Quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

15 1 0
Quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

------ LÂM TĂNG HÙNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng... Hoàn thiện chiến lược, mục tiêu quản lý rủ

Trang 1

- -

LÂM TĂNG HÙNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

Hà Nội, 2020

Trang 2

- -

LÂM TĂNG HÙNG

QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ này là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án tiến sĩ là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận án

NCS Lâm Tăng Hùng

Trang 4

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ RỦI RO TÁC NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 16

1.1 Lý luận chung về rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại 16

1.1.1 Khái niệm rủi ro tác nghiệp 16

1.1.2 Đặc điểm của rủi ro tác nghiệp 19

1.1.3 Phân loại rủi ro tác nghiệp 20

1.1.4 Nguyên nhân của rủi ro tác nghiệp 23

1.1.5 Hậu quả của rủi ro tác nghiệp 27

1.2 Quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại 28

1.2.1 Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc quản lý rủi ro tác nghiệp 28

1.2.2 Quy trình và nội dung quản lý rủi ro tác nghiệp 31

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản lý rủi ro tác nghiệp của NHTM 49

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại 52

1.3 Kinh nghiệm QLRRTN của một số ngân hàng nước ngoài và bài học rút ra đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 66

1.3.1 Kinh nghiệm QLRRTN của một số Ngân hàng nước ngoài 66

1.3.2 Bài học đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam 74

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 77

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 78

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 78

Trang 5

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 78

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 81

2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2015 - 2019 82

2.2 Tình hình rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2015 - 2019 88

2.2.1 Nhóm rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ và an toàn nơi làm việc 88

2.2.2 Nhóm rủi ro liên quan đến cơ chế, chính sách, quy định 89

2.2.3 Các hành vi gian lận và tội phạm bên ngoài 90

2.2.4 Các hành vi gian lận và tội phạm nội bộ 91

2.2.5 Nhóm rủi ro liên quan đến quá trình xử lý công việc của cán bộ 92

2.2.6 Rủi ro liên quan đến CNTT 93

2.2.7 Phân tích tình hình rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank giai đoạn từ năm 2015 -2019 93

2.3 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 99

2.3.1 Cơ sở pháp lý về quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 99

2.3.2 Thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam từ năm 2015 - 2019 105

2.4 Đánh giá thực trạng QLRRTN của Ngân hàng TMCP Công thương Việt

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÁC NGHIỆP CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 148

Trang 6

3.1 Định hướng, mục tiêu, yêu cầu tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 148

3.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội tác động đến k;lhoạt động kinh doanh và QLRRTN của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 1483.1.2 Mục tiêu phát triển và định hướng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đến năm 2025 1583.1.3 Những yêu cầu đặt ra nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1613.1.4 Mục tiêu tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1623.2.Hệ thống giải pháp nhằm tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 163

3.2.1 Hoàn thiện chiến lược, mục tiêu quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 1633.2.2 Rà soát, bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản, chế độ, quy chế, quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 1663.2.3 Hoàn thiện và nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả của bộ máy quản lý Rủi ro tác nghiệp của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 1683.2.4.Hoàn thiện hệ thống xác định mức chịu đựng rủi ro tổng thể, đánh giá rủi ro trọng yếu và quản lý rủi ro tác nghiệp hướng tới cách tiếp cận đo lường nâng cao – AMA 1743.2.5 Hoàn thiện các công cụ đo lường Rủi ro tác nghiệp 1763.2.6 Đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ toàn hệ thống và cán bộ quản lỷ rủi ro tác nghiệp, phát huy văn hóa quản lý rủi ro tác nghiệp, cải thiện chế độ đãi ngộ lao động của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 179

Trang 7

3.2.7 Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát quản lý rủi ro tác nghiệp

của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 185

3.2.8 Nâng cao hệ thống cơ sở dữ liệu và hệ thống công nghệ trong quản lý rủi ro tác nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 187

3.3 Một số kiến nghị nhằm thực thi các giải pháp đề xuất 189

3.3.1 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước Việt Nam 189

3.3.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội ngân hàng (VNBA) 191

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 193

KẾT LUẬN 194

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 196

PHỤ LỤC 203

Trang 8

BIA (Business Impact

RCSA (Risk Control Self

VAMC (Vietnam Asset

Nam

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Danh mục phân loại nguyên nhân RRTN theo Basel II 21

Bảng 1.2 Các nhóm sự kiện RRTN theo Basel II 21

Bảng 1.3 Đánh giá tần suất và mức độ ảnh hưởng RRHĐ 34

Bảng 2.1 Nguồn vốn huy động của Vietinbank từ năm 2015-2019 83

Bảng 2.2 Kết quả kinh doanh của Vietinbank giai đoạn từ năm 2015-2019 86

Bảng 2.3 Số liệu lỗi rủi ro liên quan đến yếu tố bên ngoài 90

Bảng 2.4 Số liệu lỗi rủi ro tác nghiệp theo nghiệp vụ 92

Bảng 2.5 Số lượng các dấu hiệu rủi ro phát sinh của Vietinbank trong giai đoạn từ

Bảng 2.11 Tính vốn cho rủi ro tác nghiệp tại Vietinbank từ năm 2016 - 2019 118

Bảng 3.1 Vai trò trách nhiệm trong cơ cấu tổ chức quản lý RRTN được đề xuất 170

Bảng 3 2: Ví dụ về xác định mức chịu đựng rủi ro tổng thể của ngân hàng thương mại 174

Biểu đồ 2.1 Tổng tài sản của Vietinbank giai đoạn từ năm 2015-2019 79

Biểu đồ 2.2 Tổng tiền cho vay của Vietinbank giai đoạn 2015-2019 84

Biểu đồ 2.3 Số liệu rủi ro liên quan đến mô hình tổ chức, cán bộ 89

Biểu đồ 2.4 Số vụ gian lận và tội phạm nội bộ từ năm 2015-2019 91

Biểu đồ 2.5 Kết quả khắc phục tổn thất của Vietinbank từ năm 2015-2019 97

Biểu đồ 2.6 Tổn thất theo từng nhóm rủi ro của Vietinbank từ 2015-2019 98

Biểu đồ 3.1 Tăng trưởng Việt Nam so với các khu vực trên thế giới 150

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Mối tương quan giữa các loại rủi ro 19

Hình 1.2 Quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp 37

Hình 1.3 Sơ đồ bộ máy QLRR tác nghiệp 38

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank 82

Hình 2.2 Cơ cấu tổ chức QLRRTN củaVietinbank 106

Hình 2.3 Quy trình QLRRTN củaVietinbank 120

Hình 2.4 Thu thập dữ liệu tổn thất (LDC) 108

Hình 2.5 Quy trình thực hiện RCSA 110

Hình 2.6 Bản đồ đánh giá mức độ RRTN nội tại 111

Hình 2.7 Bản đồ xác định mức độ rủi ro nội tại và hiệu quả BPKS 112

Hình 2.8 Quy trình thiết lập, sử dụng và quản lý KRI 114

Hình 2.9 Vòng đời Quản lý kinh doanh liên tục 115

Hình 3 1 Xác định KRI cho các rủi ro trọng yếu 175

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong những năm gần đây, hội nhập nền kinh tế quốc tế của Việt Nam diễn ra ngày càng nhanh và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực tài chính ngân hàng Các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng nhanh chóng xây dựng chiến lược kinh doanh của riêng mình nhưng đều có cùng mục tiêu là hướng tới tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động dịch vụ theo xu hướng phát triển của thế giới và giảm tương ứng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay truyền thống Điều này cũng đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải đối mặt với nhiều loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh, trong đó có rủi ro tác nghiệp, gây ra những hậu quả như nợ xấu gia tăng, tình trạng thất thoát vốn dẫn đến thua lỗ kéo dài, thậm chí nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước hoặc bị phá sản Chính vì vậy, sự gia tăng của rủi ro tác nghiệp đặt ra những yêu cầu đối với các NHTM trong việc hoàn thiện công tác quản lý rủi ro tác nghiệp một cách có hiệu quả theo thông lệ quốc tế và pháp luật Việt Nam

Là một trong số các ngân hàng có vị thế chủ lực và then chốt trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, Hội đồng quản trị và Ban Lãnh đạo ngân hàng rất chú trọng đến công tác quản lý rủi ro tác nghiệp với nhiệm vụ trọng tâm là tái cấu trúc mô hình và cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro tác nghiệp, phù hợp với tình hình kinh doanh và chú trọng nâng cao hiệu quả Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp tại VietinBank đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên, các vụ việc, sự kiện gây ra tổn thất liên quan tới rủi ro tác nghiệp của VietinBank vẫn có xu hướng phát sinh và phức tạp, nhất là các sự kiện liên quan đến rủi ro tác nghiệp như gian lận nội bộ, gian lận bên ngoài hay lỗi tác nghiệp trong quá trình quản lý và hoạt động luôn thay đổi và gây ra các thiệt hại về tài chính cho VietinBank Chính vì thế, việc nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp của VietinBank, chỉ ra được những thành quả đạt được, nhưng chủ yếu là tìm ra được những hạn chế, nguyên nhân ảnh hưởng, để đưa ra các giải pháp phù

Trang 12

thực sự cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn Xuất phát từ nhận thức quan trọng về lý

luận và thực tiễn trên, NCS quyết định chọn đề tài “Quản lý rủi ro tác nghiệp của

Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam” cho luận án tiến sỹ

kinh tế của mình, với mong muốn hoàn thiện cơ sở lý luận về quản lý rủi ro tác nghiệp, tiếp cận nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro tác nghiệp và bước đầu đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tác nghiệp của VietinBank, góp phần tăng cường quản lý rủi ro tác nghiệp của các ngân hàng thương mại trong điều kiện hội nhập hiện nay

2 Tổng quantình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 2.1 Tình hình nghiên cứu tại nước ngoài

Trong bối cảnh cạnh tranh, hội nhập thị trường tài chính quốc tế, nhất là trong dịch vụ tài chính, đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ, những bước tiến mới nhằm đa dạng, cải thiện chất lượng dịch vụ của mình nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế và gia tăng thu nhập từ các hoạt động dịch vụ Nhưng đi đôi với các lợi ích mà ngân hàng nhận được thì họ cũng đối mặt với nhiều các rủi ro tiềm ẩn phát sinh hơn trong quá trình thực hiện Do đó, để giảm thiểu rủi ro trong từng hoạt động kinh doanh dịch vụ của các ngân hàng nói riêng và các tổ chức tài chính nói chung thì trên thế giới đã có khá nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp, trong đó có các tổ chức tài chính ngân hàng

Đầu tiên, khái niệm quản lý rủi ro doanh nghiệp (Risk Management - ERM) chính thức được đưa ra vào năm 1950 Cho tới 1963, nghiên cứu của Robert Mehr’;L và Bob Hedges đã tạo được dấu ấn lớn trong lĩnh vực ERM bằng việc đúc kết các khái niệm trong các nghiên cứu trước đây về quản lý rủi ro và đưa ra một định nghĩa cho quản lý rủi ro Theo Robert Mehr và Bob Hedges, ERM là một quy trình gồm việc xem xét đánh giá một cách tổng thể các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó nhận biết những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro gây tác động tiêu cực đến các hoạt động của doanh nghiệp, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các giải pháp ứng phó,

Trang 13

phòng ngừa phù hợp tương ứng với từng nguy cơ Trên nền tảng lý thuyết này, các nghiên cứu tiếp theo tập trung vào một số vấn đề sau:

giả Clup đã mô tả sự liên kết và đánh đổi giữa một số động lực chính của việc tạo ra giá trị doanh nghiệp Cấu trúc vốn, định nghĩa chiến lược về rủi ro, duy trì và chuyển giao quản lý rủi ro Đồng thời, “The Art of Risk management” đã cụ thể hóa quy trình QLRR bao gồm các bước cơ bản nhận diện rủi ro, phân tích đánh giá rủi ro, phân loại xếp hạng, báo cáo rủi ro, xử lý rủi ro và giám sát rủi ro

[71]: Tác giả đề cập tới các loại rủi ro tài chính mà các tổ chức có thể phải đối mặt trong cuốn sách của mình như: Rủi ro tiền tệ, rủi ro lãi suất, rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng Nội dung cuốn sách tập trung vào các vấn đề chiến lược và quản lý liên quan đến rủi ro tài chính như xác định các chính sách và chiến lược giảm thiểu rủi ro; đề xuất để xác định mức độ chấp nhận rủi ro của một tổ chức; và các nguồn rủi ro liên quan đến tỷ giá hối đoái, lãi suất, tiếp xúc tín dụng, giá cả hàng hóa và các sự kiện liên quan khác Các ví dụ minh họa các kịch bản rủi ro và đưa ra các biện pháp quản lý rủi ro, bao gồm các thay đổi trong cách thức tiến hành kinh doanh và phòng ngừa các chiến lược liên quan đến các công cụ phái sinh Từ đó tác giả đưa ra các kế hoạch để giảm thiểu rủi ro, đồng thời cũng đề cập đến những nỗ lực của toàn cầu trong việc đo lường rủi ro và quản lý rủi ro tài chính trong hệ thống ngân hàng

cung cấp cho người đọc về lĩnh vực ngân hàng theo góc nhìn từ khách hàng và những nhà quản trị Trong cuốn sách của ông chủ yếu tập trung vào phân tích những cải cách trong hệ thống tài chính hiện đại, những rủi ro hệ thống, những thách thức đặt ra trong hệ thống tài chính hiện nay, những nguyên nhân và thách thức của suy thoái kinh tế thế giới Từ đó, cung cấp cho người đọc những phương pháp kiểm soát các loại rủi ro mà ngân hàng đối mặt trong nền kinh tế đầy bất ổn hiện nay

Trang 14

về khía cạnh lựa chọn chiến lược quản lý rủi ro hiệu quả trong ngân hàng, đã chỉ ra rằng, chiến lược quản lý rủi ro mạo hiểm mang lại mức chi phí trung bình về vốn rẻ hơn, và giúp tối thiểu hóa chi phí về vốn hàng ngày thường xuyên hơn trong cả thời kỳ dự báo so với chiến lược quản lý rủi ro cẩn trọng Tuy nhiên, chiến lược quản lý rủi ro mạo hiểm có thể gây ra những vi phạm và đẩy một Tổ chức Ký nhận uỷ thác (ADI) tới việc bị cấm kinh doanh tạm thời hoặc vĩnh viễn Do đó, chiến lược quản lý rủi ro cẩn trọng được xem xét áp dụng đối với một ADI nếu nó muốn nằm trong “vùng xanh an toàn” của Basel II

Management Policy” [57] về ước lượng tác động của yếu tố rủi ro tác nghiệp tới hệ thống Ngân hàng thương mại nhà nước và tư nhân (trường hợp cụ thể ở Thổ Nhĩ Kỳ), đã sử dụng phương pháp phân tích hệ thống mờ (FAHP - Fuzzy Analytic Hierarchy Process) để ước lượng các yếu tố rủi ro tác nghiệp Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, ngân hàng có cấu trúc nguồn vốn khác nhau sẽ có sự đối phó khác nhau đối với những yếu tố rủi ro hệ thống và không có một công thức chung nào áp dụng cho toàn bộ các ngân hàng

2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước

Quản lý RRTN có vai trò quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của các ngân hàng, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế có những biến động nằm ngoài dự báo của họ Do đó, quản lý RRTN theo thông lệ quốc tế và chuẩn Basel được hầu hết tất cả các nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt hơn nữa là trong thời gian gần đây, hàng loạt các sự kiện gây ra tổn thất đều xuất phát từ RRTN gồm rủi ro do con người, quy trình, công nghệ thông tin và sự kiện bên ngoài Việc quản lý RRTN đã từ lâu được ưu tiên hàng đầu tại các ngân hàng trên thế giới, tuy nhiên mới được quan tâm tại các ngân hàng Việt Nam trong thời gian gần đây sau rất nhiều các vụ việc, sự kiện gây ra tổn thất mà nguyên nhân chủ yếu đều do lỗi liên quan đến RRTN, gây tổn thất lớn về tài sản, danh tiếng (tổn hại đến hình ảnh, thương hiệu) của ngân hàng nên các NHTM tại Việt Nam đã bắt đầu có nhận thức nhiều hơn về vấn đề này

Ngày đăng: 07/04/2024, 22:18

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan