BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH NGUYỄN THU HÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ HÀ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THU HÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
NGUYỄN THU HÀ
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số : 9.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1.TS VŨ THỊ LỢI
2 PGS.TS HÀ MINH SƠN
HÀ NỘI - 2019
Trang 3DANH MỤC VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên ngữ
Life
Trang 4MIC Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội
Trang 5DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2 Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu tại VCB giai đoạn
2011 – 2017
61
Bảng 1.3 Thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại VCB giai đoạn 2011 – 2017 63 Bảng 2.1 Hoạt động huy động vốn trên thị trường 1 tại MB giai đoạn
2011 - 2017
70
Bảng 2.2 Hoạt động tín dụng trên thị trường 1 tại MB giai đoạn 2011
– 2017
73 Bảng 2.3 Cơ cấu dư nợ cho vay theo ngành kinh tế tại MB giai đoạn
2011 – 2017
76
Bảng 2.6 Tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại MB giai đoạn 2011 – 2017 86 Bảng 2.7 Cơ cấu thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng tại MB giai
đoạn 2011 – 2017
89
Bảng 2.8 Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MB giai đoạn
2011 – 2017
90
Bảng 2.9 Chi phí cho các hoạt động phi tín dụng tại MB giai đoạn 2011
– 2017
95
Bảng 2.10 Chi phí trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại MB giai
đoạn 2011 – 2017
96
Bảng 2.11 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tại MB giai đoạn 2011 –
2017
97
Bảng 2.13 Thu nhập trung bình của nhân viên và hiệu quả quản trị nhân
công tại MB giai đoạn 2011 – 2017
100
Bảng 2.16 Vốn chủ sở hữu, cơ cấu vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn
2011 – 2017
109
Bảng 2.18 Nợ xấu được xử lý bằng DPRR và thu từ các khoản nợ đã xử
lý tại MB giai đoạn 2011 – 2017
114
Bảng 2.19 Tỷ lệ LLR tại MB và một số NHTM Việt Nam giai đoạn 2011
– 2017
115
Bảng 2.22 Dư nợ và dư nợ xấu của ngành ngân hàng giai đoạn 2011 –
2017
119
Bảng 2.23 Số lượng người lao động và người lao động tăng thêm tại MB
giai đoạn 2011 – 2017
121
Bảng 2.24 Lãi/lỗ từ các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ trong kinh
doanh ngoại hối tại MB giai đoạn 2011 – 2017
130
Trang 6DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1 Cơ cấu dư nợ cho vay theo chủ thể vay vốn tại MB giai
đoạn 2011 – 2017
74
Biểu đồ 2.4 Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập tế tại MB giai đoạn
2011 – 2017
79
Biểu đồ 2.6 Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động tín
dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017
83
Biểu đồ 2.7 Thu nhập từ hoạt động đầu tư tế tại MB giai đoạn 2011 –
2017
87
Biểu đồ 2.9 Thu nhập, tốc độ tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín
dụng tại MB giai đoạn 2011 – 2017
89
Biểu đồ 2.10 Chi phí, tốc độ gia tăng chi phí tại MB giai đoạn 2011 –
2017
92
Biểu đồ 2.12 Chi phí lãi và tốc độ tăng trưởng chi phí lãi tại MB giai
đoạn 2011 – 2017
93
Biểu đồ 2.13 Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 và thị trường 22 tại
MB giai đoạn 2011 – 2017
94
Biểu đồ 2.22 Hệ số tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu tại MB giai đoạn 2011
– 2017
109
Biểu đồ 2.24 Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017 120
Biểu đồ 2.26 Tỷ trọng các loại thu nhập thuần tại MB giai đoạn 2011 –
2017
122 Biểu đồ 2.27 Tỷ lệ ROA tại MB và một số NHTM Việt Nam giai đoạn
2011 – 2017
124
Biểu đồ 2.28 Tỷ lệ ROE tại MB và một số NHTM Việt Nam giai đoạn
2011 – 2017
124
Trang 7DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang 8MỤC LỤC
Chương 1: Lý luận cơ bản về hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
18
1.1 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 18
1.1.1 Khái niệm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 18 1.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 19 1.1.3 Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 20
1.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 25
1.2.1 Khái niệm hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 25 1.2.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM 26 1.2.3 Nội dung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 27
1.2.4 Tiêu chí phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 30
1.2.4.3 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh xét trên phương diện xã
hội
43
1.2.5 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại
43
1.3 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số
NHTM và bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
53
1.3.1 Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của một số NHTM
trong và ngoài nước
53
1.3.1.3 Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam 61
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho NHTM cổ phần Quân đội 64
Chương 2: Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
67
2.1 Tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 67
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội
67
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và hoạt động Ngân hàng thương mại cổ phần
Quân đội
67
Trang 92.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 69
2.2 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội
78
2.2.1 Thực trạng khả năng sinh lời tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội 78
2.2.2 Thực trạng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội
109
2.2.2.2 Thực trạng đảm bảo khả năng thanh khoản tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội
117
2.2.3 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội trên giác độ xã hội
119
2.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
cổ phần Quân đội
122
2.3.1 Kết quả đạt được 122 2.3.2 Hạn chế 129 2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 130
Chương 3:Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
136
3.1 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội
136
3.1.1 Cơ hội, thách thức đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm
2025
136
3.1.2 Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm
2025
137
3.1.3 Định hướng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội
139
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội
141
3.2.1 Nhóm giải pháp nhằm gia tăng thu nhập tại Ngân hàng thương mại cổ
phần Quân đội
141
Trang 103.2.1.2 Nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng 153
3.2.2 Nhóm giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí trong hoạt động kinh doanh tại
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
157
3.2.3 Nhóm giải pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tại Ngân
hàng thương mại cổ phần Quân đội
158
3.2.4 Nhóm giải pháp hỗ trợ 168
3.3.1 Kiến nghị với Chính phủ 181
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 184
Basel 2
185
3.3.3 Kiến nghị với các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực ngân hàng 187
Trang 11LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại (NHTM) là loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ Cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, mục tiêu của NHTM hướng đến trong hoạt động của mình là lợi nhuận Tuy nhiên,
do lĩnh vực hoạt động đặc thù, hoạt động kinh doanh của NHTM chứa đựng nhiều rủi ro nên bên cạnh mục tiêu lợi nhuận, NHTM luôn phải đảm bảo yêu cầu an toàn trong hoạt động kinh doanh Một NHTM được đánh giá là hoạt động kinh doanh có hiệu quả khi NHTM đạt được mức sinh lời cao nhất trong mức độ rủi ro được chấp nhận Đặc biệt, trong bối cảnh thị trường ngân hàng ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt, nền kinh tế còn nhiều bất ổn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHTM lại càng trở thành vấn đề đáng quan tâm Do vậy, các nhà quản trị Ngân hàng thương mại luôn phải xây dựng và điều chỉnh chiến lược kinh doanh cho phù hợp với sự biến động trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu về hiệu quả đã đạt ra
Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (tên Tiếng Anh là Military Commercial Joint Stock Bank, viết tắt là MB) được thành lập năm 1994 với vốn điều lệ là 20 tỷ đồng Sau 24 năm xây dựng và phát triển mạnh mẽ, đến nay,
MB là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần uy tín tại Việt Nam Với phương châm “Vững vàng, tin cậy”, MB đang dần trở thành “Ngân hàng thuận tiện cho khách hàng” Đến nay, MB đã nhận được rất nhiều các giải thưởng do các cơ quan, tạp chí có uy tín trong khu vực và trên Thế giới trao tặng như: giải thưởng CRM tốt nhất Việt Nam, giải thưởng dự án triển khai quản lý quy trình tín dụng tốt nhất Việt Nam do tạp chí The Asian Banker bình chọn, Top 40 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam do tạp chí Forbes bình chọn,…
Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại MB trong giai đoạn 2011 - 2017 đã
có những chuyển biến tích cực như mở rộng thị phần, mở rộng lĩnh vực kinh doanh, nâng cao năng lực tài chính, đảm bảo khả năng thanh khoản, lợi nhuận
Trang 12sau thuế tăng dần qua các năm Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại những khó khăn cần khắc phục như: tỷ trọng thu nhập chủ yếu từ hoạt động cho vay còn lớn nên tiềm ẩn nhiều rủi ro, một số dịch vụ và khoản đầu tư chưa hiệu quả,… Do vậy,
để tiếp tục phát triển và thực hiện mục tiêu đến năm 2025 nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh, cũng như trong bối cảnh
MB thực hiện áp dụng quản trị ngân hàng theo Basel 2 đòi hỏi MB phải có hành động và chiến lược cụ thể để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ kinh tế chuyên ngành Tài chính -
Ngân hàng Việc nghiên cứu hiệu quả hoạt động kinh doanh của MB là một đòi hỏi cấp thiết nhằm đưa ra những phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao vị thế, năng lực cạnh tranh của MB nói riêng và hệ thống các NHTM Việt Nam nói chung
2 Tổng quan nghiên cứu
2.1 Các nghiên cứu liên quan đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại và Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
2.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
- “Economic Criteria Characterising Bank Soundness and Stability” [97]
năm 2010 của Podviezko, A và Ginevicius Nghiên cứu đã sử dụng mô hình CAMELS để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại trong mối liên hệ với các yếu tố như khủng hoảng, lạm phát… Nghiên cứu chỉ ra khủng hoảng làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng nguy cơ phá sản của ngân hàng và xem xét mức độ phát triển, tính ổn định của ngân hàng
-“Restructuring for organizational efficiency in the bank sector in
Thailand: A case of Siam commercial bank” [80] của tác giả Boriboon
Pinprayong (2012) đã nghiên cứu vấn đề tái cấu trúc nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Thái Lan Cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm
1997 đã làm NHTM có lịch sử phát triển lâu đời nhất Thái Lan – Siam bị chao
Trang 13đảo Thông qua việc điều tra và so sánh hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh trước và sau tái cấu trúc của ngân hàng này, bài viết đã chứng minh được sự thành công của tái cấu trúc để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh Đây chính là bài học cho các NHTM khác
- Bài viết “Mergers Improve Efficiency of Malaysian Commercial Banks”
[86] của tác giả Devinaga Rasia, Tan Tek Ming và Abd Halim Bin đã nghiên cứu về việc sáp nhập nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Malaysia Bài viết đã chứng minh được lợi ích của việc sáp nhập làm cải thiện hiệu quả hoạt động, lợi nhuận, từ đó góp phần tăng quy mô nền kinh tế với tốc độ cao
- Đề tài “Analysis of Bank Failure Using Published Financial Statements:
The Case of Indonesia (part 1)” [94] của tác giả Judijanto, L and Khamaladze,
E.,V năm 2003 Đây là đề tài nghiên cứu phá sản tại thị trường Indonesia Tuy nhiên, trong đề tài này, tác giả đã nghiên cứu đề cập tới các nhóm chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM Theo đó, tác giả nêu ra 5 nhóm chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm: hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời; an toàn vốn; chênh lệch lãi suất; tín dụng và khả năng thanh khoản
- Đề tài nghiên cứu “Performance Analysis of Banks in India – Pre and
Post World Trade Organization (General Agreement on Trade in Services)”
[89] của tác giả Gupta, V., K and Aggarwal, M năm 2012 Thông qua 12 chỉ tiêu tài chính, tác giả đã đánh giá hoạt động của các Ngân hàng thương mại Ấn
Độ trước và sau khi gia nhập WTO Nghiên cứu cho thấy việc hội nhập quốc tế đem lại những tác động tích cực cho ngân hàng Tuy nhiên, trong nghiên cứu này tác giả chỉ ra mối quan hệ giữa lợi nhuận và vốn kinh doanh nhưng lại không đề cập tới tính thanh khoản khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động
- Nghiên cứu “Factors affecting bank profitability in Indonesia” [101] của
Syafri (2012), nghiên cứu hiệu quả hiệu quả của Ngân hàng thương mại của Indonesia giai đoạn 2002 – 2011 Nghiên cứu chỉ ra tỷ lệ dư nợ cho vay/ tổng
Trang 14tài sản, tỷ lệ Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản, Tỷ lệ Dự phòng rủi ro tín dụng/ Tổng cho vay có quan hệ thuận chiều với ROA
- Nghiên cứu “Factors impacting profitability of commercial banks in
Pakistan for the period of (2009 – 2012)” [84] của Dawood, U (2014) Nghiên
cứu hoạt động kinh doanh tại 23 Ngân hàng thương mại tại Pakistan giai đoạn
2009 – 2012 Nghiên cứu đã chỉ ra Tỷ lệ Tổng chi phí/Tổng thu nhập; Tỷ lệ tài sản thanh khoản/Tổng tiền gửi khách hàng và Vay vốn ngắn hạn tác động âm đến ROA
- Nghiên cứu “Determinants of banks’ profitability: evidence from EU 27
banking system” [96] của Petria, N Capraru, B và Ihnatov, I (2015) nghiên
cứu mối quan hệ giữa quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu đã thực hiện tại 1098 chi nhánh thuộc 27 hệ thống Ngân hàng thương mại tại Châu Âu giai đoạn 2004 – 2011 Kết quả cho thấy quy mô ngân hàng không tác động đến ROE nhưng lại phụ thuộc vào ROA Chi phí tác động nghịch chiều với ROA, ROE Rủi ro tín dụng tác động âm với hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.1.2 Nghiên cứu trong nước
* Các nghiên cứu lý luận về hoạt động kinh doanh, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại
Các nghiên cứu tại các giáo trình “Quản trị Ngân hàng thương mại 1” [9] của Đinh Xuân Hạng, Nghiêm Văn Bảy (2014); “Ngân hàng thương mại” [8] của Phan Thị Thu Hà (2009); “Quản trị Ngân hàng thương mại” [19] của Nguyễn Thị Mùi (2011); “Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại” [71] của Lê Văn
Tề (2007)… trình bày về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại (khái niệm, đặc điểm, chức năng, vai trò, phân loại…), đi sâu phân tích các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại như: huy động vốn, cho vay, các hoạt
động phi tín dụng, quản trị rủi ro Đối với giáo trình “Toàn tập Quản trị Ngân
hàng thương mại” [72] của Nguyễn Văn Tiến (2015), ngoài việc nghiên cứu
các lý luận về hoạt động của Ngân hàng thương mại, còn nghiên cứu về việc sử