Nghị quyết đã khẳng định và tiếp tục cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ
Trang 1MỞ ĐẦU Xuyên suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đặc biệt là từ thời kỳ đổi mới đến nay, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng luôn được Đảng ta xác định là nhiệm vụ cơ bản nhất, mang tính hệ trọng trong công tác xây dựng Ðảng cũng như
hệ thống chính trị Trong đó, các cơ quan báo chí đóng vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, góp phần tích cực và hiệu quả vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay
Trước yêu cầu ngày càng cao của giai đoạn cách mạng mới, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo
vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới Nghị quyết đã khẳng định và tiếp tục cụ thể hóa quan điểm chỉ đạo nhất quán của Đảng: “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng là bảo vệ Đảng, Cương lĩnh chính trị, đường lối của Đảng; bảo vệ nhân dân, Nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”
Ra đời với sứ mệnh thực hiện các tác phẩm truyền thông chính trị, cập nhật những sự kiện nổi bật về Văn hóa - Chính trị - Xã hội; đưa ra những bình luận, phân tích chuyên sâu về các vấn đề nóng; kể về những hình ảnh đẹp mang dấu ấn Việt Nam; góp ngọn lửa nhỏ để bùng lên ngọn lửa mãnh liệt của lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc, thắp sáng niềm tin kiên định vào sự lãnh đạo của Đảng và con đường đi lên Xã hội Chủ nghĩa của Việt Nam; đồng thời góp phần vào công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng Cộng sản Việt Nam, kênh “Mạch nguồn” được Học viện Báo chí và Tuyên truyền lập ra với sứ mệnh và trọng trách vô cùng quan trọng ấy
Trang 2Hiểu được tầm quan trọng của công cuộc ấy, nhóm sinh viên Truyền hình K41, Học viện Báo chí và Tuyên truyền vinh dự được thực hiện tác phẩm phóng sự với chủ đề “Tráng Việt: Chở che con người mới, tươi ngời những trang in” Thông qua việc kể lại những câu chuyện gắn với khu di tích lịch sử giai đoạn tiền cách mạng tại Tráng Việt, chương trình muốn khắc họa rõ nét đóng góp của nhân dân nơi đây vào thành công của Cách mạng Tháng Tám; từ đó làm rõ thông điệp: thắng lợi nào của cách mạng cũng là tích số của “ý Đảng” với “lòng dân” Trong học phần Pháp luật và đạo đức Báo chí – Truyền thông, bên cạnh những kiến thức bổ ích được cô Xuân Hòa cung cấp, chúng em cũng được trao cơ hội quý giá để trực tiếp thực hiện phóng sự này, phần nào góp những công sức nhỏ
bé của bản thân vào công cuộc bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng Đồng thời, có thêm những bài học kinh nghiệm quý báu trên con đường sau này
Trang 3NỘI DUNG
I CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Báo chí:
Được quy định cụ thể tại Điều 4 Luật Báo chí 2016 như sau:
“1 Báo chí ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thông tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức
xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân
2 Báo chí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thông tin trung thực về tình hình đất nước và thế giới phù hợp với lợi ích của đất nước và của Nhân dân;
b) Tuyên truyền, phổ biến, góp phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tôn chỉ, Mục đích của cơ quan báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ
xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa;
c) Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân;
Trang 4d) Phát hiện, nêu gương người tốt, việc tốt, nhân tố mới, điển hình tiên tiến; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong
xã hội;
đ) Góp phần giữ gìn sự trong sáng và phát triển tiếng Việt, tiếng của các dân tộc thiểu số Việt Nam;
e) Mở rộng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nước và các dân tộc, tham gia vào sự nghiệp của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, hữu nghị, hợp tác, phát triển bền vững.”
Như vậy, có thể khẳng định, với những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn như trên, chỉ có Báo chí mới có đủ “quyền lực” để có thể tuyên truyền, góp phần tích cực và hiệu quả vào cuộc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong giai đoạn hiện nay
2 Chính sách của Nhà nước về phát triển Báo chí và quản lý Báo chí:
Hiểu được tầm quan trọng đó, Nhà nước cũng có những sự đầu tư nhất định vào lĩnh vực Báo chí như một mũi nhọn trong công tác tuyên truyền Cụ thể: Điều 5 Chính sách của Nhà nước về phát triển báo chí quy định
1 Có chiến lược, quy hoạch phát triển và quản lý hệ thống báo chí
2 Đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm trong các lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nhân lực về chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý hoạt động báo chí, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ hiện đại cho các cơ quan báo chí
3 Đặt hàng báo chí phục vụ nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng, thông tin đối ngoại, phục vụ thiếu niên, nhi đồng, người khiếm thính, khiếm thị, đồng bào
Trang 5vùng dân tộc thiểu số, vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, hải đảo và các nhiệm vụ trọng yếu khác phù hợp với từng giai đoạn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ
4 Hỗ trợ cước vận chuyển báo chí phục vụ nhiệm vụ, đối tượng và địa bàn quy định tại Khoản 3 Điều này
Điều 6 Nội dung quản lý nhà nước về báo chí
1 Xây dựng, chỉ đạo và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển báo chí
2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về báo chí; xây dựng chế độ, chính sách về báo chí
3 Tổ chức thông tin cho báo chí; quản lý thông tin của báo chí
4 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm báo của các cơ quan báo chí và cán bộ quản lý báo chí
5 Tổ chức quản lý hoạt động khoa học, công nghệ trong lĩnh vực báo chí
6 Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động báo chí và thẻ nhà báo
7 Quản lý hợp tác quốc tế về báo chí, quản lý hoạt động của cơ quan báo chí Việt Nam liên quan đến nước ngoài và hoạt động của báo chí nước ngoài tại Việt Nam
8 Kiểm tra báo chí lưu chiểu; quản lý hệ thống lưu chiểu báo chí quốc gia
9 Chỉ đạo, thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động báo chí
10 Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về báo chí
Trang 6Với những quy định cụ thể như vậy, trong giai đoạn mới như hiện tại, nhà nước không ngừng đẩy mạnh lãnh đạo đấu tranh tư tưởng
3 Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị:
Nghị quyết số 35-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Bộ Chính trị về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới – với những thách thức lớn Yêu cầu phải nhận diện cụ thể:
3.1 Nhận diện các thế lực thù địch trong việc tấn công vào nền tảng tư tưởng của Đảng hiện nay:
Thứ nhất, là các lực lượng thù địch bao gồm cả những người nghiên cứu lý luận, thực tiễn ở các nước trong cuộc đấu tranh ý thức hệ giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản Ngay ở các nước Tư bản phát triển thì những nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng tư bản theo kiểu truyền thống và các nhà hoạt động chính trị thuộc giới cầm quyền có tư tưởng xã hội chủ nghĩa cũng đấu tranh lẫn nhau Cuộc đấu tranh này không chỉ diễn ra ở dất nước chúng ta mà còn trên phạm vi thế giới
Thứ hai, là lực lượng cực đoan người Việt ở nước ngoài luôn lôi kéo, kết hợp với số chống đối, bất mãn ở trong nước lập ra các tổ chức như Việt Tân, Việt Nam phục quốc, Triều đại Việt…
Thứ ba, là một số cán bộ, đảng viên (có những đảng viên đã từng giữ chức
vụ trung, cao cấp trong bộ máy, hệ thống chính trị của nước ta) suy thoái về tư tưởng chính trị, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” Lực lượng này len lỏi, phức tạp, không khó để nhận ra nhưng lại rất khó để đấu tranh Đây là những người phản bội
Trang 7lại quá khứ, phản bội lại lý tưởng, và nguyên nhân của sự phản bội đó đôi khi lại bắt nguồn từ sự bất mãn, không đồng ý một số vấn đề cụ thể trong chính sách, ứng
xử của những cơ quan, đơn vị nơi người đó công tác
3.2 Nhận diện một số nội dung và phương thức chống phá chủ yếu của các thế lực thù địch
Về nội dung chống phá:
Một là, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin
Hai là, phủ nhận tư tưởng Hồ Chí Minh
Ba là, chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực
Bốn là, phủ nhận những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử chúng ta đã đạt được dưới sự lãnh đạo của Đảng
Về phương thức chống phá:
Chúng sử dụng truyền thông đại chúng, đặc biệt là xuất bản báo chí ở nước ngoài, sản xuất băng, đĩa hình chuyển về trong nước; tài trợ cho một số cơ quan báo chí nước ngoài chuyên chống phá Việt Nam (như VOA tiếng việt, RFA, RFI, BBC việt ngữ) để nói xấu Việt Nam
Chúng đặc biệt sử dụng internet và truyền thông xã hội để chống phá; lợi dụng các sai sót trong quản lý để kích động biểu tình trái phép và xuyên tạc
Chúng tổ chức các hội thảo để xem xét lại các vấn đề liên quan đến lịch sử, tuy âm thầm và lâu dài nhưng tác hại thực sự rất ghê gớm
Chúng tấn công vào nội bộ, phủ nhận các thành tựu đã đạt được của cơ quan, đơn
vị, kích động để tấn công vào quá khứ
Trang 83.3 Bảo vệ nền tảng của Đảng:
Thứ nhất, tập trung đổi mới để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục chính trị tư tưởng
Thứ hai, đổi mới nội dung, phương thức nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyên truyền vể Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
Thứ ba, phát huy vai trò của báo chí truyền thông
Thứ tư, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên chấp hành cương lĩnh, điều lệ, nghị quyết, quy định của Đảng và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với sai phạm
Thứ năm, siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Ðảng Các cấp ủy và tổ chức đảng, mọi cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc tán phát những đơn thư nặc danh, mạo danh có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động
Thứ sáu, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý và sử dụng internet
và mạng xã hội, trong đó chú trọng xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
Nghị quyết 35 nhấn mạnh: Bảo vệ vững chắc nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác có hiệu quả các quan điểm sai trái, thù địch là một nội dung cơ bản, hệ trọng, sống còn của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, trong đó
Trang 9lực lượng tuyên giáo các cấp là nòng cốt; là công việc tự giác, thường xuyên của cấp uỷ, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đoàn thể chính trị - xã hội các cấp; của từng địa phương, cơ quan, đơn vị, của từng cán
bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu
Nghị quyết được phát triển nâng tầm với những nội dung cùng phương thức
cụ thể:
Về nội dung đấu tranh tư tưởng hiện nay
Thứ nhất, lãnh đạo đấu tranh phản bác các luận điệu phủ nhận Chủ nghĩa Mác - Lênin Về lý luận, các thế lực thù địch, phản động đang ra sức phủ định tính khoa học, cách mạng, nhân văn và các giá trị cốt lõi phù hợp với thời đại của Chủ nghĩa Mác - Lênin Chúng tập trung tấn công vào những vấn đề nguyên tắc then chốt, luận điểm cơ bản nhất, như: về hình thái kinh tế - xã hội, về học thuyết giá trị thặng dư, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Về thực tiễn, lợi dụng sự sụp
đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, chúng rêu rao
lý luận về chủ nghĩa xã hội là sai lầm, ảo tưởng, rêu rao chủ nghĩa tư bản là đỉnh cao của nhân loại, sẽ tồn tại vĩnh hằng
Thứ hai, lãnh đạo phản bác các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh Các luận điệu tấn công vào tư tưởng Hồ Chí Minh theo hai hướng Một mặt, các thế lực thù địch phủ nhận nội dung, giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng đây chỉ là “mớ lý thuyết hỗn độn nhằm đề cao, sùng bái cá nhân”, là “một di hại to lớn của lịch sử”, “Hồ Chí Minh chỉ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin chứ không hề
có tư tưởng cao siêu” Mặt khác, chúng lại ra sức tuyên truyền, đề cao, tuyệt đối hóa tư tưởng Hồ Chí Minh Chúng đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với Chủ nghĩa Mác - Lênin, đòi đưa Chủ nghĩa Mác - Lênin ra khỏi nền tảng tư tưởng của Đảng ta
Trang 10Thứ ba, lãnh đạo phản bác, vạch trần các luận điệu chống phá quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước Hiện nay, các thế lực thù địch tập trung tấn công vào những vấn đề như: lựa chọn mục tiêu,
mô hình phát triển, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, hệ thống chính trị, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo, lãnh thổ, đối ngoại Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, cơ hội, phản động cũng đang tập trung chống phá hệ thống pháp luật, đòi tách hệ thống pháp luật của Việt Nam “độc lập” khỏi sự lãnh đạo của Đảng, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập
Thứ tư, lãnh đạo phản bác các luận điệu phủ nhận thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử dưới sự lãnh đạo của Đảng Các phương tiện truyền thông của các thế lực thù địch chỉ tập trung đưa thông tin về những mặt tiêu cực, khoét sâu những hạn chế, sai lầm, khuyết điểm của hệ thống chính trị; phóng đại những sơ hở trong quản lý kinh tế - xã hội, xung quanh vấn đề đất đai, môi trường, phân hóa giàu nghèo, phóng đại một số biểu hiện suy thoái của cá nhân cán bộ, đảng viên, một số việc làm vô cảm, mất lòng dân của cơ quan Nhà nước, thổi phồng những khó khăn
về kinh tế - xã hội của đất nước Chúng hạ thấp những thành tựu phát triển của đất nước, như: phủ nhận kết quả đạt được của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, phủ nhận sự thay đổi tích cực trên tất cả các mặt của đất nước và đời sống
xã hội của nhân dân, phủ nhận vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được nâng cao Chúng xuyên tạc cuộc đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, phủ nhận những cố gắng, nỗ lực trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng Thứ năm, lãnh đạo đấu tranh chống xuyên tạc lịch sử, phản bác các luận điệu “viết lại lịch sử”, hạ bệ thần tượng, bôi nhọ các đồng chí lãnh đạo cấp cao Đặc biệt, chúng ra sức nói xấu, bôi nhọ đời tư, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Các Mác, Lênin, các lãnh tụ của Đảng, Anh hùng cách mạng, những người đã trở
Trang 11thành những tấm gương sáng trong lòng dân tộc Việt Nam Thời gian qua, công tác nghiên cứu lý luận của Đảng đã thu được rất nhiều thành tựu Ban chỉ đạo Trung ương 94, Ban chỉ đạo Trung ương 213, Ban chỉ đạo 609 (nay hợp nhất thành Ban chỉ đạo 35) Hội đồng Lý luận Trung ương đã chỉ đạo xuất bản nhiều ấn phẩm quan trọng cung cấp hệ thống luận cứ giúp cấp ủy, ban tuyên giáo các cấp sử dụng trong lãnh đạo, tổ chức đấu tranh tư tưởng Những ấn phẩm như: “Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam”; “Phê phán các quan điểm sai trái, xuyên tạc cuộc đấu tranh chống suy thoái về tư tưởng chính trị, những biểu biện “tự diễn biến”, ‘tự chuyển hóa” về chính trị trong Đảng”; “Xây dựng, chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước” do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự Thật xuất bản rất nên là sách “gối đầu giường” cho cấp ủy viên và lực lượng nòng cốt đấu tranh tư tưởng của các cấp ủy
Về phương thức lãnh đạo đấu tranh tư tưởng:
Một là, cấp ủy các cấp xây dựng nghị quyết, kế hoạch, chỉ thị về lãnh đạo đấu tranh tư tưởng Bên cạnh phương thức lãnh đạo bằng nghị quyết, hầu hết cấp
ủy các cấp hiện nay lãnh đạo bằng việc ra các kế hoạch, chỉ thị thực hiện Nghị quyết 35, trong đó có đề cập nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng Theo chúng tôi, sẽ hiệu quả hơn nếu Ban chỉ đạo 35 của các cấp ủy xây dựng được kế hoạch đấu tranh tư tưởng
Hai là, cấp ủy lãnh đạo đấu tranh tư tưởng thông qua tổ chức đảng và đảng viên Tổ chức đảng và đảng viên là những người tiên phong đưa Nghị quyết 35 của
Bộ Chính trị vào cuộc sống, vào thực tiễn đấu tranh tư tưởng Trước hết, tổ chức đảng và đảng viên là người quán triệt các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, xây dựng thành nghị quyết, kế hoạch thực hiện của cấp mình Tổ chức đảng và đảng viên cũng là những người trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động,