Trong tác phẩm “The Pianist’s guide to Transcriptions, Arangements, and Paraphrases” của Maurice Hinson 1930-2015[105], có rất nhiều ý kiến của các nhà chuyên môn xoay quanh vấn đề chuyể
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
CHUYỂN SOẠN TÁC PHẨM PIANO KINH VIỆN
CHO PIANO NHẠC NHẸ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC
TP Hồ Chí Minh – Năm 2022
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
NHẠC VIỆN TP HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG HOA
CHUYỂN SOẠN TÁC PHẨM PIANO KINH VIỆN
CHO PIANO NHẠC NHẸ
Ngành: Âm nhạc học
Mã số ngành: 62210201 Phản biện độc lập 1:
Phản biện độc lập 2:
Phản biện 1:
Phản biện 2:
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.NGND HOÀNG CƯƠNG
TP Hồ Chí Minh – Năm 2022
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam kết luận án Chuyển soạn tác phẩm piano kinh viện cho piano nhạc
nhẹ là nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án không
trùng lặp và chưa từng đượ công bố trong bất kỳ công trình nào khác
TP Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2022
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Phương Hoa
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.NGND Hoàng Cương, người đã hướng dẫn trực tiếp và luôn đồng hành cùng tôi suốt khóa đào tạo nghiên cứu sinh
Trân trọng cảm ơn các nhà nghiên cứu, giáo sư, nghệ sĩ, tác giả đã có những công trình nghiên cứu đi trước mà tôi sử dụng làm tài liệu tham khảo Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm và tạo mọi điều kiện của Ban Giám đốc Nhạc viện TP Hồ Chí Minh, quý Thầy Cô, các Anh Chị Em, Bạn bè Đồng nghiệp luôn khích lệ, động viên và là nguồn động lực để tôi có thể hoàn thành luận án
Tôi xin trân trọng cảm ơn
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
3 Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14
4 Giả thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu 16
5 Kết quả đóng góp của luận án 17
6 Kết cấu và quy cách trình bày luận án 18
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 20
1.1 Chuyển soạn (Transcription) và các khái niệm liên quan 21
1.1.1 Chuyển soạn- Transcription 21
1.1.2 Biên soạn- Arrangement 24
1.1.3 Diễn dịch - Paraphrase 27
1.1.4 Chuyển biên – Cover 28
1.1.5 Khái niệm chuyển soạn tại Việt Nam 29
1.2 “Nhạc kinh viện”, “nhạc nhẹ” và quan điểm nhạc nhẹ ở Việt Nam 33 1.2.1 Nhạc kinh viện 33
1.2.2 Nhạc nhẹ 35
1.2.3 Một số đặc điểm của tác phẩm nhạc nhẹ 40
1.2.4 Quan điểm về “nhạc nhẹ” ở Việt Nam 43
1.3 Nhạc nhẹ Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển 46
1.3.1 Quá trình du nhập âm nhạc Tây Âu vào âm nhạc Việt Nam 46
1.3.2 Nhạc nhẹ trong môi trường đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp 48
Tiểu kết chương 1 50
Trang 6CHƯƠNG 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TÁC PHẨM CHUYỂN SOẠN
CHO PIANO NHẠC NHẸ 52
2.1 Một số thể loại âm nhạc thường vận dụng khi chuyển soạn tác phẩm piano kinh viện cho piano nhạc nhẹ 53
2.1.1 Thể loại Pop- Ballad 53
2.1.2.Thể loại Swing, Ragtime 55
2.2 Tác phẩm piano chuyển soạn pha trộn các thể loại 59
2.3 Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn hình thức âm nhạc 62
2.3.1 Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên hình thức-cấu trúc nhưng thay đổi về phương cách trình diễn, thể hiện 62
2.3.2 Tác phẩm chuyển soạn có sự rút gọn về cấu trúc âm nhạc 64
2.3.3 Tác phẩm chuyển soạn có sự mở rộng về cấu trúc âm nhạc 68
2.4 Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn về nhịp điệu và tiết tấu 71
2.4.1 Tác phẩm chuyển soạn có sự thay đổi số chỉ nhịp 72
2.4.2 Tác phẩm chuyển soạn có sự thay đổi tiết tấu âm hình phần đệm 73
2.5 Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn chủ đề âm nhạc 76
2.5.1 Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên giai điệu chính 76
2.5.2 Tác phẩm chuyển soạn có thay đổi giai điệu chính 77
2.6 Tác phẩm chuyển soạn dưới góc nhìn hòa âm 79
2.6.1 Tác phẩm chuyển soạn giữ nguyên hòa âm của nguyên bản 80
2.6.2 Tác phẩm chuyển soạn có thêm màu sắc hòa âm đặc trưng của thể loại 81
Tiểu kết chương 2 84
Trang 7CHƯƠNG 3: TÁC PHẨM PIANO CHUYỂN SOẠN THEO PHONG CÁCH NHẠC NHẸ TRONG BIỂU DIỄN VÀ ĐÀO TẠO CHUYÊN NGHIỆP 3.1 Các tác phẩm Piano chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ trong biểu diễn 87
3.1.1 Cấu trúc hình thức phổ biến trong các tác phẩm piano chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ 87 3.1.2 Kỹ thuật diễn tấu Piano trong tác phẩm chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ 90
3.2 Các tác phẩm Piano chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ trong đào tạo tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 103
3.2.1 Thực trạng đào tạo và giảng dạy tác phẩm Piano kinh viện chuyển soạn cho Piano nhạc nhẹ tại Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh 103 3.2.2 Các đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo và biểu diễn tác phẩm piano chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ tại Việt Nam 106
Tiểu kết chương 3 117
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 121 NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
126
TÀI LIỆU THAM KHẢO 127
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT CÁC TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Không thể biết chính xác nghệ thuật chuyển soạn lại tác phẩm ra đời từ lúc nào, bởi đó là một quá trình phát triển tự nhiên Chuyển soạn đã có từ rất lâu, có thể bắt đầu từ thời kỳ của J.S Bach (1685-1750), theo những tài liệu lịch sử âm nhạc phương Tây, sau đó phát triển mạnh vào thời kỳ của F Liszt (1811-1886), F Busoni (1866-1942), M Ravel (1875-1937) và tiếp tục đến ngày hôm nay Vào thế kỷ XIX, tác phẩm chuyển soạn luôn được trình diễn và
là một phần không thể thiếu trong các buổi biểu diễn của các nghệ sĩ nổi tiếng
Trong tác phẩm “The Pianist’s guide to Transcriptions, Arangements,
and Paraphrases” của Maurice Hinson (1930-2015)[105], có rất nhiều ý kiến
của các nhà chuyên môn xoay quanh vấn đề chuyển soạn, biên soạn lại tác phẩm âm nhạc: Theo Egon Petri (1881-1962) [105, tr.ix], một trong những nghệ
sĩ nổi tiếng chuyên biểu diễn các tác phẩm chuyển soạn, ông cho rằng: “…tác
phẩm chuyển soạn nên được xem là phần thêm vào cho tác phẩm, không phải
là việc tái tạo lại bản gốc bằng phương tiện thể hiện khác …” Nghệ sĩ Piano
người Mỹ, Earl Wild (1915-2010) tuyên bố [105, tr.ix],: “Miễn là có những
nhạc sĩ có thể sáng tạo, ứng tấu, hình dung được phần nền của tác phẩm và phổ nhạc, nghệ thuật chuyển soạn sẽ vẫn vượt thời gian…”
Xu hướng “nhạc nhẹ hóa” các tác phẩm hàn lâm đã được thực hiện khá
phổ biến trên khắp thế giới và được nhắc đến như một phong cách, “một thể
loại” âm nhạc nhẹ nhàng, “nửa kinh viện” (semi classic) Khi nhắc đến thể loại
này, người ta thường liên tưởng đến các nhạc sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng như Paul Mauriat, Oliver Toussant (1943), Gerard Salesses (1949), Regis Dupré (1950), Richard Clayderman (1953)… Với kỹ thuật sáng tác điêu luyện, phong cách trình diễn lôi cuốn, họ đã đưa các tác phẩm kinh viện như Sonata No 14 chương
1 “Moonlight”- Beethoven, Nocturne Opus 9, No 2 - F.Chopin, Arabesque- C.Debussy, Love Dream (Liebestraum)- F.Liszt, Piano Concerto No 1-
Trang 10Tchaikovsky, Hungarian Dances No 5- J Brahms, Symphony No 40- A.W.Mozart v.v… đến với công chúng nhưng mang một màu sắc mới, phong cách mới, nhẹ nhàng hơn, ấn tượng hơn Các tác phẩm này đã được công chúng đón nhận một cách nồng nhiệt, nó trở thành những bản nhạc quen thuộc và phổ biến trong đời sống tinh thần của mọi người Bên cạnh đó, không chỉ có những tác phẩm được chuyển soạn theo phong cách nhẹ nhàng trữ tình như Pop, ballade, Waltz các thể loại Ragtime, Blues Jazz, Swing cũng được sử dụng rất nhiều trong chuyển soạn từ các tác phẩm kinh viện như Sonatina- Muzio Clementi; Etude G-flat major, No.2, Op.10 (Etude Butterfly)- Chopin, Waltz
No 2, Op.64 (Waltz Chopin- Jazzy Waltz in A minor) - Chopin; Turkish March (Fantasy on Mozart) - W.A Mozart
Đời sống âm nhạc ở Việt Nam hiện nay với sự mở rộng giao lưu văn hóa cũng như phương tiện truyền thông đã giúp con người tiếp xúc với nhiều thể loại nhạc trên thế giới và nhạc “bán cổ điển”, nhạc Jazz, Pop, Rock là những thể loại rất được công chúng ưa chuộng Có thể nói, chuyển soạn lại tác phẩm
âm nhạc kinh viện là một trong những cách thức khoác một chiếc áo mới cho tác phẩm, đưa thể loại âm nhạc mang tên “hàn lâm” đến với công chúng một cách đơn giản hơn, giúp họ dễ dàng tiếp cận thể loại nhạc bác học này, từ đó nâng dần thẩm mỹ âm nhạc và trình độ thưởng thức nghệ thuật Bên cạnh đó,
xu hướng học và trình diễn nhạc nhẹ ở Việt Nam ngày càng phát triển, số người biết đàn Piano gia tăng rất nhanh chóng và những bài bản Piano nhạc nhẹ trở thành “bài tủ” cho bất cứ ai yêu thích nhạc cụ này dù mới bước vào học, trình diễn đàn Trình diễn Piano theo phong cách nhạc nhẹ còn mang tính tự phát, tự học, và số bài bản Piano thuộc thể loại nhạc nhẹ cũng không nhiều nên những bài bản Piano thuộc các trường phái âm nhạc kinh viện chuyển soạn thành Piano nhạc nhẹ nhanh chóng trở thành những bài được nhiều người học lựa chọn Mặt
Trang 11dàn nhạc giao hưởng trên thế giới đã chuyển soạn, biểu diễn hình thức này như nghệ sĩ Bomin Park, Juya Wang, dàn nhạc Nova Philhamony, Berliner Philhamony, nhóm tứ tấu Paul Joseph,
Từ những nhu cầu trên, giảng dạy và biểu diễn tác phẩm Piano cổ điển chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ dần trở nên phổ biến trong đời sống âm nhạc trong và ngoài nước Nhưng trong thực tế, hệ thống bài vở, cách diễn tấu
sử dụng trong đào tạo và biểu diễn chính qui, phương pháp giảng dạy tác phẩm chuyển soạn, phương pháp hướng dẫn học sinh khả năng chuyển soạn tác phẩm piano kinh viện theo phong cách piano nhạc nhẹ (dù ở mức độ cơ bản)… vẫn chưa có một nghiên cứu đầy đủ
Tại Việt Nam, danh từ “nhạc nhẹ” thường khiến người ta liên tưởng đến lối đàn tự do, ngẫu hứng Người nghệ sĩ trình diễn trong các ban nhạc thường
tự học qua băng đĩa, sao chép lại cách diễn tấu, học qua bạn bè và trở thành người biểu diễn một cách “nhanh chóng” cùng với năng khiếu của mình Mặt khác, khi tiếp cận các bản chuyển soạn, nhiều nghệ sĩ biểu diễn, hoặc người học có thể không truyền tải được hết tinh thần, nội dung ban đầu như ý định của nhạc sĩ sáng tác và người dạy nếu không có sự đầu tư nghiêm túc về chuyên môn có thể đưa người học đi theo xu hướng “nghiệp dư hoá”, quần chúng hoá
âm nhạc kinh viện Do vậy, rất cần thiết có những nghiên cứu nghiêm túc về các tác phẩm chuyển soạn, nhất chuyển soạn từ các tác phẩm kinh viện
Nắm bắt được nhu cầu trong đời sống âm nhạc hiện nay, Nhạc viện Thành phố Hồ Chí Minh đã thành lập khoa Nhạc nhẹ và Âm nhạc công nghệ nay là khoa Jazz - Pop - Rock và Công nghệ âm nhạc (CNAN) với định hướng phát triển âm nhạc công nghệ (Technology Music) và nhạc nhẹ (Popular Music) Ngoài nhiệm vụ là cơ sở đào tạo chính qui, Nhạc viện là nơi nghiên cứu, có những sáng tạo, hoàn thiện chương trình đào tạo nói chung và cho khoa Jazz-Pop-Rock và Âm nhạc Công nghệ nói riêng nhằm tạo nên sản phẩm nghiên cứu, hệ thống lại, quy chuẩn lại những kiến thức, “học thuật hóa” những
Trang 12vấn đề ứng dụng, để đáp ứng nhu cầu học tập của đơn vị cũng như định hướng thẩm mỹ cho nhu cầu âm nhạc giải trí của xã hội Vì vậy, nghiên cứu về tác phẩm piano kinh viện chuyển soạn theo phong cách nhạc nhẹ (nhằm mục đích giảng dạy) là điều hết sức cần thiết
Chuyển soạn lại tác phẩm kinh viện là một trong những cách thức nhanh, gọn và hiệu quả để đem âm nhạc hàn lâm đến với công chúng phải chăng, là một hướng nghiên cứu, vừa đáp ứng nhu cầu xã hội, quy chuẩn hóa, học thuật hóa, chuyên môn hóa đồng thời là để hình thành một môn học cần thiết cho học sinh, sinh viên khoa Jazz Pop-Rock và CNAN Chính những yếu tố cũng như
ý nghĩa thực tiễn cho công việc biểu diễn, đào tạo và giáo dục âm nhạc hiện
nay, chúng tôi chọn đề tài: “CHUYỂN SOẠN TÁC PHẨM PIANO KINH VIỆN
CHO PIANO NHẠC NHẸ”
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tìm hiểu việc chuyển soạn các tác phẩm piano kinh viện cho piano nhạc nhẹ, cũng như phương pháp hướng dẫn học sinh tự chuyển soạn các tác phẩm piano kinh viện ở mức độ cơ bản trong chương trình giảng dạy của các trường
âm nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam đến nay hầu như chưa được quan tâm Hiện vẫn chưa có tài liệu, nghiên cứu cũng như đề tài, luận án nào tập trung vào vấn đề này
Một số văn bản về lĩnh vực chuyển soạn tác phẩm piano kinh viện cho piano nhạc nhẹ đã được công bố, bao gồm:
2.1 Tác phẩm chuyển soạn (văn bản âm nhạc)
Việc chuyển soạn lại từ tác phẩm kinh viện để cho ra đời những tác phẩm mới mẻ, đa dạng, phong phú về chất liệu đã đem đến cho người nghe những cảm xúc mới, những trải nghiệm mới góp phần làm phong phú thêm kho tàng
âm nhạc của nhân loại Piano là loại nhạc cụ có khả năng diễn tấu linh hoạt, vì
Trang 13nhà soạn nhạc, do đó số lượng tác phẩm Piano được chuyển soạn lại cũng chiếm
ưu thế hơn
Ở các nước, việc đưa các tác phẩm Piano kinh viện chuyển soạn thành tác phẩm Piano mang phong cách mới vào các trường âm nhạc đã dần phổ biến hơn trước Những văn bản âm nhạc được luận án sử dụng để khảo sát, phân tích, hệ thống… các vấn đề về tác phẩm Piano chuyển soạn, đồng thời cũng thể hiện sự phân loại, quan điểm phân loại của các tác giả, nhà xuất bản uy tín về các tác phẩm Piano nhạc nhẹ Nhiều văn bản âm nhạc, bộ sách tập hợp những tác phẩm loại này đã được xuất bản, đơn cử như:
• Bộ sách “Classical Jazz, Rags & Blues” của Martha Mier [172] gồm 4
quyển là tập hợp các bài Piano chuyển soạn thuộc các thể loại Jazz, Rags và Blues Sách được phân chia theo trình độ cho người học một cách rõ ràng từ dễ đến khó
• “Easy Piano Classics”- James Bastien [158] và “The library of easy
Piano favorites” - Hal Leonard Corporation [178] bao gồm những tác phẩm cổ
điển từ thời kỳ cổ điển và lãng mạn, được chuyển soạn theo hướng “đơn giản” hơn (easy), nhằm mục đích mang âm nhạc kinh viện đến gần với công chúng
Tchaikovsky and others - Transcribed for Piano”(2014) của Nhà xuất bản
Dover [162] là tập sách in các tác phẩm rất quen thuộc đối với người học nhạc của các nhà soạn nhạc lớn như Johann Sebastian Bach, Franz Schubert do Carl Tausig, Theodor Leschetizky và những nhạc sĩ nổi tiếng khác chuyển soạn lại dựa trên hình thức cấu trúc của tác phẩm cổ điển
• “The Greatest Collection of Richard Clayderman” Nhà xuất bản trẻ
2002 [179]“Richard Clayderman Piano Solo Best Collection” Jairo Music, Inc
[181] là những tuyển tập các tác phẩm sáng tác của Olivier Toussaint, Gerad Salesses và Paul Senneville (cùng một số tác phẩm piano chuyển soạn) viết cho Richard Clayderman và đã tạo nên tên tuổi của người nghệ sĩ này
Trang 14Một số tài liệu cá nhân hoặc tài liệu được sử dụng tại các Trung tâm âm nhạc là các tiểu phẩm viết cho Piano nhạc nhẹ được phổ biến, sao chép từ những tài liệu nước ngoài hoặc thậm chí ký âm từ các băng đĩa nước ngoài mang tính
tự phát, đôi khi có nêu những kinh nghiệm “chỉnh sửa”, thay đổi mang tính chủ quan của người dạy Hơn nữa, nhạc nhẹ, nhất là nhạc Jazz có tính ngẫu hứng rất cao Nhiều tác phẩm được nghệ sĩ chuyển soạn, trình bày ngay trong quá trình biểu diễn nên càng khó có bản phổ thu thập đầy đủ Một số văn bản âm nhạc là bản ký âm của học trò, người yêu âm nhạc nên độ chính xác chưa cao, chưa thể hiện được tác phẩm chuyển soạn như khi nó được ngẫu hứng trình diễn Đó cũng là lý do có nhiều tác phẩm chuyển soạn nhưng vẫn không có bản
ký âm
Tóm lại, các văn bản âm nhạc tác phẩm Piano độc tấu và các tác phẩm kinh viện đã được chuyển soạn lại cho Piano là nguồn tư liệu chính được nghiên cứu trong luận án Đây là những tác phẩm được xuất bản, giảng dạy trong các trường âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước, những tác phẩm được biểu diễn và quen thuộc với công chúng yêu nhạc Tuy nhiên, hầu như không
có tài liệu thuộc nội dung này trong nước
2.2 Những nghiên cứu về chuyển soạn tác phẩm Piano trong và ngoài nước:
• Những nghiên cứu ở nước ngoài
Trên thế giới, các tài liệu bàn về nghệ thuật chuyển soạn cũng như các
văn bản âm nhạc tác phẩm Piano được chuyển soạn lại rất phong phú như: “The
Pianist’s guide to Transcriptions, Arrangements and Paraphrases” (1973)
của giáo sư Maurice Hinson [105], tác giả đã thống kê, tập hợp các tác phẩm của các nhạc sĩ được chuyển soạn hoặc biên soạn Qua đó người đọc có thể biết được nguồn gốc ban đầu của tác phẩm vì có những tác phẩm rất quen thuộc đối với người nghe nhưng lại là tác phẩm đã được nhiều nhạc sĩ chuyển soạn, biên