1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự

105 12 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kháng Cáo, Kháng Nghị Theo Thủ Tục Phúc Thẩm Dân Sự
Tác giả Phạm Xuân Duy
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thu Hà
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và tố tụng dân sự
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 69,06 MB

Nội dung

Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự là căn cứ phát sinh thủtục phúc thâm dân sự, giúp Tòa án cấp phúc thâm có cơ sở pháp lý để xem xét lạitính hợp pháp, hợp lý trong phán

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

PHẠM XUÂN DUY

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật Dân sự và tố tụng dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thu Hà

Hà Nội - 2017

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công trìnhnào khác Các số liệu trong Luận văn là trung thực, có nguồn sốc rõ ràng, được

trích dẫn theo đúng quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này.

Tác gia luận văn

Phạm Xuân Duy

Trang 3

BLTTDS : Bộ luật Tổ tụng Dân sự

BLTTDS năm 2011 : Bộ Luật Tố tụng Dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung

nam 2011)

BLTTDS năm 2015 : Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015

LTCTAND : Luật Tổ chức Toà án nhân dân

LTCVKSND : Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân

TAND : Toa án nhân dân

TANDTC : Toà án nhân dân tối cao

TTDS : Tổ tụng dân sự

VADS : Vụ án dân sự

VKS : Viện kiểm sát

Trang 4

PHAN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG 1: MỘT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE KHÁNG

CÁO, KHÁNG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THÁM DÂN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị

1.2.2 Bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự

1.2.3 Bảo đảm tranh tụng trong xét xử và Tòa án ra các phán

1.3.2 Trình độ hiểu biết pháp luật tố tung dân sự về quyền

kháng cáo theo thủ tục phúc thâm của đương sự

1.3.3 Trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ kiểm sát của kiểm sát

viên

1.3.4 Trách nhiệm của Tòa án trong việc tạo điều kiện cho chủ thê

có quyền kháng cáo thực hiện việc kháng cáo

Trang 5

TO TUNG DAN SỰ HIỆN HANH VE KHÁNG CÁO, KHANG

NGHI THEO THU TUC PHUC THAM

2.1 Chủ thé có quyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

phúc tham dân sự

2.1.1 Chủ thé có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm dân sự

2.1.2 Chủ thé có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

2.2 Đối tượng, phạm vi của kháng cáo, kháng nghị theo thủ

tục phúc thấm

2.2.1 Đối tượng của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

thâm

2.2.2 Phạm vi của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

2.3 Hình thức, thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục

phúc thẩm

2.3.1 Hình thức kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

2.3.2 Thời hạn kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

2.3.3 Kháng cáo, kháng nghị quá hạn và giải quyết kháng cáo,

kháng nghị quá hạn

2.4 Thủ tục kháng cáo, kháng nghị; tiếp nhận kháng cáo,

kháng nghị và thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm

2.4.1 Thủ tục kháng cáo, kháng nghị phúc thâm

2.4.2 Thủ tục tiếp nhận kháng cáo, kháng nghị phúc thâm

2.4.3 Thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị phúc thâm

2.5 Thay đối, bé sung, rút kháng cáo, kháng nghị phúc thắm

2.5.1 Thay đối, b6 sung kháng cáo, kháng nghị phúc thâm

50 52 56

57

57

58 58 59 59 61 63

65

Trang 6

SỰ VIỆT NAM VE KHANG CAO, KHÁNG NGHỊ THEO THU

TUC PHUC THAM VA MOT SO KIEN NGHI

3.1 Thực tiễn áp dung pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về

kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẳm

3.1.1 Thực trạng kháng nghị theo thủ tục phúc thầm

3.1.2 Thực trạng kháng cáo theo thủ tục phúc thâm

3.1.3 Một số bất cập trong thực tiễn thực hiện quyền kháng cáo

3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

thấm

3.2.1 Sự cần thiết phải hoàn thiện các quy định của pháp luật tố

tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

3.2.2 Những phương hướng cơ bản của việc hoàn thiện các quy

định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị

72

74

76 87

Trang 7

1 Tinh cấp thiết của dé tài

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì Tòa án nhân dân (TAND) là cơ

quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tưpháp, có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệchế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp

của tô chức, cá nhân Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ được

đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Nhà nước Do VẬY, VIỆC đề ra nhữngphương thức để đảm bảo các bản án, phán quyết của Tòa án khi được đưa ra thihành phải là những bản án, phán quyết chính xác, công minh và đúng quy định phápluật có ý nghĩa chính trị, pháp lý và xã hội hết sức to lớn Một trong những phươngthức đó là kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự

Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự là căn cứ phát sinh thủtục phúc thâm dân sự, giúp Tòa án cấp phúc thâm có cơ sở pháp lý để xem xét lạitính hợp pháp, hợp lý trong phán quyết của Tòa án cấp sơ thẩm, từ đó khắc phục kipthời các sai lầm, vi phạm pháp luật có thể có trong các bản án, quyết định của Tòa

án cấp sơ thâm, giúp đảm bảo những bản án, quyết định của Tòa án được thi hành lànhững bản án, quyết định chính xác, công minh và đúng quy định pháp luật, qua đóbảo vệ lợi ich của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tôchức, góp phần đảm bảo công bằng xã hội và pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao

sự tin tưởng và tự nguyện chấp hành của nhân dân đối với đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Mặc dù có ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy nhưng hiện nay thủ tục này

vẫn chưa được quan tâm đúng mức ở cả góc độ lý luận lẫn thực trạng quy định và

áp dụng trong thực tiễn

Ở nước ta, mặc dù kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm đã được ghi nhận ngay từnhững văn bản đầu tiên của Nhà nước ta về tố tụng dân sự (TTDS) khi nước ViệtNam dân chủ cộng hòa ra đời, còn kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự củaViện kiểm sát (VKS) được ghi nhận kế từ Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân(LTCVKSND) năm 1960, khi VKS thành lập thay cho viện công tố Đến nay, đã có

rat nhiêu công trình nghiên cứu vê vân dé này, tuy nhiên các công trình nghiên cứu

Trang 8

cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự, những vấn đề có tính lý luận về vấn

đề này hầu như không được đề cập đến, khái niệm kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụcphúc thâm và nhiều vấn đề khác mang tính lý luận xung quanh kháng cáo, kháng nghịphúc thâm dân sự vẫn chưa được nghiên cứu sâu sắc, toàn diện

Trước năm 2004, các quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm dân sự nămrải rác ở nhiều văn bản như Luật tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 1981,LTCVKSND năm 1992, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vu án dân sự nam 1989,Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Pháp lệnh thủ tục giảiquyết các tranh chấp lao động năm 1996, LTCVKSND năm 2002, LTCTAND năm2002 Từ Bộ luật Tố tụng Dân sự (BLTTDS) năm 2004 thì kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thấm dân sự đã được các nha làm luật ghi nhận một cách tập trungthống nhất Sau đó, các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâmdân sự tiếp tục được nghiên cứu, kế thừa và phát triển tại Luật sửa đồi, bố sung một

số điều của BLTTDS năm 2011 và BLTTDS năm 2015

Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn một số khó khăn, vướng mac trong thực tiễn ápdụng các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm dân sự trongBLTTDS năm 2015, cụ thể như: có chấp nhận kháng nghị quá hạn của VKS haykhông? Tòa án giải quyết thế nào đối với trường hợp Quyết định kháng nghị dongười không có thâm quyền ký hoặc nội dung không phù hợp quy định của phápluật? Hiểu như thế nào là vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu? VKSkháng nghị trong trường hợp đương sự đều thống nhất với bản án sơ thâm và bản án

đó không gây thiệt hại gì đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng thì có vi phạmnguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự không? Tòa ánban hành văn bản hay chỉ cần thông báo miệng đối với trường hợp trả lại đơn khángcáo, nếu là văn bản thì văn bản đó được xây dựng dưới hình thức Thông báo hayQuyết định? Việc khiếu nại của người kháng cáo, kiến nghị của VKS đối với trườnghợp trả lại đơn kháng cáo được giải quyết như thế nào? Đây đều là những vấn đềphát sinh trong thực tiễn, nhưng chưa được quy định day đủ trong BLTTDS năm

2015 dẫn đến việc các cơ quan tiến hành tố tung gặp ling túng khi giải quyết những

trường hợp này.

Nói tóm lại, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm dân sự có ý nghĩarất quan trọng trong pháp luật TTDS của nước ta Thế nhưng, thủ tục này chưa được

Trang 9

một số điểm bat cập, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cánhân, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước Vì vậy, tác giảchọn Đề tài “Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự” làm luận

văn thạc sĩ luật học.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Vấn đề kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự luôn thu hútđược sự quan tâm, đóng góp ý kiến của rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, cáccán bộ thực tiễn Trong thời gian vừa qua, ở Việt Nam nhiều công trình nghiêncứu đã đề cập đến các khía cạnh ở mức độ khác nhau của kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thâm dân sự:

- Công trình nghiên cứu cấp Bộ “Những quan điểm cơ bản về BLTTDS Việt

Nam” do Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật thuộc Trung tâm Khoa học Xã

hội và Nhân văn Quốc gia thực hiện năm 2001 Tuy nhiên, đề tài này mới chỉ đề cậpkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dưới góc độ là một nội dung củanguyên tắc thực hiện chế độ hai cấp xét xử; Công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ

“Thực trạng hoạt động xét xử phúc thẩm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệuquả hoạt động xét xử phúc thẩm của các tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân toi cao”của Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thực hiện năm 2006 Đề tài này đề cập đếnkhái niệm, vị trí, vai trò của xét xử phúc thầm nói chung nhưng chưa đưa ra kháiniệm cũng như vị trí, vai trò của kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm dân sự nói riêng

- Công trình nghiên cứu cấp cơ sở “Cơ sở ly luận và thực tiễn của việc hoànthiện một số chế định cơ bản của pháp luật TTDS Việt Nam” mã số KH - 001 - 08

do Trường Đại học Luật Hà Nội thực hiện năm 2002 Đề tài này đã phân tích cơ sở

lý luận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản trong pháp luậtTTDS trong đó có chế định kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm dân sự.Tuy nhiên, dé tài được tiễn hành trước khi ban hành BLTTDS nên một số phân tích

về quy định của pháp luật không còn phù hợp và một số kiến nghị trong đề tài đãđược sửa đối, bổ sung trong BLTTDS năm 2004

- Luận án tiễn sĩ luật học “Púc thẩm trong t6 tụng dan sự Việt Nam” nam

2011 do tac gia Nguyễn Thị Thu Hà thực hiện, luận án này có đề cập đến cơ sở lýluận và thực tiễn của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản trong pháp luật TTDStrong đó có chế định kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm Tuy nhiên, luận

Trang 10

về quy định của pháp luật không còn phù hợp và một số kiến nghị trong đề tài đó đãđược sửa đồi, bổ sung trong BLTTDS năm 2015.

- Luận văn thạc sĩ luật học “Chuẩn bị xét xử phúc thẩm VADS” năm 2010 của

tác giả Nguyễn Thị Thúy Hòa Tác giả nghiên cứu các hoạt động TTDS diễn ra

trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thấm trong đó có một số van dé liên quan đếnluận văn như việc thay đổi, bố sung, rút kháng cáo, kháng nghị Tuy nhiên, các van

đề này mới chỉ được trình bày một cách đơn giản, bằng việc nêu các quy định của

BLTTDS và các văn bản hướng dẫn thi hành BLTTDS, chưa đi sâu phân tích các

vẫn đề

- Khóa luận tốt nghiệp “Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dânsự” năm 2010 của tác giả Nguyễn Thị Bích Ngọc và khóa luận tốt nghiệp “Khángcáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm” năm 2012 của tác giả Nguyễn Thị Khuyên.Các khóa luận này có đề cập đến một số van dé mang tính lý luận và thực tiễn củaviệc hoàn thiện một số quy định về kháng cáo, kháng nghị phúc thấm Tuy nhiêncác van đề mới chỉ được trình bày một cách đơn giản, được tiến hành trước khiBLTTDS năm 2015 ban hành nên nhiều kiến nghị không còn phù hợp

- Các giáo trình về luật TTDS của các trường đại học và học viện như giáotrình Luật TTDS của Khoa Luật, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội xuất bản năm

1995; Giáo trình Luật TTDS Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội do Nhà

xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2017; Giáo trình Luật TTDS của Học viện tư pháp

do Nhà xuất bản Công an nhân dân xuất bản năm 2007 Các giáo trình này mới chỉdừng lại ở mức cung cấp các kiến thức cơ bản cho sinh viên mà chưa có sự phântích, đánh giá các quy định của pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thẩm

- Các bài viết của các tác giả đăng trên các tạp chí có nghiên cứu về những vấn

dé riêng lẻ của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm như “Khdng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự” của Th.S Tran Phương Thảo đăng trênTạp chí Luật học số đặc san góp ý Dự thảo BLTTDS năm 2004; “Ve quyền khángnghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự của VKS” của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà đăngtrên Tạp chí Luật hoc số 11/2009; “Viéc thay đổi, bố sung kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thẩm dân sự” của Th.S Nguyễn Thị Thu Hà đăng trên Tạp chí Tòa

án nhân dân số 8/2010; “PjJc thẩm dân sự và vấn dé kháng cáo, kháng nghị ban

Trang 11

Tòa án nhân dân số 15/2012; “M6t số vấn đề về chuẩn bị xét xử phúc thẩm theoBLTTDS sửa đổi, bố sung năm 2011” của tac giả Duy Kiên đăng trên Tap chí Tòa

án nhân dân kỳ II tháng 9 năm 2012; “Người có quyền kháng cáo theo thủ tục phúcthẩm dân sự và trách nhiệm của người kháng cáo” của TS Nguyễn Thị Thu Hàđăng trên Tạp chí Luật học số 5/2014; “Một số kiến nghị giải pháp nâng cao chấtlượng kháng nghị phúc thẩm dân sự” của Th.S Nguyễn Thị Thúy Hằng đăng trênTạp chí Kiểm sát số 07, tháng 4/2015; “Mộ: số kinh nghiệm rút ra từ công táckháng nghị phúc thẩm án dân sự ở Tây Ninh” của tác giả Nguyễn Khánh Bình đăngtrên Tạp chí Kiểm sát số 18, tháng 9/2015; “Những sửa đổi, bồ sung về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong BLTTDS năm 2015”, TS Nguyễn Thị Thu

Hà đăng trên Tap chi Nhà nước và Pháp luật số 6/2016; “Pham vi xét xử phúc thẩm

từ thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng thuê nhà ở” của PGS.TS Nguyễn MinhHang và tác giả Vũ Thị Hồng Nguyên đăng trên Tạp chí Kiểm sát số 18, thang9/2016; “Thi tục kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm theo quy định của BLTTDSnam 2015” của tác giả Vũ Hoàng Anh đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 5năm 2017 Các bài viết này dé cập đến các van đề khác nhau của kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS cũng như phân tích các vẫn đề này dướicác góc độ khác nhau Tuy nhiên, các bài viết này mới chỉ là những nghiên cứumang tính chất nhỏ lẻ, chủ yếu là phân tích, đánh giá từng mảng nhỏ của kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thấm trong TTDS, hầu như không đề cập đến nhữngvan dé có tinh lý luận về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc tham dân sự, một

số vấn đề có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn có được đề cập đến nhưng lại chưađược lý giải một thỏa đáng và cần phải tiếp tục nghiên cứu sâu sắc và toàn diện hơn

Do đó, có thê nói luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu chuyênsâu và có hệ thống về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự theo

quy định của BLTTDS năm 2015.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS; các quy định của pháp luật TTDSViệt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; những khó khăn,vướng mắc trong thực tiễn thi hành các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thâm của BLTTDS năm 2015 tại Tòa án trong những năm gần đây

Trang 12

được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau và có nhiều nội dung khác nhau cả về

lý luận và thực tiễn Do đó, để nghiên cứu chuyên sâu về kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thâm trong TTDS cũng như do giới hạn về số trang và thời gian

nghiên cứu nên trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chi tập trung vào

khác.

- Luận văn đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật TTDS về kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thâm

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích nghiên cứu của đề tài:

- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản của kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thâm dân su;

- Làm rõ những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật TTDSViệt Nam hiện hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm và nhữngvướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định đó trong thực tiễn xét xử tại Tòa

án;

- Tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật TTDS về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thâm và giải pháp để bảo đảm thực hiện pháp luậtTTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

Đề thực hiện được mục đích nêu trên, việc nghiên cứu đề tài phải làm rõnhững nhiệm vụ cụ thé sau:

- Nghiên cứu làm rõ những van dé ly luận cơ ban về kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thẩm trong TTDS;

- Đánh giá đúng thực trạng các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam hiện

hành về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm và việc áp dụng các quy định

đó trong thực tiễn xét xử của Tòa án

- Xác định những yêu cau và dé xuất những kiến nghị cụ thé nhằm hoàn thiện

Trang 13

5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa

Mác-Lênin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam vềcải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Bên cạnh đó, việc nghiên cứu đề tài luận văn cũng sử dụng các phương phápnghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê,

so sánh, lịch sử

Phương pháp phân tích, tông hợp mang lại cho luận văn cái nhìn tổng quát van

đề cần nghiên cứu cũng như làm cho luận văn có chiều sâu hơn

Phương pháp lịch sử, so sánh luôn được sử dụng song hành trong nghiên cứu

đề tài Luận văn khi phân tích một nội dung của phúc thâm trong TTDS đều có sự

so sánh giữa pháp luật thực định với pháp luật thời kì trước đó Từ đó, luận văn có

được những bình luận và đánh giá chính xác về những điểm tiến bộ, hạn chế củavấn đề đồng thời đưa ra được những kiến nghị giúp hoàn thiện pháp luật TTDS vềkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm

Phương pháp thống kê được sử dụng khi xử lý các số liệu về kháng nghị theothủ tục phúc thấm, thực tiễn xét xử các vụ án phúc thâm dân sự cũng như xét xử các

vụ án phúc thấm dân sự có kháng nghị theo thống kê của ngành kiểm sát nhân dânnăm 2014, 2015 và 2016 Từ đó, luận văn mang tính chân thực và có tính thuyết

phục cao.

Trên cơ sở phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, phương pháp luận

chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, chúng tôi sử dụng phương phápnghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp

lịch sử và tiếp cận thực tiễn dé giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

Luận văn là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách chuyên sâu và

có hệ thống về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự

Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụcphúc thâm trong TTDS được phát hiện và phân tích sâu sắc, qua đó là cơ sở choviệc luận giải những vấn đề liên quan đến nội dung các quy định về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong TTDS, đồng thời thấy được những điểmkhác biệt giữa kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS với kháng

Trang 14

quan điểm, luận cứ khoa học về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâmtrong TTDS, luận văn đã làm sáng tỏ thêm hệ thống lý luận khoa học về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS như chủ thé có quyền kháng cáo,kháng nghị phúc thẩm; thời hạn kháng cáo, kháng nghị phúc thâm; đối tượng củakháng cáo, kháng nghị phúc thấm; phạm vi kháng cáo, kháng nghị phúc thâm; hiệulực của kháng cáo, kháng nghị phúc thâm Những vấn đề lý luận này là cơ sở đểđánh giá thực trạng pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúcthâm cũng như làm định hướng cho việc kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS vềkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Luận văn phân tích, đánh giá một cách tương đối toàn diện và sâu sắc các quyđịnh của pháp luật TTDS Việt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúcthâm và thực tiễn áp dụng các quy định về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúcthâm của BLTTDS năm 2015 tại Tòa án trong những năm gần đây Từ nhữngnghiên cứu này luận văn đã chỉ rõ những hạn chế, bất cập trong các quy định củaBLTTDS năm 2015 về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm, những vướngmắc trong quá trình áp dụng các quy định này trong thực tiễn xét xử tại Tòa án đồngthời các nguyên nhân của thực trạng này cũng được luận giải một cách cụ thẻ

Luận văn kiến nghị sửa đôi, bô sung một số quy định của BLTTDS năm 2015

về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm nhăm hoàn thiện pháp luật TTDSViệt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm, đảm bảo việc thực hiệnquyền kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm cũng như giải quyết khángcáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thấm đạt hiệu quả cao như: bồ sung quy định vềtrách nhiệm của người kháng cáo dé có căn cứ xử lý đối với những trường hợp lạmquyền kháng cáo; xác định lại phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thâm cho phùhợp hơn với nguyên tắc bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự; sửa đôi lại quyđịnh về đối tượng kháng cáo, kháng nghị cho phù hợp hơn với lý luận; b6 sung quyđịnh về quyền khiếu nại, kiến nghị đối với việc trả lại đơn kháng cáo dé tránh tìnhtrạng trả lại đơn kháng cáo tùy tiện; bổ sung hình thức trả lại đơn kháng cáo; bổsung việc giải quyết đối với quyết định kháng nghị quá hạn cho triệt để tránh sự tùytiện trong áp dụng: sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn kháng cáo cho rõ ràng,minh bạch; sửa đổi, bổ sung các quy định về thay đồi, b6é sung khang cáo, khángnghị cho áp dụng thống nhất Những kiến nghị này được đưa ra dựa trên cơ sở

Trang 15

pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa cũng như đápứng yêu cau hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.

Luận văn góp phần vào việc nâng cao nhận thức khoa học về kháng cáo,kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS ở Việt Nam Những kiến thức khoa

học của luận văn có giá trị tham khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập Luật TTDS ở Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể dùng làm tài liệu hướng dẫn trong việc

áp dụng pháp luật TTDS về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm, đảm bảotính thống nhất và chính xác trong thực tiễn giải quyết các VADS theo thủ tụcTTDS Đồng thời, luận văn cũng đóng góp các ý kiến cho cơ quan lập pháp trongquá trình sửa đổi, bổ sung BLTTDS năm 2015

7 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận vănđược thể hiện trong ba chương như sau:

Chương 1: Một số vẫn đề lý luận cơ bản về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tụcphúc thầm dân sự

Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành vềkháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm

Chương 3: Thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật tố tụng dân sựViệt Nam về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thầm va một số kiến nghi

Trang 16

Chương 1

MOT SO VAN DE LÝ LUẬN CƠ BẢN VE KHÁNG CÁO,

KHANG NGHỊ THEO THỦ TỤC PHÚC THÁM DAN SỰ

1.1 Khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc tham dân sự

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của kháng cáo theo thủ tục phúc thấm dân sự1.1.1.1 Khai niệm khang cáo theo thủ tục phúc thẩm dân sự

Bản án, quyết định sơ thẩm mặc dù đã dựa trên các chứng cứ, tài liệu được

tranh tụng công khai, minh bach tại phiên tòa và các quy định của pháp luật nhưng

do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan thì bản án, quyết định sơ thẩm vẫn cóthé có những thiếu sót, sai lầm Vì vậy, dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của cánhân, cơ quan, tô chức, đồng thời khắc phục những sai lầm có thể có trong các bản

án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm thì pháp luật TTDS của các nước đều quyđịnh cho các chủ thé có quyền va lợi ích liên quan hoặc chủ thé theo quy định củapháp luật có quyền yêu cầu xét xử lại vụ án dân sự theo thủ tục phúc thẩm trừtrường hợp pháp luật có quy định khác Như vậy, có thé nói co sở làm phát sinh thủtục phúc thẩm dân sự phải dựa trên yêu cầu của các chủ thé Các yêu cầu này đượcgọi là kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự

Phúc thâm là một thủ tục có tính truyền thống lâu đời của TTDS, nó được ápdụng ngay từ thời La Mã cổ đại “Theo trình tự tố tụng đặc biệt (cognitioextraordinaria), các quyết định do các quan tòa cấp dưới đưa ra không phải lúc nàocũng có hiệu lực, do vậy nếu các bên không thỏa mãn thì được quyền kháng cáo lên

ool

Tòa án cấp trên”' Tuy nhiên, khang cáo, khang nghị theo thủ tục phúc tham đượcquy định đầu tiên ở quốc gia nào là một vẫn đề khó có thê xác định một cách chínhxác Theo các tác giả Frederick Pollock and Frederic William Maitland: Vào thé ky

thứ mười hai dưới ảnh hưởng của giáo luật khái niệm khang cáo trở nên quen thuộc

hơn đối với người Anh Cụ thể, họ kháng cáo từ phó giáo chủ đến giám mục, từgiám mục đến tổng giám mục, từ tong giáo mục đến giáo hoàng Thủ tục này của

Tòa án giáo hội ngày càng được công nhận là một mô hình hâp dân Tòa án của nhà

' Nguyễn Ngọc Đào (2000), Luật La Mã, Nxb tổng hợp Đồng Nai, tr 254 — 258, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong to tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, tr 14”.

Trang 17

vua được hưởng lợi từ ý tưởng mới này Tòa án của nhà vua đã thiết lập với các Tòa

án địa phương theo cách mà viện nguyên lão dưới thời La mã đã thiết lập với cácTòa án của giám mục Sau đó, phải mất một thời gian, ý tưởng này được áp dụng ở

nước Anh theo trình tự từ Tòa án đến Tòa án” Các tác giả Serge Guinchard and

Frédérique Ferrand khi trình bày về luật TTDS của Cộng hòa Pháp có viết rằng,kháng án phúc thâm phát sinh từ việc khang định quyền lực của nhà Vua đối với

công lý lãnh chúa và sau này đã được duy trì trong lĩnh vực dân sự ở thời Đại cách

mạng Pháp, dưới thé thức kháng án chu luân (appel circulaire) theo danh nghĩa của

nguyên tắc bình đăng” Cụ thé hơn TS Nguyễn Đăng Dung khi nghiên cứu về hệ

thống tư pháp của Pháp có nói rằng: “Nước Pháp, ở nền cộng hòa thứ nhất cũng đãthử nghiệm chế độ kháng cáo chuyên ngang hay kháng cáo chu luân Sau khi tuyên

xử, nếu đương sự không tâm phục khẩu phục thì vụ án sẽ được chuyền sang Tòa án

khác cùng cấp ở địa hạt bên cạnh dé phúc thâm ””

Có thể thấy, cùng với thời gian, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâmngày càng được phát triển và từng bước được khăng định Kháng cáo, kháng nghịtheo thủ tục phúc thâm được áp dụng tương đối phổ biến với nội dung và mức độkhác nhau trong khoa học luật TTDS ở các nước thuộc hệ thống pháp luật dân sựcũng như hệ thống pháp luật án lệ Ở các nước theo truyền thống pháp luật dân sựnhư Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga thì các đương sự, VKS (Viện công tố) cóquyền khang cáo, kháng nghị về vấn đề sự kiện và luật pháp” Ở các nước theotruyền thong pháp luật án lệ như Anh, Mi thì các ban án, quyết định sau khi banhành sẽ mặc nhiên được thừa nhận là giải pháp cuối cùng và có hiệu lực pháp luậtngay Tuy nhiên, dé đảm bảo quyền tự định đoạt của đương sự thì VKS không đượckháng nghị phúc thâm mà chỉ có đương sự mới có quyền kháng cáo phúc thâm đểyêu cầu Tòa án cấp trên sửa chữa những sai lầm có thé có của Tòa án cấp dưới.Nhưng các đương sự chỉ được kháng cáo về khía cạnh pháp lý bởi ở giai đoạn sơ

? International Bar Association Series, Charles platto (Editor) (1992), Civil Appeal Procedures Worldwide, Graham and Trotman, London, UK, tr 4, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phvic thẩm trong

tổ tụng dân sự Việt Nam, Luận an tiễn sĩ Luật học, tr 15”.

ở Serge Guinchard, Frédérique Ferrand (2006), Procédure civile Droit interne et droit communautaire, édition Dalloz, tr 1166, trích trong tài liệu: “Nguyễn Thi Thu Hà (2011), PJúc thẩm trong tô tung dân sự đói Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, tr 15”.

* Nguyễn Dang Dung (2001), Luat hiển pháp đối chiếu, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, tr 268, trích trong tài

liệu: “Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tô tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, tr 9":

Ÿ Tòa án nhân dân tối cao (2000), Về pháp luật tổ tung dân sự, Kỷ yêu Dự án VIE/95/017 Tăng cường

năng lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội, tr 67.

Trang 18

thâm các bên đương sự đã có cơ hội như nhau trong việc cung cấp chứng cứ và bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Ở Việt Nam, việc kháng cáo, kháng nghị được thực hiện khác nhau ở từng giaiđoạn lịch sử Nhưng, hiện nay theo quy định tại Điều 17 của BLTTDS năm 2015,chúng ta áp dụng nguyên tắc bảo đảm chế độ xét xử sơ thâm, phúc thâm Theo đó,các bản án, quyết định sơ thâm của Tòa án có thê bị kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thấm theo quy định của BLTTDS Khi đương sự kháng cáo, VKS khángnghị đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật thì Tòa án cấpphúc thẩm sẽ xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thâm

Vậy, về mặt lý luận, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thấm dân sự đượchiểu như thế nào?

Khang cáo (theo tiếng la tinh là apelatio) được các nhà khoa học pháp lý ởnhiều nước trên thế giới nghiên cứu, đề cập đến Theo tác giả Serge Guinchard andFrédérique Ferrand của Pháp thì “Kháng cáo phúc thâm (appel) là một hình thứckháng cáo theo thông luật (thông thường) và là hình thức kháng cáo nhằm cải sửahoặc huỷ bỏ, theo đó bên tự cho là bị thương tổn bởi một phán quyết, đưa vụ kiện vàphán quyết ra trước các Thâm phán ở một cấp cao hơn” GS, TSKH H M.Kopmynos thì cho rằng: “kháng cáo (Anennauns) là hoạt động tô tụng của các chủthé làm phát sinh quyền Tòa án cấp cao hơn xem xét lại vụ việc đã được giải quyết

ở Tòa án cấp dưới và trên cơ sở đó Tòa án cấp cao hơn có quyền ra quyết định mới

”” Hoặc trong cuốn

về vụ việc hoặc chấm dứt hoạt động tố tụng đối với vụ việc

Luận điểm về luật pháp của Anh có khang định rằng: “Kháng cáo (appeal) là việcgửi đơn đến một Tòa án hoặc trọng tài cấp cao hơn để yêu cầu huỷ bỏ, thay đổihoặc xem xét lại một bản án, quyết định của Tòa án hoặc trọng tài cấp dưới theo thủtục của hệ thống của Tòa án hoặc trọng tài trên cơ sở là bản án, quyết định của Tòa

án cấp đưới đã được quyết định sai hoặc do vấn đề tư pháp hoặc luật pháp cần phải

được xem xét lại cho chính xác”Š,

Như vậy, có thé thay ở hau het các nước trên thê giới với mục đích đảm bao

° Nguyễn Thị Thu Hà (2011), PJúc thẩm trong to tung dân sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ Luật học, Hà Nội, tr.

13.

7H M Kopmynos (2005) 7pazcòancKuk [poyecc, YucØHnK, Wl3xare/IbcrBo KcMo, MocKsa, tr 475, trích

trong tài liệu: “Nguyên Thị Thu Hà (2011), Phúc thám trong tô tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiên sĩ Luật học, tr.43”.

* Halsbury s Laws of England (1991), 4" edition, Volume 37, Lexis Nexis Butterworths, UK, tr 677, trích

trong tai liệu: “Nguyên Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tô tụng dan sự Việt Nam, Luan an tiên sĩ Luật học, tr.43”.

Trang 19

tối đa quyền của các bên tham gia tố tụng nên các bên đương sự có quyền khángcáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới hay kháng cáo được hiểu rộnghơn, không chỉ là việc chống lại các bản án, quyết định sơ thâm mà bao gồm cả việcchống lai các bản án, quyết định phúc tham dé yêu cầu Tòa án cấp trên xem xét lại

vụ án Ở một số nước như Cộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Nga thì không phân

ra kháng cáo của đương sự và kháng nghị của VKS mà dù là đương sự hay VKS thì

đều có quyên chống lại bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới dé yêu cầu Tòa áncấp trên xem xét lại theo thủ tục phúc thấm, thủ tục phá án (giám đốc thâm) hoặcthủ tục tái thâm và gọi chung là kháng cáo Như vậy, các đương sự, VKS có quyềnkháng cáo phúc thấm, kháng cáo pha án (giám đốc thẩm) và kháng cáo tái thâm.Ngoài ra, pháp luật TTDS của Cộng hòa Pháp còn quy định về kháng án vắng mặt(opposition) và kháng tố của người thứ ba Kháng án vắng mặt là việc đương sự bị

xử vắng mặt yêu cầu Tòa án rút lại bản án đã xét xử vắng mặt (Điều 571 BLTTDSPháp) Kháng tố là việc người thứ ba có lợi ích liên quan đến vu án nhưng không

phải là đương sự hoặc không phải là người dai diện trong vụ án đã được Tòa an xét

xử yêu cầu Tòa án thu hồi hoặc sửa lại bản án vì lợi ích của người thứ ba (Điều 582,

583 BLTTDS Cộng hòa Pháp)” Cộng hòa Liên bang Nga cũng có quy định về việc

bị đơn có quyền yêu cầu Tòa án ra bản án vắng mặt hủy bỏ bản án đó (Điều 237

BLTTDS Nga)"

Ở Việt Nam, về khái niệm khang cáo phúc thâm, dưới góc độ ngôn ngữ hoc,theo Từ điển Tiếng Việt thì từ kháng cáo được hiểu là “chống án, yêu cầu tòa cấptrên xét xử”

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thâmtrong TTDS được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau Có quan điểm cho rang,kháng cáo bản án, quyết định dân sự là “hoạt động của đương sự, người đại diệncủa đương sự, cơ quan, tô chức khởi kiện chống lại bản án, quyết định dân sự củaTòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, yêu cầu Tòa án cấp trên một cấp xét

xử lại vụ án theo trình tự phúc thâm” Có quan điểm lại cho rằng, kháng cáo là

“một quyền quan trọng của đương sự và của những chủ thể khác theo quy định của

” Bộ luật Tổ tụng dân sự Cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

'° Bộ luật tổ tụng dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga (2005), Nxb tư pháp, Hà Nội.

us Trung tâm ngôn ngữ và van hóa Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tao, Dai tu điển Tiếng Viét, Nxb Văn hóa —

Thông tin, Tr 888

!? Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Tir điển Luật hoc, Nxb Từ điển bách khoa và Nxb Tư pháp, Tr 418.

Trang 20

pháp luật trong việc bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với kết quả xét xử Tòa

z A ^ Xx x z z A x z : z 13

án sơ thâm, yêu câu Tòa an có thâm quyên xem xét lại vụ án” Hoặc, kháng cáo là

“hoạt động tố tụng của đương sự và các chủ thể khác theo quy định của pháp luậttrong việc yêu cầu Tòa án cấp trên xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa

án chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thâm theo thủ tục phúc thẩm”

Khi đi sâu phân tích về kháng cáo theo thủ tục phúc thâm ta thấy, kháng cáo

theo thủ tục phúc thâm chính là một quyền tố tụng quan trọng mà pháp luật quyđịnh cho những chủ thé có quyền kháng cáo dé những chủ thé này chống lại hành vixâm hai sự vi phạm từ phía co quan tiễn hành tố tụng, người tiễn hành tố tụng, đảmbảo bản án, quyết định được thi hành phải là bản, quyết định khách quan, côngminh, đúng quy định của pháp luật Tuy nhiên, dé thực hiện quyền này, chủ thé cóquyền kháng cáo phải thực hiện những thủ tục theo quy định của pháp luật TTDSnhư phải làm đơn kháng cáo, xuất trình các tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) dé

chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp, phải nộp tạm ứng án

phí phúc thâm ; kháng cáo chính là cơ sở đề phát sinh thủ tục phúc thâm

Do vậy, mặc dù các quan điểm nêu trên tiếp cận kháng cáo theo các góc độkhác nhau, quan điểm thứ nhất tiếp cận dưới góc độ là hành vi tô tụng, quan điểmthứ hai tiếp cận dưới góc độ là quyền tố tụng, còn quan điểm thứ ba tiếp cận dướigóc độ là hoạt động tô tụng nhưng đều có những điểm hợp lý của minh và về cơ bảnđều đã chỉ ra được ban chất của kháng cáo theo thủ tục phúc thấm chính là sự phảnđối của chủ thể có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm đối với bản án, quyếtđịnh của Tòa án sơ tham dé yêu cầu Tòa án có thâm quyền xét xử lại

Tuy nhiên, trong các quan điểm nêu trên, quan điểm thứ nhất mới chỉ ra đượcchủ thé có quyền kháng cáo, đối tượng của kháng cáo và Tòa án có thâm quyền xét

xử phúc thâm nhưng chưa chi ra được thủ tục kháng cáo, ly do kháng cáo và phạm

vi kháng cáo; quan điểm thứ hai mới chỉ ra được chủ thé có quyền kháng cáo, chưachỉ ra được đối tượng của kháng cáo, lý do của kháng cáo, phạm vi kháng cáo vàTòa án có thẩm quyên xét xử phúc thâm; còn quan điểm thứ ba tương đối day đủkhi đã chỉ ra được chủ thể có quyền kháng cáo, thủ tục kháng cáo, đối tượng của

kháng cáo và Tòa án có thâm quyên xét xử phúc thâm, nhưng chưa chỉ ra được

lệ , Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình Luật tô tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr 395.

'* Trường Dai học luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật tổ tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.

309.

Trang 21

phạm vi kháng cáo va lý do kháng cáo.

Về cơ bản, bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm sau khi tuyên chưa cóhiệu lực pháp luật thì đương sự và các chủ thể khác (người đại diện hợp pháp củađương sự, cơ quan, tô chức khởi kiện ) có quyền kháng cáo bản án, quyết định củaTòa án cấp sơ thấm khi các chủ thé này không đồng ý với bản án, quyết định sothâm cũng như cho rang bản án, quyết định sơ thâm đã xâm phạm đến quyền và lợiích của đương sự Như vậy, đối tượng của kháng cáo là bản án, quyết định của Tòa

án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặcbiệt thì bản án, quyết định mặc dù đã có hiệu lực pháp luật vẫn có thé trở thành đốitượng của kháng cáo Pháp luật TTDS của nước ta đã có quy định về kháng cáo quáhạn và về nguyên tắc sẽ chấp nhận kháng cáo quá hạn trong trường hợp ngườikháng cáo vì lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan theo quy định của pháp luật

mà không thể nộp đơn kháng cáo trong thời hạn kháng cáo, tại thời điểm đó nếu bản

án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm đã được xác định là có hiệu lực pháp luật thì

kháng cáo vẫn được giải quyết theo quy định của pháp luật Khi các chủ thể cóquyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm thực hiện quyền kháng cáo của mình thìphải thực hiện một loạt các hoạt động tố tụng như gửi đơn kháng cáo đến Tòa án cóthâm quyền để bày tỏ quan điểm, thái độ không đồng ý với phần nào trong bản án,quyết định của Tòa án cấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật; trình bày các yêu cầukháng cáo của mình; xuất trình các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ và lậpluận dé chứng minh cho yêu cầu kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp; nộptiền tạm ứng án phí phúc thâm Ngoài ra, chủ thé khang cáo khi thực hiện các hoạtđộng tố tụng này còn phải tuân theo các điều kiện về nội dung và thủ tục do phápluật quy định như thỏa mãn điều kiện về chủ thể có quyền kháng cáo, hình thứckháng cáo, phạm vi kháng cáo, thời hạn kháng cáo, phải nộp tiền tạm ứng án phíphúc thâm, tài liệu chứng cứ bổ sung (nếu có) phải thực hiện trong thời hạn mà

pháp luật quy định

Do vậy, khái niệm kháng cáo theo thủ tục phúc thấm có thé được định nghĩamột cách khái quát hơn như sau: “kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là hoạt động t6tụng của đương sự và các chủ thé khác theo quy định của pháp luật trong việckhông đồng ý với toàn bộ hoặc một phan bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthẩm chưa có hiệu lực pháp luật do cho rằng toàn bộ hoặc một phan bản án, quyếtđịnh bị kháng cáo đó đã xâm phạm đến quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự để

Trang 22

yêu câu Tòa án cấp phúc thấm xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thẩm dân su”.1.1.1.2 Đặc điểm của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm

Thứ nhất, kháng cáo là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thẩm va là căn cứxác định phạm vi xét xử phúc thẩm

Thủ tục phúc tham là một trong những thủ tục TTDS quan trọng, giúp khắcphục được những sai lầm, vi phạm pháp luật có thể có trong các bản án sơ thâm.Tuy nhiên để đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự, tính nhanh chóng củaTTDS và tính ôn định của bản án, quyết định thì không phải mọi bản án, quyết định

sơ thâm đều mặc nhiên được xem xét theo thủ tục phúc thầm mà chỉ có những bản

án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ

tục phúc thầm mới được xem xét theo thủ tục phúc thầm

Khi giải quyết vụ án theo trình tự phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thâm chi đượcxem xét trong phạm vi những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thấm,không được giải quyết những nội dung mới để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử.Tuy nhiên, không phải mọi phần của bản án, quyết định sơ thâm đều mặc nhiênđược Tòa án cấp phúc thẩm xem xét lại theo trình tự phúc thẩm mà dé đảm baoquyền tự định đoạt của các đương sự, đảm bảo quyên tranh tụng của đương sự thìTòa án cấp phúc thẩm chỉ có quyền xem xét lại những phan của bản án, quyết định

sơ thâm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến việc giải quyết kháng cáo,

kháng nghị Theo đó, kháng cáo chính là một trong những cơ sở làm phát sinh thủ

tục phúc thâm đồng thời cũng chính là một trong những căn cứ dé xác định phạm vixét xử phúc thẩm

Thứ hai, chủ thé có quyên kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm chỉ bao gồm một

số người tham gia tô tụng nhất định

Kháng cáo theo thủ tục phúc thâm là một cơ chế pháp lý giúp đảm bảo quyềncon người, quyền công dan trong giải quyết VADS tại Tòa án Tuy nhiên khôngphải mọi chủ thể đều có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm mà chỉ có một sốchủ thé nhất định mới có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thấm, bởi lẽ nếu quyđịnh chủ thé có quyền kháng cáo quá rộng sẽ không đảm bảo được nguyên tắc haicấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS, không đảmbảo được tính nhanh chóng, kip thời của pháp luật TTDS, tính ổn định của ban án,quyết định, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng,quyên và lợi ích hợp pháp của công dân

Trang 23

Về mặt nguyên tắc, chủ thể có quyền kháng cáo chỉ bao gồm những người cóquyền và lợi ích liên quan đến VADS đã được Tòa án cấp sơ thấm xác định là

đương sự trong VADS đó hoặc người đại diện hợp pháp cho những người này Bản

án, quyết định của Tòa án liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của họhoặc của người họ đại diện, nên việc quy định những chủ thê này có quyền kháng

cáo là phù hợp.

Còn đối với những người có quyền và lợi ích liên quan đến VADS nhưngkhông được Tòa án cấp sơ thâm triệu tập tham gia tố tụng thì có quan điểm chorang, “cần dé cho người có quyên và lợi ích liên quan không phải là đương sự hoặcngười đại diện hợp pháp ở Tòa án cấp sơ thẩm có quyên chong án nếu bản án,

”13, Tuy nhiên, đây là những chủquyết định sơ thẩm xâm phạm đến quyên lợi của họ

thé không tham gia tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm, nếu quy định những chủ thé này cóquyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm thì họ sẽ chỉ được tham gia tố tụng ở giaiđoạn phúc thâm, những nội dung chủ thé này trình bày là nội dung mới chưa đượcxem xét tại cấp sơ thâm, trong khi bản án phúc thâm có hiệu lực pháp luật ngay, sẽkhông đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét xử Ngoài ra, các chủ thể này dù không cóquyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm, nhưng họ vẫn có quyền khiếu nại, kiếnnghị đến những người có thâm quyền để yêu cầu những người này kháng nghị bản

án, quyết định sơ thâm theo thủ tục phúc thâm nếu bản án, quyết định sơ thâm chưa

có hiệu lực pháp luật hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thấm, kháng nghị theothủ tục tái thẩm nếu bản án, quyết định sơ thâm đã có hiệu lực pháp luật

Hoặc đối với một số chủ thể như người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của

đương sự, người làm chứng, người phiên dịch, người giám định mặc dù họ cũng

được Tòa án cấp sơ thâm triệu tập tham gia tố tụng nhưng họ không có quyền vànghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết VADS, không phải là đối tượng thi hành củabản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm, nên cũng sẽ không có quyền kháng cáotheo thủ tục phúc thâm Nếu mở rộng quyền kháng cáo theo thủ tục phúc tham chonhững chủ thể này sẽ không đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời của pháp luậtTTDS, tính 6n định của bản án, quyết định, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của các đương sự.

Ngoài ra, các chủ thê có quyên kháng cáo muôn thực hiện quyên kháng cáo

! Nguyễn Thi Thu Hà (2011), Púc thẩm trong tô tụng dân sự Việt Nam, Luận án tiễn sĩ luật học, tr 85.

Trang 24

của mình thì phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự “Nang lực hành vi TTDS củađương sự là khả năng bằng hành vi của mình thực hiện các quyén và nghĩa vuTTDS”'° Cá nhân, khi có năng lực hành vi TTDS thì có quyền tự mình kháng cáohoặc ủy quyền cho người khác có năng lực hành vi TTDS đại diện mình kháng cáo.Còn trong trường hợp cá nhân là người chưa thành niên, người bị mất năng lực hành

vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi thì do họ

không thể tự mình khởi kiện VADS, tham gia tố tụng và cũng không thể tự mình

kháng cáo nên người đại diện hợp pháp của họ sẽ thực hiện việc kháng cáo, trừ

trường hợp pháp luật quy định khác Riêng đối với người bị hạn chế năng lực hành

vi dân sự thì người này có quyền tự mình kháng cáo hay không còn có những ý kiến

khác nhau.

Ý kiến thứ nhất cho rằng, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chỉ không

có quyền tự mình kháng cáo trong lĩnh vực mà họ bị Tòa án tuyên bố hạn chế, cònlĩnh vực mà họ không bị Tòa án tuyên bố hạn chế thì vẫn có quyền tự mình khángcáo Ví dụ anh A nghiện ma túy dẫn tới phá tán tài sản của gia đình và đã có quyếtđịnh của Tòa án tuyên bố anh A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nhưng anh Avẫn có quyên tự mình khởi kiện yêu cầu xin ly hôn và kháng cáo bản án ly hôn củaTòa án cấp sơ thâm

Y kiến thứ hai cho rằng, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn có

quyền tự mình kháng cáo kể cả trong lĩnh vực mà bị Tòa án tuyên bố hạn chế débảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình

Theo quan điểm của chúng tôi, chỉ nên quy định việc hạn chế quyền kháng cáocủa người bị hạn chế nang lực hành vi dân sự trong những lĩnh vực họ bị Tòa antuyên bố hạn chế, còn đối với những lĩnh vực khác vẫn nên quy định quyền khángcáo của họ Bởi lẽ, về mặt lý luận người bi hạn chế năng lực hành vi dân sự là người

thành niên có năng lực hành vi dân sự, tuy nhiên do họ bị nghiện ma túy hoặc các

chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình nên họ có thể bị yêu cầutuyên bồ là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự Việc xác lập, thực hiện cácgiao dịch dân sự liên quan đến tài sản của họ phải có sự đồng ý của người đại diệntheo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày hoặc luậtliên quan có quy định khác Do vậy, trong những lĩnh vực không bị hạn chế năng

'* Trường Đại học luật Ha Nội (2007), Giáo trình Luật t6 tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,

Tr.111.

Trang 25

lực hành vi dân sự, những người này van có quyền xác lập, thực hiện giao dich dân

sự bình thường nên cũng có quyền kháng cáo Còn trong những lĩnh vực họ đã bịtuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự thì việc xác lập, thực hiện các giao dịchdân sự của họ phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật Do vậy, việctham gia tố tụng cũng như khang cáo của họ nên do người đại diện theo pháp luậtthực hiện, như vậy sẽ bảo vệ hơn quyền và lợi ích hợp pháp của chính họ cũng nhưnhững người tham gia tô tụng khác

Như vậy, chủ thể của quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thâm khác với chủthé có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thâm, đó là những ngườimặc dù không có quyên và lợi ích liên quan đến việc giải quyết VADS và khôngđược Tòa án xác định là đương sự để tham gia tố tụng trong vụ án đó nhưng họ làngười có thâm quyền, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ có quyền kháng nghị theothủ tục giám đốc thâm, tái thẩm dé hạn chế những bản án, quyết định của Tòa ántrái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, co quan tổ chức,

lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước.

Thứ ba, đối tượng của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm là bản án, quyết định

sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật

Trong quá trình giải quyết VADS, Tòa án ban hành rất nhiều văn bản tố tụngkhác nhau như: quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, quyết định côngnhận sự thoả thuận của đương sự, quyết định chuyên vụ án, quyết định trả lại đơnkhởi kiện, chuyên đơn khởi kiện, quyết định hoãn phiên toa, bản án sơ thẩm, quyếtđịnh tạm đình chỉ giải quyết VADS, quyết định đình chỉ giải quyết VADS Tuynhiên, không phải mọi văn bản tố tụng do Tòa án cấp sơ thâm ban hành đều là đốitượng của kháng cáo theo thủ tục phúc thâm mà đối tượng của kháng cáo theo thủtục phúc thấm chi là những văn bản tổ tụng chưa có hiệu lực pháp luật ngay sau khiban hành và có nội dung quyết định pháp lý liên quan đến việc giải quyết về nộidung vụ án, quyết định trực tiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự

Ban án dân sự sơ thâm là “văn bản tố tụng rất quan trọng, là kết tỉnh của toàn

bộ hoạt động của Tòa án, VKS, những người tham gia tố tụng”'”, nó có nội dunggiải quyết đứt điểm tất cả các vẫn đề của VADS, xác định cụ thể quyền và nghĩa vụcủa các bên Còn quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, là “một trong những cách

Trường đào tạo các chức danh tư pháp (2001), Giáo trinh kỹ năng giải quyết các vụ án dân sự, Tập II,

Phan kỹ năng, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr 196.

Trang 26

thức cơ quan tiến hành tổ tụng kết thúc vụ án khi có những căn cứ do pháp luật quyđịnh”!Š, khi Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì quá trình giải quyết

vụ án chấm dứt, khi quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật thìđương sự không được khởi kiện lại nữa nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gìkhác vụ án trước về đương sự, quan hệ pháp luật cần giải quyết trừ trường hợp pháp

luật quy định khác.

Do vậy, bản án sơ thâm, quyết định đình chỉ giải quyết VADS mới là đốitượng của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm Còn những văn bản tố tụng có hiệulực pháp luật ngay sau khi ban hành như quyết định công nhận sự thỏa thuận củacác đương sự, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc chỉ mang tính

chất tạm dừng hoạt động tố tụng như quyết định tạm đình chỉ giải quyết VADS

hoặc mang tính chất chuyền giai đoạn như quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyếtđịnh hoãn phiên tòa, tạm ngừng phiên tòa chỉ là những văn ban đơn thuần về mặt tốtụng, không giải quyết bat kỳ van dé gì về nội dung vụ án, không quyết định trựctiếp đến quyền và lợi ích của các đương sự nên không thé là đối tượng của khángcáo theo thủ tục phúc thẩm, việc mở rộng những quyết định này vào đối tượng củakháng cáo sẽ có thé dẫn đến việc kéo dai thời gian giải quyết vụ án

Điều này khác với đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm, táithâm, đó là đối tượng của kháng nghị theo thủ tục giám đốc, tái thâm đều là nhữngbản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, trừ quyết định giám đốc thấm của Hộiđồng thâm phán TANDTC

Thứ tư, các chủ thể có quyên kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm có quyên tựđịnh đoạt, quyết định việc thực hiện quyên kháng cáo, thay đổi, bồ sung, rút kháng

cáo và phạm vi khang cáo

Về bản chất, kháng cáo theo thủ tục phúc thâm là một trong những phươngthức dé những chủ thé có quyền kháng cáo hạn chế sự vi phạm từ phía cơ quan,người tiễn hành tố tụng, đảm bảo tính chính xác, đúng quy định pháp luật trong cácbản án, quyết định của Tòa án Thông qua việc thực hiện quyền kháng cáo theo thủtục phúc thâm, các chủ thể có quyền trình bày những ý kiến, quan điểm của mình vềnhững nội dung của bản án, quyết định sơ thẩm mà họ cho là chưa phù hợp quy

định của pháp luật và xuât trình các tài liệu, chứng cứ bảo vệ cho các quan điêm đó '3 Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2006), Tờ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa - Nxb Tư pháp,

Hà Nội, Tr 236.

Trang 27

Tuy nhiên, để đảm bảo nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự thì phápluật TTDS quy định các chủ thể này có quyền tự định đoạt trong việc thực hiệnquyền kháng cáo của mình, họ có quyền thực hiện hoặc không thực hiện quyềnkháng cáo của mình Bên cạnh đó, khi các chủ thê có quyền kháng cáo đã thực hiện

việc kháng cáo thì họ vẫn có quyền tự định đoạt, quyết định việc thay đôi, bố Sung,

rút kháng cáo Việc thay đổi, bố sung kháng cáo phải đáp ứng các điều kiện sau

đây:

- Đảm bảo đương sự phía bên kia được thông tin đầy đủ về việc thay đôi, bổsung kháng cáo cũng như đủ thời gian dé chuẩn bị các tài liệu, chứng cứ, căn cứpháp lý và lý lẽ, lập luận dé phan bác các kháng cáo được thay đổi, bổ sung;

- Việc thay đổi, b6 sung kháng cáo phải trong phạm vi những nội dung đãđược giải quyết ở Tòa án cấp sơ thâm Bởi nếu việc thay đổi, bố sung kháng cáo vềnhững nội dung chưa được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thâm thì sẽ vi phạm nguyêntac hai cấp xét xử

Ngoài ra, các chủ thể có quyền kháng cáo có quyền tự định đoạt trong việc xácđịnh phạm vi kháng cáo, có thé kháng cáo toàn bộ bản án, quyết định của Tòa áncấp sơ thâm hoặc chỉ kháng cáo một phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơthâm

Quyền tự định đoạt trong việc thực hiện quyền kháng cáo theo thủ tục phúcthâm của các chủ thé có quyền kháng cáo khác với việc thực hiện quyền kháng nghịcủa VKS Chức năng, nhiệm vụ của VKS thay mặt Nhà nước dé kiểm sát việc tuântheo pháp luật trong quá trình giải quyết VADS, đo vậy kháng nghị đối với nhữngbản án, quyết định sơ thâm hoặc phần bản án, quyết định sơ thâm vừa là quyềnnhưng cũng đồng thời là trách nhiệm của VKS

Thứ năm, phạm vì kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm bị giới hạn bởi những nộidung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thẩm

Phạm vi kháng cáo theo thủ tục phúc thấm được xác định khác nhau ở cácnước theo truyền thông pháp luật dân sự và các nước theo truyền thông pháp luật án

lệ Ở các nước theo truyền thống pháp luật án lệ, do Tòa án cấp phúc thâm “chi xétlại về mặt pháp lý của vụ án chứ không xét đến các van dé sự kiện”'” nên các chủ

thê chỉ có quyên kháng cáo vê những van đê luật pháp Còn ở các nước theo truyén

k Tống Công Cường (2007), Luật tổ tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh, Nxb Đại học quốc gia TP

Hô Chí Minh, tr 355.

Trang 28

thống pháp luật dân sự, “quyên phúc thẩm bao gém cả quyên về xem xét lại những

202 8 5 aA ® nck À :

”“” nên các chu thê có quyên kháng

sự kiện thực tế cũng như những van dé luật pháp

cáo về những vấn đề sự kiện thực tế và những vấn đề về luật pháp Tuy nhiên, phạm

vi kháng cáo vẫn bị giới hạn trong những vấn đề đã giải quyết ở Tòa án cấp sơthâm Các chủ thể này không được đưa ra các yêu cầu mới nhưng hoàn toàn chophép xuất trình các chứng cứ mới Tuy nhiên, một số nước như Cộng hòa Pháp chophép các đương sự đưa ra những yêu cầu mới ở Tòa án cấp phúc thâm nhưng vớiđiều kiện yêu cầu mới này là để bù trừ, bác bỏ các yêu cầu của đối phương hoặc đềnghị xử những van dé mới phát sinh do có sự tham gia tố tụng của người thứ ba,hoặc do có xuất hiện hoặc phát hiện được một sự việc mới (Điều 564 BLTTDSCộng hòa Phap)”'

Ở Việt Nam, phạm vi kháng cáo theo thủ tục phúc thâm cũng được quy địnhkhác nhau trong từng giai đoạn lịch sử Hiện nay, các chủ thể có quyền kháng cáochỉ được kháng cáo về những nội dung đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thâm vàkhông được kháng cáo về những van đề chưa được giải quyết ở sơ thẩm Bởi vì, nếucác chủ thể có quyền kháng cáo cả những vấn đề mới chưa được giải quyết ở Tòa

án cấp sơ thâm thì có nghĩa là đã vi phạm đến nguyên tắc hai cấp xét xử

Thứ sáu, các chủ thé có quyên kháng cáo chỉ được kháng cáo trong thời hạn

mà pháp luật quy định trừ trưòng hợp đặc biệt

Đề đảm bảo tính nhanh chong của pháp luật TTDS va đảm bảo tính 6n địnhcủa bản án thì về nguyên tắc, các chủ thể có quyền kháng cáo chỉ được kháng cáotrong thời hạn theo quy định của pháp luật TTDS, hết thời hạn kháng cáo thì việckháng cáo sẽ không được chấp nhận

Tuy nhiên xuất phát từ thực tế cuộc sống, có những trường hợp xảy ra sự kiệnbat khả kháng, trở ngại khách quan như thiên tai, lũ lụt, do 6m đau, tai nạn phải nằmviện điều trị dan đến người kháng cáo không thé thực hiện việc khang cáo trongthời hạn kháng cáo theo quy định của pháp luật Nếu trong những trường hợp này

mà không chấp nhận kháng cáo của họ thì sẽ làm ảnh hưởng đến quyên và lợi íchhợp pháp của họ vì nguyên nhân dẫn đến việc kháng cáo quá thời hạn hoàn toànnăm ngoài ý thức chủ quan của họ, trong khi quyền kháng cáo là một trong những

? Tòa án nhân dân tối cao (2000), Vẻ pháp luật tổ tung dân sự, Kỷ yêu Dự án VIE/95/017 Tăng cường năng

lực xét xử tại Việt Nam, Hà Nội, tr 67 „

*! Bộ luật Tổ tung dân sự Cộng hoà Pháp (1998), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

Trang 29

quyền tố tụng quan trọng dé các đương sự tránh sự vi phạm từ phía cơ quan, ngườitiễn hành tố tung, đảm bảo tính chính xác, đúng quy định pháp luật trong các ban

án, quyết định của Tòa án Do vậy, pháp luật TTDS đã ghi nhận về việc giải quyếtđối với trường hợp kháng cáo quá hạn và về nguyên tắc thì việc kháng cáo quá hạnvan có thé được chấp nhận, nếu thuộc trường hợp bất khả kháng, trở ngại khách

quan theo quy định của pháp luật.

Về việc kháng cáo quá hạn thì có quan điểm cho rằng, không nên chấp nhậnkháng cáo quá hạn bởi vì kháng cáo quá hạn là can thiết trong một số trường hopnhưng nhìn chung có mâu thuần với những quy định khác của luật tô tụng, trái vớihậu quả của kháng cáo, kháng nghị hợp lệ, kéo dai thời hạn xét xử, dé dan đến tùytiện, xét xử không kịp thời ở cấp phúc thẩm, không bảo đảm nguyên tắc bình đẳng

giữa các đương sự ” Tuy nhiên quan điểm này có một số điểm không hợp lý cụ thé

như sau:

Thứ nhất, trình tự thủ tục để giải quyết kháng cáo quá hạn cũng như căn cứchấp nhận kháng cáo quá hạn được quy định rất chặt chẽ, kháng cáo quá hạn sẽđược xem xét bởi hội đồng xét kháng cáo quá hạn và chỉ được chấp nhận trongtrường hợp bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan Do vậy, chắc chắn sẽ khôngthể có sự tùy tiện trong xem xét kháng cáo quá hạn

Thứ hai, kháng cáo là một trong những quyên tố tụng cơ bản và quan trọngcủa đương sự, là cơ sở pháp lý để đương sự có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợppháp của mình, việc bảo đảm quyền kháng cáo của đương sự là cần thiết, quy định

về việc kháng cáo quá hạn chính là một trong những phương thức để đảm bảoquyền kháng cáo cho đương sự Nếu không quy định kháng cáo quá hạn, thì nhữngđương sự vì lý do bất khả kháng, trở ngại khách quan mà không thể thực hiện quyềnkháng cáo trong hạn sẽ bị tước đi quyền kháng cáo hợp pháp của mình khi đó quyền

kháng cáo của đương sự sẽ không được đảm bảo.

Thứ ba, quy định kháng cáo quá hạn không làm ảnh hưởng đến nguyên tắcbình đăng giữa các đương sự bởi lẽ quy định kháng cáo quá hạn được áp dụngchung cho tất cả các đương sự trong vụ án, mọi đương sự đều có quyền tiếp cận quy

định này.

Tuy nhiên, đối với kháng nghị của VKS thì Viện trưởng VKS là những người

? Lê Thu Hà (1994), Van dé kháng cáo, kháng nghị quá hạn trong tÔ tung dân sự, Tạp chí Tòa án nhân dân,

(12), tr 2.

Trang 30

có thâm quyền, có trình độ chuyên môn và kiến thức pháp lí cao đồng thời là ngườithực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, nên Viện trưởng VKS có khảnăng biết, có trách nhiệm phải biết về các bản án, quyết định của Tòa án và Việntrưởng VKS có đủ điều kiện dé thực hiện việc kháng nghị trong đúng thời hạn phápluật quy định, do vậy về nguyên tắc sẽ không chấp nhận kháng nghị quá hạn của

VKS.

Thứ bảy, hậu quả của việc kháng cáo hợp lệ là làm cho bản án, quyết định sơthẩm chưa được đưa ra thi hành trừ trường hợp đặc biệt và Tòa án cấp phúc thẩm

sẽ tiễn hành các thủ tục dé xét xử lại VADS

Việc kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm dân sự dẫn đến hậu quả làbản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị

chưa có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay đó

là các bản án, quyết định giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, tạo điều kiệncho đương sự sớm ôn định cuộc sống và của những người thân của đương sự, cụ thé

la vé cap dưỡng, trả lương, trả công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mat việc

làm, trợ cấp mat sức lao động hoặc bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, ton

that vé tinh than, nhan người lao động trở lại làm việc

Về mặt pháp lý, kháng cáo, kháng nghị hợp lệ chính là cơ sở để phát sinh thủtục phúc thâm, khi xem xét lại theo thủ tục phúc thâm thì bản án, quyết định hoặcphan bản án, quyết định sơ thâm bi kháng cáo, kháng nghị có thé bị Tòa án cấpphúc thâm sửa hoặc hủy nếu phát hiện có sự vi phạm pháp luật Do vậy, để ngănchặn việc thi hành những bản án, quyết định của Tòa án có thé bị xác định là không

phù hợp quy định của pháp luật, ngăn chặn việc gây ra những hậu quả nghiêm

trọng, không thê khắc phục được thì việc chưa đưa ra thi hành những bản án, quyếtđịnh hoặc phan bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị là cần thiết.Đồng thời, việc này sẽ giúp ngăn chặn những nội dung mới phát sinh từ việc thihành án, làm kéo dai thời gian giải quyết vụ án, ảnh hưởng đến quyên và lợi ich hợp

pháp của các đương sự trong vụ án.

Đối với những trường hợp như liên quan đến việc cấp dưỡng, lương, trả cônglao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động hoặc bồithường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tôn thất về tinh thần thì việc thi hành ánngay là cần thiết vì nếu kéo dai thời gian thi hành án sẽ ảnh hưởng đến việc giải

quyét nhu câu cap bách của đương sự.

Trang 31

Thứ tám, kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm dân sự bao gồm nhiễu hoạt động

tô tụng dé Tòa án cap phúc thẩm xem xét lại VADS

Khang cáo theo thủ tục phúc thâm chính là một quyền tố tung quan trọng mapháp luật quy định cho những chủ thé có quyền kháng cáo và dé thực hiện quyềnnày, chủ thể có quyền kháng cáo phải thực hiện những thủ tục theo quy định củapháp luật TTDS như phải làm đơn kháng cáo, xuất trình các tài liệu, chứng cứ bổsung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp,phải nộp tạm ứng án phí phúc thẩm Xuất phát từ việc nhìn nhận kháng cáo làquyền t6 tụng nên chủ thé có quyền kháng cáo có thé thực hiện hoặc không thựchiện quyên tố tụng này, trong trường hợp thực hiện thi chủ thê kháng cáo được bảođảm quyên tự định đoạt của mình thông qua việc được quyền quyết định kháng cáomột phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật theoquy định của pháp luật Đồng thời xuất phát từ quy định việc xuất trình tài liệu,chứng cứ dé chứng minh vừa là quyền cũng như là nghĩa vu của các đương sự nêncùng với việc kháng cáo thì người kháng cáo phải xuất trình các tài liệu, chứng cứ

để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp Tòa án cấp sơthâm sẽ có trách nhiệm thông báo việc kháng cáo kèm theo gửi bản sao đơn khángcáo và các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn kháng cáo cho VKS cùng cấp và cácđương sự khác liên quan đến việc kháng cáo biết, thông báo này sẽ tạo cơ sở dénhững đương sự khác có căn cứ dé chuẩn bị thực hiện quyền tranh tụng về những

nội dung kháng cáo.

Thứ chín, khang cáo theo thủ tục phúc thấm dân sự được thực hiện theo một

trình tự, thủ tục do pháp luật TTDS quy định

Tương tự như mọi hoạt động tố tụng khác, khi thực hiện việc kháng cáo theothủ tục phúc thâm thì các chủ thể có quyền kháng cáo đều phải tuân theo đầy đủ,chính xác mọi quy định của pháp luật TTDS Các van đề về chủ thé có quyền kháng

cáo, hình thức của kháng cáo, thời hạn kháng cáo, thủ tục kháng cáo, việc nộp tài

liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) đều phải đảm bảo tuân theo các quy định về điềukiện, trình tự, thủ tục, thời gian, cách thức thực hiện đã được quy định cụ thểtrong BLTTDS Mọi trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật TTDS vềkháng cáo theo thủ tục phúc thâm, chăng hạn như vi phạm về chủ thể có quyềnkháng cáo, vi phạm về thời hạn kháng cáo đều không được chấp nhận và bị trả lại

đơn kháng cáo.

Trang 32

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự1.1.2.1 Khải niệm kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự

Trong tố tụng hình sự, Viện công tố giữ quyền công tố có vai trò nhân danhquyền lực Nhà nước để truy tố và buộc tội kẻ thực hiện hành vi phạm tội trước Tòa

án Trong TTDS, do bị chi phối bởi nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sựnên vai trò của Viện công tố trong TTDS bị hạn chế hon so với tổ tụng hình sự.Không những thé vị trí, vai trò của Viện công tố trong TTDS của các nước cònđược quy định khác nhau “Ở các nước theo truyền thong luật án lệ như Anh, Hopchủng quốc Hoa Kỳ do tranh chấp, mâu thuân dân sự là của các đương sự, nêncác chủ thé không có lợi ích thì không được quyén kiện dân sự hay kháng cáo.Thậm chi, các nước nay còn cho rang trong quan hệ dân sự, kinh tế, lao động càng

”° Do đó, trong TTDS ở các nước theo

it sự can thiệp của công quyên càng tot

truyền thống luật án lệ, Viện công tố hầu như không tham gia trong quá trình giảiquyết các VADS Điều này cũng đồng nghĩa với việc Viện công tố không có quyềnkháng nghị phúc thâm trong TTDS “Ở các nước theo truyền thống luật dân sự (nhưCộng hòa Pháp, Cộng hòa liên bang Nga, Nhat Ban ) với mục dich là dé đại diệncho lợi ích chung và bảo vệ trật tự công nên VKS có thể tham gia tô tụng với tu

cách là một bên đương sự hoặc với tu cách là người giám sáf””? Với tư cách là một

bên đương sự thì Viện công tố có quyền kháng cáo phúc thâm Còn trong trườnghợp tham gia tố tụng với tư cách người giám sát thì về nguyên tắc VKS không thêkháng cáo phúc thấm, do không có tư cách của các bên trong vụ kiện

Ở Việt Nam, tùy thuộc vào từng giai đoạn lịch sử mà việc kháng nghị theo thủtục phúc thấm dân sự của VKS được áp dụng khác nhau Hiện nay, theo quy địnhcủa LTCVKSND năm 2014 và BLTTDS năm 2015 thì VKS có quyền kháng nghịphúc thâm đối với tất cả các bản án, quyết định sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật.Vậy, khái niệm kháng nghị theo thủ tục phúc thâm trong TTDS được hiểu nhưthé nào?

Dưới góc độ ngôn ngữ học, theo Từ điển Tiếng Việt thì từ kháng nghị đượchiểu là “bày tỏ ý kiến phản đối điều đã quyết nghị, thường băng văn bản””

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về

2 Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong to tung dân sự Việt Nam, Luận án Tiên sỹ, Hà Nội, tr 31.

* Nguyễn Thị Thu Hà (2011), Phúc thẩm trong tô tụng dân sự Việt Nam, Luận án Tiến sy, Hà Nội, tr 31.

a Trung tâm ngôn ngữ và văn hoa Việt Nam - Bộ giáo dục và đào tao, Dai tu điển Tiếng Viét, Nxb Văn hóa —

Thông tin, Tr 888

Trang 33

van dé này Có quan điểm cho rang, kháng nghị “là một quyển to tụng quan trọngcủa VKS theo quy định của pháp luật nhằm phản doi bản án, quyết định sơ thẩm, dé

nghị Tòa án có thẩm quyên xem xét lại vụ án””" Có quan điểm khác lại cho rằng,

kháng nghị là “hành vi t6 tụng của người có thẩm quyên, thé hiện việc phản doitoàn bộ hoặc một phần nội dung bản án hoặc toàn bộ bản án, quyết định cua Toa

án với mục đích bao dam cho việc xét xử được chính xác, công bằng, dong thời sửachữa những sai lam trong bản án, quyết định của Tòa án””” Hoặc, kháng nghị theothủ tục phúc thâm “/d hoạt động tổ tung của VKS theo quy định của pháp luật trongviệc dé nghị Tòa án cấp trên trực tiếp xét xu lại vụ an mà ban án, quyết định của

Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật”

Các quan điểm nêu trên tiếp cận kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dưới cácgóc độ khác nhau, quan điểm thứ nhất tiếp cận kháng nghị theo thủ tục phúc thâmdưới góc độ là một quyên tố tụng, quan điểm thứ hai tiếp cận kháng nghị theo thủtục phúc thâm dưới góc độ là một hành vi tố tụng, còn quan điểm thứ ba lại tiếp cậnkháng nghị theo thủ tục phúc thâm dưới góc độ là một hoạt động tố tụng Về cơbản, cả ba quan điểm đều đã nêu lên được bản chất của kháng nghị theo thủ tụcphúc thâm là sự phản đối của chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâmđối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thấm

Tuy nhiên quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai chưa nói rõ được Tòa án

có thâm quyên giải quyết kháng nghị theo thủ tục phúc thấm là Tòa án cấp phúcthâm và đối tượng của kháng nghị phúc thâm là bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thầm chưa có hiệu lực pháp luật Trong khi đây là điểm mau chốt dé phân biệtkháng nghị theo thủ tục phúc thâm với kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặckháng nghị theo thủ tục tái thầm Kháng nghị theo thủ tục phúc thấm là thé hiện sựphản đối đối với bản án, quyết định hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa áncấp sơ thâm chưa có hiệu lực pháp luật, còn sự phản đối đối với bản án, quyết địnhhoặc một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đó là kháng nghị theothủ tục giám đốc thâm hoặc kháng nghị theo thủ tục tái thâm Còn quan điểm thứ

ba, cũng chưa làm rõ được việc kháng nghị phải trong thời hạn nhất định và phạm

vi kháng nghị có thể là toàn bộ hoặc một phần bản án, quyết định của Tòa án sơ

ˆ° Học viện Tư pháp (2007), Giáo trinh Luật tổ tụng dan sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr 395.

? Viện khoa học pháp lý Bộ Tư pháp, Từ điển Luật hoc, Nxb Từ điện bách khoa và Nxb Tư pháp, Tr 418.

Xã Trường Dai học luật Ha Nội (2017), Giáo trình Luật tô tung dán sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, Tr.

309.

Trang 34

thâm chưa có hiệu lực pháp luật.

Có thé thấy, trước tiên kháng nghị theo thủ tục phúc thâm là một quyền tổtụng của VKSND theo quy định của pháp luật nhằm phản đối bản án, quyết định sơthâm, đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án Tuy nhiên, cũng giỗng nhưkháng cáo theo thủ tục phúc thâm dân sự, để thực hiện quyền này VKS cũng phảithực hiện một loạt các hoạt động tố tụng như gửi văn bản kháng nghị đến Tòa áncấp phúc thâm dé phản đối toàn bộ hoặc một phan bản án, quyết định sơ thâm chưa

có hiệu lực pháp luật; xuất trình các tài liệu, chứng cứ, căn cứ pháp lý, lý lẽ và lậpluận để chứng minh cho yêu cầu kháng nghị của mình là có căn cứ và hợp pháp,thông báo kháng nghị đến những người có thâm quyền Ngoài ra, VKS khi thựchiện các hoạt động tô tụng này còn phải tuân theo các điều kiện về nội dung và thủtục do pháp luật quy định như đáp ứng đầy đủ điều kiện về chủ thể có quyền kháng

nghị, hình thức kháng nghị, thời hạn kháng nghị, thủ tục kháng nghị

Do vậy, khái niệm kháng nghị theo thủ tục phúc thâm cần phải định nghĩa lạimột cách khái quát hơn như sau: “Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm dân sự làhoạt động to tụng của những người có thẩm quyên của VKS theo quy định của phápluật trong việc phản đối toàn bộ hoặc một phan bản án, quyết định của Tòa án cấp

sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật trong thời hạn pháp luật quy định, dé nghị Tòa

án cấp phúc thẩm xét xử lại VADS theo thủ tục phúc thẩm dân sự ”

1.1.2.2 Đặc điểm của kháng nghị phúc thẩm dân sự

Tương tự như đặc điểm của kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm thi kháng nghịtheo theo thủ tục phúc thâm trong TTDS cũng có những đặc điểm của kháng cáotheo thủ tục phúc thẩm như:

- Kháng nghị cũng là cơ sở làm phát sinh thủ tục phúc thâm dân sự và là căn

cứ xác định phạm vi xét xử phúc thâm;

- Đối tượng của kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là ban án, quyết định sơthấm chưa có hiệu lực pháp luật;

- Những người có thâm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâm có quyền

quyết định việc thực hiện quyền kháng nghị, thay đôi, bố sung, rút kháng nghị và

phạm vi kháng nghị;

- Phạm vi kháng nghị theo thủ tục phúc thâm bị giới hạn bởi những nội dung

đã được giải quyết ở Tòa án cấp sơ thâm;

- Hậu quả của việc kháng nghị hợp lệ là làm cho bản án, quyết định sơ thẩm

Trang 35

chưa được đưa ra thi hành trừ trường hợp đặc biệt và Tòa án cấp phúc thâm sẽ tiếnhành các thủ tục dé xét xử lại VADS;

- Kháng nghị theo thủ tục phúc tham dân sự bao gồm nhiều hoạt động tố tụng

dé Tòa án cấp phúc thầm xem xét lại VADS;

- Kháng nghị theo thủ tục phúc thầm dân sự được thực hiện theo một trình tự,

thủ tục do pháp luật TTDS quy định.

Ngoài những đặc điểm tương tự như kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm thìkháng nghị theo thủ tục phúc thấm có một số đặc điểm riêng sau:

Thứ nhất, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là thực hiện chức năng kiểm sát

việc tuân theo pháp luật của VKS

Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của VKS thay mặt Nhà nước để kiểm sát

việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết VADS, mà pháp luật TTDS củanước ta đã quy định một số hoạt động tố tung cho các chủ thể này, trong đó cókháng nghị theo thủ tục phúc thâm Việc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm củaVKS chính là căn cứ phát sinh thủ tục phúc thâm, những bản án, quyết định hoặcphần bản án, quyết định sơ thâm bị kháng nghị sẽ chưa được đưa ra thi hành, trừmột số bản án, quyết định được phép thi hành ngay theo quy định của pháp luật.Điều này sẽ giúp Tòa án cấp phúc thấm có thé xem xét lại tính hợp pháp và tính cócăn cứ của bản án, quyết định sơ thâm bi kháng nghị, kịp thời phát hiện và sửa chữanhững thiếu sót, sai lầm có thê có trong các bản án, quyết định đó, đảm bảo bản án,quyết định được đưa ra thi hành là những bản án công minh, đúng quy định củapháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tô chức

Thứ hai, chủ thể kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là những người có thẩmquyên của VKS

Kháng nghị theo thủ tục phúc thâm chính là minh chứng rõ ràng cho việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giảiquyết VADS của VKS Tuy nhiên, để đảm bảo tính nhanh chóng của TTDS cũng

như tính ổn định của bản án, quyết định thì việc kháng nghị chỉ được thực hiện

trong thời hạn cụ thể, do vậy dé có thé dap ứng tốt được thời hạn này chỉ có thể làVKS cùng cấp là VKS trực tiếp kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trongquá trình giải quyết VADS và VKS cấp trên trực tiếp thường xuyên được VKS cấpdưới báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ kiểm sát Hậu quả pháp lý của kháng

Trang 36

nghị theo thủ tục phúc thâm sẽ làm phat sinh thủ tục phúc thâm, do vậy việc khángnghị theo thủ tục phúc thâm phải chặt chẽ, đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Để đảm bảo thực hiện tốt điều này thì chủ thể có quyền kháng nghị theo thủ tụcphúc thâm phải là những người có năng lực, trình độ cao trong VKS Do vậy, khôngphải mọi cấp VKS hoặc mọi cán bộ trong VKS đều có quyền kháng nghị theo thủtục phúc thầm mà dé dam bao tính khả thi trong việc thực hiện quy định về thời hạnkháng nghị cũng như đảm bảo chất lượng của quyết định kháng nghị thì chỉ có Việntrưởng VKS cùng cấp hoặc Viện trưởng VKS cấp trên trực tiếp mới có quyền khángnghị theo thủ tục phúc thẩm

Thứ ba, những người có thấm quyên kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm chi

được kháng nghị trong thoi hạn mà pháp luật TTDS quy định

Khác với kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm thi trong trường hợp nếu có ly dochính đáng theo quy định của pháp luật thì việc kháng cáo quá hạn vẫn được chấpnhận, còn đối với kháng nghị quá hạn thì về nguyên tắc sẽ không được chấp nhận.Bởi vì, khác với đương sự, Viện trưởng VKS là những người có thâm quyền, cótrình độ chuyên môn và kiến thức pháp lý cao, chức năng, nhiệm vụ của VKS làkiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết VADS Do vậy, VKS cókhả năng biết và có trách nhiệm phải kháng nghị các bản án, quyết định của Tòa áncấp sơ thẩm trong thời han mà pháp luật quy định Ngoài ra, theo quy định của phápluật TTDS, VKS còn có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thấm, do vậy nếuthay bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật mà có sự viphạm pháp luật thì VKS có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm Do vậy,quy định về việc kháng nghị theo thủ tục phúc thâm chỉ được thực hiện trong thời

Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiễn hành tố tung là những chủ thé đại diệncho Nhà nước, được Nhà nước trao cho quyền lực để giải quyết các VADS, nênnhững chủ thể này rất dễ lạm dụng quyền lực trong khi giải quyết VADS Trên thực

Trang 37

tế, nhiều bản án, quyết định của Tòa án được tuyên đã không dựa trên cơ sở áp dụngđúng các quy định của pháp luật, không bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp phápcủa Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan,

tổ chức Những bản án này nếu được thi hành có thé sẽ gây ra những hậu quả rấtnghiêm trọng, thậm chí là không thể khắc phục được

Chính vì vậy, dé hạn chế sự vi phạm từ phía cơ quan, người tiễn hành tô tụng,đảm bảo tính chính xác, đúng quy định pháp luật trong các bản án, quyết định củaTòa án, pháp luật TTDS của nước ta đã quy định nhiều biện pháp trong đó có quyđịnh về kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm Thông qua việc thực hiệnquyền kháng cáo theo thủ tục phúc thấm, các chủ thé có quyền kháng cáo có quyềntrình bày những ý kiến, quan điểm của mình phản đối những nội dung của bản án,quyết định sơ thẩm ma họ cho là chưa phù hợp với quy định của pháp luật và xuấttrình các tài liệu, chứng cứ bảo vệ cho các quan điểm đó Tương tự như vậy, thôngqua việc thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thâm, VKS với vai trò là cơquan kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án trong quá trình giải quyết VADS,thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, yêu cầu Tòa án cấp phúc thầm xem xét lạinhững bản án, quyết định sơ thâm có vi phạm pháp luật Tòa án cấp phúc thâm căn

cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án cũng như những quan điểm, tàiliệu, chứng cứ liên quan đến nội dung bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo,kháng nghị, có cái nhìn khách quan, toàn diện hơn về vụ án, kịp thời khắc phục

những vi phạm của Tòa án cấp sơ thâm (nếu có), đảm bảo bản án, quyết định được

đưa ra thi hành phải đúng quy định của pháp luật, giúp bảo đảm quyên và lợi íchhợp pháp của công dân, tô chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng

- Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là một trong những cơ chếpháp lý dé bảo vệ quyền con người, quyên công dân, góp phan xây dựng và củng cốlòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Quyền con người là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có của con ngườiđược ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế.Các quyền con người, mà biểu hiện của nó ở cấp độ quốc gia là các quyền côngdân Trong các quyền công dân thì quyền dân sự của công dân có ý nghĩa rất quantrọng, các công dân được phép xử sự theo những chuẩn mực pháp lý nhất định déđáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của mình Tuy nhiên, để đảm bảo quyền dân

sự của công dân không bị xâm phạm bởi các cơ quan, tô chức, cá nhân khác thì Nhà

Trang 38

nước phải quy định các phương thức dé bảo vệ quyền dân sự của công dan.””

Nhà nước ta rất coi trọng và quan tâm đến việc bảo vệ quyền con người, quyềncông dân trong đó có quyền dân sự của công dân và đã ghi nhận nhiều phương thức

dé bảo về quyền dân sự của công dân, trong đó có phương thức yêu cầu Tòa án bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp Ngay tại Điều 4 BLTTDS năm 2015 đã ghi nhậnnguyên tắc “Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” và coi đây làmột trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS nước ta Tòa án là cơ quanthực hiện nhiệm vụ xét xử của Nhà nước ta, các bản án, quyết định của Tòa án đượcđảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước Giải quyết tranh chấpdân sự thông qua Toa án là một trong những phương thức hữu hiệu dé bảo vệ quyền

dân sự của công dân.

Tuy nhiên, phương thức này chỉ đạt được hiệu quả nếu bản án, quyết định của

Tòa án được đưa ra thi hành đảm bảo được tính chính xác, công minh và đúng pháp

luật Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thắm là một trong những thủ tụcTTDS quan trọng, là căn cứ phát sinh thủ tục phúc thâm, giúp Tòa án cấp phúcthâm có điều kiện xem xét lại tính hợp pháp, có căn cứ trong phán quyết của Tòa áncấp sơ thấm Trên cơ sở đó, khắc phục kịp thời các sai lầm, vi phạm pháp luật cóthể có trong các bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thấm, giúp đảm bảo nhữngbản án, quyết định của Tòa án được thi hành là những bản án, quyết định chính xác

và đúng pháp luật, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cánhân, cơ quan, tổ chức, góp phần đảm bảo công bang xã hội và pháp chế xã hội chủnghĩa Bên cạnh đó, việc ra bản án, quyết định đúng đắn, chính xác sẽ nâng cao sựtin tưởng và tự nguyện chấp hành của nhân dân đối với đường lối, chính sách của

Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Quy định về kháng cáo, kháng nghị thể hiện Nhà nước luôn có những biệnpháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, đảm bảo Nhà nước ta là Nhà

nước của dân, do dân và vì dân Từ đó làm nhân dân tin tưởng vào sự nghiêm minh

của pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luậtcủa Nhà nước, góp phần xây dựng và củng cé lòng tin của nhân dân đối với Nha

nước, nâng cao địa vị chính trị của Đảng và Nhà nước ta.

°° Nguyễn Thị Thu Ha (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyên con người, quyên công dân trong giải quyết vụ

án dân sự tại Tòa án nhân dan, Nxb Lao Động, Tr 17-20.

Trang 39

tụng Trên thực tế, nhiều bản án, quyết định của Tòa án được tuyên đã không dựa

trên cơ sở áp dụng đúng các quy định của pháp luật, không bảo vệ được các quyền

và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của

cá nhân, cơ quan, tô chức Khi giải quyết theo trình tự phúc thâm, Tòa án cấp phúcthâm sẽ kiểm tra lại tính hợp pháp và tính có căn cứ trong các bản án, quyết định

hoặc phần bản án, quyết định sơ thâm bị kháng cáo, kháng nghị, giúp hạn chế sự vi

phạm từ phía cơ quan, người tiễn hành tố tung, đảm bao tính chính xác, đúng quyđịnh pháp luật trong các bản án, quyết định của Tòa án Tuy nhiên, xét xử phúcthâm không tự phát sinh mà về mặt pháp lý, xét xử phúc thẩm chỉ phát sinh khi cókháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm Do vậy, kháng cáo, kháng nghị theothủ tục phúc thâm chính là cơ sở pháp lý để đương sự yêu cầu Tòa án cấp phúcthâm xét xử lại những bản án, quyết định sơ thâm mà mình cho răng chưa hợp pháp,hợp lý từ đó giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng như quyền

và lợi ích hợp pháp của cơ quan tô chức, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước

- Kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm là căn cứ để Tòa án cấp phúcthẩm xét xử lại VADS, đảm bảo bản án, quyết định trước khi đưa ra thi hành lànhững bản án, quyết định đúng đắn và chính xác

Nguyên tắc hai cấp xét xử là một trong những nguyên tắc cơ bản của phápluật TTDS của nước ta Thông qua thủ tục phúc thâm, Tòa án cấp phúc thấm có théxem xét lại tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, quyết định sơ thâm, kip thờiphát hiện va sửa chữa những thiếu sót, sai lầm có thé có trong các bản án, quyếtđịnh chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp sơ thâm, đảm bảo bản án, quyếtđịnh được thi hành phải là những bản án, quyết định công minh, đúng quy định củapháp luật, đảm bảo lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơquan, tổ chức

Tuy nhiên không phải mọi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thâm đềuđược giải quyết theo thủ tục phúc thâm, mà theo quy định của pháp luật TTDS chỉ

Trang 40

những bản án, quyết định sơ thâm, chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, khángnghị theo thủ tục phúc thâm mới được giải quyết theo thủ tục phúc thâm Như vậy,kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thâm chính là cơ sở phát sinh thủ tục phúcthâm.

Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thâm chỉ có quyền xem xét lại những phan củabản án, quyết định sơ thâm có kháng cáo, kháng nghị hoặc liên quan đến việc xemxét nội dung kháng cáo, kháng nghị, còn những phần khác của bản án, quyết định

sơ thâm hoặc những nội dung khác chưa được Tòa án cấp sơ thẩm xem xét thì Tòa

án cấp phúc thâm sẽ không được xem xét Như vậy, kháng cáo, kháng nghị theo thủtục phúc thâm chính là căn cứ để xác định phạm vi xét xử phúc thâm

Như vậy, kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm có vai trò quan trongtrong TTDS, giúp bảo đảm nguyên tắc hai cấp xét xử Kháng cáo, kháng nghị theothủ tục phúc thâm là cơ sở phát sinh thủ tục phúc thâm và cũng chính là căn cứ đểxác định phạm vi xét xử phúc thẩm

1.2 Cơ sở của việc quy định kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc

thẩm dân sự

1.2.1 Bảo đảm quyền con người, quyên công dân trong hoạt động tô tụng

dân sự

Có rất nhiều chủ thê tham gia hoạt động TTDS, đó là những cơ quan tiễn hành

tố tụng, người tiến hành tổ tụng, đương sự và những người tham gia tố tụng khác.Trong những chủ thê này, đương sự chính là chủ thể có vị trí trung tâm trong hoạtđộng TTDS, tất cả các hoạt động TTDS và các hành vi TTDS của các chủ thể đềuxoay quanh đương sự Về cơ bản, đương sự tham gia tố tụng xuất phát từ chính yêucầu bảo vệ quyền và lợi ich của họ trong VADS Còn cơ quan tiến hành tổ tụng vàngười tiễn hành tố tụng là những chủ thể đại điện cho Nhà nước, được Nhà nướctrao cho quyền lực dé giải quyết các VADS, nên những chủ thé này rất dé lạm dụngquyền lực trong khi giải quyết VADS Trong mối quan hệ giữa đương sự với cơquan, người tiễn hành tố tụng thì đương sự là người ở vi thế bất lợi do họ là người

chịu sự phán quyết của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tổ tụng.””

Chính vì vậy, dé bảo vệ quyền con người, quyền công dân của các đương sự

trước sự xâm hại của người khác và của chính cơ quan, người tiên hành tô tụng,

°° Nguyễn Thị Thu Hà (2017), Cơ chế pháp lý bảo đảm quyên con người, quyên công dân trong giải quyết vụ

án dân sự tại Tòa án nhân dan, Nxb Lao Động, Tr 21-22.

Ngày đăng: 21/04/2024, 21:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN