Giai đoạn vừa qua cải cách hành chính đã tác động tích cực đến công tác ban hành quyết định hành chính nhưng vẫn còn nhiều quyết định hành chính chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoặc c
Trang 1ĐÈ TÀI THÁM QUYEN BAN HANH QUYÉT ĐỊNH HANH CHÍNH
LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Hà Nội — 2017
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
ĐÈ TÀI THÂM QUYEN BAN HANH QUYÉT ĐỊNH HANH CHÍNH
LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Ngọc Bích
Hà Nội - 2017
Trang 3Tôi xin cam đoan luận văn: “7ẩm quyển ban hành quyết định hànhchính — Lý luận và thực tiên ” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ côngtrình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn nay
XÁC NHẬN CỦA GIẢNG VIÊN Tác giả luận văn
HƯỚNG DẪN
TS Nguyễn Ngọc Bích Hoàng Thị Thu Trang
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy,
cô giáo Trường Đại học Luật Hà Nội, các thầy giáo cô giáo Khoa Sau Đạihọc, Khoa Hành chính — Nhà nước, các thầy cô giáo trong bộ môn Luật Hanhchính đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập cũng
như trong quá trình hoàn thành luận văn thạc sĩ.
Tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - Ts Nguyễn Ngọc
Bích - người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn thạc sĩ này.
Với điều kiện hạn chế về thời gian cũng như kiến thức của bản thân,
nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong sự chỉ bảo của cácthầy cô giáo và sự đóng góp ý kiến của các bạn học viên để luận văn được
hoàn thiện hơn.
Tôi xin trân trọng cảm on!
Trang 5BHVBQPPL Ban hanh van ban quy pham phap luat
QDHC Quyét dinh hanh chinh
QDHCQP Quyét dinh hanh chinh quy phamQPPL Quy phạm pháp luật
UBND Ủy ban nhân dân
XLVPHC Xử lý vi phạm hành chính
Trang 6MỤC LỤC
THIẾT WAI sau tưng Bàt55111081081150086101061330558710838801800518130131880%53250112G1848561457071010)3g00 1CHUONG 1 NHUNG VAN DE LY LUAN VE THAM QUYEN BAN
HANH QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH -2-° s2 se <ses=s 9
1.1 Khái quát về quyết định hành chính 5-2 5° ses<ses«e 9
1.1.1 Khái niệm quyết định hành chinh wo 91.1.2 Đặc điểm quyết định hành chính ¿2 + 2s +£++x+£e+xe2 13
1.1.3 Vai trò của quyết định hành chinh wu 2- 2 s2 2+2 2£: l61.2 Khái quát về thắm quyền ban hành quyết định hành chính 19
1.2.1 Khái niệm thẩm quyền 2- 2 S2 eEE+E£+E£EE+E£EEeErEeEkrreri 19
1.2.2 Khái niệm thẩm quyên ban hành quyết định hành chinh 2,21.3 Cơ sở xác định thâm quyền ban hành quyết định hành chính 26KET LUẬN CHƯNG I - 2-52 << ©s£ s£s££s£ss£sEseseEsessesessese 33
CHUONG 2: THUC TRẠNG THÁM QUYEN BAN HANH QUYÉTĐỊNH HANH CHÍNH + ‡+££eeeeeeeeeeeeeeesee 34
2.1 Khái quát các quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành quyết
định hành C€hÍnh do << 5 5 5 559 9.9 9 99999 009 0 00000000000009506 6.6 342.2 Tham quyền ban hành quyết định hành chính theo quy định pháp
luật hiện HồNHH: sssscvsnssessscsswenusvavenansevenssesnencavevensesusnnccensnnuswensvsssmnesesvanwessvensens 37
2.2.1 Cơ quan nhà nước có thâm quyền ban hành quyết định hành chính 38
2.2.2 Các cá nhân có thầm quyên ban hành quyết định hành chính 42
2.3 Thực tiễn thực hiện tham quyền ban hành quyết định hành chính 482.3.1 Thực trạng thực hiện thâm quyền ban hành quyết định hành chính 482.3.2.1 Các quy định của pháp luật về thâm quyền ban hành quyết định
hành chính chưa hoàn thiỆn - 5-55 5552225525133 s 592.3.2.2 Chế độ trách nhiệm của các chủ thé có thâm quyền chưa được
UY Ginh £6 rang oo Ả 60
2.3.2.3 Co chế kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mực 61KET LUẬN CHƯNG 2 2-< 2£ 5£ << se sEseEsEEEseEsesersessesersese 63
Trang 73.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hànhquyết định hành chính: 2-5 s52 s2 se s£s££sess£sssesesessesees 64
3.2 Quy định cụ thể trách nhiệm pháp lý khi ban hành quyết định hành
chính không đúng thâm quyền . - 2-2-2 se s2 sessesessesssese 653.3 Tăng cường công tác kiểm tra giám sát, quản lý nhà nước về hoạt
động ban hành quyết định hành chính đúng thấm quyền `" 68
3.4 Nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức nói chung;
can bộ, công chức làm công tác liên quan đên việc ban hành quyết định
hànhh chính TOE BLE soseeenenenkirntitrsnttiintatintidtEroiittiitddirtEDU00100001000000854100100N008100006688 70
3.5 Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng và
nhân dân trong hoạt động ban hành quyết định hành chính 72
KET LUẬN CHƯNG 3 5° 5° s << s2 se EseEsessEssesersersersessesee 75
9000.000777 76DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 8MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Các quyết định hành chính đóng vai trò rất quan trọng trong quản lý
hành chính Nhà nước Là hình thức chứa đựng các mệnh lệnh điều hành,
quyết định hành chính (hay còn gọi là quyết định hành chính nhà nước) trựctiếp phản ánh ý chí của Nhà nước, là phương tiện quan trọng được các chủ thểquản lý sử dụng dé tác động tới các tô chức, cá nhân khi họ tham gia vào quan
lý trong các lĩnh vực xã hội khác nhau Các quyết định hành chính xác định rõquyền và nghĩa vụ cho các đối tượng có liên quan trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước và thông qua các quyết định các cơ quan Nhà nước thực
hiện thâm quyền của mình trong việc điều chỉnh, quan ly xã hội
Nhận thức được tam quan trọng của QDHC, thời gian qua, cac cơ quannhà nước từ trung ương đến địa phương đã rất chú trọng công tác xây dựng và
ban hành QDHC Các cơ quan, cá nhân có thâm quyên ban hành quyết địnhhành chính đã tuân thủ các quy định của pháp luật trong quá trình ban hànhquyết định hành chính, trong đó có các quy định về thẩm quyén va bảo đảm
chất lượng các QDHC ở mức cao Vì vậy các QDHC đã góp phan ổn định
trật tự quản lí xã hội, đồng thời qua đó cũng tạo được niềm tin của nhân dân
vào pháp luật và đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Từ trước đến nay trong hệ thống pháp luật nước ta chưa có một văn bản
pháp luật quy định tập trung về hoạt động ban hành quyết định hành chính nóichung và thâm quyền ban hành quyết định hành chính nói riêng Hoạt động
ban hành quyết định hành chính dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật tuântheo quy định trong các văn bản như Luật ban hành văn bản quy phạm phápluật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân 2004; Luật ban hành văn bảnquy phạm pháp luật năm 2008 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luậtnăm 2015 Do thâm quyền quản lý hành chính liên quan đến tất cả các lĩnh
vực của đời sông xã hội nên thâm quyền ban hành quyết định hành chính (cả
dưới hình thức là văn bản quy phạm pháp luật hay là văn bản áp dụng quy
Trang 9Luật Tổ chức chính quyền địa phương), Luật XLVPHC, Luật Khiếu nại, LuậtCán bộ, công chức; Luật Bảo vệ môi trường, Luật Quản lý thuế và các vănbản quy phạm pháp luật do các cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền
từ trung ương đến địa phương ban hành
Thâm quyền ban hành quyết định hành chính thường được tiếp cậndưới hai phương diện là thẩm quyền hình thức và thấm quyền nội dung Theo
đó, chỉ có những chủ thể do pháp luật quy định mới có quyền ban hành quyếtđịnh hành chính va mỗi chủ thé chỉ sử dụng một hoặc một số hình thức vănbản nhất định
Ban hành quyết định hành chính đúng thâm quyên là một yêu cầu bắt
buộc vì bộ máy nhà nước bao gồm nhiều cơ quan khác nhau, trong đó có sự
phân công phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Dé bộ máy nhà nước hoạtđộng hài hòa, hiệu quả thì quyền lực nhà nước phải được tổ chức, thực hiện
sao cho không chồng chéo, lạm quyên, lộng quyên, ngăn ngừa việc lân tránh
thâm quyên hoặc không sử dụng hết quyền lực nhà nước, nhất là trong hoạt
động ban hành văn bản quy phạm pháp luật, đều phải tuân thủ đúng giới hạn
thâm quyên do pháp luật quy định
Giai đoạn vừa qua cải cách hành chính đã tác động tích cực đến công tác
ban hành quyết định hành chính nhưng vẫn còn nhiều quyết định hành chính
chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hoặc có vi phạm pháp luật, trong đó có vi
phạm vẻ thâm quyền
Trong tình hình Quốc Hội đã ban hành Luật ban hành văn bản quy
phạm pháp luật 2015 và Dự thảo Luật Ban hành quyết định hành chính đang
thu hút sự quan tâm của đông đảo các nhà làm luật, nghiên cứu luật cũng như
toàn thể nhân dân trong và ngoài nước đã cho thấy vấn đề về trình tự, thủ tục
ban hành cũng như trách nhiệm của các chủ thể, cơ quan có thâm quyền ban
hành quyết định hành chính rất được quan tâm và cần phải được nghiên cứusâu về quyết định hành chính và thâm quyên ban hành quyết định hành chính
Trang 10Đây là một đòi hỏi mang tính khách quan, tất yếu trong công cuộc cải cách
nền hành chính nhà nước nhằm đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn quản lý nhànước trong giai đoạn hiện nay.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thâm quyền ban hành quyết định hành chính là một van dé cụ thé trong
nội dung lớn là hoạt động ban hành quyết định hành chính Nên khi nghiêncứu về thâm quyền ban hành quyết định hành chính cần đặt trong mối quan hệ
với các công trình nghiên cứu về quyết định hành chính nói chung hay cácnghiên cứu về thâm quyền quản lý hành chính và các vấn đề có liên quan
khác Nhiều công trình khoa học nghiên cứu các vấn đề liên quan tới thực tiễnquy định của pháp luật về thâm quyền ban hành quyết định hành chính đãđược công bố ở các mức độ và phạm vi khác nhau, điển hình như :
- Bài viết “ Dinh chi, sửa đổi, bãi bỏ quyết định : thực tiễn và đổi mới `”của PGS.TS Nguyễn Cửu Việt' Bài viết đã có những phân tích và tác gia
cũng đã đưa ra những ý kiến của bản thân về van đề đình chỉ, sửa đổi, bãi bỏ
quyết định nói chung là những phương tiện pháp lý đặc trưng mà những nhà
làm luật sử dụng phổ biến khi quy định thâm quyền của các cơ quan nhà
nước Chính vì vậy, tác giả cũng đã đưa ra khái niệm, ý nghĩa, các mối liên hệ
và van đề đôi mới, hoàn thiện các quy định nói trên có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn cấp bách đối với nhiệm vụ đổi mới pháp luật về thâm quyền của các cơ
quan nhà nước Tuy nhiên, tác giả mới chi đề cập đến van đề thẩm quyền
đình chi, sửa đôi, bãi bỏ quyết định pháp luật nói chung, chưa đi sâu vào thâmquyên dé ban hành quyết định hành chính
Bài viết «Quyết định hành chính nhà nước — Một số van dé lý luận»
của giáo sư Phạm Hong Thái Bài viết đã phân tích các quan điểm khoa học
của các nhà khoa học trong và ngoài nước, từ những thuật ngữ «Quyết định
hành chính nhà nước » theo Liên Xô, cho đến quan niệm của Cộng hòa Pháp
' Nguyễn Cửu Việt (1989), Dinh chỉ, sửa đổi, bãi bỏ quyết định: thực tiễn và đổi mới, Nhà nước và pháp luật,
số 3, tr 27-32
? Phạm Hồng Thai (2013), Quyết định hành chính nhà nước — Một số van dé lý luận, Tạp chí Khoa học, Dai học Quốc gia Hà Nội, Luật học, tập 29, số 2, tr 35-43.
Trang 11đặc điểm và hiệu quả của quyết định hành chính nhà nước Nhưng tác giả mớichỉ dừng lại ở việc đưa ra những tính chất đặc trưng của quyết định hành
chính nhà nước và hiệu quả của quyết định hành chính nhà nước là dựa vào
chất lượng, công dung của quyết định Tác giả nhắn mạnh điều quan trọng và
có ý nghĩa đối với đời sống nhà nước và xã hội là sau khi quyết định hànhchính nhà nước được ban hành thì đời sống và xã hội được thay đôi như thếnào? trật tự an toàn xã hội, các quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổchức được đảm bảo như thế nào nhưng bài viết chưa đề cập đến thâmquyền dé ban hành QDHC Do vậy đây là một bài viết có giá trị tham khảocho đề tài của luận văn
- Bài viết “Căn cứ đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính”của tiến sĩ Nguyễn Văn Quang”: tác giả bài bài viết đã tiễn hành phân tích các
nội dung liên quan đến căn cứ đánh giá tính hợp pháp của QDHC trong thực
tiễn pháp luật Việt Nam Trong đó có hợp pháp về nội dung, hợp pháp về thủ
tục Tác giả cũng chỉ rõ một QĐHC phải được ban hành bởi người có thâm
quyền thực hiện công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của mình
nhưng không được vượt quá giới hạn cụ thê mà pháp luật đã trao quyền cho
họ Có thé thấy, tiến sĩ Nguyễn Văn Quang đã đưa ra những ý kiến nhất
định về van đề ban hành QDHC, nhưng bài viết vẫn chỉ dừng lại ở việc nêu
những căn cứ dé đánh giá tính hợp pháp của QDHC, nghĩa là rất khái quát,chứ chưa đi sâu vào thâm quyền dé ban hành QDHC Do vậy, những nội
dung, thông tin của bài viết là thông tin được tham khảo cho đề tài luận văn
Sách chuyên khảo “Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hànhchính ” của tiên sĩ Bùi Thị Đào” Cuốn sách gồm có 6 chương nghiên cứu và
đề xuất một số giải pháp đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý của QĐHC trong giai
đoạn hiện nay Đây là công trình giới thiệu, luận giải một cách hệ thống, khoa
* Nguyên Văn Quang (2013), Căn cứ đánh giá tính hợp pháp của Quyết định hành chính, Tạp chí Luật học,
số 11, tr 26-34
* Bùi Thị Đào, Tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chỉnh, NXb Chính trị Quốc gia, 2015
Trang 12học các nội dung về tính hợp pháp và tính hợp ly của QDHC Tính hợp pháp
và tính hợp lý của quyết định hành chính phụ thuộc vào nhiều hoạt động khác
nhau bao gồm cả các hoạt động được thực hiện trong quá trình xây dựngquyết định như: xác định nhu cầu ban hành quyết định, lẫy ý kiến cá nhân, tổ
chức có liên quan, thấm định dự thảo quyết định; và những hoạt động được
thực hiện sau khi ban hành quyết định như: giám sát, kiểm tra, xử lý quyết
định, giải quyết khiếu nại, khiếu kiện đối với quyết định hành chính Để đảmbảo tính hợp pháp và tính hợp lý của quyết định hành chính, tất cả các hoạt
động nói trên đều phải được pháp luật quy định và được quan tâm một cáchthích đáng trên thực tế Một số nội dung của cuốn sách có giá trị tham khảocho đề tài của luận văn
Ngoài các sách và các bài viết nêu trên, một số cuốn sách của các nhà
khoa học va tập thé các tác giả dang được sử dụng dé giảng day tại một số cơ
sở đào tạo như : Giáo trình Luật Hành chính của Trường Đại học Luật HàNội, Giáo trình Luật Hành chính của Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội,Giáo trình Luật Hành chính của Trường Trung cấp Luật Buôn Mê Thuột vànhiều bài viết khác dưới những góc độ nghiên cứu khác nhau : Bài viết “Van
dé bảo đảm ban hành văn bản đúng thẩm quyên trong Luật Ban hành văn bản
”” của tiễn sĩ Bùi Thị Đào ; ‘‘Ban về tinh hợp pháp củaquy phạm pháp luật
quyết định hành chính ” của thạc sĩ Lê Thị Ngoc Mai", “Bàn về khái niệmquyết định hành chính” của Vũ Ngọc Dung và Châu Vĩ ’ Tuy nhiên, cáccông trình nghiên cứu cũng như các bài viết khoa học vẫn chưa đi sâu vào tìmhiểu về thẩm quyền ban hành quyết định hành chính mà mới chỉ giới thiệu vềthâm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật nói chung hoặc bàn về tính
hợp pháp của quyết định hành chính hay về thâm quyền ban hành quyết định
hành chính của cấp trung ương chứ chưa nói đến thâm quyền ban hành của
cấp chính quyền địa phương
Trang 13ban hành quyết định hành chính Do đó, việc nghiên cứu về thâm quyền ban
hành quyết định hành chính cũng như các yêu cầu đặt ra và các giải pháp để
đảm bảo rang quyết định hành chính ban hành đúng thâm quyền theo quyđịnh của pháp luật hiện hành là rất cần thiết và cần được thực hiện sớm
3 Đối tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu của luận văn
Quyết định hành chính được sử dụng hết sức phô biến trong hoạt động
của bộ máy nhà nước với nội dung, hình thức, tính chất khác nhau nhưng dénội dung nghiên cứu vừa tap trung, vừa bao quát được những đặc trưng cơ
bản của quyết định hành chính, đồng thời có giá trị thiết thực đối với những
hoạt động cần thiết, quan trọng trong quản lý nhà nước, luận văn chỉ nghiên
cứu về thầm quyền ban hành quyết định hành chính quy phạm và quyết định
hành chính cá biệt được thể hiện dưới dạng văn bản do các chủ thể trong hệ
thống cơ quan hành chính nhà nước Việt Nam ban hành
Mục đích của luận văn là phân tích một số van đề lí luận về thâm quyềnban hành quyết định hành chính, phân tích về thực trạng ban hành quyết địnhhành chính đúng thẩm quyền và tác giả có đưa ra một số giải pháp dé nhằmhoàn thiện về mặt pháp luật cũng như thực tiễn để ban hành quyết định hànhchính đúng thâm quyên
Đề đạt được mục đích đó, luận văn tập trung thực hiện những nhiệm vụ
sau đây:
- Nghiên cứu, phân tích, so sánh các quan điểm khác nhau, những vấn
đề thuộc nội dung nghiên cứu của luận văn
- Đánh giá thực trạng về việc ban hành quyết định hành chính đúng
thâm quyên từ các quy định của pháp luật cho đến thực tiễn thực hiện
- Đề xuất các nhóm giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng
và đảm bảo ban hành quyết định hành chính đúng thâm quyền ở Việt Nam
trong giai đoạn hiện nay.
Trang 144 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là góp phần làm rõ cơ sở lý luận vềthâm quyền ban hành QDHC; các quy định của pháp luật về thâm quyền ban
hành quyết định hành chính, đánh giá các quy định của pháp luật và thực tiễnthực hiện các quy định của pháp luật về thâm quyền ban hành QDHC, qua đó
cũng đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật vàbảo đảm QDHC được ban hành đúng thâm quyền nhằm nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý hành chính nhà nước ở nước ta hiện nay.
5 Các cau hỏi nghiên cứu của luận văn
Luận văn trả lời cho 3 câu hỏi nghiên cứu chủ yếu sau:
1 Khái niệm thẩm quyền ban hành quyết định hành chính?
2 Pháp luật quy định như thế nào về thâm quyền ban hành quyết định
hành chính?
3 Có những giải pháp nào dé đảm bảo QDHC được ban hành đúng
thâm quyền?
6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lí luận của Chủ nghĩa Mac - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà
nước và pháp luật, những kiến thức lí luận có tính phổ biến trong khoa họcpháp lý ở trong nước.
Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử Những phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng
trong quá trình thực hiện luận văn bao gồm: phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh
7 Ý nghĩa khoa khọc và thực tiễn của luận văn
Luận văn có những đóng góp về mặt khoa học như sau:
- Luận văn góp phần làm rõ một số vẫn đề thuộc cơ sở lý luận về quyết
định hành chính, thắm quyền ban hành quyết định hành chính như khái niệm,
đặc điểm, nội dung
- Khái quát các quy định của pháp luật về thâm quyền ban hành quyết
Trang 15lực, hiệu quả các quy định của pháp luật về thâm quyền ban hành quyết định
hành chính.
Những kết quả như trên của luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thựctiễn về thâm quyền của các cơ quan nhà nước, của các cá nhân, t6 chức đượcnhà nước trao quyền ban hành quyết định hành chính Luận văn có thê được sử
dụng làm tai liệu tham khảo trong dao tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ Sở
giáo dục, đại học ngành luật và cho tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực này
Luận văn đã tiến hành phân tích, tìm hiều để làm rõ khái niệm thắmquyền và thâm quyền ban hành quyết định hành chính, từ đó xác định đúngthâm quyền của các chủ thể theo quy định của pháp luật
8 Kết cau của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn dé lý luận về thẩm quyên ban hành quyết định
hành chính
Chương 2: Thực trạng về thẩm quyền ban hành quyết định hành chínhChương 3: Giải pháp ban hành quyết định hành chỉnh đúng thẩm quyên
Trang 16CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÝ LUẬN VE THAM QUYEN BAN HANH
QUYET ĐỊNH HANH CHÍNH
1.1 Khai quat vé quyét dinh hanh chinh
1.1.1 Khai niém quyét dinh hanh chinh
QDPHC là một thuật ngữ được sử dung phổ biến trong đời sống xã hội,
trong khoa học pháp lý và đặc biệt là trong hoạt động quản lý nhà nước Là
một nội dung cơ bản của Luật hành chính hiện đại trên thế giới, việc ban hànhcác quyết định hành chính thê hiện rõ tính chất quyền uy - phục tùng giữa chủthê quản lý (được hiểu là các cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân được Nhànước trao quyền quản lý hành chính) tác động lên đối tượng quản lý (đượchiểu là cơ quan nhà nước, tô chức, cá nhân tham gia vào hoạt động quản lý
hành chính nhà nước) nhằm đạt được mục đích của hành vi xử sự
Tuy nhiên, khái nệm QDHC chưa được hiểu thông nhất Trong các vănbản quy phạm pháp luật, trong các sách báo pháp lý thuật ngữ QDHC được sửdụng phổ biến nhưng quyết định hành chính do ai ban hành, có nội dung nhưthế nào, ban hành nhằm mục đích gì thì có nhiều cách tiếp cận và cáchhiểu khác nhau Chính vì vậy, việc làm rõ khái niệm QDHC cũng như giớihạn nội hàm của khái niệm này là điều rất cần thiết cho việc xây dựng phápluật và thực tiễn hoạt động quản lí hành chính Nhà nước
Theo khoản 1, Điều 3 Luật Tố tụng hành chính 2015 có quy định
“OĐÐHC là văn bản do cơ quan hành chỉnh nhà nước, cơ quan, tổ chức đượcgiao thực hiện quản lý hành chính nhà nước ban hành hoặc người có thẩmquyên trong cơ quan, tổ chức đó ban hành quyết định về vấn dé cụ thé tronghoạt động quan lý hành chính được ap dụng một lan đối với một hoặc một sốđối tuong cụ thể”
Luật Khiếu nại 2011 định nghĩa “QÐHC là văn bản do cơ quan hànhchính nhà nước hoặc người có thám quyên trong cơ quan hành chính nha
Š Quốc hội (2016), Luật Tổ tụng hành chính, Hà Nội.
Trang 17nước ban hành dé quyết định về một vấn dé cụ thé trong hoạt động quản lýhành chính nhà nước được áp dụng một lan đối với một hoặc một số đổitượng cụ thể”
Theo hai Luật này quyết định hành chính chỉ là các quyết định được
ban hành đề giải quyết một hoặc một số công việc cụ thê phát sinh trong quản
lý hành chính nhà nước, hay nói cách khác đây là các quyết định áp dụng quyphạm pháp luật Nếu theo Luật Khiếu nại thì quyết định hành chính chỉ do cơ
quan hành chính, người có thâm quyền trong cơ quan hành chính ban hành
Còn theo Luật Tố tụng hành chính thì quyết định hành chính ngoài do cơ quanhành chính, người có thâm quyên trong cơ quan hành chính ban hành thi còn
do cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước vàngười trong cơ quan, tô chức đó ban hành Ngoài ra, trong Luật Khiếu nại,
Luật Tổ tụng hành chính còn đề cập đến quyết định kỷ luật là quyết định do
người đứng đầu cơ quan, tô chức, đơn vị áp dụng một trong những hình thức
kỷ luật với công chức thuộc quyền quản lý Quyết định kỷ luật về tính chất
phải được hiểu là một quyết định hành chính vì nó nhăm giải quyết một hoạtđộng quản lý trong nội bộ nhà nước hay trong hệ thống chính trị
Theo Từ điển giải thích từ ngữ luật học thì QDHC có thé được hiểu
như sau: Là kết quả của sự thể hiện ý chi quyên lực đơn phương của cơ quannhà nước có thẩm quyên, những người có chức vụ, các tô chức và cá nhân
nhà nước được Nhà nước trao quyên, thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành
pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc
thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc van dé được phancông phụ trách” Định nghĩa này không dé cập đến tính chất và nội dung củaquyết định hành chính (quy phạm hay áp dụng quy phạm) và phạm vi chủ thé
ban hành quyết định hành chính cũng được xác định là tat cả các cơ quan, tôchức, cá nhân “thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính”.
Một định nghĩa về cơ bản giống với định nghĩa trong Từ điển là của
tiến sĩ Bùi Thị Dao: QÐ/C là quyết định do các cơ quan, người có thẩm
? Đại học Luật Hà Nội (1999), Tử điển giải thích từ ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội
Trang 18quyên, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyên ban hành theo hìnhthức, thủ tục pháp luật quy định, thể hiện ý chi của chủ thể quản lý dưới dangcác quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt giải quyết các công việc cuthể phát sinh trong quản lý hành chính, nhằm thực hiện chức năng quản lýhành chính nhà nước"
Trên cơ sở định nghĩa từ “quyết định” là “định ra, đề ra và dứt khoát
”!! thì QDHC có thê được biéu hiện dưới hình thức ngôn ngữ viết tứcphải làm
là bằng hình thức văn bản hoặc thể hiện bằng các hình thức khác như lời nói,
dấu hiệu, kí hiệu với điều kiện cần và đủ của một quyết định là tính bắt buộc
và tính quyền lực nhà nước QDHC thể hiện băng văn bản được sử dung trongnhững trường hợp cần thiết phải thể hiện rõ nét tính quyền lực nhà nước, làm
cơ sở pháp lý để xác định các quyên và nghĩa vụ pháp lí của các chủ thé trong
quan hệ quản lí hành chính, đặc biệt là khi cần duy trì hiệu lực của quyết định
trong thời gian dài hoặc việc tô chức thực hiện QDHC cần có nhiều điều kiện
đảm bảo, phản ánh tính khuôn mẫu, tính có căn cứ chắc chắn, tạo nên sự ôn
định của hoạt động quản lý hành chính nhà nước Tuy nhiên, QĐHC bằng
hình thức văn bản đòi hỏi phải được ban hành theo trình tự, thủ tục chặt chẽ,
phải có cơ chế kiểm soát tính đúng dan và tính có cơ sở của QDHC Ở khía
cạnh nhất định, hình thức QDHC băng văn bản khó đáp ứng tính nhanh nhạy,linh hoạt của hoạt động hành chính Ngược lại, QDHC có hình thức là cácmệnh lệnh bắt buộc thể hiện bằng ngôn ngữ nói, kí hiệu, dấu hiệu lại được
thực hiện thường xuyên trong quá trình tổ chức thực hiện pháp luật, đáp ứng
tính kip thời, linh hoạt, nhanh chóng của hoạt động hành chính, thể hiện sựsong động, linh hoạt của hoạt động quan lý Do vậy, dù QDHC được thể hiện
dưới dạng văn bản hay dưới dạng ngôn ngữ nói, kí hiệu thì đều là một dạng
của quyết định pháp luật, thể hiện ý chí quyền lực của Nhà nước, được ban
hành theo một trình tự, thủ tục luật định dé nhằm thực hiện chức năng quản lý
Trang 19Trong dự thảo Luật Ban hành QDHC có ghi “QÐHC là văn bản áp
dụng pháp luật do cơ quan, người có thẩm quyên được quy định tại khoản 1Diéu 2 Luật này ban hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định nhằmgiải quyết vấn dé cu thể trong hoạt động quản ly hành chỉnh nhà nước làmphát sinh, thay đổi, hạn chế, cham ditt quyên, nghĩa vụ, lợi ích của một, một
số đối tượng xác định hoặc nhằm giải quyết một van dé liên quan đến lợi ích
cộng đồng, được nhà nước bảo đảm thực hiện”
Khai niệm QDHC trong Dự thảo không chi thu hep dé điều chỉnh mộtloại QDHC duy nhất là QDHC cá biệt tồn tại đưới hình thức văn bản, ma còngiới hạn là chỉ do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành được nêu trongkhoản 2 Điều 2 Dự thảo Theo đó, các cơ quan ban hành QĐHC bao gồm: Bộtrưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, trực thuộc cơ quan ngang Bộ; Ủy bannhân dân các cấp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; thủ trưởng các cơ quan
chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, thủ trưởng cơ
quan, tô chức được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước
Nhu vậy, quy định đã “loại” các QDHC của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ và các cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thâm quyền trong các
cơ quan, to chức đó ban hành Việc đưa ra khái niệm về QDHC hẹp như
trong Dự thảo không chỉ khác với quan điểm và cách hiểu trong khoa họcpháp ly mà còn mâu thuẫn với khái niệm QDHC trong các văn bản quy
phạm pháp luật khác như Luật Tó tụng hành chính năm 2010 và Luật Khiếu
nại năm 2011
Do chưa có quy định thống nhất về QDHC nên van còn có khác biệtlớn về khái niệm QDHC được quy định trong các văn bản pháp luật với
QDHC trong các nghiên cứu khoa học luật hành chính Các văn bản hiện
hành có quy định về QDHC như Luật Khiếu nại, Luật Tố tụng hành chính chỉ
dé cập dén một loại quyết định cụ thé (là QDHC bị khiếu nại hoặc khiếu kiện)
do vậy không thé khái quát về QDHC Trong khoa học Luật hành chính thi
QDHC thường để chỉ một khái niệm chứ không dừng lại ở việc chỉ tên một
Trang 20loại quyết định trong co quan hành chính Tuy vậy, dù được phát biểu như thếnao thì khái nệm QDHC đều được hiểu thống nhất đó là QDHC thé hiệ ý chícủa chủ thể quản lý hành chính, được ban hành trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước và nhằm phục vụ mục đích quản lý hành chính nhà nước
Trong quản lý hành chính nhà nước, thông tin quản lý từ chủ thể quản
lý có thé truyền đạt tới đối tượng quan lý thông qua hình thức văn bản hoặc có
thể thông qua lời nói, hành vi nhất định Nhưng hình thức văn bản cho phép
truyền thông tin chính xác, đầy đủ, toàn vẹn, mặt khác các thông tin trong
hình thức văn bản có thé lưu giữ lâu dài để phục vu cho hoạt động quản ly
không chỉ ở thời điểm văn bản đó được ban hành mà nhiêu lần sau đó Nênquyết định hành chính trong phạm vi luận văn này được hiểu là quyết định
dưới hình thức văn bản.
Vậy, có thé định nghĩa OPHC là văn bản do các cơ quan, người có
thẩm quyén quản lý hành chính nhà nước ban hành theo một hình thức, thủ
tục pháp luật quy định, có nội dung là ý chi của chủ thể quản ly dưới dạng
các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt dé giải quyết các công việc
phat sinh trong quan lí hành chính nhà nước.
1.1.2 Đặc điểm quyết định hành chính
Quyết định hành chính có những đặc điểm sau đây:
Thư nhất, QDHC là hình thức thé hiện quyền lực nhà nước trong quản
lý hành chính hay có thé hiểu QDHC có tính quyền lực nhà nước Tính quyền
lực nhà nước trước hết có thể thấy ngay ở tên gọi của quyết định Mặc dù có
nhiều tên gọi khác nhau dé phù hợp với thâm quyền của chủ thé ban hành vàtính chất công việc cần giải quyết nhưng tên gọi của các quyết định hành
chính thê hiện rõ tính đơn phương từ chủ thể quản lý như quyết định, chỉ thị,
nghị định, nghị quyết, thông tư
Tính quyền lực đơn phương của quyết định thê hiện rõ ở nội dung vàmục đích của quyết định Các quyết định được ban hành vốn để thực thiquyền hành pháp trên cơ sở luật và dé thi hành luật Ngoài ra QDHC luôn thé
hiện tính mệnh lệnh rât cao Chính vì vậy, quyên lực nhà nước còn thê hiện ở
Trang 21tính đảm bảo thi hành của quyết định Về nguyên tắc mọi quyết định pháp luậtnói chung đều được thi hành, ké cả những quyết định có sự phản kháng từphía đối tượng bị quản lý Có nghĩa là quyết định sẽ được Nhà nước đảm bảo
thi hành bằng những biện pháp cưỡng chế của Nhà nước khi cần thiết
Thứ hai, QDHC do các chủ thé quản lý hành chính nhà nước có thẩmquyền ban hành Theo quy định của pháp luật, chủ thé ban hành QDHC rất
rộng, không chỉ bao gồm các cơ quan hành chính nhà nước mà các cơ quan
nhà nước, như cơ quan quyền lực, Chủ tịch nước,Tòa án nhân dân, Viện Kiểmsát nhân dân, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch
nước và các cá nhân có thâm quyền cũng có thé ban hành QDHC Các chủ
thé có thâm quyền ban hành QDHC rat rộng và thâm quyền của mỗi chủ thểđược pháp luật quy định khác nhau nhưng đều có một dấu hiệu chung là chủthé đó ban hành quyết định dé thực hiện thâm quyên quản lý hành chính và
nhằm hoàn thành nhiemj vụ quản lý hành chính mà pháp luật đã quy định.Thông qua thâm quyền ban hành QDHC có thé đánh giá được thâm quyềncủa một cơ quan hoặc cá nhân trong quản lý hành chính.
Trong các chủ thé có thâm quyền quản lý hành chính thì các cơ quanhành chính nhà nước, người có thâm quyên trong cơ quan hành chính nhanước là nhóm chủ thé quan trọng va chủ yếu nhất QDHC của cơ quan hànhchính, người có thâm quyền trong cơ quan hành chính phản ánh yêu cầu vàthực tiễn quản lý sinh động và toàn diện nhất
Thâm quyền ban hành QDHC được pháp luật quy định không chỉ về
hình thức (tên gọi, loại văn bản) mà cả nội dung của quyết định Do vậy đểxác định thẩm quyền ban hành QDHC phải dựa vào các van bản quy phạm
pháp luật quy định chung về hoạt động xây dựng, ban hành văn bản pháp luật
như Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cho đến các văn bản quy
phạm pháp luật chuyên ngành như Luật Khiếu nại, Luật An toàn thực phẩm,
Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường và các văn bản quyphạm pháp luật khác
Thứ ba, QDHC được ban hành dé thé hiện ý chí của chủ thé quan ly
Trang 22trước một tinh huống quản lý hoặc một nhiệm vụ mà chủ thể đó phải thựchiện Nếu đó là tình huống cụ thé với các cá nhân, tô chức xác định thì cầnban hành quyết định cá biệt còn nếu đó là vẫn đề có tính phô biến, lặp đi lặp
lại trong quan lý thì cần ban hành văn bản có tính quy phạm hoặc sửa đổi, bổ
sung các quy định hiện hành nhưng không còn phù hợp Quản lý hành chính
vừa là căn cứ vừa là mục đích ban hành quyết định hành chính, nói cách khác
ban hành quyết định hành chính xuất phát từ yêu cầu của quản lý hành chính
và nhằm phục vụ hoạt động quản lý hành chính
Tht tw, nội dung của QDHC là những chủ trương, đường lối, nhiệm vụlớn có tính chất định hướng: hoặc các quyết định, các mệnh lệnh quản lý hànhchính cụ thé Do được ban hành trên cơ sở và dé phục vu quản lý hành chínhnhà nước nên nội dung của quyết định hành chính thê hiện ý chí của chủ thể
quản lý trước các nhiệm vụ mà quản lý hành chính phải hoàn thành.
Quản lý hành chính là hoạt động được tiễn hành chủ động, có kế hoạchtrước vì thế một trong những nội dung của quyết định hành chính là các chủ
trương, các đường lối, các kế hoạch hay nhiệm vụ quản lý hành chính lớn cho
cả nước, cho một ngành, lĩnh vực chuyên môn hoặc một địa phương Quyếtđịnh hành chính có thể vạch ra nhiệm vụ, kế hoạch quản lý từng năm, 5 nămhoặc 10, 20 năm.
Mặc dù, xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật không phải
là chức năng của quản lý hành chính nhưng các quyết định hành chính quy
phạm đã góp phần bổ khuyết cho hoạt động lập pháp của Quốc hội và đápứng được nhu cầu quản lý băng pháp luật Các quyết định mà nội dung là các
mệnh lệnh hay các quyết định quản lý cụ thể chiếm số lượng nhiều nhất trong
số các quyết định hành chính và được ban hành hàng ngày bởi các chủ thể
quản lý ở trung ương, ở địa phương, bởi các cơ quan quản lý chuyên ngành
hay co quan quản lý theo lãnh thé Các quyết định hành chính này trực tiếp
làm phát sinh, thay đổi, cham dứt các quan hệ pháp luật hành chính cụ thé dé
giải quyết các vụ việc quản ly cụ thé Bat ké là quyết định có nội dung là chủtrương, đường lối hay các quy phạm pháp luật hoặc các quyết định, mệnh
Trang 23lệnh quản lý cụ thé thì nội dung của QDHC hết sức phong phú, xuất phat từ
nhu cầu quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, các mặt của đời sống
xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.3 Vai trò của quyết định hành chính
Vai trò của quyết định hành chính thê hiện ở những góc độ sau:
Thứ nhất, QDHC đưa ra chủ trương lớn trong lĩnh vực quản lý hành
chính Cơ quan lập pháp chỉ có thể ban hành các quyết định tập trung vào việc
điều chỉnh những quan hệ xã hội nhất định Do đó không có điều kiện ban hànhđầy đủ mọi quyết định điều chỉnh mọi quan hệ pháp luật trong tất cả các lĩnhvực của đời sông Mặt khác, cơ quan lập pháp không thê giải quyết tốt vấn đềchuyên môn đồng thời thực tế xã hội cần bởi thực tế luôn biến động khôngngừng do vậy cần có sự nhanh nhạy của Nhà nước để tạo môi trường pháp lý
thích hợp cho các quan hệ xã hội phát triển hay hạn chế những biểu hiện tiêu
cực trong cuộc sống Điều này khó tim thay ở các hoạt động lập pháp nhưng lại
dễ tìm thấy ở các hoạt động quản lý hành chính
Ví dụ: Nghị quyết 30c/NQ-CP ban hành chương trình tổng thé cải cách
hành chính nhà nước giai đoạn 2011 — 2020 dé sau khi Nghị quyết nay đượcban hành là tiền đề một loạt những QDHC được thực hiện như Quyết định số
442/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ;Quyết định số 1294/QD-BNV ngày 03/12/2012 phê duyệt Dé án xác định Chi
số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các
tinh, thành phố trực thuộc Trung ương Các quyết định hành chính này mangtính định hướng cao, là cơ sở để dựa vào đó thực hiện các hoạt động quản lý
hành chính nhà nước và nó có phạm vi điều chỉnh rộng lớn
Trong thực tiễn, rõ ràng cũng có những quy định lập pháp chỉ điềuchỉnh ở mức độ chung chung, trong khi đó hành pháp thì cần cụ thể linh hoạt
dé đáp ứng nhu cầu đa dạng của thực tiễn cuộc song Bên cạnh hoạt động lập
pháp bao giờ cũng tồn tại hoạt động lập quy dé đảm bảo các nhu cầu về 6n
định, sự mềm dẻo, sự linh hoạt trong các quan hệ xã hội
Thứ hai, QDHC hướng dẫn thi hành luật, cụ thé hoa,chi tiết hóa luật,
Trang 24thê chế , đường lối , chủ trương, chính sách của Đảng QDHC được sử dụng
để cụ thê hóa, chỉ tiết hóa các quy định của pháp luật (Luật, Pháp lệnh, Nghịquyết của cơ quan quyền lực nhà nước; quyết định của cơ quan nhà nước cấptrên) đặc biệt là để cụ thể hóa quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực
hành chính, là phương tiện đảm bảo, bảo vệ các quyền con người, quyền công
dân được ghi nhận trong Hiến pháp bằng con đường hành chính Trong thựctiễn, ta thấy nhiều Luật, Pháp lệnh và các văn bản QPPL khác mới chỉ dừnglại ở việc quy định các vấn đề còn khá chung chung, không thể thực hiệnđược ngay mà đòi hỏi phải chi tiết hóa, cụ thé hóa Mặt khác, về mặt khách
quan, văn bản QPPL của cơ quan nhà nước cao nhất thường điều chỉnh những
quan hệ xã hội cơ bản nhất, quan trọng nhất sau Hiến pháp đối với nhữngquan hệ xã hội nhất định Các văn bản đó dù có cụ thể đến đâu cũng khôngthé điều chỉnh một cách chi tiết và đầy đủ tất cả các quan hệ xã hội Do đó,
đòi hỏi phải ban hành QDHC dé quy định chỉ tiết việc thi hành
Các văn bản này nhăm mục đích tạo ra một hành lang pháp lý để các
chủ thể pháp luật hành chính thực hiện được các quyền cũng như nghĩa vụ
của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội Nó làm phát sinh, thay đổi
hoặc cham dứt quan hệ pháp luật hành chính cu thé Có thé lấy vi dụ như,
khoản 4, Điều 82 Luật Cán bộ, công chức quy định “Cán bộ, công chức bị kỷ
luật cách chức do tham những thì không được bồ nhiệm vào vị trí lãnh đạo,
”⁄“ Như vậy, nếu cá nhân là cán bộ, công chức bị kỷ luật với hình
quan ly
thức là cach chức thì sẽ không được bồ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý nữa,
sẽ bị tước đi một phần quyền và nghĩa vụ của mình
Vai trò của QDHC nhăm hướng đến việc cho các chủ thé pháp luật
hành chính thực hiện được những quyền và nghĩa vụ của đời sống xã hội, nhờ
có quyết định này mà pháp luật được thực thi Nó trực tiếp làm phát sịnh thayđôi, chấm dứt quan hệ hành chính cụ thê QDHC được ban hành nhằm mụcđích hướng đến việc các chủ thê pháp luật hành chính thực hiện được các
quyên cũng như nghĩa vụ trên các lĩnh vực của đời sông xã hội Chính vì vậy,
!* Quốc hội (2008), Luật Cán bộ, công chức, Hà Nội
Trang 25quyết định sé trực tiếp làm phat sinh, thay đổi hoặc cham dứt một quan hệpháp luật hành chính cụ thé Tạo nền tảng, cơ sở của sự điều chỉnh pháp luậtđối với hoạt động quản lý hành chính nhà nước trên mọi lĩnh vực của đời
song xã hội Đó chính là cơ sở cho việc ban hành các QDHC để giải quyết
những việc cụ thê phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước như
điều động, bồ nhiệm, luân chuyên, khen thưởng, kỷ luật, tuyên dụng cán bộ,
công chức
Tứ ba, QDHC đặt ra những quy tắc xử sự dé điều chỉnh các mối quan
hệ phát sinh trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước Có nhiều QĐHC
góp phần thúc day các cơ quan hành chính tiến hành sắp xếp lại tổ chức bộ
máy, tinh giản biên chế, nâng cao hiệu suất làm việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ
được giao, tiết kiệm kinh phí, tạo điều kiện tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật,từng bước hiện đại hóa công nghệ quản lý, giúp các tổ chức chủ động sáng
tạo trong thực hiện nhiệm vụ Ví dụ như Nghị định 16/2015/NĐ-CP quy
định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập,
Thứ tr, QDHC có vai trò trong việc tô chức và điều hành hoạt động của
bộ máy hành chính Bộ máy hành chính là một bộ phận cau thành của bộ máy
Nhà nước, nhưng cũng có tính độc lập tương đối về tổ chức và hoạt động
Điều này được thê hiện thông qua một số QDHC quy định về cơ cấu, tô chứchoạt động của các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, QĐHC là cơ sở pháp lý để xác định địa vị pháp lý của cácCQHCNN (Chính phủ, các Bộ, co quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp ) Đồng thời là cơ sở pháp lý thực
hiện các nhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước đảm bảo pháp chế và kỷluật hành chính, tạo ra hành lang pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động
điều hành cụ thể của các CQHCNN và các đơn vị, tổ chức trực thuộc Chắnghạn, các Nghị định của Chính phủ quy định về tổ chức, nhiệm vu, quyền hạn
của Bộ, cơ quan ngang Bộ quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND trong lĩnh vực quản lý chuyên ngành màLuật hay Pháp lệnh chưa quy định, chưa điều chỉnh Các văn bản pháp quy
Trang 26đưa ra các quy định còn các văn bản hành chính cá biệt thì biến quyết định
thành hiện thực và cũng tạo cơ sở cho pháp luật được thi hành trong thực tế
1.2 Khái quát về thâm quyền ban hành quyết định hành chính
1.2.1 Khái niệm tham quyển
Bàn về hoạt động nhà nước hay các hoạt động được thực hiện trên cơ
sở quyên lực nhà nước thì nội dung dau tiên được quan tâm là hoạt động đó
do ai thực hiện, nói cách khác thâm quyên thực hiện hoạt động đó như thếnào? Vi thé, “Tham quyền” là một khái niệm quan trọng, trung tâm của khoa
học pháp lý Thuật ngữ thẩm quyên xuất hiện ngay trong tên của các văn bản
pháp luật Ví dụ: Quyết định 1686/QD-VPCP Quyết định Ban hành Quy định
về thâm quyền ký các văn bản tại Văn phòng Chính phủ ngày 26/10/2005;
Quyết định số 03/QD-UBND quy định thâm quyền nâng bậc lương thường
xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, nâng phụ cấp thâm niên vượt khung và
phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơquan hành chính, đơn vi sự nghiệp công lập trên dia bàn tỉnh của UBND tỉnh Ninh Thuận
Theo từ điển Tiếng Việt, “thẩm quyền” được hiểu là quyền để xem
xét, dé kết luận và định đoạt một van dé theo quy định của pháp luật 13 Còndưới góc độ tổ chức bộ máy nhà nước, thuật ngữ thâm quyền dùng dé chỉ
phạm vi ranh giới của việc phân biệt chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của cơquan nhà nước.
Trong tiếng Pháp, “thâm quyền” — competence, được hiểu là quyền của
một cơ quan nhà nước, hành chính hay tư pháp; một quan chức hành chính
hay tư pháp được làm một số việc, được quyết định và ra một số văn bản về
một s6 van dé trong phạm vi được pháp luật cho phép Như vậy, về mặt ngôn
ngữ, thuật ngữ “thẩm quyền” trong ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Pháp có
điểm tương đồng được quan niệm là quyền xem xét, quyết định, giải quyết
một vấn đề hay vụ việc nào đó
Trong thực tiễn, thuật ngữ thâm quyền dùng dé chỉ quyền hạn cụ thé,
'3 Từ điển Tiếng Việt thông dụng, 1995 Chủ biên: Nguyễn Như Y.Nxb Giáo dục.
Trang 27người ta sẽ dùng thuật ngữ thâm quyền dé phân biệt mức độ quyền han củachủ thé này với chủ thể khác Từ điển Luật học quan niệm thẩm quyền là
“tong hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của cơ quan, tổ chứcnhà nước do pháp luật quy định như thâm quyền của toàn án các cấp, thâmquyền của viện kiểm sát các cấp, của cơ quan công an các cấp” Từ điểnPháp luật quan niệm, thâm quyên là “quyền chính thức được xem xét dé kếtluận và định đoạt, quyết định một vấn đề” thường được sử dụng trong các
cum từ “thâm quyền xét xử”, “thấm quyên điều tra”, “co quan có thẩm
quyền”, “người có thâm quyền”, “co quan có thầm quyền”
Hiến pháp và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước haunhư không sử dụng thuật ngữ thẩm quyền, mà phổ biến là thuật ngữ “nhiệm
vụ và quyền hạn” Hiến pháp và các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy nhànước quy định về vị trí, tính chất của các cơ quan trong bộ máy nhà nước vàphương diện hoạt động chủ yếu (chức năng) của mỗi cơ quan Phù hợp với vị
trí, tính chất của các cơ quan nhà nước, Hiến pháp và các văn bản pháp luật
về tô chức bộ máy nhà nước xác định các mảng nhiệm vụ mà lớn cho mỗi cơquan và giới hạn quyền sử dụng quyền lực nhà nước dé hoàn thành các nhiệm
vụ đó Trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đã được Hiến pháp và
các văn bản vẻ tổ chức bộ máy nhà nước quy định, các văn bản pháp luật cótính chất chuyên ngành sẽ quy định quyền được giải quyết các công việc,nhiệm vụ cụ thé dé quản ly nhà nước trong ngành, lĩnh vực chuyên môn Như
vậy, thầm quyền được sử dụng để xác định những van dé, vụ việc cu thé
thuộc quyền xem xét, quyết định, giải quyết của cơ quan này hay cơ quan
khác, của chức vụ này hay chức vụ khác Ví dụ: Luật Đất đai sẽ quy địnhthâm quyền giao đất, thu hồi đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thâm quyền xử phạt, thẩm quyền ápdụng các biện pháp xử lý hành chính
Thâm quyên được hiểu gồm quyền hạn và nghĩa vụ của một chủ thé
nhất định mà theo quy định của pháp luật được thực hiện một công việc nhất
1 Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội, 1999
Trang 28dinh trong pham vi nhất định Một co quan nhà nước hay một cá nhân đượcpháp luật quy định có thâm quyền dé thực hiện nhiệm vu, công việc nhất định
nào đó thì chỉ cơ quan, cá nhân đó được thực hiện công việc, nhiệm vụ pháp
luật quy định nhưng co quan, cá nhân được quy dinh thẩm quyên cũng phải
thực hiện thâm quyền của mình đúng, đủ nhằm hoàn thành công việc, nhiệm
vụ được giao và chỉ được từ chối hoặc phải từ chối thực hiện thâm quyền
trong trường hợp pháp luật quy định.
Dưới góc độ của luật hành chính thấm quyền được xác định như làphương tiện để cơ quan công quyền, cán bộ - công chức nhà nước có thâm
quyên thực hiện và duy trì nhiệm vụ của minh Theo nghĩa hẹp, thẩm quyền là
quyền hạn của cơ quan công quyền và công chức giữ chức vụ theo quy địnhcủa pháp luật Việc nghiên cứu, xem xét thâm quyền của bất kỳ chủ thể nàođều phải yêu cầu xem xét trên cơ sở từ địa vị pháp ly, cơ cấu tổ chức đến
phạm vi quyền năng nhất định
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của một cơ quan nhà nước hoặc nhữngnhiệm vụ, quyền hạn của một chức danh sẽ xác định vị trí, tính chất của cơquan, chức danh đó trong bộ máy nhà nước Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ,
quyên hạn của một cơ quan hoặc một cá nhân thi các luật chuyên ngành sẽ quyđịnh thẩm quyền dé giải quyết một công việc cụ thé
Thâm quyền trước hết gắn với các cơ quan nhà nước, người có chức vụ,
quyên hạn trong cơ quan nhà nước tuy nhiên để bảo đảm hiệu quả của quản lý
nhà nước và tính liên tục của hoạt động quản lý thì pháp luật có thể trao thâmquyên cho cá nhân hoặc tổ chức nhất định trong những tình huống cụ thể Cá
nhân, t6 chức được trao thâm quyền theo quy định của pháp luật là chủ thé
không đương nhiên sử dụng quyền lực nhà nước mà chỉ trong những tình
huống nhất định pháp luật đã dữ liệu cá nhân, tổ chức đó được thực hiện những
hoạt động hoặc giải quyết những công việc cụ thể như các cơ quan, cá nhân
trong cơ quan nhà nước.
Vậy, thẩm quyên là quyên của cơ quan nhà nước, cá nhân giữ chức vụ,
quyền hạn trong cơ quan nhà nước hoặc ca nhân, tô chức được nhà nước trao
Trang 29quyên được sử dụng quyên lực nhà nước dé xem xét, quyết định một vấn dé,công việc cụ thể nhằm thực hiện chức năng, nhiỆm Vụ, quyền hạn của cơ
quan, cả nhân hoặc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ cua nhà nước.
1.2.2 Khái niệm thẩm quyền ban hành quyết định hành chính
Khi xem xét về thâm quyền ban hành QDHC, chúng ta cần phải nhắn
mạnh đây là thâm quyền pháp lý, tức là thâm quyền theo quy định của pháp
luật, được áp dụng cho cá nhân hay co quan ban hành QDHC.
Việc đầu tiên khi xác định thẩm quyền ban hành QDHC của cơ quannhà nước là xác định chức năng (loại hoạt động) mà cơ quan đó thực hiện và
phạm vi của chức năng đó Ngoài ra, thâm quyền ban hành QDHC là thâmquyền bao hàm “các vấn đề thuộc phạm vi quản lý của cơ quan” với khốilượng tương ứng các quyên và nghĩa vụ cần thiết để giải quyết các van đề đó.Vấn đề thâm quyền của một co quan, tổ chức, cá nhân nào đó có quyền banhành QDHC luôn gan với các van dé công việc cu thé thuộc phạm vi giảiquyết của chính chủ thé đó Nhưng điều này không có nghĩa là các van đề, cáccông việc cụ thể thuộc phạm vi giải quyết của cơ quan, của tô chức, của cá
nhân là yếu tố câu thành nên thâm quyền, mà ở đây phải là quyền giải quyết,
quyền tham gia vào giải quyết các công việc cụ thé đó Ví dụ: Quyết định của
Thủ tướng chỉ có thể do Thủ tướng ký hoặc do Phó Thủ tướng được Ủy
quyền ký thay mặt Thủ tướng: hoặc cá nhân, cơ quan soạn thảo, trình, góp ý
kiến có tính chất bắt buộc vào dự thảo quyết định” hoặc hoạt động soạn thảo
quyết định của UBND cấp huyện, do Chủ tịch UBND phân công và trực tiếpchỉ đạo cơ quan chuyên môn thuộc UBND soạn thảo theo Điều 138 Luật ban
hành VBQPPL 20155
Bên cạnh đó, những chủ thể có thâm quyền ban hành QĐHC cũng cần
phải dé cập đến những quy định phân rõ thâm quyền giữa các hệ thống cơquan trong bộ máy Nhà nước: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ
'S Khoa Luật - Đại học Quốc Gia Hà Nội, (2010) Giáo trinh Luật Hành chính Việt Nam, , NXB Đại học
Quóc gia Hà Nội, tr 509 ; „
I6 Viện Nghiên cứu khoa học hành chính ( 2009), Từ điên Tiêng Việt thông dụng, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
tr.308, 309
Trang 30quan tu pháp Việc phân cấp quan ly nhà nước giữa co quan trung ương với
cơ quan địa phương, giữa cơ quan trung ương với nhau; giữa các cấp chínhquyền địa phương với nhau; đồng thời làm rõ thâm quyền của tập thể cơ quan
và thâm quyền của người đứng đầu cơ quan Việc phân cấp quản lí này chúng
ta cũng thấy rõ trong chính các QDHC Khi soạn thảo chúng ta cần viện dẫncác văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chứccủa cơ quan về sự phân cấp quản lí Căn cứ này còn gọi là căn cứ giao quyền
trong các trường hợp ban hành quyết định ở các trường hợp như sau:
+ Đối với cơ quan hành chính nhà nước có thâm quyền chung như
Chính phủ, UBND thì cần viện dẫn các Luật hoặc Điều lệ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, thâm quyền của cơ quan hoặc người đứng đầu cơ quan đó
Ví dụ: Trong quyết định cá biệt của Ủy ban nhân dân thì viện dẫn “Căn
cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương 19/6/2015, Căn cứ Luật Dat daingày 29/11/2013 hay trong Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sẽ viện dẫn
“Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19/06/2015 ”
+ Đối với các cơ quan có cấp trên trực tiếp, cần viện dẫn văn bản của
cơ quan cấp trên quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn đối với cơ quanban hành văn bản
Ví dụ: Quyết định của Tổng cục Thuế thuộc Bộ Tài chính sẽ viện dẫn
“Căn cứ Quyết định 115/2009/QD-TTg ngày 28/09/2009 của Thủ tướng
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của
Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính ”
Trong van đề về thắm quyền ban hành QDHC thì thâm quyền ban hành
bao gồm cả quyên và nghĩa vụ (như đã phân tích ở phần khái niệm thâmquyền trên) Quan điểm này rất phổ biến ở Việt Nam Không chi thé hiện
trong các văn bản pháp luật, mà cả trong sách báo, thậm chí ngay trong các
định nghĩa khái niệm về phân cấp quản lý
Bên cạnh đó, trong các văn bản pháp luật hiện hành cũng đưa ra các
quy định khác nhau về thâm quyền ban hành QDHC Cụ thê khoản 1, Điều 3
Luật Tố tụng hành chính 2010 thì chủ thể có thâm quyền ban hành QDHC
Trang 31khá rộng, không chỉ bao gồm cơ quan hành chính nhà nước hay người có
thâm quyên trong co quan hành chính mà cả “cơ quan, tổ chức khác” khi
“quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính”
Trong khi đó, khoản 8, Điều 2 Luật Khiếu nại năm 2011 lại chỉ quy định cơquan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hànhchính nhà nước.
Như vậy, với những phân tích trên, thâm quyền ban hành QDHC được
hiểu là tong hợp quyên và nghĩa vụ của cá nhân cơ quan, tô chức sử dung
quyên lực nhà nước theo quy định của pháp luật ban hành các quy phạmpháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt dé giải quyết các công việc cu thể phátsinh trong quản lí hành chính, nhằm thực hiện chức năng quản lí hành chính
nhà nước được ban hành theo một hình thức, thủ tục pháp luật quy định, thể
hiện ý chí của chủ thé quản lý
Thâm quyền ban hành văn bản pháp luật nói chung và thâm quyền ban
QĐHC nói riêng đều được xác lập dưới cả hai khía cạnh bao gồm thâm quyềnhình thức và thâm quyền nội dung Tham quyền ban hành QDHC về mặt hình
thức là thâm quyền của mỗi cơ quan được ban hành những loại quyết định do
pháp luật quy định, ở đây được hiểu là tên loại của quyết định Tham quyền
ban hành QDHC vẻ mặt nội dung thé hiện mỗi cơ quan được quyền ban hành
QDHC quy định về những vấn dé gi, với tinh chất và mức độ nào Tham
quyền này được pháp luật quy định phụ thuộc vào cơ cau quyên lực nha nước
va khả năng hoạt động thực tế của từng cơ quan'”
- Thẩm quyền về hình thức được hiéu là một chủ thé nhất định được
ban hành QDHC dưới tên gọi và hình thức văn bản theo quy định của pháp luật.
Tên gọi của văn bản pháp luật do pháp luật quy định Quy định này
phản ánh những giới hạn về quyền lực của cơ quan ban hành quyết định
Nghĩa là các cơ quan nhà nước trong những phạm vi nhất định có quyên ban
hành QDHC với tên gọi cụ thé theo quy định của pháp luật
'” Lê Thanh Huyền (2015) Tinh minh bạch của quyết định hành chính, Luận văn thạc sĩ, Hà Nội, tr 19
Trang 32Ngoài những hình thức văn bản mà pháp luật đã quy định, các chủ thể
không được sử dụng những hình thức văn bản khác thay cho văn bản pháp
luật, ví dụ: thông tư, sắc lệnh, bố cáo Không được sử dụng hình thức vănbản thuộc thâm quyén của các cơ quan khác, ví dụ: Chính phủ không được
ban hành quyết định, chỉ thị Mỗi chủ thể có thẩm quyền chỉ được ban hành
một số loại văn bản phù hợp với từng công việc cụ thé nhất định Thâm quyền
hình thức được quy định trong Hiến pháp 2013, Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật 2008, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 và
những văn bản quy phạm pháp luật khác như: đạo luật về tô chức bộ máy nhànước, các luật, pháp lệnh về quản lý nhà nước trong những lĩnh vực cụ thê:theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 thì Tòa án nhân
dân ban hành bản an
- Tham quyên về nội dung: Thâm quyền nội dung là giới hạn quyền lựccủa các chủ thé ban hành trong quá trình giải quyết công việc do pháp luậtquy định Về thực chất, đó là “gidi hạn cua việc sử dụng quyền lực nhà nước
mà pháp luật thực định đã đặt ra đối với từng cơ quan trong bộ máy nhànước về moi loại công việc nhất định ”'Š
Thâm quyên ban hành quyết định hành chính về nội dung chính là thâmquyền quan lý hành chính của chủ thé, ban hành quyết định dé thực hiện thâm
quyền của mình Như vậy, thẩm quyền ban hành quyết định sẽ thuộc về các
cơ quan hành chính, người có thẩm quyên trong cơ quan hành chính quản lý
trên toàn địa bàn, trên mọi lĩnh vực là Chính phủ và UBND các cấp Các cơ
quan hành chính, người có thẩm quyền trong co quan hành chính quản lýchuyên ngành, lĩnh vực có thâm quyền ban hành quyết định hành chính déquản lý chuyên ngành lĩnh vực như là các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơquan chuyên môn thuộc UBND Các cơ quan, tô chức, cá nhân được trao
nhiệm vụ quản lý hành chính ban hành quyết định trong phạm vi nhiệm vụđược trao quyên
'S Nguyễn Thế Quyền, “Hiéu lực của văn bản pháp luật, những van dé lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính trị
Quốc gia, 2005, tr 71.
Trang 33Ở một cách tiếp cận khác, thâm quyền quản lý hành chính có thé đượcquy định cho cơ quan hoặc quy định trực tiếp cho cá nhân Nếu thẩm quyềncủa cơ quan thì với cơ quan hoạt động theo nguyên tắc tập thé thì quyết địnhđược ban hành sau quá trình thảo luận tập thê, quyết định theo đa số Nếu cơquan hoạt động theo chế độ thủ trưởng thì thủ trưởng cơ quan sẽ ban hànhquyết định Trong nhiều trường hợp, thâm quyền ban hành quyết định hành
chính được quy định cho các chức danh, chức vụ trong cơ quan nhà nước như
thanh tra viên, kiểm soát viên thị trường, công chức thuế, kiểm lâm
Thâm quyền nội dung còn thê hiện ở việc các chủ thé ban hành văn ban
pháp luật giải quyết những công việc trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn của chủ thé đó Hiện nay, thẩm quyền nội dung của mỗi chủ théđược quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau, dựa trên sự phân công vềquyền lực, về vị trí chức năng của các chủ thé trong việc giải quyết những
công việc do pháp luật quy định, ví dụ ngày 2/6/2016 một nam hành khách đã
tự ý mở cửa thoát hiểm của máy bay, hành vi này của nam hành khách đã bị
Giám đốc cảng vụ hàng không ra quyết định xử phạt là 15 triệu đồng, thâmquyền này của Giám đốc cảng vụ hàng không được quy định trong Luật
XLVPHC và Luật hàng không dân dụng Việt Nam
Từ những phân tích trên, ta có thé thay thẩm quyên ban hành quyếtđịnh hành chính là một nội dung cụ thé của thâm quyền quản lý hành chính
nha nước Các chủ thé có thâm quyền quan lý hành chính đồng thời có thâmquyền ban hành văn bản để giải quyết các công việc thuộc phạm vi do mìnhquản ly Do vậy, việc ban hành QDHC đúng thâm quyền thé hiện hoạt độngquan lý được thực hiện đúng thẩm quyền và quyết định khi ban hành ra mới
có hiệu lực pháp lý trên thực tế
1.3 Cơ sở xác định thắm quyền ban hành quyết định hành chính
Pháp luật là phương tiện chủ yếu để nhà nước quản lý xã hội Vì vậy
việc ban hành các văn bản pháp luật nói chung và quyết định hành chính nói
riêng là hoạt động quan trọng hàng đầu của nhà nước Cho đến nay, chúng tavẫn chưa có một văn bản pháp luật quy định về thâm quyền, trình tự thủ tục
Trang 34ban hành và thực hiện QDHC Trong Thuyết minh về Dự án Luật Ban hành
QDHC, Chính phủ cho rằng “Một trong những nguyên nhân làm cho hoạt
động của nền hành chính không minh bạch, tham nhũng và ảnh hưởng đếnniềm tin của người dân đối với các cơ quan hành chính (CQHC) nói riêng vàcác cơ quan nhà nước nói chung là do thiếu một văn bản áp dụng thống nhấttrong toàn quốc ” Các quy định của pháp luật về thâm quyền ban hành
quyết định hành chính, được tiếp cận theo hai hướng: một là thầm quyền ban
hành QDHC gắn với các quy định về thâm quyền quản lý hành chính nhà
nước, hai là thấm quyền ban hành QĐHC đối với từng loại quyết định, cụthé là: thẩm quyền ban hành quyết định hành chính chủ đạo, thẩm quyền ban
hành quyết định hành chính quy phạm và thâm quyén ban hành quyết địnhhành chính ca biệt.
Với cách tiếp cận thâm quyền ban hành QDHC phụ thuộc vào thâmquyền quản ly nhà nước nên khi các quy định về thẩm quyền quản lý nhà
nước hoàn chỉnh thi các quy định về thâm quyền ban hành QDHC cũng đã rõ
ràng, chặt chẽ hơn Mỗi vị trí, mỗi chức vụ nhà nước đều có một phạm vi, đối
tượng tác động nhất định, do đó khi nghiên cứu thâm quyền ban hành QDHC
thì cũng cần phải xét vị trí của người ban hành quyết định trong bộ máy hành
chính nhà nước Thâm quyền ban hành QDHC của mỗi chức danh, của mỗicấp hành chính, cấp cơ quan là khác nhau, có sự phân công lao động từ cấp
trung ương đến địa phương và điều này có liên quan đến hoạt động phân cấp,phân quyền ở Việt Nam
Thâm quyền quản lý nhà nước có quy định chặt chẽ và thống nhất mới
không tạo ra lỗ hong hoặc những thiếu sót về co sở để ban hành QDHC
Người có thẩm quyền nhân danh nhà nước, quyền lực nhà nước dé giải quyết
những vụ việc phát sinh trong đời sống xã hội thuộc phạm vi đối tượng thấm
quyền đã được ấn định bởi pháp luật Ví dụ: Khi Quốc Hội ban hành Luật
Thanh tra có hiệu lực 2010 có quy định thanh tra viên có quyền xử phạt vi
phạm hành chính thì Luật XLVPHC được ban hành sau đó 2 năm đã bô sungthêm chức danh này có thâm quyền xử phạt dé phù hợp với Luật thanh tra
Trang 35Mỗi chức vụ nhà nước đều có một phạm vị, đối tượng tác động nhất
định, do đó khi nghiên cứu thâm quyền của chức vụ trong bộ máy hành chínhnhà nước can phải tính đến lĩnh vực mà cá nhân hay cơ quan nhà nước đó cóthê tác động tới bằng những quyền hạn của mình, có nghĩa là tính tới lĩnh vực,
phạm vi hoạt động của chức vụ đó hướng tới Tất cả những điều này đều được
xác định trong các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước và đượcgọi là “đối tượng của thâm quyền” Khi một cá nhân hay cơ quan nhà nước sử
dụng thấm quyền của mình tức là nhân danh nhà nước, quyên lực nhà nước dé
giải quyết những vụ việc nhất định phát sinh trong đời sống nhà nước, xã hội
thuộc phạm vi đối tượng thuộc thầm quyền đã được ấn định bởi nhà nước
Về bản chất pháp lý thì thâm quyền của các chức danh, chức vụ nhà
nước là phương tiện pháp lý để phân công lao động quyên lực trong bộ máy,
cơ quan hành chính nhà nước Tham quyền của các chức danh cụ thé trong bộmáy nhà nước tùy thuộc vào địa vị chính trị - pháp lý của chức danh đó trongnắc thang phân cấp về thâm quyền đã được pháp luật quy định
Với cách tiếp cận thẩm quyền ban hành dựa vào từng loại quyết định
Thứ nhất, với QDHC chủ đạo, là một loại quyết định dé ra chủ trương,
đường lối, nhiệm vụ, chính sách, các biện pháp lớn có tính chất chung, là
công cụ định hướng chiến lược trong việc thực hiện chức năng lãnh đạo trong
hoạt động hành chính Quyết định chủ đạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng
trong hoạt động hành chính, tuy không trực tiếp làm thay đổi hệ thống quy
phạm hoặc hệ thống quan hệ pháp luật hành chính, nhưng chúng đặt ra cơ sởcho sự thay đổi đó Các QDHC chủ đạo thường được ban hành dưới dạng cácNghị quyết của Quốc hội và Chính phủ ” Nếu như Luật BHVBQPPL năm
1996 có quy định Chính phủ ban hành Nghị quyết thì đến những văn bản sau
như Luật BHVBQPPL năm 2008, Luật BHVBQPPL năm 2015 đều loại Nghị
quyết ra phạm vi điều chỉnh của Luật Điều này dẫn đến tình trạng đó là có
* Đại học Quốc Gia Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, Hà Nội, tr.
476
Trang 36một số Nghị quyết của Chính phủ đặt ra nhiệm vụ, chiến lược quan trọng cho
hoạt động hành chính và thời gian thực hiện tương đối lâu, làm căn cứ, cơ sở
dé ban hành nhiều văn bản quy phạm, nhưng lại không được luật điều chỉnh.Đối với các Bộ, các cơ quan địa phương thường ít áp dụng, ít ban hành quyếtđịnh chủ đạo, vì đây là các cấp tham mưu, thực hiện chứ không phải cấp đề ra
chính sách chung.
Cần nói thêm rằng, việc đưa ra phân loại quyết định chủ đạo, quy phạm
và cá biệt không được nêu trong văn bản pháp luật, mà chỉ được nêu và phân tích trong các giáo trình của các cơ sở giáo dục, các viện nghiên cứu như
Khoa Luật Đại học Quốc Gia Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc Gia,
Truong Dai hoc Luật Hà Nội còn trong thực tién va pháp luật nước ta chi
nói về hai loại quyết định quy phạm và quyết định cá biệt Ngoài ra quyếtđịnh chủ đạo ngoài những đặc tính giỗng quyết định quy phạm (thời gian thực
hiện lâu, phạm vi các đối tượng thi hành rộng) cũng có những đặc tính giống
quyết định cá biệt (chỉ thực hiện một lần) do đó, rất khó dé có thé phân loại rõràng giữa quyết định chủ đạo với hai loại quyết định còn lại, đặc biệt là vớiquyết định quy phạm
Thứ hai, với QDHC quy phạm, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa(nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam) ra đời từ năm 1945 đến nay,
pháp luật quy định về thâm quyền ban hành QDHC nói chung và QDHC quy
phạm nói riêng là chưa được đề cập đến Nhưng có thé nói sự hình thành và
phát triển các quy định về QDHC quy phạm gan liền với các quy định của
pháp luật về văn bản quy phạm pháp luật
Nghiên cứu các quy định trong bộ máy nhà nước về hoạt động ban
hành văn bản quy phạm pháp luật cho thấy hầu hết các quy định này thường
chỉ xác định tên gọi và cơ quan ban hành Ngoài ra những văn bản pháp luật trên đây chưa có sự phân biệt rõ ràng giữa QDHC quy phạm với các loại vănbản mang tính chất pháp lí khác
Từ 1986 đến nay, để hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng nhu cầu
của công cuộc đôi mới, nhiệm vụ câp thiệt được đặt ra là phải hoàn thiện cơ
Trang 37sở pháp lí cho hoạt động ban hành văn bản pháp luật nói chung và ban hành
quyết định hành chính nói riêng
Khi xem xét, nghiên cứu những quy định của pháp luật ta nhận thấyrằng việc ban hành một QDHC là kết qua thê hiện ý chí quyền lực hành chínhcủa chủ thé có thâm quyền theo quy định của pháp luật Don cử như QDHC
của Bộ trưởng được ban hành trên cơ sở và dé thi hành luật, nghị quyết của
Quốc hội, Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các
văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên Tuy nhiên, về quyết định của Bộtrưởng, pháp luật Việt Nam cũng có những cách tiếp cận, quy định rất khácnhau qua các giai đoạn Theo Điều 58 của Luật BHVBQPPL 1996 (được sửađổi bổ sung năm 2002) quy định quyết định của Bộ trưởng có thé là quyếtđịnh quy phạm với nội dung “quy định về tổ chức và hoạt đọng của các cơ
quan, đơn vi trực thuộc; quy định các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các
định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh vực do mình phụ trách; quy địnhcác biện pháp để thực hiện chức năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ
trách và những vấn đề được Chính phủ giao” Nhưng theo quy định của Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì Quyết định của Bộ
trưởng lại không thể là quyết định quy phạm, mặc dù trên thực tiễn không ítquyết định của Bộ trưởng được ban hành sau khi Luật BHVBQPPL 2008 có
hiệu lực mà nội dung lại chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính bắt buộcchung — tức là các quy phạm pháp luật nhưng theo quy định lại không được
gọi là văn bản quy phạm pháp luật và quy định này tiếp tục được ghi nhận tại
Luật BHVBQPPL năm 2015.
Các quy định của pháp luật điều chỉnh hoạt động ban hành QDHC cũng
đã xác định rõ được mối quan hệ: giữa pháp luật điều chỉnh hoạt động ban
hành QDHC với pháp luật về tổ chức bộ máy nhà nước Xét ở khía cạnh nhất
định, các cơ quan nhà nước có thâm quyền đóng vai trò quyết định trong hoạt
động QDHC Vì thế pháp luật điều chỉnh hoạt động ban hành QDHC có mối
quan hệ mật thiết với pháp luật về tô chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Vi dụ thâm quyên về hình thức của văn bản quy phạm pháp luật thường được
Trang 38xác định trong các quy định của pháp luật về nhiệm vụ và quyền hạn của các
cơ quan nhà nước Vì thế các quy định của pháp luật về ban hành QDHC dựatrên các quy định đó dé xác định thâm quyền theo hình thức của chủ thé Dé
tránh tình trạng trùng lặp, mâu thuẫn giữa các quy định về ban hành QĐHC
với các quy định về nhiệm vu, quyền han của các cơ quan nhà nước, các quyđịnh về thâm quyền theo nội dung của các QDHC thường viện dan các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước có thầm quyền ban hành
văn bản quy phạm pháp luật được quy định.
Thứ ba, với QDHC cá biệt, thì thâm quyền va thủ tục ban hành gắn với
các văn bản quan lý nhà nước chuyên ngành Người có thẩm quyên ban hànhQDPHC cá biệt là những người g1ữ những chức vụ, chức danh chuyên môn có
những thâm quyền chuyên môn nhất định, thé hiện ở việc đưa ra những quyếtđịnh giải quyết các công việc cụ thê trên từng lĩnh vực quản lí hành chính nhànước QDHC cá biệt được ban hành trên cơ sở các quyết định chủ đạo vàquyết định quy phạm của các cơ quan nhà nước cấp trên hoặc bản thân cơquan đó Nó cũng được ban hành trên cơ sở quyết định cá biệt của cấp trên.Các quyết định cá biệt có chức năng pháp lý đặc biệt trong cơ chế điều chỉnh
pháp luật, làm phát sinh, thay đổi hoặc cham dứt các quan hệ pháp luật cụ thể(tức là làm phát sinh, thay đôi, cham dứt các quyền và nghĩa vụ cụ thé của các
chủ thé cụ thể) Bởi vậy, nếu thiếu đi các QDHC cá biệt thì trong rất nhiều
trường hợp, pháp luật không thê đi vào đời sống
Tuyệt đại bộ phận các cơ quan hành chính đều có quyền hạn ban hànhQDHC cá biệt” Càng xuống các cơ quan cấp thấp và cấp cơ sở thì số lượngcác cá nhân, cơ quan có thâm quyền ban hành QDHC cá biệt càng cao
Hiện nay hệ thống pháp luật của Nhà nước ta không chỉ quy định các
CQHC nhà nước, người có thẩm quyên trong CQHC nhà nước có quyền banhành QDHC cá biệt ma còn quy định cả các cơ quan tư pháp, các don vi sựnghiệp công lập cũng có quyền ban hành QDHC Với nguyên tắc tổ chức bộ
máy nhà nước ta là tập trung quyền lực chứ không phân quyền như nhà nước
°° Đại học Quốc Gia Hà Nội (2010), Giáo trình Luật Hành chính, Nxb Dai học Quốc Gia Hà Nội, tr 480
Trang 39tư san, cho nên, đôi khi ngoài CQHC nhà nước thực hiện chức nang hànhpháp - quản lý hành chính nhà nước, trong một số trường hợp các cơ quan nhà
nước khác, các đơn vi sự nghiệp công lập cũng tham gia vào một số hoạt động
quản lý hành chính nhà nước và trong trường hợp đó, đương nhiên các cơ
quan này cũng phải ban hành QDHC.
Trang 40KET LUẬN CHUONG 1
Quyết định hành chính không phải là khái niệm mới trong khoa hoc vathực tiễn pháp lí, nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều quan niệm, nhiều cách gọi
khác nhau về quyết định hành chính Tuy nhiên, nếu xét về mục đích của việc
ban hành thì quyết đinh hành chính là quyết định pháp luật chủ yếu do cácchủ thê trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước ban hành để thực hiện
chức năng hành pháp, bao gồm quyết định hành chính quy phạm và quyếtđịnh hành chính cá biệt Khái niệm quyết định hành chính có thé được hiểu
như sau: Quyết định hành chính là quyết định do các cơ quan, người có thẩmquyên, các cá nhân, tổ chức được nhà nước trao quyên ban hành theo một
hình thức, thủ tục pháp luật quy định, thể hiện ý chỉ của chủ thể quản ly dưới
dạng các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh cá biệt để gaiir quyết cáccông việc cụ thể phát sinh trọng quản lí hành chính, nhằm thực hiện chức
năng quản lí hành chính nhà nước.
Tham quyền ban hành QDHC có thé được hiểu là téng hợp quyền và
nghĩa vụ của cá nhân, cơ quan, tổ chức sử dụng quyên lực nhà nước theo quy
định của pháp luật ban hành các quy phạm pháp luật hay các mệnh lệnh ca
biệt dé giải quyết các công việc cụ thể phát sinh trong quản lí hành chính,nhằm thực hiện chức năng quan li hành chính nhà nước được ban hành theo
một hình thức, thủ tục pháp luật quy định, thể hiện ÿ chí của chủ thé quản lý
Thâm quyền ban hành quyết định hành chính của mỗi cơ quan, cá nhân
được pháp luật quy định không chỉ là van dé cơ câu quyền lực trong toàn bộ
bộ máy nhà nước mà còn phụ thuộc vào khả năng hoạt động thực tế của từng
cơ quan có thé quản lý được lĩnh vực nào với tính chất, mức độ ra sao phù
hợp với mục đích quản lý chung của Nhà nước.
Từ những nghiên cứu về khái niệm, đặc điểm quyết định hành chính ở
chương này chỉ dừng lại ở mức khái quát tạo nên cái nhìn tông thể về quyết
định hành chính làm cơ sở cho việc nghiên cứu sâu hơn về thâm quyền ban
hành quyết định hành chính ở những chương sau