1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

vùng văn hóa tây nam bộ

17 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vùng Văn Hóa Tây Nam Bộ
Tác giả Trần Nguyễn Thịnh, Phan Ngọc Dung
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,01 MB

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TRẦN NGUYỄN THỊNHMiền Tây Nam Bộ thực chất là cách người Việt Nam gọi vùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng đồng bằng Nam Bộ.. và hệ thống các hòn đảo lớn nhỏ ở đả

Trang 1

VÙNG VĂN HÓA TÂY NAM BỘ I ĐẶC ĐIỂM VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (TRẦN NGUYỄN THỊNH)

Miền Tây Nam Bộ thực chất là cách người Việt Nam gọi vùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng đồng bằng Nam Bộ Thông qua bản đồ miền Tây Nam Bộ, ta có thể dễ dàng thấy khu vực này nằm ở phần cuối cùng của lãnh thổ, một mặt được bao xung quanh là biển Miền Tây Nam Bộ có diện tích khoảng gần 40 nghìn km2 Miền Tây Nam Bộ ở ngay bên trái của vùng Đông Nam Bộ Còn lại miền Tây giáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở phía Tây và giáp biển Đông ở phía Đông Nam.

Miền Tây Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành? Miền Tây gồmnhững tỉnh nào?

Để trả lời thắc mắc miền Tây Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành và miền Tây gồm những tỉnh nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đơn vị hành chính của miền Tây hay đồng bằng sông Cửu Long.

Quan sát trên bản đồ miền Tây, ta có thể dễ dàng thấy rằng miền Tây Nam Bộ bao gồm tổng cộng là 13 tỉnh thành Đó là các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Ngoài ra, bên cạnh diện tích đất liền lên đến 40 nghìn km2 thì miền Tây Nam Bộ còn sở hữu đường bờ biển dài chạy dọc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, và hệ thống các hòn đảo lớn nhỏ ở đảo Phú Quốc.

Khí hậu của miền Tây Nam Bộ như thế nào?

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm Mức nhiệt trung bình hàng năm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ C Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai,

Trang 2

Cụ thể hơn, khí hậu miền Tây Nam Bộ được chia ra thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm Thời gian còn lại tháng 12 đến tháng 4 là thời điểm của mùa khô Đặc biệt, ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch hàng năm hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm tùy từng tỉnh và tùy từng năm.

Địa chất và hệ sinh thái của miền Tây Nam Bộ như thế nào?

Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do những ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền Tây Nam Bộ đã hình thành và phát triển hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo và đa dạng Những hệ sinh thái ở khu vực này là

Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn quốc gia U Minh Hạ,

Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia Tam Nông,

Hệ sinh thái nông nghiệp.

Hệ thống sông ngòi miền Tây Nam Bộ

Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống sông ngòi chằng chịt Mạng lưới này phân bố khá đồng đều ở các tỉnh thành Trong đó, sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông chính lớn của dòng sông Mê Kông chảy vào nước ta và đổ ra biển Đông.

Các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như các con sông khác, có mực nước lên xuống theo mùa Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao Đến mùa khô thì mực nước lại hạ thấp xuống Tuy nhiên, các con sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa bao giờ rơi vào tình trạng khô hạn, thiếu nước.

Lượng sông ngòi dày đặc như vậy nên miền Tây Nam Bộ có lượng đất phù sa tích tụ rất màu mỡ, tươi xốp Cũng vì vậy mà người ta thường gọi

Trang 3

khu vực này là khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long Tuy nhiên, lượng sông ngòi quá nhiều đổ ra biển Đông đã khiến cho tình hình xâm nhập mặn trở nên thực sự nghiêm trọng

II ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ - LỊCH SỬ (PHAN NGỌC DUNG)

Tây Nam Bộ là vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc Từ hơn 300 năm qua, vùng đất mới này đã đón nhận nhiều cộng đồng cư dân đến sinh sống, trong đó chiếm đa số là người Việt, người Khơme , người Hoa và người Chăm Địa bàn cộng cư này cũng đã tạo nên mối quan hệ, giao lưu văn hoá trên nhiều lĩnh vực Chính sự giao lưu này đã tạo nên phong tục đặc thù ở Tây Nam Bộ Phong tục là một mảng đề tài rất đa dạng nó được tạo nên bởi nhiều yếu tố khác nhau Nhưng vì thời gian có hạn nên chúng tôi sẽ đề cập đến các tục lệ đặc trưng của vùng như: lễ đón xuân, nghi thức hôn lễ của người Chăm ở An Giang, nét tính cách của người Tây Nam Bộ

Nét tính cách của người Tây Nam Bộ: Do nguồn gốc lịch sử, hoàn cảnh sống và tác động của môi trường thiên nhiên đã hình thành nên tính cách của người Nam Bộ Ngoài tính hiếu khách, tính bộc trực mạnh mẽ, hào phóng và đôn hậu Người Nam Bộ còn biết bao nét đẹp truyền thống đáng trân trọng như: tính nghĩa khí hào hiệp, tấm lòng nhân hậu, bao dung, tư chất thông minh và giàu nghị lực Đặc biệt: phụ nữ miền Tây Nam Bộ rất đổi vị tha, dịu dàng mà lại khéo tay, chìu chuông nhưng đáng quý nhất là sự hy sinh cho chồng con, cho quê hương Đất nước Điều đó được chứng minh suốt quá trình hơn 300 năm lịch sử của Tây Nam Bộ

Từ đầu thế kỷ XVII, những người Việt ở miền Trung, miền Bắc đã vào vùng Đồng Nai, Gia Định khai phá đất hoang, sinh cơ lập nghiệp Cùng với người Khmer và những cư dân đã có mặt ở vùng đất Nam Bộ trước đó, họ đã nhanh chóng thích nghi, hòa nhập và trở thành bộ phận cư dân chủ đạo trong công cuộc chinh phục vùng đất này Hiện nay, cư dân Việt chiếm tỷ lệ lớn nhất trong khu vực Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011,

Trang 4

dân số ở miền Tây Nam Bộ là 17.330.900 người trong đó Việt (Kinh) chiếm đa số, phân bố đều khắp trong tất cả các tỉnh.

I ĐẶC ĐIỂM VỀ VĂN HÓA VÙNG1 Văn hóa vật chất:

a) NHÀ Ở (NGUYỄN HOÀNG HẢI)

Nhà ở của người Tây Nam bộ

Mặc dù có sự duy trì tập quán cư trú lâu đời từ quê gốc nhưng khi tạo dựng ngôi nhà những lưu dân người Việt vsn có những thay đổi nhất định cho phù hợp với điều kiện môi sinh ở địa bàn mình đang sinh sống Vì vậy việc lựa chọn địa bàn cư trú có ý nghĩa rất quan trọng Nó không chỉ giúp họ ổn định cuộc sống mà còn phải an cư lạc nghiệp Công việc của những lưu dân buổi đầu vào đây là khai hoang mở cõi, tìm cuộc đất tốt để dựng nhà, lập làng, rồi sau đó mới lập chợ xây đình Trong buổi đầu khai phá, các lưu dân thường chọn cất nhà ở những nơi có bến sông để thuận tiện cho việc đi lại, đánh bắt thủy sản, có được một không gian thoáng đãng, có nước ngọt để sử dụng từ các con sông, kinh, rạch, tránh những nơi đầm lầy nê địa vừa không thuận tiện, vừa khó sinh nhai, lại thường xuyên đối mặt với bệnh tật và thú dữ Người Việt thường chọn bố trí nhà ở trên đất giồng, gò, đồi và nhà ở dọc theo sông rạch Việc lựa chọn cách bố trí này vừa giúp cho họ dễ dàng trong việc lao động sản xuất cũng như trong các hoạt động bán buôn Nhất cận thị, nhị cận giang Vì có cùng mục đích là tìm đất sinh nhai nên những lưu dân sống nương tựa vào nhau, giúp đỡ lsn nhau trong những lúc tối lửa tắt đtn Họ thường sống tập trung thành một cụm dân cư mà cụm dân cư này không hề có sự phân chia ranh giới một cách rõ ràng giữa làng này với làng kia Ranh giới giữa nhà này với nhà khác có khi chỉ là một con đường mòn nhỏ, hoặc là một con mương rộng độ vài mét Nếu nhà nào có dựng hàng rào thì bất quá cũng chỉ là mang tính quy ước, tượng trưng cho ranh giới hơn là một sự xác định rạch ròi Người ta làm cổng nhà là để trang

Trang 5

trí, hoặc chỉ mang tính tượng trưng hơn là ý nghĩa thiết thực của nó là dùng để chống trộm Cổng nhà của người dân đôi khi không cần đóng, làm bằng những vật liệu đơn giản như tre, hoặc là chủ nhà trồng hai bên ngõ hai cây bông giấy hoặc dâm bụt và uốn giao cành với nhau

b) ẨM THỰC (TRƯƠNG THỊ THANH HÀ)

Miền Tây phóng khoáng và hảo sảng với trù phù sông nước, kênh rạch Chính điều đó đã làm nên một nền um thực vô cùng đặc sắc Miền Tây không chỉ nhắc người ta về một vùng đất xanh mát, trù phú mà còn khơi dậy trong lòng du khách những “món ngon tuyệt đỉnh” chỉ vùng đồng bằng sông Cửu Long mới có Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng với khí hậu “mưa thuận gió hòa” quanh năm, tạo điều kiện cho cây lá tốt tươi, sông ngòi tràn đầy phù sa bồi đắp Chính nhờ điều kiện như vậy đã hình thành nên nền um thực miền Tây rất phong phú và đa dạng

TẠI SAO NGƯỜI MIỀN TÂY THÍCH ĂN NGỌT?

Khuu vị của người Nam Bộ nói chung và miền Tây nói riêng cũng rất khác biệt: gì ra nấy! Mặn thì phải mặn quéo lưỡi (như nước mắm phải nguyên chất và nhiều, chấm mới “dính”; kho quẹt phải kho cho có cát tức có đóng váng muối; ăn cay thì phải gừng già, cũng không thể thiếu ớt, mà ớt thì chọn loại ớt cay xé, hít hà (cắn trái ớt, nhai mà môi không giựt giựt, lz tai không nghe kêu “cái rắc”, hoặc chưa chảy nước mắt thì dường như chưa… đã!), ngọt thì ngọt như cht,…

Điều kiện thời tiết

ở miền Nam thời tiết nóng hơn nên người dân thường ăn nhiều rau, các món ăn chủ yếu được chế biến sống, luộc hoặc nấu luu Trong các món ăn đó, vị ngọt được gia tăng để hợp với quan niệm về thuyết ngũ hành là vị ngọt hợp với hành thổ - trung hoà lại cái nóng.

Thói quen ăn uống từ nhỏ

Trang 6

Trong số các loại vị như mặn, ngọt, chua, cay, đắng, chát… thì lưỡi của trẻ em vừa mới chào đời sẽ có khả năng phát hiện vị ngọt một cách tự nhiên Các vị mặn, chua, cay, đắng, chát cần quá trình nhận biết và học hỏi từ từ khi trẻ lớn lên và tiếp xúc với nhiều loại thực phum Vị ngọt hay các thức ăn thức uống ngọt cũng được xem như một “liều thuốc tự nhiên”, giúp trẻ con quên đi cảm giác khó chịu hiện tại.

Sở thích ăn ngọt ở trẻ sẽ kéo dài từ khi vừa chào đời cho đến tuổi vị thành niên sau đó cơ thể mới bắt đầu phân loại và chọn lựa sở thích ăn uống khác nhau

Khu vực Miền Tây lại có nhiều loại thực phum giàu đường như nhiều loại trái cây ngọt, mía đường, các món bánh ngọt… Vì vậy cơ hội trẻ tiếp xúc với thực phum ngọt đa dạng Điều này đã dần dần hình thành thói quen ăn ngọt, nối tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác đối với người dân miền Tây

Đặc biệt ở miền Tây Nam Bộ có nhiều sông ngòi cũng là điểm đặc biệt tạo nên vị ngọt của um thực miền Tây Nam Bộ.

Một số món ăn đặc sản:

+ Chuột đồng nướng muối ớt thơm ngon vô cùng: Với phong cách thưởng thức “mùa nào thức nấy” và quan niệm “ăn để mà sống”, người miền Tây tỏ ra rất sành điệu trong việc phối hợp các yêu cầu cao nhất của miếng ăn: thơm, ngon, bổ, khỏe

+ Gỏi sầu đâu – Một món ăn tiêu biểu của um thực miền Tây Nam Bộ Về miền Tây không thể bỏ qua những món này! Hấp dsn, ngon, lạ miệng, những món ăn này còn chứa đựng những tình cảm, hương vị riêng của miền đất này mà không phải đi đâu bạn cũng có thể tìm thấy!

+ Bún cá là một món ăn bình dị nhưng chứa đựng cả một bức tranh quê hài hòa giữa sắc và vị Đây là một món ăn phổ biến của um thực miền Tây Nam Bộ với những biến tấu khác nhau như bún cá Châu Đốc, bún cá Kiên Giang, bún cá Sóc Trăng, Không giống món bún cá của người miền

Trang 7

Trung được chế biến từ cá biển, bún cá miền Tây được chế biến từ những con cá lóc béo tròn trên các dòng sông, đồng ruộng ở đây

+ Luu mắm nổi danh um thực miền Tây Nam Bộ là thức đặc sản đi xa không thể quên Tuy chỉ là một món ăn hương đồng gió nội, nhưng luu cá linh bông điên điển chinh phục người ăn ngay từ màu sắc, hương thơm thoang thoảng cùng vị chua thanh của nước dùng Bên cạnh đó là thịt cá béo ngọt ăn ktm nước mắm nguyên chất, càng làm cho món luu này trở nên đậm đà.

c) TRANG PHỤC (QUÁCH BẢO ĐOAN)

Nét Đẹp Bình Dị Trong Trang Phục Của Con Người Miền Tây Nam Bộ Do đặc điểm khí hậu miền Tây Nam Bộ thường xuyên có nắng nóng nên trang phục của phụ nữ các dân tộc ở đây cũng phải phù hợp với điều kiện thời tiết, thuận tiện trong lao động và sản xuất Chiếc áo bà ba là trang phục đặc trưng đồng hành cùng người phụ nữ Tây Nam Bộ từ bao đời nay Hình ảnh chiếc áo bà ba gợi cho người ta nghĩ ngay đến vẻ đẹp thuần hậu, mộc mạc, dịu dàng của người phụ nữ trên vùng quê sông nước Áo bà ba truyền thống của người dân Tây Nam Bộ toát lên vẻ giản dị, mộc mạc, vẻ đẹp tự nhiên trong trẻo cho người mặc Hình ảnh này gắn liền với hình ảnh người phụ nữ Nam bộ đôn hậu, mạnh mẽ, trung kiên trong hai cuộc chiến tranh giữ nước Cùng với áo bà ba, khăn rằn, nón lá theo các mẹ, các chị xông pha trong các cuộc nổi dậy, đồng khởi Ngày nay, giữa nhịp sống ồn ào náo nhiệt, áo bà ba vsn giữ nguyên nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, nét duyên dáng thướt tha của người phụ nữ

Cùng với chiếc áo bà ba truyền thống đặc trưng của người miền Tây sông nước, chúng ta cũng không thể không nhắc đến trang phục độc đáo của người Khmer và trang phục đặc trưng của người Chăm Đây là hai dân tộc sinh sống ở khu vực miền Tây khá đông và đã hình thành nên những nét văn hóa độc đáo riêng biệt

- Trang Phục Người Khmer

Trang 8

Đối với người Khmer, họ chọn chất liệu vải mềm, mỏng để may y phục Điểm nổi bật trên trang phục lễ hội truyền thống của phụ nữ Khmer là mô típ trang trí đính hạt cườm kết hợp hoa văn tinh xảo Tùy vào bối cảnh ở nhà, lên chùa lễ Phật hay về nhà chồng, trang phục của người phụ nữ Khmer cũng sử dụng nhiều loại khác nhau Màu vàng và màu đỏ rất được ưa dùng, vì nó không chỉ tôn thêm không khí hội ht mà còn rất phù hợp với màu sắc trang trí kiến trúc tôn giáo truyền thống, đặc biệt là trang trí ngôi chùa Phật giáo theo phái Tiểu thừa

Trang Phục Người Chăm

Với người phụ nữ Chăm, trang phục truyền thống giúp cho cách đi đứng của họ uyển chuyển và duyên dáng Trang phục của phụ nữ Chăm vừa che giấu, vừa phô trương những đường nét mượt mà của thân hình người phụ nữ Khi ở nhà với người thân, họ có thể mặc áo tay ngắn, nhưng váy phải dài tới gót chân Lúc có người lạ đến nhà hoặc đi ra đường, phụ nữ Chăm ở miền Tây Nam Bộ phải mặc váy với áo dài tay, và nhất là phải choàng khăn lên đầu vì đây là một tập quán biểu thị tư cách đứng đắn, chuun mực mà họ phải tuân thủ Có thể nói rằng, người phụ nữ miền Tây Nam Bộ đã biết tận dụng thế mạnh của nền văn minh thực vật để chế tạo trang phục đối phó với khí hậu nhiệt đới nóng bức

d) SẢN XUẤT (NGUYỄN HOÀNG HẢI)

Khu vực miền Tây Nam Bộ là vựa lúa quốc gia và của cả thế giới, nhưng nông dân trồng lúa hiện khó có khả năng đạt lợi nhuận 30% Sản xuất lúa gạo hiện không mấy thuận lợi, khâu tiêu thụ gặp nhiều bất lợi hơn Trong khâu thu mua tạm trữ lúa gạo, nhìn chung chỉ có lợi lớn cho thương lái và DN, nông dân chả được lợi lộc gì từ chủ trương này Nhìn từ thực tế của mặt hàng thủy sản và lúa gạo, tại hội nghị, các nhà quản lý và DN cho

Trang 9

rằng, việc đầu tư phát triển cho các ngành hàng chủ lực này còn yếu kém, chưa tương xứng với khả năng đóng góp, tiềm năng và thế mạnh của vùng.

Trong những năm gần đây, 2 ngành hàng chủ lực của miền Tây Nam Bộ là lúa gạo và thủy sản, đóng góp lớn cho kim ngạch xuất khuu quốc gia, tuy nhiên hai mặt hàng chiến lược này hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất lsn tiêu thụ Đối với mặt hàng thủy sản, hiện tại, từ sản xuất, chế biến cho đến xuất khuu đều đang gặp khó khăn Cụ thể, người nuôi tôm sú, cá tra hiện đang lâm vào cảnh “trúng mùa rớt giá”, thiếu vốn đầu tư, dịch bệnh lan nhanh

e) PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI (HUỲNH QUỐC NAM)

Để ứng xử với môi trường tự nhiên và thích nghi địa hình sông nước, cư dân ở Tây Nam Bộ thời khun hoang đã nghĩ đến việc dùng ghe xuồng để làm phương tiện đi lại Giao thông đường thủy đã có từ lâu đời ở Việt Nam, nhưng do Tây Nam Bộ có nhiều sông, rạch nên loại hình này phát triển đa dạng và phong phú Ghe xuồng đối với cư dân Nam Bộ là một vật dụng thiết yếu phục vụ việc đi lại và chuyên chở của con người Ngoài ra, nó còn là phương tiện đánh bắt thủy- hải sản Không phải ngsu nhiên mà hình ảnh ghe xuồng xuất hiện nhiều, dày đặc trong ca dao Nam Bộ Sự xuất hiện của ghe xuồng bắt nguồn từ thực tế ứng xử của người Tây Nam Bộ với môi trường sông nước Đó là chứng tích của một nền văn minh sông nước trong ca dao Bởi vì ghe xuồng từ bao đời nay đã gắn chặt với đời sống miền sông nước, chúng đi vào tiềm thức con người và xuất hiện trở lại trong ca dao ở Tây Nam Bộ để chỉ phương tiện thủy có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ rõ đặc trưng, công dụng, kích cỡ của mzi loại xuồng ghe Ở Tây Nam Bộ, riêng loại ghe đã có tới hơn chục tên gọi như ghe chài, ghe bầu, ghe lườn, ghe be, ghe ngo, ghe lúa, ghe muối,… rồi xuồng thì có xuồng ba lá, xuồng chto, tắc ráng, ca nô, vỏ lãi, Để chỉ các loại ghe, có ghe bầu là loại ghe lớn, chở nhiều đồ, đi xa, dài ngày và chống chịu được sóng to, gió lớn Ghe hàng là loại ghe người dân dùng bán tạp hóa trên sông nước, đi từ nơi này đến nơi

Trang 10

khác Xuồng là phương tiện dùng để đi lại trên sông rạch, sức chở vài người, vài trăm ký hàng hóa Ngoài ra còn tắc ráng, chủ yếu là phương tiện chở người và hàng hóa số lượng ít Nơi đường bộ chưa được thuận lợi, trẹt dùng để chuyên chở máy suốt lúa, máy xới đi trên sông rạch Còn bo bo không đóng bằng cây ván, dùng cho quân đội, hải quân Ở vùng sông rạch như Tây Nam Bộ, chiếc ghe, chiếc xuồng đan xen chằng chịt kết thành điểm chợ mua bán, trao đổi hàng hóa trên sông rồi từ đó hình thành nên khu chợ nổi với những chiếc ghe chất đầy hàng hóa, nay ở chz này, mai ở chz khác Có khi len lỏi vào tận những con kinh, con rạch đem hàng hóa phục vụ đến tận nhà, góp phần làm nên nét đặc trưng của chợ trên sông.

2 VĂN HÓA TINH THẦNa) LỄ HỘI (NGUYỄN ANH VY)

Lễ hội Miền Tây chắc hẳn không quên những con sông nói đuôi chằng chịt với những chợ nổi trên sông đầy đủ các loại hàng hóa Không những vậy du khách còn được khám phá những nét văn hóa độc đáo qua những lễ hội truyền thống của người miền Tây Một số lễ hội đặc sắc của miền Tây Nam Bộ: như lễ hội cúng dừa Đây là một lễ hội độc đáo của miền Tây Nam Bộ đó là lễ hội của người dân Sóc Trăng được tổ chức vào Rằm tháng 2 hàng năm Đặc trưng của lễ hội này là người dân dùng bình hoa làm bằng trái dừa để cúng, nước dừa sóc trăng tinh khiết biểu hiện cho sự may mắn an lành đồng thời đây là dịp những nam thanh nữ tú gặp nhau để kết duyên với nhau Lễ hội Ok ang book là một trong những lễ hội của người Khmer Đây là lễ hội có quy mô lớn ở khu vực Tây Nam Bộ được diễn ra vào ngày 14-15 tháng 10 âm lịch hàng năm người dân sẽ được cúng trăng tại nhà, sau đó tập trung tại chùa để làm lễ Đây cũng là một lý do để người dân gọi là lễ OK ang bok là lễ cúng trăng Phần đặc sắc nhất là phần lễ hội của Ghe ngor với những chiếc ghe để đu trong thân cây sau bên ngoài được tô vẽ sơn giống hình dáng thần Na Ga nhân vật của người Khmer Chiếc ghe có sức chứa 40 tay chto, hoạt động Ghe gor là truyền thống sông nước của

Ngày đăng: 20/04/2024, 22:59

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w