hủy bỏ nếu như không có sự đồng ý của người thứ ba Nếu có bat kỳ sự thay đổi hay hủy bỏ lợi ích của bên thứ ba thì phải có sự đồng ý của người này Tuy nhiên, pháp luật Anh cũng cho phép các bên trong hợp đồng thỏa thuận hủy bỏ hoặc sửa đỗi hợp đồng mà không cần sự chấp thuận của bên thứ ba trong ba trường hợp: hợp đồng đã nêu rõ rằng các bên có quyền như vậy; hoặc không có sự đồng ý của bên thứ ba vì không thể xác định được chỗ ở của bên thứ ba; hoặc bên thứ ba không có khả năng nhận thức So sánh với nước Anh, vấn đề tương tự được ghi nhận ở Mĩ dường như có một phạm vi phức tạp và tạo biên độ cho phép thẩm phán

giải thích hay “tạo luật” (making law) rộng rãi hơn Mĩ cho phép các bên được tự do

sửa đôi hay hủy bỏ cam kết trừ khi: hợp đồng quy định rằng các Điều khoản của nó không thể bị thay đổi mà không có sự đồng ý của bên thứ ba; hoặc người được hưởng lợi ích theo hợp đồng trong thực tế đã thay đổi; hoặc người thứ ba đã dựa trên sự bat lợi; hoặc có sự kiện tung về lợi ích theo cam kết đó; hoặc người thứ ba đã thể hiện sự chấp nhận đối với cam kết mang lại lợi ích cho mình Pháp luật Đức cũng dự liệu một số trường hợp thay đổi hay chấm dứt quyền của bên thứ ba nhưng lại tập trung xoay quanh sự kiện người được hứa chết Còn Pháp thì chỉ đưa ra một nguyên tắc chung duy nhất rằng khi người thứ ba đã tuyên bố muốn hưởng lợi ích, người đã cam kết cho người thứ ba hưởng lợi ích theo hợp đồng không thể hủy bỏ hợp đồng đó chứ không đưa ra thêm bắt kỳ trường hợp ngoại lệ nào khác.

Như vậy, từ việc trình bày, phân tích và so sánh, đánh giá các quy định trong pháp luật của bổn quốc gia tiêu biểu cho hai dòng ho Civil Law và Common Law là Anh, Mi, Pháp, Đức thì có thé thay rằng mỗi quốc gia có những quy phạm pháp luật đặc trưng riêng điều chỉnh chỉ tiết từng khía cạnh của hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Tuy nhiên, sự khác biệt trong pháp luật của các nước này là không nhiều bởi họ đều nhất trí với quan điểm cho rằng bên thứ ba tuy không trực tiếp tham gia giao 210

Trang 15

kết hợp đồng nhưng vì lợi ích của họ bị ảnh hưởng trực tiếp nên người thứ ba sẽ có những quyền hạn nhất định Và không thé phủ nhận rang những quy định pháp luật thuộc lĩnh vực này đã góp phan rất lớn trong việc hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội hiện nay.

211

Trang 16

CHUYEN ĐÈ 8:

MOT SO VAN DE VE GIAO KET HỢP DONG

THONG QUA DAI DIEN THEO UY QUYEN THEO PHAP LUAT CAC NUOC ANH, MY, PHAP VA DUC

ThS Dé Thị Anh Hồng Viện Luật So sánh - ĐHLHN

Năm trong chuỗi bài so sánh một số van đề trong luật hợp đồng giữa bốn quốc gia Anh, Mỹ, Pháp và Đức - tiêu biểu cho hai Dòng họ pháp luật (DHPL) chủ đạo trên thế giới, bài viết này tiếp tục trình bày một số quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền của bốn hệ thống pháp luật (HTPL) nói trên; trên cơ sở đó, bài viết chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền giữa các hệ thống pháp luật này; đồng thời phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của các giải pháp trong các hệ thống pháp luật đã so sánh.

MOT SO QUY ĐỊNH PHÁP LUAT VE GIAO KET HỢP DONG THONG QUA DAI DIEN THEO UY QUYEN THEO PHAP LUAT CÁC NƯỚC ANH, MY, PHAP VA ĐỨC

1 Một số quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy

quyền theo HTPL Anh

Theo quy định tại Điều 1 Luật về hợp đồng ủy quyền năm 1971 của Vương

quốc Anh!’ và Chương | của Hướng dẫn về thực hiện hợp đồng ủy quyền”: “Uy

quyền giao kết hop đồng là một sự thỏa thuận, theo đó một người này trao cho một người khác quyền để làm một việc gì đó cho mình và nhân danh mình Bên trao quyền được gọi là Bên ủy quyền (có nhiều cách gọi khác nhau như “donor”, “grantor”, hoặc “principal”) Bên thực hiện việc ủy quyền được gọi là Bên được ủy quyền

” (đá ” đ

(“donee”, “grantee”, “agent” hoặc “attorney”).”

Như vậy, khái niệm này đã chi rõ các bên trong quan hệ ủy quyền giao kết hợp đồng, trên cơ sở đó thé hiện rõ hai mối quan hệ pháp lý:

Thứ nhất, quan hệ giữa bên ủy quyền và bên được ủy quyền giao kết hợp đồng Theo đó, bên được ủy quyền có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng trong phạm vi ủy

'' htip;//www.legislation.gov.uk/ukpga/1971/27

'? uk.practicallaw.com/books/978 1847669285/chapter0 |

212

Trang 17

Thứ hai, quan hệ giữa bên được ủy quyền với bên thứ ba Trong đó bên đượcủy quyển thay mặt cho bên ủy quyền giao kết hợp đồng với bên thứ ba Bâ được ủy

quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với bên thứ ba của giao dịch.

Mặt khác, Luật về hợp đồng ủy quyền của Vương quốc Anh không quy định về việc bên ủy quyền có nghĩa vụ trả thù lao ủy quyền hoặc bên được ủy quyén cam kết thực hiện miễn phí cho bên ủy quyền hay không Do đó, nếu bên được ủy quyền nhận thù lao thì việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền có tim chất đền bù Ngược lại, nếu bên được uy quyén không nhận thù lao mà thực hiện việc giao kết hợp đồng mang tính chất giúp đỡ, tương trợ bên ủy quyên thì việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền có tính chất không có đền bù.

Bên cạnh đó, Điều 7 Luật về hợp đồng ủy quyền năm 1971 của Vương quốc Anh” quy định rat chung chung và sơ lược về nghĩa vụ của bên được ủy quyền, vì vậy Điều 1 và Điều 4 Luật về năng lực hành vi dân sự năm 2005 có hiệu lực năm 2007 và Hướng dẫn của Bộ Tư pháp Vương quốc Anh đã có những quy định cụ thể, chỉ tiết hơn như sau:

Bên được ủy quyên có các nghĩa vụ sau:

Thứ nhất, giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền một cách thiện chí, bảo mật thông tin trên cơ sở nhu cầu và lợi ích tối da của bên ủy quyên;

Thứ hai, không được lợi dụng danh nghĩa của bên ủy quyền để tư lợi cho bản thân mình;

Thứ ba, giữ độc lập tiền và các tài sản khác của bên ủy quyền với tài sản của mình; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật '

Trong những nghĩa vụ ké trên, đặc biệt nhắn mạnh nguyên tắc trung thực, thiện chí “good faith, bona fide” không chỉ là một trong những nguyên tắc cơ bản của giao dịch dân sự nói chung mà còn là nguyên tắc nền móng của việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền nói riêng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích tối đa của bên ủy quyên.

Ngoài ra, theo pháp luật Anh, việc ủy quyền giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, người ủy quyền chết, người được ủy quyền chấm dứt công việc ủy

Thứ hai, bên ủy quyền có quyền đơn phương cham dứt việc ủy quyền vào bat cứ thời điểm nào vi bat cứ lý do gì hoặc thậm chí không cần ly do;

'” http:/www.legislation.gov.uk/ukpga/1971/27

'* https://www.iustice.gov.uk/downloads và http://www lawsociety.org.uk/advice †ractice-notes/lastIng-DpoWers-attorney/

213

Trang 18

Thứ ba, bên ủy quyền bị cơ quan có thấm quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự Trong trường hợp này, người giám hộ được chỉ định sẽ đảm nhiệm toàn bộ công việc giám hộ;

Thứ tư, trường hợp người được ủy quyền chết hoặc mat năng lực hành vi dân

Thứ năm, việc ủy quyền hết thời hạn trong trường hợp có quy định về thời hạn ủy quyền `

Riêng đối với quy định về việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền châm đứt trong trường hợp hết thời han ủy quyền có hai tình huống xảy ra.

Một là, trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền giao kết hợp đồng có thỏa thuận về thời han ủy quyền, thì khi hết thời hạn ủy quyền đó, bên được ủy quyền chấm dứt nghĩa vụ giao kết hợp đồng theo phạm vi ủy quyền đã thỏa thuận Trường hợp này, pháp luật Anh gọi là “expire” — hết thời hạn ủy quyền theo quy định đã thỏa thuận.

Hai là, trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền giao kết hợp đồng không có thỏa thuận về thời hạn ủy quyền, thì qua một khoảng thời gian hợp lý được gọi là “reasonable period of time” tùy thuộc vào từng tình huống và hoàn cảnh nhất định, việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền tự động cham dứt Trường hợp này, pháp luật Anh gọi là “lapse”.

2 Một số quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy

quyền theo HTPL Mỹ

Việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền ở Mỹ lần đầu tiên được quy định trong văn bản pháp luật vào năm 1969 khi Hội nghị Quốc gia về thống nhất pháp luật ban hành Luật Chứng thực thống nhất (Uniform Probate Code (U.P.C §

5_501)).' Tiếp đó, Luật này đã được sửa đổi bởi Luật Hợp đồng ủy quyền thống nhất

(Uniform Durable Power of Attorney Act (UDPA)) vào các năm 1979, 1987 và mới nhất hiện nay là Luật Hợp đồng ủy quyền thống nhất (Uniform Power of Attorney Act) năm 2006 Điều này cho thấy, vấn đề giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền đã được quy định rất cụ thể trong HTPL Mỹ.

Trước hết, về phạm vi ủy quyền, theo Điều 110 Luật Hợp đồng ủy quyền thống nhất (Uniform Power of Attorney Act) năm 2006, bên được ủy quyền chỉ được giao kết hợp đồng trong phạm vi ủy quyền phù hợp với nguyện vọng chính đáng, hợp lý của bên ủy quyền trong phạm vi hiểu biết của bên được ủy quyền hoặc vì lợi ích tối đa của bên được ủy quyền.

'> http://www.lawsociety.org.uk/advice/practice-notes/lasting-powers-attorney/ và

http://uk practicallaw.com/books/978 1 847669285/chapter0 1

'5 http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Power+of+attorney và Bách khoa toàn thu West's Encyclopediaof American Law, tái bản lần 2, năm 2008 The Gale Group, Inc.

214

Trang 19

Nghĩa vụ của bên được ủy quyền được quy định tại Điều 114 Luật Hợp đồng ủy quyền thống nhất (Uniform Power of Attorney Act) năm 2006 của Mỹ như sau:

Bên được ủy quyền có nghĩa vụ sau:

1 thiện chí giao kết hợp đồng được ủy quyền và 2 giao kết hợp đồng trong phạm vi ủy quyền.

Ngoài ra, một điểm quan trọng cần lưu ý rằng Nhà nước Mỹ được tổ chức dưới dạng nhà nước cộng hòa liên bang Vì vậy, thực tiễn cho thấy, trên nhiều lĩnh vực trong đó có các quy định về quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền, mỗi bang vẫn có một số quy định tương tự hoặc khác với luật liên bang và những bang khác.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 110 Luật Hợp đồng ủy quyền thống nhất (Uniform Power of Attorney Act) năm 2006 của Hoa Kỳ, “việc ủy quyền giao kết hợp đồng cham dứt trong các trường hợp sau đây:

| bên ủy quyền chết;

Z bên ủy quyền bj mat năng lực hành vi dân sự; 3 bên ủy quyền hủy bỏ việc ủy quyền;

4 thời hạn ủy quyên đã hết;

5 công việc được ủy quyền đã hoàn thành;

6 bên ủy quyền hủy bỏ thẩm quyền đại diện của bên được ủy quyền hoặc bên được ủy quyền chết, hoặc mất năng lực hành vi dân sự mà không chỉ định người khác thực hiện công việc ủy quyên.”

Qua đó, có thể thấy, quy định về việc chấm dứt ủy quyền giao kết hợp đồng trong HTPL Mỹ có nhiều điểm tương đồng với HTPL Anh, đặc biệt là trong trường hợp thời hạn ủy quyền đã hết, pháp luật Mỹ cũng chia làm hai trường hợp hết thời hạn do thỏa thuận “expire” và trường hợp hết thời hạn tự động sau một khoảng thời gian hợp lý Hơn thế nữa, trong hệ thống pháp luật Mỹ, “Law of reason” cũng quy định cụ thể về vẫn đề này.

3 Một số quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền theo HTPL Pháp

Tại Điều 1984 Bộ luật Dân sự Pháp, trong khi đặc biệt nhấn mạnh (ở câu thứ hai) rằng giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền chỉ có thể được xác lập thông qua sự chấp nhận của người được ủy quyền, Bộ luật Dân sự Pháp đồng thời nêu

rõ: “theo đó một người này trao cho một người khác quyên dé làm một việc gì đó cho

mình và nhân danh mình `.

215

Trang 20

Như vậy, Bộ luật dân sự Pháp cũng khăng định răng trong việc giao kết hợp đồng thông qua đại điện theo ủy quyền, bên được ủy quyền giao kết hợp đồng nhân danh bên ủy quyền và vi lợi ích của bên ủy quyền.

Trước hết, để xác định việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền có tính chất đền bù hay không có đền bù, Bộ luật Dân sự Pháp nhắn mạnh răng “đây là quan hệ không có thù lao trừ khi các bên có thỏa thuận vẻ việc trả thu lao” (Điều

Thứ hai, liên quan đến vấn đề giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền, Bộ luật Dân sự Pháp cũng quy định các nghĩa vụ của bên được ủy quyền, ví dụ, nghĩa vụ gánh chịu trách nhiệm trước bên ủy quyền về hành vi lừa dối; trường hợp thay thế người được ủy quyền thì phải chịu trách nhiệm về người thay thế mình trong việc quản lý khi không được quyền cử người thay thế và khi được quyền cử người thay thé lại không chỉ rõ người nào và người được chọn rõ ràng là người không có năng lực hoặc không có khả năng thanh toán (Điều 1994) và nếu có nhiều người được ủy quyền được chỉ định theo cùng một chứng thư thì những người này chỉ chịu trách nhiệm liên đới nếu điều đó được định rõ trong chứng thư chỉ định (Điều 1995).

Tại các Điều 2000, Bộ luật Dân sự Pháp tiếp tục quy định bên ủy quyền phải

bồi thường những tốn thất mà bên được ủy quyền đã phải gánh chịu trong việc quản lý nếu chúng không do sự thiếu thận trọng của bên được ủy quyền gây ra (Điều 2000).

Ngoài ra, Bộ luật Dân sự Pháp còn quy định một người chưa thành niên còn

nằm trong sự trợ giúp pháp lý của cha mẹ hay người khác có thé được chọn làm đại diện theo ủy quyén trong việc giao kết hợp đồng nhưng khi đó bên được ủy quyền phải

chịu những hạn chế nhất định trong yêu cầu kiện tụng liên quan đến người nay phù hợp với các quy tắc chung về nghĩa vụ của người chưa thành niên (Điều 1990).

Tại Điều 2003 Bộ luật Dân sự Pháp dự liệu các trường hợp chấm dứt việc ủy quyền giao kết hợp đồng do bãi nhiệm từ phía bên ủy quyền, do bên được ủy quyền không nhận ủy quyền, do một trong hai bên chết hay trường hợp tuy một trong hai bên đã thành niên nhưng bị giám hộ hoặc ở vào tình trạng không có kha năng chi trả.

Cuối cùng các Điều 2007-2010 Bộ luật Dân sự Pháp dự liệu một số vấn đề liên quan đến chấm dứt ủy quyền giao kết hợp đồng cơ bản gắn với quyền hay lợi ích của bên được ủy quyền Theo các quy định này, bên được ủy quyền có thể từ chối hay không nhận ủy quyền giao kết hợp đồng bằng cách thông báo cho bên ủy quyền biết và phải chịu trách nhiệm bồi thường nếu việc từ chối gây thiệt hại cho bên ủy quyền trừ khi không thể tiếp tục thực hiện ủy quyền do nếu thực hiện sẽ phải chịu thiệt hại đáng kế (Điều 2007); mặt khác, các việc đã làm của bên được ủy quyền vẫn có giá trị nếu bên này không biết việc bên ủy quyền đã chết hoặc không biết một trong số các lý do làm chấm dứt ủy quyền (Điều 2008); các cam kết của bên được ủy quyền với người 216

Trang 21

thứ ba ngay tình vẫn phải được thực hiện trong các trường hợp vừa nêu (Điều 2009) vàtrường hợp bên được ủy quyền chết, những người thừa kế của họ phải báo cho bên ủy

quyền biết và trong khi chờ đợi phải cung cấp những gì hoàn cảnh đòi hỏi vì lợi ich của bên ủy quyền (Điều 2010).

Do đó, so với các quy định về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền trong HTPL Anh và Mỹ đã phân tích ở phần 1 và 2, có thể thấy răng các quy định về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền, đặc biệt là quy định về quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền và bên được ủy quyên trong HTPL Pháp được quy định rõ ràng và chỉ tiết hơn, góp phần hướng dẫn cụ thể cho các bên trong giao dịch dân sự nói chung và trong giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền nói riêng, hạn chế được các tranh chấp có thể xảy ra.

4 Một số quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền theo HTPL Đức

Tại Tiểu tiêu đề 1 trong Tiêu đề 12 Phần 8 Bộ luật Dân sự Đức quy định về khái niệm giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền với các điều khoản cụ thể Theo đó, “Băng việc chấp nhận ủy quyên, người được ủy quyền cam kết giao kết hợp dong thay mặt người ủy quyền và trong trường hợp này, việc giao kết hợp đông thông qua đại diện theo uy quyên là hoàn toàn miễn phi.”

Như vậy, việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền theo Bộ luật Dân sự Đức không có tính chất đền bù Đây là một trong những điểm khác biệt trong quy định về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền của HTPL Đức so với các HTPL Anh và Mỹ sẽ được phân tích cụ thể hơn ở phần so sánh ở mục II dưới đây vì theo quy định trong các HTPL Anh và Mỹ thì nếu việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền nói riêng và các giao dịch dân sự, thương mại nói chung, nếu

một bên thực hiện công việc hoàn toàn miễn phí cho phía bên kia thì các bên không có

nghĩa vụ đối ứng “consideration” và sẽ không đảm bảo tính cam kết, ràng buộc trong giao dich.

Sau đó, liên quan đến van dé thay thế người được ủy quyền, Điều 664 Bộ luật

Dân sự Đức quy định trong trường hợp không rõ ràng, người được ủy quyền không

được chuyển giao việc giao kết hợp đồng cho một người thứ ba - trường hợp việc chuyền giao là được phép, người được ủy quyền sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm khi có lỗi trong việc chuyền giao và phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 278 về lỗi đối với phần công việc được thực hiện có sự hỗ trợ (Khoản ]); nhưng nếu không có sự rõ ràng đối với quyền yêu cầu thì quyên này không được phép chuyển giao (Khoản 2).

217

Trang 22

Như vậy, cũng giống như trong các giao dịch dân sự khác nói chung, khi chuyền giao quyền thông thường bên chuyển giao quyền chỉ cần thông báo mà không cần xin phép hay hỏi ý kiến của bên có nghĩa vụ Nhưng khi chuyển giao nghĩa vụ thì bên có nghĩa vụ không chỉ phải thông báo mà còn cần phải được sự đồng ý, cho phép của bên có quyền dé bảo vệ quyền và lợi ích tối đa cho bên có quyên, đặc biệt trong trường hợp giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền, dé bảo vệ quyên lợi chính đáng, hợp lý của bên ủy quyền.

Bên cạnh đó, tại Điều 666, Bộ luật Dân sự Đức tiếp tục quy định rằng người được ủy quyền có nghĩa vụ cung cấp cho người ủy quyền các báo cáo về công việc và khi được yêu cầu phải cung cấp thông tin về tình trạng của giao dịch và sau khi giao kết hợp đồng theo phạm vi ủy quyền trong báo cáo tổng thuật về công việc (Điều 666).

Ngoài ra, theo Khoản 1 Điều 671 Bộ luật Dân sự Đức việc ủy quyền giao kết hop đồng có thé bị hủy bỏ bởi người ủy quyền vào bat kỳ thời gian nào và có thé được cham dứt bởi người được ủy quyền vào bat kỳ thời gian nào (Khoản 1).

Tiếp theo, tại Điều 672 Bộ luật Dân sự Đức cũng dự liệu khả năng là khi không xác định được rõ ràng, việc ủy quyền không bị triệt tiêu theo cái chết hoặc theo sự vô năng giao kết hợp đồng của người ủy quyền; trường hợp việc ủy quyền bị triệt tiêu, nếu sự trì hoãn tiếp tục thực hiện công việc ủy quyền mang theo hiểm nguy, người được ủy quyền phải tiếp tục thực hiện giao dịch được chuyển giao cho tới khi người thừa kế hoặc đại diện pháp lý của người ủy quyên có thé thu xếp các biện pháp khác

cho việc thực hiện giao dịch; trong phạm vi này, việc ủy quyền được xem như tiếp tục.

Trường hợp việc ủy quyền bị triệt tiêu theo cách khác, không phải theo cách hủy bỏ, thì việc ủy quyền vẫn được xem như được tiếp tục vì lợi ích của người được ủy quyền cho tới khi người được ủy quyên biết, hoặc phải biết về sự triệt tiêu đó (Điều 674).

Il NHỮNG DIEM TƯƠNG DONG VÀ KHÁC BIỆT TRONG QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VẺ GIAO KÉT HỢP ĐÒNG THÔNG QUA ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYEN GIỮA CÁC HTPL ANH, MỸ, PHAP VÀ ĐỨC

1 Những điểm tương đồng

Thứ nhất, pháp luật của bốn quốc gia kể trên có một số quy định tương đồng về nghĩa vụ của các bên trong việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền như: bên được ủy quyền phải có nghĩa vụ giao kết hợp đồng theo ủy quyền một cách thiện chí, bảo mật thông tin trên cơ sở nhu cau và lợi ích tối đa của bên ủy quyền; không được lợi dụng danh nghĩa của bên ủy quyền để tư lợi cho bản thân mình; giữ độc lập tiền và các tài sản khác của bên ủy quyền với tài sản của mình; và thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo đúng quy định của pháp luật.

218

Trang 23

Thứ hai, so sánh nội dung các Điều 666-670 Bộ luật Dân sự Đức với rội dung

các Điều 1993, 1996 và 1999-2001 Bộ luật Dân sự Pháp như đã trình bày ở phần bên trên dé thấy chúng có những điểm khá tương đồng: mặc dù, quy định trong Bộ luật

Dân sự Đức có vẻ mang tính chỉ tiết hơn.

Tại các Điều luật này, Bộ luật Dân sự Đức không chỉ tiếp tục quy định rằng người được ủy quyền có nghĩa vụ cung cấp cho người ủy quyền các báo cáo về công việc và khi được yêu cầu phải cung cấp thông tin về thế trạng của giao dịch và sau khi giao kết hợp đồng trong báo cáo tông thuật về công việc (Điều 666); mà còn quy định các nghĩa vụ cụ thé của người ủy quyền, đó là, đối với các khoản chi cần thiết cho việc giao kết hợp đồng, người ủy quyền phải thanh toán trước cho người được ủy quyền khi được yêu cau (Điều 669).

Thứ ba, trong quy định về các trường hợp cham dứt ủy quyền và dự liệu một số van đề liên quan đến cham dứt ủy quyền giao kết hợp đồng cơ bản gắn với quyền hay lợi ích của các bên trong bốn HTPL này có khá nhiều điểm tương đồng vì các HTPL này đều quy định rằng việc ủy quyền giao kết hợp đồng sẽ cham dứt trong trường hop sau đây:

(i) bên ủy quyền đơn phương cham dứt việc ủy quyền;

(ii) người ủy quyền hoặc người được ủy quyền chết hoặc bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

(iii) hết thời hạn ủy quyền trong trường hợp có quy định thời hạn; (iv) công việc được ủy quyền đã hoàn thành.

2 Những điểm khác biệt

Thứ nhất, mặc dù bốn HTPL kẻ trên đều ghi nhận khái niệm giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền trong văn bản luật của mỗi quốc gia mình, tuy nhiên trong HTPL Anh và Mỹ quy định rõ ràng hơn về các bên trong quan hệ ủy quya, trên cơ sở đó thê hiện rõ hai mối quan hệ pháp lý cùng tồn tai:

Một là, quan hệ giữa người ủy quyền và người được ủy quyền Trong qian hệ này, người được ủy quyền có nghĩa vụ phải giao kết hợp đồng trong phạm vi ủy quyên.

Hai là, quan hệ giữa người được ủy quyền với bên thứ ba của giao dịch Người được ủy quyền với tư cách của người đã ủy quyền giao kết hợp đồng với người hứ ba Người được ủy quyền có những quyền và nghĩa vụ nhất định với người thứ ›a của giao dịch.

Thứ hai, khi đề cập đến đặc điểm pháp lý của việc giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyên, khác với Bộ luật Dân sự Pháp và Bộ luật Dân sự Đức trong 219

Trang 24

Luật Hợp đồng ủy quyền của Anh và Luật Hợp đồng ủy quyền thong nhất (Uniform Power of Attorney Act) của Mỹ năm 2006 không quy định về việc bên ủy quyên có nghĩa vụ trả thù lao ủy quyền cho bên được ủy quyền hay không Do đó, nếu bên được ủy quyên thực hiện công việc ủy quyền (giao kết hợp đồng) miễn phí cho bên ủy quyền thì trường hợp này là không có đền bù Ngược lại, nếu bên được ủy quyền nhận thù lao thì việc ủy quyền giao kết hợp đồng có tính chất có đền bù Đây là một trong những ưu điểm trong quy định về ủy quyền giao kết hợp đồng theo HTPL Anh và HTPL Mỹ so với HTPL Pháp và HTPL Đức, phù hợp với thực tiễn hiện nay và quy luật của nền kinh tế thị trường.

Thứ ba, về phạm vi ủy quyền: điểm khác biệt trong quy định về phạm vi ủy quyền theo HTPL Đức so với ba HTPL kế trên là HTPL Pháp, Anh và Mỹ quy định thông thường bên được ủy quyền có nghĩa vụ giao kết hợp đồng trong phạm vi ủy quyền theo đúng dẫn đạt của bên ủy quyền Tuy nhiên, Điều 665 Bộ luật Dân sự Đức quy định trường hợp làm khác với dẫn đạt với những điều kiện nhất định như đã phân tích ở phần 3 mục I.

Ngoài ra, khác với Bộ luật Dân sự Pháp - dành khá nhiều điều khoản quy định về nghĩa vụ của các bên ủy quyền và được ủy quyền trong một quan hệ ủy quyên, Bộ luật Dân sự Đức quy định nhiều hơn về nghĩa vụ của bên được ủy quyền (7 điều, các

Điều 662-668) so với quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền (2 điều, các Điều

669-670) và Luật Hợp đồng ủy quyền của Anh và Mỹ cũng chủ yếu quy định về nghĩa vụ

của bên được ủy quyền, chỉ có rải rác rất ít các quy định về nghĩa vụ của bên ủy quyền.

Điều này giúp các quy định pháp luật về nghĩa vụ của các bên trong giao kết hợp đồng

thông qua đại diện theo ủy quyền theo các HTPL Đức, Anh và Mỹ được quy định ngắn

gọn, súc tích hơn của Pháp vì trong trường hợp giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền thì quyền của bên này thường là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại nên không nhất thiết phải nhắc lại một lần nữa các nghĩa vụ này, tránh sự trùng lặp, dài dòng trong văn bản luật.

Một điểm khác biệt nữa trong quy định về giao kết hợp đồng thông qua đại diện

theo ủy quyền tại Bộ luật Dân sự Pháp trong mối quan hệ so sánh với ba HTPL kể trên

đó là Bộ luật Dân sự Pháp còn quy định: một người chưa thành niên còn nằm trong sự trợ giúp pháp lý của cha mẹ hay người khác có thể được chọn làm đại diện theo ủy quyền trong giao kết hợp đồng nhưng khi đó bên được ủy quyền phải chịu những hạn chế nhất định trong yêu cầu kiện tụng liên quan đến người này phù hợp với các quy tắc chung về nghĩa vụ của người chưa thành niên (Điều 1990).

Ngoài ra, trong quy định về chấm dirt ủy quyền giao kết hợp đồng, điểm khác

biệt là ở chỗ: so với Bộ luật Dân sự Pháp, Bộ luật Dân sự Đức cũng như Luật Hợp

đồng ủy quyền của Anh và Mỹ dự liệu nhiều nội dung liên quan đến việc cham dứt ủy 220

Trang 25

quyền hơn Do đó, tạo cơ sở pháp lý điều chỉnh sâu và rộng hơn các tình huống thực tế

có thé phat sinh Ví dụ như:

Theo Điều 671 Bộ luật Dân sự Đức việc ủy quyền có thé bị hủy bỏ bởi người

ủy quyền vào bất kỳ thời gian nào và có thể được chấm dứt bởi người được ủy quyền

vào bat kỳ thời gian nào (Khoản 1); trường hợp có ly do chính đáng, người được ủy quyền có quyền chấm dứt việc ủy quyền kể cả khi đã khước từ quyền chấm dứt đó (Khoản 3).

Tiếp theo, tại Điều 672 Bộ luật Dân sự Đức cũng dự liệu khả năng là khi không xác định được rõ ràng, việc ủy quyền không bị triệt tiêu theo cái chết hoặc theo sự vô năng giao kết hợp đồng của người ủy quyền; trường hợp việc ủy quyền bị triệt tiêu, nếu sự trì hoãn tiếp tục thực hiện công việc ủy quyền mang theo hiểm nguy, người được ủy quyền phải tiếp tục thực hiện giao dịch được chuyên giao cho tới khi người thừa kế hoặc đại diện pháp lý của người ủy quyền có thể thu xếp các biện pháp khác cho việc thực hiện giao dịch; trong phạm vi này, việc ủy quyền được xem như tiếp tục.

Cuối cùng, tại hai Điều 673-674 Bộ luật Dân sự Đức nói về việc cham dứt ủy quyền khi người được ủy quyên chết và về sự tiếp tục thực hiện việc ủy quyền Theo đó, trong trường hợp còn có sự nghi ngờ việc ủy quyền bị triệt tiêu theo cái chết của người được ủy quyền; trường hợp việc ủy quyền bị triệt tiêu do người được ủy quyền chết, người thừa kế của người được ủy quyền phải thông báo không trì hoãn bat hợp ly cho người ủy quyền biết về cái chết đó và nếu sự trì hoãn tiếp tục thực hiện công việc ủy quyền mang theo hiểm nguy thì người thừa kế của người được ủy quyền phải tiếp tục thực hiện giao dịch được tin tưởng nơi mình cho tới khi người ủy quyền có thể thu xếp các biện pháp khác cho việc ủy quyền; trong trường hợp này, việc ủy quyền được xem như tiếp tục (Điều 673); trường hợp việc ủy quyền bị triệt tiêu theo cách khác, không phải theo cách hủy bỏ, thì việc ủy quyền vẫn được xem như được tiếp tục vì lợi ích của người được ủy quyền cho tới khi người được ủy quyền biết, hoặc phải biết, về sự triệt tiêu đó (Điều 674).

Còn theo Luật hợp đồng ủy quyền của Anh và Mỹ, việc ủy quyền sẽ không tự động chấm dứt nếu có sự chỉ định nhiều người được ủy quyền và quy định trách nhiệm liên đới giữa những người được ủy quyền thì khi một trong những người được ủy quyền chết, những người được ủy quyén còn lại có trách nhiệm tiếp tục thực hiện hợp đồng ủy quyên.

Ngoài ra, như đã phân tích ở mục I Nhà nước Mỹ được tô chức dưới dạng nhà nước cộng hòa liên bang, trong đó khác với Cộng hòa Liên bang Đức, các bang ở Mỹđược hình thành trước từ các thuộc địa của Anh và chính các bang đã sáng tạo ra nhà

221

Trang 26

nước liên bang Tuy nhiên, các bang đã giữ lại chủ quyền độc lập của riêng mình Trên thực tế, sự độc lập này đã mat dan theo thời gian nhưng với tư cách là những thực thé pháp lý, các bang ngày nay vẫn tồn tại riêng rẽ với hệ thong chính phủ hoàn chỉnh của riêng minh Vi vậy, thực tiễn cho thấy, trên nhiều lĩnh vực, trong đó có giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền, mỗi bang vẫn có một số quy định tương tự hoặc khác với luật liên bang và những bang khác.

* *

Qua những phân tích trên, có thể thấy được tầm quan trọng của các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền của một số quốc gia trên thế giới Bốn quốc gia Anh, Mỹ, Pháp và Đức - tiêu biểu cho hai Dòng họ pháp luật chủ đạo trên thế giới đều có những quy định tương đồng và có một số khác biệt trong quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền do lịch sử hình thành và phát triển cũng như bối cảnh kinh tế, xã hội và tư duy lập pháp của các nhà làm luật của bốn quốc gia kể trên có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định Trên cơ sở so sánh, phân tích, đánh giá ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật về giao kết hợp đồng thông qua đại diện theo ủy quyền trong các hệ thống pháp luật nói trên, tác giả hy vọng một phần nào đó đóng góp cho việc làm giàu thêm kho tàng kiến thức về nghiên cứu, so sánh pháp luật một số quốc gia tiêu biểu cho hai dòng họ pháp luật phổ biến trên thế giới và cho công tác nghiên cứu, so sánh

luật cũng như góp phan hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến

vấn đề này.

222

Trang 27

CHUYEN DE 9: NOI DUNG HỢP DONG

ThS Nguyên Đức Ngoc Khoa PL Kinh té - ĐHLHN Nội dung hợp đồng là tổng thể các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận Các điều khoản đó xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp déng’ Trong pháp luật các quốc gia được nghiên cứu, quan niệm về nội dung hợp đồng có nhiều điểm tương đương nhau, dù không tránh khỏi những khác biệt ở mức độ cụ thể, chỉ tiết Sự tương đương này có thể giải thích dựa trên logic rằng, xét về mặt bản chất, nội dung của hợp đồng chính là sự thỏa thuận của các bên trên các nguyên tắc được các hệ thống pháp luật thừa nhận chung, đó là nguyên tắc tự do ý chí, trung thực, thiện chí Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, với những quan sát và tư liệu mà chúng tôi có, các qui định về nội dung hợp đồng trong pháp luật các nước là khá phân tán cả về hình thức lẫn cách tiếp cận Vì vậy, chúng tôi trình bày và mô tả những nét nỗi bật, phổ biến về “nội dung hợp đồng” của từng quốc gia; sau đó, rút ra một số đánh giá khái quát Khi xem xét những kết quả so sánh như thế, chúng tôi xin lưu ý trước một vài điểm, tạm coi như là những giới hạn nghiên cứu, như sau:

- Nguồn của nội dung hợp đồng: là một khái niệm công cụ dùng dé thao tác tìm hiểu mỗi hệ thống pháp luật trong quá trình áp dụng pháp luật sẽ cho phép xem xét sự biểu đạt ý chí của các bên được thể hiện và phản chiếu từ hoặc căn cứ vào đâu, ví dụ các điều khoản được thỏa thuận hoặc do pháp luật qui định.

- Tương tự là khái niệm phân loại nội dung hợp đồng Tất nhiên, xét ở góc độ chung, nguồn của hợp đồng cũng là một cách phân loại điều khoản Tuy nhiên, ở đấy, phân loại nội dung hợp đồng muốn phân tích vị trị, vai trò tầm mức quan trọng của một nhóm điều khoản liên quan đến sự hình thành và hiệu lực pháp lý của hợp đồng Theo ngôn ngữ pháp lý thông dụng ở Việt Nam, có thể hình dung theo các thuật ngữ”

99 66

điều khoản cơ bản”, “ điều khoản thông thường”, “ điều khoản tùy nghỉ

Phan trình bày dưới đây, chủ yếu xoay quanh 2 khái niệm công cụ vừa nêu Tất nhiên, trong quá trình đó, để làm nổi rõ hơn nội dung của chúng, tùy vào từng quốc gia, sẽ có trình bày thêm một số nội dung khác, chăng hạn như quan niệm hoặc nguyên tắc chung về nội dung hợp đồng.

I Khái quát về nội dung hợp đồng theo pháp luật của các nước Anh, Hoa Kỳ, Pháp, Đức

' Đại học luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam ( tập 2), Nxb Công an nhân dân 2009, tr 98* Đại học luật Hà Nội , sdd, tr 99-100

223

Trang 28

1.Nội dung hợp đồng theo pháp luật Anh

Là quốc gia điển hình của hệ thống pháp luật án lệ, trong quan niệm pháp luật ở Anh không dựa vào một văn bản qui phạm pháp luật Về cơ bản, các qui tắc điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật, và theo đó, là về nội dung hợp đồng luôn dựa chủ yếu vào các án lệ, các phán quyết của hệ thống tòa án.

Dựa vào các án lệ này, và các tài liệu liên quan”, chúng tôi cố gắng rút ra một số van đề về nội dung hợp đồng theo pháp luật nước Anh.

Có 3 van đề chính liên quan đến nội dung hợp đồng - Quan niệm về nội dung hợp đồng?

- Nguồn của các điều khoản hợp đồng - Phân loại các điều khoản hợp đồng

Thứ nhất, quan niệm vê nội dung hợp đông

Do không có một qui tắc thành văn liên quan đến thuật ngữ “ nội dung hợp đồng” , nên khi xem xét một hợp đồng, thâm phán thường phải cân nhắc liệu một thỏa thuận nào sẽ được coi là điều khoản hợp đồng và sự thỏa thuận nào thì không?

Trong thực tiễn án lệ của nước Anh, người ta đã đưa ra được 3 tiêu chí phân

biệt tương đối rõ ràng giữa cái gọi là điều khoản hợp đồng ( term) với những diễn đạt thuần túy quan điểm ( mere statements of oinion “ mere puffs” và với “ mere representation”

Tiêu chi 1:

Một thỏa thuận, một sự trao đổi ý định sẽ không được coi là một điều khoản của

hợp đồng nếu nó đòi hỏi một bên phải có sự thấm tra, thẩm định lại tính xác thực của nội dung trao đổi Ta có vi du sau: người bán một chiếc thuyền trao đôi với người mua rằng: chất lượng của chiếc thuyền là 6n định nhưng cũng nói rõ là người mua nên trực tiếp kiểm tra!.Sự thỏa thuận này là một “ mere representation” Ngược lại, nếu ví dụ

người bán một con ngựa nói với khách hàng rằng: “ con ngựa là ổn, nếu có nó có bat

ky van dé gi thì tôi sẽ thông báo cho anh” thi sự thỏa thuận này sẽ được coi là một điều khoản của hợp đồng”.

Tiêu chí 2:

Khi một người đưa ra một sự trao đổi thì nó sẽ được xác định là một điều khoản của hợp đồng nếu nó ý nghĩa quan trọng với người đó Chăng hạn, người mua một con bò cái hỏi người bán là anh ta sẽ không mua nếu nó đang mang thai Người bán đảm bao là “không”, nhưng thực tế thì ngược lại Tòa án sẽ coi việc không mang thai của bò là một điều khoản của hợp đồng.

Tiêu chí 3

3 Ewan McKendrick, Contract Law, Palgrave MacMilan, 2003* Vu Ecay kiện Godfrey ( 1947)

> Vụ Hopkins kiện Tanqueray ( 1854)

224

Trang 29

Khi một bên có kiến thức hoặc kỹ năng chuyên biệt so với bên kia thì những

trao đối của bên này sẽ được coi như một điều khoản của hợp đồng Ngược lại, nếu những kiến thức và kỹ năng này là cơ bản tương tự giữa các bên thì những trao đổi này

chỉ có ý nghĩa là “ mere presentation” Bị đơn là người bán chiếc xe mô tả là mẫu xe

đời 1948 mà anh ta ngay tinh dựa vào một quyền giới thiệu sản phâm Nhưng thực tế

thì đó là mẫu xe 1939 Vì người mua là một đại ly xe, được coi là có kiến thức chuyên

biệt hơn so với người bán, nên trong trường hợp này, việc mô tả của người mua không được coi là một điều khoản hợp đồng”.

Sở đĩ, cần có sự phân biệt này trong án lệ Anh là bởi hệ quả pháp lý của chúng là khác nhau Nếu vi phạm hợp đồng thi sẽ khởi kiện về vi phạm hợp đồng, còn kia thì chỉ có quyền dừng hợp đồng và xin bồi hoàn.

Thứ hai, nguôn của các điều khoản hợp đồng

Trong các nước thuộc hệ thống thông luật, trong đó có nước Anh, hợp đồng

được thể hiện/dẫn chiếu theo 2 nguồn chính: các điều khoản thỏa thuận ( express terms) và các điều khoản ngụ ý/mặc nhiên ( implied tems).

- Điều khoản do thỏa thuận giữa các bên có thể bằng lời nói hoặc bằng văn bản Vẻ những điều khoản được thỏa thuận giữa các bên thi tinh than chung là Tòa án tôn trọng các thỏa thuận này Bên cạnh những thỏa thuận trực tiếp giữa các bên, trong thực tiễn án lệ của Anh tồn tại việc chấp nhận những biểu hiện khác của thỏa thuận giữa các bên Trong sách báo pháp lý gọi đó là hiện tượng “ hợp nhất vào hợp đồng” ( incorporate contract) Dưới đây, chúng tôi miêu tả một số nét chính của hiện tượng này.

Các bên hợp đồng có thể đồng ý kết hợp một bộ các điều khoản viết vào trong hợp đồng của họ, với 3 điều kiện:

+ có sự thông báo về các điều khoản này trước khi hợp đồng được ký kết Vụ

khách sạn": một thông báo của khách sạn được đặt tại phòng khách sạn về việc khách

sạn không có trách nhiệm đối với mat mát hoac hư hỏng tài sản của khách Thông báo này không được coi là một phần của hợp đồng trong giao kết giữa khách và khách sạn bởi vì nó “ chỉ được nhìn thấy sau khi khách hàng ký hợp đồng tại quây lễ tan”

+ Điều khoản phải được thể hiện trong văn bản dưới hình thức thông thường trong giao kết hợp đồng Điều này phụ thuộc vào vào thực tiễn thương mại Một người thuê ghế và trả tiền Nhận được một vé, phía sau có ghi một số điều kiện loại trừ trách nhiệm Ghế gãy, người này kiện người cho thuê Tòa cho rang không thé coi việc ghi

° Vụ Oscar Chess Ltd kiện Williams ( 1957)

7 Vụ Olley kiện Marlborough court Ltd ( 1949)

225

Trang 30

trên vé là một điều khoản hợp đồng được, vì thông thường, đối với một người bình thường vé chỉ có ý nghĩa là một biên lai thanh toán và giữ để kiểm tra.

+ Phải có những bước hợp lý để đưa nhưng điều khoản vào sự chú ý của bên kia Cho nên, ở Anh đến nay vẫn nhac tới án lệ là một điều khoản loại trừ trách nhiệm được in trong bảng giờ tàu được coi là rõ ràng và gây được sự chú ý đối với hành khách, cho dù trong trường hợp thực tế là hành khách không hề đọc vì không biết chữ”.

Ngoài ra, theo án lệ, Tòa án Anh cũng đề cập tới việc thông lệ buôn bán được hình thành giữa hai bên hợp đồng cũng được xem như một nguồn của hợp đồng ( course of dealing) Từ các án lệ, các nhà nghiên cứu rút ra 2 dấu hiệu chính của thông lệ buôn bán cần phải có để trở thành nguồn của hợp đồng, đó là:

+ tính thường xuyên, lặp lại Ví dụ, giữa hai bên hợp đồng đã thực hiện 100 hợp

đồng tương tự trong vòng 3 năm.

+ tính phù hợp với mục đích của hợp đồng

- Nguồn thứ hai của hợp đồng theo pháp luật Anh là các điều khoản ngụ ý hoặc có thể hiểu là điều khoản mặc nhiên như cách phân loại phổ biến trong sách báo pháp lý nước ta Tức là bên cạnh những điều khoản được các bên hợp đồng soạn thảo, thì Tòa án cũng có thể áp dụng các điều khoản ngụ ý vào hợp đồng, dù ngay từ đầu, các bên không đề cập tới chúng trong quá trình giao kết Từ án lệ của Anh, có 3 loại điều khoản mặc nhiên là:

+ Thứ nhất là các quy định của nhà nước Các quy định, thể lệ này không chỉ

ngụ ý cho ý định của các bên mà còn dựa trên những qui tắc pháp quyền và chính sách công Ví dụ ở Anh là các qui định của đạo luật bán hàng hóa 1979

+ Thứ hai là theo tập quán Hợp đồng có thể được bao gồm các tập quán của thị trường, thương mại, hoặc địa phương nơi hợp đồng được lập, trừ phi các tập quán đó trái ngược hoàn toàn với thỏa thuận của các bên Môt tập quán được coi là điều khoản ngụ ý thường được tòa án công nhân khi nó được thừa nhận phổ biến của những thương nhân trong một lĩnh vực, một địa bàn nhất định, cho dù các bên hợp đồng có biết hay không biết đến tập quán đó.

+ Thứ ba, các điều khoản ngụ ý theo thông luật, gồm 2 trường hợp: điều khoản mặc nhiên bời thực tế và điêu khoản mặc nhiên bời luật Các điều khoản ngụ ý bởi thực tế là việc một nội dung phải có ý nghĩa với hợp đồng, nếu không có thì hợp đồng thực hiện không hiệu quả, nó cũng không trái ngược với những gì các bên đã thỏa thuận, nó hiển nhiên đến mức không cần phải nói” Các điều khoản ngụ ý bởi luật, ví dụ thường thấy là trong hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng thuê bất động sản Người " Vụ Thompson kiện London, Midland and Scotish Railway Co Ltd ( 1930)

*Ewan McKendrick (sdđ), tr 221

226

Trang 31

chu lao động đương nhiên phải có trách nhiệm do những hành vi sai trái gây ra boingười lao động.

Thứ ba, phân loại các diéu khoản hợp đông

Trong một văn bản hợp đồng, không phải mọi điều khoản đều có giá trị nhưnhau, có những điều khoản quan trọng hơn những điều khoản khác Bởi vậy, ý nghĩa

của việc phân loại các điều khoản trong hợp đồng là xác định vai trò của từng điều khoản và hệ quả đối với quyền và nghĩa vụ của các bên Một hợp đồng có thé chia làm 2 nhóm điều khoản ”:

- Điều kiện (conditions) là những điều khoản cơ bản của hợp đồng, được mô tả

như là cội rễ hoặc trái tim của hợp đồng Nếu diễn ngôn theo các sách báo pháp lý của

nước ta thì ta có thé coi “ conditions” là những “ điều khoản thiết yếu” hoặc ” điều khoản bắt buộc” [Điều kiện phụ thuộc là cái mà sự tồn tại của hợp đồng phụ thuộc vào nó Điều kiện phụ thuộc là có 2 loại là điều kiện tiền đề là hợp đồng chỉ có hiệu

lực khi có một sự kiện đặc biệt xảy ra ( ví dụ hợp đồng mua xe sẽ có hiệu lực sau khi

chiếc xe được kiểm tra và có chứng nhận an toàn); điều kiện hệ lụy là một hợp đồng sẽ hết hiệu lực khi có một sự kiện xảy ra trong tương lai ( ví dụ thỏa thuận về trợ cấp cho một người cho đến khi người này lập gia đình) Điều kiện phụ thuộc không quan trọng

trong án lệ, vì nó không dẫn đến sự vi phạm hợp đồng, lời hứa kiểm tra xe hoặc lập gia

đình không nhất thiết phải xảy ra.]

Điều kiện là một sự cam kết, lời hứa thé hiện trong điều khoản của hợp đồng,

theo đó một bên cam kết làm một việc nhất định và khi không thực hiện điều kiện này thì được coi là một sự vi phạm hợp đồng.

Việc xác định điền kiện được coi như một điều khoản bắt buộc của hợp đồng có 3 cách là:

+ điều kiện bắt buộc do được quy định trong các quy chế, luật lệ của nước Anh Ví dụ là các qui định trong Đạo luật về mua bán hàng hóa 1979

+ điều kiện bắt buộc do Tòa án quyết định Trong trường hợp này, Tòa án sẽ xem xét các điều khoản hợp đồng giữa các bên và cân nhắc về vai trò của chúng trong việc thực hiện hợp đồng để quyết định xem liệu điều khoản nào có giá trị như một điều khoản thiết yếu Bên cạnh đó, Tòa án cũng có xu hướng chấp nhận các quy tắc của các hiệp hội thương mại, các điêu khoản tiêu chuân hóa là điêu khoản thiệt yêu.

= Thực tế, trong thời gian gần đây, sau án lệ HongKong (1988) , đã có thêm sự xuất hiện của loại điều khoản gọilà “ điều khoản trung gian” ( intermedia contract) Trong bài này, chúng tôi không dé cập tới loại điều khoảnnày.

227

Trang 32

+ Điều kiện bắt buộc do chính các bên hợp đồng thỏa thuận Theo quy tắc chung ở nước Anh, các bên có quyền tự mình xác định đâu là điều khoản thiết yếu Việc này đòi hỏi các bên phải ghi nhận rõ rang, và cùng thỏa thuận trong hợp đồng.

- Nhóm điều khoản thứ hai là “ warrant”, có sách dịch là “ ước khoản” Một ước khoản, ngược với “ conditions”, có vị trí và ý nghĩa thấp hơn và thường được coi chỉ là những thỏa thuận thứ yếu, có tính bé sung cho thỏa thuận chính Vi dụ khi một chiếc xe ô tô thì điều khoản bắt buộc là giá xe và chất lượng xe, còn màu xe trong tương quan này sẽ được coi là những “ warrant”.

Ý nghĩa sự phân biệt giữa các điều khoản bắt buộc (conditions) và các điều khoản “ ước khoản” ( warrant) liên quan mật thiết tới sự vi phạm hợp đồng Nếu vi phạm về “ conditions” thì bên bị vi phạm có thể lựa chọn một trong hai biện pháp để bảo vệ quyền lợi của mình: (1) được chấm dứt thực hiện hợp đồng và đòi mọi thiệt hại liên quan, hoặc (2) yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng và đòi bồi thường thiệt hại Đối với sự vi phạm “warrant” thì chỉ có quyền yêu cau đòi bồi thường, người bị vi phạm vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.

2 Nội dung hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ

Qua khảo sát một số tài liệu của Hoa Kỳ, những van đề về nội dung hợp đồng

cũng có nhiều nét tương đồng so với nhiều nước, đặc biệt là nước Anh’ Các tài liệu

này cho biết vấn đề nội dung hợp đồng có một số khía cạnh đáng quan tâm sau đây:

Thứ nhất là về nguon cua hop dong.

Như nước Anh, luật hợp đồng của Hoa Kỳ cũng gồm các điều khoản do các bên

thỏa thuận và các điều khoản ngụ ý Ở đây, theo luật hợp đồng Hoa Kỳ, dù không có sự khác biệt mang tính bản chất, có sự khác biệt trong việc sử dụng thuật ngữ Trong Tập bình luận về hợp đồng có qui đinh là là hợp đồng gồm “ điều khoản do thỏa thuận” (agreed terms) và “ điều khoản theo pháp luật” ( terms supplied by law) Ví dụ như nếu khách hàng vào quán rượu và nói “ xin chào” rồi ngồi xuống quay rượu,thì dù hai bên không hé dé cập hay diễn đạt một sự thiết lập hợp đồng nào thì người khách phải trả theo giá thông thường Điều khoản theo pháp luật do đó có thể suy luận là những điều khoản mà pháp luật coi là quan trọng đối với hợp đồng dù các bên có đồng ý hay bàn bạc hay không Thực chất, đây là sự thể hiện của nguyên tắc trung thực, thiện chí và tập quán trong nội dung hợp đồng.

Điều khoản theo luật còn bao hàm cả khả năng tòa án được phép thêm vào hợp đồng những nội dung thiết yếu đã không được dé cập tới hợp đồng Mục 204 của Tập bình luận luật hợp đồng có qui định về vấn đề này Khi mà các bên hợp đồng đã không thỏa thuận một điều điều khoản thiết yếu để xác lập quyên và nghĩa vụ của họ thì Tòa '' A.A.Painter & R.G Lawson, Giới thiệu luật kinh doanh nước Anh ( Vuong Quang Thọ biên dịch), Nxb Thống

kê, 1997, tr 67 „k Gregory Klass, Contract law in the USA, Kluwer Law Intrenational, 2010, tr 131 và các trang tiêp theo

228

Trang 33

án được phép bé sung một điều khoản thiết yêu phù hợp với hoàn cảnh giao dịch của

các bên.

Thứ hai, vé các loại điều khoản trong hợp dong

Trong các điều khoản hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ có một số nhóm điều

khoản thé hiện nội dung của hợp đồng thường được tập trung phân tích đó là:

-Tới hiện nay, dựa vào những gì chúng tôi quan sát được thì việc phân loại các điều khoản của Hoa Kỳ chủ yếu dựa vào khái niệm warranty Khái niệm “condition” cũng tổn tại trong pháp luật hợp đồng của Hoa Kỳ, nhưng dường như thường được

quan sát, phân tích khi nói về việc thực hiện hợp đồng `.

Warranty trong lĩnh vực hợp đồng có nhiều nghĩa Về mặt từ nguyên có thể

diễn dịch warranty là một sự bảo đảm hoặc bảo hành Trong lĩnh vực hợp đồng, warranty cũng bao hàm những nét nghĩa như vậy, nhưng nó thường được định nghĩa một cách chung hơn là: “ những cam kết về tính chính xác của những sự kiện, sự vật trong giao dịch hợp đồng ( ví dụ: chất lượng sản phẩm) Do vậy, ở Hoa Kỳ, đối với nội dung của hợp đồng, người ta cần phải xác định được nội dung thỏa thuận nào được coi ”!4 Bởi vì, Warranty theo luật Hoa Kỳ là một ước khoản diễn tả một sự là “warranty

kiện thực tế mà nếu nó xảy ra thì có thể yêu cầu vi phạm hợp đồng Ý nghĩa của warranty theo luật Hoa Kỳ là nguyên đơn khi kiện về vi phạm hợp đồng thì không cần có bằng chứng chứng minh lỗi của bị đơn; tuy nhiên, mức độ đòi bồi thường thiệt hại thì bị giới hạn.

Một warranty có thể là do thỏa thuận hoặc do ngụ ý mặc nhiên Ở Hoa Kỳ, warraty ngụ ý là rất phổ biến.

Điều khoản do thỏa thuận có tính chat bảo hành Theo UCC Điều 2-313 thì việc người bán xác nhận cam kết liên quan đến hàng hóa,những mô tả của người bán về hàng hóa, mẫu mã được cung cấp sẽ tạo ra những ước khoản mà hàng hóa sẽ được

đảm bảo theo những xác nhận đó, mà không cần trong những điều khoản hợp đồng có

từ “ Bảo đảm””” bảo hành”.

Điều khoản ngụ ý có tính chất bảo hành Ở Hoa Kỳ, các điều khoản bảo hành ngụ ý được thừa nhận phổ biến, và có xu hướng áp dụng rộng rãi, ngoại trừ giao dịch liên quan đến bất động sản” Ví dụ các qui tắc của Luật thương mại thống nhất là

những đảm bảo ngụ ý cho mua bán hàng héa.Chang han, UCC có đưa ra 3 trường hop

'? Chang han, theo cách trình bày của E Allan Farnsworth trong sách United State Contract law, JurisPublishing, 1999

'* Dừng lại ở những cứ liệu này, chúng tôi tạm suy luận rằng: có lẽ thuật ngữ warranty được sử dụng ở Hoa Kỷ

và Anh có những nét nghĩa khác nhau về mặt pháp lý Chăng hạn, theo thông tin được trích dẫn từ :

http://www.ionesday.com/some-differences-in-law-and-practice-between-uk-and-us-stock-purchase-agreements-04-13-2007/ thì ở Anh, người ban thường không sử dung những tir “ warranty” ( bao hành) trong hợp đồng

7 Gregory Klass, Contract law in the USA, Kluwer Law Intrenational, 2010, p 136

229

Trang 34

được coi là bảo đảm mặc nhiên liên quan đến mua bán hàng hóa Đó là việc chuyển quyền sở hữu cho người mua; giá cả chất lượng công dụng của hàng hóa phải phù hợp ở mức trung bình; nếu người mua mua hàng dựa vào kỹ xảo của người bán thì hàng cũng phải phù hợp với mục đích đó.

- Điều khoản mẫu: Ở Hoa Kỳ có sự thừa nhận và tồn tại khá phổ biến về hợp đồng mẫu ( Standardized agreements- hợp đồng tiêu chuẩn hóa) Hợp đồng mẫu rất phố biến ở Hòa Kỳ Các Hiệp hội thương mại thường lập và cung cấp các mẫu hơp đồng các giao dịch cùng loại Mục 211 Tập bình luận luật hợp đồng cũng đề cập tới hợp đồng mẫu Mục 211 thừa nhận sự tồn tại của hợp đồng mẫu và hiệu lực toàn bộ của nó đối với các bên tham gia Khi đã ký vào hợp đồng mẫu thì dù các bên có thực sự hiểu hoặc có kiến thức về những điều khoản mẫu hay không thì chúng vẫn có giá trị ràng buộc đối với các bên hợp đồng.

- Nhóm các điều khoản có tính kỹ thuật pháp lý Có thể nhận thấy trong thực tế, bên cạnh những điều khoản chính yếu cho sự tồn tại của hợp đồng thì cũng có một nhóm các điều khoản được soạn thảo hết sức phức tạp, mang tính kỹ thuật pháp lý cao nhăm ràng buộc hoặc loại trừ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên Các điều khoản này về cơ bản gồm:

+ Các điều khoản về loại trừ trách nhiệm hoặc giới hạn trách nhiệm Ở Hoa Kỳ, trong các tài liệu giao dịch liên quan đến giao kết hợp đồng hay sử dụng điều khoản

TINALEA: “đây là những nội dung không có ràng buộc pháp lý” Trong khi tòa đôi

khi không thừa nhận những điều khoản loại này vì những lý do công bằng, chính sách

chung thì nguyên tắc chung là việc soạn thảo một nội dung như vậy không ảnh hưởng tới quan hệ pháp lý nhằm ngăn cản việc hình thành nên hợp đồng Bên cách đó, trong

hợp đồng thông dụng ở Hoa Kỳ còn sử dụng kỹ thuật xác định mức giới hạn bồi

thường cho một khiếu kiện nào đó Tòa án đã công nhân từ rất lâu hiệu lực pháp lý của điều khoản hạn định mức bồi thường, trừ phi nó không có sự đồng thuạn hoặc đi ngược lại chính sách chung Cuối cùng là các điều khoản về bất khả kháng

+ Các điều khoản về trọng tài

3 Nội dung hợp đồng theo pháp luật của Pháp

Về cơ bản, luật hợp đồng của Pháp được thể hiện trong Bộ luật dân sự là sự

phản ánh khá rõ ràng cho lý thuyết về tự do ý chí của các bên tham gia hợp đồng '

Xét từ góc độ này, các bên được tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng và pháp luật tôn trọng và thừa nhận các nội dung mà các bên hợp đồng đã thỏa thuận, miễn là phù hợp với các điều kiện có hiệu lực pháp lý của hợp đồng Theo Điều 1134 BLDS Pháp thì thỏa thuận được ký kết hợp pháp sẽ có giá trị như luật đối với các bên.

'* Barry Nicholas, The French law of contract, Clarendon press oxford, 2005, tr 32-36

230

Trang 35

Phân loại nội dung hợp đông: doi tuong hop dong la điêu khoản cơ ban

Theo Bộ luật dan sự Pháp, một trong những điều kiện dé hợp đồng có hiệu lực là đối tượng của hợp đồng phải được xác định'” Như vậy có thé thay bên cạnh các điều kiện về tự do ý chí, năng lực pháp lý thì nội dung hợp đồng cũng là một tiêu chí không thé thiếu dé xem xét hiệu lực của một hợp đồng Xét theo logic này, một hợp đồng bắt buộc phải có nội dung về đối tượng của hợp đồng: hay nói khác đi, đối tượng hợp đồng chính là điều khoản cơ bản nhất áp dụng đối với mọi loại hợp đồng theo pháp luật Pháp Thật vậy, về mặt hình thức, BLDS Pháp tại Quyền thứ 3( Các phương thức xác lập sở hữu), Phần 3 (Hợp đồng và nghĩa vụ hợp đồng), Chương 2 ( Hiệu lực của hợp đồng) đã dành hắn Mục 3, từ các điều 1126 đến 1130 để qui định về “Đối tượng và nội dung chủ yếu của hợp đồng”.

Phần dưới đây chúng tôi khái quát lại các điểm chính của các qui định vừa nêu dé thay rõ hơn quan niệm của pháp luật Pháp về “điều khoản cơ bản” của hợp đồng về đối tượng hợp đồng Thật ra, trong các tài liệu nghiên cứu về luật hợp đồng của Pháp đều có lưu ý đến vấn đề khái niệm của thuật ngữ “ đối tượng” Theo đó, thuật ngữ “ đối tượng” (objec) có ít nhất là hai nét nghĩa ”: (1) đối tượng là nghĩa vụ phát sinh ra từ hợp đồng, tức là những “ lợi ích” mà bên có nghĩa vụ phải thực hiện, có thể hiểu ngắn gọn đối tượng là hành vi; và (2) đối tượng của hành vi là những vật mà hành vi hợp đồng hướng tới, chính là đối tượng của “ lợi ích”!” Hiện tượng này có thé bắt nguồn từ chỗ các điều luật có liên quan trong BLDS Pháp sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau: điều 1126 sử dụng thuật ngữ “ đối tượng của hợp đồng”, trong khi điều1 129 lại sử dụng thuật ngữ ” đối tượng của nghĩa vụ” Qua khảo sát các qui định liên quan tại BLDS Pháp, chúng tôi nghiêng về khả năng các điều luật này chủ yếu qui định về đối tượng của nghĩa vụ mà các bên phải cam kết thực hiện Do đó, đối tượng là vật hoặc công việc là nội dung chủ yếu của mọi hợp đồng, không thẻ tồn tại hợp đồng nếu hợp đồng không có sự thỏa thuận về đối tượng”.

Những yêu cầu pháp lý đối với “ đối tượng của nghĩa vụ” theo BLDS Pháp là: - Xác định đối tượng là nội dung hợp đồng:

Đối tượng hợp đồng mà các bên thỏa thuận phải nêu rõ được đó là vật mà một bên cam kết chuyển giao hoặc là một công việc mà một bên cam kết làm hoặc không làm Đối với vật thì quyền sử dung hoặc chiếm hữu cũng được coi là đối tượng của hợp đồng như bản thân vật.

Điều 1108 BLDS Pháp

'® Chúng ta tạm diễn dich dé hình dung là đối tượng ở đây có thé là khách thé của quan hệ hợp đồng ( các nghĩavụ) và là đối tượng của quan hệ đó ( các vật hoặc công việc cụ thể nào đó)

'? Barry Nicholas ( sđđ), tr 114-115?° Barry Nicholas ( sđd), tr

231

Trang 36

Đối tượng phải được xác định Điều 1129 BLDS Pháp qui định rằng "đối tượng của nghĩa vụ phải là một vật xác định, ít nhất là về chủng loại Từng phần của vật có thể không rõ nhưng vật phải xác định được” Vật hình thành trong tương lại cũng có thé là đối tượng của nghĩa vụ ( Điều 1130 BLDS Pháp).

Như vậy, nội dung chủ yếu trong bất kì hợp đồng nào theo BLDS Pháp là phải có các điều khoản thỏa thuận về vật, về công việc mà các bên hợp đồng trao đối với nhau.

- Đối tượng trong thỏa thuận phải hợp pháp Điều 1128 BLDS Pháp có qui định

rang chỉ những vật được phép giao dịch mới có thé là đối tượng của hợp đồng.

Nguồn của nội dung hợp dong

Bên cạnh những nội dung do các bên hợp đồng trực tiếp thỏa thuận và diễn đạt đưới dạng những điều khoản hợp đồng thì có rất nhiều nội dung của hợp đồng có thé được viện dẫn, được áp dụng vào quá trình thực hiện hợp đồng dựa vào các qui định của BLDS Pháp Về cơ bản, có thể coi đó là những điều khoản thông thường, mặc nhiên theo pháp luật.

BLDS Pháp có rất nhiều các qui định trong các hợp đồng cụ thé dé cập tới quyền và nghĩa vụ của bên trong hợp đồng Phan trên chúng tôi có trình bay, trong

nghiên cứu thường đề cập tới thuật ngữ “ đối tượng” với cả hàm nghĩa là khách thể của một quan hệ hợp đồng, và các qui định trực tiếp về “ đối tượng và nội dung chủ yếu

của hợp đồng” trong BLDS Pháp lại tiếp cận ở góc độ là những “ vật, công việc” cụ

thé Điều này có thé được lí giải bằng một điểm rất đặc trưng của luật hợp đồng các

nước thuộc dòng họ Civil law là luôn điều chỉnh từng loại hợp đồng theo nội dung của chúng, ví dụ hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê v.v Do đó, khách thể với tính cách là “ lợi ích” của các bên hợp đồng sẽ thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ được qui định tại BLDS trong các hợp đồng liên quan.

Thật vậy, BLDS Pháp đã qui định trực tiếp và chi tiếp về nội dung hợp đồng thông qua các quyền và nghĩa vụ của các bên đối với các loại hợp đồng cụ thể sau đây: hợp đồng mua bán, hợp đồng trao đôi, hợp đồng thuê, hợp đồng xây dựng, hợp đồng công ty ( công ty có thé hiểu là sự thỏa thuận để cùng làm một công việc kinh doanh), hợp đồng vay mượn, hợp đồng gửi giữ, hợp đồng ủy quyền, hợp đồng bảo lãnh, và các dạng hợp đồng không có tính chất trao đổi ngang giá (ví dụ trúng thưởng, cá cược).

Xét về nội dung, các qui định của BLDS Pháp cho các loại hợp đồng thông dụng có thé thấy hai van đề chính:

+ Cụ thé hóa cho điều khoản chủ yếu là “ đối tượng của hop đồng” Ví dụ: đối với hợp đồng mua bán, điều 1598 qui định là mọi vật được phép kinh đều có thể được bán, hoặc đối với hợp đồng cho thuê, điều 1713 qui định vật cho thuê có thê là động sản hoặc bất động sản

232

Trang 37

+Có thể xem các qui định này như những điều khoản thông thường tức là những điều khoản được pháp luật qui định trước, mặc nhiên được áp dụng, ngay cả trong trường hợp các bên thực sự không có sự nhận thức thực tế về những qui định đó của BLDS.

Cũng cần lưu ý rằng, về van dé nay, mot số tài liệu cho rằng: trong quan niệm của Pháp về luật hợp đồng, không tôn tại sự phân chia nội dung hợp đồng thành điều khoản do thỏa thuận và điều khoản do ngụ y,”' Do vậy, luật hợp đồng của Pháp không có các qui định trực tiếp về các điều khoản ngụ ý Tuy nhiên, vẫn có các qui định dé cập tới nhiều điều khoản và điều kiện cái hình thành nên những cơ sở hợp đồng trừ khi các bên có sự thỏa thuận khác Điều 1135 của BLDS Pháp qui định rằng nghĩa vụ của các bên không chỉ là những gì họ thể hiện trong các cam kết của mình mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ theo yêu cầu của công bang, tập quán và pháp luật phù hợp với bản chất của nghĩa vụ Thêm vào đó, Điều 1134 BLDS Pháp khi qui định rằng hợp đồng phải thực hiện một cách thiện chí thì cũng hàm ý tới những yêu cầu mặc nhiên của pháp luật.

4 Nội dung hợp đồng theo pháp luật Đức

Là quốc gia thuộc hệ thống civil law, các qui định về nội dung hợp đồng có thể tìm trong BLDS Đức Tuy nhiên, khác với cấu trúc của BLDS Pháp, chúng ta không thấy có những qui định tập trung, trực tiếp đề cập tới vấn đề nội dung hợp đồng trong BLDS Đức Tổng hợp lại, điều chỉnh pháp luật về nội dung hợp đồng theo pháp luật Đức có một số điểm nỗi bật như sau:

Quan niệm, nguyên tắc và nguôn của nội dung hợp động

- Đối với nhiều vấn đề của luật hợp đồng, trong đó có nội dung hợp đồng, những nguyên tắc chung của BLDS Đức luôn có ý nghĩa quan trọng trong sự điều chỉnh Có tác giả đã khẳng định:” trong pháp luật Đức, những vấn đẻ chính yếu nhất được điều chỉnh bằng các qui tắc chung”””.

Trước hết, nội dung hợp đồng là do các bên tự quyết định.Nguyên tắc tự do hợp đồng được phản ánh ở nhiều góc độ khác nhau trong các giao dịch dân sự, trong đó có sự tự do của các bên để xác định nội dung và các điều khoản trong hợp đồng của họ Bởi vậy, luật của Đức đã qui định nguyên tắc tự do hợp đồng bao hàm cả việc tự do định hình nội dung của hợp đồng (Gestaltungsfreiheit), cho phép các bên tự dàn xếp những quan hệ hợp đồng của họ như họ mong muốn và quyết định chọn lựa những

?! Michael H Whincup, Contract law and Practice:, Kluwer Law International, 2006, tr 159

?# Sir Basil Markesinnis và những người khác, The German law of contract- a comparative treatise, Oxford andPortland, 2006, tr 144 Trong cuôn sách nay, các tác giả cũng nghiên cứu về nội dung hợp đồng Đức trước hếtbang việc trình bày về nguyên tắc của giao dịch dân sự- nguyên tac thiện chi

233

Trang 38

kiểu loại hợp đồng” Tự do hợp đồng là một quyền cơ bản được bảo vệ bằng luật hiến pháp Hợp đồng có thé dé cập tới bat kỳ nội dung nào mà các bên thỏa thuận trừ phi có những yêu cau riêng của pháp luật””.

Tiếp theo, nội dung của hợp đồng phải “ trung thực, thiện chí” Nội dung của hợp đồng qui định về các nghĩa vụ của các bên, và do các bên, như ta thấy ở trên, được tự do thỏa thuận Nhưng Điều 241 khoản 2 của BLDS Đức cho phép có thể diễn dịch nội dung của nghĩa vụ để bảo đảm lợi ích của tất cả các bên Bên cạnh đó, nếu điểm qua một số qui định về các hợp đồng cụ thể trong BLDS Đức, nguyên tắc thiện chí được thé hiện khá rõ trong các điều có đề cập tới nội dung của thỏa thuận, theo đó các điều khoản trong hợp đồng phải được qui định rõ ràng, hợp lý cho các bên thực hiện nghĩa vu của mình Chang hạn các qui định về nội dung hợp đồng vay (điều 492 BLDS Đức).

Một khía cạnh khác trong điều chỉnh nội dung hợp đồng bằng các qui tắc chung của giao dịch dân sự là các điều khoản của hợp đồng không được có nội dung vi phạm pháp luật hoặc trái với chính sách công cộng Điều 134 BLDS Đức thì một giao dịch pháp lý là vô hiệu khi vi phạm điều cắm của pháp luật Điều 138 BLDS Đức thì một giao dịch pháp lý là vô hiệu nếu nó trái với chính sách công.

- Như vậy, về nguồn của nội dung hợp đồng theo pháp luật Đức cần chú ý hai điểm:

Một là, các nguyên tắc chung của hợp đồng được sử dụng trực tiếp dé xác định

nội dung của hợp đồng Đó là quá trình mà Tòa án có thé can thiệp vào nội dung hợp

Hai là, BLDS Đức chứa đựng rất nhiều những qui tắc mặc định, tức là những điều khoản ngụ ý, mặc nhiên Những điều khoản đó sẽ có hiệu lực áp dụng đối với hợp đồng của các bên, trừ phi chính họ thỏa thuận khác đi Tương tự như BLDS Pháp, BLDS Đức qui định rất chi tiết về các loại hợp đồng khác nhau Các qui định này nêu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng Một cách gián tiếp, những nội dung đó có thể xem như những điều khoản mặc nhiên được áp dụng bởi pháp luật Ví dụ: Điều 434 qui định mặc nhiên về chất lượng hàng hóa được coi là phù hợp với các

bên nếu hàng hóa đó khi sử dụng đạt được mục đích theo hợp đồng, hoặc nó có chất

lượng tương đương với hàng hóa cùng loại trong điều kiện thông thường; Điều 556 mặc định về thời hạn thanh toán tiền thuê chậm nhất là 3 ngày kể từ thời điểm thuê; Điều 618 qui định về trách nhiệm của người thuê dịch vụ phải đảm bảo những điều kiện làm việc tối thiểu cho người cung cấp dịch vụ để họ có thể hoàn thành công việc của mình.

?3 http://www legiscompare.fr/site-web/IMG/pdf/19 Guiding Principles.pdf

*4 Dieck, Manfred, A stuy of the signficant aspects of German contract law, Annual survey of international &

comparative law, http://digitalcommons.law.ggu.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=1022&context=annlsurvey

234

Trang 39

Bên cạnh đó, có rất nhiều các qui định mang tinh bat buộc trong BLDS Đứcliên quan trực tiếp đến hợpđồng Điều này được giải thích là do việc thực hiện các quiđịnh vẻ bảo vệ khách hang của Cộng đồng châu âu vào trong BLDS Đức Trong

BLDS Đức có sự phân biệt giữa các nội dung bắt buộc và nội dung tùy chon” Các qui

định về hợp đồng của BLDS Đức có giá trị áp dụng néu không có các qui định khác, vi

dụ các qui định về bảo vệ bên yếu thế trong giao dịch Các qui định lựa chọn này chi áp dụng khi các bên không có thỏa thuận khác.

Phân loại các diéu khoản hợp đông

Mặc dù các bên có thé tự do thiết lập các điều khoản của mình thì trong hợp đồng vẫn cần phải có những điều khoản chủ yéu”®.

Ở góc độ khái quát, chúng ta có thể suy luận gián tiếp việc BLDS Đức yêu cầu các bên được tự do thỏa thuận các nội dung hợp đồng nhưng vẫn phải có tối thiểu những điều khoản căn bản phù hợp với bản chất của từng hợp đồng qua việc xem xét Điều 154 và Điều 155 của BLDS Đức Điều 154 BLDS Đức khang định nếu các bên

chưa thỏa thuận được vẻ tất cả điều khoản mà những điều khoản này đòi hỏi phải dat

được qua tuyên bố [ giữa các bên hoặc một bên] thi coi như vẫn chưa có hợp đồng Những thỏa thuận đơn lẻ dù đã được ghi nhận thì cũng không có giá trị Thêm vào đó, Điều 155 BLDS Đức cũng đặt ngược lại vấn đề khi qui định rằng một nội dung của hợp đồng dù không được thỏa thuận trong hợp đồng thì hợp đồng vẫn có thể có giá trị nếu những điều khoản khác có thể sử dung để giải quyết các van dé của hợp đồng đó.Qua đó ta thấy Bản chất của Điều 155 BLDS Đức là qui định về sự hiểu biết chưa day đủ về nội dung hợp đồng” Như vậy, có thể thấy, tinh than của BLDS Đức là có sự phân biệt giữa về vị trị, giá trị giữa những điều khoản hợp đồng Bình luận về điều này, quan điểm phổ biến cho rằng đây chính là biểu hiện về vị trí của điều khoản chủ yếu hoặc thứ yếu của hợp đồng trong việc xác định hiệu lực pháp lý của một hợp đồng.”

Ở góc độ cụ thể, một đặc điểm rất rõ ràng trong BLDS Đức khi điều chỉnh những từng chủng loại hợp đồng đều có qui định cụ thé về “ điều khoản bắt buộc” qua việc hoặc chỉ ra những trách nhiệm điển hình của các bên trong hợp đồng hoặc qui định trực tiếp những nội dung thiết yếu của hợp đồng Ở góc độ này có thể hiểu các điều khoản bắt buộc là những nội dung mà thiếu chúng thì hợp đồng chưa thể hình ? Michael H.Whincup (sdd), tr 161,162

http://www.poltenassociates.com/Resource-Links/ContractLaw-English.pdf ( trang 7, theo ban điện tử)” Đề thay rõ, có thể liên hệ với Điều 119 BLDS Đức Điều 119 nhắn mạnh vào sự vô hiệu của hợp đồng donhằm lẫn Đây là những nhằm lẫn dẫn tới sự vô hiệu của hợp đồng, tức là những nhằm lẫn vé ban chat , đốitượng hợp đồng Cho nên, có thể thấy Điều 155 là một sự bô sung khi đưa ra trường hợp mà sự nhằm lẫn khôngnhất thiết dn tới sự vô hiệu của cả hợp đồng.

Bể http://de.wikipedia.org/wiki/Einigungsmangel

235

Trang 40

thành Ta có thê dẫn ra đây một số ví dụ Điều 433 qui định các nghĩa vụ hợp đồng điển hình của thỏa thuận mua bán là chuyển giao vật và trả tiền; Điều 488 với mục đích tương tự qui định về tiền vay, thời gian vay, lãi suất của hợp đồng vay; Điều 535 còn dé cập trực tiếp tới nội dung và trách nhiệm chính của hợp đồng thuê, Điều 611 về nội dung của hợp đồng dịch vụ v.v Qua khảo sát như vậy, chúng tôi suy luận là logic của BLDS khi điều chỉnh các loại hợp đồng cụ thể là mô tả về bản chất, những yếu tố về đối tượng, khách thể quan trọng nhất của quan hệ hợp đồng Nói khác đi là BLDS Đức chỉ dẫn khá rõ ràng về những điều khoản cơ bản của hợp đồng, bởi vì khi đã thiết kế và điều chỉnh nhiều loại hợp đồng khác nhau thì về bản chất phải có sự phân định

Qui định một số qui tắc về nội dung của hợp đông mẫu

Hợp đồng mẫu là những hợp đồng được một bên soạn sẵn, sử dụng nhiều lần và được dua ra dé bên kia hợp đồng giao kết Day là loại hợp đồng rất phổ biến trong giao dịch dân sự, kinh tế hiện nay Về cơ bản, nội dung của hợp đồng sẽ do một bên soạn

thảo và các bên sẽ không có sự thỏa thuận, ban thảo chi tiết về từng điều khoản”? Do

vậy, dễ hiểu là vì sao pháp luật hợp đồng của các nước, trong đó có Đức đã thiết lập một số qui tắc để điều chỉnh về nội dung của hợp đồng mẫu Các qui tắc chính mà chúng tôi tìm thấy trong BLDS Đức về nội dung hợp đồng mẫu gồm:

- Nội dung của hợp đồng mẫu sẽ không có giá trị ưu tiên nếu về cùng một vấn đề có sự tồn tại các thỏa thuận riêng giữa các bên liên quan (Điều 305b BLDS Đức).

- Các điều khoản trong hợp đồng mẫu sẽ không có hiệu lực nếu chúng trái với

nguyên tắc trung thực, thiện chí, công bằng của hợp đồng Điều 307 BLDS Đức có

giải thích những điều khoản mẫu không có hiệu lực nếu trái với sự trung thực, thiện chí hoặc gây ra bat lợi phi lợi cho người sử dụng Những bat lợi phi lí có thé hiểu là những giới hạn về quyên, nghĩa vụ của các bên trái với bản chất và mục đích của từng hợp đồng Ngoài ra Điều 308 BLDS Đức cũng chỉ dẫn tới nhiều trường hợp cụ thể mà một điều khoản mẫu sẽ không có giá trị pháp lý.

_ IL Một số nhận xét khái quát về nội dung hợp đồng theo luật pháp của các quốc gia được nghiên cứu

1 Tính chất các điều khoản trong hợp đồng- vấn đề các điều khoản cơ bản

Qua những tư liệu trình bày ở trên, liên quan đến việc phân loại nội dung hợp

đồng qua việc xác định mức độ quan trọng của các điều khoản hợp đồng, chúng tôi

tạm rút ra một nhận xét là: đối với các nước Pháp và Đức, luật hợp đồng của các nước này luôn có xu hướng xác định rõ một hợp đồng, tùy theo bản chất và mục đích giao dịch của chúng, sẽ bắt buộc tối thiểu phải có những nội dung gì Những nội dung đó là những điều khoản mà nếu thiếu hợp đồng sẽ không thể hình thành Như vậy, những điều khoản cơ bản của hợp đồng theo pháp luật Đức, Pháp là sự thể hiện bản chất của ? Xem Điều 305 BLDS Đức

236

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN