1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

366 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 366
Dung lượng 80,25 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

DE TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HOC CAP TRƯỜNG

MÃ SO: LH — 2015 — 404/DHL — HN NGHIÊN €ÚU SO SÁNH

CÁC QUY DINIFCO BAN CUA HIẾN PHÁP

NƯỚC CỘNG HÒA NHÂN DẦN TRUNG HOA VÀ HIẾN PHÁP NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CHU NHIEM DE TAI: ThS PHAM QUY DAT THU KY DE TAI: ThS PHAM MINH TRANG

HA NOI - 2016

Trang 2

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

Chuyên đề 1 Lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung

ThS Mai Thị Mai

ThS Đậu Công HiệpKhái quát về đât nước và hoàn cảnh ra

ThS Mai Thị Mai

Chuyên đề 2 đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến ThS Nguyễn Thu Trang

pháp Trung Quôc hiện hành

Hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu

Chuyên đề 3 lực và thủ tục sửa đổi, bố sung Hiến | ThS Nguyễn Thị Phương pháp của Việt Nam và Trung Quốc

Chuyên đề 4 Quy định về chế độ chính trị trong ThS Pham Quý Đạt * Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc

Chuyên dé 5

Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội,

giáo dục, khoa học, công nghệ, môi

trường trong Hiến pháp Trung Quốc và

Việt Nam nhìn từ góc độ so sánh.

ThS Thái Thị Thu Trang

Quy định về chính thé trong Hiến pháp

Chuyên đề 6 Việt Nam và Trung Quốc ThS Lại Thị Phương Thao

Quy định về quyên con người, quyên

Chuyên đề 7 | và nghĩa vụ co ban của công dân trong | ThS Nguyễn Thị Phương

Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc

Chuyên đề 8 Quy định về cơ quan tư pháp trong ThS Pham Quy Dat

Hiên pháp Việt Nam va Trung Quôc ThS Pham Minh Trang **

Quy dinh vé chinh quyén dia phuong

Chuyên dé9 | trong Hiến pháp Việt Nam va Trung | ThS Phạm Vĩnh Ha Quốc

Chuyên đề 10

Quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Trung Quốc

PGS.TS Tô Văn Hòa

Chuyên dé 11 Cơ chê bảo hiện tại Trung Quốc trong

nghiên cứu so sánh đôi với Việt Nam ThS Trần Ngọc Dinh Ghi chú: * Chiu nhiệm dé tài

**Thu ký dé tài

Trang 3

Tinh cấp thiết của dé tài Tình hình nghiên cứu dé tài Mục đích nghiên cứu của đề tài Nội dung nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu đề tài

Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài

PHAN TONG THUAT VE VAN DE NGHIÊN CỨU

NHUNG NOI DUNG KHAI QUAT LIEN QUAN DEN

HIEN PHAP TRUNG QUOC VA HIEN PHAP VIET NAM

HIEN HANH

NGHIÊN CUU SO SANH NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BAN CUA HIẾN PHÁP TRUNG QUOC VÀ HIẾN PHÁP VIET

NAM HIỆN HÀNH

KẾT LUẬN

PHẢN CÁC CHUYÊN ĐÈ

Lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc

Khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Namvà Hiến pháp Trung Quốc hiện hành

Hình thức, cau trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bdsung Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc

Quy định về chế độ chính trị trong Hiến pháp Việt Nam và TrungQuốc

Chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ,

môi trường trong Hiến pháp Trung Quốc và Việt Nam nhìn từ góc

Trang 4

Quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vu co ban của côngdân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc

Quy định về cơ quan tư pháp trong Hiến pháp Việt Nam và TrungQuốc

Quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam vàTrung Quốc

Quy định về kiểm soát quyền lực Nhà nước trong Hiến pháp ViệtNam và Hiến pháp Trung Quốc

Cơ chế bảo hién tại Trung Quốc trong nghiên cứu so sánh đối với

Trang 5

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong vài thập kỉ vừa qua, Việt Nam đã và đang tiến sâu vào quá trình hội

nhập quốc tế Trên lộ trình mở rộng quan hệ giao lưu, hợp tác trong nhiều lĩnh vực đó, yêu cầu được đặt ra không chỉ đối với các cơ quan nhà nước, các doanh

nghiệp mà cả các nhà nghiên cứu khoa học pháp lí là mở mang tầm hiểu biết về các hệ thống pháp luật trên thế giới mà trước hết là về các hệ thống pháp luật

trong khu vực châu A — Thái Binh Dương.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã và đang vươn lên mạnh mẽ và dần trở thành một trong những cường quốc hàng đầu trên thế giới về nhiều lĩnh vực Đi lên từ một quốc gia có lịch sử lập quốc lâu đời, Trung Quốc luôn là quốc

gia đi đầu trong nhiều lĩnh vực và ngày càng có nhiều ảnh hưởng đối với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới Để có thể có được vị trí, vai trò

quan trọng như ngày nay trong quan hệ quốc tế, Trung Quốc có một hệ thống

pháp luật phát triển ở nhiều khía cạnh khác nhau, đặc biệt là những văn bản quy

phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành và đã có những cải cách pháp lý

quan trọng trong thời gian gần đây, và đây có thể là những bài học kinh nghiệm đáng quý Việt Nam và Trung Quốc là hai hệ thống pháp luật có nhiều điểm

tương đồng và khác biệt xuất phát từ nhiều yếu tố đặc biệt cần nghiên cứu và làm rõ Việc tìm hiểu và nắm vững về hệ thống pháp luật Trung Quốc đặc biệt là Hiến pháp của Trung Quốc là điều cần thiết, đặc biệt trong bối cảnh Đảng và

Nhà nước ta vừa hoàn thành xong việc ban hành một bản Hiến pháp mới, đây mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyển xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, vì mục tiêu dan chủ, công bang, văn minh.

Hiến pháp là đạo luật gốc, đạo luật cơ bản và có hiệu lực pháp lý cao nhất

trong hệ thống các văn bản pháp luật quốc gia Hiến pháp chứa đựng những nội

Trang 6

dung cơ bản nhất về chế độ chính trị, hình thức nhà nước, hình thức chính thể, tổ chức bộ máy nhà nước, chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà

nước để qua đó phản ảnh việc tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước đó như thế nào Cơ quan nhà nước các cấp, t6 chức chính trị lãnh đạo, tổ chức quyền lực và thực hiện quyền lực nhà nước như thế nào dé có thể vừa đảm bảo

tính pháp lý, tính hiệu quả, tính thống nhất, hợp lý là một câu hỏi chúng ta đang đi tìm câu trả lời trong mô hình nhà nước Trung Quốc giai đoạn hiện nay và so với Việt Nam có những điểm tương đồng và khác biệt nào Việc tìm hiểu, so

sánh Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc là một yêu cau cần thiết, đặt nền

móng cho những nghiên cứu so sánh chuyên sâu về các lĩnh vực pháp lý của Việt Nam và Trung Quốc nói riêng và giữa Việt Nam và các nước trên thế ĐIỚI nÓI

Để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, giảng dạy và học tập về các hệ thống

pháp luật trên thế giới, đặc biệt là về hệ thống pháp luật Trung Quốc, việc lựa chọn đề tài “Nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của Hiến pháp nước

Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” dé làm đề tài nghiên cứu khoa học, qua đó hình thành tai liệu

tham khảo chính thức nghiên cứu về hệ thống pháp luật Trung Quốc là một việc

làm thiết thực và cấp bách.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Các vấn đề pháp lý giữa Việt Nam và Trung Quốc đặc biệt có liên quan đến hiến pháp của hai quốc gia đã được rất nhiều học giả trong và ngoài nước

thực hiện dé phục vụ mục đích nghiên cứu, học tập, giảng dạy.

2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Trang 7

Một số công trình nghiên cứu có liên quan đến pháp luật nói chung và

hiến pháp nói riêng của Việt Nam và Trung Quốc đã từng được công bố dưới

dạng sách như:

1 Confucian Constitutionalism in East Asia / Bui Ngoc Son, First published

2016 by Routledge

Công trình này trình bày về sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chủ nghĩa hợp

hiến của các bản hiến pháp phương Tây tác động đến các bản hiến pháp phương

Đông mà cụ thé là hiến pháp của các quốc gia khu vực Đông Á đó là Nhật Bản,

Hàn Quốc, Đài Loan và có cả những nước xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc và

Việt Nam Tuy nhiên, bat chấp khả năng áp dụng phố quát cáo buộc của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây, sự thành công của bat kỳ hệ thống hiến pháp phụ thuộc một phan vào các giá trị văn hóa, phong tục và truyền thống của đất nước vào đó hệ thống hiến pháp được trồng Cuốn sách này giải thích cách các giá trị, phong tục và truyền thống của các nước Đông Á là Nho giáo, và thảo luận về cách thức này có liên quan đến thực hành hiến pháp trong khu vực Cuốn sách

trình bày cách hiến pháp đã được phát triển ở Đông Á trong thời gian dài, xem

xét công trình học thuật khác nhau về sự thuận lợi hay khó khăn trong việc cụ

thể hóa cũng như ảnh hưởng của chủ nghĩa hợp hiến phương Tây vào nước có

truyền thống Nho giáo là như thế nào, và xem xét triển vọng hội nhập trong tương lai Những nghiên cứu này tiếp cận một khía cạnh khác về hiến pháp trong

đó có hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc.

2 Legal reforms in China and Vietnam: a comparison of Asian communistregimes / John Gillespie and Albert H.Y Chen.

Tác phẩm nay cung cấp một đánh giá toàn diện, so sánh về phát triển pháp

lý ở Trung Quốc và Việt Nam, tìm hiểu sự giống và khác nhau, và đưa ra câu hỏi

quan trọng như: Có một mô hình đặc biệt đang diễn ra Trung Quốc, đó có phải là hình mẫu ở khu vực Đông Á không? Nếu vậy, nó có thể được linh hoạt áp dụng

Trang 8

cho điều kiện kinh tế xã hội ở các nước khác nhau? Nếu nó không thé được áp dụng cho một quốc gia về văn hóa và chính trị tương tự như Việt Nam, và mô hình đó sẽ ảnh hưởng đến những nơi khác trên thế giới như thế nào? Tác phẩm

nghiên cứu những cải cách tư pháp ở Trung Quốc và Việt Nam, nêu bật những

yếu tố có khả năng thúc day, thay đôi hoặc chống lại su ảnh hưởng của mô hình

Trung Quốc Như vậy tác phẩm này lại tập trung nghiên cứu sự phát triển của hoạt động lập pháp của Trung Quốc thúc day sự phát triễn nền kinh tế và có nên nhân rộng mô hình này ra thế giới hay không và liệu Việt Nam với những điều

kiện tương tự có dễ dàng chịu ảnh hưởng hay tiếp nhận mô hình của Trung Quốc

hay không.

3 Asian socialism and legal change: the dynamics of Vietnamese and Chinese

reform / John Gillespie and Pip Nicholson, First edition 2005 by ANU E pressand Asia Pacific Press.

Tác phẩm nói về những thay đổi về pháp luật dẫn đến những thay đổi về

kinh tế ở Trung Quốc và Việt Nam, hai trong số những quốc gia có nền kinh tế đang chuyên đổi cũng được coi là hình mẫu trên thế giới Ảnh hưởng bởi chủ

nghĩa xã hội, chủ nghĩa hợp hiến phương Tây, Nho giáo, quá trình hội nhập, nhu cầu và yêu cầu nội tại trong nước buộc Trung Quốc và Việt Nam đã phải có

những cải cách pháp luật sao cho phù hợp và đáp ứng được yêu cau đặt ra Tác

phẩm đi sâu phân tích các khía cạnh ảnh hưởng và kết quả của cải cách pháp luật đối với kinh té, không đi sâu nghiên cứu hay so sánh các khía cạnh hiến pháp của

Việt Nam và Trung Quốc.

Bên cạnh đó còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học khác của nhiều học giả trên thế giới có nghiên cứu đến hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung

Quốc nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu các nội dung của hiến pháp với ý nghĩa là sản phầm đầu tiên của cải cách pháp lý ở hai quốc gia.

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Trang 9

Nghiên cứu về một đạo luật cụ thể và nghiên cứu so sánh giữa các quốc

gia với nhau như Việt Nam và Trung Quốc cho đến nay rất ít được các học giả quan tâm và nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về Hiến pháp và là những

công trình nghiên cứu so sánh cũng đã được thực hiện bởi các học giả chuyên

sâu trong lĩnh vực Hiến pháp Có thé lẫy một vài ví dụ:

- Chế độ bau cử của một số nước trên thế giới của TS Vũ Hồng Anh,

NXB Chính trị quốc gia năm 1997;

- Lich sử lập hiến Việt Nam của GS.TS Thái Vinh Thắng, NXB Chính trị

quốc gia năm 1997;

- TỔ chức và hoạt động của Chính phủ một sé nước trên thé giới của TS Vũ Hồng Anh, NXB Chính trị quốc gia năm 1997;

- Luật Hién pháp của các nước Tu bản, GS TS Nguyễn Đăng Dung;

- Nghiên cứu so sánh các vấn dé cơ bản của Hiến pháp các quốc gia

Asean do TS Tô Văn Hòa thực hiện năm 2012.

- “Nghiên cứu, vận dụng kinh nghiệm cải cách của Viện Kiểm sát Trung

Quốc phù hợp với điều kiện cụ thé của Viện Kiểm Sát Việt Nam”, Ngô Quang

Liễn — Kiểm sát, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, số 9/2006, tr40-45.

- “Tổng quan quy định về Viện kiểm sát trong Hiến pháp Trung Quốc”, Lại Thị Thu Hà - Kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, số 9/2012, tr59-60.

- “Nghiên cứu so sánh chính sách dân tộc của Trung Quốc và Việt Nam

thời hiện đại ”, Luận án tiễn sỹ Dân tộc học của Dang Thanh Dat, DH Khoa hoc

xâ hội va nhân văn năm 2007.

- “So sánh các quy định về văn hóa, giáo dục, khoa học trong hién pháp Trung Quốc và hién pháp một số nước Đông Nam A — Những kinh nghiệm có thể

tiếp thu” ~ Đại học Kiểm sát".

*Link đăng nhập tham khảo http://tks.edu.vn/thong-tin-khoa-hoc/chi-tiet/1 19/583

Trang 10

Các công trình nghiên cứu khoa học nói trên được thực hiện đi theo hướng

nghiên cứu các nội dung cơ bản của các van dé cụ thé như bầu cử, chính phủ,

viện kiểm sát trong hiến pháp Trung Quốc với hiến pháp các quốc gia khác

trong đó có hién pháp Việt Nam chứ chưa đặt trong một công trình nghiên cứu

tông thể các vấn đề trong hiến pháp của Việt Nam và hiến pháp Trung Quốc.

Những công trình nghiên cứu về Hiến pháp của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa cũng được các học giả thực hiện khá nhiều trên thực tế theo từng chủ

dé hoặc nhóm chủ dé nghiên cứu nhưng mục đích là muốn giới thiệu về những

khía cạnh cơ bản của Hiến pháp Trung Quốc chứ chưa có những nghiên cứu so

sánh với Hiến pháp Việt Nam Do vậy, đây là một đề tài có tính mới trong quá

trình thực hiện.

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

- Làm rõ vị trí, vai trò của Hiến pháp trong đời sống khoa học pháp ly và thực tiễn cuộc sống.

- Tiếp cận xu hướng thay đổi và phương pháp xây dựng các quy phạm

pháp luật nói chung và những quy phạm hiến pháp nói riêng dựa trên nền tảng “cải cách pháp luật có thành công, tác động đến nền kinh tế mới có thé phát triển

bền vững.”

- Làm rõ sự tương đồng và khác biệt điển hình giữa các quy định của hiến

pháp Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có cả những van dé như hoàn cảnh ra

đời và lịch sử lập hiến.

- Cung cấp nguồn tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của môn Luật Hiến pháp, Luật Hiến pháp nước ngoài, Luật so sánh tại trường

ĐH Luật Hà Nội.

4 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Trang 11

Dé tài được triển khai nghiên cứu theo hai nhóm nội dung lớn sau: Phan một: Nội dung khái quát

- Nghiên cứu về lịch sử lập hiến của Việt Nam và Trung Quốc.

- Nghiên cứu khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.

ˆ So sánh và đánh giá những quy định về hình thức, cấu trúc nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đối, bố sung Hiến pháp của Việt Nam va Trung Quốc.

Phan hai: Nội dung cụ thể

- So sánh và đánh giá những quy định về chế độ Chính trị trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh và đánh giá những quy định về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh va đánh giá những quy định về chính thé trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh và đánh giá những quy định về Quyền con người, Quyền và nghĩa

vụ cơ bản của Công dân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc hiện hành - So sánh và đánh giá những quy định về co quan tu pháp trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh và đánh giá những quy định về chính quyền dia phương trong

Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh và đánh giá những quy định về kiểm soát quyền lực nhà nước

trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

- So sánh và đánh giá những quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong

Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

5 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Trang 12

Đề tài nghiên cứu so sánh các quy định cơ bản của hai bản Hiến pháp hiện

hành của 2 quốc gia:

- Hién pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Hiến pháp năm 1982, sửa đổi bổ sung năm 2004 của nước Cộng hòa

nhân dân Trung Hoa.

Trong quá trình nghiên cứu, có thể sử dụng nội dung của các bản hiến pháp đã từng tôn tại trong lịch sử lập hiến của Việt Nam và Trung Quốc và các tài liệu có liên quan đến hai hệ thống pháp luật Việt Nam và Trung Quốc để làm nỗi bật và chi tiết những quy định và chế định trong nội dung nghiên cứu.

6 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, dé tài sử dụng các

phương pháp nghiên cứu: Phân tích — tổng hợp, phương pháp lich sử, đặc biệt có sử dụng phương pháp so sánh dé thực hiện các nhiệm vụ và mục dich nghiên cứu

của để tài.

Với phương pháp đặc thù của luật So sánh và phương pháp so sánh luật

học, dé tài phải thực hiện nghiên cứu chuyên sâu các quy định cơ ban của Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc, qua đó tìm ra những điểm tương đồng, khác biệt; đồng thời lý giải nguyên nhân của sự tương đồng khác biệt đó rồi đưa ra những đánh giá, kết luận có chất lượng tham khảo đáp ứng được mục đích và nhiệm vụ

nghiên cứu.

7 Các kết quả nghiên cứu chủ yếu của đề tài

Nhóm chuyên đề thứ nhất:

Chuyên dé 1: Lịch sử lập hién của Việt Nam và Trung Quốc.

Chuyên dé 2: Khái quát về đất nước và hoàn cảnh ra đời của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành.

Trang 13

Chuyên dé 3: Hình thức, câu trúc nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc.

Nhóm chuyên dé thứ hai:

Chuyên dé 4: Quy định về chế độ Chính trị trong Hiến pháp Việt Nam và Trung

Chuyên dé 5: Quy định về chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa

học, công nghệ, môi trường trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

Chuyên dé 6: Quy định về chính thé trong Hiến pháp Việt Nam va Trung Quốc Chuyên dé 7: Quy định về Quyền con người, Quyền và nghĩa vụ cơ bản của

Công dân trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc hiện hành.

Chuyên dé 8: Quy định về cơ quan tư pháp trong Hiến pháp Việt Nam và Trung

Chuyên đê 9: Quy định về chính quyền địa phương trong Hiến pháp Việt Nam và Trung Quốc.

Chuyên dé 10: Quy định về kiểm soát quyén lực nhà nước trong Hiến pháp Việt

Nam và Trung Quốc.

Chuyên dé 11: Quy định về cơ chế bảo vệ Hiến pháp trong Hiến pháp Việt Nam

và Trung Quoc.

Trang 14

PHAN TONG THUAT VE VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU

A NHUNG NOI DUNG KHAI QUAT LIEN QUAN DEN HIEN PHAP

TRUNG QUOC VA HIEN PHAP VIET NAM HIEN HANH

I Lich sử lập hiến của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và nước Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nếu so sánh với lịch sử của chủ nghĩa lập hiến thế giới với hàng trăm năm

hình thành và phát triển, Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn là hai quốc gia có nên lập hiến khá non trẻ Điều này bắt nguồn từ lý do hết sức tự nhiên vi ngày lập quốc (với tư cách là một quốc gia độc lập và dân chủ, có chủ quyên và toàn vẹn lãnh thổ) của Việt Nam và Trung Quốc cũng mới chỉ chưa đến 100 năm Và

với lịch sử hình thành và phát triển của mình thì Việt Nam và Trung Quốc mới

chỉ thực sự tiếp nhận đề cập đến vấn dé về Hiến pháp và lịch sử lập hiến trong

thời gian tương ứng Mặt khác, cùng nam trong quỹ đạo của hệ thống xã hội chủ

nghĩa, hai quốc gia này có rất nhiều điểm chung trong lịch sử lập hiến Trong

phạm vi chuyên đề này, chúng tôi trình bày một số nội dung lớn như sau:

Đầu tiên là về lịch sử lập hiến Việt Nam Sự xuất hiện chủ nghĩa lập hiến

ở Việt Nam diễn ra khá sớm so với sự ra đời của bản hiến pháp đầu tiên Cùng

với quá trình khai thác thuộc địa và khai hoá văn minh, những tư tưởng lập hiến

Tây phương đã du nhập ở tam mức nhất định vào trong đời sống pháp luật Việt

Nam Từ năm 1946, sau khi nước cộng hoà non trẻ ra đời cho đến nay, Việt Nam

đã chứng kiến sự tồn tại của 5 bản hiến pháp, với những ý nghĩa lịch sử khác nhau Sự phát triển của chủ nghĩa lập hiến ở Việt Nam gắn liền với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, phản ánh bối cảnh lịch sử của mỗi thời kỳ.

Tiếp theo là về lịch sử lập hiễn Trung Quốc Lịch sử ghi nhận 4 bản Hiến

pháp của Trung Quốc kế tiếp nhau ra đời trong những giai đoạn lịch sử cam go

của dân tộc này Trong đó mỗi văn bản lại mang những sắc thái lịch sử khác10

Trang 15

nhau, nhưng xuyên suốt đều thể hiện những quan điểm cơ bán của Đảng và nhà

nước Trung Quốc trong lãnh đạo đất nước.

Cuối cùng, thông qua những dẫn giải về lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc, dưới cái nhìn so sánh, chúng ta thấy được: khác với tư tưởng lập

hiến phương Tây, nơi đề cao quyền con người, những giá trị lập hiến được bảo

tồn và phản ánh một cách rõ ràng trong hiến pháp, lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc cho thấy sự trường tồn của hiến pháp ở hai nước này không thực sự được thể hiện như ở Tây phương Điền hình là Hiến pháp Mỹ 1787 đã có hơn hai

trăm năm lịch sử trong khi chỉ vài chục năm mà Trung Quốc và Việt Nam đã

thay đổi khá nhiều các bản Hiến pháp Nguyên nhân đó chính là do hiến pháp ở

Việt Nam và Trung Quốc mang nặng tính chính trị, chỉ nhăm mục đích phản ánh

những mục đích lịch sử nên khi bối cảnh xã hội thay đổi thì hiến pháp cũng bị

thay thế Trong khi đó, ở phương Tây, hiến pháp là văn bản phản ánh tỉnh thần

lập hiến vĩnh cửu nên rất ít khi thay đổi.

Nhìn chung, lịch sử lập hiến Việt Nam và Trung Quốc đã để lại nhiều bài

học cho chúng ta Đó chính là sự phản ánh của tính tương đồng văn hoá và lịchsử của hai đât nước này.

II Hoàn cảnh ra đời Hiến pháp năm 1982 của Trung Quốc và Hiến pháp

năm 2013 của Việt Nam

Hai bản hiến pháp hiện hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013 và Hiến pháp của Cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1982, đều là những bản hiến pháp được xây dựng (hoặc sửa đổi, bổ sung) trong bối cảnh xu hướng phát triển dân chủ trên thế giới ngày càng được nhắn mạnh và coi trọng Cả hai bản hiển pháp đều là những những cơ sở pháp lý quan trọng định hướng cho quá

trình xây dựng nhà nước pháp quyền ở cả hai quốc gia này.

Nếu như bản Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm

lãi

Trang 16

2013 được đánh giá là bản hiến pháp được xây dựng trong bối cảnh Đại hội đảng toàn quốc khoá XI (2011) đã tiến hành sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh xây dựng

đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1991 Với mục tiêu tổng quát

là “xáy dựng được về cơ bản nên tảng kinh tế của chủ nghĩa xã hội với kiến trúc thượng tang vé chinh tri, tu tưởng, van hoá phù hop, tao cơ sở dé nước ta trở

thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phôn vinh, hạnh phúc.” Đây là bản

hiến pháp mới nếu như không muốn nói là trên thực tế Việt Nam mới đang trên

con đường bước những bước đầu tiên trong quá trình triển khai việc áp dụng và

hiện thực hoá những quy định của Hiến pháp 2013.

Với những chủ trương mới mà Đại hội lần thứ XI của Đảng đã đề ra, cũng như những sửa đổi, bổ sung của Cương lĩnh xây dựng đất nước (1991) đòi hỏi phải tiến hành sửa đổi Hiến pháp dé thé chế hóa, tạo cơ sở hiến định day mạnh

các cuộc cải cách cho phù hợp với tình hình mới Theo đó, nếu như trước đây

chúng ta ưu tiên phát triển kinh tế, từng bước đổi mới chính trị thì nay đặt van dé đổi mới chính trị và kinh tế đồng bộ Do đó, lần nay chúng ta sửa đổi Hiến pháp

để đối mới chính trị đồng bộ với đổi mới kinh tế, tạo tiền đề chính trị cho phát triển kinh tế Hơn thế nữa, với lịch sử lập hiến lâu dài cho phép chúng ta nhận

thức mới về Hiến pháp, đổi mới tư duy về Hiến pháp.

Có thể nói, Hiến pháp mới được Quốc hội thông qua với việc bé sung những điểm mới quan trọng, đã thể hiện quan điểm đổi mới cũng như quyết tâm

chính trị của Đảng, Nhà nước ta trong việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà

nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; bảo đảm sự đồng bộ cả về kinh tế và chính trị, xây dựng nhà nước pháp quyén của nhân dân, do nhân dân va vì nhân dân, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm tốt

hơn quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; xây dựng và bảo vệ đất nước; tích cực và chủ động hội nhập quốc tế Hiến pháp nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2014.

12

Trang 17

Trong khi đó, bản hiến pháp 1982 của Cộng hoà nhân dân Trung hoa lại là bản hiến pháp có tuổi thọ trên ba mươi năm Vì vậy, dé không lỗi thời và phù hợp với các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh cũng như những định hướng của

Nhà nước Cộng hoà Nhân dân Trung Quốc, bản Hiến pháp này đã trải qua bốn

lần sửa đôi, bổ sung vào các năm 1988, 1993, 1999 và lần gần đây nhất là 2004.

Bản hiến pháp này cũng được đánh giá là bản Hiến pháp tốt nhất của Trung

Quốc ké từ ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đến nay.

Mặc dù phải thừa nhận rằng, bất cứ bản Hiến pháp nào cũng có thể mô tả như là sản phẩm của thời đại nhưng bản Hiến pháp 1982 lại có phần đặc biệt hơn khi trước đó, trong vòng chưa đầy 10 năm đã có hai bản Hiến pháp được ban

hành (Hiến pháp năm 1975 và Hiến pháp năm 1978) Đó cũng là kết quả của sự

thay đối lớn về nhân sự trong hệ thống chính trị của Trung Quốc.

Ngày 4 tháng 12 năm 1982, tại phiên hop thứ năm của Dai biểu Nhân dân

toàn quốc Trung Quốc lần thứ năm, 3.040 đại biểu NPC đã bỏ phiếu kín để

thông qua Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Quốc với kết quả 3.037

phiếu thuận và 03 phiếu chống Sự kiện này là một cột mốc quan trọng trong lịch

sử lập hiến Trung Quốc Đây cũng chính là bản Hiến pháp hiện hành của nước

Cộng hòa nhân dân Trung Quốc Như vậy, Hiến pháp 1982 được hình thành sau

hơn hai năm soạn thảo (từ tháng 9 năm 1980) Trong quá trình soạn thảo, bản

Hiến pháp này đã được lấy ý kiến đóng góp công khai trong rộng rãi quân chúng.

Sinh ra trong giai đoạn đầu của cải cách và mở cửa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, Hiến pháp năm 1982 với một cái nhìn mới ở phía trước của quần chúng.

Hiến pháp 1982 được ra đời trong giai đoạn đầu của thời kì cải cách và mở cửa,

hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa, được đánh giá là đem lại nhiều kỳ vọng cho toàn

thể nhân dân Trung Hoa bấy giờ.

Với 4 lần sửa đổi nhằm thích ứng kịp thời với quá trình cải cách và tình

hình mở cửa của đât nước, lân sửa đôi gân đây nhât của Hiên pháp Cộng hoà

13

Trang 18

nhân dân Trung hoa 1982 là năm 2004 Thời điểm này, nền kinh tế của Trung

Quốc được đánh giá là phát triển nhanh và vượt bậc Ngày 03/01/2004, Quốc vụ viện Trung Quốc đưa ra “Một số ý kiến về thúc day thị trường tư ban cải cách mở cửa và phát triển 6n định”; trong đó chỉ rõ sự phát triển tư hữu hóa tài sản có

y nghĩa quan trọng với việc thực hiện mục tiêu chiến lược nền kinh tế quốc dân.Vị vậy, ngày 14/03/2004, tại phiên họp thứ 2, Quốc vụ viện khóa 10 đã xem xét

va thông qua dự thao sửa đổi Hiến pháp lần thứ 4 với những nội dung mới như:

tài sản tư hữu hợp pháp của công dân không được xâm phạm và Nhà nước tôn

trọng và bảo vệ nhân quyền Nội dung lần sửa đổi này góp phần thể hiện một cách rõ ràng quan điểm của Nhà nước Trung Quốc hướng tới việc nâng cao dân

chủ, tôn trọng và bảo vệ các quyên cơ bản của con người và của công dân.

Ill Hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bd sung

Hiến pháp của Việt Nam và Trung Quốc

Trong bất kì một nhà nước dân chủ, pháp quyền nào thì hiến pháp bao giờ

cũng giữ vị tri, vai trò là đạo luật (luật) cơ bản cho dù đó là bản hiến pháp thành

văn hay hiến pháp không thành văn, hiến pháp cổ điển hay hiến pháp hiện đại, hiến pháp cương tính hay hiến pháp nhu tính Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Trung quốc cũng không nằm ngoài quy luật này.

Một nhà nước có hiến pháp là nhà nước dân chủ Hiến pháp là biểu hiện của một nền dân chủ vì hiến pháp chỉ xuất hiện trong một nhà nước mà ở đó nhân dân là chủ thể, là nguồn gốc tối cao của quyền lực nhà nước Quyền lực nha nước đều thuộc về nhân dân (hoặc xuất phát từ nhân dân) Là chủ thể của quyền

lực nhà nước, nhân dân có quyền tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến, quyết

định các chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đó có việc làm hiến pháp.

Tuy nhiên mức độ dân chủ của bản hiến pháp giữa các nhà nước có khác nhau hay thậm chí trong một nhà nước ở những thời điểm khác nhau thì cũng có sự

14

Trang 19

khác nhau Điều này phụ thuộc vào các yếu tô như hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bỗ sung Hiến pháp Bài viết tìm hiểu, so sánh về

hình thức, cấu trúc, nội dung, tính hiệu lực và thủ tục sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

của Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Hiến pháp Trung Quốc 1982 sửa đổi năm

Về hình thức, cau trúc

Hiến pháp Việt Nam 2013 và Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 2004 có những nét tương đồng vì đều là bản hiến pháp thành văn, mang tính chất là Hiến pháp xã hội chủ nghĩa, có cấu trúc gồm Lời nói đầu, nội dung Tuy

nhiên Hiến pháp Việt Nam 2013 còn có điều khoản chuyễn tiếp Và nội dung

Hiến pháp Việt Nam năm 2013 và Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa

đổi năm 2004 đều ghi nhận những van dé cơ bản, quan trong của nhà nước và xã hội về chính trị, kinh tế- xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, quyền con người, quyền công dan, bộ máy nhà nước Tuy nhiên tiêu chí

để phân chia thành các chương của hiến pháp thì có sự khác nhau giữa hai bản hiến pháp này Tiêu chí để phân chia các chương trong Hiến pháp Trung Quốc

năm 1982 sửa đổi năm 2004 khái quát hơn trong khi Hiến pháp Việt Nam năm 2013 lại quá cụ thể.

Xét về yếu tố dân chủ, tính hội nhập quốc tế của hiến pháp thì Hiến pháp

Việt Nam năm 2013 có nhiều điểm tiến bộ hơn Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 2004 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 khẳng định “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dan về chính tri, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội duoc công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm

theo Hiến pháp và pháp luật” và “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị

hạn chế theo quy định của luật trong các trường hợp cần thiết vì lí do quốc

phòng, an ninh quôc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng15

Trang 20

đồng” (Điều 14 khoản 2) Dựa trên nền tang của nguyên tắc này, Hiến pháp đã bố sung rất nhiều quyền con người, quyền công dân như mọi người có quyền

sống (Điều 19), mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí

mật cá nhân (Điều 21 ), người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật (Điều 31)

VỀ tính hiệu lực, thủ tục sửa déi, bỗ sung hién pháp

Theo truyền thống lập hiến của Việt Nam thì vấn đề hiệu lực của Hiến pháp và việc sửa đổi Hiến pháp bao giờ cũng được quy định trong một chương Điều này cho thấy ý nghĩa quan trọng của vấn đề Trong khi vấn đề này không được quy định thành một chương trong Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 2004 mà nằm ở nhiều điều khoản Chu thể có quyền dé nghị Quốc hội sửa đổi hiến pháp trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 cũng rộng hơn so với Hiến pháp Trung Quốc năm 1982 sửa đổi năm 2004 Điều đó cho thấy trách nhiệm tuân thủ, bảo vệ hiến pháp là của tất cả các cơ quan nhà nước và toàn thể Nhân

dân, đồng thời chú trọng đề cao dân chủ trong hoạt động lập hiến.

B NGHIÊN CỨU SO SÁNH NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN CỦA HIẾN PHAP TRUNG QUOC VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM HIỆN HANH I CHE ĐỘ CHÍNH TRI TRONG HIẾN PHAP CUA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUOC

1 Chế độ chính trị trong Hiến pháp Trung Quốc

Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa là nước xã hội chủ nghĩa do giai cấp

công nhân lãnh đạo, liên minh công nông làm cơ sở, chuyên chính dân chủ nhân

dân Chế độ xã hội chủ nghĩa là chế độ căn bản của Nước cộng hoà nhân dân

Trung Hoa.

16

Trang 21

Hiến pháp là pháp luật căn bản của một quốc gia, quy định những nội dung quan trọng: nguyên tắc cơ bản của chế độ xã hội và chế độ nhà nước,

nguyên tắc cơ bản tô chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, quyền và

nghĩa vụ cơ bản của công dân Có hiến pháp còn quy định quốc kỳ, quốc ca,

quốc huy, thủ đô cũng như các chế độ khác mà giai cấp thống trị là quan trọng ,

liên quan tới các mặt của đời sống nhà nước Hiến pháp có hiệu lực pháp luật tối cao, là nền tảng dự thảo các pháp luật khác Mọi pháp luật, pháp quy đều không

thể đối lập với Hiến pháp.

Cương lĩnh cộng đồng Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc được ban bồ trước khi Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa thành lập vừa

là cương lĩnh của Mặt trận thống nhất dân chủ nhân dân Trung Quốc, Vừa CÓ vai trò Hiến pháp lâm thời Cương lĩnh cộng đồng được thông qua tại Hội nghị toàn

thể lần thứ nhất Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc, được ban

bố vào ngày 29 tháng 9 năm 1949, đóng vai trò Hiến pháp lâm thời trước khi ban bố Hiến pháp Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1954.

Sau khi Nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập ngày 1-10 năm

1949, lần lượt soạn thảo và ban bố 4 bôản Hiến pháp Nước cộng hoà nhân dân

Trung Hoa vào năm 1954, năm 1975, năm 1978 và năm 1982.

Bản Hiến pháp thứ tư tức Hiến pháp hiện hành được thông qua và công bố hội nghị lần thứ 5 Quốc hội khóa 5 diễn ra ngày 4-12 năm 1982 Bản Hiến pháp này kế thừa và phát triển nguyên tắc cơ bản của Hiến pháp năm 1954, rút kinh nghiệm phát triển chủ nghĩa xã hội Trung Quốc và thu hút kinh nghiệm quốc tế, là bộ pháp luật căn bản mang đặc sắc Trung Quốc và đáp ứng yêu cầu xây dựng

hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Hiến pháp này quy định rõ ràng chế

độ chính trị, chế độ kinh tế, quyền và nghĩa vụ của công dân, tổ chức và phạm vi

quyên hạn của các cơ quan nhà nước, nhiệm vụ căn bản của nhà nước sau này v

v Đặc diém căn ban là quy định chê độ căn bản và nhiệm vụ căn bản của TrungTRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN 17

| TRƯỜNG ĐẠI Hoe SUAT HA NỘI

| PHONG ĐỌC _ eA

Trang 22

Quốc, xác định 4 nguyên tắc cơ bản và phương châm cơ bản của công cuộc cải cách mở cửa Hiến pháp quy định, nhân dân các dân tộc và mọi tổ chức trong cả nước đều phải lấy Hiến pháp làm chuẩn tắc hoạt động căn bản, bat cứ tổ chức

hoặc cá nhân nào cũng không có đặc quyền vượt qua Hiến pháp và các đạo luật

Vị trí chế độ chính trị của Trung Quốc được ghi nhận trong Hiến pháp nam tại chương I Các nguyên tắc chung, từ điều 1 đến điều 5 Những vấn đề chung nhất về chế độ chính trị của Trung Quốc đã được trình bày cụ thể và ngắn

gọn, với những nội dung sau đây:

- Hình thức chính thể và chế độ xã hội được ghi nhận cụ thể ngay trong

điều 1 của Hiến pháp Trung Quốc xác định, nhà nước đi theo hình thức Cộng hòa nhân dân, chế độ chính trị là chế độ dân chủ và hướng đến mục tiêu là xây

dựng một nhà nước chủ nghĩa xã hội Nhân dân với nền tảng là liên minh côngnhân , nông dân và dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

- Về quyển lực nhà nước và tổ chức quyền lực nhà nước, Hiến pháp quy

định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và quyền lực nhà nước được

nhân thực hiện và giám sát thông qua các chủ thé đại diện cho mình đó là Đại

hội đại biểu nhân dân toàn quốc và đại hội đại biểu nhân dân các cấp ở địa phương (Điều 2).

Chế độ đại hội đại biểu nhân dân (quốc hội) là chế độ chính trị căn bản

của Trung Quốc, là hình thức tổ chức chính trị của nền chuyên chính dân chủ nhân dân Trung Quốc, là quốc thể của Trung Quốc Khác với nghị viện dưới thể

chế Ba quyền đối lập, Quốc hội là cơ quan quyền lợi nhà nước tối cao được Hiến

pháp Trung Quốc xác lập Phàm là công dân Trung Quốc tròn 18 tuổi , đều có quyền bầu cử và được bầu cử làm đại biểu quốc hội Ở Trung Quốc, đại biểu

quốc hội cấp xã và huyện được nhân dân trực tiếp bầu ra, đại biếu quốc hội các

cap khác được nhân dân bau cử gián tiếp, Quốc hội do đại biểu các tỉnh, khu tự18

Trang 23

trị và quân đội cấu thành Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 5 năm, mỗi năm tổ chức một cuộc hop đại biểu toàn thể

Trong các kỳ họp hàng năm của Quốc hội, đại biểu quốc hội lắng nghe,

thầm xét va đưa ra nghị quyết tương ứng đối với Báo cáo công tác chính phủ và

những bản báo cáo quan trọng khác Trong thời gian hội nghị bế mạc, Ủy ban

thường vụ quốc hội—cơ quan thường trực của quốc hội và hội đồng nhân dân

các cấp thi hành quyền hạn do Quốc hội giao cho: giải thích Hiến pháp, giám sát

thực thi Hiến pháp, dự thảo và sửa đổi các đạo luật ngoài các đạo luật do Quốc hội phụ trách ấn định, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước nhân dân toàn

quốc, v.v

Quyền hạn cơ bản của Quốc hội Trung Quốc bao gồm quyền lập pháp, quyén giám sát, quyền quyết định vấn dé trong đại cũng như những quyén bổ nhiệm và bãi nhiệm v v Ở Trung Quốc, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế

-xã hội đất nước trong một thời gian đã trở thành quyết sách quan trọng thúc day

xã hội Trung Quốc phát triển, nhưng những kế hoạch này chỉ sau khi thông qua

Quốc hội phê chuẩn mới có hiệu lực pháp luật Pháp luật Trung Quốc quy định,

những nhà lãnh đạo chủ yếu của Trung Quốc như chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội v v được đại biéu quốc hội bau ra Thủ tướng quốc vụ viện, các bộ trưởng

do Quốc hội bố nhiệm Quốc hội có thể thông qua trình tự nhất định bãi nhiệm

các nhà lãnh đạo quốc gia được bầu hoặc được quyết định như: chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước, thủ tướng quốc vụ viện v v

- Các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương tới địa phương được Hiến pháp xác định rõ, định hướng cho hoạt động của

các co quan này nói riêng và cho việc thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo lợi

ích của nhân dân nói chung (Điều 3).

19

Trang 24

- Chính sách đại đoàn kết dân tộc và nguyên tắc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp và đảm bảo sự phát triển của các dân tộc trên phạm vi toàn lãnh thổ là

nguyên tắc cực kỳ quan trọng được Hiến pháp ghi nhận tại điều 4.

- Nguyên tắc pháp chế để đảm bảo xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và tính thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật được Hiến pháp ghi nhận tại điều 5, cũng là điều kết thúc những quy định khái quát về chế độ chính trị của Hién pháp Trung Quốc.

2 Chế độ chính trị trong Hiến pháp Việt Nam

Chế độ chính trị được quy định trong Hiến pháp Việt Nam năm 2013 từ

điều 1 đến điều 13 với những nội dung cơ bản như sau:

- Nội dung đầu tiên liên quan đến chế độ chính trị theo Hiến pháp Việt Nam là quy định về hình thức chính thể cộng hòa và đặc biệt quan trong xác định chủ quyền quốc gia đối với lãnh thổ gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng

trời (Điều 1).

- Xác định chế độ dân chủ là chế độ xuyên suốt, nền tảng cho tổ chức và

thực hiện quyên lực nhà nước Nhân dân nền tảng là liên minh giữa giai cấp công

nhân với nông dân và đội ngũ trí thức và cũng không quy định rõ giai cấp nào là

giai cấp lãnh đạo nhân dân Bên cạnh đó, hiến pháp quy định rõ ràng rằng quyền

lực nhà nước chia thành 3 quyền là lập pháp, hành pháp và tư pháp và có sự

kiểm soát việc thực hiện các quyền lực này So với Hiến pháp 1992, điều này

được sửa đổi, bd sung trên điều 2 Hiến pháp 1992, theo đó, thêm từ “Kiểm soát” - từ ngữ mới được xuất hiện trong bản Hiến pháp này Với việc bố sung quy định

kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước nhằm tránh việc lạm quyền và nâng cao chất lượng làm việc của cơ quan nhà nước Điều tất yếu, trong tương lai sẽ có

văn bản hướng dẫn một cách chỉ tiết quy định này nhằm hiện thực hóa nó vào

đời sống thực tế

20

Trang 25

- Hiến pháp quy định cụ thể Đảng cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân chính là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội (Điều 4).

Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước

nhân dân và phục vụ nhân dân trong khuôn khổ những quy định của Hiến pháp

và pháp luật Ngoài quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của

giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác — Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tang tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” còn bổ sung

quy định “Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ

Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân về

những quyết định của mình” Đồng thời bé sung quy định “Đảng viên Đảng

Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” Đây là

cơ sở pháp lý quan trọng để ban hành văn bản pháp luật quy định trách nhiệm

của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ

Nhân dân Đồng thời, tạo cơ chế để Nhân dân giảm sát hoạt động của Dang về những quyết định của Đảng Với quy định Đảng viên hoạt động trong khuôn khổ

Hiến pháp và pháp luật nhằm khẳng định nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tất cả đều phải thượng tôn pháp luật và hoạt động trong khuôn khổ của

pháp luật.

- Các van dé liên quan đến quyền làm chủ của nhân dân, chính sách đại đoàn kết của toàn dân, nguyên tắc đảm quyền con người, quyền công dân đều

được Hiến pháp ghi nhận cụ thể trong các điều 3, điều 5 Điểm mới tiến bộ của

quy định này là Nhà nước công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con

người, quyển công dân Như vậy, thể hiện sự quan tâm ngày một nhiều hơn của

Đảng và Nhà nước trong việc bảo vệ nhân quyền, quyền công dân, đập tan

những luận điệu không tôt của các thê lực chồng phá nhà nước ta với khâu hiệu21

Trang 26

“Việt Nam vi phạm nhân quyền” Điều này quy định ngôn ngữ quốc gia là tiếng

Việt — điều mà Hiến pháp 1992 không dé cập và tiếp tục khẳng định “các dân tộc có quyên dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc, phát huy phong tục, tập quán, truyền thông và văn hoá tốt đẹp của mình” Như Vậy, Các cơ Sở giáo dục công lập bắt buộc dạy tiếng Việt trong nhà trường, đây là ngôn ngữ quốc gia nên mọi người phải biết.

- Quyên lực nhà nước được nhân dân thực hiện thông qua các cơ quan và các đại biểu Quốc Hội và hội đồng nhân dân các cấp Việc hình thành các cơ quan này thông qua nhân dân bầu cử và nhân dân thể hiện quyền dân chủ trực

tiếp hoặc dân chủ đại diện (Điều 6 đến điều 8).

- Dựa trên quan điểm, chế độ chính trị là một hệ thống các thiết chế gồm nhà nước, đảng chính trị cam quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, do đó các

Điều 9, 10 quy định về các tổ chức chính trị như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn,

Đoàn thanh niên với tư cách là liên minh chính trị, liên hiệp tự nguyện và

cũng là nơi tập hợp của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội dé nói lên tiếng nói,

tam tư, nguyện vọng và quyên làm chủ của mình So với Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 bố sung quy định: “Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam,

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam là các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ich hợp pháp, chính đáng của thành

viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tô chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam” Như vậy, phi

nhận các tổ chức chính trị - xã hội vào Hiến pháp thể hiện tam quan trọng của các tố chức này trong thực tiễn, đó là đại diện và bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình.

- Hiến pháp xác định rõ nguyên tắc độc lập, tự do, hữu nghị, hòa bình, hợp

tác đôi với các quan hệ xã hội trong nước và các quan hệ quôc tê luôn được déLe

Trang 27

cao và đảm bảo thực hiện (Điều 11, Điều 12) Điểm mới đáng chú ý nhất là

cụm “Mọi âm mưu và hành động chống lại độc lập, chủ quyên, thống nhất và

toàn vẹn lãnh thé của Tổ quốc, chống lại sự nghiệp xdy dựng và bảo vệ TỔ quốc

Việt Nam xã hội chủ nghĩa déu bị nghiêm trị theo pháp luật” được thay thế

bằng “Mọi hành vi chống lại độc lập, chủ quyên, thống nhát và toàn vẹn lãnh

thổ, chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Ti 6 quốc đều bị nghiêm trị” Việc

thay thế từ “âm mưu” thành “hành vi” là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, bởi hành vi là cái thể hiện ra bên ngoài thì mới có thể phát hiện và trừng trị được còn

âm mưu là cái bên trong nên không thể biết mà trừng trị Điểm mới của điều này

là: (i) Khang định chính sách đối ngoại lâu dài với việc thêm cụm “nhất quán đường lối đối ngoại ”; (ii) Bỏ cum “tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan

hệ hop tác với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước lang giêng ” nhằm thé

hiện Việt Nam không phân biệt thể chế chính trị của các quốc gia là xã hội chủ nghĩa hay không mà tất cả đều xem là bạn, là đối tác tin cậy; (iii) Việt Nam

khang định tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Hiến pháp quy định rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến nhà nước ngay trong chương chế độ chính trị, các vấn đề này cũng được quy định phổ biến

nhưng việc đặt nó ở đâu cũng tùy từng cách tiếp cận của mỗi quốc gia (Điều 13).

3 Những điểm tương đồng, khác biệt trong quy định về chế độ chính trị của

Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp Trung Quốc hiện hành 3.1 Những điểm tương đồng

Vị trí chế độ chính trị trong Hiến pháp của hai quốc gia đều là vị trí đầu tiên của hiến pháp, ngay sau lời nói đầu Hiến pháp Trung Quốc quy định về chế độ chính trị là 5 điều đầu tiên thì đối với Hiến pháp Việt Nam là 13 điều đầu tiên trong chương 1 của Hiến pháp.

a3

Trang 28

Thứ nhất về vị trí, hién pháp cả hai quốc gia đều xác định và khăng định tầm quan trọng của chế độ chính trị trong hiến pháp, cụ thể là những quy định về

chế độ chính trị đều nằm ở phan đầu hoặc chương đầu tiên của hiến pháp ngay

sau phan lời nói đầu, với mục đích xác định vai trò và vị trí định hướng tổng thé và xuyên suốt nội dung của toàn bộ bản hiến pháp được xây dựng và quy định chi tiết dựa trên nền tang là chế độ chính trị Nguyên nhân của van dé này xuất phát từ chính sự tương đồng trong việc xác định mục tiêu xây dựng đất nước, xây dựng một chế độ xã hội dân chủ với chế độ chính tri giữ vai trò định hướng, nên tảng cho các hoạt động của xã hội và của nhà nước.

Thứ hai, về nội dung chế độ chính trị cũng có những nét tương đồng cơ

bản, trong đó có những nội dung thậm chí tương đồng ở mức độ khá cao, cụ thể

- Hai bản hiến pháp đều xác định chế độ xã hội chủ nghĩa và chế độ dân chủ mà mỗi quốc gia đã trải qua nhiều năm xây dựng và vun đắp.

- Quyền lực nhà nước tối cao thuộc về nhân dân, nhân dân làm chủ, nhân

dân giám sát và nhân dân thực thi quyền lực của mình thông qua các tô chức đại

diện cho mình.

- Tất cả mọi hoạt động của nhân dân, của các cơ quan nhà nước, các tổ

chức, cá nhân khác thực hiện trong khuôn khổ những quy định của Hiến pháp và

pháp luật.

- Thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân và tạo điều kiện cho các dân tộc sinh sống, đoàn kết, hòa bình và cùng phát triển.

Nguyên nhân của sự tương đồng này chính là từ sự tương đồng về lịch sử, văn hóa, giáo dục, về con người, về dân tộc, về tôn giáo giữa hai quốc gia mà cụ

thể hơn Việt Nam cũng đã trải qua một thời gian dài phụ thuộc vào Trung Quốc

trong đó có cả các hoạt động lập pháp.

3.2 Những điểm khác biệt

24

Trang 29

Bên cạnh những điềm tương đồng khá lớn như vậy, chế độ chính trị của Việt Nam và Trung Quốc được ghi nhận trong Hiến pháp của từng quốc gia cũng có những điềm khác biệt sau đây:

Thứ nhất, về vị trí của chễ độ chính trị theo quy định của Hiến pháp Việt Nam năm ở Chương đầu tiên và tồn tại dưới 1 chương độc lập, giữ vai trò định hướng cho việc xây dựng nội dung của các chương tiếp theo của Hiến pháp Trong khi nhưng quy định về chế độ chính trị trong Hiến pháp Trung Quốc được ghi nhận từ điều 1 đến điều 5 của Chương I — Những nguyên tắc chung Sự khác biệt này cho thấy cách tiếp cận những quy định về chế độ chính trị của Trung

Quốc trong Hiến pháp khác so với Hiến pháp Việt Nam Các nhà lập hiến Trung Quốc cho rằng, những quy định liên quan đến chế độ chính trị cần nằm trong

phan những van dé chung, dù nó có mang tính định hướng cho các chế định khác

nhưng thực chất nó cũng là một phần của chế độ xã hội và có mối liên hệ mật thiết với các chế độ xã hội khác nên cần đặt trước những cũng cần đặt chung với

các chế độ khác như kinh tế, văn hóa, giáo dục Đây được coi là cách hiểu và

cách tiếp cận dưới góc độ khoa học pháp lý khá phổ biến của những quốc gia có

hiến pháp thành văn trong đó có Trung Quốc.”

Thứ hai, về nội dung Chế độ chính trị của Việt Nam theo quy định trong Hiến pháp hiện hành gồm nhiều điều khoản hơn so với Hiến pháp Trung Quốc, đơn cử là những quy định liên quan đến các vấn đề như Quốc kỳ, quốc ca, quốc huy, thủ đô nếu như Hiến pháp Trung Quốc quy định nằm ở Chương IV (chương cuối cùng của Hiến pháp) thì chúng ta lại gộp những quy định này vào chương I quy định về chế độ chính tri’ Bên cạnh đó, Hiến pháp Việt Nam quy

định khá chi tiệt các van dé liên quan dén các tô chức chính trị, tô chức chính tri

? Từ chế định chế độ chính trị bàn về cơ cấu của Hiến pháp — Ths.Vũ Văn Nhiệm - DH Luật TP Hồ Chí Minh —Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 (33), 2006 Link xem bài viết

Trang 30

xã hội tạo nên hệ thống chính trị của Việt Nam, trong khi những vấn đề này cũng chỉ được quy định trong phần Lời nói đầu của Hiến pháp Trung Quốc.

Thứ ba, về vẫn đề Đảng Hiến pháp Việt Nam quy định vị trí, vai trò lãnh đạo xã hội của Đảng và được cụ thể hóa vào điều 4 của Hiến pháp thì vấn đề liên quan đến Đảng Cộng san Trung Quốc (ĐCSTQ) được quy định trong phần Lời nói đầu và vì vậy vị thế cũng nhưng vị trí, vai trò của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng khác so với Đảng Cộng sản Việt Nam Trung Quốc cũng thừa nhận sự tôn tại của những Đảng phái chính trị ngoài Đảng Cộng san Trung Quốc trong

phan lời nói đầu trong khi vấn dé này không tồn tại ở Việt Nam va cũng không tn tại trong Hiến pháp Việt Nam.

II CHÍNH SÁCH KINH TE, VĂN HÓA, XA HỘI, GIÁO DUC, KHOA

HỌC, CÔNG NGHỆ, MOI TRƯỜNG TRONG HIEN PHÁP TRUNG QUOC VÀ HIEN PHAP VIỆT NAM

1 Vấn đề chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, kỹ thuật

và môi trường trong Hiến pháp Trung Quốc 1982

1.1 Chỉnh sách phát triển kinh té theo Hiến pháp Trung Quốc Thứ nhất, về chính sách phát triển chung của nên kinh tế

Một là, cơ sở của nền kinh tế (Điều 6 Hiến pháp 1982), Trung Quốc xây dựng nên kinh tế dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất hay nói cách khác là dựa trên chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể về tư liệu sản xuất

Hai là, Nhà nước thực hiện nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa Thứ hai, về chính sách đối với từng thành phan kinh tế.

Một là, đối với thành phân kinh tế sở hữu nhà nước: được xác định là “lực lượng chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân”

Hai là, đối với thành phan kinh tế tập thể: liệt kê và phân loại các mô hình kinh tế được coi là thuộc thành phần kinh tế tập thể thành hai nhóm: Nhóm 1 là

26

Trang 31

các mô hình kinh tế tập thể ở nông thôn; nhóm 2 là mô hình kinh tế tập thể ở thành phó, thị tran Mỗi loại Hién pháp Trung Quốc lại có quy định chính sách

Ba là, đối với thành phan kinh tế phi công hữu: được xác định là “bộ phận

cầu thành quan trọng của nên kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa” và được “Nhà

nước khuyến khích, giúp đỡ và chỉ đạo các thành phần kinh tế phi công hữu phát

triển” Tuy nhiên, Nhà nước Trung Quốc cũng có những quy định “tiến hành

giám sát và quản lý theo pháp luật” đối với các hình thức kinh doanh thuộc thành

phần kinh tế này.

Bon là, đối với thành phan kinh tế có vốn đâu tư nước ngoài: Quyền và lợi ích

hợp pháp của các tô chức này được pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung

Hoa bảo đảm.

Thứ ba, quy định về quyên sở hữu:

M6t là, các tài sản quan trọng của quốc gia chỉ tồn tại dưới hai hình thức sở hữu là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.

Hai là, chính sách đối với tài sản xã hội chủ nghĩa là “thiêng liêng bat khả

xâm phạm”, “Nhà nước bảo hộ tat cả các tài sản công cộng xã hội chủ nghĩa”; “nghiêm cắm mọi tổ chức cá nhân sử dụng bất kì thủ đoạn nào dé xâm chiếm

hoặc phá hoại tài sản của Nhà nước và tập thể”.

1.2 Chính sách phát triển văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và moi trường theo Hiển pháp Trung Quốc

1.2.1 Chính sách phái triển giáo dục, đào tạo

Sự nghiệp giáo dục phải đạt mục tiêu “nâng cao trình độ văn hóa, khoa học

cho toàn dân” Đảng và Nha nước Trung Quốc đã nhận thức sâu sắc van dé nâng

cao dân trí là nguồn gốc của sự phát triển, sự nghiệp giáo dục cho nhân dân phải

toàn điện cả “giáo dục tư tưởng xã hội chủ nghĩa”

27

Trang 32

Nhà nước Trung Quốc “thành lập các loại trường học” và có chính sách cụ thể đối với các cấp bậc học, bên cạnh đó, Hiến pháp Trung Quốc khang định su

nghiệp giáo dục không chỉ là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là nhiệm vụ của

toàn dân, toàn xã hội.

Nhà nước có chính sách riêng đối với một số đội ngũ nồng cốt trong sự

nghiệp phát triển của đất nước.

1.2.2 Chính sách phái triển khoa học, kỹ thuật

Chính sách phát triển khoa học, kỹ thuật được Hiến pháp Trung Quốc quy

định toan diện, Nhà nước không chỉ phát triển khoa học tự nhiên mà còn có cả

khoa học xã hội.

1.2.3 Chính sách phát triển xã hội, văn hóa

Về chính sách xã hội, được thể hiện thông qua các quy định về chăm sóc sức khỏe, phát triển y học để nâng cao sức khỏe cho người dân.

Về văn hóa, quy định phát triển văn học, nghệ thuật và giữ gìn bản sắc, văn

hóa dân tộc.

1.2.4 Chính sách bảo vệ môi tường

Trung Quốc đã quy định trách nhiệm của Nhà nước Trung Quốc trong việc

“bảo hộ và cải thiện môi trường sống và môi trường sinh thái Phòng trừ ô nhiễm

và các môi nguy hại khác” Bên cạnh đó, Nhà nước khuyến khích hoạt động bảo vệ môi trường của cộng đồng “Nhà nước tổ chức và khuyến khích các hoạt động

trồng cây gây rừng, bảo vệ rừng”

2 Vấn đề chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo duc, môi trường trong Hiến pháp Việt Nam 2013

2.1 Chính sách kinh tế theo Hiến pháp Việt Nam (Hiến pháp 2013)

Thứ nhất, Hiễn pháp 2013 khẳng định xây dựng nền kinh tế Việt Nam độc

lập, tự chủ, phát huy nội lực, hội nhập, hợp tác quốc tế

Thứ hai, chính sách kinh tế theo Hiến pháp 2013 hướng tới sự phát triển bền

28

Trang 33

vững “gắn kết chặt ché với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã

hội, bảo vệ môi trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”

Thứ ba, Nhà nước xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng

xã hội chủ nghĩa.

Thứ tư, chính sách đối với các thành phần kinh tế: Các thành phần kinh tễ là bộ phận cau thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân Các chủ thể thuộc các thành phan kinh tế bình dang, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

Thứ 5, nguyên tac quản lý nên kinh tế của Nhà nước: Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thế chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật

thị trường; Nhà nước thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý

nhà nước Các cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng trong hoạt động kinh tế - xã hội và quản lý nhà

Thứ sáu, quy định về quyền sở hữu

Mot là, liệt kê các tài sản thuộc sở hữu toàn dân

Hai là, đỗi với tài nguyên đất đai được hiến định riêng thành một điều trong Hiến pháp.

Ba là, về vẫn đề tài chính công: đây là nội dung mới được bổ sung trong chương II liên quan đến chính sách kinh tế (trước đây chỉ để cập ở chương Quốc

hội phần thâm quyền của Quốc hội);

2.2 Về chính sách xã hội, văn hóa, giao dục, khoa học công nghệ và môi

trường theo hiến pháp Việt Nam

2.2.1.Chính sách xã hội

Thứ nhất, chính sách lao động, việc làm: Nhà nước khuyến khích, tạo

điều kiện để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.

Thứ hai, chính sách đối với sức khỏe cong dong: Nha nước đầu tư sự

nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân.

29

Trang 34

Thứ ba, chính sách cho đối tượng người có công với nước, thương binh,

bệnh binh, gia đình liệt sĩ, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn.

2.2.2 Chính sách văn hóa

Thứ nhất, Hiến pháp 2013 khăng định Nhà nước, xã hội chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp

thu tinh hoa văn hóa nhân loại

Thứ hai, các chính sách văn hóa cụ thé được ghi nhận trong Hiến pháp 2013: Nhà nước, xã hội phát triển văn học, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu tinh than da dang và lành mạnh của Nhân dân; phát triển các phương tiện thông

tin đại chúng nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin của Nhân dân, phục vụ cho sự

nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

2.2.3 Chính sách giáo duc

Nhà nước có chính sách cho từng bậc giáo dục; Nhà nước ưu tiên đầu tư

cho giáo dục đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo; Nhà nước mở rộng

giao lưu, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục.

2.2.4 Chính sách khoa học, công nghệ

Nhà nước ưu tiên đầu tư, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học công nghệ; đảm bảo quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, bảo hộ quyền sở hữu

trí tuệ.

2.2.2 Chính sách bảo vệ môi trường

Hiến pháp 2013 đã quy định rõ hơn vai trò, trách nhiệm của Nhà nước, tổ

chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường Trong đó, đề cao vai trò của Nhà

nước với tư cách là chủ thể quản lý mọi mặt của đời sống xã hội.

3 Đánh giá van đề chính sách kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa

học kỹ thuật, môi trường qua Hiến pháp Việt Nam 2013 và Hiến pháp Trung Quốc 1982

30

Trang 35

3.1 Những nét trong dông về chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo duc, khoa học, kỹ thuật và môi trường của Hiến pháp Việt Nam và Hiến pháp

Trung Quốc

Thứ nhất, vé bố Cục

Hai quốc gia đều có quan điểm chung về kỹ thuật lập pháp, thông qua việc quy định các van dé kinh tế - xã hội trong một chương thể hiện được sự gan kết và mối quan hệ giữa các lĩnh vực của đời sống xã hội.

Thứ hai, về nội dung

Một là, về chính sách kinh tế: Trung Quốc và Việt Nam đều xác định xây

dựng nên kinh tế thị trường với việc chấp nhận đa dạng hóa chế độ sở hữu, đa

dạng hóa thành phần kinh tế nhưng mang bản chất, tính chất xã hội chủ nghĩa; quy định các tư liệu sản xuất quan trọng đều thuộc chế độ công hữu; đều đưa ra những nguyên tắc quản lý kinh tế mà Nhà nước phải tuân thủ đảm bảo cho nền kinh tế được vận hành một cách hiệu quả.

Hai là, về chính sách xã hội, văn hóa: đều có những chính sách xã hội đặc

biệt là vấn đề chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng, người dân, đặc biệt là thông

qua hình thức phát triển sự nghiệp y tế; chú trọng việc phát huy và bảo tổn nền văn hóa của quốc gia mình, trong đó, cả hai quốc gia đều quan tâm đến vấn đề

phát triển văn hóa thông qua hình thức văn học nghệ thuật và qua các phương

tiện thông tin đại chúng.

Ba là, về chính sách giáo dục và khoa học công nghệ (kỹ thuật): Việt Nam và Trung Quốc đều rất coi trọng hai lĩnh vực này, có những nét tương đồng trong từng chính sách cụ thé đối với hai lĩnh vực này.

Bốn là, về vẫn đề bảo vệ môi trường, hiến pháp hai nước đều đề cập đến trách nhiệm của Nhà nước trong vấn để bảo vệ và cải tạo môi trường, có những

chính sách để khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong xã hội có những biện pháp cụ thé dé bảo vệ môi trường

3]

Trang 36

3.2 Những điểm khác nhau về chính sách kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục, khoa học, kỹ thuật và môi trường của Hién pháp Trung Quốc và Hién

phap Việt Nam

Thứ nhất, về kỹ thuật lập pháp: Nhiều điều khoản Hiến pháp Trung Quốc quy định mang tính liệt kê, nội dung khá chi tiết; Hiến pháp 2013 của Việt Nam khi quy định nội dung các chính sách có phần khái quát hơn, mang tính nguyên tắc hơn, dam bao sự ổn định của Hiến pháp.

Thứ hai, về nội dung

Một là, về vẫn đề sở hữu đất đai: Hiến pháp Trung Quốc quyền sở hữu đất

thuộc về hai chủ thé là nhà nước và tập thé tùy thuộc vào vị trí đất đai ở khu vực

nào; Hiến pháp Việt Nam thống nhất đất đai thuộc về một chủ sở hữu là toàn

dân, Nhà nước chỉ là đại diện chủ sở hữu.

Có thể thấy, Hiến pháp Trung Quốc không quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước và tập thể là chủ sở hữu đất đai cũng có phần hợp lý bởi lẽ các chủ thể này mới có thể trực tiếp thực hiện được các quyền sở hữu đối với

đất đai.

Hai là, Hién pháp Trung Quốc có sự phân hóa chính sách giữa thành thi

và nông thôn; Ở Việt Nam, Hiến pháp 2013 không phân hóa chính sách giữa

thành thị và nông thôn nhưng lại quy định chính sách ưu tiên trong lĩnh vực xã

hội như chăm sóc sức khỏe hay trong lĩnh vực giáo dục đối với “đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn.

Cách quy định của Trung Quốc có ưu điểm là đảm bảo sự phù hợp của chính sách đối với từng khu vực thành thị và nông thôn giúp phát huy tối đa khả

năng phát triển của đô thị và nông thôn Đây cũng là kinh nghiệm mà chúng ta

có thể nghiên cứu, học tập đặc biệt là trong bối cảnh ở Việt Nam sự phân hóa

giữa thành thị và nông thôn cũng có nhiêu điềm rõ rệt.

32

Trang 37

U1 QUY ĐỊNH VE CHÍNH THẺ TRONG HIẾN PHAP TRUNG QUOC VÀ HIẾN PHÁP VIỆT NAM

1 Hình thức chính the của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

theo Hiến pháp 2013

Hình thức chính thể của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

theo Hiến pháp năm 2013 được thiết lập theo chính thể cộng hòa dân chủ với nhiều nét đặc trưng của chính thể cộng hòa đại nghị Điều này được thé hiện rõ

nét qua việc tô chức các cơ quan tối cao trong bộ máy nhà nước và thẩm quyền, chức năng của từng cơ quan cũng như mối quan hệ giữa các cơ quan trong quá trình thực thi quyền lực nhà nước Cụ thể nhưu sau:

Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Hiến pháp 2013 Điều 86 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại” Với vai trò là “người đứng đầu Nhà nước”, Chủ tịch nước thé hiện trách nhiệm của Nhà nước trong mối quan hệ với nhân dân, các nhà nước và các tổ

chức khác Với vai trò “thay mặt nhà nước”, Chủ tịch nước thé hiện tính thống nhất về quyền lực nhà nước trong mối quan hệ với bên ngoài Sự xác định vị trí,

vai trò của Chủ tịch nước như vậy về cơ bản phù hợp với mô hình chính thể đại nghị và cũng phù hợp với nguyên tắc tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước,

phù hợp với mô hình chính thể hiến định.

Về quyền hạn của chủ tịch nước: quyền trong lĩnh vực hình thành các vị

trí quan trọng trong bộ máy nhà nước của nguyên thủ quốc gia trong Hiến pháp 2013 là tương đối hạn chế, không thực sự ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các cơ quan có những vị trí được nguyên thủ quốc gia bổ nhiệm, miễn nhiệm

hay cách chức Cách thiết kế như vậy nhìn chung là phù hợp với mô hình chính

thể đại nghị Bên cạnh đó, Hiến pháp Việt Nam 2013 không quy định quyền phủ quyết luật của nguyên thủ quốc gia Bởi quyền này chỉ có ý nghĩa quan trọng khi

33

Trang 38

nó gắn với vị trí đứng đầu và điều hành hành pháp và sự gắn kết này là đặc trưng của những nước theo chính thé tổng thống Đối với hành pháp, Hiến pháp Việt Nam 2013 xác định rõ vai trò đứng đầu nhà nước và đại diện cho đất nước

nhưng không xác định vai trò hành pháp của Nguyên thủ quốc gia.

Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hiển pháp

Ở Việt Nam, Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất Nội dung của quyền lực cao nhất của Quốc hội bao gồm: “Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, lập pháp, quyền quyết định những vấn dé quan trọng của đất nước và giám

sát tôi cao đối với hoạt động của nhà nước” (Điều 69) Mặc dù Nhà nước Việt

nam không được tô chức theo chính thé đại nghị, nhưng về cơ bản cũng có nhiều đặc điểm của loại hình tổ chức này Quốc hội Việt nam cũng giống như các Quốc hội/ Nghị viện trong thé chế đại nghị, không những có quyền lập pháp mà

còn có cả quyên thành lập ra các cơ cấu khác của bộ máy nhà nước; mà trước hết là trách nhiém rất nặng né trong việc thành lập ra Chính phủ (gồm Thủ tướng và các bộ trưởng), phải bầu ra Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong hiến pháp

Chính phủ là một thiết chế trung tâm của bộ máy nhà nước, có chức năng tổ chức thực thi quyền lực nhà nước, quản lý và điều hành các mặt của đời sống xã hội, bảo vệ và bảo đảm quyền con người, quyền công dân Hiến pháp năm 2013 quy định nhiệm vụ, quên hạn của Chính phủ tại điều 96 đã khẳng định đầy

đủ, rõ ràng vị trí, vai trò, chức năng hành pháp và hành chính nhà nước cao nhất

của Chính phủ, qua đó tạo cơ sở xây dựng nền hành chính thống nhất, thông

suôt, hiệu quả và hiệu lực.

34

Trang 39

2 Hình thức chính thé của nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa theo

Hiến pháp 1982 (sửa déi năm 2004)

Theo quy định của Hiến pháp nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1982 (sửa déi năm 2004), quyền lực nhà nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa được tô chức theo mô hình chính thể cộng hòa dân chủ, nhưng với những nét đặc trưng riêng biệt so với chính thể của những nhà nước khác cùng xây dung di lên

con đường xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Cộng hòa Nhán dân Trung Hoa

Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là nguyên thủ quốc gia của Cộng

hòa Nhân dân Trung Hoa, đứng đầu Nhà nước về mặt đối nội và đối ngoại Về

mặt chính thức, Chủ tịch Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa do Đại hội đại biểu

Nhân dân toàn quốc bầu ra Trong trường hợp Chủ tịch qua đời hoặc rời chức, Phó chủ tịch tự động đảm nhiệm quyền hạn chủ tịch nước Trong trường hợp vị phó chủ tịch nước bị khuyết thì Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc sẽ bầu cử bố sung Trong trường hợp khuyết cả hai vị trí chủ tịch nước và phó chủ tịch

nước thì Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc bau bổ sung, trước khi bầu bể

sung, ủy viên trưởng Ủy ban thường vu Dai hội đại biểu nhân dân toàn quốc tạm

thời giữ quyền chủ tịch nước (Điều 84).

Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là Chính phủ Nhân

dân Trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (để phân biệt với chính

phủ địa phương), là cơ quan chấp hành của cơ quan quyên lực nhà nước cao nhất và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

(Điều 85 Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1982, sửa đổi

năm 2004) Quốc vụ viện là một thiết chế mang tính chất chính trị và tính chất

hành chính nhà nước, là động lực chính của hệ thống hành chính nhà nước.

Đại hội đại biéu Nhân dan toàn quốc

35

Trang 40

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc trên danh nghĩa là cơ quan quyền lực tối cao và là cơ quan lập pháp duy nhất ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, tương

đương với Quốc hội ở các nước khác Dù đại biểu phần lớn vẫn do Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định, ké từ đầu thập niên 1990, cơ quan này đã bớt là cơ

quan hình thức và không có quyén lực và đã trở thành một diễn đàn dàn xếp các

khác biệt về chính sách giữa các bộ phận khác nhau của đảng và chính quyền.

Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc cũng là diễn đàn để các dự luật được tranh luận trước khi được thông qua Người đứng đầu cơ quan này được gọi là Ủy viên

trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, tức Chủ tịch Quốc hội.

Hiến pháp quy định Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc có 15 nhiệm vụ

và quyền hạn sau: làm và sửa đổi hiến pháp, giám sát thi hành hiến pháp, ban hành và sửa đổi các luật cơ bản điều chỉnh tội phạm, quan hệ dân sự, tổ chức nhà

nước và các lĩnh vực khác; bầu Chủ tịch và phó chủ tịch nước, quyết định lựa

chọn Thủ tướng theo đề nghị của Chủ tịch nước, quyết định lựa chọn các phó thủ

tướng, thành viên Quốc vụ viện, các bộ trưởng, Thẩm kế toán (tổng kiểm toán

nhà nước), Tống thư ký Quốc vụ viện theo đề nghị của Thủ tướng, bầu Chủ tịch Hội đồng quân sự Trung ương và theo đề nghị của chủ tịch Hội đồng quân sự

Trung ương, phê chuẩn các thành viên của Hội đồng này, bầu chánh án tòa án

nhân dân tối cao, bầu Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; phê chuẩn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và báo cáo về việc thực hiện kế hoạch này; phê chuẩn ngân sách quốc gia và báo cáo về việc thu, chỉ ngân sách, sửa đổi hoặc

hủy bỏ các quyết định không phù hợp của Ủy ban thường vụ Quốc hội, phê

chuẩn việc thành lập các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, quyết

định thành lập các khu vực hành chính đặc biệt và quyết định về thé chế, tổ chức tại các khu vực này, quyết định về chiến tranh và hòa bình, các quyền khác của

cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất (Điều 62 Hiến pháp)

36

Ngày đăng: 22/04/2024, 00:17

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN