DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTTViết tắtGiải thích thuật ngữ1 ADB Asian Development Bank_Ngân hàng Phát triển Châu Á 2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 3 BĐH Ban
Trang 1PHÙNG THU HÀ
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội - 2020
Trang 2PHÙNG THU HÀ
QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 09.34.02.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1 TS Nghiêm Văn Bảy
2 TS Nguyễn Thị Hải Hà
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án “Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam" là công trình nghiên
cứu của riêng tôi Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực và
có nguồn gốc, có xuất xứ rõ ràng và được ghi trong tài liệu tham khảo
NGHIÊN CỨU SINH
PHÙNG THU HÀ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy cô hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn để nghiên cứu sinh có thể hoàn thành luận án này
Nghiên cứu sinh trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp chân thành
và quý báu của các nhà khoa học, sự hỗ trợ nhiệt tình của các nhà quản lý tại các đơn vị trong quá trình thu thập tài liệu khi thực hiện luận án Nghiên cứu sinh chân thành cảm ơn Ban giám đốc Học viện Tài chính đã tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần, giúp nghiên cứu sinh hoàn thành luận án
Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè
đã động viên, giúp đỡ nghiên cứu sinh trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này
NGHIÊN CỨU SINH
PHÙNG THU HÀ
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ST
T Viết tắt Giải thích thuật ngữ
1 ADB Asian Development Bank_Ngân hàng Phát triển Châu Á
2 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
3 BĐH Ban điều hành
4 CAR Capital Adequacy Ratio_Tỷ lệ an toàn vốn
5 CET1 Common Equity Tier 1_Tỷ lệ an toàn vốn cổ phần thường
6 CIC Credit Information Center_Trung tâm thông tin tín dụng quốc gia
7 CNTT Công nghệ thông tin
8 CRS Constant returns to scale_Hiệu quả không đổi theo quy mô
9 DEA Data Envelopment Analysis_Mô hình phân tích bao dữ liệu
10 DMCV Danh mục cho vay
11 DMU Decision Making Unit_Đơn vị ra quyết định
13 DNNN Doanh nghiệp nhà nước
14 EAD Exposure at Default_Dư nợ tại thời điểm vỡ nợ
15 EDF Expected Default Frequency_Tần suất không hoàn trả kỳ vọng
16 EU European Union_Liên minh châu Âu
17 EUR Đồng tiền chung của Liên minh Châu Âu
18 GDP Gross Domestic Product_Tổng sản phẩm quốc nội
19 HĐQT Hội đồng quản trị
20 HĐTD Hội đồng tín dụng
21 HHI Herfindahl-Hirschman Index_Chỉ số Herfindahl-Hirschman
22 IMF International Monetary Fund_Quỹ tiền tệ quốc tế
23 KTNB Kiểm tra nội bộ
24 LDR Loan to Deposit Ration_Tỷ lệ dư nợ tín dụng so với vốn huy
động
25 LEMG Loan Exposure Management Group_Nhóm quản lý rủi ro nợ mới
26 LGD Loss Given Default_Tổn thất khi vỡ nợ
27 MIS Management Information System
Hệ thống thông tin quản lý
28 NatWest Ngân hàng National Westminster tại Anh
29 NCS Nghiên cứu sinh
Trang 6T Viết tắt Giải thích thuật ngữ
30 NHNN Ngân hàng Nhà nước
31 NHTM Ngân hàng thương mại
32 NIM Net Interest Margin_Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
33 OCC Comptroller of the Currency
Văn phòng kiểm soát tiền tệ thuộc Bộ Tài chính Mỹ
34 PD Probability Of Default_Xác suất vỡ nợ
35 PPF Production Possibilities Frontier
Đường giới hạn khả năng sản xuất
36 RWA Risk Weighted Assets_Tài sản có rủi ro
37 SFA Stochastic Frontier Analysis
Mô hình phân tích biến ngẫu nhiên
38 SWIFT Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications
Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu
39 TCTD Tổ chức tín dụng
40 TE Technical Efficiency_Hiệu quả kĩ thuật
41 TMCP Thương mại cổ phần
42 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
43 TTSC Tổng tài sản có
45 VAMC Vietnam Asset Management Coporation
Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam
46 VAR Value At Risk
47 VCSH Vốn chủ sở hữu
48 Vietcombank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
49 Vietinbank Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam
50 VNĐ Việt Nam Đồng
51 VRS Variable Returns to Scale_Hiệu quả thay đổi theo quy mô
52 WB World Bank_ Ngân hàng thế giới
53 WTO World Trade Organization_Tổ chức thương mại thế giới
Trang 7MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI
1.1 HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN
1.1.1 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại 14 1.1.2 Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại 17 1.1.3 Rủi ro danh mục cho vay của ngân hàng thương mại 22 1.1.4 Các chỉ tiêu đánh giá danh mục cho vay của ngân hàng thương mại 35
1.2 QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 39
1.2.1 Khái niệm và vai trò của quản trị danh mục cho vay đối với ngân hàng
1.2.2 Nội dung quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại 42 1.2.3 Phương pháp quản trị danh mục cho vay 56 1.2.4 Đánh giá hiệu quả danh mục cho vay theo ngành kinh tế của ngân hàng thương mại bằng mô hình phân tích bao dữ liệu 58 1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị danh mục cho vay của ngân hàng
1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VỀ QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY VÀ BÀI HỌC CHO
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 72
1.3.1 Kinh nghiệm của một số ngân hàng thương mại trên thế giới về quản trị
1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
thương Việt Nam về quản trị danh mục cho vay 78
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 84 2.1 TỒNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 84
2.1.1 Lịch sử hình thành phát triển và những đặc trưng cơ bản trong hoạt
động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 84 2.1.2 Mô hình tổ chức hoạt động Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
2.1.3 Tổng quan về tình hình kinh doanh của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.2 THỰC TRẠNG DANH MỤC CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG
Trang 82.2.2 Đo lường rủi ro danh mục cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
2.2.3 Đánh giá danh mục cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
2.3 THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 111
2.3.1 Lập kế hoạch quản trị danh mục cho vay 111 2.3.2 Tổ chức thực hiện danh mục cho vay 114 2.3.3 Điều hành và giám sát thực hiện danh mục cho vay 119
2.3.5 Đánh giá hiệu quả danh mục cho vay theo ngành kinh tế bằng mô hình
2.4 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 136
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 150
3.1 ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.1.1 Định hướng phát triển và nhiệm vụ trọng tâm của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam đến năm 2025 150 3.1.2.Định hướng hoàn thiện quản trị danh mục cho vay của Ngân hàng
3.2 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ DANH MỤC CHO VAY TẠI
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 156
3.2.1 Xây dựng chiến lược quản trị danh mục cho vay 156 3.2.2 Xây dựng hệ thống thông tin quản trị danh mục cho vay 159 3.2.3 Thành lập Phòng Quản trị danh mục cho vay tại Hội sở chính 161 3.2.4 Phân ngành danh mục cho vay chi tiết, phù hợp với hướng dẫn của
3.2.5 Xây dựng công cụ đo lường rủi ro danh mục cho vay chuẩn hóa theo
3.2.6 Thực hiện linh hoạt các công cụ điều chỉnh danh mục cho vay 166 3.2.7 Tăng cường công tác giám sát thực hiện danh mục cho vay 169 3.2.8 Phát triển nguồn nhân lực cho quản trị danh mục cho vay 172
3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 180
Trang 9TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 187
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Trang 10DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
D ANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Cách thức điều chỉnh danh mục cho vay của NHTM 51 Bảng 1.2 Các công cụ phái sinh tín dụng 53 Bảng 2.1 Tổng tài sản có và vốn chủ sở hữu của Ngân hàng Thương mại Cổ
phần Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2013-2018 91 Bảng 2.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bảng 2.4 Dư nợ cho vay của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Bảng 2.5 Thu nhập từ kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bảng 2.6 Thu nhập từ hoạt động dịch vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bảng 2.7 Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế của Vietcombank giai
Bảng 2.8 Tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay theo ngành kinh tế (2013-2018) 101 Bảng 2.9 Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn giai đoạn 2013-2018 102 Bảng 2.10 Cơ cấu danh mục cho vay theo chất lượng nợ (2013-2018) 104 Bảng 2.11 Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng 105
Bảng 2.12 Cơ cấu danh mục cho vay theo loại tiền tệ 106 Bảng 2.13 Đo lường rủi ro danh mục cho vay phân theo nhóm ngành kinh tế
Bảng 2.14 Các chỉ tiêu đánh giá danh mục cho vay của Ngân hàng Thương mại
Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013-2018) 109 Bảng 2.15: Mục tiêu của danh mục cho vay năm 2018 113 Bảng 2.16 Giá trị nợ bán cho VAMC của Ngân hàng Thương mại Cổ phần
Bảng 2.18 Các biến trong mô hình nghiên cứu 134
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Vietcombank tới năm 2025 151
Trang 11D ANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cơ cấu các loại rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM
Hình 1.2 Quy trình quản trị danh mục cho vay của NHTM
Hình 1.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản trị danh mục cho vay
Hình 1.4: Đường giới hạn khả năng sản xuất ứng với hàng hóa H1 và H2
Hình 1.5: Đường PPF trong trường hợp tối thiểu hóa đầu vào
Hình 1.6: Hiệu quả không đổi/thay đổi theo quy mô và đường bao PPF
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam
Hình 2.2 Sơ đồ hoạt động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương
Hình 2.3 Lợi nhuận sau thuế và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (2013-2018)
Hình 2.4 Quy trình lập danh mục cho vay kế hoạch tại Vietcombank
Hình 2.5 Sơ đồ tổ chức thực hiện danh mục cho vay theo ba cấp
Hình 2.6 Mối quan hệ giữa Hội đồng tín dụng với Giám đốc chi nhánh, Tổng giám đốc của Vietcombank
Hình 3.1 Quy trình lập danh mục cho vay kế hoạch
Hình 3.2: Hệ thống cảnh báo sớm trong quản trị danh mục cho vay
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài Luận án
Từ khi hình thành cho đến nay, cho vay vẫn luôn là hoạt động kinh doanh chủ yếu và đưa lại nguồn thu nhập lớn nhất cho ngân hàng thương mại Danh mục cho vay của ngân hàng thương mại hết sức đa dạng, có thể được phân chia được theo các phương diện như đối tượng khách hàng vay, thời hạn vay, lĩnh vực cho vay, địa phương,…Trong đó, điều chỉnh danh mục cho vay hợp lý và quản trị tốt danh mục cho vay là yếu tố quyết định đến hiệu quả cho vay Nhưng quản trị danh mục cho vay như thế nào, bằng các mô hình, phương thức, nội dung nào…chưa có một nguyên lý chung cho mọi ngân hàng thương mại trên thế giới Với hiện trạng đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng thương mại là rất cần thiết Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963 với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Vietcombank là ngân hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối ngoại, Vietcombank ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động trên nhiều lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án…cũng như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công vụ phái sinh, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử… Ban lãnh đạo của Vietcombank rất quan tâm đến quản trị danh mục cho vay từ các chi nhánh đến hội sở chính của ngân hàng Tuy nhiên, công tác này còn nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập và thiếu các luận cứ khoa học, do đó danh mục cho vay của ngân hàng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro Những rủi ro tiềm
ẩn này có thể trở thành tổn thất nguy hiểm khi nền kinh tế biến động, khách hàng thua lỗ phá sản, thị trường chứng khoán sụt giảm cùng với sự đóng băng của thị trường bất động sản
Trang 13Với mong muốn hiểu rõ thêm về lý luận quản trị danh mục cho vay của ngân hàng thương mại và nghiên cứu thực trạng quản trị danh mục cho vay tại Vietcombank, từ đó đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị danh mục cho vay theo xu hướng của nền kinh tế hiện đại, tác giả chọn chủ đề
“Quản trị danh mục cho vay tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án.
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
2.1 Tình nghiên cứu ngoài nước
Quản trị danh mục cho vay tại các NHTM được các học giả trên thế giới quan tâm và có nhiều công trình nghiên cứu:
● Sách “Credit Portfolio Management” của tác giả Charles W.
Smithson do nhà xuất bản John Wiley & Sons, Inc phát hành năm 2002 Đây
là cuốn sách đề cập khá đầy đủ các vấn đề liên quan đến quản trị danh mục tài sản của ngân hàng Nội dung cuốn sách bao gồm tiến trình quản trị danh mục, các mô hình đo lường và quản trị danh mục, các công cụ kỹ thuật sử dụng trong điều chỉnh danh mục Do được viết trong bối cảnh chủ yếu là hệ thống tài chính Mỹ, nên phạm vi bàn luận của cuốn sách gần như không/ít liên quan đến hệ thống tài chính của các nước ngoài Mỹ Mặt khác, cuốn sách chủ yếu tập trung cho danh mục đầu tư chứng khoán, liên quan đến danh mục cho vay chỉ có một phần rất nhỏ
●Sách “Managing Risk in Commercial and Retailed Banking” của
Amelendu Ghosh do nhà xuất bản John Wiley & Sons phát hành năm 2012 đưa ra cái nhìn sâu sắc, lô-gic về các vấn đề trong quản lý rủi ro của NHTM Tác giả đề cập đến các quy trình phức tạp bằng lối diễn giải đơn giản qua các
ví dụ trong các tình huống thực tế và các ví dụ giả định Chương 14 của cuốn sách đề cập đến hoạt động quản trị danh mục cho vay, đưa ra định nghĩa, phân loại, các vấn đề trong quản trị danh mục cho vay, phương pháp phân tích danh mục cho vay
●Sách “Risk management in Banking” của tác giả Joel Bessis do nhà
xuất bản John Willey & Sons, Inc phát hành lần thứ tư năm 2015 Trong đó,
Trang 14cuốn sách đề cập các rủi ro chính trong quản trị NHTM bao gồm rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro danh mục cho vay Tác giả có đề cập một số phương pháp xây dựng mô hình đo lường, phân tích độ rủi ro danh mục cho vay tại các NHTM
● Công trình nghiên cứu “Loan Portfolio Management” của Farm
Credit Adminstrative (1998) chỉ ra quản trị danh mục cho vay hiệu quả sẽ góp phần tối đa hóa cơ hội cho vay, mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng Tài liệu đã liệt kê những kế hoạch chiến lược, chính sách cho vay và quy trình, tiêu chuẩn bảo lãnh, cách xác định rủi ro, quy trình kiểm soát nội
bộ cho một hệ thống quản trị danh mục cho vay tối ưu Theo nghiên cứu này,
để quản trị danh mục cho vay một cách hiệu quả thì các bộ phận của ngân hàng cần có sự liên kết với nhau chặt chẽ Do vậy, ngân hàng cần có hệ thống
và quy trình quản trị hiệu quả
●Sổ tay hướng dẫn ““Loan Portfolio Management” hướng dẫn về quản
trị danh mục cho vay năm 1998 do Văn phòng kiểm soát tiền tệ (OCC – Comptroller of the Currency), một bộ phận của Bộ Tài chính Mỹ ban hành điều lệ và giám sát hoạt động ngân hàng Theo quy trình quản lý danh mục cho vay có hiệu quả của OCC cần tích hợp các nguyên tắc cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng như bảo lãnh cho vay, phân tích tài chính, kỹ thuật thẩm định, xây dựng tài liệu cho vay và kiểm soát nội bộ Hơn nữa, chín yếu tố tạo nên danh mục cho vay hiệu quả bao gồm đánh giá văn hoá tín dụng, xây dựng các mục tiêu danh mục và giới hạn chấp nhận rủi ro, hệ thống thông tin quản lý hiệu quả, phân chia danh mục đầu tư và các mục tiêu đa dạng hóa rủi ro, phân tích các khoản vay có nguồn gốc từ các nhà cho vay khác, tổng hợp chính sách và những trường hợp đặc biệt khi bảo lãnh cho vay, cách thức kiểm tra sức chịu đựng rủi ro của ngân hàng, công cụ quản trị danh mục cho vay và trình tự đánh giá hoạt động quản trị danh mục cho vay tại ngân hàng
●Bài nghiên cứu “Credit Portfolio Management at Japanese Financial Institutions” do nhóm nghiên cứu về danh mục cho vay hoàn thành năm
2007 Các thành viên của nhóm nghiên cứu đến từ các NHTM lớn của Nhật