Vì vậy nhóm chúng em quyết định làm một bài tiểu luận về đề tài “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng nội dung nguyên lý vào nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân” để
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
- - -
-MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC_LÊNIN
TIỂU LUẬN
NGUYÊN LÝ VỀ MỐI LIÊN HỆ PHỔ BIẾN VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG NGUYÊN LÝ VÀO NHẬN THỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THỰC
TIỄN CỦA BẢN THÂN
GVHD: ThS Nguyễn Thị Hằng SVTH:
1 Võ Trung Kiên 21154055
2 Cao Đức Việt 21154076
3 Đỗ Trung Quân 21154026
4 Lai Văn 21155076
Mã lớp học: LLCT130105_21_1_91
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2021
Trang 2ĐIỂM SỐ
Điểm
NHẬN XÉT
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
KÍ TÊN
ThS Nguyễn Thị Hằng
Trang 3Mục lục
PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Phương pháp nghiên cứu 1
PHẦN 2: NỘI DUNG 2
1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì? 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Cơ sở khoa học 2
1.3 Nội dung nguyên lý 3
1.4 Ý nghĩa phương pháp luận 4
PHẦN 3: VẬN DỤNG 5
2 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào nhận thức của bản thân 5
2.1 Quán triệt quan điểm toàn diện 5
2.2 Vận dụng vào bản thân 6
3 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào hoạt dộng thực tiễn của bản thân 10
3.1 Hoạt động sản xuất vật chất: 10
3.2 Hoạt động chính trị - xã hội: 10
3.3 Hoạt động thực nghiệm khoa học: 11
3.4 Liên hệ đến Việt Nam: 11
PHẦN 4: KẾT LUẬN 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 4PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế đang là xu thế của thời đại, nó diễn ra mạnh mẽ ở khắp các châu lục, chi phối đời sống của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới và bên cạnh đó hệ quả tất yếu của kinh tế toàn cầu hoá là nền kinh tế của các nước ngày càng thắt chặt lại Và hơn nữa sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh
tế ngày càng trở nên chặt chẽ hơn Vì vậy nhóm chúng em quyết định làm một bài tiểu luận về đề tài “Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và sự vận dụng nội dung nguyên lý vào nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân” để phân tích khả năng và nhận thức của bản thân thông qua nguyên lý mối liên hệ phổ biến trong cuộc sống hiện tại với mong muốn đóng góp một phần vào nền kinh tế của Việt Nam
2 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, nhóm em sẽ tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến, từ những kiến thức đó nhóm sẽ đi sâu vào phân tích những vấn đề bên trong và đưa ra những giải pháp và phương hướng phù hợp với đời sống Sau cùng sẽ áp dụng những điều đã phân tích vào nhận thức và hoạt động thực tiễn của bản thân trong quá trình tiếp thu đó
3 Phương pháp nghiên cứu
Nhóm em tổng hợp tài liệu và nghiên cứu dựa trên các trang thông tin, các tài liệu trên Internet có sự chọn lọc và kết hợp với những hiểu biết, kiến thức đã được tiếp thu và đưa ra những nhận xét, đánh giá phù hợp
Trang 5PHẦN 2: NỘI DUNG
1 Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là gì?
1.1 Khái niệm
Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét, sự vật hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, rang buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.[ CITATION wik1 \l 1033 ]
1.2 Cơ sở khoa học
Nếu chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó? Trả lời câu hỏi thứ hai, những người theo chủ nghĩa duy tâm cho rằng cái quyết định mối quan hệ, sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng là một lực lượng siêu tự nhiên (như trời) hay do ý thức cảm giác của con người Đứng trên quan điểm duy tâm chủ quan, Bécơli cho rằng cảm giác là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng Hêghen xuất phát từ lập trường duy tâm khách quan lại vạch ra rằng “ý niệm tuyệt đối” là nền tảng của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng
Những người theo quan điểm duy vật biện chứng khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất- thế giới vật chất Nhờ có tính thống nhất đó, chúng không thể tồn tại biệt lập tách rời nhau mà tồn tại trong sự tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau theo những q.uan hệ xác định Chính trên cơ sở đó triết học duy vật biện chứng khẳng định rằng mối liên hệ là phạm trù triết học dùng để chỉ sự quy định sự tác động qua lại sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới
Trang 6Các sự vật hiện tượng trong thế giới chỉ biểu hiện sự tồn tại của mình thông qua sự vận động, sự tác động qua lại lẫn nhau Bản chất tính quy luật của sự vật, hiện tượng cũng chỉ bộc lộ thông qua sự tác động qua lại giữa các mặt của bản thân chúng hay sự tác động của chúng đối với sự vật, hiện tượng khác Chúng ta chỉ có thể đánh giá sự tồn tại cũng như bản chất của một con người cụ thể thông qua mối liên hệ, sự tác động của con người đó đối với người khác, đối với xã hội và tự nhiên thông qua hoạt động của chính người ấy Ngay tri thức của con người cũng chỉ có giá trị khi chúng được con người vận dụng vào hoạt động cải biến tự nhiên, cải biến
xã hội và cải biến chính con người
Nguyên lý này được dựa trên một khẵng định trước đó của triết học Mác-Lênin là khẳng định tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vât và hiện tượng Các sự vật, hiện tượng tạo thành thế giới dù có đa dạng, phong phú, có khác nhau bao nhiêu, song chúng dều chỉ là những dạng khác nhau của một thế giới duy nhất, thống nhất - thế giới vật chất.[ CITATION wik1 \l
1033 ]
1.3 Nội dung nguyên lý
Mối liên hệ phổ biến là mối liên hệ giữa các mặt (thuộc tính) đối lập tồn tại trong mọi sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực
Mối liên hệ mang tính khách quan và phổ biến Nó chi phối tổng quát sự vận động, phát triển của mọi sự vật, quá trình xảy ra trong thế giới; và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng
Mối liên hệ phổ biến được nhận thức trong các phạm trù biện chứng như mối liên hệ giữa: mặt đối lập - mặt đối lập; chất – lượng, cái cũ – cái mới; cái riêng - cái chung; nguyên nhân - kết quả; nội dung – hình thức; bản chất - hiện tượng; tất nhiên - ngẫu nhiên; khả năng – hiện thực
Trang 71.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với các sự vật, hiện tượng khác Chỉ trên
cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát
và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"
Từ tính chất đa dạng, phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải giải quyết khác nhau trong thực tiễn
Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục quan điểm chiết trung, ngụy biện.[ CITATION lờigải \l 1033 ]
Trang 8PHẦN 3: VẬN DỤNG
2 Sự vận dụng nội dung nguyên lý mối liên hệ phổ biến vào nhận thức của bản thân
2.1 Quán triệt quan điểm toàn diện
Quán triệt quan điểm toàn diện, chúng ta phải xem xét sự vật, hiện tượng như sau:
Trong nhận thức, trong học tập:
+ Một là, xem xét các mối quan hệ bên trong của sự vật, hiện tượng
Tức là, xem xét những mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, các thuộc tính khác nhau của chính sự vật, hiện tượng đó
+ Hai là, xem xét các mối quan hệ bên ngoài của sự vật, hiện tượng
Tức là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật, hiện tượng
đó với các sự vật, hiện tượng khác, kể cả trực tiếp và gián tiếp
+ Ba là, xem xét sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ với nhu cầu thực tiễn Ứng với mỗi con người, mỗi thời đại và trong một hoàn cảnh lịch sử nhất định, con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được một số hữu hạn những mối liên hệ Do đó, trí thức đạt được về sự vật, hiện tượng chỉ là tương đối, không trọn vẹn, đầy đủ
Ý thức được điều này sẽ giúp ta tránh được tuyệt đối hóa những tri thức đã có, tránh xem đó là những chân lý luôn luôn đúng Để nhận thức được sự vật, chúng ta phải nghiên cứu tất cả những mối liên hệ
+ Bốn là, tuyệt đối tránh quan điểm phiến diện khi xem xét sự vật, hiện tượng Phiến diện tức là chỉ chú ý đến một hoặc một số ít những mối quan hệ Cũng có nghĩa là xem xét nhiều mối liên hệ nhưng đều là những mối liên hệ không bản chất,
Trang 9thứ yếu… Đó cũng là cách cào bằng những thuộc tính, những tính quy định trong bản thân mỗi sự vật
Quan điểm toàn diện đòi hỏi ta phải đi từ tri thức về nhiều mặt, nhiều mối liên hệ đến chỗ khái quát để rút ra cái bản chất, cái quan trọng nhất của sự vật, hiện tượng Điều này không đồng nhất với cách xem xét dàn trải, liệt kê
Trong hoạt động nhận thức, chủ thể cần phải khách quan:
+ Một là, tìm hiểu để phát hiện càng nhiều càng tốt những mối liên hệ chi phối đối tượng nhận thức
+ Hai là, phân loại để xác định trong các mối liên hệ đã được phát hiện ra thì mối liên hệ nào là liên hệ bên trong, liên hệ cơ bản, liên hệ tất nhiên, liên hệ ổn định… Dựa trên những mối liên hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… đó để lý giải được những mối liên hệ còn lại
+ Ba là, xây dựng được hình ảnh chỉnh thể trong tư duy về đối tượng nhận thức như
sự thống nhất các mối liên hệ trên Từ đó phát hiện ra đặc điểm, tính chất, quy luật, nghĩa là bản chất của đối tượng nhận thức
2.2 Vận dụng vào bản thân
Về nhận thức khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng phải đặt nó trong mối liên hệ tác động qua lại với những sự vật, hiện tượng khác và cần phải phát hiện ra những mối liên hệ giũa các bộ phận, yếu tố, các thuộc tính, các giai đoạn khác nhau của bản thân sự việc Lênin đã khẳng định: “muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các mặt của mối liên hệ và quan hệ của sự vật đó” Để nhận thức đúng được sự vật, hiện tượng cần phải xem xét nó trong mối nhu cầu thực tiễn, ứng với mỗi thời kỳ, giai đoạn, thế hệ của con người bao giờ cũng chỉ phản ánh được số lượng hữu hạn các mối liên hệ Vì vậy tri thức về các sự vật hiện tượng chỉ mối liên hệ của nó mà còn phải biết xác định phân loại tính chất, vai trò,
vị trí của mỗi loại liên hệ đối với sự phát triển của sự vật Cần chống lại sự nhận
Trang 10định sai lầm phiến diện một chiều, cũng như đánh giá ngang bằng các vị trí của các loại về mối quan hệ
Mỗi chúng ta phải hiểu rõ những cơ sở lý luận của mình, nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý của sự phát triển, vận dụng chúng một cách sáng tạo vào hoạt động của mình Đối với sinh viên, ngay trong thời gian đi học, có thể vận dụng các nguyên tắc phương pháp luận này vào việc học tập, thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội ngày càng phồn vinh
Trong học tập:
Đối với chúng ta là sinh viên thì việc áp dụng trong nhận thức về vấn đề
“Tự học”:
- Hoạt động tự học của sinh viên là hoạt động tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo dưới sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học bằng hành động của bản thân và đạt được mục tiêu của giáo dục và đào tạo
- Hoạt động tự học là một hoạt động tìm ra ý nghĩa làm chủ kỹ xảo nhận thức, tạo ra cầu nối nhận thức trong tình huống học tập; tự biến đổi mình, tự làm phong phú mình bằng cách thu lượm và xử lý thông tin từ môi trường sống xung quanh mình; tự tìm kiến thức bằng hành động của chính mình, cá nhân hoá việc học tập đồng thời hợp tác với bạn bè trong cuộc sống cộng đồng lớp học dưới sự huớng dẫn của thầy cô giáo
- Tự học của sinh viên với tư cách là một hoạt động nên nó có đặc điểm và cấu trúc của hoạt động nói chung Nó được thúc đẩy bởi động cơ và hướng tới mục đích với đối tượng cụ thể đồng thời được thực hiện thông qua hành động cụ thể bằng những thao tác trí tuệ linh hoạt, sáng tạo trong những điều kiện hoàn cảnh khác nhau
Trang 11- Hoạt động tự học mang màu sắc của hoạt động tâm lý thực hiện chủ yếu thông qua hành động trí tuệ, thao tác tinh thần rất căng thẳng và phức tạp Tính chất này thể hiện ở tính cơ bản thống nhất, tính khoa học và tính khái quát cao
- Đặc trưng của hoạt động tự học khác hẳn các hoạt động khác Nó không chủ yếu hướng vào làm biến đổi khách thể của hoạt động (tri thức, KN, KX…) những phương thức hành vi, những giá trị mà chủ yếu hướng vào làm biến đổi chủ thể của hoạt động – biến đổi nhân cách sinh viên Tự học của sinh viên là hoạt động mang tính chất nghiên cứu (tự tìm tòi tự phát hiện tự nghiên cứu mức độ cao) Như vậy trong hoạt động tự học, việc tích cực, độc lập nhận thức của SV không tách rời vai trò tổ chức điều khiển của giáo viên đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò Theo các nhà Sư phạm: Qúa trình dạy tự học là một hệ thống toàn vẹn bao gồm ba thành tố: Thầy (dạy) – Trò (tự học)
và tri thức, chúng tương tác, thâm nhập vào nhau và qui định lẫn nhau… tạo ra chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo.[ CITATION tựhọc \l 1033 ]
- Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của mỗi con người, nhưng đôi khi người ta quên hiểu rõ ràng và đầy đủ rằng, học tập không phải đơn thuần chỉ là lĩnh hội các tri thức mang tính lí thuyết mà còn là sự vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế Đó là lí do vì sao chúng tôi muốn giải thích và làm rõ câu tục ngữ: “Học đi đôi với hành”
Trước hết, “học” mà câu tục ngữ đề cập chính là việc tiếp nhận những kiến thức trên lớp, chính xác hơn thì đó là tiếp nhận lí thuyết Còn “hành” chính là vận dụng, ứng dụng những lí thuyết vào thực tế cuộc sống “Đi đôi” có nghĩa là luôn song hành với nhau, không thể nào tách rời Toàn bộ câu tục ngữ có thể hiểu chính là, việc ta tiếp nhận kiến thức hay lí thuyết sẽ luôn phải đi cùng với việc ứng dụng, vận dụng những điều đó trong thực tế cuộc sống của chúng ta, như vậy mới có ý nghĩa
Trang 12Nếu như “học” không “hành”, chúng ta có thể sẽ rất giỏi lí thuyết, thế nhưng kiến thức lí thuyết sâu rộng cũng sẽ trở nên vô ích khi nó không giúp gì cho cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn Vậy chúng ta sẽ “hành” để giúp ích cho cuộc sống, nhưng nên hiểu nếu “hành” mà không có lí thuyết chỉ đường, chúng ta biết bắt đầu từ đâu, biết “hành” như thế nào? “Hành” mà không “học”, con người chắc chắn sẽ thất bại Tóm lại, “học đi đôi với hành” là một chân lí, học định hướng, giúp cho việc vận dụng có hiệu quả và ngược lại, việc vận dụng sẽ làm cho lí thuyết được học trở nên có ý nghĩa, đồng thời quay lại kiểm nghiệm tính đúng đắn của lí thuyết.[ CITATION học \l 1033 ]
Trong xu hướng hội nhập sinh viên cần trang bị cho bản thân những kĩ năng cần thiết để trưởng thành và phát triển trong môi trường Đại học cũng như cận kề xã hội Môi trường đại học đã dạy chúng ta nhiều thứ cần thiết như các kỹ năng như:
kỹ năng nhận thức học tập, kỹ năng quản lý học tập, kỹ năng giao tiếp học tập Nhưng bên cạnh đó chúng ta là những người sinh viên cần có những cái nhìn sâu rộng, khách quan Áp dụng các nguyên tắc của nguyên lí phổ biến vào trong nhận thức để so sánh, nhìn nhận bản thân bằng nhiều phương diện khác nhau, đối chiếu Từ đó hãy rút ra cho bản thân những khía cạnh còn thiếu, yếu, chưa thực sự tốt Bằng phương pháp đó đưa những kết luận và bài học rồi đi đến đúc kết nhằm mục đích thực hiện tốt hơn Phát triển bản thân, trau dồi các kiên thức và kỹ năng phù hợp với chính mình cũng như xã hội cần
Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng xử sao cho phù hợp với từng con người Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha đã kết luận: “đối nhân xử thế” Ứng xử sao cho thông minh, khôn khéo được ví như một “nghệ thuật” Không chỉ vậy, nó còn là
kỹ năng sống, bí quyết giúp mọi người thành công hơn trong mọi lĩnh vực Những