BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH TRẦN THỊ LAN CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRẦN THỊ LAN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2018
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
TRẦN THỊ LAN
CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 62.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS,TS ĐINH XUÂN HẠNG
2 TS ĐÀM MINH ĐỨC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của riêng tôi Các số liệu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả của Luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình khoa học nào
Tác giả luận án
Trần Thị Lan
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ……… … … i
MỤC LỤC ……….……ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ………… …… v
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH VẼ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ viii
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án 2
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2
2.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 5
2.2 Tổng hợp các kết quả chủ yếu từ các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án 9
2.3 Khoảng trống trong các nghiên cứu liên quan đến Luận án 9
2.4 Những vấn đề đặt ra cho việc nghiên cứu của Luận án 10
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 11
4.1 Đối tượng nghiên cứu 11
4.2 Phạm vi nghiên cứu 11
5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12
6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 12
7 NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 13
8 KẾT CẤU LUẬN ÁN 14
CHƯƠNG 1.CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.1 HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN VÀ CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15
1.1.1 Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 15
1.1.2 Cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 17
Trang 51.2 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI 27
1.2.1 Khái niệm 27
1.2.2 Ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong hoạt động kinh doanh đối với ngân hàng thương mại 28
1.2.3 Phương thức chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 29 1.2.4 Nội dung chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 37
1.2.5 Tiêu chí đánh giá chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 42
1.2.6 Nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của ngân hàng thương mại 52
1.3 KINH NGHIỆM CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, BÀI HỌC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 57
1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại 57
1.3.2 Bài học đối với ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 61
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 64
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 65
2.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 65
2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển 65
2.1.2 Đặc điểm hoạt động 66
2.1.3 Mô hình tổ chức của Vietinbank 67
2.1.4 Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh 69
2.2 THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 75
2.2.1 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank xét theo tiêu chí qui mô 75 2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam xét theo tiêu chí chất lượng 107 2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM114
Trang 62.3.1 Những kết quả đạt được 114
2.3.2 Một số tồn tại và nguyên nhân 119
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 132
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 133
3.1 QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2025 133
3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của VietinBank 133
3.1.2 Quan điểm về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank 136
3.1.3 Định hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank 138
3.2 GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU SỬ DỤNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 140
3.2.1 Các giải pháp chủ yếu 140
3.2.2 Các giải pháp hỗ trợ 163
3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 171
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan 171
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 175
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 179
KẾT LUẬN 180
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ix
TÀI LIỆU THAM KHẢO xi
PHỤ LỤC xix
Trang 7DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ALM
ALCO
AMC
Agribank
BĐS
BIDV
BT
BOT
CAR
CK
CSTT
DMCV
DNNN
DNNQD
DNNVV
DPRR
DTBB
GTCG
HĐQT
KBNN
KHCN
KHDN
LDR
LNST
NCS
NHBL
NHTM
NHTMNN
NHTMCP
Quản lý tài sản Có, tài sản Nợ
Ủy ban quản lý tài sản Có, tài sản Nợ Asset Management Company - Công ty quản lý tài sản Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Việt Nam Bất động sản
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư & Phát triển Việt Nam Xây dựng - chuyển giao
Xây dựng - vận hành - chuyển giao Capital Adequacy Ratio - Hệ số an toàn vốn tối thiểu Chứng khoán
Chính sách tiền tệ Danh mục cho vay Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài quốc doanh Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dự phòng rủi ro
Dự trữ bắt buộc Giấy tờ có giá Hội đồng quản trị Kho bạc Nhà nước Khách hàng cá nhân Khách hàng doanh nghiệp
Tỷ lệ cho vay/nguồn vốn huy động tiền gửi Lợi nhuận sau thuế
Nghiên cứu sinh Ngân hàng bán lẻ Ngân hàng thương mại Ngân hàng thương mại Nhà nước Ngân hàng thương mại cổ phần
Trang 8NĐ
NNoNT
NVCSH
NVHĐ
QĐ
RAROC
RRHĐ
RRLS
RRTD
RRTK
QLRR
QTRR
SHB
TCTD
T-DH
TGKKH
TNHH MTV
TPDN
TSCĐ
TSC
TSN
TT
TTCK
TTLNH
TTTC
TTTT
XHTDNB
UBGSTCQG
VAMC
VĐL
Vietinbank
Vietcombank
Nghị định Nông nghiệp, nông thôn Nguồn vốn chủ sở hữu Nguồn vốn huy động Quyết định
Thu nhập tính đến rủi ro/vốn Rủi ro hoạt động
Rủi ro lãi suất Rủi ro tín dụng Rủi ro thanh khoản Quản lý rủi ro Quản trị rủi ro Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Hà nội
Tổ chức tín dụng Trung - dài hạn Tiền gửi không kỳ hạn Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Trái phiếu doanh nghiệp
Tài sản cố định Tài sản Có Tài sản Nợ Thông tư Thị trường chứng khoán Thị trường liên ngân hàng Thị trường tài chính Thị trường tiền tệ Xếp hạng tín dụng nội bộ
Ủy ban giám sát Tài chính Quốc gia Công ty quản lý tài sản của TCTD Vốn điều lệ
Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tỷ lệ LDR theo quy định của một số nước 48
Bảng 1.2 ROE và RAROC đối với khoản cho vay của ANZ 59
Bảng 1.3 Khẩu vị rủi ro của BIDV năm 2016 61
Bảng 2.1 Cơ cấu sử dụng vốn và độ lệch tỷ trọng các loại tài sản so năm trước của Vietinbank 76
Bảng 2.2 Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại VietinBank 80
Bảng 2.3 Cơ cấu ngân quỹ và độ lệch tỷ trọng các khoản mục so năm trước tại Vietinbank 82
Bảng 2.4 Hệ số Dmnq và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu ngân quỹ Knq 84
Bảng 2.5 Giới hạn cho vay tại Vietinbank 85
Bảng 2.6 Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng và độ lệch tỷ trọng các khoản mục so với năm trước 87
Bảng 2.7 Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối tượng KH 88
Bảng 2.8 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành nghề và độ lệch tỷ trọng các khoản mục 90
Bảng 2.9 Hệ số, tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo ngành và lĩnh vực 92
Bảng 2.10 Cơ cấu dư nợ cho vay theo thời hạn và độ lệch tỷ trọng 93
Bảng 2.11 Hệ số và tỷ lệ chuyển dịch cơ cấu dư nợ theo thời hạn 94
Bảng 2.12 Cơ cấu đầu tư xét theo hình thức và mục đích tại Vietinbank 99
Bảng 2.13 Giá trị vốn đầu tư của Vietinbank vào các công ty con 102
Bảng 2.14 Hệ số chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hình thức và mục đích 103
Bảng 2.15 Cơ cấu chứng khoán kinh doanh, đầu tư theo chủ thể phát hành tại Vietinbank 104
Bảng 2.16 Hệ số chuyển dịch cơ cấu CK theo chủ thể phát hành 106
Bảng 2.17 Các chỉ số thanh khoản của Vietinbank 110
Bảng 2.19 Tỷ trọng dư nợ cho vay/tổng tài sản của 4 NHTM lớn 120
DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Vietinbank 68
Hình 3.1 Mô hình chiến lược kinh doanh SWOT 141
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Qui mô và tốc độ tăng trưởng NVCSH tại Vietinbank 70
Biểu đồ 2.2 Qui mô và tốc độ tăng trưởng NVHĐ tại Vietinbank 71
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu NVHĐ theo hình thức tại Vietinbank 72
Biểu đồ 2.4 Qui mô và tốc độ tăng trưởng tài sản tại Vietinbank 72
Biểu đồ 2.5.Thị phần cho vay của Vietinbank và các NHTM Việt Nam 73
Biểu đồ 2.6 Qui mô và tốc độ tăng LNST của Vietinbank 74
Biểu đồ 2.7 ROA và ROE của Vietinbank giai đoạn 2008-2016 74
Biểu đồ 2.8 Lãi phải thu và tỷ trọng lãi phải thu/tổng TSC sinh lời 79
Biểu đồ 2.9 Cơ cấu cho vay theo loại tiền tại Vietinbank 96
Biểu đồ 2.10 Cơ cấu cho vay theo hình thức ……… … 97
Biểu đồ 2.11 Cơ cấu chứng khoán đầu tư theo thời hạn 106
Biểu đồ 2.12 Chuyển dịch cơ cấu TSC theo hệ số rủi ro tại Vietinbank 108
Biểu đồ 2.13 Hệ số CAR của Vietinbank từ 2008-2016 109
Biểu đồ 2.14 Tỷ lệ thu nhập lãi/tổng thu nhập của Vietinbank và một số NHTM có vốn Nhà nước 112
Trang 11LỜI NÓI ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHTM là trung gian tài chính chủ lực trên thị trường với hoạt động chủ yếu là nhận tiền gửi, sử dụng để cho vay đối với khách hàng trong nền kinh tế quốc dân Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, vốn là tiền đề cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Việc phân bổ, sử dụng vốn có hiệu quả thể hiện sự đúng đắn của nhà quản trị ngân hàng trong việc đưa ra các quyết định đầu tư Tối đa hóa lợi nhuận và đảm bảo an toàn trong hoạt động là mục tiêu hàng đầu của mỗi NHTM Tuy nhiên, mục tiêu này luôn là bài toán khó giải nhất là trong điều kiện môi trường kinh doanh ngân hàng ngày càng diễn biến phức tạp như hiện nay Trong quá trình hoạt động, NHTM luôn mong muốn cơ cấu sử dụng vốn chuyển dịch theo hướng hợp lý Theo đó sẽ hình thành được một cơ cấu tài sản tối ưu hóa tương quan giữa mục tiêu khả năng sinh lời với mục tiêu đảm bảo an toàn trong hoạt động
mô vốn điều lệ lớn nhất, qui mô tài sản lớn thứ hai trong toàn hệ thống, giữ vai trò trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam Từ một ngân hàng chuyên doanh, chuyên cung cấp dịch vụ tiền tệ tín dụng cho ngành công nghiệp, thương mại thì hiện nay Vietinbank đã thành một ngân hàng hoạt động đa năng, cung cấp dịch vụ tài chính - ngân hàng cho mọi chủ thể trong nền kinh tế Các hình thức sử dụng vốn của Ngân hàng được đa dạng hóa Đồng thời, Ngân hàng đã đang thực hiện tái cơ cấu toàn diện mọi mặt hoạt động, chú trọng và quan tâm nhiều hơn đến công tác quản trị điều hành Chiến lược kinh doanh của Vietinbank hướng tới trong hoạt động sử dụng vốn là: đa dạng hóa và chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh Vietinbank đã ban hành nhiều chính sách, thực hiện nhiều biện pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn nói chung, cơ cấu cho vay và đầu tư nói riêng Quá trình đó dần thực hiện chủ động, đem lại được một số kết quả nhất định: hình thành danh mục tài sản đa dạng hơn, cơ cấu cho vay, đầu tư của Ngân hàng phù hợp với xu hướng phát triển và đáp ứng nhu cầu của xã hội, góp phần
Trang 12nâng cao hiệu quả kinh doanh Tuy nhiên, khi nghiên cứu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank vẫn còn một số vấn đề đáng quan tâm như: cơ cấu sử dụng vốn của Ngân hàng vẫn tập trung vào hoạt động truyền thống, rủi ro do cơ cấu cho vay tập trung lớn, cơ cấu sử dụng vốn còn thể hiện nguy cơ mất cân đối, sự bất cân xứng với giữa cơ cấu tài sản với cơ cấu NVHĐ kéo tiềm ẩn rủi ro, chất lượng tài sản còn thấp,
Với mục đích hệ thống hóa, bổ sung và luận giải rõ hơn cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTM; Nghiên cứu thực tiễn chuyển dịch
cơ cấu sử dụng vốn tại Vietinbank; Đề xuất hệ thống giải pháp chuyển dịch cơ
cấu sử dụng vốn tại Vietinbank, NCS đã lựa chọn đề tài: “Chuyển dịch cơ cấu sử
dụng vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề
tài nghiên cứu Luận án Tiến sỹ của mình
2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến luận án
2.1.1 Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Chuyển dịch cơ cấu của đối tượng nghiên cứu nhất định đã được rất nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm Đối với lĩnh vực kinh tế - tài chính, khi nghiên cứu mức độ chuyển dịch cơ cấu, các tác giả sử dụng phương pháp phổ biến là so sánh cơ cấu đối tượng giữa các năm/giữa các giai đoạn Một phương pháp khác cũng được sử dụng để đo lường đó là phương pháp véc tơ hay còn gọi
là hệ số Cos - đây chính là phương pháp đại số tuyến tính để tính Cosin của góc giữa hai véc tơ đã được Linnemann (1996) đề cập khi thực hiện một nghiên cứu về thương mại quốc tế Sau đó được John Moore (1978) phát triển bằng cách sử dụng
hệ số Cosin để tính góc dịch chuyển giữa 2 cơ cấu Các nghiên cứu của nước ngoài liên quan đến đề tài gồm:
- Nghiên cứu của Raymond W.Goldsmith (1958) [83]: “Changes in Uses
and Sources of Fund by Financial Intermediaries” (Những thay đổi về nguồn vốn
và sử dụng vốn của các trung gian tài chính) Tác giả phân tích quá trình chuyển
dịch cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của hệ thống NHTM Mỹ giai đoạn năm 1900-1952 Trong đó tập trung phân tích chuyển dịch cơ cấu cho vay theo đối
Trang 13vay Phương pháp được sử dụng chủ yếu là phương pháp thống kê và phương pháp so sánh cơ cấu sử dụng vốn của các NHTM giữa các năm/giữa các giai đoạn Tác giả khẳng định: cơ cấu sử dụng vốn tại các NHTM Mỹ có sự dịch chuyển đáng kể trong mỗi giai đoạn phát triển của hệ thống ngân hàng và dịch chuyển lớn vào các giai đoạn chu kỳ kinh tế biến động
- Nghiên cứu của Dr.Gucharan Singh (2015) [74], “A study on structural
changes of Sheduled Commercial Public Sector Banks in India” (Một nghiên cứu
về chuyển dịch cơ cấu của các NHTM NN tại Ấn Độ) Tác giả tập trung phân tích
sự chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của các NHTMNN tại Ấn Độ giai đoạn
2005-2013 Sử dụng phương pháp phân tích Decomposition Measure, nghiên cứu đã
đo lường mức độ chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn của NHTMNN tại Ấn Độ giữa các năm liền kề Trong giai đoạn nghiên cứu, cơ cấu sử dụng vốn của các NHTMNN tại Ấn Độ có sự chuyển dịch lớn trong năm 2007-2008, năm
2008-2009 và năm 2011-2012 Tác giả kết luận: NHTW đóng vai trò quan trọng trong
việc làm thay đổi môi trường kinh doanh ngân hàng Sự thay đổi cấu trúc tài sản của NHTM do những chính sách hạn chế của NHTW, cùng với ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và những nhân tố từ phía khách hàng Đề
tài mới phân tích về qui mô chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn theo các hình thức
sử dụng vốn (ngân quỹ, cho vay, đầu tư và sử dụng vốn khác) của NHTMNN tại
Ấn Độ, chưa đề cập đến cơ sở lý luận về chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn, cũng như chưa phân tích sâu về thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng vốn trong nội
bộ từng hoạt động tại các Ngân hàng này
- Nghiên cứu của Sandra D Cooke (1997) [85], “Structural Change in
U.S Banking Industry: The Role of Information Technology” (Sự thay đổi cấu trúc trong ngành ngân hàng Mỹ: vai trò của công nghệ thông tin) Đề tài phân
tích ảnh hưởng của công nghệ thông tin tác động đến các mặt hoạt động ngân hàng trong đó có cơ cấu nguồn vốn và sử dụng vốn của NHTM Mỹ Số liệu phân tích từ 1960-1995, tỷ trọng tiền mặt và tiền gửi dự trữ của các NHTM Mỹ giảm đáng kể, tỷ trọng tài sản Có sinh lời và TSCĐ cũng có xu hướng tăng Trong nội
bộ cơ cấu cho vay có sự chuyển dịch theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế Cùng với
đó, xu hướng tăng tỷ trong các công cụ phái sinh trong cơ cấu tài sản của NHTM