1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015

106 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền hưởng dụng theo Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2015
Tác giả Đào Thị Tú Uyên
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Huệ
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 62,06 MB

Nội dung

Có ý kiến cho rằng vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sửdụng thuật ngữ vat quyền hay không, mà là tinh thần của vat quyển, với ý nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối v

Trang 1

ĐÀO THỊ TÚ UYÊN

QUYEN HUONG DUNG THEO BỘ LUẬT DAN SỰ

VIET NAM NAM 2015

Hà Nội - 2017

Trang 2

DAO THI TU UYEN

QUYEN HUONG DUNG THEO BO LUAT DAN SU

VIET NAM NAM 2015

Chuyén nganh: Luat Dan su va Tố tụng Dân sự

Mã số: 60380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRAN THI HUE

Hà Nội - 2017

Trang 3

riêng tdi.

Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ

ràng, được trích dẫn đúng theo quy định

Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn

này.

Tác giả luận văn

Trang 4

005971000 - |1.Tính cấp thiết của đề tài: ¿5e +kSt SE 3E EEE121112151111 11111111 tk |

2 Tinh hinh nghién CUU 4 2

3 Mine ively wat Et '# TSE CL, sị ca cca ccmns cna khan 12203 0280 nea aims 02014104 4 3.1 Mục dich nghiÊn CỨU - - - 62 1311211111111 1111111181111 11 ri 4

4 Đối tượng và Pham vi nghiên cứu 2 2 2+s+x+E++E++E++xzxerxered 44.1 Đối tượng nghiên COU cece cceseesessesessessesessesesesssstssssessssesessesseaes 4

4.2 Phạm vi nghién CỨU: - - - c 63 118311183111 8351 18 111 111 111 key 4

5 Nội dung, và phương pháp nghiÊn CỨU 5555 ‡£++sves+eeeeesesss 5 5.1 Nội dung nghiÊn CỨU: - - 2c 1332111313 1111 11 111g key 5 chu 2n | HINH TTMEIS TIE ĐYHST), IEDTETSssrnuusreuithirti exo, cases eon 120100, ome toss ma 5

6.Y nghĩa khoa học của luận văn - ¿+ 2+2 133 EE++eEseeesseeerseeesrs 6

7 Bố cục của luận VAN eecececcceccsssseseccscscsesescsescecscscscsesesesesesesvstsvstetsnseseeeeecees 6

Chương 1NHUNG VAN DE LÝ LUẬN VỀ QUYEN HUONG DUNG 7

1.1 Một số khái niệm oes eeceeessseesseeessseesnscessseesnscessscesnscenneesnecsneessneesnneestes 7

1.1.1 Khái niệm Vật quyền -¿- «SE E1 2111111111111 xe 71.1.1.1 Định nghĩa vật quyên ¿2-5-5 k‡ESEk‡ESEEEkEEEEkekerkrkererxeed 7

1.1.1.2 Đặc điểm của vật quyền - + tk EEeEerrkerkrkerered 131.1.1.3 Hệ quả của vật quyên ¿6-5 tk ‡E+EEEEEEEEEEEEerkrkerrkd 14

1.1.1.4 Phân loại vật quyền - ¿+ + t+k‡ESEE+EEEEEEEEEEEEerkrkerrkd 151.1.2 Khái niệm quyền khác đối với tài sản 2- c2 2xx 21

1.1.3 Khái niệm Quyền hưởng dụng - 2 + s+x+EeEkeErkerxevees 231.2 Quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thé giới 28

1.2.1 Pháp luật Dân sự Thái Lan: 55+ 2+++scsss+seeesseseesrss 29 1.2.2 Pháp luật Dân sự Philippines 55555 S55 s*s+++sss++seesss+ 30

Trang 5

1.3 Ý nghĩa của việc quy định quyền hưởng dụng - 2- 25s se: 37.458897.9/9:10/9))c0000157 40

00 41

THUC TRẠNG QUY ĐỊNH VE QUYEN HUONG DỤNG TRONG BOLUAT DAN SU NĂM 2015 VA KIÊN NGHỊ HOÀN THIỆN 412.1 Quyén hưởng dung trong Bộ luật Dân su Việt Nam nam 2015 41

2.1.1 Can cứ xác lập quyền hưởng dung 41

2.1.1.1 Theo quy định của pháp luật: - 55525 ‡+++<<<c++sess2 42

2.1.2 Hiệu lực của quyền hưởng dụng 2s 2+ ecx+xerxerxzsees 46

2.1.3 Thời hạn của quyền hưởng dụng ¿- tsetse 482.1.4 Quyền và nghĩa vụ của người hưởng dụng 5- 52

2.1.4.1 Quyền của người hưởng dung woes esse eseseseseseeeeeeeeee 53

2.1.4.2 Nghia vụ của người hưởng dung - -«++++<<ss2 56

2.1.5 Quyền va nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản - 5-55: 61

2.1.6 Cham dứt quyền hưởng dụng ¿- + + +s+S‡E+EeEE£keEerkexererkee 65

2.2 So sánh quyền hưởng dụng với quyền sử dụng - se se 662.3 Đánh giá những quy định quyền hưởng dung trong BLDS năm 2015 71

2.3.1 Những ưu điỂm -2- 2 s+SE+£Ek+EEEEEE2EEEEE112111211111 111 xe 0 712.3.2 Những hạn chẾ «+ + +s+SE+E£EE+EEEEEEEEEEEEE12111211111 111 1xe0 73

2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật 79

.458897.909:10/9))66ã0010n5 854000.900007 86DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO 2 ©2+2+E+E+EE£E2E+E+EeEEzEzeszscez 1

Trang 6

Luật La Mã ra đời rất sớm vào khoảng thé ki VI — IV TCN khi Nha

nước La Mã hình thành Tuy nhiên, thời kì cộng hòa trở đi là giai đoạn phát

triển hưng thịnh nhất của luật La Mã Vào thời kì này, lãnh thé dé quóc La Mãđược mở rộng nhất và nền kinh tế hàng hóa phát triển mạnh Luật La Mã lúcnày có những phát triển vượt bậc như: đưa ra nhiều khái niệm có tính kháiquát, có giá trị pháp lí cao, kĩ thuật lập pháp chuẩn xác, từ ngữ rõ ràng, trongsáng Thêm đó, Luật La Mã điều chỉnh hầu hết các quan hệ xã hội quan trọng,phổ biến, đặc biệt là quan hệ trọng lĩnh vực dân sự về quyền sở hữu và hợpđồng

Vật quyền từ xưa tới nay trên thế giới vẫn được xem là phạm vi truyềnthống của luật tài sản Thế nhưng, vật quyền lại ít được nhắc đến tên trong các

văn bản pháp luật Việt Nam và ngay cả trong các giáo trình dạy luật dân sự,

mặc dù nội dung của nó đã xuất hiện không ít (tuy chưa day đủ) trong Bộ luật

Dan sự 2005 và trong một số đạo luật khác

BLDS năm 2015 đã có những thay đôi mới, đặc biệt là quy định vềquyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản theo hướng tách bạch giữa quan hệ

thực tế của người chiếm hữu với tài sản và quan hệ giữa chủ sở hữu với chủ

thể có quyền khác đối với tài sản khi có lợi ích trên cùng một tài sản Bêncạnh việc kế thừa có sửa đôi quy định về quyền sở hữu, Bộ luật bố sung chế

định quyền khác đối với tài sản với nội hàm là quyền của chủ thé trực tiếpnam giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thé khác, bao gồm 3

quyền: Quyên đối với bat động sản lién kê; Quyển hưởng dụng: Quyên bêmặt Sự bỗ sung này có ý nghĩa quan trọng nhằm thé chế hóa các nghị quyếtcủa Dang và nội dung, tinh thần của Hiến pháp năm 2013 về sở hữu toàn dân,

sở hữu tư nhân; về xây dựng, hoàn thiện thé chế kinh tế và điều tiết nền kinh

tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; về việc Nhà nước khuyến

khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tô chức khác

Trang 7

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và những ghi nhận vềquyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015, mặc dù hiện vẫn cần thời gian ápdụng quy định vào thực tiễn dé có thé thay được cái nhìn cụ thé hon về việc

áp dụng quy định này có phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội Việt Nam haykhông, song việc nghiên cứu, tìm hiểu về quyền hưởng dụng trong BLDSnăm 2015 hiện nay vẫn là việc rất cần thiết

2 Tình hình nghiên cứu

Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2015 chính thức có hiệu lực vào ngày

01/01/2017 đã ghi nhận quyền của người không phải là chủ sở hữu đối với tàisản trong đó có quyền hưởng dụng Tuy nhiên, trên thế giới việc quy định vànghiên cứu về quyền hưởng dụng đã có từ rất lâu đời Việt Nam cũng đã có

những công trình nghiên cứu tìm hiểu quy định về quyền hưởng dụng với

mục đích đưa vào giảng dạy tại các trưởng đại học như Giáo trình Luật La Mã

của TS Nguyễn Ngọc Điện - trường Đại học Cần Thơ, Giáo trình Luật La Mã

của trưởng Đại học Luật Hà Nội, Lịch sử văn minh thế giới do Vũ DươngNinh chủ biên Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về quyền hưởng dụngtrong các Giáo trình vẫn thiên nhiều vẻ tính lịch sử và mang tính chất giới

thiệu.

Trước khi BLDS 2015 ra đời thì đã có rất nhiều bài báo, tạp chí của

nhiều tác giả nghiên cứu về quyền hưởng dung, trong số đó, nồi bật nhất cần

kế các bài viết của tác giả Ngô Huy Cương — Khoa luật, Dai học quốc gia HàNội — người đã có nhiều bài viết nghiên cứu về van đề này, tạo tiền dé nghiêncứu cho các công trình nghiên cứu sau này như: “Y /ưởng vẻ chế định quyênhưởng dung trong BLDS tương lai của Việt Nam”; “Tham luận 1:Tổng luận

về chế định tài sản trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi” Các công trìnhnghiên cứu đã Lược giải về các vật quyền và xác định vị trí của quyền hưởng

dụng, và chỉ ra những quy định về quyền hưởng dụng theo Luật La Mã và của

Trang 8

sở hữu, thời hạn quyền hưởng dụng, căn cứ phát sinh và cham dứt của quyềnhưởng dụng Xong vì các bài viết này được ra đời trước khi BLDS năm 2015

ra đời, do đó, có những nội dung cần nghiên cứu sâu hơn để phù hợp với quy

định trong BLDS năm 2015 hiện nay.

Sau khi BLDS năm 2015 được ban hành, đã có nhiều tác giả có côngtrình nghiên cứu về vật quyền và đề cập đến quyền hưởng dụng như:

- Tác giả Ngô Thùy Dương (2016), Hệ thong vật quyên trong BLDS

nam 2015, Luận văn thạc sĩ luật học Luận van có giá tri tham khảo lớn khi đã

có cái nhìn tổng quát về hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015, đồng thờiluận văn cũng có những phân tích, đánh giá về từng loại vật quyền, trong đó

có quyền hưởng dụng Song, với vị trí là một quyền thuộc trong hệ thống cácvật quyền khác (vật quyền hạn chế), nên đối với quyền hưởng dụng luận văn

mới chỉ dừng lại ở những phân tích và đánh giá ban đầu, chưa có cái nhìn sâu

sắc hơn đối với riêng vấn đề này

- Tac giả Bùi Lê Thu (2016), Những điểm mới trong chế định quyên

Sở hữu và các quyên khác đổi với tài sản trong BLDS năm 2015 phục vụ hoạt

động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Luận văn thạc siluat học Cũnggiống như luận văn “Hệ thong vật quyên trong BLDS năm 2015” của tac giả

Ngô Thùy Dương, luận văn của tác giả Bùi Lê Thu cũng đã có những đề cập

về quyền hưởng dụng với tư cách là một trong các quyền khác đối với tài sản.Song, luận văn cũng chưa có sự phân tích, đánh giá cụ thê đối với van dé này

Có thể thấy, hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu nào có nghiêncứu độc lập về quyền hưởng dụng được quy định trong BLDS năm 2015.Cùng với sự ra đời của BLDS năm 2015 với những ghi nhận về quyền hưởng

dụng trong Bộ luật đòi hỏi có những công trình nghiên cứu một cách cụ thê về

các quy định về quyền hưởng dụng bởi đây là một quyền mới được đưa vào

BLDS năm 2015 và được đánh giá là còn khá lạ lẫm đối với người dân

Trang 9

hướng dụng theo Bộ luật dân sự Việt Nam năm2015” làm đề tài luận văn

của mình.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục dich nghiên cứu

Nghiên cứu để thấy rõ được vị trí của quyền hưởng dụng trong hệthống các vật quyền khác (hay còn gọi là vật quyền hạn chế) Đồng thời phântích các quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015 để từ đó có

những đánh giá, kiến nghị về các quy định về quyền hưởng dụng trong

BLDS.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu.

Tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng, hiểu

được bản chất pháp lý của quyền hưởng dụng Tìm hiểu quy định về quyềnhưởng dụng trong Luật La Mã, luật một số quốc gia trên thế giới Phân tíchcác quy định của quyên hưởng dụng trong BLDS năm 2015 Có những so

sánh với quy định trong pháp luật Việt Nam Từ đó rút ra những mối liên hệ,

những bai học về việc áp dụng các quy định về quyền hưởng dung trong

BLDS năm 2015 vào thực tiễn

4 Đối tượng và Pham vi nghiên cứu

4.1 Đối trợng nghiên cứu

- Quy định của pháp luật dân sự về quyền hưởng dụng

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Các quy định về quyền hưởng dung trong pháp luật La Mã cô dai:

khái niệm, đặc điểm, nội dung, lược sử về quy định quyền hưởng dụng trong

pháp luật La Mã.

- Quy định về quyền hưởng dung của pháp luật một số quốc gia trên

thé giới (như Pháp, Thái Lan, Hoa Kỳ )

Trang 10

5 Nội dung, và phương pháp nghiên cứu

5.1 Nội dung nghién cứu:

- Nghiên cứu khái niệm, bản chất pháp lý về vật quyền, vật quyền khác

và quyền hưởng dụng

- Nghiên cứu quyền hưởng dụng trong Luật La Mã và Luật của một sốquốc gia trên thế giới

- Nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về quyền hưởng dụng

- So sánh quyền hưởng dụng với quyền sử dụng

- Đánh giá những quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm

2015

- Có những kiến nghị để nâng cao khả năng thực thi pháp luật cũng như

hoàn thiện các quy định của pháp luật.

5.2 Phương pháp nghiÊn cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mac-Lénin, tư tưởng Hồ

Chí Minh, luận văn dự kiến sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thê

sau:

- Phương pháp phân tích: Dựa vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội, nhữngquy định pháp luật La Mã để rút ra nhận xét và kết luận về quan điểm lập

pháp của các nhà làm luật La Mã; dựa vào những quy định hiện hành của

pháp luật Việt Nam dé rút ra quan điểm pháp lý về van đề quyền hưởng dung

của các nhà làm luật Việt Nam;

- Phương pháp so sánh: So sánh quy định của pháp luật La Mã và các

quốc gia trên thé giới về quyền hưởng dụng, thay được những nét tương đồng

và khác biệt So sánh những quy định về quyền hưởng dụng với quy định vềquyền sử dụng

- Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích và so sánh để rút ra kết

luận về sự ảnh hưởng của pháp luật La Mã đối với pháp luật Việt Nam Rút ra

Trang 11

6 Ý nghĩa khoa học của luận văn

Luận văn làm rõ một số vấn đề lý luận về vật quyền, quyền khác

đối với tài sản và quyền hưởng dụng: phân tích thực trạng quy định vềquyền hưởng dụng trong BLDS năm 2015; đánh giá những ưu điểm vàhạn chế còn tồn tại, và từ đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện quyđịnh của pháp luật hiện hành về quyền hưởng dụng

7 Bố cục của luận văn

Chương 1: Những vấn đề lý luận về quyền hưởng dụng

Chương 2: Thực trạng quy định về quyền hưởng dụng trong BLDS năm

2015 và Kiến nghị hoàn thiện

Trang 12

mình Xã hội loài người không ngừng phát triển, con người dé chống lại sức

ép của tự nhiên và tìm kiếm sự an toàn, họ buộc phải liên kết với nhau bằng

sự thỏa hiệp tương hỗ hình thành nên một liên minh gọi là Nhà nước' Khi

con người từ bỏ trạng thái tự nhiên thì pháp quyền xuất hiện Sự ra đời của

Nhà nước và pháp luật đã buộc những chủ thé trong quan hệ xã hội phải từ bỏcác quyền mà họ giữ ở trạng thái tự nhiên để được hưởng các quyền khác

Trong quan hệ tài sản, con người can sự công nhận từ xã hội để xác lập quyền

sở hữu của họ lên những của cải mà họ làm ra, cần được pháp luật bảo vệ và

được tôn trọng từ các chủ thể khác trong xã hội là một tất yếu khách quantrong đời sống xã hội dân sự Nhà nước bằng công cụ quản lý xã hội của mình

là pháp luật, phải thừa nhận khi một người có tài sản thì họ được xử sự với tài

sản của mình như thế nào? Họ được thực hiện những quyền gì trên tài sản đó?

Có những cơ chế nào bảo vệ địa vị chủ sở hữu của họ đối với tài sản? Với vịtrí quan trọng, vấn đề sở hữu luôn là vẫn đề then chốt trong pháp luật dân sựkhông chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với tất cả các nước khác trên thế giới

Soi chiếu trong chiều dai lịch sự pháp luật thé giới, các học giả phápluật của bat cứ quốc gia nào trên thế giới cũng thường quay về tìm hiểu những

chế định pháp luật xa xưa từ thời La Mã cô đại Bởi lẽ Luật La Mã được xem

là một biểu tượng cổ điển nhất về mặt pháp luật của những biến động trong

! Nguyễn Thị Hồi (2006), Mét số quan điểm về nguén gốc của Nhà nước , Hội thảo khoa học bàn về Sự ra đời của Nhà nước, tr.5

Trang 13

không nghiên cứu luật La Mã thì tốn phí biết bao công sức một cách vô ích đểtim thấy cái người ta đã tìm thấy từ lâu” Cũng không nam ngoài sức ảnhhưởng của Luật La Mã, nhiều quốc gia trên thé giới cho đến ngày nay cũngchịu ảnh hưởng sâu sắc về việc quy định các cách thức xử sự gắn với nhómhành vi cụ thé tác động lên tài sản.

Khái niệm vật quyền xuất hiện trong Luật La Mã và được biết đến dưới

tên goi jus in re (quyén trên vật), Luật La Mã cũng không đưa ra được mộtđịnh nghĩa hoàn chỉnh về vật quyền như đối với trái quyền (jus ad rem) Song,

lý thuyết vật quyền đã được hoàn thiện trong học thuyết pháp lý Latin vào đầu

thế kỉ XIX, sau khi Bộ luật Napoleon - Bộ luật dân sự đầu tiên trên thế giới ra

đời, song song với sự hoàn thiện của lý thuyết về trái quyền Tại Bộ luậtNapoleon (1984) vật quyền được quy định ngay trong phần thứ 2 TrongBLDS của Nhật Bản vật quyền được quy định tại phần hai (trái quyền tạiphần ba) BLDS của Đức gồm 5 quyên và vật quyền được quy định tại Quyền

3 Theo luật vật quyền Trung Quốc định nghĩa: Vat guyên là việc độc quyên

được hưởng thụ hưởng trực tiếp và kiểm soát các thuộc tính cụ thể bao gom

cả quyên sở hữu, hưởng hoa lợi và an toàn ngay trong quyên sở hữu”

Do lý thuyết về vật quyền xuất phát từ Luật La Mã nên để hiểu khái

niệm vật quyền ta phải đi từ cách hiểu về “vá/” của các luật gia La Mã Thuậtngữ “vat” (res) được sử dụng trong ngôn ngữ pháp ly Latin dé chỉ một vat tồntại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và cu thé Mặc khác,

“res” cũng được hiểu như một quyên trừu tượng mà con người có được đốivới vật” Nếu vật là đối tượng của quyền thì con người là chủ thé của quyền.Chính trong quan hệ đó mà vật được coi là tài sản Do vậy, hiểu theo cách cắt

nghĩa chung nhất thì vật quyên là quyền đối với tài sản

? Bùi Lê Thu (2016), Những điểm mới trong chế định quyền sở hữu và các quyên khác đối với tài sản trong BLDS năm 2015 phục vụ

hoại động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Luận văn thạc siluat học, Hà Nội, tr.36

3 Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trinh Luật La Ma, NXB.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.11 trích trong tài liệu: Ngô Thùy Dương (2016), Hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội, tr.6

Trang 14

Tứ nhất: vật quyền được hiểu là quyên thực hiện trực tiếp và ngay lậptức trên một vật Người có vật quyền thực hiện các quyền của mình mà khôngcần sự hợp tác từ người khác”.

Mặc dù trong Luật La Mã không đưa ra khái niệm vật quyền một cáchhoàn chỉnh, tuy nhiên lý thuyết vật quyền lại được xây dựng từ kết quả phântích các đặc điểm của quyền sở hữu trong Luật La Mã” Khái niệm quyền sởhữu xuất hiện với ý nghĩa ghi nhận quyền năng của con người đối với tài sảncủa họ Nó có nhiệm vụ xác lập và bảo vệ quyền của chủ sở hữu trong việcchiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối tượng tài sản thuộc quyền sở hữu của

chính mình Còn theo nghĩa hẹp thì quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự

mà pháp luật cho phép một chủ thé được thực hiện các quyền chiếm hữu, sửdụng, định đoạt với những điều kiện nhất định

Các luật gia La Mã đã nhận xét về bản chất của các quan hệ tài sản do

tính xác định của các quan hệ đó Dé dap ứng một nhu cầu nào đó, một chủthể có thể tạo ra một tài sản hoặc mua một tài sản, trên cơ sở đó họ là chủ sởhữu đối với tài sản đã tạo ra, đã mua Khi đã trở thành chủ sở hữu tài sản, họ

có toàn quyền đối với tài sản đó, thực hiện tất cả những hành vi tác động lên

tài sản để thỏa mãn yêu cầu của mình và không phụ thuộc vào ý chí cũng như

hành vi của người khác Ngoài ra, họ cũng có thé thỏa thuận với người khác

(người là chủ sở hữu của tài sản) dé sử dụng tài sản trong một thời hạn nhất

định, trong trường hợp này họ sử dụng tài sản trong khuôn khổ đã thỏa thuận

và phải trả lại tài sản khi hết thời hạn sử dụng

Trong trường hop thứ nhất, họ là người có quyên tuyệt đối với tài sản,

quyền tài sản dang này được gọi là vật quyền (quyền đối vật) Ở trường hợpthứ hai, quyên tài sản bị hạn chế bởi sự thỏa thuận và chỉ tồn tại trong một

* Nguyễn Ngọc Điện (2010),”Sự cần thiết của việc vận dụng lý thuyết về vật quyền bảo đảm vào quá trình sửa đổi Bộ luật dân sự”, Tap chí Nghiên cứu lập pháp, (02), tr.39 ‹

> Ngo Thùy Dương (2016), Hệ thong vật quyên trong BLDS năm 2015, Luận văn thạc sĩ luật học,Hà Nội, tr.9

Trang 15

thời hạn nhất định, họ thực hiện quyền của mình phụ thuộc vào hành vi của

người khác hoặc bị chi phối bởi hành vi của người khác, quyền tài sản dạngnày được gọi là trái quyền (quyền đối nhân)

Từ sự phân biệt trên người ta nhận thấy sự khác nhau giữa vật quyền và

trái quyền được thê hiện ở chỗ đối tượng của vật quyền là một vật xác định,chủ thể quyền trực tiếp tác động lên vật (“attached to a thing”) Còn tráiquyền chính là hành vi chủ thể quyền, có quyền yêu cầu phía bên kia thựchiện hay không được thực hiện một hành vi nao đó Quyền đối vật được bảo

vệ tuyệt đối, bất cứ ai có hành vi cản trở nguoi có quyền thực hiện của họ đều

bị coi là bất hợp pháp

Thứ hai, vật quyền được hiểu là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy

định về vật với tư cách là đối tượng của vật quyên, nội dung của các loại vật

quyền, căn cứ phát sinh, cham dứt các loại vật quyền, nguyên tắc thực hiện,bảo vệ vật quyền, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi thực

hiện các quyền năng của mình Nói cách khác, theo góc độ này thì vậtquyên chính là pháp luật về vật, về các quyền của chủ sở hữu và người khôngphải là chủ sở hữu đối với vật

Trong pháp luật dân sự Việt Nam, xét trong mối quan hệ giữa chế định

quyên tài sản (vật quyên, trái quyền) với bản thân khái niệm tài sản, nếu việcxây dựng chế định vật quyên dựa trên lý thuyết quyên trực tiếp đối với vật sẽkhông phù hợp trong điều kiện tài sản hiện nay không chỉ gồm vật mà còn

gồm tiền, giấy tờ có giá, quyên tài sản Đồng thời, néu xác định quyền sở hữu

là vật quyền trung tâm, thì giới hạn của quyền sở hữu càng không thể chỉ ở sở

hữu đối với vật

Quyên tài sản là một cách nhìn nhận tai sản như một khái niệm pháp lý

Về mặt pháp lý, tài sản có thể được nhận biết như là một vật hoặc một quyên

Việc phân loại tài sản chỉ được thực hiện sau khi việc lựa chọn cách tiếp cận —

vat hay quyền — đã ngã ngũ Tài sản được phân loại theo những cách khác

Dương Đăng Huệ (2015), “Nên sử dụng khái niệm vật quyền trong Bộ luật Dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Văn phòng Quốc

hội, sô 13 (293), Tr 5.

Trang 16

nhau tuỳ theo nó được hiểu là vật hay quyén’:

— Là vật, tài sản được phân loại theo tiêu chí vật lý: vật có thể nhận biếtđược băng giác quan tiếp xúc gọi là vật hữu hình; trong trường hợp ngược lại

ta có vật vô hình.

— Là quyền, theo đó, quyền tai sản được chia thành hai lọai quyền làquyền đối vật và quyền đối nhân Quyền đối vật là các quyền được thực hiệntrên các vật cụ thé và xác định; quyền đối nhân bao gồm các quyền tương ứng

với các nghĩa vụ tài sản mà người khác phải thực hiện vì lợi ích của người có

quyền (quyền của một người được phép yêu cầu người khác thực hiện mộtnghĩa vụ tài sản) Các quyền này được bảo đảm thực hiện băng những cáchthức khác nhau BLDS Việt Nam không chia các quyên tài sản thành vậtquyền và trái quyền Bộ luật cũng không sử dụng những thuật ngữ như

“quyền đối vật”, “quyên đối nhân”

Trong pháp luật dân sự Việt Nam không coi quyền và vật như là nhữngcách quan niệm khác nhau, cách hình dung khác nhau về tài sản, mà chỉ coi

đây là các loại tài sản khác nhau.

Cũng do đặt quyên tài sản đối lập với vật mà luật Việt Nam cũng không

có điều kiện tiếp nhận và vận dụng các khái niệm quyền đối vật và quyên đối

nhân như trong luật Latinh Nói rõ hơn, Việt Nam không xây dựng khái niệm

quyên thực hiện trực tiếp trên vật: quyền trong luật Việt Nam được hiểu là

một mỗi quan hệ giữa một chủ thể và một hoặc nhiều chủ thể khác mà trong

đó một chủ thê được hưởng một lợi ích (có hoặc không có tính chất tài sản) vàcác chủ thé khác phải tôn trọng sự thụ hưởng đó Đặc biệt, việc hoàn thiệnmột số quyền tài sản có tính chất của quyền đối vật trong luật Latinh, trongđiều kiện quyền đối vật không ton tại trong luật Việt Nam, đã được thực hiệntheo một cách rất riêng và trở nên không dễ tiếp cận bằng các phương pháp

kinh điển

Đến BLDS năm 2015, trong suốt quá trình xây dựng BLDS, việc nên

7 Nguyễn Ngọc Điện (2005), tlđd chú thích 23, tr.17

Trang 17

hay không nên đưa khái niệm “vat quyén” vào BLDS năm 2015 vẫn còn rấtnhiều tranh cãi.

Nhiều ý kiến của đại biểu Quốc hội, ý kiến của Nhân dân, các chuyêngia, nhà khoa học cho rằng, các quy định về vật quyền, quyền địa dịch, quyềnhưởng dụng, quyền bề mặt rất khó hiểu mà nội hàm không khác nhiều sovới các quy định hiện hành Do đó, không nên sử dụng các thuật ngữ mới nếu

những thuật ngữ trong BLDS hiện hành đã trở nên thông dụng, không có gì

vướng mắc”

Có ý kiến cho rằng vấn đề của BLDS năm 2015 không phải là có sửdụng thuật ngữ vat quyền hay không, mà là tinh thần của vat quyển, với ý

nghĩa là một quyền năng rất mạnh của chủ thể đối với tài sản, đó là quyền có

thé được thực hiện trực tiếp và ngay tức khắc trên một vật mà không phụthuộc vào ý chí của người khác, có được thê hiện trong BLDS năm 2015 haykhông va ở mức độ nào?” Bên cạnh đó cũng có ý kiến cho rằng: “Mặc dit cókhông ít ý kiến cho rằng, khái niệm vật quyên mang tính chất vay mượn từ

nước ngoài và gây ra sự khó hiểu, xa lạ đối với người dân, song đây là thuậtngữ pháp lý đòi hỏi tính chuẩn mực Do vậy, cách thay đổi tên gọi như dựthảo là phù hop, bao quát được nhiều loại quyên đối với vật dang tôn tại

trong nên kinh tế thị trường ”'9

Mặc dù có sự tranh cãi rất gay gắt về việc nên hay không nên đưa thuật

ngữ “vat quyên ” vào BLDS hay không, nhưng đến khi Bộ luật được ban hànhvẫn không sử dụng thuật ngữ vật quyền nhưng dựa vào khái niệm, tính chấtcũng như các quy định về quan hệ tài sản trong BLDS năm 2015 so sánh vớihọc thuyết vật quyền và luật của các nước áp dụng học thuyết này ta có théxác định hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015

Việc xây dựng hệ thống vật quyền trong BLDS năm 2015 được thực

8 Trương Thị Diệu Thúy (2017), “Một số suy nghĩ về quy định liên quan đến vật quyền trong BLDS năm 2015”, Nghiên cứu lập pháp,

(03), tr 38

9 Truong Thị Diệu Thúy (2017), tlđd chú thích 25, tr.38 ;

10 Theo Luật sư Lê Duy Lam, Chủ nhiệm Câu lạc bộ Pháp chê doanh nghiệp - xay-dung-bo-luat-dan-su/c/16222119.epi

Trang 18

http://www.baomoi.com/van-dung-ly-thuyet-vat-quyen-hiện dựa trên tiêu chí đối tượng của vật quyền có thuộc sở hữu của người cóquyền hay không Quyền sở hữu vẫn được xây dựng là vật quyền trung tâmcủa hệ thống vật quyền Còn các vật quyền khác của người không phải là chủ

sở hữu được xây dựng trên cơ sở kế thừa của BLDS năm 2005 và tiếp thu từBLDS của các nước trên thế giới Các vật quyền này có tính phái sinh từquyền sở hữu và có nội dung hẹp hơn quyền sở hữu

Như vậy, mặc dù BLDS Việt Nam không sử dụng thuật ngữ “vật

quyền” nhưng điều ấy không có nghĩa là pháp luật dân sự Việt Nam phủ nhậngiá trị cũng như ưu điểm của học thuyết vật quyền Trong BLDS Việt Namnăm 2005 phan “Tai sản và quyén sở hữu” và phần “Quyên sở hữu và cácquyên tài sản khác” trong BLDS Việt Nam năm 2015 dé thé hiện được tinh

thần của vật quyên, theo đó, vật quyền trong pháp luật dân sự Việt Nam được

quy định theo hướng: là toàn bộ các quy phạm pháp luật quy định về căn cứphát sinh, cham dứt các loại vật quyên, nội dung vật quyền, nguyên tắc thực

hiện, bảo vệ vật quyên, các hạn chế mà người có vật quyền phải tuân thủ khi

thực hiện các quyền năng của mình

1.1.1.2 Đặc điểm của vật quyên

Thứ nhát, tính đỗi vật hay có nghĩa là vật quyền được thực hiện trực

tiếp lên trên đối tượng: Các chủ thê thực hiện vật quyền bằng những hành vitác động trực tiếp lên tài sản như năm giữ, khai thác công dụng, bảo quản, giữgìn tài sản Đặc điểm này khiến vật quyền khác với trái quyền bởi trong quan

hệ trái quyền thì chủ thể được thực hiện quyền của mình không phải bằnghành vi tác động trực tếp lên đôi tượng mà phải thông qua việc yêu cầu người

khác thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nhất định

Ví dụ: ông A có một chiếc xe máy, ông A có quyền sở hữu với chiếc xemáy, như vậy quyền sở hữu của ông A đối với xe máy, một khi được xác lập,

sẽ hòa nhập vào xe máy, chiếc xe máy đó là của ông A Dé xác lập quyền sở

hữu của minh, chỉ cần có ông A và chiếc xe máy, ông A có toàn quyền trong

việc chiêm hữu chiéc xe máy, sử dụng, khai thác công dụng chiéc xe máy

Trang 19

(cho thuê, chở người, chở đồ ), thậm chí là định đoạt SỐ phận của chiếc xemáy ấy (mua bán, phá hủy, tháo dỡ, lắp ráp )

Thứ hai, tính tuyệt đỗi (theo tiếng Latinh là “erga omnes”): vật quyền

được bảo vệ một cách tuyệt đối khỏi sự xâm phạm của bất kỳ chủ thé nào

khác Vật quyền có hiệu lực với tat cả mọi người Trong quan hệ vật quyền thìchủ thể trung tâm là người có vật quyền, mọi người khác đều có nghĩa vụ tôntrọng quyền của người mang vật quyên Pháp luật cho phép người mang vậtquyền được kiện chống lại hành vi xâm phạm của bất kì chủ thể khác Ởnhiều quốc gia trên thế giới đều có quy định về việc bảo vệ quyền sở hữu củachủ sở hữu tài sản trong trường hợp tài sản bị một người thứ ba lấy khỏi chủ

sở hữu, mà hành vi lay tài sản này nằm ngoài ý chí và sự mong muốn của chủ

sở hữu băng phương thức trái pháp luật như trộm, cắp, lừa đảo

Và dé đối kháng với người thứ ba, thì vật quyền phải được tồn tại một

cách rõ ràng, minh bạch Đề công bố sự tôn tại của vật quyên, luật của các

nước cũng thiết lập hệ thống đăng ký hệ thống đăng ký bất động sản nhằmcông khai hóa quyên, qua đó bảo vệ hữu hiệu quyền và lợi ích hợp pháp củacác bên và là điều kiện dé đối kháng với người thứ ba

Tư ba, vật quyền phải được pháp luật quy định: Với đặc điểm là quyềntuyệt đôi, đối kháng với người thứ ba, vật quyền cần được công khai và đượcpháp luật quy định, nếu không được luật quy định thì không được công nhận

là vật quyền dé đảm bảo cho trật tự giao dịch không bị xáo trộn

1.1.1.3 Hệ quả của vật quyên

Một là, Quyên đeo đuổi là hệ quả tự nhiên của vật quyền xuất phát từ

tính đối kháng của mọi chủ thể khác của vật quyền Quyền đeo đuổi được

thực hiện trực tiếp trên vật, quyền đối vật cho phép người có quyền chỉ quantâm đến sự tồn tại của vật ma không cần biết vật đang nam trong tay ai, du ai

đang nam giữ vat với bat kì tư cách ào thì cũng đều phải tôn trọng các quyền

năng của người có vật quyền Chủ sở hữu có quyền kiện đòi lại tài sản thuộc

quyên sở hữu của mình; chủ nợ nhận thê châp có quyên yêu câu kê biên và

Trang 20

bán tài sản thé chấp dé thu hồi nợ, du ở thời điểm yêu cầu được đưa ra, tài sản

có thé được người thé chấp bán cho người thứ ba và đang nằm trong sản

nghiệp của người sau này.

Hai là, Quyên ưu tiên cũng là một quyền của người có quyền đối vật,khả năng loại tất cả những người có quyền đối nhân (và cả những người cóquyền đối vật xếp sau mình trong thứ tự đăng ký) ra khỏi cuộc chạy đua nhằmthực hiện các quyền đối với tài sản liên quan Người mua tài sản, sau khiquyên sở hữu tài sản mua đã được chuyền giao mà tài sản chưa được giao, cóquyền ưu tiên đối với tài sản so với các chủ nợ của người bán trong trường

hợp người bán lâm vào tình trang phá sản: nếu người mua tuyên bố nhận tài

sản thì chủ nợ của người bán không có quyền yêu cầu kê biên tài sản đó.Quyền ưu tiên của người có quyền đối vật phát huy rõ nét nhất trong trườnghợp quyền đối vat magn tính chat của một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩavụ: người nhận thế chấp hoặc cầm cố có quyền ưu tiên được thanh toán

băng sô tiên bán tài sản thê châp hoặc câm cô so với các chủ nợ không có bảo

Lệ

^

đảm của người thế chấp và người cầm có

1.1.1.4 Phân loại vật quyên

Theo pháp luật La Mã cổ dai thì các luật gia La Mã đã chia vật quyềnthành hai loại là quyên trên tài sản của minh (tức quyền sở hữu — jus in repropria) và quyền trên tài sản của người khác (tức vật quyền khác ngoài

quyền sở hữu — jus in re aliena) Những vật quyền khác ngoài quyền sở hữu

là các vật quyền không đầy đủ bằng quyền sở hữu va các quyền này cắt giảmbớt quyền của chủ sở hữu tài sản bởi các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu

có được là do chủ sở hữu co một người hưởng lợi ích trên tài sản của mình '

Quyên sở hữu được coi là vật quyền lớn nhất làm khuôn mẫu cho cácvật quyền khác Nó được xem là vật quyền thống trị” Trong pháp luật La

Mã, các luật gia La Mã cô đại không để lại cho chúng ta một khái niệm chính

!! William Liversey Burdick (2004), The Principles of Roman Law and their Relation to Modern Law, The Lawyers Co.Operative Publishing.

12 Ngô Huy Cương (2015), Tham luận 1:Tổng luận về chế định tài san trong Dự thảo BLDS 2005 sửa đổi, Kỷ yêu Tọa đàm khoa học

Chê định tài sản, nghĩa vụ, hợp đông trong dự thảo BLDS sửa đôi, Hà Nội, tr1-12.

Trang 21

xác về quyền sở hữu, nhưng họ lại nêu ra những quyền năng cơ bản của chủ

sở hữu Chủ sở hữu có quyền sử dụng đồ vat (ius utendi), quyền thu hoạch

sản phẩm, lợi tức (Fruendi), quyền định đoạt (ius abutendi), quyền có đồ vật

(ius possidendi) và quyền đòi lại đồ vat (ius vindecandi) — và mọi thứ quyềnlực đối với đồ vật mà pháp luật cho phép 'Ỷ

Quyên doi với tài sản của người khác (iusa in re aliena) Đương nhiênđây là một chế định khá đặc biệt thời bấy giờ, vì bề ngoài chế định này có vẻnhư bắt hợp lý khi mà một người không phải chủ sở hữu đồ vật nhưng lại cóquyền hạn đối với đồ vật đó Quyên trên tài sản của người khác được hiểu làquyền của chủ thê không phải là chủ sở hữu của tài sản đó nhưng lại được cấpcho quyền sử dụng và hưởng những lợi ích mà tài sản đó mang lại Quyềntrên tài sản của người khác đầu tiên xuất phát từ khái niệm Servitus (Quyền

dụng ích) Ý

Servitus là loại quyền thuê đất của người khác để đảm bảo việc sản xuất

và sinh hoạt trên đất của mình khi ở đó không đủ mọi điều kiện tối thiêu nhất

Về sau này không chỉ tồn tại Servitus dưới dạng quyền sử dụng đất đaicủa người khác, mà có dạng Servitus — sử dụng tất cả mọi thứ đồ vật khác Vídụ: người lập di chúc trao quyền thừa kế đô vật cho A và lại còn cho B sửdụng vĩnh viễn đồ vật đó (Quyền hưởng dụng) `

Như vậy, Quyên trên tài sản của người khác có hai nhánh lớn là địadịch (dịch quyền thuộc vật — predial servitude or real servitude) và dịchquyền thuộc người (personal servitude):

Dịch quyền thuộc vật hay địa dich là một quan hệ trọng đó một bấtđộng sản gánh chịu dịch chuyên hay dịch lụy vì lợi ích của một bất động sảnkhác Từ thời La Mã cô đại có lẽ người ta đã xét đến việc bất động sản có thé

bi chuyển nhượng va quyên trên bat động sản đối kháng hay loại trừ tat cảnhững người khác, do đó đã chia hai bat động sản liền kề thành bat động sản

'* Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), Giáo trình Luật La Mã, NXB.CAND-Tr.61

'4 Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tông hợp), tldd chú thích 11

15 Đại học Quốc gia Ha Nội (Khoa Luật Đại hoc Tông hợp), tldd chú thích 11, tr 62

Trang 22

gánh chịu dịch quyền va bat động sản được hưởng dịch quyên Bắt ké ai cóquyền đối với các bất động sản đó đều phải gánh chịu hoặc được hưởng dịchquyền tương ứng, có nghĩa là dich quyền hay mối quan hệ dịch quyền đượcgan trực tiếp vào các bat động sản liền kề Kỹ thuật lập pháp này rất quantrọng và bảo đảm sự ôn định về trậ tự các quan hệ hàng xóm Dịch quyền 0đây có thé là lối đi lại, quyền dẫn nước, thoát nước, quyền trổ cửa

Dịch quyền thuộc người là một quan hệ mà trong đó, một tai sản tự

gánh chịu dịch quyên hay dịch lụy vì lợi ích của người khác Nó được chia

nhỏ thành các vật quyên cụ thê, trong các vật quyền đó thì guyén hưởng dung(Ususfruct) là vật quyền lớn nhất '°

Quyền hưởng dụng theo luật La Mã định nghĩa là quyền suốt đời nhưngkhông được thừa kế cho người khác va không được chuyển nhượng Người cóquyền này phải sử dụng đồ vật nói trên như một người chủ tốt và sử dụngđúng chức năng đồ vật (ví dụ người có quyền hưởng dụng được sử dụng vườn

nho, anh ta không được xây dựng nhà ở trên đó cho dù việc xây dựng đó có

ich hơn là trồng nho) Mọi lợi tức thuộc người hưởng dụng kề từ ngày chiếm

mình và gia đình như không có quyền bán hoặc có bất cứ người nào khác

hưởng số hoa lợi này ”

Quyền ở là quyền của một người được sử dụng căn nhà của một người

khác đên hêt cuộc đời của người năm quyên Mặc dù trước đó quyên ở bị nghĩ

16 Ngô Huy Cuong (2015), tldd chú thích 10, tr.6

! Đại học Quốc gia Hà Nội (Khoa Luật Đại học Tổng hợp), tldd chú thích 11

18 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis (2005), Textbook on Roman law Third edition Oxford university press Page 176.

19 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis (2005), tldd chu thich 16, Page 176.

Trang 23

ngờ về tính độc lập với hai quyền khác là quyền hưởng dụng và quyền dùngnhưng vào cuối thời ky Dé chế quyền này đã được chính thức thừa nhận làmột dịch quyền độc lập ””.

Quyền dùng nô lệ hoặc vật nuôi là một dạng đặc biệt của quyền dùngbởi quyền này chỉ hạn chế trong việc sử dụng hai đối tượng là nô lệ và vậtnuôi Quyền này được tạo ra dựa trên cơ sở sự thỏa thuận và cũng chỉ đượcthừa nhận là một dịch quyền độc lập cho tới cuối thời ky Đề chế

Kế thừa các quy định từ các luật gia La Mã, ngày nay các luật gia hiệnđại xây dựng các quy định về các vật quyền khác ngoài quyền sở hữu dựa trên

cơ sở do chủ sở hữu cho phép một người hưởng lợi ích trên tài sản của mình.

Bên cạnh sự phân loại theo luật La Mã, /heo học thuyết pháp lý châu

Au cũng có nhiều cách phân loại vật quyền Cách phổ biến nhất là thiết lập hainhóm vật quyền là nhém các vật quyên chính và nhóm các vật quyên phụ

Vật quyén chính là các vật quyền cho phép người có quyền thụ hưởngcác tiện ích vật chất của vật liên quan và việc thực hiện tác động một cách

trực tiếp lên tình trang vật chat của đối tượng Luật Latin ghi nhận khá nhiều

quyền thuộc nhóm này: quyền sở hữu, quyền hạn chế thực hiện quyền sở hữubat động sản (của người khác), quyền sở hữu bề mặt, quyên thuê đất dài hạn,quyền hưởng hoa lợi, Trừ quyền sở hữu, các quyền còn lại cho phép người

có quyền khai tác lợi ích từ tài sản của người khác ”"

Vật quyền chính cho phép người có quyền không chỉ nắm giữ việckiểm soát vật chất đối với tài sản mà còn có thê khai thác các khả năng và đặcbiệt là giá trị kinh tế của tài sản Quyền sở hữu đứng đầu nhóm vật quyền này

do tính chất hoàn hảo của quyền năng: nó tạo điều kiện cho người có quyềnthu được lợi ích từ việc khai thác một cách trọn vẹn các khả năng kinh tế củatài sản Các vật quyền chính khác có mức độ hoàn hảo của quyền năng thấphơn, ví dụ như: quyền hưởng hoa lợi chỉ cho phép người có quyền thu hoa lợi

20 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis, tldd chu thich 16, Page 176.

21 Viện khoa học pháp lý (Bộ Tu pháp) (2006), Tir điển luật hoc, NXB Từ điển Bách Khoa & NXB Tư pháp, Tr.847,848:

Trang 24

từ việc khai thác tài sản, chứ không cho phép định đoạt tài sản; với quyền địadịch, người có quyền chỉ được khai thác được tài sản ở một khía cạnh nào đó

(chắng hạn, sự tiện lợi về tầm nhìn, lối đi qua)

Đặt quyền sở hữu bên cạnh các vật quyền chính khác, có thể nhận thayđược các vật quyền chính khác đều chỉ là một phần không tron ven của quyền

sở hữu, được tách ra từ quyền sở hữu dé trở thành một quyên độc lập

Vật quyên phụ là các vật quyền được thực hiện không phải nhằm thụhưởng tiện ích vật chất của vật liên quan mà nhằm khai thác gia tri tiền tệ củavật đó Các quyền này gắn với một quyền chủ nợ nhằm tăng cường hiệu lựccủa quyền chủ nợ đó Luật gọi chung các giao dịch phát sinh những quyềnnay là biện pháp bao bảo đảm đối vật cho việc thực hiện nghĩa vụ”

Do đó, vật quyền phụ hay còn gọi dưới một cái tên khác là vật quyềnbảo đảm thực hiện nghĩa vụ, có tác dụng tạo ra sự an toàn cho người có quyền

trong quá trình tham gia vào một quan hệ nghĩa vụ với tư cách trái chủ Thay

vì phải lệ thuộc vào vai trò chủ động của thụ trái để có được sự thực hiện

nghĩa vụ thoả đáng, người có vật quyền có thé tác động vào giá trị tiền tệ củatài sản Loại vật quyền này chỉ trao cho người có quyền các quyền năng hạn

chế đối với vật; các quyền năng này chỉ phát huy tác dụng trong những trường

hợp được ghi nhận trong luật và được thực hiện theo những thể thức nghiêm

ngặt Quyền của chủ nợ nhận thế chấp, nhận cầm cé là những ví dụ tiêu biểu

cho các vật quyền thuộc nhóm này

Ngoài các hai cách phân chia phố biến trên, trên thé giới còn tồn tạinhiều các phân loại vật quyền khác như:

Dựa trên quá trình hình thành của từng loại vật quyền và phương thức

tồn tại của chúng, các nhà làm luật đã phân loại vật quyền thành: Vật quyềnchính yếu và vật quyền phụ thuộc Vật quyền chính yếu là những vật quyền

ton tại độc lập và vì chính nó; còn vật quyền phụ thuộc lại ton tai phu thudc

vào vật quyền chính yêu Với cách phân loại này, vật quyền chính yếu chỉ bao

? Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) (2006), tldd chú thích 20, tr.847,848.

Trang 25

gồm quyên sở hữu vì vật quyền này đương nhiên tồn tại độc lập mà khôngcần phụ thuộc vào bất kỳ quyền nào khác Vật quyền phụ thuộc bao gồm cácquyền hưởng dụng, quyên địa dịch, quyền bề mặt, quyền thuê đất dài hạn vàcác vật quyền bảo đảm vì những quyền này thực chất đều được tách ra từ cácquyền năng nằm trong quyền sở hữu nên đương nhiên phụ thuộc vào quyền

sở hữu.

Phân loại vật quyền thành các loại như vật quyền gốc và các vật quyềnphái sinh Theo cách phân loại này thì quyền sở hữu là vật quyền gốc (vậtquyền ban dau), bởi vì theo trình tự thành lập thì quyền sở hữu đối với vậtphải có trước tiên hay là phải được hình thành trước các vật quyền khác Saukhi có quyền sở hữu thì các vật quyền khác cũng sẽ được hình thành nhưngtrên cơ sở quyên sở hữu đã có trước đó Nhu vậy, theo cách phân loại này thiquyền sở hữu chính là vật quyền gốc, các vật quyền khác được gọi là các vật

quyền phái sinh (Quyền hưởng dụng, quyền bề mặt, quyền địa dịch, vật quyền

bảo đảm ) Các vật quyền phái sinh này còn được hiểu là các vật quyền hạnchế, bởi vì các vật quyền hạn chế luôn mang tính không day du, tron ven,

không có day đủ quyền năng toàn my như quyền sở hữu

Với từng tiêu chí khác nhau thì vật quyền sẽ được phân loại một cáchkhác nhau Song, tựu chung lại, dù hình thức phân loại ra sao thì chủ yêu van

là sự thể hiện mối quan hệ xoay quanh quyền sở hữu và những vật quyên khác

có mức độ quyền năng thấp hơn quyên sở hữu Trong mối quan hệ đó, quyền

sở hữu là vật quyền trung tâm, có ảnh hưởng, chi phối đến tất cả các vậtquyên còn lại Ngược lại, các vật quyền còn lại cũng có tác động người trở lạiquyền sở hữu theo như nội dung quy định của vật quyền đó

Mỗi cách phân loại vật quyền khác nhau có ý nghĩa quan trọng trong

việc xác lập mối quan hệ giữa các loại vật quyên, để từ đó hình thành hệ

thống tư duy, sắp xếp vị trí các vật quyền này trong Bộ luật dân sự phù hợp

hơn, hình thành kết cấu chỉnh thé hệ thống các vật quyền trong Bộ luật dân

su.

Trang 26

1.1.2 Khái niệm quyên khác đổi với tài sản

Theo cách thức phân loại các vật quyền thời La Mã cô đại, thì vậtquyền được chia thành hai loại là: (1) quyền trên tài sản của mình — tức làquyền sở hữu và (2) quyền trên tài sản của người khác — tức là vật quyền khácngoài quyền sở hữu

Trong bối cảnh của La Mã cô đại, chế định về quyền trên tài sản củangười khác được coi một chế định khá đặc biệt thời bấy giờ, vì bề ngoài chếđịnh này có vẻ như bất hợp lý khi mà một người không phải chủ sở hữu đồvật nhưng lại có quyền hạn đối với đồ vật đó Trong khi chủ sở hữu đồ vậtđược phép làm tất cả trong quyền hạn đối với đồ vật mà luật pháp cho phép,thì người sử dụng tài sản của kẻ khác chỉ giới hạn hành vi của mình đối với

đồ vật đó trong những hình thức cho phép: quyên thuê dịch vụ, quyền sử dụngđất của người khác theo thừa kế hoặc xây dựng trên đấy của người khác vàcuối cùng là quyền cầm có

BLDS Việt Nam năm 2005 mới chỉ quan tâm đến các căn cứ xác lập,cham dứt các quyên sở hữu, các hình thức sở hữu hay nội dung của các quyền

sở hữu trong khi đó các vật quyền khác của những người không phải là chủ

sở hữu đối với tài sản chỉ được các nhà làm luật đề cập hết sức sơ sài, mờ nhạt

và tản mạn, mặc dù đây là những quyền tài sản hết sức quan trọng, đa dạng và

phổ biến được nhiều quốc gia trên thé giới công nhận

23 VÀ CA Ễ

về vật quyên

Trong BLDS 2005 mới chỉ đưa ra một cách “rut re

trên tài sản của người khác như sau:

“1 Người không phải là chủ sở hữu chỉ có quyên chiếm hữu, sử dung,

định đoạt tài sản không thuộc sở hữu của mình theo thỏa thuận với chủ sở hữu tài sản đó hoặc theo quy định của pháp luật.

2 Các quyên của người không phải là chủ sở hữu đối với tài sản bao

gom:

23 Ngo Huy Cương, “Những bat cập về khái niệm tai sản, phân loại tài sản trong BLDS va Dinh hướng cải cách”, Nghiên cứu lập pháp điện tw, tại địa chỉ: http:/www.nelp.org.vn/ban ve du an luat/nhung-bat-cap-ve-khai-niem-fai-san-phan-loai-fai-san-cua-bo-luat-dan- su-va-[] linh-huong-cai-cach truy cập ngày 07/08/2017

Trang 27

a) Quyên sử dung dat;

b) Quyên sử dung han chế bat động sản liên kể;

c) Các quyên khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật

3 Việc chủ sở hữu chuyển quyên sở hữu tài sản cho người khác khôngphải là căn cứ để chấm ditt các quyên của người không phải là chủ sở hữuđối với tài sản đó quy định tại khoản 2 Diéu này

4 Các quyên đối với tài sản của người không phải là chủ sở hữu đượcbao vệ theo quy định tại Điều 261 của Bộ luật này

5 Các quyên của người không phải là chủ sở hữu đổi với tài sản phải

đăng ký bao gồm quyên sử dung dat, quyên sử dụng hạn chế bat động sản liên

kê theo thỏa thuận và các quyên khác theo quy định của pháp luật”

Các Điều luật này thé hiện ý đồ của nhà làm luật muốn phân chia cácvật quyền thành hai loại là các quyền trên tài sản của mình và các quyền trêntài sản của người khác Song đáng tiếc là hai điều luật này lại không nói đượcđầy đủ các vật quyền mà chỉ tập trung nói tới quyền sử dụng đất và quyền sửdụng hạn chế bat động sản liền kề Trong khi đó chang biết vô tình hay hữu ý

mà Bộ luật Dân sự 2005 lại đề cập tới nhiều vật quyền hơn thé Dé thấy rõ cácbất cập của hai điều luật này cần giới thiệu quan niệm về vật quyên từ trước

tới nay trên thé giới”

Nhận thấy những hạn chế trong quy định của BLDS 2005, khi tiến hành

sửa đôi BLDS năm 2015, các nhà làm luật đã ghi nhận nhóm quyên này dướitên gọi là quyền khác đối với tài sản (Phần thứ hai của BLDS năm 2015)

BLDS năm 2015 đã chỉ rõ bên cạnh quyền sở hữu còn tồn tại các vật quyền

khác (quyền khác đối với tài sản) là phân nhánh của quyền sở hữu hay cònđược coi như là các vật quyền hạn chế

BLDS năm 2015 đã bổ sung chế định về quyền của người không phải là

chủ sở hữu của tài sản tại Khoản 1 Điều 159 như sau: “Quyên khác đối với tài

san là quyên của chủ thê trực tiép năm giữ, chỉ phôi tai sản thuộc quyên sở

24 Ngô Huy Cương, tldd chú thích 28

Trang 28

hữu của chủ thé khác ”.

Và cũng tuân theo đặc điểm chung của vật quyên là phải được pháp luật

công nhận thì BLDS năm 2015 cũng đã liệt kê danh sách các quyền khác đối

với tài sản bên cạnh quyền sở hữu là: quyên đối với bất động sản liền kê,quyên hưởng dụng, quyên bê mặt

Các loại quyền khác đối với tài sản có nội dung khác nhau, nhưng đều

có chung các đặc điểm sau đây:

Thứ nhất, đều có tính phái sinh từ một quyền sở hữu nào đó Điều này

có nghĩa là, trước một quyền khác đối với tài sản (vật quyền hạn chế) bao giờcũng có một vật quyền góc là quyền sở hữu

Thứ hai, nội dung của các quyền khác với tài sản luôn mang tính khôngđầy đủ, không trọn vẹn so với quyền sở hữu, chính vì vậy người ta gọi cácquyên này là vật quyền hạn chế

Thứ ba, được pháp luật quy định cụ thé các quyền khác đối với tài sản

Tóm lại, quyền khác đối với tài sản được hiểu là: guyén năng của mộtchủ thể được thực hiện trên tài sản thuộc sở hữu của một chủ thể khác, có nộidung hạn chế hon so với quyên sở hữu Các quyên khác đối với tài sản phảiđược pháp luật quy định trong BLDS, các chủ thể trong giao dịch không thể

tự mình đặt ra các loại quyền khác đổi với tài sản theo y muon của mình

1.1.3 Khái niệm Quyên hưởng dụng

Quyền hưởng dụng là một vật quyền được ghi nhận từ rất sớm trongLuật La Mã Những ví dụ lâu đời nhất về quyền hưởng dụng được tìm thấy

trong Bộ luật Hammurabi và Luật Môsê Luật Môsê đã quy định chu sở hữu

tài sản không được tận thu đồng ruộng, và dành một phần thu hoạch cho

người nghèo.

Theo pháp luật La Mã, quyền hưởng dụng được quy định là guyên tạmthời để sử dụng và hưởng lợi từ tài sản của người khác, mà không thay đổi

đặc tinh cua tài sản Khái niệm pháp lý này được xây dựng trong luật La Ma

và được sử dụng trong việc xác định hoa lợi từ đất giữa một nô lệ dưới dạng

Trang 29

quyền hưởng dung (Latin: “sử dung và hưởng thụ"”) va chủ đất Bat kỳ tàisản nào mà một người nô lệ thu được do việc lao động của anh ta đều thuộc

về chủ đất đó”

Quyền hưởng dụng được nhìn nhận dưới góc độ là một phân nhánh từquyền sở hữu Theo đó, quyền hưởng dụng là một quyền sử dụng tài sảnthuộc về người khác và được hưởng hoa lợi và lợi tức mà không làm suy yếu

và ảnh hưởng đến tài sản Nội dung của quyền hưởng dung bao gồm ba quyềnnhỏ hơn là (1) quyền chiếm hữu tài sản (jus possessionis); (2) quyền sử dụngtai sản (jus utendi); (3) quyền hưởng hoa lợi từ tài sản (jus fruendi) Quyền sửdụng tài sản được hiểu là một quyền sử dụng (dùng) tài sản theo nghĩa trọn

vẹn nhất nhưng không bao hàm hưởng hoa lợi và tiêu dùng tai sản đó”

Người hưởng dụng được chủ sở hữu của tài sản cấp cho quyền sử dụng, khaithác, hưởng lợi ích từ tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, có thé là

một năm, hoặc cho đến khi chết Không giống như chủ sở hữu, người hưởng

dụng không có quyền định đoạt, nhưng anh ta có thể bán hoặc cho thuê quyền

hưởng dụng của mình Quyền hưởng dung là quyền của một người dé sử dụng

và hưởng hoa lợi từ tài sản của người khác, tuy nhiên người nắm quyền

hưởng dụng có nghĩa vụ bảo quản, gìn giữ tài sản đúng với tình trạng tài sản khi người này nhận được Thời gian hưởng dụng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa chủ sở hữu tài sản và người hưởng dụng nhưng thông thường người

hưởng dụng sẽ được hưởng dụng tài sản hết cuộc đời của mình

Các hệ thống pháp luật dân sự hiện đại công nhận hai loại quyền hưởngdụng, bao gồm:

Quyên hưởng dụng hoàn hảo chỉ bao gồm những thứ mà một ngườihưởng dung (một người giữ tài sản theo quyền hưởng dụng) có thé sử dụng

mà không thay đôi đặc tính của chúng, chăng hạn như đất đai, tòa nhà, hoặc

? Nguyên van: “use and enjoyment”

26 The Editors of Encyclopedia Britannica, Ususfruct law, tai dia chi https://www.britannica.com/topic/usufruct truy cap ngay 07/07/2017

? Ngô Huy Cương (2010), “Ý tưởng về chế định quyền hưởng dung trong Bộ luật dân sự tương lai của Việt Nam”, Nghiên cứu lập pháp, (17), tr.28

28 Xem Andrew Borkowski and Paul du Plessis (2005), tlđd chú thích 16, Page 172.

Trang 30

động sản; tuy nhiên, đặc tính của tài sản có thể bị thay đôi tự nhiên theo thờigian và bởi các yếu tô khác.

Quyên hưởng dụng không hoàn hảo bao gồm tài sản có thé sử dụnghoặc tiêu hao, chăng hạn như tiền, các sản phẩm nông nghiệp và những thứtương tự, cái mà không có lợi cho người sử dụng nếu anh ta không thể tiêudùng, sử dụng chúng, hoặc thay đổi đặc tinh của chúng”

Đối với những thiệt hại xảy ra do nguyên nhân chủ quan mà người cóquyền hưởng dụng gây ra cho chủ sở hữu đều phải bồi thường Ví dụ: ngườihưởng dụng được chủ sở hữu cấp cho quyền hưởng dụng một con bò lẫy sữa

trong thời hạn 03 năm, nhưng trong thời gian hưởng dụng, người hưởng dụng

do không chăm sóc tốt cho con bò đã dé cho con bò bị chết thì trong trường

hợp này người hưởng dụng phải bồi thường cho chủ sở hữu của con bò

Khái niệm về quyền hưởng dụng cũng được ghi nhận trong BLDS một

số nước trên thế giới như:

Trong pháp luật dân sự Thái Lan, trong tiếng Thái, quyền hưởng dụng

là "Sidhi-kep-kin", được định nghĩa là cung cấp quyền sở hữu tam thời cho

việc sử dụng và hưởng lợi từ tai sản cùng với lợi thé là có thé thu được lợi

nhuận từ tài sản của người khác miễn là tài sản không bị hư hỏng hoặc thay

đổi bằng bat cứ cách nào'”

Theo pháp luật dân sự của cộng hoà Pháp quy định tại Điều 578 về

quyền của người hưởng hoa lợi, lợi tức: “Quyền hưởng dung là quyén hưởngtài sản mà thuộc về sở hữu của người khác như chính chủ sở hữu, nhưng vớiđiều kiện phải bảo toàn tài sản đó ”"

Bộ luật dân sự Hà Lan cũng có quy định về quyền hưởng dụng, tại Điều

?_ https:⁄/www.britannica.com/topic/usufruct truy cập ngày 15/07/2017

Nguyên văn: “Modern civil-law systems recognize two types of usufructs The perfect usufruct includes only those things that a usufructuary (one who holds property under right of usufruct) can use without changing their substance, such as land, buildings, or movable objects; the substance of the property, however, may be altered naturally over time and by the elements The quasi-, or imperfect, usufruct includes property that is consumable or expendable, such as money, agricultural products, and the like, which would

be of no advantage to the usufructuary if he could not consume them, expend them, or change their substance”.

3 http://www.siam-legal.com/realestate/Usufructs.php truy cập ngày 03/07/2017: “A usufruct, in Thai language, called "Sidhi-kep-kin", provides temporary ownership rights for use and enjoyment of the property along with an advantage of being able to reap the profits from property belonging to another as long as the property is not damaged or altered in any way ”.

3! Điều 578 BLDS Pháp

Trang 31

201 Quyên 3: “Quyên hưởng dụng là một vật quyên mà cho phép người khác

— người hưởng dụng — được quyên sử dụng một hoặc nhiễu tài sản thuộc vềchủ sở hữu và hưởng hoa lợi thu được từ những tài sản này ””?

Như vậy, có thể thấy rất nhiều Bộ luật dân sự trên thế giới quy định vềkhái niệm quyền hưởng dụng tài sản với nội hàm của quyền này bao gồmquyên sử dụng tài sản (quyên dùng) và quyên hưởng hoa lợi thu được từ tài

san.

Bộ luật Dân sự 2005 của Việt Nam không có khái niệm quyền hưởngdụng và cũng không có quy định liên quan đến vấn đề này Nhưng đến Bộluật Dân sự 2015 thì quyền hưởng dụng đã được quy định tại Mục 2 chương

XIV, trong đó khái niệm quyền hưởng dụng được ghi nhận tại Điều 257 Bộ

luật dân sự như sau: “Quyển hưởng dụng là quyên của chủ thé được khai tháccông dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyên sở hữu củachủ thể khác trong một thời hạn nhất định” Quy định theo hướng quyềnhưởng dung là một quyền mà chủ thé có quyền đó được khai thác công dụng

và hưởng hoa lợi, lợi tức từ vật thuộc quyền sở hữu của chủ thé khác, với điều

kiện việc thực hiện quyền này không được làm thay đổi tính chất, tính năng

sử dụng của vật đó.

Theo pháp luật dân sự Việt Nam, hoa /ợï là sản vật mà tự bản thân tài sản sinh ra không phụ thuộc vào tác động từ phía con người Lợi tc là các

khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản Tự bản thân tài sản không thê

sinh ra lợi tức nếu không có hành vi khai thác, sử dụng của chủ sở hữu Việc

phân loại tài sản thành tài sản sốc, hoa lợi, lợi tức có ý nghĩa trong việc xác

định quyền của người sử dụng, chiếm hữu tài sản nhưng không phải là chủ

sở hữu Tuy nhiên, ở một số quốc gia trên thế giới, BLDS đều gọi hai loại

này là hoa lợi tự nhiên (natural fruit) và hoa lợi dan sự (civil fruit) (hay hoa

lợi pháp lý) Hoa lợi tự nhiên là sản phâm của đất hoặc súc vật Hoa lợi dân

3“ http://www.dutchcivillaw.com/civilcodebook033.htm truy cập ngày 03/07/2017: Title 3.8 Usufruct, Article 3:201 Definition of

‘usufruct': “A usufruct is a real property right that grants another person - the usufructuary - the right to make use of one or more assets which belong to someone else - the main proprietor - and to enjoy the fruits produced by these assefs ”.

Trang 32

sự là thu nhập có được từ san bởi hiệu lực pháp lý cua pháp luật hoặc bởi

một hành vi pháp lý (hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương)”°

Trong cuộc sông, quyền hưởng dụng tôn tại rất da dạng và phức tapdưới các hình thức khác nhau Dé hiểu rõ hơn quyền này, chúng ta có thé

phân tích qua một ví dụ: Anh A và anh B là bạn than của nhau Anh B dang

công tác tại một cơ quan nhà nước và đã trúng tuyển khóa đào tạo tại nướcngoài với thời gian 03 năm Trước khi di, anh B đã giao cho anh A quyênhưởng dụng căn nhà của mình cho đến khi anh A hoàn thành khóa học và trở

đoạt với căn nhà đó (bán, tặng cho ), vì căn nhà vẫn là tài sản thuộc sở hữu

của anh B và cũng chỉ anh B mới có quyền định đoạt nó

Khi chu sở hữu giao tài sản cho người hưởng dụng thông qua một giao

dịch dân sự hoặc các trường hợp do pháp luật quy định để người hưởng dụng

khai thác giá trị, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thì người hưởng dụng có một

số quyền đối với tài sản, quyền này phát sinh từ quyền của chủ sở hữu tài sản.Cho nên, người hưởng dụng có các quyền như chủ sở hữu nhưng bị giới hạn

bởi quy định pháp luật hoặc thỏa thuận của chủ sở hữu và người hưởng dụng.

Bởi khi giao cho người khác quyền hưởng dụng trên tài sản của mình, chủ sởhữu chỉ giao cho họ quyền nắm giữ, quản lý tài sản (quyền chiếm hữu) vàkhai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản (quyền sử dụng), còn

quyền định đoạt vẫn thuộc về chủ sở hữu Chỉ có chủ sở hữu tài sản mới cóquyền định đoạt tài sản (bán, cho, tặng, thế chấp, dé lại thừa kế ) tài sản đó

theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Quyền hưởng dụng có thé được khái quát như sau: /a quyén

3 Ngô Huy Cương (2010), tlđd chú thích 31, tr.30

Trang 33

của chủ thể trên tài sản thuộc sở hữu của người khác Chủ thể được chủ sởhữu cấp quyên hưởng dụng trên tài sản (là doi tượng của quyên hưởng

dụng), được phép sử dụng, khai thác và hưởng lợi từ tài sản của chủ sở hữu

trong một thời hạn nhất định, và phải hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu saukhi kết thúc thời hạn hưởng dụng (trừ trường hop có thỏa thuận khác hoặc

có quy định khác của pháp luật).

1.2 Quy định về quyền hưởng dụng của một số quốc gia trên thế

giới

Quyền hưởng dụng là một vật quyền được ghi nhận trong pháp luật La

Mã cổ đại và được pháp luật nhiều quốc gia ghi nhận

Trong Luật La Mã, một trong những nguyên nhân xuất hiện quyền

hưởng dụng phải ké đến là do bối cảnh lịch sử tác động hình thành, thời La

Mã cô đại người phụ nữ không hề có địa vị trong gia đình, người vợ không

được gia nhập hợp pháp trong gia đình chồng Sau cái chết của chồng, người

vợ không có quyền thừa kế tài sản Dé vượt qua sự bat công này, Luật La Mã

đã tạo ra “quyên hưởng dung” (Ususfruct) Quyền hưởng dụng này đã chongười góa bua có thé tận hưởng tai sản của chồng sau khi chết ngay cả khi cô

ay không phải là người thừa kế và chủ sở hữu Tài sản này thường được giao

cho trẻ em vào thời điểm đó'”

Trong nhiều hệ thống luật về quyền hưởng dụng, chang hạn như hệthống Ejido ở Mexico, cá nhân hoặc nhóm chỉ có thé có quyền hưởng dụng

của tài sản, chứ không phải là quyền sở hữu hợp pháp Quyền hưởng dụngtương tự quyền sở hữu bất động sản trọn đời của thông luật, ngoại trừ việcmột quyền hưởng dụng có thể được cấp với một thời gian ngắn hơn tuổi đờicủa người chủ tài sản (cestui que vie")."°

Và cho đến ngày nay quyền hưởng dụng vẫn được kế thừa quy định

trong BLDS của một số quốc gia hiện đại như Pháp, Mỹ, Thái Lan,

34

http://www.thailawonline.com/en/property/usufruct-contract/thai-usufruct-agreements.html truy cập ngày 03/07/2017

3Š https://www.revolvy.com/main/index.php?s=Cestui%20que truy cập ngày 03/07/2017

3 Ususfuctuary, tại địa chỉ: https://www.revolvy.com/main/index.php?s=Usufructuary&item_type=topic truy cập ngày 03/07/2017

Trang 34

Phillipines Cu thé:

1.2.1 Pháp luật Dán sự Thai Lan:

Luật Thương mại và luật Dân sự dựa trên Bộ luật Dân sự châu Âu,

cũng công nhận khái niệm về quyền hưởng dụng từ điều 1417 đến 1428

Quyền hưởng dụng có thé được thực hiện trong suốt cuộc đời hoặc tối

đa là 30 năm theo luật pháp Bên thứ ba muốn sử dụng phải đăng kí ở phòngđịa chính địa phương, đối với chứng thư sở hữu Nor Sor Sam hoặc cao hơn

Cơ quan quản lý đất Thái Lan sẽ sử dụng các mẫu và hợp đồng riêng của họ

Tuy nhiên, các bên có thé tự làm thỏa thuận riêng của họ””

Theo luật Thái Lan, người hưởng dụng có thể chuyên quyền hưởng

dụng của mình cho bên thứ ba căn cứ theo luật Dân sự và Thương mại ở Điều

1422 Bên chuyên quyền hưởng dụng vẫn chịu trách nhiệm bồi thường thiệt

hại gây ra bởi bên thứ ba

Một đặc điểm thú vị của quyền hưởng dụng trong luật dân sự Thái Lan

là người hưởng dụng có thể ký hợp đồng thuê 30 năm với bên thứ ba Vì vậy,nếu người hưởng dụng ký hợp đồng thuê 30 năm trước khi chết, người thuê sẽduy trì quyền thuê cho đến khi hết hạn Đây là một trong những quy định rất

khác đối với nhiều quốc gia trên thé giới, quy định có tính đảm bảo cao hơn

về mặt lợi ích cho người hưởng dụng và người thuê quyền hưởng dụng, bởi

lẽ: trong quy định của nhiều quốc gia trên thế giới, thì một trong những căn

cứ dé cham dứt quyền hưởng dung là khi người hưởng dụng chết thì quyềnhưởng dụng cũng chấm dứt và hệ quả là tài sản phải hoàn trả lại cho chủ sở

hữu, như vậy trong trường hợp người hưởng dụng đã cho thuê quyền hưởng

dụng của mình cho người thứ ba bằng một hợp đồng có đền bù, thì việc chưa

sử dụng hết thời hạn thỏa thuận đã phải hoàn trả lại tài sản sẽ ảnh hưởng lợi

ích của người thứ ba.

Trường hợp cụ thể được minh chứng qua Quyết định của Tòa án tối cao

số 2297/1998 nêu rõ rằng bên cho thuê không nhất thiết phải là chủ sở hữu tài

37 http://www.isaanlawyers.com/downloads/usufruct-agreement-thailand/ truy cập ngày 03/07/2017

Trang 35

sản Do đó người hưởng dụng có thê cho thuê đất Mặc dù trong trường hợp

người hưởng dụng chết trong thời hạn cho thuê, chỉ có quyền hưởng dụng sẽ

bị cham dứt chứ không phải là hợp đồng cho thuê

Theo pháp luật Dân sự Thái Lan, nếu được yêu cầu bởi chủ sở hữu,

người hưởng dụng có nghĩa vụ bảo đảm tài sản không bị thất thoát vì lợi íchcủa chủ sở hữu Họ phải đóng phí bảo hiểm trong suốt thời gian sử dụng vàquyền của họ cũng được đăng ký trên giấy chứng nhận quyền sở hữu Trongtrường hợp này, người hưởng dụng đã dùng tài sản bảo đảm không làm thất

thoát tài sản đảm bảo lợi ích cho chủ sở hữu.

Theo Luật Đất Đai của Thái Lan thì người nước ngoài không được

phép sở hữu đất đai ở quốc gia này, có rất ít trường hợp ngoại lệ hiếm có đốivới quy tắc này (ví dụ như đầu tu 40 triệu baht, phê duyệt BOL v.v )Ÿ Đó là

lý do tại sao nhiều người nước ngoài đang tìm cách bảo đảm đầu tư bất độngsản hoặc ít nhất là cho họ quyền được sở hữu bất động sản ngay cả khi họkhông phải là chủ sở hữu "đầy đủ" Và quyền hưởng dụng đã mở ra cho họ

một quyền năng rất mạnh, giúp họ được sử dụng, khai thác và hưởng một tàisản mà họ không phải là chủ sở hữu đầy đủ Và điều đó là hoàn toàn hợp

pháp.

1.2.2 Pháp luật Dân sự Philippines

Luật Philippines liên quan đến quyền hưởng dụng được quy định chủ

yếu ở Chương VI của Bộ luật Dân sự Philippines (từ Điều 562 đến Điều 612

Bộ luật Dân sự Philippines)” a

Trong Bộ luật Dan su Philippines, có nhiều cách thức thiết lập quyền

hưởng dụng quy định (Điều 564”) Dua trén chat lượng hoặc loại tai sản, có

thé phân loại quyền hưởng dụng thành 2 loại: (a) quyền hưởng dung thông

3 Xem Sebastian H Brousseau, LLB, B.Sc (Attorney-at-Law (Quebec, Canada)), Usufruct Agreements in Thailand - Everything you wanted to know about Usufructs in Thailand, http://www.thailawonline.com/en/property/usufruct-contract/thai-usufruct-

agreements.html, truy cập ngày 03/07/2017

39 http:/www.chanrobles.com/civilcodeofthephilippinesbook2.htm

“° https://philippinecivillaw.wordpress.com/category/06-usufruct/ Title VI, Chapter 1, Art.564 truy cập ngày 03/07/2017: “Usufruct may

be constituted on the whole or a part of the fruits of the thing, in favor of one more persons, simultaneously or successively, and in every case from or to a certain day, purely or conditionally It may also be constituted on a right, provided it is not strictly personal or intransmissible ”.

Trang 36

qua quyên; (b) quyền hưởng dụng thông qua vật (things) Quyền hưởng dụngthông qua vật được chia thành hai hình thức là (1) quyền hưởng dụng thôngthường (tức là bao gồm quyền hưởng dụng đối với tài sản không bị tiêu hao);

(2) quyền hưởng dụng không hoàn hảo (quyền hưởng dụng đối với tài sản tiêu

hao)"

Ở đây, có thé hiểu: (1) quyền hưởng dung thông qua quyền (a) đượchiểu là người hưởng dụng được chủ sở hữu tai sản cấp cho “guyén hưởngdung” mà thông qua quyền đó người hưởng dụng được hưởng lợi từ tài sản

Ví dụ: Bố cho con quyền hưởng lợi tức từ số tiền gửi tiết kiệm trong ngânhang; A cho B được hưởng lợi tức từ số tiền lãi từ cỗ phiếu, trái phiếu Quyềnhưởng dụng thông thường (1) (quyền hưởng dụng hoàn hảo hay quyền hưởngdụng theo nguyên tắc) được hiểu là quyền hưởng dụng mà có đối tượng tác

động là những vật không tiêu hao mà người hưởng dụng có thé khai thác, sửdụng mà không làm thay đổi hình dạng hay bản chất của vật mặc dù có thê bịlàm hao mòn khi sử dụng như ngôi nhà, đất, đồ đạc ; (2) Quyền hưởng dụngkhông hoàn hảo (quyền hưởng dung bat thường hay quyền hưởng dung bat

nguyên tắc) là quyền hưởng dụng mà có đối tượng tác động là các vật mà khi

thực hiện quyền thì phải tiêu huỷ hoặc tiêu dùng nó như tiền, hạt cây, chất

Bài viết “Notes on Property” của tác giả Kathyn P Dela Serna, trang 31-32:“ c)As to the quality or kind of objects involved: (1)

Usufruct over rights; (2) Usufruct over things: a.Normal usufruct — this involves non-consumable things where the formand substance are preserved; b.Abnormal usufruct — this involves consumable property(also called quasi-usufructy”.

42

http://mylesreflection1.blogspot.com/2012/10/usufruct-explained.html truy cập ngày 10/07/2017

Nguyễn văn: “Normal usufruct or that which involves non-consumable things which the usufructuary can enjoy without altering their form or substance, though they may deteriorate or diminish by time or by the use to which they are applied such as a house, a piece of land, furniture, etc It is also known as perfect or regular usufruct.

Abnormal usufruct or that which involves things which would be useless to the usufructuary unless they are consumed or expended, such as money, grain, liquors It is also called imperfect, irregular, or quasiusufruct ”.

Trang 37

phan sở hữu cũng đã trở nên không còn phù hợp với thé kỷ 21 cần phải cónhững cải cách nhất định Lí do cải cách pháp luật về tài sản đó là ké từ khi rađời năm 1804 BLDS Pháp chưa có cải cách lần nào Có 2 lí do chính dé cảicách bao gồm: các quy định của BLDS Pháp về tài sản từ năm 1804 đã kếthừa các quy định từ trước đó rất lâu; do sự phát triển kinh tế - xã hội cho nêncác hình thức tài sản không còn như cũ mà đã thay đổi, có thêm nhiều hìnhthức mới Chính vì thế mà Pháp đã lập ra Ban cải cách bao gồm các công

chứng viên, luật sư, các giáo sư ở các trường Dai học Trong vòng 1,5 năm

đã làm việc rất tích cực dé đi đến những văn bản cuối cùng vào năm 2009

Phần sở hữu vẫn để lại mô hình sở hữu trong các luật chuyên ngành

Ban cải cách đưa ra vật quyền đặc định, đó là quyền hưởng dụng đặc biệt Sốlượng vật quyền có sự hạn chế trong luật cũ nên muốn mở rộng hơn các

quyền này Điểm mới nữa là liên quan đến quyền hưởng hoa lợi, trước đây

liên quan đến thừa kế nhưng nay liên quan đến cả thương mại Điểm mới ở

đây là hưởng hoa lợi trong 1 khoảng thời gian nhất định, ví dụ là 30 năm, nếu

người đó chết đi thì quyên này vẫn tiếp tục Quy định mới này thuận lợi hơn

cho những người thiết lập ra các công ty Điểm mới nữa là không phân tách

quyền hưởng hoa lợi và quyền sở hữu Hiện nay theo pháp luật Pháp ngườihưởng hoa lợi không có quyên yêu cầu chủ sở hữu sửa chữa những tài sản mà

họ đang hưởng hoa lợi trên đó Theo quy định mới người hưởng hoa lợi

không cần phải đợi chủ sửa chữa, nâng cấp mà họ có thé tự làm trước rồi yêu

cầu chủ thanh toán lại Người sử dụng được tự minh bỏ chi phí để sửa chữa

tài sản mà mình đang hưởng dụng, sử dụng nhưng không được làm thay đổi

cơ bản, bản chất của tài sản được giao

Lí do bố sung quyền hưởng dụng đặc biệt đó là trên thực tế BLDS cũ

có số lượng vật quyên rất hạn chế, nếu trong luật không có vật quyền trong

danh sách đó thì nó không tôn tại, can phải mở rộng ra như vật quyền hưởng

dụng đặc biệt gồm có quyền săn băn, quyền câu cá Nó cũng đồng thời làquyên đối nhân vì phải có sự cho phép của người khác Những vật quyền nay

Trang 38

có thé có thời hạn hoặc không có thời hạn Dự thảo cũng xóa bỏ thủ tục rút

gọn trong các vụ kiện liên quan đến tình trạng chiếm hữu bởi vì thực tế chỉ có

khoảng 400 trường hợp 1 năm, đây là con số không lớn nên không cần thiết

phải quy định”

Ở Pháp quyền hưởng dụng áp dụng trong thừa kế được thể hiện rõ nétnhất Theo luật pháp Pháp, một phần đương nhiên của di sản được chuyển chovợ/chồng của người đã mất và con cái (với số tương ứng với số con), phần

còn lại của di sản - di sản tự do - được tự do định đoạt theo di chúc Tuy

nhiên, vợ/chồng còn sống có thể chọn phân chia phần thùa kế đương nhiên,hoặc chuyên đổi nó thành một quyền hưởng dụng, hoặc chia di sản thành cácphần nhỏ và quyền hưởng dụng suốt đời cho con cái Nếu quyền hưởng dụngđược chọn, quyền hưởng dụng được định giá để tính thuế từ việc thừa kế disản căn cứ theo khả năng thanh toán bởi người vợ/chồng còn sống dựa trênthang tuổi của họ

Giá trị đồ dùng gia đình và đồ nội thất được tính theo công thức chuẩn

dựa trên giá trị thấm định tài sản thanh khoản tốt và tài sản thanh khoản kém,

sau đó giá trị quyền hưởng dụng được chia cho người vo/chéng còn sống vàcuối cùng số dư còn lại được chia cho con cái của họ Điều này đơn giản hóaviệc xử lý các đồ gia dụng do vợ/chồng còn sống được tự do bảo quản, thay

thế hoặc định đoạt chúng theo ý muốn của mình trong suốt quãng đời của họ,

và giá trị bang tiền của vật dụng được chuyển cho con của họ Quyền sở hữutài sản không thé chuyển giao, và quyền hưởng dụng sẽ chấm dứt khi họ chết

hoặc khi kết thúc thời hạn tính theo năm

1.2.4 Theo pháp luật một số bang của Hoa Kj:

Bang Louisiana

Mặc dù ở Hoa Kỳ hau hết áp dụng quyền sở hữu bất động sản trọn đời

theo quy định của thông luật thay vì quyền hưởng dụng, Louisiana nơi áp

dụng dân luật, đặc biệt theo các mô hình của Pháp và Tây Ban Nha Ở

*® Báo cáo kinh nghiệm nước ngoài, tldd chú thích 4

Trang 39

Louisiana, các quyền hưởng dụng được tạo ra theo cách thức tương tự nhưcác quyền sở hữu, băng việc tặng cho, di chúc, hoặc theo quy định của luật

pháp Tuy nhiên, chúng thường được cấp cestui que vie (Cestui que vie là một

thuật ngữ cổ xưa của Luật Tài sản mô tả một người có lợi ích về đất dai dongười khác giữ Quyền sở hữu và nghĩa vụ bảo vệ đất đai được giữ bởi ngườikhác, nhưng việc sử dụng rừng có quyền thuê, lợi nhuận và các lợi ích khác từđất đai)” Trừ khi có quy định khác trong di chúc, phần của một người trongtài san chung cộng đồng sẽ được chuyền lại con cháu dưới dạng chủ sở hữuđương nhiên Tuy nhiên, nếu người đó có vợ/chồng còn sống, người kia sẽnhận được quyền hưởng dụng của phần đó cho đến khi chết hoặc tái hôn(Luật Dân sự số 890) Trong một số điều kiện nhất định, quyền hưởng dụng

có thé chuyển cho cha mẹ của người đã chết

Bang Georgia

Mặc dù Georgia không chung nguồn gốc dân luật với Louisiana, nhưng

Đại hội đồng Georgia đã quy định về quyền hưởng dụng Ở Georgia, quyềnhưởng dụng là: “Các quyén hay đặc quyên thường phát sinh từ các mối quan

hệ giữa chủ nhà và người mướn nhà, và với những đặc quyên dành cho nhữngngười thuê nhà có ít quyên lợi hon với bất động sản và bat động sản thuê theonam" Theo luật Georgia, nếu chủ đất cho thuê dưới 05 năm, hợp đồng chothuê là một quyền hưởng dung, và chủ sở hữu dat vẫn giữ bat động sản Ngoài

ra, tòa án Georgia xem xét bất kỳ mối quan hệ nào giữa một chủ sở hữu đất và

người thuê với những hạn chế "phổ biến đến mức về mặt cơ bản không phù

hợp với khái niệm bat động sản trong nhiều năm" hoặc chủ sở hữu đất giữ lại

"quyên chiếm hữu và định đoạt" đối với hoạt động kinh doanh trên bat độngsản là một quyền hưởng dụng Như vậy, trong pháp luật của Georgia thì thờihan là một trong những căn cứ dé xác định quyền hưởng dung va thời hạn này

là 05 năm, ngắn hơn so với nhiều quốc gia trên thé giới hiện nay vẫn quy định

là tối đa 30 năm

“ Địa chỉ: http://legal-dictionary.thefreedictionary.com/Cestui+Que truy cập ngày 03/07/2017

Trang 40

© Quy định của một số quốc gia khác về quyên hưởng dung

Scotland: Quyén thuê tron đời, cái được biết đến trong luật Scots là

quyền hưởng dụng, là quyền nhận trọn đời lợi ích từ đất đai hoặc tài sản khác

mà không có quyền định đoạt đất đai hoặc tài sản đó Một cá nhân đượchưởng quyền này được gọi là //erener Chủ sở hữu của một tài sản dướiquyền hưởng dụng được gọi là fiar và quyền sở hữu được coi là lệ phí

Cuba: Quyền hưởng dụng đã được phục hồi như là một phan của cáchmạng nông nghiệp gan liền với Thời kỳ Đặc biệt của Cuba Là một di sản củacác biện pháp trừng phat và một nền kinh tế đang gặp khó khăn, Cuba đã có

nhiều tòa nhà đồ nát mà không thé sửa chữa Những tòa nhà nay đã bị phá nát

và mảnh đất bị bỏ không trong nhiều năm cho đến khi tình trạng thiếu lươngthực bắt buộc người dân Cuba phải sử dụng mọi mảnh đất Ban đầu, đây làmột quá trình đặc biệt, khi người Cuba chủ động trồng thực phẩm của mìnhtrong bất cứ mảnh đất có sẵn nào Quyền sử dụng nhưng không phải là quyền

sở hữu đã được chính thức hóa với một khung pháp lý sử dụng khái niệm

quyền hưởng dung dé cho người nông dân quyền hưởng hoa lợi từ đất, nhưng

không có quyền sở hữu đất

e Qua sự tìm hiểu và phân tích một số nội dung các quy định về quyềnhưởng dụng của một số quốc gia trên thế giới ở trên, chúng ta có thể thấyđược những cái nhìn đa chiều hơn về quy định này ở mỗi quốc gia, tuy nhiên,

tựu chung lại có thể đưa những nhận xét sau về quyên hưởng dụng như sau:

Thứ nhất, Về vị trí của quyền hưởng dụng trong hệ thống vật quyềnquyền hưởng dụng

Có thé thấy răng, rất nhiều quốc gia trên thé giới mặc dù có sự khácnhau về mặt kinh tế - chính trị nhưng pháp luật của họ đều thừa nhận quyền

hưởng dụng như một quyền phổ biến và quan trọng, cần được điều chỉnhtrong xã hội Đa số các quốc gia đều ghi nhận quyền hưởng dụng là một vậtquyền thuộc nhóm các vật quyền hạn chế, được phái sinh từ quyền sở hữu

Đặc điêm này thê hiện rõ trong sự không đây đủ vê mặt quyên năng của

Ngày đăng: 20/04/2024, 19:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w