Ngoài ra, để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giúp cho việc giao tiếp với khách hàng và nội bộ trở nên dễ dàng hơn thì việc thăm hỏi, tặng q
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TPHCM
KHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO
CHUYÊN ĐỀ 9 VÀ CHUYÊN ĐỀ 14 GIAO TIẾP KHÁCH HÀNG VÀ NỘI BỘ
KỸ NĂNG THĂM HỎI VÀ TẶNG QUÀ
MÔN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
LỚP: CLC45QTL(B) NHÓM 5
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5
1 Phạm Trần Nguyên Khiêm 2053401020084 10 điểm
2 Lê Doãn Ngọc Nga (Nhóm trưởng) 2053401020127 10 điểm
3 Nguyễn Thị Thúy Nga 2053401020129 10 điểm
4 Trang Nguyễn Hồng Ngọc 2053401020145 10 điểm
5 Ngô Lê Xuân Thảo 2053401020195 10 điểm
6 Nguyễn Thanh Vy 2053401020275 10 điểm
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Giao tiếp với khách hàng
1 1 Định nghĩa về giao tiếp khách hàng
1 2 Mục tiêu của giao tiếp với khách hàng
1 3 Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
1 4 Những điều cần tránh khi giao tiếp với khách hàng
2 Giao tiếp trong nội bộ
2.1 Định nghĩa về giao tiếp trong nội bộ
2.2 Mục tiêu của việc giao tiếp trong nội bộ
2.3 Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ
2.3.1 Giao tiếp với cấp trên
2.3.2 Giao tiếp đồng nghiệp
2.3.3 Giao tiếp cấp dưới
2.4 Một số điều cần tránh khi giao tiếp trong nội bộ 10
3 Kỹ năng thăm hỏi và tặng quà 12
3.1 Kỹ năng thăm hỏi 12
3.1.1 Định nghĩa 12
3.1.2 Các kỹ năng thăm hỏi 12
3.2 Kỹ năng tặng quà 14
3.2.1 Định nghĩa 14
3.2.2 Các kỹ năng tặng quà 14
KẾT LUẬN 15
Trang 4MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống hàng ngày, giao tiếp là một hoạt động diễn ra thường xuyên và trở thành một hoạt động thiết yếu của mỗi chúng ta Giao tiếp không chỉ là một nhu cầu, mong muốn mà còn là phương tiện hữu hiệu trong nhiều hoạt động mua bán, kinh doanh giúp cho các bên đàm phán, thương thảo với nhau Trong kinh doanh, giao tiếp đóng một vai trò quan trọng giúp các bên đạt được mục đích và đi đến thành công Giao tiếp trong kinh doanh cũng có nhiều hình thức khác nhau, dựa vào từng đối tượng
cụ thể mà sẽ có những cách thức khác nhau Trong đó, giao tiếp với khách hàng và giao tiếp nội bộ là hai hình thức giao tiếp luôn phải có trong các doanh nghiệp, tổ chức Nếu như giao tiếp khách hàng giúp cho doanh nghiệp mang lại doanh số, hiệu quả kinh doanh thì giao tiếp nội bộ giúp doanh nghiệp xây dựng được môi trường làm việc, định hình thương hiệu riêng của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác Ngoài ra, để giữ mối quan hệ tốt với khách hàng, gắn kết trong nội bộ doanh nghiệp cũng như giúp cho việc giao tiếp với khách hàng và nội bộ trở nên dễ dàng hơn thì việc thăm hỏi, tặng quà cũng được doanh nghiệp chú trọng và cũng cần thực hiện một cách tế nhị, tiết kiệm nhưng mang lại hiệu quả cao
1 Giao tiếp với khách hàng
1 1 Định nghĩa về giao tiếp khách hàng
Giao tiếp với khách hàng là một phần của giao tiếp trong kinh doanh Đó được định nghĩa là quá trình phát triển mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và được xây dựng dựa trên những mục tiêu chung trong hoạt động kinh doanh
1 2 Mục tiêu của giao tiếp với khách hàng
Giúp đem lại nguồn doanh thu tốt: Khách hàng chính là những người trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của công ty Nếu như giao tiếp tốt với khách hàng, khách hàng đồng ý sử dụng sản phẩm và dịch vụ của công ty thì cũng giúp mang lại cho công
ty doanh thu cao từ khách hàng
Giúp cho khách hàng cảm thấy được tôn trọng: Khi biết cách giao tiếp tốt với khách hàng sẽ giúp cho khách hàng cảm thấy mình có một vị trí quan trọng đối với công ty, cảm thấy được tôn trọng từ phía đối tác
Giúp giữ chân khách hàng và xây dựng mối quan hệ bền vững, lâu dài với khách hàng: Khách hàng thường có xu hướng yêu thích những công ty, doanh nghiệp mang lại cho khách hàng cảm giác thân thiện và giao tiếp tốt với họ Vì vậy khi biết cách
Too long to read on your phone? Save to
read later on your computer
Save to a Studylist
Trang 5giao tiếp hiệu quả thì cũng giúp cho mối quan hệ giữa công ty với khách hàng bền vững hơn
1 3 Kỹ năng giao tiếp với khách hàng
Khách hàng là cốt lõi của mọi hoạt động kinh doanh Nếu các nhân viên trong một tổ chức, một doanh nghiệp có kỹ năng giao tiếp với khách hàng xuất sắc cũng mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Những lời nói, hành động của họ có thể được xem là những đóng góp quan trọng vào sự phát triển của doanh nghiệp bằng cách duy trì mối quan hệ vững chắc, bền chặt với khách hàng
Dưới đây là một số cách để cải thiện kỹ năng giao tiếp với khách hàng bạn cần phải có trong kinh doanh:
● Hiểu rõ tâm lý khách hàng
Để khách hàng cảm thấy bản thân họ luôn là người được đặt lên vị trí hàng đầu đối với doanh nghiệp, bằng cách cung cấp dịch vụ, sản phẩm tuyệt vời và giải quyết các vấn đề của họ một cách nhanh chóng, minh bạch, hiệu quả
Học cách kiểm soát tông giọng, cân bằng cảm xúc bản thân, đặc biệt là trong các tình huống căng thẳng hoặc khi khách hàng phàn nàn, khiếu nại Điều làm cho bản thân khách hàng cảm thấy họ đang được tôn trọng và là người quan trọng đối với doanh nghiệp
Gửi lời chào và lời cảm ơn đến với khách hàng khi họ đã tin dùng và lựa chọn mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình vì lời chào của bạn sẽ tạo ấn tượng đầu tiên cho khách hàng, khiến họ cảm thấy được chào đón khi đến với doanh nghiệp cũng như lời cảm ơn thể hiện thái độ lịch sự, biết ơn khách hàng khi đã tin tưởng lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp
● Bán lợi ích, giải pháp chứ không chỉ bán sản phẩm
- Điều khách hàng cần nhất là sản phẩm hoặc dịch vụ đó phải giải quyết được vấn
đề mà họ đang gặp phải chứ không phải là một bài thuyết minh dài dòng
- Đi đúng vào trọng tâm, đánh đúng tâm lý khách hàng thay vì tập trung vào bán sản phẩm của doanh nghiệp mà không mang lại lợi ích phù hợp cho khách hàng
● Đọc vị những giao tiếp không lời
Để có được kỹ năng này chúng ta cần phải tập trung vào cuộc trò chuyện một cách cao nhất, đồng thời dõi theo ánh mắt, cử chỉ, biểu hiện trên khuôn mặt của khách hàng để hiểu được ý nghĩa của nó
2
Trang 6Ví dụ: Nếu người đối diện bạn bất chợt nhìn sang phải và nhìn thẳng lên có nghĩa là họ
đang nói dối Đơn giản là vì trạng thái này giúp bộ não kích hoạt trí tưởng tượng và ký
ức hoạt động
Biết chú ý đến từ và giọng điệu mà khách hàng sử dụng khi giao tiếp với chúng
ta Giọng điệu và âm lượng của giọng nói có thể nói lên nhiều điều về cảm xúc của chúng ta Tần số âm thanh tạo ra rung động
Ví dụ: Khách hàng sử dụng dụng tông giọng cao hơn bình thường thì có thể là khách
hàng đang khó chịu, cảm thấy không hài lòng về vấn đề nào đó
● Duy trì kết nối, liên lạc lâu dài
- Tìm hiểu về sở thích, giá trị và tâm lý của khách hàng
- Một món quà phù hợp sẽ thể hiện rằng bạn đã dành thời gian và công sức để hiểu về họ
- Xây dựng mối quan hệ từ những điều nhỏ nhất và thể hiện được sự tận tâm của người bán
- Luôn giữ thông tin và duy trì liên lạc với khách hàng dưới mọi hình thức để khiến khách hàng cũ không cảm thấy bị bỏ rơi sau khi đã mua sắm, sử dụng sản phẩm, dịch vụ
● Phải biết đặt ra các câu hỏi
Thuyết phục khách hàng bằng cách đưa ra các câu hỏi có tác dụng dẫn dắt khách hàng đến quyết định mua hàng bởi đó chính là ý tưởng cũng như sự quan tâm của khách hàng dành cho sản phẩm, dịch vụ
Đặt ra những câu hỏi dành cho khách hàng cũ, khách hàng thân thiện để khắc phục các sự cố một cách triệt, dự đoán những lý do mà khách hàng ngừng mua hàng,
sử dụng dịch vụ Từ đó, hàn gắn mối quan hệ, tạo ấn tượng tốt hơn cũng như tạo niềm tin trong họ một lần nữa
Có thể thấy, kỹ năng về giao tiếp với khách hàng là một phần yếu tố quan trọng giúp cho doanh nghiệp “giữ chân” khách hàng và tạo ra mối quan hệ gắn kết lâu dài với khách hàng Việc này yêu cầu sự quan sát, lắng nghe, hiểu biết văn hóa và tâm lý con người
Do đó, việc thể hiện thái độ nhân viên thông qua các hành động cử chỉ, hành động, lời nói là vô cùng quan trọng, những điều này sẽ để lại ấn tượng cuối cùng trong lòng khách hàng Đây cũng là cách để thể hiện việc khách hàng là sự lựa chọn hàng
Trang 7đầu của doanh nghiệp, đồng thời, cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm và sự quan tâm đến khách hàng của doanh nghiệp
1 4 Những điều cần tránh khi giao tiếp với khách hàng
Khi giao tiếp với khách hàng, ngoài các kỹ năng để giao tiếp tốt thì cũng cần có một số điều cần phải tránh để có thể tạo nên một cuộc giao tiếp hiệu quả Dưới đây là một số điều cần tránh khi giao tiếp với khách hàng:
● Tránh gọi sai tên của khách hàng hoặc nhầm lẫn chức vụ, địa vị của khách
hàng.
So với việc không nhớ tên của khách hàng, thì việc bạn gọi sai tên hoặc nhầm lẫn chức vụ, địa vị của khách hàng lại càng tệ hại hơn Bạn có thể tự tạo cho mình một danh sách những khách hàng mà mình từng gặp và làm việc, trong đó chứa một vài thông tin cá nhân liên quan đến người đó như: Họ tên – Số điện thoại – Địa chỉ - Sở thích – Công việc Danh sách này chính là một kho tàng rất lớn giúp bạn có thể tạo mối quan hệ thân thiết bền lâu với khách hàng của mình
● Tránh ăn mặc lôi thôi, dáng vẻ tùy tiện.
Trong ngành bán hàng, có rất nhiều yếu tố quyết định đến thành công của một nhà môi giới, ví dụ như cử chỉ, dáng vẻ, thái độ,… Một nhà môi giới chuyên nghiệp sẽ không bao giờ để khách hàng nhìn thấy dáng vẻ tùy tiện, ăn mặc lôi thôi, đầu bù tóc rối không đáng tin của mình Người sở hữu dáng vẻ, cử chỉ tốt sẽ dễ dàng khiến khách hàng tiếp nhận quan niệm và suy nghĩ của người bán hàng, khiến người bán hàng có được sự tin tưởng của khách hàng nhanh chóng và trực tiếp
2 Giao tiếp trong nội bộ
2.1 Định nghĩa về giao tiếp trong nội bộ
Giao tiếp trong nội bộ là hình thức trao đổi thông tin giữa hai cá nhân trở lên với nhau một cách có ý thức, bằng phương thức ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ, trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo mục đích cụ thể của từng cá nhân và tổ chức
2.2 Mục tiêu của việc giao tiếp trong nội bộ
Giao tiếp là hoạt đô vng hai chiều và được xây dựng trên cơ sở niềm tin, sự tôn trọng lẫn nhau Nếu quá trình giao tiếp được thực hiê vn trên cơ sở tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau thì chúng ta sẽ thấy rõ được hiê vu quả của giao tiếp Việc nâng cao chất lượng của giao tiếp trong nội bộ suy cho cùng là để giúp các thành viên trong doanh nghiệp kết nối lại với nhau, cùng hướng đến các mục tiêu chung như:
4
Trang 8- Cung cấp luồng thông tin liên tục, giúp kết nối hiệu quả giữa các bộ phận với những thành viên trong doanh nghiệp với nhau: Trong quá trình trò chuyện thì mọi người trong công ty sẽ trao đổi thông tin với nhau, không chỉ là công việc
mà còn có thể hỏi han, tâm sự Bên cạnh đó, việc giao tiếp nội bộ còn giúp các nhân viên gắn kết với nhau hơn, không chỉ đồng nghiệp mà còn cấp trên và cấp dưới Từ đó thì mọi người dễ dàng làm việc với nhau và tạo nên hiệu quả cao trong công việc
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: Nhân viên là nguồn lực của công ty và cũng là cầu nối giữa công ty với khách hàng Giao tiếp là cách giữ chân nhân viên, giúp họ có động lực làm việc Khi các nhân viên giao tiếp hiệu quả với nhau thì tinh thần làm việc cũng được nâng cao hơn Đồng thời còn giúp cho nhân viên tự tin chia sẻ quan điểm và đưa ra ý kiến bổ ích cho doanh nghiệp Ngoài ra, việc giao tiếp trong nội bộ tốt còn giúp nhân viên trở nên cầu tiến hơn
Ví dụ: Khi nhân viên làm sai, sếp biết cách nhận xét để chỉ ra lỗi lầm của nhân viên đó một cách tốt nhất thì nhân viên này cũng sẽ dễ tiếp thu và cố gắng hơn cho lần sau
- Xây dựng môi trường, văn hoá doanh nghiệp lành mạnh: Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ của doanh nghiệp chính là cơ sở tạo nên nét văn hóa riêng của doanh nghiệp Nếu như kỹ năng giao tiếp trong nội bộ của các nhân viên hay lãnh đạo trong một công ty tốt và tích cực thì cũng mang lại môi trường, văn hóa lành mạnh cho công ty Ví dụ: Tập đoàn Vingroup là một trong những tập đoàn lớn tại Việt Nam Một trong những yếu tố thành công của Vingroup chính
là việc kết nối tốt giữa doanh nghiệp với khách hàng và nội bộ Không chỉ biết giữ chân khách hàng mà họ còn có những chính sách đãi ngộ tốt với nhân viên,
đó cũng được coi là cách giao tiếp giữa doanh nghiệp với nội bộ
Như vậy, để việc giao tiếp trong nội bộ doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi
và có hiệu quả thì doanh nghiệp cần thực hiện những công việc sau:
- Phân tích đối tượng nhận tin
- Xác định mục tiêu của việc truyền thông tin
- Xác định công cụ truyền tin
- Xây dựng nội dung thông tin
- Xác định phương pháp truyền tin
- Đo lường kết quả
Trang 92.3 Kỹ năng giao tiếp trong nội bộ
2.3.1 Giao tiếp với cấp trên
Sự cạnh tranh trong môi trường làm việc chưa bao giờ là điều dễ dàng Có những người làm rất nhiều năm nhưng vẫn dậm chân tại chỗ, trong khi những người mới vào được lại thăng chức được nhanh chóng
Trên thực tế, để làm được việc đó thì cần phải nắm vững kỹ năng giao tiếp với sếp và nghệ thuật cư xử trong hành động, lời nói cũng như có thể nhận được sự tin tưởng tuyệt đối từ cấp trên:
● Nhận thức được tâm lý của cấp trên
Để nhận thức được tâm lý của cấp trên, chúng ta cần có được đầu tiên là kỹ năng quan sát Chỉ khi chú ý quan sát đến những hành động, cử chỉ dù là nhỏ nhất của cấp trên thì chúng ta mới có cơ sở để phân tích tâm lý cấp trên Tiếp đến, chúng ta cần quan tâm đến những vấn đề mang tính cá nhân như là quan điểm của cấp trên về một vấn đề nào đó, xu hướng hành động của họ trong các tình huống, những điều cấm kỵ không nên làm đối với cấp trên hoặc những sở thích của họ
Ví dụ: Cấp trên là một người yêu thích và có nuôi động vật, vào sinh nhật của họ thì
chúng ta có thể tặng những món quà liên quan đến thú cưng như là hạt đồ ăn, quần áo thú cưng…
● Phát triển độ tin cậy của cấp trên đối với mình
Cách để cho cấp trên có sự tin cậy đối với mình đó chính là phải luôn nói sự thật, tránh nói dối, không đúng sự thật cho dù vì bất kỳ mục đích gì Ngoài ra, để có được sự tin cậy của cấp trên thì chúng ta còn phải cố gắng làm tốt nhất có thể các công việc được giao, tránh những sai sót dù nhỏ nhất, vì những lỗi sai đó dù không nghiêm trọng nhưng cũng có thể thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp
Ví dụ: Lỗi sai khi đánh máy trong một bản hồ sơ nộp cho cấp trên, có thể lỗi sai đó
không gây ảnh hưởng đến lợi ích của công ty nhưng vẫn gây cho người đọc cảm giác khó chịu và người đọc có thể đánh giá nhân viên đó là người không cẩn thận
● Nói về chuyện quan trọng, tránh chuyện vặt vãnh
Khi giao tiếp với cấp trên, cần nói đúng vào trọng tâm, tránh lan man và càng không nên nói quá nhiều vấn đề vặt vãnh Dù mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới thực chất cũng có thể gọi là đồng nghiệp, tuy nhiên khi cấp dưới giao tiếp với cấp trên cũng cần có một giới hạn nhất định về mức độ thân thiết, điều đó là cần thiết để tạo nên
6
Trang 10một môi trường làm việc nghiêm túc, đem lại hiệu quả cao Để có thể làm được điều này, chúng ta cần phải giữ tập trung, không suy nghĩ đến những vấn đề khác ngoài chủ
đề chính mà chúng ta cần trao đổi với cấp trên Ngoài ra, để tránh nói những chuyện vặt vãnh và tập trung vào chuyện quan trọng thì chúng ta cũng phải cần giữ thái độ chuyên nghiệp, tác phong phù hợp với môi trường làm việc
Tóm lại, có thể thấy khi giao tiếp thông minh và hiệu quả với cấp trên, bạn có thể xây dựng được một mối quan hệ tốt đẹp với họ Điều này sẽ giúp cho việc làm việc hàng ngày được suôn sẻ hơn và tạo ra một môi trường làm việc tích cực hơn Việc bạn duy trì cách nói chuyện với cấp trên này sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực Thể hiện rằng bạn là người thông minh, biết cách “đối nhân xử thế” Đồng thời việc biết cách giao tiếp khôn khéo sẽ tạo được sự cảm mến và tin tưởng từ sếp Từ đó, công việc của bạn sẽ được thuận lợi và thăng tiến hơn nhiều
2.3.2 Giao tiếp đồng nghiệp
Người gắn kết với chúng ta nhiều nhất trong công việc chính là những đồng nghiệp “Một con én không làm nên mùa xuân”, một mình bạn không thể đảm nhận mọi nhiệm vụ trong cùng một dự án Do vậy, tầm quan trọng của làm việc nhóm luôn được đề cao Xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp giúp bạn thuận lợi hơn trong quá trình trao đổi công việc, không chỉ học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ mà ngay
cả khi bạn cần giúp đỡ, đồng nghiệp cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn
Học cách giao tiếp tốt với đồng nghiệp vừa tạo môi trường làm việc thoải mái, vừa nâng cao hiệu suất làm việc Dưới đây là những cách giao tiếp với đồng nghiệp hiệu quả, bất cứ ai cũng mong muốn phát triển, nâng tầm những kỹ năng này thành tố chất cho riêng mình:
● Làm cho người khác cảm thấy họ quan trọng
Để người khác cảm thấy họ quan trọng, điều đầu tiên mà chúng ta cần phải làm
đó chính là thể hiện sự tôn trọng đối với họ Việc tôn trọng đó thể hiện qua nhiều khía cạnh trong lúc giao tiếp với nhau Đó có thể là việc bạn luôn lắng nghe một cách đầy
đủ và cố gắng hiểu được quan điểm của người đối diện Hoặc thậm chí việc chúng ta không xâm phạm đến đời sống cá nhân của người khác thì đó cũng là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với họ
Ngoài ra, để cho đồng nghiệp cảm thấy họ quan trọng, hãy cố gắng nhớ ngày sinh nhật hoặc một dịp kỷ niệm có ý nghĩa đối với họ và gửi tặng họ một món quà kèm theo lời chúc, điều đó sẽ mang lại cho người nhận quà cảm giác họ có một vị trí nhất định