Tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận, duy trì khách hàng...81.1.1.. TÓM TẮTĐề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là do tôi thực hiện, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Trần Thị Giang Tân và PGS.TS Trần Phước Trong luận án, tôi không sao chép bất kỳ công trình nghiên cứu nào, ngoại trừ những tham khảo từ những nghiên cứu trước đã được trích dẫn trong luận án.
TP HCM, ngày tháng năm 2022 Tác giả
Trần Thị Thu Phường
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trải qua một thời gian dài, đến nay, tôi đã hoàn thành luận án nhờ sự giúp đỡ của thầy, cô Tôi cám ơn tất cả quý thầy, cô.
Tôi cám ơn PGS.TS Trần Thị Giang Tân Nhờ sự tận tâm hướng dẫn của cô, tôi đã học được nhiều điều và đã hoàn thành luận án
Tôi cám ơn PGS.TS Trần Phước Thầy đã hướng dẫn, góp ý, hỗ trợ cho tôi thực hiện và hoàn thành LA.
Tôi cám ơn Viện đào tạo và quý thầy, cô Trường ĐHKT TP.HCM đã giảng dạy, giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi thực hiện luận án.
Tôi cám ơn Trường Đại Học Tài Chính – Kế toán và Ban lãnh đạo Khoa Kế Toán - Kiểm Toán đã tạo điều kiện để tôi thực hiện luận án.
Sau cùng, tôi cám ơn gia đình của tôi Gia đình đã cho tôi sự động viên giúp tôi vượt qua những khó khăn và hoàn thành luận án này.
TP HCM ngày tháng năm 2022
Tác giả
MỤC LỤC
Trang 3LỜI CAM ĐOAN i
2 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3
3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 4
4 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Đóng góp của luận án 4
6 Kết cấu luận án 7
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC 8
1.1 Tổng quan các nghiên cứu trước trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định chấp nhận, duy trì khách hàng 8
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu chung về chấp nhận và duy trì khách hàng 8
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu về duy trì khách hàng 20
1.1.3 Nhận xét về các nghiên cứu trước trên thế giới liên quan đến duy trì khách hàng 26
1.2 Các nghiên cứu trong nước 31
1.3 Kết quả đạt được của các nghiên cứu trước và khoảng trống nghiên cứu 33
Trang 41.3.1 Những kết quả đạt được của các nghiên cứu trước và những vấn đề cần được
tiếp tục nghiên cứu 33
1.3.2 Định hướng nghiên cứu 34
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 35
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 36
2.1 Một số khái niệm nền tảng 36
2.1.1 Quyết định chấp nhận và duy trì khách hàng 36
2.1.2 Rủi ro kiểm toán 38
2.1.3 Rủi ro kinh doanh của khách hàng 39
2.1.4 Rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán 40
2.1.5 Ban quản trị của khách hàng 41
2.1.6 Mức độ chuyên ngành của công ty kiểm toán 42
2.1.7 Giá phí kiểm toán 42
2.2 Các quy định về chấp nhận, duy trì khách hàng trong kiểm toán báo cáo tài chính 44
2.2.1 Chuẩn mực kiểm toán quốc tế 44
2.2.2 Chuẩn mực kiểm toán và các quy định của Việt Nam 46
2.3.5 Lý thuyết cân bằng về đạo đức khi ra quyết định 61
2.4 Mô hình nghiên cứu sơ khởi 63
Trang 5KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 66
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 67
3.1 Phương pháp và quy trình nghiên cứu 67
3.1.1 Phương pháp nghiên cứu 67
3.1.2 Quy trình nghiên cứu 68
3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu ban đầu 70
3.2.1 Quyết định duy trì khách hàng 70
3.2.2 Rủi ro kiểm toán 71
3.2.3 Rủi ro kinh doanh của khách hàng 73
3.2.4 Rủi ro kinh doanh của công ty kiểm toán 74
3.2.5 Đặc điểm Ban quản trị của khách hàng 75
3.2.6 Mức độ chuyên ngành của công ty kiểm toán 76
3.2.7 Giá phí kiểm toán 76
3.2.8 Biến kiểm soát 77
3.3 Nghiên cứu định tính 77
3.3.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu định tính 77
3.3.2 Phỏng vấn chuyên gia 78
3.4 Nghiên cứu định lượng 83
3.4.1 Quy trình thiết kế nghiên cứu định lượng 83
3.4.2 Phương pháp thu thập dữ liệu 84
3.4.3 Quy mô mẫu và phương pháp chọn mẫu 86
3.4.4 Các bước phân tích dữ liệu 87
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 91
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 92
Trang 64.1 Kết quả nghiên cứu định tính 92
4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức và các giả thuyết nghiên cứu 100
4.2.1 Mô hình nghiên cứu chính thức 100
4.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 103
4.2.3 Đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu 108
4.3 Kết quả nghiên cứu định lượng 114
4.3.1 Mô tả mẫu nghiên cứu 115
4.3.2 Kết quả kiểm định mô hình đo lường hành vi điều chỉnh lợi nhuận 115
4.3.3 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu 119
4.3.4 Kết quả hồi quy mô hình nghiên cứu với thông số thay thế 136
4.4 Tổng hợp và bàn luận kết quả 140
4.4.1 Tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu 140
4.4.2 Bàn luận kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 141
5.3.1 Đối với công ty kiểm toán 152
5.3.2 Đối với Hội nghề nghiệp 154
5.4 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo 155
KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 157
Trang 7DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ 1
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 2
Trang 8BCTN - Báo cáo thường niên
HNX Hanoi Stock Exchange Sàn giao dịch Chứng khoán Hà Nội
Trang 9DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH 27
Bảng 3.5 Khái niệm đo lường đặc điểm Ban quản trị của khách hàng 75
Bảng 4.11a Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa MDOP và CON/DIS 123 Bảng 4.11b Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa GCO và CON/DIS 124 Bảng 4.11c Kết quả kiểm định mối liên hệ giữa INAU và CON/DIS 124
Trang 10Bảng 4.13 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến biến độc lập 128
Bảng 4.21 Kết quả hồi quy mô hình với thông số thay thế 139
Trang 11DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Mối quan hệ giữa các khái niệm trong quyết định DTKH 43
Trang 12TÓM TẮT
Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định DTKH tại các CTKT độc lập Việt
Tóm tắt: Luận án nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định duy trì khách
hàng (DTKH) tại các Công ty kiểm toán (CTKT) độc lập Việt Nam (VN) Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp được sử dụng với mẫu nghiên cứu (NC) bao gồm 762 công ty niêm yết (CTNY) trên hai sàn chứng khoán VN (HOSE, HNX) được kiểm toán bởi các CTKT độc lập với tổng số 2.478 quan sát trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2019 Kết quả NC cho thấy có 04 nhóm nhân tố gồm rủi ro kiểm toán (RRKT), rủi ro kinh doanh (RRKD) của khách hàng, RRKD của CTKT, mức độ chuyên ngành của CTKT ảnh hưởng tới quyết định DTKH Trong đó, các nhân tố thuộc RRKT, rủi ro tài chính, khách hàng thường xuyên thay đổi CTKT, tính chính trực của NQL khách hàng và mức độ chuyên ngành của CTKT có ảnh hưởng ngược chiều tới quyết định DTKH Khả năng thực hiện kiểm toán của CTKT có ảnh hưởng cùng chiều tới quyết định DTKH Dựa trên kết quả NC này, tác giả đề xuất các CTKT cần xem xét các yếu tố rủi ro này để đưa ra quyết định DTKH phù hợp Về phương diện cơ quan chức năng tại VN như VACPA nên bổ sung hướng dẫn về CN, DTKH bên cạnh các nhân tố đã đề cập trong chuẩn mực kiểm toán.
Từ khóa: Quyết định duy trì khách hàng, rủi ro kiểm toán, rủi ro kinh doanh, mức
độ chuyên ngành của công ty kiểm toán.
Trang 13Thesis: Factors affecting client continuance decisions at audit firms in Vietnam.Abstract: The thesis studies factors affecting client continuance decisions at audit
firms in Vietnam The mixed research method is used with a sample of 762 listed companies on two Vietnamese stock exchanges (HOSE, HNX) audited by audit firms with a total of 2.478 observations during the period year from 2016 to 2019 Research results show that there are 04 groups of factors including audit risk, client’s business risk, auditor’s business risk, audit firm industry expertise affecting client continuance decisions In which, the audit risk variable, the financial risk, the client frequently changes auditors, while management integrity, the audit firm industry expertise have negatively been associated with client continuance decisions The firm’s ability to perform the audit engagement has positively associated with client continuance decisions Based on the results, the author proposes that auditing firms should consider these risk factors to make (while making) client continuance decisions Regarding the authority in Vietnam, such as VACPA, they should supplement guidance on client continuance, acceptance in addition to the factors mentioned in auditing standards.
Keywords: Client continuance decision, audit risk, business risk, audit firm
industry expertise.
Trang 14CHƯƠNG MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài
Với chức năng chính là nâng cao độ tin cậy thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC) giúp người sử dụng có thể ra quyết định phù hợp, nghề nghiệp kiểm toán ngày càng đóng vai trò quan trọng trong xã hội Tuy nhiên, những vụ phá sản của các công ty hàng đầu trên thế giới như Enron, WorldCom vào những năm đầu của thế kỷ 21 và rất nhiều công ty khác xảy ra trong những năm gần đây như Wirecard AG trong đó có lổi của CTKT, đã làm nghề nghiệp kiểm toán bị chỉ trích khá nhiều Tại VN, trong những năm gần đây, khá nhiều CTKT độc lập đã phải đối mặt với những rủi ro do việc đưa ra quyết định CN, DTKH không phù hợp Nhiều CTKT đưa ra quyết định CN, DT cho những khách hàng có nhiều rủi ro, không phù hợp với nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không phù hợp với khả năng của CTKT… Điều này dẫn đến việc các CTKT không phát hiện ra các sai sót trọng yếu, đưa ra ý kiến sai từ đó bị đình chỉ hoạt động, đình chỉ tư cách kiểm toán viên (KTV) (như CTKT – Tư vấn Đất Việt năm 2019) hay không được chấp thuận kiểm toán cho các doanh nghiệp có lợi ích công chúng (như Thăng Long TDK và IFC trong năm 2018, CPA Hà Nội trong năm 2017, DFK năm 2016) Bên cạnh đó, theo kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán năm 2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thủ tục đánh giá rủi ro và CN, DTKH tại các CTKT còn sơ sài (Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, 2019) Tất cả các vấn đề trên cho thấy, việc đưa ra quyết định CN, DTKH tại các CTKT độc lập VN vẫn còn nhiều bất cập, đã làm các CTKT phải đối mặt với nhiều rủi ro Để giảm thiểu rủi ro, một trong những biện pháp được các CTKT cần thiết lập, đó là kiểm soát việc CNKH Quyết định CNKH mới hay DTKH cũ là giai đoạn đầu tiên và cũng là giai đoạn rất quan trọng trong quy trình kiểm toán Bằng cách sàng lọc khách hàng trước khi ký kết hợp đồng, CTKT có thể giảm thiểu các rủi ro cho cả KTV và cho CTKT như bị kiện tụng, suy giảm về uy tín, thiệt hại tài chính và thậm chí là phải ngừng hoạt động Do vậy NC về quyết định CN, DTKH tại các CTKT độc lập là rất cần thiết trong bối cảnh của VN.
Trang 15Để đưa ra quyết định CN, DTKH phù hợp, các CTKT cần xem xét lợi ích, rủi ro và chi phí liên quan đến chấp nhận hợp đồng kiểm toán cho khách hàng (Economist, 1995; MacDonald, 1997; Johnstone, 2000) Chuẩn mực kiểm toán quốc tế (ISQC1, ISA 220) yêu cầu các CTKT phải xây dựng, thực hiện các chính sách và thủ tục về việc CN, DTKH Trong quá trình xem xét CN, DTKH, KTV nên đánh giá từng thành phần của rủi ro hợp đồng (gồm RRKT, RRKD của khách hàng và RRKD của CTKT) và rủi ro phát sinh từ sự tương tác của chúng (Sengur, 2012) Bên cạnh các quy định của CMKT, khá nhiều NC trước đã tìm hiểu về các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định CN, DTKH Kết quả các NC phát hiện rằng các nhân tố thuộc RRKT, RRKD của khách hàng và RRKD của CTKT, đặc điểm BQT doanh nghiệp của khách hàng, mức độ chuyên ngành của CTKT, phí kiểm toán có ảnh hưởng đến quyết định CN, DTKH (Johnstone, 2000; Johnstone và Bedard, 2003, 2004; El-Sayed Ebaid, 2011; Ouertani và Damak-Ayadi, 2012; Hsieh và Lin, 2016, Conley (2019), …) Tại VN, số lượng nghiên cứu về chủ đề này còn khá khiêm tốn Một số nghiên cứu theo hướng tìm hiểu thực trạng của quy trình CN, DTKH Nghiên cứu của Nguyễn Huy Tâm (2013), tìm hiểu về rủi ro do việc không tuân thủ quy trình CN, DTKH của các CTKT Kết quả nghiên cứu chỉ ra những rủi ro mà CTKT sẽ gặp phải khi không tuân thủ quy trình CNKH như khó đánh giá rủi ro của khách hàng, thủ tục kiểm toán không phù hợp Nghiên cứu của Hà Đỗ Hồng Quang (2017) về tính hữu hiệu của quy trình CNKH Kết quả cho thấy, quyết định CNKH ảnh hưởng tới tính hữu hiệu quy trình CNKH
Quyết định CNKH và quyết định DTKH có một số điểm tương đồng, đó là cả hai quyết định đều yêu cầu KTV đánh giá khách hàng kiểm toán và sau đó quyết định có cung cấp dịch vụ kiểm toán cho khách hàng hay không nhằm giảm thiểu rủi ro từ CNKH Tuy nhiên, hai quyết định hành vi này cũng có một số khác biệt, khác biệt chính là trong việc DTKH, CTKT đã thu thập thông tin, cũng như hiểu biết khá đầy đủ về khách hàng từ việc thực hiện kiểm toán trong những năm trước nên việc ra quyết định này có đủ cơ sở hơn Về mặt nghiên cứu, trong khi số lượng các NC về các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định CNKH nói chung khá nhiều, thì các NC