Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn bị 5 Những đóng góp mới của luận văn - - (5S 2£ S++vevsereeseseersee 4 6 Các phương pháp nghiên cứu áp dung dé thực hiện luận van
Khái niệm và tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân 1/10/5001
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: Hiệu quả là kết quả mong muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới, nó có nội dung khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau Trong hoạt động quản lý nhà nước, hiệu quả chính là tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý của các chủ thể có thâm quyên.Đối với Ủy ban nhân dân phường, hoạt động quản lý nhà nước là hoạt động mang tính đặc thù, hoạt động này không trực tiếp tạo ra các giá trị vật chất nhưng bản thân nó có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình tạo ra giá trị vật chất, làm cho quá trình này diễn ra một cách nhanh chóng hay chậm chạp.Chính vì thế, kết quả của hoạt động này nhiều khi được đánh giá chủ yếu mang tính chất định tính chứ không phải định lượng Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tô không thé định lượng một cách cụ thể, chính xác; chăng hạn như năng lực, uy tín, trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm và sự am hiểu các lĩnh vực cơ ban của chủ thé tiến hành hoạt động quan ly nhà nước Những yếu tô này có lượng hóa như các chỉ số khác Là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, Ủy ban nhân dân phường tiến hành quản lý mọi mặt của đời sống xã hội và dân cư trên địa bàn, nhằm hướng đến mục đích: làm cho xã hội ổn định và phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao. Ủy ban nhân dân điều hành chính quyền hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau Ủy ban nhân dân được chia thành 3 cấp là: cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã và có thâm quyền khác nhau, được phân cấp rõ ràng Do việc phân cấp đã được quy định trong Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 nên thâm quyền Ủy ban nhân dân các cấp tại mỗi địa phương là tương đối giống nhau Về trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc:Quy định tại các Luật chuyên ngành (Luật Dat đai, Luật Xây dựng, Luật Xử lý vi phạm hành chính ) đối với nhiều lĩnh vực chưa chi tiết nên các lĩnh vực này phải thực hiện theo quy định của UBND các tỉnh Vì thế, trình tự thủ tục giải quyết các vụ việc tại mỗi tình có đôi chút khác nhau.
Ví dụ, về thủ tục chứng thực văn bản của Ủy ban nhân dân cấp xa, VỚI các phường thuộc thành phố Hà Nội thì người dân sẽ nộp hồ sơ vào budi sáng và nhận kết quả vào budi chiều, nhưng với các phường trên địa bàn thành phó Ninh Bình, người dân sau khi nộp hồ sơ có thé ngồi đợi và lấy kết quả trong thời gian một tiếng. Đứng trên nhiều góc độ khác nhau có những quan niệm khác nhau về hiệu quả hoạt động Nhưng xét theo mục đích thì hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường là kết quả đạt được từ hoạt động của Ủy ban nhân dân phường đó Kết quả đạt được tương đương với khối lượng công việc được giải quyết bao gồm: các vụ việc cụ thể được giao theo thâm quyền (công việc thường nhật) và các việc khác có được từ sự phân công công việc của cấp trên(công việc phát sinh bất thường) Hiệu quả hoạt động được đánh giá bởi công việc đó có được giả quyết đúng và nhanh chóng không, tức là đảm bảo về mặt pháp luật và thời gian Nếu giải quyết các vụ việc đúng pháp luật nhưng lại không đảm bảo về mặt thời gian thì điều đó đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động chưa cao Nếu giải quyết các vụ việc đúng thời hạn nhưng lại không đúng pháp luật thì vụ việc phải được giải quyết lại, kéo dài thời gian giải quyết, gây mat lòng tin của dân vào bộ máy chính quyên tại địa phương, hiệu quả hoạt động kém Vì vậy để đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban có tốt không thì phải đánh giá các kết quả hoạt động của nó có đảm bảo về mặt thời gian và đúng pháp luật không Hai tiêu chí này phải song song đồng thời chứ không thể tách rời chúng ra được khi đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường nào đó.
Như vậy, hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường là kết quả đạt được khi Ủy ban nhân dân phường thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc thâm quyền của Ủy ban nhân dân phường Kết quả đạt được khi Ủy ban nhân dân phường thực hiện quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thuộc tham quyền của mình được đánh giá trên tỷ lệ vụ việc được giải quyết đúng thẩm quyền, đúng trình tự thủ tục, đúng thời han, và mức độ hai lòng của người dân, đó chính là kết quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường. 1.2.2 Tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường
Thứ nhất là khối lượng công việc giải quyết được của Ủy ban nhân dan phường
Phường là đơn vị hành chính có vị trí tương đương ở cấp cơ sở, cấp thấp nhất trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước Vì vậy là khâu cuối của hệ thong tổ chức bộ máy chính quyên, cùng cấp độ trong hệ thống tổ chức quyén lực nhà nước.Ủy ban nhân dân phường thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, trật tự và an toàn xã hội ở địa phương theo thâm quyền; vì lớn.Thời gian qua, tình trạng cán bộ, công chức, viên chức của các UBND phường thường xuyên quá tải công việc Theo số liệu thống kê của UBND thành phố Ninh Bình, trong năm 2017, UBND mỗi phường giải quyết trung bình 85 hồ sơ/tháng, UBND các xã trung bình 60 hồ sơ/tháng.
Vì vậy, khối lượng công việc giải quyết được cũng là một trong những tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND phường.
Thứ hai là hoạt động phải hợp pháp đúng pháp luật. Ủy ban nhân dân phường là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở nhỏ nhất, gần dân nhất ở Việt Nam Vì thế, Ủy ban nhân dân phường là cơ quan hành chính Nhà nước có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị ở nước ta, là cầu nỗi chuyển tải và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với quần chúng nhân dân Ủy ban nhân dân phường thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội; đảm bảo cho các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước đi vào cuộc sống Đề hoàn thành được nhiệm vụ trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của mình là điều quan trọng đầu tiên của UBND phường là phải thực hiện đúng pháp luật Đúng pháp luật đầu tiên thì phải đúng thâm quyền, chỉ được giải quyết các công việc thuộc thâm quyền của mình, không được giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của các cơ quan cấp trên hoặc các cơ quan khác cùng cấp Và các quyết định đưa ra dé giải quyết vụ việc không được vi phạm các quy định của pháp luật hiện hành Ví dụ theo Luật Dat đai, Uy ban nhân dân cấp xã chỉ có thẩm quyền cho thuê mặt bằng bến bãi thời hạn một năm thì Ủy ban nhân dân phường chỉ được ký quyết định 1 năm, không được ký quyết định cho thuê với thời han lâu hơn, nhưng nhiều phường lại ký Quyết định cho thuê thời hạn dài hơn, vi phạm quy định của Luật Đất đai, dẫn đến việc sai thâm quyền Ủy ban nhân dân phường chỉ được làm những việc đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình Ngoài những công việc đó thì phải chuyển lên cấp cao hơn hoặc đến nhưng cơ quan chức năng khác.
Tiêu chí thứ ba là hoạt động, quyết định phải phù hợp đạo đức xã hội.
So với các cơ quan chính quyền cùng cấp là Ủy ban nhân dân xã, thị tran, Uy ban nhân dân phường có những đặc trưng riêng biệt Chính vì có nhiều thành phan dân cư phức tạp, không thuần nhất, chênh lệch về dân trí nên các hoạt động điều hành chính quyền của UBND phường phải khéo léo, phù hợp với đạo đức xã hội, nếu không sẽ gây nên những phản ứng tiêu cực của nhân dân trên địa bàn quản lý.
Thực tế cho thấy việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hợp pháp và hợp đạo đức không hé đơn giản Trong nhiều trường hợp, giải quyết không tốt mỗi quan hệ này gây sẽ gây bức xúc trong nhân dân, khiến cho tình trạng khiếu kiện kéo dài, vượt cấp gia tăng Đơn cử trong lĩnh vực quản lý các hoạt động kinh doanh karaoke trong các khu dân cư đông đúc Theo quy định của
Luật môi trường năm 2014, hành vi hát karaoke gây ảnh hưởng đến người khác chính là hành vi gây ô nhiễm môi trường về tiếng ồn đã bị cắm Cụ thẻ, Thông tư 39/2010/BTNMT quy định về tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép trong khu dân cư là 70 dBA từ 6 giờ đến 21 giờ đêm; 55dBA từ 21 giờ đêm (là giờ nghỉ ngơi) đến 6 giờ sáng hôm sau Hát karaoke gây ra tiếng ồn quá quy định trên thì bị phạt hành chính bằng biện pháp phạt tiền rất nghiêm khắc từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng cho hành vi gây tiếng ồn vượt quá 2 đến 5 dBA, mức phạt cao nhất lên tới 160.000.000 đồng Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc phải cham dứt hành vi vi phạm và bị buộc phải chi trả chi phí kiểm định, đo đạc độ ồn Mặc dù Nghị định ghi rõ thâm quyên ra quyết định xử phạt là từ Chủ tịch UBND phường trở lên nhưng vi phạm xảy ra vẫn phải do chính quyền cơ sở lập biên bản, hồ sơ xử lý ban đầu, họ không có phương tiện đo độ ồn và như vậy không có căn cứ khoa học dé xử lý, cộng với kiến thức pháp luật trong lĩnh vực môi trường kém nên không xử lý được Mặt khác, với các hộ kinh doanh khi xây dựng cơ sở kinh doanh Karaoke họ đã bỏ ra rất nhiều chi phí, việc cấm kinh doanh không hề đơn giản Việc xử phat chưa sát quy định và khó khăn vì cấp UBND phường chỉ được lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính tối đa 5 triệu đồng Với hình thức karaoke gia đình, lập biên bản rồi người dân không đóng cũng không thể làm gì được. Chính vì vậy, dé khắc phục tinh trạng này, Uy ban nhân dân các phường nên tiến hành giáo dục phổ biến pháp luật trong khu dân cư, lực lượng công an phường nên phan ứng nhanh, khi nhận được tin báo của nhân dân phải ngăn chặn ngay hành vi vi phạm va lập biên ban xử phạt đúng qui định pháp luật, cần nâng cao ý thức sống cộng đồng trong khu dân cư, xây dựng nếp sống văn hóa mới.
Tiêu chí thứ tư là tính hợp lý của hoạt động.
Sự hợp lý trong hoạt động điều hành chính quyền của UBND phường được thê hiện ở lợi ích mang lại cho địa phương, cho nhân dân, không gây bức xúc cho dân Khi tham mưu cho UBND, các sở ban ngành cấp trên xử lý các vụ việc có tính chất phức tạp (ví dụ tranh chấp tài sản, khiếu kiện vượt cấp kéo dài ), UBND phường sẽ phải tính toán và cân nhắc hiệu quả cũng như những tác động tiêu cực sẽ mang lại khi thực hiện những hoạt động đó, dé tìm ra phương thức hợp lý nhất dé giải quyết vụ việc Hợp pháp và hợp lý là hai tiêu chuẩn dé đánh giá hiệu quả hoạt động của ủy ban nhân dân, tuy độc lập nhưng lại có mối quan hệ mật thiết, thống nhất và bố trợ cho nhau Thực tế cho thấy việc giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa hợp pháp và hợp lý không hề đơn giản Trong nhiều trường hợp, giải quyết không tốt mối quan hệ này gây sẽ gây bức xúc trong nhân dân, khiến cho tình trạng khiếu kiện kéo dai, vượt cấp gia tăng Don cử trong lĩnh vực quan lý các hoạt động xây dựng, hộ dân A xây dựng nhà từ năm 2014 có quyền xây dựng 100% diện tích đất trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Năm 2015, khi Quy chế quản lý đô thị có hiệu lực quy định chỉ được xây dựng tối đa 90% diện tích đất Khi hộ B xây dựng năm 2016 chỉ được xây dựng 90% diện tích đất Lúc này sẽ hộ B sẽ có ý kiến: “Tại sao nhà ông A được xây dựng hết đất còn nhà tôi chỉ được xây dựng 90% diện tích đất?” Nhiệm vụ của Ủy ban nhân dân phường lúc này là tuyên truyền, vận động hộ B tuân thủ đúng theo quy định của Quy chế quản lý đô thị đã được ban hành Phương án cưỡng chế tháo đỡ là phương án cudi cùng và phải được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt phương án.
Tính hợp pháp là biểu hiện của nguyên tắc pháp chế - một nguyên tắc hiến định Trong khi tính hợp lý thé hiện tính khả thi và hiệu quả cao nhất về hoạt động của Ủy ban nhân dân phường.
Tính hợp pháp và tính hợp lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhưng không thể đồng nhất với nhau Việc ban hành một văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu hợp pháp đơn giản hơn đối với yêu cầu về tính hợp lý vì tính hợp pháp có những tiêu chí định lượng rõ ràng; trong khi đó, tính hợp lý lại phụ thuộc nhiều vào tiêu chí định tính Những biểu hiện của tính hợp pháp được pháp luật quy định khá cụ thể nên dễ nhận biệt Trong khi đó, thước đo của tính hợp lý đều được rút ra từ những nguyên tắc chung của pháp luật lẫn các quy tắc chung của cuộc sống nên phần nhiều phụ thuộc vào quan điểm cá nhân của mỗi người Do đó, việc đánh giá một văn bản quy phạm pháp luật có hợp ly hay không có thé gây ra nhiều tranh cãi hơn so với việc đánh giá tính hợp pháp của nó.
Với cấp Ủy ban nhân dân phường thì việc phân định rõ ràng giữa tính hợp pháp và hợp lý càng khó khăn Vì nó là cấp hành chính cơ sở gần dân nhất, chính vì vậy khi xử lý bất kỳ van dé gi thì cần phải mềm mỏng, linh động, hợp lý và hợp pháp, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng gây bức xúc trong dân, dân sẽ không còn tin tưởng vào bộ máy quản lý của nhà nước nữa.
Tiêu chí thứ năm là mức độ hài lòng của nhân dân.
Hiện nay, với chương trình cải cách thủ tục hành chính được lên kế hoạch thực hiện hằng năm, mức độ hài lòng của nhân dân là một tiêu chí quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động của UBND các cấp, đặc biệt là UBND phường Cơ chế một cửa, một cửa liên thông tiếp tục tạo sự chuyên biến tích cực, hiệu quả trong công tác giải quyết thủ tục hành chính cho cá nhân, tô chức theo hướng công khai, minh bạch, thuận lợi Do hiệu quả giải quyết công việc cao nên mức độ hài lòng của nhân dân khi đến làm việc tại
UBND các phường ngày càng tăng cao.
Dé có cơ sở do lường, xác định mức độ hài lòng của cá nhân, tô chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước một cách cụ thể, định lượng như đã dé ra tại Nghị quyết số 30c/NQ-CP, Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã ban hành Quyết định số 1383/QD-BNV phê duyệt Dé án xây dựng Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân, tô chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước Đề án được xây dựng nhằm đánh giá khách quan chất lượng cung cấp dịch vụ hành chính công của cơ quan hành chính nhà nước Thông qua đó, các cơ quan hành chính nhà nước nắm bắt được yêu cầu, mong muốn của người dân, tổ chức để có những biện pháp cải thiện chất lượng phục vụ và cung cấp dịch vụ của mình nhằm nâng cao sự hài lòng và lợi ích của người dân, tô chức.
Chính quyền có trách nhiệm phục vụ người dân và dé làm được điều này, chính quyền can biết mọi người nghĩ gì Khảo sát mức độ hai lòng của người dân, tô chức sẽ giúp các địa phương xác định lĩnh vực và van dé trong cung cấp dịch vụ cần quan tâm đặc biệt dé cải cách hoặc cần xây dựng năng lực, đề ra những giải pháp khắc phục khả thi để nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao sự hài lòng của người dân, tô chức; đồng thời đưa ra phản hồi chính sách cho các cấp cao hơn Cải cách hành chính nha nước cần day mạnh hon nữa dé khắc phục những van đề này Cai cách hành chính nhà nước còn phải đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của người dân khi mức sống và trình độ dân trí cao hơn Nền hành chính phải hiệu quả, minh bạch và đáp ứng được nhu cầu của người dân, xã hội Người dân cần được tham gia vào quá trình ban hành và giám sát việc thực thi chính sách, chương trình, kế hoạch của Chính phủ Phải bảo đảm mọi người có khả năng tiếp cận và có quyền được sử dụng công bằng và đầy đủ các dịch vụ có chất lượng tốt.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân
Thứ nhất, sự lãnh đạo của cơ quan cấp trên đối với ủy ban nhân dân phường
UBND phường chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ UBND cấp huyện và sự giám sát của HĐND phường UBND phường hoạt động thông qua các phiên họp tập thé của UBND; sự chỉ đạo, điều hành của Chủ tịch UBND Với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, UBND phường phải thể hiện vai trò quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các mặt, các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở địa phương: đồng thời, cũng là cơ quan quản lý việc chấp hành, thực hiện các quyết định, chỉ đạo của HĐND phường và
UBND cấp huyện gắn với các chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Thể hiện trên các hoạt động kinh tế - xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phòng và môi trường xã hội trên địa bàn.
Mối quan hệ giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh với chính quyền địa phương cấp huyện và giữa chính quyền địa phương cấp huyện với chính quyền địa phương cấp phường được xem xét dưới hai góc độ:
- Quan hệ trong hoạt động quản lý nhànước,
- Quan hệ trong việc cung cấp dịch vụ (kể cả dịch vụ hành chính công). Hiến pháp qua các thời kỳ cũng như Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, đã xác định ở mức độ nhất định mối quan hệ giữa các cấp quản lý trong hệ thông chính quyền địa phương ở ViệtNam.
Chính vì vậy, sự lãnh đạo, quản lý, định hướng của UBND cấp huyện ảnh hưởng rat lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND phường Trước hết ta phải hiểu thé nào là lãnh dao và quản lý Lãnh đạo là một quá trình theo đó một cá nhân ảnh hưởng đến một cá nhân hoặc nhóm các cá nhân khác dé đạt được một mục tiêu chung Nói đến lãnh đạo là nói đến khả năng thuyết phục và gây ảnh hưởng đến người khác để hoàn thành những mục tiêu mong muốn.
Quản ly là sự tác động có tổ chức và hướng đích của chủ thé quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra Quản lý bao gồm các chức năng: lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, điều hành, nhân sự, kiểm tra, tài chính.
Lãnh đạo và quản lý có mối quan hệ mật thiết với nhau Lãnh đạo là một chức năng của nhà quản lý Muốn quản lý tốt phải có phong cách lãnh đạo phù hợp Nhà lãnh đạo sẽ có nhiều cơ hội gây ảnh hưởng tới các cá nhân trong tô chức hơn nếu có vi trí quản lý.
Trong hệ thống chính quyền 4 cấp, chính quyền cấp huyện là cấp trực tiếp quản lý chính quyền cấp phường và chỉ đạo, định hướng, kiểm tra hoạt động của chínhquyền cấp phường Cấp huyện là đơn vị hành chính lãnh thổ trung gian nằm giữa tỉnh và phường Chính quyền địa phương cấp huyện chịu sự quản lý nhà nước trực tiếp của chính quyền địa phương cấp tỉnh và trực tiếp quản lý nhà nước đối với chính quyền địa phương cấp phường Với vai trò là cầu nối như vậy, nếu chính quyền cấp huyện có khả năng lãnh đạo, định hướng tốt sẽ khiến cho huyện và chính quyền các phường trực thuộc có những bước tiễn vững chắc, nâng cao hiệu quả hoạt động của UBND cấp phường.
Thứ hai, cơ cau tổ chức của Uy ban nhân dân cấp phường Đề thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Uỷ ban nhân dân phường cần phải có một cơ cau tổ chức khoa học và hợp ly, phát huy vai trò là nền móng của Bộ máy hành chính nhà nước.
Như đã nói ở trên, Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 đã có quy định cụ thé hơn về cơ cau tô chức của Ủy ban nhân dân phường Điều 62 Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định rõ: “Uy ban nhân dân phường gom Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Ủy viên phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an Uy ban nhân dân phường loại I có không quá hai Phó Chủ tịch; phường loại IT và loại IIT có một Phó Chu tịch ”
Ngoài các vị trí lãnh đạo trên, Ủy ban nhân dân phường còn bao gồm cán bộ tài chính, cán bộ địa chính, công an, cán bộ tư pháp, cán bộ văn hóa, cán bộ văn phòng, bộ phận một cửa các vị trí này phải được bố trí một cách hợp lý mới nâng cao được hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường, nếu bố trí không tốt trong phường hoặc rập khuôn phường nào cũng giống nhau, không có linh động giữa các phường sẽ làm giảm sút hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân phường đi, gây ách tắc công việc, ảnh hưởng đến năng suất của phường Vì mỗi phường có đặc điểm kinh tê, văn hóa xã hội riêng biệt, không phường nào giống phường nào, nên khối lượng công việc của các phường cũng khác nhau, chính vì vậy nên bồ trí cán bộ phụ trách đầu việc hợp lý, công việc nào nhiều thì cần nhiều cán bộ xử lý công việc đó, công việc nào ít thì có thé kiêm nhiệm, từ đó có cơ cau hợp lý nhất, tối ưu nhất cho các phường.
Thứ ba, cách thức hoạt động của Ủy ban nhân dân cấp phường
Các thành viên của Uỷ ban nhân dân phường được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phân công, phụ trách những lĩnh vực chuyên môn nhất định Đặc biệt với những lĩnh vực quan trọng như: tài chính, công an, quân sự Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường phải phân công cho các thành viên Uy ban nhân dânphụ trách, làm thủ trưởng Mỗi thành viên của Uỷ ban nhân dân phường chịu trách nhiệm cá nhân về lĩnh vực được phân công phụ trách trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân phường.
Với cách thức hoạt động như vậy, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong lĩnh vực được giao phụ trách rất rõ ràng Tuy nhiên, có một số lĩnh vực được quy định tại nhiều Văn bản khác nhau nên việc phân loại văn bản để giao nhiệm vụ cho cán bộ Ủy ban nhân dân phường còn chưa chính xác, làm giảm hiệu quả xử lý công việc của cán bộ cũng như giảm hiệu quả hoạt động của cả UBND phường.
Mặt khác, phần lớn cán bộ phường ý thức tự giác chưa cao, Ủy ban nhân dân các phường chưa có quy chế xử phạt cán bộ khi không hoàn thành nhiệm vụ hoặc hoàn thành chậm so với thời gian quy định Chính điều này gây ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của Ủy ban nhân dân các phường.
Thứ tư, ý thức của các cán bộ của Ủy ban nhân dân cấp phường Đa số cán bộ phường là dân bản địa, bản thân và gia đình sinh sống tại địa phương, hoạt động kinh tế chủ yếu tại địa phương, có quan hệ làng xóm gan gũi với nhân dân địa phương nên hiểu tình hình địa phương va gắn bó với cộng đồng dân cư ở địa phương.Những quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức có đầy đủ trong Luật cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như trong các văn bản pháp luật khác có liên quan Hầu hết cán bộ của UBND phường đều xác định rõ việc phục vụ nhân dân là bốn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình Tuy nhiên, thực tế vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, thiếu tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân Thậm chí có một bộ phận cán bộ không nắm bắt đầy đủ nghĩa vụ mà cán bộ, công chức cần phải thực hiệngây ra tình trạng cán bộ thiếu trách nhiệm trong thực thi công vụ, thiếu tôn trọng, tận tụy phục vụ nhân dân, thiếu ý thức tô chức kỷ luật; không nghiêm chỉnh chấp hành quy chế hoạt động của UBND phường, gây mat đoàn kết trong cơ quan.