Thực trạng về hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam .... ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG T
Trang 1I
MỤC LỤC
MỤC LỤC IDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IVDANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU VI
LỜI NÓI ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
2.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới 2
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước 3
2.3 Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa: 4
3 Mục đích nghiên cứu 6
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
4.1 Đối tượng nghiên cứu 6
4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Những điểm mới của Luận án 8
7 Kết cấu của luận án 8
CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ 9
1.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ 9
1.1.1 Quỹ đầu tư 9
1.1.2 Công ty quản lý quỹ đầu tư 16
1.1.3 Tổ chức và quản lý hoạt động của công ty quản lý quỹ 21
1.1.4 Hoạt động nghiệp vụ của công ty quản lý quỹ 31
1.1.5 Vai trò của công ty quản lý quỹ đầu tư 40
1.2 LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ 42
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ 42
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ 45
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của công ty quản lý quỹ đầu tư 57
1.3 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ ĐẦU TƯ 61
1.3.1 Kinh nghiệm quốc tế 61
1.3.2 Bài học đối với Việt Nam 66
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 67
Trang 2II
2.1 KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
THƯƠNG VIỆT NAM 67
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 67
2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 69
2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2016 của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 71
2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 79
2.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động huy động nguồn vốn 79
2.2.2 Thực trạng về hiệu quả hoạt động đầu tư của Công ty quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 82
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 110
2.3.1 Kết quả đạt được 110
2.3.2 Hạn chế 111
2.3.3 Nguyên nhân 112
CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 125
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VỀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 125
3.1.1 Bối cảnh nền kinh tế vĩ mô 125
3.1.2 Quan điểm của tác giả về mục tiêu phát triển của Công ty 132
3.1.3 Định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 133
3.1.4 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Quản lý Quỹ Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 136
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ QUỸ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 137
3.2.1 Tái cơ cấu mô hình hoạt động của Công ty, hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ 137
3.2.2 Nâng cao chất lượng thu thập và xử lý thông tin thị trường nhằm tư vấn chiến lược đầu tư ngắn, trung và dài hạn cho ban lãnh đạo 143
3.2.3 Xây dựng bộ chỉ số làm cơ sở xây dựng các quỹ chỉ số hay danh mục đầu tư ủy thác 145
3.2.4 Thành lập các quỹ đầu tư nhằm thu hút nhà đầu tư và đưa ra các sản phẩm mới, sản phẩm thị trường chứng khoán phái sinh nhằm phòng ngừa rủi ro đầu tư cũng như tạo đòn bẩy tài chính, đầu cơ hoặc cơ cấu rủi ro 146
3.2.5 Xây dựng công cụ phòng ngừa rủi ro cho từng mảng hoạt động của Công ty sử dụng mô hình toán thống kê 152
Trang 3III
3.2.6 Xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả đầu tư 154
3.2.7 Nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách xây dựng khung quản lý nguồn vốn hiệu quả 156
3.2.8 Nâng cao hiệu quả hoạt động bằng cách nâng cao chất lượng hệ thống báo cáo nghiên cứu của Công ty 156
3.2.9 Đầu tư, phát triển hệ thống công nghệ thông tin hiện đại 158
3.2.10 Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ 159
3.2.11 Mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính trong và ngoài nước 160 3.2.12 Phát triển các hoạt động marketing, chăm sóc và thu hút khách hàng mới 161
3.3 CÁC KIẾN NGHỊ 162
3.3.1 Các kiến nghị với Nhà Nước, Chính Phủ 162
3.3.2 Các kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban chứng khoán Nhà nước
Trang 4IV
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Mô hình định giá tài sản vốn
Ngân hàng Trung ương Châu Âu
Cục dự trữ liên bang Mỹ
Hiệp hội quản lý đầu tư Singapore
Quỹ tiền tệ quốc tế
Chào bán chứng khoán lần đầu ra công chúng
Hoạt động mua bán, sát nhập
Giá trị tài sản thuần
Thị trường chứng khoán phi tập trung
Hệ số giá trên thu nhập của cổ phiếu
Hệ số giá trên thu nhập chia cho tốc độ tăng trưởng
Quỹ tín thác đầu tư Bất động sản
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Ủy ban chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ
Trang 5V
Thị trường chứng khoán Thái Lan
Đường thị trường chứng khoán - Đường biểu diễn rủi ro thị trường đối với thu nhập toàn thị trường
Công ty quản lý quỹ SSGA
Giá trị chịu rủi ro/ Hạn mức giá trị chịu r ủi ro
Quỹ đầu tư Khám phá giá trị Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Trang 6VI
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Biểu đồ 1.1: Sơ đồ luân chuyển vốn của quỹ đầu tư 16
Biểu đồ 1.2: Mô hình tổ chức của công ty quản lý quỹ 21
Biểu đồ 1.3: Tương tác giữa các bộ phận đối với một giao dịch đầu tư 22
Biểu đồ 1.4: Mô hình hoạt động quản lý quỹ đầu tư 32
Bảng 1.1: Bảng mô tả chiến thuật đầu tư của Công ty quản lý quỹ 33
Biều đồ 1.6: Các loại tài sản đầu tư và mức độ rủi ro 38
Biểu đồ 1.7: Biểu đồ đánh giá danh mục đầu tư theo Jensen 55
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Công ty Quản lý Quỹ VietinBank 70
Bảng 2.2: Doanh thu từ hoạt động quản lý danh mục đầu tư chứng khoán 75
Biểu đồ 2.2: Doanh Thu từ hoạt động Đầu tư Tài Chính 77
Biểu đồ 2.3: Biến động Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty 80
Biểu đồ 2.4: Biến động Tổng vốn đầu tư ủy thác của Công ty 81
Bảng 2.8: Tổng nguồn vốn đầu tư của Công ty trong giai đoạn 2011-2016 82 Bảng 2.9: So sánh vốn chủ sở hữu của các Công ty Quản lý quỹ thuộc các
Biểu đồ 2.5: Cơ cấu vốn đầu tư của Công ty trong giai đoạn 2011-2016 83
Biểu đồ 2.6: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn đầu tư của Công ty 84
Bảng 2.10: Đòn bẩy tài chính Công ty giai đoạn 2011-2016 85
Bảng 2.11: So sánh Hệ số đòn bẩy tài chính của các Công ty Quản lý quỹ
Bảng 2.12: Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty 86
Bảng 2.13: So sánh tăng trưởng doanh thu năm 2016 của các Công ty Quản lý
Bảng 2.14: Tốc độ tăng trưởng tổng doanh thu của Công ty 88
Bảng 2.15: So sánh tổng doanh thu năm 2016 của các Công ty Quản lý quỹ
Bảng 2.18: Một số chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận của Công ty 90
Bảng 2.20: Hệ số biến thiên của một số chỉ tiêu tài chính 93
Bảng 2.22: Chi phí nhân sự của Công ty QLQ Vietinbank từ 2011-2016 95
Bảng 2.23: So sánh chi phí nhân sự các Công ty QLQ thuộc các Ngân hàng 96
Trang 7VII
Bảng 2.25: Cơ cấu danh mục đầu tư ủy thác của các công ty quản lý quỹ trực
Bảng 2.26: Doanh thu ủy thác/Tổng tài sản ủy thác 98
Bảng 2.27: So sánh doanh thu từ phí quản lý tài sản ủy thác của các Công ty
Bảng 2.29: So sánh tăng trưởng NAV của VVDIF với thị trường 101
Bảng 2.30: Các chỉ số đánh giá hiệu quả của Quỹ VVDIF 102
Bảng 2.31: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của Công ty quản lý quỹ NH TMCP
Bảng 2.32: Tỷ lệ an toàn vốn khả dụng của các công ty QLQ năm 2016 109
Bảng 2.33: Tốc độ tăng trưởng GDP của Việt nam trong 06 năm 113
Bảng 2.34: Chỉ số CPI trong giai đoạn từ 2011-2016 114
Biểu đồ 2.7: Tình hình thu chi ngân sách giai đoạn từ 2000-2016 115
Biểu đồ 3.1: Đề xuất thay đổi cơ cấu tổ chức Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng
Trang 81
LỜI NÓI ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng đang trong quá trình hội nhập mạnh mẽ với thế giới Lĩnh vực quản lý quỹ cũng không nằm ngoài xu thế hội nhập và phát triển đó Sau hơn 14 năm phát triển, lĩnh vực quản lý quỹ hiện nay đã có sự tham gia của 46 công ty quản lý quỹ với 30 quỹ đầu tư đang hoạt động Sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty quản lý quỹ trong và ngoài nước cũng như các tổ chức trung gian tài chính tham gia thị trường dẫn đến yêu cầu cấp thiết đối với mỗi công ty trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động để tồn tại và phát triển
Cùng với xu thế hội nhập, thị trường chứng khoán Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ với việc bổ sung và hoàn thiện các sản phẩm đầu tư Điều này đem lại cho ngành quản lý quỹ một cơ hội để đa dạng hóa loại hình đầu tư với với quỹ đóng, quỹ mở, quỹ thành viên, quỹ ETF, quỹ bất động sản… Số lượng quỹ cũng tăng trở lại với nhiều chiến lược đầu tư khác nhau Điều này đòi hỏi các công ty quản lý quỹ phải quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát và nâng cao hiệu quả trong trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình
Bên cạnh đó, sự phát triển của Cách mạnh công nghệ 4.0 mở ra cho các công ty quản lý quỹ một cơ hội lớn trong việc áp dụng khoa học công nghệ không chỉ trong lĩnh vực đầu tư mà còn trong quản lý, giám sát mọi lĩnh vực hoạt động của công ty
Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam là một công ty quản lý quỹ trẻ, mới tham gia thị trường từ năm 2011 Bên cạnh những kết quả khả quan đã đạt được trong lĩnh vực đầu tư, quản lý quỹ thì việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả hoạt động, áp dụng công nghệ vào các lĩnh vực hoạt động để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức
Xuất phát từ thực trạng trên, nghiên cứu sinh đã chọn đề tài “Nâng cao hiệu
quả hoạt động của Công ty Quản lý quỹ Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ kinh tế
Trang 92 Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1 Tình hình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm trên thế giới
Khái niệm quản lý quỹ được giới thiệu bởi Ray Russel năm 2011 với đầy đủ các khái niệm cơ bản về sự điều hành của công ty quản lý quỹ, biện pháp đo lường hiệu quả đầu tư của công ty quản lý quỹ [53] Nghiên cứu về các khía cạnh, các mô hình của công ty quản lý quỹ trên thế giới cũng đã được thực hiện bởi rất nhiều nhà nghiên cứu Trong đó, Michael K Berkowitz đã đánh giá rủi ro của các nhà đầu tư trong quyết định đầu tư vào quỹ vào năm 2000 [49], Qiu đã nghiên cứu về các sự khác biệt giữa các công nghệ được sử dụng trong công ty quản lý quỹ [50] Hiệu quả đầu tư của các quỹ khác nhau như quỹ tương hỗ, quỹ đầu cơ hay quỹ chỉ số cũng được so sánh vào năm 2011 bởi Robert Pozen và Theresa Hamacher [54] Riêng đối với quỹ trái phiếu, Christopher R Blake, Edwin J Elton và Martin J Gruber đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa chi phí quản lý và lợi suất đầu tư của quỹ trái phiếu [31] Năm 2001, Melissa B Frey đã chứng minh được rằng: chiến lược đầu tư của những công ty quản lý quỹ thuộc ngân hàng có thể bảo thủ hơn so với chiến lược của những công ty quản lý quỹ khác nhưng không hề kém hiệu quả hơn [35] Cũng nghiên cứu về công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng thương mại, John G Gallo, Vincent P Apilado và James W Kolari đã chỉ ra rằng: quỹ tương hỗ làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại và làm giảm rủi ro của ngân hàng [36].Nhờ sự ảnh hưởng tích cực này vào năm 1996 mà sau đó các ngân hàng thương mại đã liên tục mở ra các công ty tài chính sân sau, nhằm làm giảm rủi ro và tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Huang Li, vào năm 2010, đã đưa ra những kết luận về phương pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của những công ty quản lý quỹ trực thuộc ngân hàng tại Trung Quốc [40] Cheong Sing Tng vào năm 2006 đã đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ và những nhân tố sau: rủi ro, chi phí, quy mô quỹ, và loại hình công ty quản lý quỹ (thuộc ngân hàng hay phi ngân hàng) tại Singapore [33]
Về mô hình đánh giá hiệu quả của các công ty quản lý quỹ, chỉ tiêu giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV) được lần đầu giới thiệu tại Đạo luật về quỹ đầu tư (Investment Company Act) năm 1940 của Mỹ Mô hình đánh giá danh mục
Trang 103
đầu tư được công bố bởi H M Markowitz vào năm 1955 [38] Ông vận dụng toán học và những phương pháp máy tính vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, chẳng hạn như sự không chắc chắn trong việc ra quyết định đầu tư Markowitz đã cố gắng lượng hóa rủi ro, nhưng các nghiên cứu chỉ thực sự phát triển khi William Sharpe phát triển mô hình CAPM vào năm 1964 Ông đã chỉ ra số liệu quá khứ không phải là một chỉ tiêu đáng tin cậy để dự đoán hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai [57] Nghiên cứu của John L Evans và Stephen H Archer đã kết luận với một danh mục xấp xỉ 10 cổ phiếu là đạt được lợi ích biên của việc đa dạng hóa, để chứng minh cho khả năng hạn thiểu rủi ro của việc đa dạng hóa danh mục đầu tư [43] Jensen [51] đã kiểm tra mô hình CAPM một lần nữa và chỉ ra rằng các công ty quản lý quỹ nên đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nghiên cứu thị trường chứng khoán để dự đoán được xu hướng chung của thị trường, giúp các nhà đầu tư tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở rủi ro thấp nhất Robert R Grauer vào năm 2008 lại nhấn mạnh: các phương pháp đo lường hiệu quả danh mục đầu tư của các quỹ hiện nay không phù hợp với hiệu quả của những danh mục bị động [55] Ngoài ra cũng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu về hiệu quả của công ty quản lý quỹ tại thị trường quản lý quỹ châu Á [41], châu Âu [42] [43]
2.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Tại Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, có tương đối nhiều công trình nghiên cứu khoa học về Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chủ yếu là lĩnh vực quản trị rủi ro như luận án tiến sĩ của Nguyễn Đức Tú năm 2012 [26], luận án tiến sĩ của Hoàng Xuân Phong năm 2014 [19] Tuy nhiên, số lượng công trình nghiên cứu về công ty quản lý quỹ còn rất ít Đưa ra lý thuyết làm nền tảng cho việc đào tạo về tài chính nói chung và ngành quản lý quỹ nói riêng, Đại học kinh tế quốc dân (1993) đã biên dịch và xuất bản sách “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính” của Federic S Miskhin và Giáo trình Quản lý quỹ (dịch từ giáo trình “Quản lý danh mục đầu tư: một quá trình năng động” của Maginn, J.L., Tuttle, D.L., Pinto, J.E and McLeavey, D.W xuất bản năm 2007) Ngoài ra, thạc sỹ Châu Thiên Trúc Quỳnh cũng đã tìm hiểu về hoạt động của quỹ đầu tư tại Việt Nam vào năm 2006 [22], thạc sỹ
Trang 11Nguyễn Thị Chiến nghiên cứu về công ty quản lý quỹ Bảo Việt năm 2011 [5], hay Nguyễn Minh Đức đã nghiên cứu về mô hình công ty quản lý quỹ đầu tư áp dụng cho các tổng công ty nhà nước [15] Nguyễn Xuân Thành áp dụng mô hình công ty quản lý quỹ vào hoạt động đầu tư của Tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt năm 2005 [24] Nghiên cứu về nâng cao hiệu quả quản lý danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam có thạc sỹ Trần Văn Chương năm 2015 [6] và tiến sĩ Trần Văn Trí, 2015 [25]
Như vậy, nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của các công ty quản lý quỹ đã được đề cập tới nhiều trong các công trình nghiên cứu về hoạt động của công ty quản lý quỹ ở nước ngoài Tuy nhiên do sự khác nhau nhất định giữa nền kinh tế phát triển và nền kinh tế đang phát triển, và do sự minh bạch về thông tin thị trường ở Việt Nam còn hạn chế, việc áp dụng các mô hình đánh giá cũng như các kết quả nghiên cứu của thế giới sẽ không phản ánh được chính xác thực trạng của ngành quản lý quỹ tại Việt Nam Trong khi đó, việc nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ được nghiên cứu rất hạn chế tại Việt Nam và chưa thực sự đi sâu vào nghiên cứu về cả cơ sở lý luận và thực tiễn quy trình, cũng như phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ
2.3 Khoảng trống nghiên cứu và những vấn đề mà luận án sẽ kế thừa:
Các mô hình đánh giá hiệu quả của các loại hình quỹ đầu tư đã được các chuyên gia trên thế giới nghiên cứu từ những năm 1990, trên tất cả các khía cạnh của quỹ đầu tư Tuy nhiên tại Việt Nam, số lượng công trình nghiên cứu về mô hình nâng cao hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động của công ty quản lý quỹ nói chung còn rất hạn chế Khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này là rất lớn, cụ thể như sau:
Một là, chưa có nghiên cứu nào liên quan đến hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả hoạt động nói chung của công ty quản lý quỹ tại Việt Nam Thị trường chứng khoán non trẻ của Việt Nam có sự khác biệt lớn đối với thị trường chứng khoán và quản lý quỹ đã phát triển qua hàng trăm năm của thế giới, đòi hỏi phải có những nghiên cứu riêng biệt
Hai là, có rất ít nghiên cứu liên quan đến quả hoạt động của công ty quản lỹ quỹ được thành lập và quản lý bởi các ngân hàng ngân hàng thương mại Chiến