NGUYÊN LÝ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC BIÊN TẬP
1 Biên tập là một nghề
Biên tập là một “nghề bí ẩn”, đặc biệt là biên tập viên báo chí Họ luôn làm những công việc thầm lặng, với mục đích mang đến cho độc giả những tin, bài, ảnh hay hơn, tốt hơn Ở Việt Nam, nghiêm túc mà nói, chưa có địa
4 chỉ nào dạy nghề làm biên tập một cách thật bài bản, chính quy Đây cũng là một khiếm khuyết, một lỗ hổng trong công tác đào tạo của ta.
Phải khẳng định lại một lần nữa, biên tập báo chí là một nghề Nhưng thực tế ở Việt Nam, các nhà lãnh đạo các tờ báo thường chọn ra một số phóng viên có kinh nghiệm lâu năm, giao cho họ đảm nhiệm việc biên tập Thư ký toà soạn hướng dẫn thêm cho họ một số quy định chung về biên tập Thế là xong, “sống lâu lên lão làng” Bởi có tay nghề cao, nên họ là một trong những nhân tố quan trọng tạo lên sức mạnh của tờ báo Tuy nhiên, trong thực tế, công chúng lại rất ít biết họ, bởi họ không được ký tên vào các tác phẩm báo chí của phóng viên Đây vẫn còn là những ý kiến đang tranh luận, bàn cãi trong làng báo.
Có thể nói, nghề biên tập không phải ai cũng làm được Cán bộ biên tập thường phải dấn thân, toàn tâm toàn ý với công việc Họ là những người yêu chữ nghĩa, luôn muốn làm cho các sản phẩm báo chí trở nên hoàn thiện hơn, chính xác hơn và chất lượng hơn.
Toà soạn nào cũng vậy, đã có người sáng tạo tác phẩm thì ắt phải có người biên tập Chính những người này đã nâng tầm tác phẩm cho phóng viên và đưa các tác phẩm của họ đến với công chúng Công sức của những nhà biên tập quả rất lớn.
Các cụ ta có câu: “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, ý muốn nói giỏi một nghề hơn biết nhiều nghề, chứ cái gì cũng biết một tý cũng có nghĩa là không biết Nhưng theo ông Peter Kinh, giám đốc trung tâm CBS News Radio:
“Phóng viên giỏi thì cái gì cũng phải biết một chút” còn biên tập viên thì sao? Tôi nghĩ cái gì cũng phải biết hai chút” Biết chẳng phải để khoe mẽ mà chính là để tránh tối đa những sự cố về nghề nghiệp.
2 Cán bộ biên tập - bà đỡ tinh thần của tác phẩm
Là một sản phẩm tinh thần của con người; xã hội, dù là văn bản lớn hay nhỏ, độ ngắn dài khác nhau, thì trước tiên văn bản đó phải là một thể hoàn chỉnh; mỗi sự thay đổi, thêm bớt hoặc cắt xén đều phải xem xét kỹ, bằng không sẽ làm biến đổi diện mạo của văn bản và ý tưởng sáng tạo của tác giả.
Xét dưới bất cứ góc độ nào thì điều mong muốn chung nhất của những người làm công tác biên tập là không phải can thiệp vào bản thảo của tác giả. Nhưng trên thực tế lại không được như vậy Có những bài viết, văn bản khi gửi đến toà soạn, buộc phải tiến hành sửa chữa để đảm bảo tính lôgíc và chính xác cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện Người ta gọi cán bộ biên tập là “bà đỡ tinh thần” cho “đứa con tinh thần” của tác giả là vì thế.
Về mặt nhận thức, người làm công tác biên tập phải rất khách quan trước một văn bản, một bài báo hay một bức ảnh cụ thể, tránh sự thiên kiến, áp đặt những suy nghĩ mang tính cá nhân trong việc phân tích, đánh giá, nhận xét một sản phẩm nào đó của tác giả Điều này thật dễ hiểu bởi chúng ta không là người trong cuộc - theo một ý nghĩa nhất định Và nghề nào cũng vậy, phẩm chất cao quý nhất của con người là biết tôn trọng những giá trị của người khác, tránh sự dố kỵ về tài năng hoặc những bất đồng về chính kiến. Công việc biên tập càng đòi hỏi tư chất này nhiều hơn Đôi khi không phải là sự cố ý, mà chỉ là yếu tố tâm lý mà người cán bộ biên tập đã chủ động sửa chữa văn bản của tác giả theo ý mình.
Bỏ được những thiên kiến cá nhân, tính chủ quan trong lúc làm việc, người làm công tác biên tập cũng cần phải khắc phục những e ngại khi phải can thiệp sửa chữa vào những tin bài, những sản phẩm tinh thần của các nhà báo có tên tuổi, hoặc những người được coi là nổi tiếng.
Dưới góc độ tâm lý, rất có thể vì sự e nể trước những thành đạt của họ, mà một số biên tập viên cho rằng sản phẩm của những người đó lúc nàocũng ở một đẳng cấp khác, đã có thương hiệu nên đôi khi chính cán bộ biên tập lại dễ bỏ qua những sai sót trong văn bản dự thảo của tác giả.
Mặc dù xem xét về lý, chúng ta có thể thừa nhận ở những cương vị mà lâu nay độc giả luôn tôn trọng và kính nể, các tác giả, nhà báo đã thành danh hoặc có tên tuổi trong làng báo, lẽ thường họ rất chú ý tới việc biểu hiện tư
Tổng bí thư Nông Đức Mạnh thăm các chiến sỹ lực lượng vũ trang tỉnh Cà Mau - nhân kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền Nam
(1975 - 2005) tưởng; thận trọng trong việc sử dụng từ ngữ, cú pháp, thậm chí họ rất lưu ý đến những tri thức mới , nhưng điều đó không có nghĩa là họ đã tuyệt dối hoàn hảo, đến mức chúng ta hoàn toàn phải tin cậy và “không được phép hoặc không dám nhận xét, sửa chữa”, nếu chúng ta phát hiện ra những khiếm khuyết, những chỗ thể hiện chưa đạt.
3 Biên tập ảnh - một hoạt động thường trực trong cơ quan thông tấn báo chí
Cũng giống như tất cả các hoạt động biên tập sách báo và các bài viết khác; ảnh sau khi chụp cũng cần phải xem xét, biên tập lại - nếu thấy đó là cần thiết Việc làm này thật bình thường, vì người chụp trong quá trình sáng tạo tác phẩm, rất có thể vì nhiều lý do, họ không bao quát hết xung quanh đối tượng, sự kiện đang vận động; cũng có thể đơn giản chỉ vì chưa biết chọn một góc cắt phù hợp, tiêu biểu, một động thái có ý nghĩa nhất định để phản ánh. Bởi vậy, hoạt động biên tập - theo nghĩa hẹp - sẽ giúp chúng ta hoàn thiện công việc này.
VỊ TRÍ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH
Nhiều người cho rằng, phóng viên mới là người tạo ra sản phẩm đích thực Có người quan niệm, cán bộ biên tập mới chính là người quyết định, người tạo ra sản phẩm báo chí thực thụ Những ý kiến trên cần phải hiểu như thế nào? Thực ra thì chẳng ai quan trọng hơn ai cả, mà công việc nào cũng phải trả giá và có ý nghĩa của nó; bởi nếu thiếu bất kỳ hoạt động nào (sáng tạo hay biên tập) đều không thể có được sản phẩm cuối cùng, sản phẩm báo chí hoàn chỉnh, cái mà độc giả đang cần và đón đợi.
Trên thực tế, việc sử dụng ảnh của chúng ta hiện nay còn rất yếu và tuỳ tiện Chúng ta không muốn nói là kém cả về nội dung, chất lượng thông tin cũng như hình thức thể hiện ảnh Lỗi tại đâu? Nguyên nhân thì rất nhiều, nhưng ở đây chúng tôi chỉ xin bàn đến hai bình diện: Người sáng tạo và cán bộ biên tập ảnh.
William Gconnolly, biên tập viên cao cấp của tờ Times đã từng nói:
“Không thể có một tờ báo tuyệt với nều không có những phóng viên tuyệt
Không nên chụp và sử dụng ảnh dạng này. vời Nhưng cũng không thể có một tờ báo tuyệt vời nếu không có những biên tập viên chuyên nghiệp, giỏi nghề và dày dạn kinh nghiệp”.
Câu nói trên cho thấy, công việc biên tập là một trong những khâu rất quan trọng trong nghề làm báo nói chung và làm báo ảnh nói riêng Phải qua khâu xử lý, biên tập mới đảm bảo cho một tờ báo có được những bức ảnh đẹp; những tác phẩm ảnh đạt chất lượng thu hút được độc giả.
1 Biên tập là trung tâm điều tiết và xử lý thông tin hình ảnh
Theo từ điển tiếng Việt thì điều tiết là làm cho công việc, kế hoạch được hợp lý, không có tình trạng chênh lệch, mất cân đối Trung tâm điều tiết là bộ phận cao nhất, quan trọng nhất, giữ vai trò điều hành chung các hoạt động trong quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo Còn xử lý thông tin là việc biến các nguồn tin, dữ liệu được tiếp nhận thành những tin, bài, ảnh có nội dung cụ thể, rõ ràng.
Trong các mối quan hệ xã hội, điều tiết được xem như một cơ chế vận hành, sự vận động và phát triển của đối tượng hiện thực Đối với các cơ quan báo chí nói chung, công tác biên tập ảnh nói riêng, điều tiết chính là việc hoạch định kế hoạch tuyên truyền cụ thể Tuyên truyền dài hạn, trunghạn,ngắn hạn; tuyên truyền theo định kỳ; tuyên truyền các vấn đề thời sự trên
Bà con Việt kiều nồng nhiệt chào đón Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm chính thức Cộng hoà Czech Ảnh chụp tại phi trường Old Ruzyne ngày 12/9/2007. mặt báo Trong quá trình xây dựng kế hoạch, những người làm chương trình cần tránh sự lặp lại, máy móc Người làm công tác biên tập không những phải vạch ra được chương trình kế hoạch, tuyên truyền hợp lý sát với thực tiễn mà còn phải biết tổ chức, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tuyên truyền của toà soạn; tạo điều kiện cho hoạt động thông tin được thông suốt, tránh sự chồng chéo, cứng nhắc.
* Biên tập là trung tâm phát tin
Theo cơ chế hoạt động của một cơ quan báo chí, dù là loại hình báo chí nào thì phóng viên vẫn được cọi là những người sáng tạo ra các sản phẩm thô
- những bản thảo cho một ấn phẩm báo chí Tất cả những bản thảo đó trước khi được công bố đến công chúng đều phải trải qua “sự kiểm soát, gạn lọc và tinh chế” đầy trí tuệ và trách nhiệm của hội dồng biên tập, trực tiếp là bộ phận thư ký toà soạn, những người “gác cổng thông tin” cho cơ quan báo chí. Đúng như qui định, khi tiếp nhận các bản thảo của phóng viên, cộng tác viên, bộ phận biên tập chịu trách nhiệm trước xã hội về những nguồn tin mà
10 cơ quan báo chí đưa ra Việc tiêu chuẩn hoá để các dạng thông tin đã thu nhận, có được phép đăng tải hay không, lúc này phụ thuộc vào “tài chế biến” của các cán bộ biên tập Họ có quyền cắt bỏ hoặc tạm dừng bất kỳ một bài viết, bức ảnh nào nếu thấy không ổn, không thích hợp với trang báo, số báo
Vì vậy, hiểu theo một nghĩa nhất định công tác biên tập là trung tâm phát tin của toà soạn.
Cũng theo sự phân cấp về nghiệp vụ, bên cạnh các bài viết, tất cả những bức ảnh mà phóng viên ghi nhận được từ cơ sở, dù thế nào cũng chỉ là bản gốc, để được hoàn chỉnh và sử dụng đúng vị trí, đúng mục đích nhất định phải qua khâu biên tập và trình bày Vì thế, cán bộ biên tập mới là người quyết định trực tiếp hình thức sử dụng ảnh của phóng viên.
* Hoạt động biên tập là trung tâm xử lý, điều phối sản phẩm ảnh
Bởi đặc trưng vốn có, thông tin bằng ảnh là thông tin trực giác, cô đọng và dễ hiểu, nó có khả năng níu giữ độc giả trong suốt quá trình đọc báo Nếu làm tốt công tác thông tin bằng ảnh, tờ báo sẽ rất có hiệu quả Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, việc đưa tin bằng ảnh của ta còn rất cứng nhắc, luôn theo một khuôn mẫu, mô tuýp quen thuộc Cách làm này rất dễ tạo sự nhàm chán đối với độc giả Vì vậy, người làm công tác biên tập ảnh vừa phải là một nhà báo, vừa có con mắt thẩm mỹ Xét về mặt nghiệp vụ, họ cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành, nắm vững tất cả các vấn đề về nội dung - hình thức - cấu trúc, thể loại ảnh, để đa dạng hoá cách thức đưa tin, tránh bê tất cả những
“nguyên vật liệu” mà phóng viên có được, đưa lên mặt báo.
Thường thì, sau mỗi chuyến công tác, hoặc trong kho tàng tư liệu của toà soạn, các phóng viên, cộng tác viên gửi về một mớ sản phẩm hỗn độn (ảnh đơn, ảnh nhóm, ảnh về tất cả các đề tài, lĩnh vực; ảnh biểu dương, ảnh phê phán ) tất cả đều rất cảm tính, bất ổn Họ cho rằng, công việc của họ đến đó là xong, còn việc sử dụng chúng như thế nào là tuỳ thuộc vào Ban biên tập
- trực tiếp là bộ phận thư ký toà soạn Bởi thế, nếu không xử lý thông tin tốt, chắc chắn “đống” sản phẩm hỗn độn kia sẽ trở thành vô dụng.
Dàn dựng quá lộ liễu, không nên sử dụng
Làm thế nào để những bức ảnh đó sống dậy và có ý nghĩa, chắc chắn phụ thuộc vào trình độ và năng lực xử lý, điều hành của cán bộ biên tập.
NHIỆM VỤ CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH
1 Nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước chính là kim chỉ nam dẫn đường chỉ lối, là cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo chí. Ở Việt Nam, xét dưới góc dộ pháp luật, chưa có báo chi tư nhân - Báo chí tự do cá thể, mà toàn bộ hệ thống báo chí của ta đều nằm trong một hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Đây cũng chính là điểm khác biệt giữa báo chí cách mạng Việt Nam với báo chí các nước đang tồn tại nhiều đảng trên thế giới Bởi thế, ở một khía cạnh nào đó, báo chí của ta luôn mang tính Đảng, tính nhân dân sâu sắc; mọi hoạt động của toà soạn dù dưới hình thức nào cũng đều phải tuân theo sự lãnh đạo của Đảng Và cũng chính điều này sẽ tạo ra một nền báo chí ổn định, ít biến động Các cơ quan báo chí, lực lượng phóng viên, biên tập viên có thể tránh được những sai lầm đáng tiếc trong công tác tuyên truyền.
Nắm vững đường lối không có nghĩa là chỉ tập trung ca ngợi, biểu dương, tuyên truyền một chiều, không dám đấu tranh ủng hộ lẽ phải, đấu tranh chống cái xấu, cái ác, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội mà báo chí cần phải thông tin nhiều chiều, thông tin có định hướng Điều này trên thực tế chúng ta còn hạn chế; chưa dám nói đúng sự thật, nói hết sự thật - Tất nhiên phải là sự thật bản chất, sự thật có lợi cho Đảng, cho tổ quốc và dân tộc. Đương thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh, người thày của nền báo chí cách mạng Việt Nam, đã từng nói: “Những người hoạt động trong lĩnh vực văn hoá, tư tưởng, trong đó có các nhà báo, phải đấu tranh và dám đấu tranh cho lẽ phải để bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ”
Nắm vững chủ trương, đường lối là nắm vững nội dung bản chất của nó chứ không phải chỉ hô khẩu hiệu, tuyên truyền suông, hình thức chủ nghĩa. Vấn đề này, phải được thể hiện trong từng chỉ tiêu, kế hoạch cụ thể Đã nói thì phải làm; nói phải đi dôi với hành động Hành động phải có sức thuyết phục và phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn cụ thể Một năm có 365 ngày, dòng chảy sự kiện vẫn tiếp diễn; không thể đem chủ trương, kế hoạch giai đoạn này áp dụng cho giai đoạn khác Không chỉ phù hợp với từng thời kỳ mà còn phải phù hợp với từng vùng, miền, từng địa phương, đối tượng cụ thể.
2 Nắm chắc các chỉ tiêu, kế hoạch của trung ương, ngành, địa phương, cơ sở
Chỉ tiêu, kế hoạch chính là một phần nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Việc nắm vững, nắm rõ các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất, kế hoạch hoạt động của Trung ương, ngành, địa phương sẽ giúp Ban biên tập nói chung, những người làm công tác biên tập ảnh nói riêng đề ra được phương hướng nhiệm vụ và kế hoạch tuyên truyền cụ thể cho toà soạn.
Nắm rõ từng chỉ tiêu kế hoạch, Ban biên tập mới định ra được hình thức tuyên truyền thích hợp, điều tiết nội dung, kế hoạch tuyên truyền hợp lý:
Ví dụ, cần ưu tiên, tuyên truyền bằng ảnh cho những ngành nghề, địa phương nào, cơ sở nào Nếu là vấn đề trừu tượng những nội dung khó chuyển tải bằng
22 ảnh thì không nên gượng ép Điều này sẽ tạo được sự cân bằng về mặt kinh tế - xã hội đối với từng vùng, miền, từng địa phương, đơn vị cơ sở Phải nắm rõ chỉ tiêu kế hoạch mới có thể huy động được lực lượng phóng viên, cộng tác viên ảnh cùng tham gia tuyên truyền đạt hiệu quả, tránh được sự lơi lỏng hoặc thái quá.
Không nắm rõ chỉ tiêu kế hoạch cũng có nghĩa là tuyên truyền không có định hướng, không rõ mục đích, được chăng hay chớ; tuyên truyền không cần biết đúng sai; nơi xứng đáng ca ngợi, biểu dương thì không biểu dương khích lệ; đơn vị cần phải nhắc nhở, uốn nắn lại không góp ý Làm như thế không khác gì “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; không những rất tác hại đối với những cơ quan tuyên truyền, mà còn gây khó, dễ cho cơ sở.
3 Phân tích tình hình thực tiễn qua từng thời kỳ. Đây là một yêu cầu, nhiệm vụ hết sức quan trọng trong toàn bộ hệ thống công tác biên tập ảnh.
Thực tiễn theo nghĩa rộng là những hoạt động của con người, trước hết là quá trình lao động sản xuất nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết cho sự tồn tại của xã hội Phân tích tình hình thực tiễn sẽ giúp các nhà báo, các cơ quan thông tấn báo chí định ra được kế hoạch tuyên truyền cụ thể, sát với thực tế, phù hợp với từng địa phương, trong từng thời điểm nhất định Các nhà lãnh đạo và quản lý báo chí, những người làm công tác biên tập, không thể rập khuôn cứng nhắc trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền bằng kinh nghiệm sẵn có, làm như vậy là giáo điều, thiếu sự sáng tạo.
Khi phân tích tình hình thực tiễn, các nhà lãnh đạo báo chí cần nghiên cứu khả năng đáp ứng yêu cầu, khả năng vận dụng đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; khả năng thực hiện của từng ngành, từng địa phương, để có kế hoạch tuyên truyền thích ứng.
Là một hình thái ý thức xã hội; báo chí có chức năng tuyên truyền cổ vũ, giáo dục và nâng cao đời sống tinh thần cho toàn xã hội Lao động nhà báo nói chung, lao động biên tập ảnh nói riêng luôn phải xuất phát từ những mục đích nhất định Cơ sở của lao động nhà báo chính là thực tiễn cuộc sống. Thực tiễn cuộc sống thì vô cùng phong phú và sinh động, song cũng đầy khó khăn, thử thách Thực tiễn chính là nguồn đề tài vô cùng tận, là đối tượng phản ánh hằng ngày, hằng giờ của báo chí nói chung, và nhiếp ảnh báo chí nói riêng Quá trình sáng tạo tác phẩm ảnh bắt đầu từ tính kế hoạch và sự nhận thức thực tiễn của nhà báo Trên cơ sở đó, nhà báo vận dụng các thao tác tư duy như phân tích, so sánh, tổng hợp, phán đoán để biểu đạt đối tượng nhận thức ấy dưới dạng ngôn ngữ hình ảnh.
Thực tiễn cũng là trường đại học lớn nhất, là trường đời tôi luyện năng lực nghề nghiệp cho các nhà báo, đặc biệt là những người làm báo bằng hình ảnh “Trăm nghe không bằng một thấy là vậy!” Có người đã từng phát biểu, đối với phóng viên nhiếp ảnh, cứ chụp và chụp; cứ sẵn sàng “đốt phim”, bấm máy rồi sẽ “lên tay” Dưới góc độ kỹ thuật thuần tuý, điều ấy không sai, không có sách vở nào, trường học nào thay thế được Nhưng đã là nhà báo, trước lúc bấm máy phải tư duy - tư duy trực tiếp trước dối tượng, sự kiện, để chọn được thời khắc vô giá Đó mới là việc nên làm và cần bàn; chiếc máy ảnh dù tối tân, hiện đại đến đâu, cũng không thể thay thế.
Và một vấn đề nữa, tác phẩm nhiếp ảnh là kết quả của quá trình nhà báo “lăn lộn” trong thực tiễn, quan sát, miêu tả đối tượng hiện thực bằng con mắt nhà nghề Người làm báo, dù bất kể là đối tượng lao động cụ thể nào, phóng viên, biên tập viên hay lãnh đạo, cũng không thể ngồi một chỗ mà xử lý thông tin, tư liệu một cách thuần tuý, mà chí ít, họ đã được trang bị khá dày dặn nhưng tri thức được kết tinh từ thực tiễn cuộc sống Đó cũng là một phẩm chất nghề nghiệp “không có xung trận thì không có chiến công”.
4 Xác định đúng và trúng các vấn đề cần tuyên truyền bằng ảnh
Xác định đúng và trúng các vấn đề cần tuyên truyền bằng ảnh là khâu trung gian trong quá trình định ra kế hoạch và tổ chức việc thực hiện kế hoạch của Ban biên tập Đối với những kế hoạch tuyên truyền có thể lượng hoá được, Ban biên tập, bộ phận thư ký toà soạn, hoặc các phòng chức năng cần
24 xác định rõ nội dung, hình thức, phương pháp, thời gian và địa điểm cần tuyên truyền.
XÂY DỰNGHỆ THỐNG BIÊN TẬP ẢNH
1 Hệ thống tổ chức, biên tập trung tâm
Hệ thống tổ chức, biên tập trung tâm là bộ phận cao nhất và có quyền quyết định cuối cùng tất cả các sản phẩm ảnh trong quá trình sáng tạo tác phẩm của một cơ quan báo chí Đối với các tổ chức, tập đoàn hay các cơ quan báo chí lớn như thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), Báo Nhân dân, Báo Quân đội nhân dân, Báo Lao động, Báo Sài Gòn giải phóng hay Tuổi trẻ Thành phố
Hồ Chí Minh v.v đều có bộ phận chuyên về ảnh, thì bộ phận này chính là hệ thống tổ chức biên tập trung tâm của toà soạn Những người được “biên chế” vào bộ phận biên tập trung tâm đều phải là những nhà báo có tính chuyên nghiệp cao, những người từng trải, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động báo chí, hoạt động biên tập ảnh Họ là lực lượng đại diện cho lãnh đạo và tổ chức toà soạn, chịu trách nhiệm cuối cùng, trước khi một ấn phẩm báo chí được phát hành.
Phó tổng biên tập Phụ trách nội dung Ban thư ký biên tập Phó tổng biên tập
Các phòng phóng viên Phòng Phóng viên Phòng Phóng viên Các phòng chức năngPhòng chức năngPhòng chức năng
Hệ thống tổ chức biên tập trung tâm là một đầu mối lớn nhất, qui tụ tất cả các tin, bài, ảnh và những sản phẩm mang tính văn hoá khác Ở đây, ngoài việc xử lý toàn bộ số lượng tác phẩm của các bộ phận phóng viên trong toà soan, nó còn là trung tâm tiếp nhận tất cả các nguồn tin, các ấn phẩm đặc biệt của các cơ quan tuyên truyền, các toà soạn báo khác và lực lượng cộng tác viên, thông tin viên trên khắp mọi miền đất nước Do vậy, hàng ngày, hệ thống tổ chức biên tập trung tâm phải xử lý một khối lượng thông tin đồ sộ.
Những vấn đề lớn, những vấn đề mang tính hệ trọng, trước khi được quyết định công bố, sử dụng phải thông qua hệ thống này.
2 Hệ thống tổ chức, biên tập ở từng bộ phận phóng viên
Theo mô hình truyền thống, một cơ quan báo chí thường được cơ cấu như sau:
Xét về mặt nghiệp vụ báo chí, các toà soạn đều có các bộ phận phóng viên chuyên theo dõi, phụ trách những lĩnh vực, ngành nghề, những mảng đề tài nhất định Ví dụ phóng viên chuyên theo dõi các vấn đề nông, lâm, ngư nghiệp; phóng viên phụ trách các khối công nghiệp, xây dựng ; phóng viên phụ trách khối văn hoá - xã hội; phóng viên chuyên phản ánh các sự kiện thời sự, chính trị Nếu chưa bàn đến chất lượng đội ngũ thì đây cũng là cách tổ chức khoa học, tạo điều kiện cho các nhà báo tập trung chuyên sâu vào từng lĩnh vực mà mình đảm nhận.
Theo sự phân cấp này, thông thường sau mỗi lần tác nghiệp, các tin, bài, ảnh của phóng viên đều được kiểm định tại “cơ sở” - tổ quản lý trực tiếp các nhà báo Điều đó, tuy có lúc bất tiện, nhưng về cơ bản có nhiều ưu điểm. Bởi không ai khác, tổ nghiệp vụ mới chính là người nắm chắc nhất, hiểu rõ nhất những công việc của từng thành viên trong đơn vị.
Về hoạt động nhiếp ảnh, hiện nay đa số các cơ quan báo chí đều không thành lập một phòng ban riêng (trừ một vài tờ báo lớn), nên lực lượng phóng viên chuyên ảnh - nếu có - thường được cơ cấu ngay trong Ban thư ký biên tập, hoặc phóng viên viết kiêm luôn chụp ảnh Vì vậy, ngoài những tác phẩm mang tính chuyên nghiệp do phóng viên ảnh chụp, phần chủ yếu ảnh được sử dụng trên mặt báo đều do các phóng viên viết đảm nhiệm Mặc dù không phải là phóng viên viết thì chụp ảnh không đẹp; nhưng do phải chi phối bởi phần việc chính, chắc chắn họ không thể tập trung cao độ vào việc ghi hình đối tượng Những bức ảnh mà họ ghi lại được phần lớn chỉ đáp ứng yêu cầu minh hoạ cho bài viết Đó là chưa nói rất nhiều ảnh không đạt, kém chất lượng
Do vậy, nếu không hình thành hệ thống biên tập ở từng bộ phận, phóng viên, biên tập lần một tại “cơ sở”, sẽ rất không ổn, hoặc không đúng mục đích nhiều khi làm phương hại tới công tác tuyên truyền của toà soạn Hiện nay đã có một số cơ quan báo chí thực hiện tốt cách thức tổ chức này Ban biên tập ảnh Thông tấn xã Việt Nam là một điển hình.
3 Hệ thống biên tập ảnh thông tin viên, bạn đọc
Thông tin viên, cộng tác viên, bạn đọc là những người làm báo không chuyên, họ là lực lượng “chân rết” của toà soạn Hiện nay, mặc dù chúng ta
28 không có được một con số tuyệt đối, nhưng phải khẳng định rằng, lực lượng cộng tác viên, thông tin viên, bạn đọc ở mỗi toà soạn chiếm một con số không nhỏ, thậm trí đông gấp vài lần phóng viên của toà soạn Dù không phải là những nhà báo chuyên nghiệp, nhưng họ là những người rất đam mê, yêu thích nghề báo Mỗi ngày họ có thể cung cấp cho các toà soạn không biết bao nhiêu tin, bài, ảnh, về mọi lĩnh vực của cuộc sống Chính họ đã làm phong phú nội dung và hình thức của một tờ báo Vì không chuyên, nhưng lại rất nhiệt tình với công việc viết lách, chụp ảnh, nên chất lượng tác phẩm của những đối tượng này gửi về toà soạn thường có nhiều hạn chế Để giải quyết khó khăn này nhiều cơ quan báo chí đã tổ chức thành ban riêng - Ban bạn đọc Ban này chịu trách nhiệm trước toà soạn về việc xử lý các thông tin từ khắp nơi gửi về.
Sau khi các tin, bài, ảnh được xử lý tại phòng bạn đọc, các sản phẩm này được chuyển giao cho các phòng phóng viên và đưa vào kế hoạch sử dụng - Tất nhiên là phải thông qua sự “kiểm duyệt” của Bộ phận biên tập trung tâm Làm như vậy sẽ tránh được sự phản ánh chồng chéo, trùng lặp và góp phần điều tiết hợp lý nhất công tác tuyên truyền bằng ảnh của toà soạn.
MỐI QUAN HỆ GIỮA HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG BIÊN TẬP ẢNH
Làm báo là làm chính trị bằng nghiệp vụ Lao động sáng tạo tác phẩm báo chí và lao động biên tập là hai công việc trọng tâm trong tiến trình sản xuất một ấn phẩm báo chí; thiếu một trong hai công đoạn guồng máy toà soạn không thể vận hành được.
Xét về mặt nghiệp vụ thì cả hai hoạt động đều nhằm nuôi dưỡng và chăm sóc cho đứa con tinh thần của tác giả đứng vững và tự khẳng định vị trí của mình trong xã hội Còn nói theo cách của người làm chính trị thì hoạt động sáng tạo và hoạt động biên tập đều có chung quan điểm, lập trường là bảo vệ cho lợi ích của giai cấp mà mình phụng sự Lao động của họ là lao động có chung lý tưởng, mục đích; cùng tuyên truyền; cổ vũ cho việc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng; giữ gìn kỷ cương phép nước và đấu tranh chống những thói hư tật xấu, những biểu hiện tiêu cực trong xã hội Tính mục đích trong công việc của họ được thể hiện qua kết quả lao động sáng tạo, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và hiệu quả xã hội của các sản phẩm báo chí Nó chính là sự biểu lộ quan điểm, lập trường giai cấp và đại diện cho lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động
Tính mục đích trong hoạt động báo chí luôn có ý nghĩa xuyên suốt trong quá trình lao động sáng tạo của nhà báo nói chung, của phóng viên, biên tập vien ảnh nói riêng.
Cũng như các thể loại tác phẩm báo chí khác, mỗi bức ảnh được sử dụng trên báo, đều là sự khổ công của cả hai hoạt động: sáng tạo và biên tập. Đó chính là sự kết tinh cao nhất của tính mục đích trong hoạt động báo chí của các nhà báo Tính mục đích này dựa trên cơ sở: lập trường quan điểm của báo chí vô sản, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và dựa vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng công chúng của mỗi tờ báo.
Ví dụ: Những tờ nhật báo chính trị - xã hội thường chủ động sử dụng ảnh tin, phóng sự ảnh hoặc ảnh kèm bài với cùng chủ đề Ngược lại các tờ báo, tạp chí chuyên thông tin giải trí lại chú trọng sử dụng ảnh minh hoạ, trang trí hoặc ảnh nghệ thuật.
Như vậy, việc sử dụng ảnh trên báo không thể tuỳ hứng mà đều phải xuất phát từ mục đích thông tin do các toà soạn đặt ra Hoạt động sáng tạo và hoạt động biên tập đều nhất nhất tôn trọng những qui ước này Tất nhiên, mục đích thông tin của các toà soạn không nằm ngoài khuynh hướng chính trị và lợi ích của giai cấp và công chúng xã hội Xác định rõ mục đích thông tin là ngọn nguồn để hoạt động sáng tạo tác phẩm và hoạt động biên tập, trình bày ảnh trên báo đúng, trúng và hấp dẫn độc giả.
2 Sự tác động qua lại giữa hoạt động biên tập và hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh
Như trên đã khẳng định, hoạt động sáng tạo và hoạt động biên tập ảnh là hai công đoạn trong một quy trình sản xuất khép kín trước khi ra đời một ấn phẩm báo chí Vì vậy, xét về mặt lôgíc, nếu không có hoạt động sáng tạo thì cũng không thể có hoạt động biên tập Nhưng cũng phải khẳng định, lao động sáng tạo, dù thế nào đi nữa nếu không qua khâu xử lý, biên tập, và trình bày, thì các sản phẩm mà phóng viên sáng tạo ra sẽ vĩnh viễn nằm trong ngăn tủ Bởi vậy, cả hai hoạt động - hai công việc đều giữ một vị trí quan trọng; chúng luôn tác động qua lại hỗ trợ và thúc đẩy hoạt động kia thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình Tuy nhiên, nói một cách biện chứng khoa học thì hoạt động biên tập theo nghĩa rộng, nghĩa bao quát là sự định hướng, gợi mở cho hoạt động sáng tạo tác phẩm thực hiện vai trò xung kích của mình Còn hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh chính là người thực thi kế hoạch, không ngẫu hứng mà dựa trên cơ sở của sự định hướng tuyên truyền của toà soạn Nếu hoạt động biên tập được ví là “nhà thiết kế” thì hoạt động sáng tạo tác phẩm ảnh lại chính là người thi công; họ luôn biết dựa vào nhau để bổ khuyết những khoảng trống nghề nghiệp Và, nếu hoạt động biên tập định hướng đúng, định hướng trúng, sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sáng tạo đạt hiệu quả cao và ngược lại hoạt động sáng tạo tác phẩm tốt, có chất lượng, chắc chắn sẽ tác dộng mạnh đến công tác xây dựng chương trình, kế hoạch và giảm bớt “gánh nặng” cho những người làm công tác biên tập Còn, xét theo nghĩa cụ thể, trực tiếp thì biên tậptốt góp phần nâng cao chất lượng tác phẩm ảnh, công tác tuyên truyền của toà soạn đạt hiệu quả Và ngược lại nếu không có sự thống nhất “ông nói gà, bà nói vịt” thì cả hai bộ phận (phóng viên, biên tập viên) đều mất uy tín trước công chúng.
3 Cần xoá bỏ những khúc mắc, những quan niệm không đúng
Bàn về mối quan hệ Phóng viên - Biên tập viên nhiều người cho rằng: Đó là quan hệ “sớm nắng chiều mưa”, “nàng dâu - mẹ chồng” hay “trái tim nóng - cái đầu lạnh” Thực tế thì sao? Về bản chất giữa Phóng viên và Biên tập luôn có quan hệ rất gắn bó Nhưng do mỗi người có một vai trò, nhiệm vụ khác nhau, cá tính và trình độ cũng rất khác nhau, nên đôi lúc cũng nảy sinh những bất đồng giữa họ hoặc gây cho nhau không ít sự khó chịu, hiểu lầm Để giải quyết tốt mối quan hệ này, cách tốt nhất là cần tìm tiếng nói chung giữa hai đối tượng Phải hiểu và thông cảm cho công việc của nhau, hãy bớt đi cái tôi để cùng vì mục đích chung là làm cho tờ báo chất lượng hơn, phục vụ độc giả tốt hơn.
QUY TRÌNH CÔNG TÁC BIÊN TẬP ẢNH
XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH THÔNG TIN HÌNH ẢNH
Ở một cơ quan thông tấn báo chí, thông thường công việc tổ chức nội dung, xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ thể thường do Ban biên tập hoặc trực tiếp là thư ký toà soạn chịu trách nhiệm Thư ký toà soạn hoặc trưởng Ban biên tập (nếu có) được sự giao quyền của Tổng biên tập hoặc phó tổng biên tập phụ trách nội dung, dự thảo kế hoạch tuyên truyền và xuất bản cho mỗi tờ báo, trang báo, số báo Việc lập kế hoạch càng cụ thể, càng sát với thực tế, thì các bộ phận chuyên môn trong toà soạn triển khai kế hoạch càng thuận lợi Xây dựng kế hoạch tuyên truyền cho mỗi số báo, trang báo được coi là kim chỉ nam; là sự định hướng chính trị của toà soạn. Để công tác tuyên truyền bằng ảnh luôn đảm bảo tính khoa học, chủ động, và tính đúng đắn sáng tạo, những cơ quan báo chí lớn, cũng như các toà soạn luôn làm việc cẩn trọng, bao giờ cũng làm kế hoạch từ xa: kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn và kế hoạch cho việc đặt kế hoạch.
1 Kế hoạch tuyên truyền dài hạn
Kế hoạch tuyên truyền dài hạn là kế hoạch được thiết lập cả năm hoặc
6 tháng trở lên Căn cứ vào các chủ trương, chính sách, các chỉ thị, Nghị quyết và nhiệm vụ chính trị của toà soạn, Ban biên tập phân công các bộ phận phóng viên chịu trách nhiệm theo dõi, phụ trách việc tuyên truyền từng mảng đề tài cụ thể các chủ đề, đề tài này được Ban biên tập tính toán kỹ, để đảm bảo cân đối vùng miền, cân đối giữa các lĩnh vực, các ngành, địa phương Nói cân đối không có nghĩa là chia đều, bình quân kiểu cơ học, bình quân theo định lượng, mà cân đối phải đảm bảo tính ưu thế, tính “vượt trội hợp lý” Kế hoạch tuyên truyền dài hạn có thể được coi là bộ khung, là sự định hướng lớn của một toà soạn.
2 Chương trình, kế hoạch tuyên truyền trung hạn
Kế hoạch tuyên truyền trung hạn là xây dựng kế hoạch tuyên truyền theo từng quý và hằng tháng Đây chính là sự cụ thể hoá một bước kế hoạch tuyên truyền dài hạn, cụ thể hoá các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và nhà nước đến từng địa phương, từng ngành, từng khu vực Đối với công tác tuyên truyền bằng ảnh hoạt động xây dựng kế hoạch khó hơn nhiều so với báo viết Bởi, đã là hình ảnh thì phải rất rõ ràng, cụ thể, không nghiên cứu đường lối, không bám sát thực tiễn, không nắm rõ chỉ tiêu sản xuất cũng như từng định mức của đơn vị cơ sở, Ban biên tập - những người hoạch định kế hoạch sẽ hết sức khó khăn, thậm trí phải bó tay, “buông trôi kế hoạch”
Vì vậy, nếu chủ động trong việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng tháng, hàng quý sẽ giúp các Ban biên tập kịp thời bổ sung, thay đổi và điều chỉnh “kế hoạch mới” cho phù hợp với tình hình diễn biến của thời cuộc; đặc biệt là các hoạt động không có tính ổn định, hoạt động bất thường không mang tính định kỳ Ví dụ như công nghiệp, xây dựng, văn hoá - xã hội, an ninh quốc phòng, chính trị ngoại giao Tất nhiên trên thực tế, thì hình thức tổ chức kế hoạch này vẫn tương đối ổn định, không phức tạp như việc làm kế hoạch ngắn hạn.
3 Chương trình, kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch đột xuất
Kế hoạch ngắn hạn và kế hoạch đột xuất là kế hoạch tuyên truyền cho từng tuần, từng số báo Kế hoạch tuyên truyền ngắn hạn là sự thẩm định, kiểm tra lại và sự cụ thể hoá lần cuối kế hoạch tuyên truyền trung hạn thành những nội dung, chủ đề, đề tài, những sản phẩm báo chí cụ thể Lúc này, Ban biên tập, bộ phận thư ký toà soạn có thể gợi ý đến từng phóng viên, cộng tác viên ảnh tập trung thể hiện theo yêu cầu trực tiếp của toà soạn Ví dụ: số báo này, trang báo này cần bao nhiêu ảnh, nên đi sâu vào mảng đề tài nào, đối tượng cần phản ánh là ai, lựa chọn hình thức thể loại nào là phù hợp nhất.v.v
Về bản chất, kế hoạch ngắn hạn thường uyển chuyển hơn nhiều, linh hoạt hơn nhiều so với kế hoạch tuyên truyền dài hạn, trung hạn Và cũng
34 chính vì thế mà đây là công đoạn đòi hỏi người cán bộ biên tập phải đầu tư nhiều công sức, trí tuệ, nhiều chất xám nhất trong công việc Nếu ở công đoạn trước, việc xây dựng kế hoạch tuyên truyền trung hạn càng chính xác bao nhiêu thì việc thiết lập kế hoạch tuyên truyền ngắn hạn càng thuận lợi bấy nhiêu và ngược lại Đây luôn là mối lo chung của các Ban biên tập - mối lo không mang tính thời hạn Vì vậy, tốt nhất là phải thường xuyên chủ động kế hoạch choviệc làm kế hoạch. Đối với hãng thông tấn, các cơ quan báo chí lớn, việc xây dựng chương trình kế hoạch thông tin bằng ảnh còn phức tạp hơn nhiều so với các toà soạn báo ngành, báo địa phương Bởi lẽ, ngoài sự cân đối chung giữa các chỉ số theo diện rộng, họ còn phải thường xuyên bám sát các sự kiện thời sự chính trị trong và ngoài nước Hơn nữa, phạm vi lĩnh vực cần đề cập, phản ánh của các cơ quan này rất đa dạng, đa diện Mặt khác về đối tượng giao dịch, các tờ báo lớn thường có rất nhiều cơ quan báo chí, truyền thông khác cần ảnh để tuyên truyền; ở góc độ nào đó, họ có trách nhiệm phải đáp ứng. Đối với ảnh chụp các sự kiện về ngoại giao, vì mỗi quốc gia đều có quan điểm và nhận thức chính trị khác nhau, nên nội dung và cách thức sử dụng ảnh cũng có những nét riêng Đây cũng là một vấn đề hết sức nhạy cảm, buộc Ban biên tập phải cân nhắc.
4 Kế hoạch cho việc lập kế hoạch
Kế hoạch cho việc đặt kế hoạch có thể được coi là kế hoạch dự phòng, kế hoạch cho sự thay đổi kế hoạch ban đầu Thoạt nghe tưởng vô lý, nhưng thật ra đây là một việc làm rất cần thiết của các cơ quan báo chí.
Xét về tầm vĩ mô, chúng ta chắc chắn không thể đoán trước được mọi vấn đề, những gì sẽ xẩy ra hoặc sắp xẩy ra trong thời gian sắp tới, ấy là chưa kể trong từng tháng, từng quý Bởi vậy, nếu toà soạn xét thấy cần có một “kế hoạch dự phòng” cũng là hợp lý.
Còn xét trong tầm vi mô - trong các mối quan hệ cụ thể, trực tiếp, quan hệ trong bình diện hẹp thì nhiều khi toà soạn không thể có được những hình ảnh chụp theo dự định, hoặc phóng viên không hoàn toàn chủ động trong việc nắm bắt tình hình thực tiễn đặt ra tại cơ sở Do vậy, Ban biên tập - với chức năng “điều tiết” không thể “khoanh tay đứng nhìn”, “phó mặc tai bay” mà phải có khả năng “xoay chuyển tình thế”, “lấp khoảng trống”, khả năng “cứu nguy” khi tờ báo, cơ quan báo chí bị rơi vào “hoàn cảnh đặc biệt” Thực tế thì chẳng ai mong muốn điều này, nhưng cũng chẳng có người nào dám hứa như đinh đóng cột về một dự định cho tương lai - “Ba mươi vẫn chưa phải là tết” là như vậy.
TỔ CHỨC VÀ KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH TUYÊN TRUYỀN CỦA TOÀ SOẠN
1 Phân công, điều động phóng viên tại toà soạn
Chương trình, kế hoạch tuyên truyền của cơ quan báo là một văn bản mang tính pháp quy; bởi vậy, ngay từ khi dự thảo,nó phải được triển khai tới tất cả các thành viên, bộ phận chuyên môn trong toà soạn để cùng phối hợp thực hiện Ban biên tập cùng các trưởng phòng, ban có liên quan cần bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến và đưa ra các phương án thực hiện tốt nhất Kế hoạch dự thảo càng chi tiết và có sự nhất trí cao của các bộ phận chuyên môn, đồng thời có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp thì việc thực thi kế hoạch sẽ có hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, mặc dù kế hoạch đã được ấn định, nhưng do không có sự kiểm tra, đôn đốc; sự phân công, phân nhiệm thiếu chặt chẽ, mạnh ai người ấy làm, dẫn đến tình trạng “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược”; công tác tuyên truyền đã không đáp ứng được mục đích, yêu cầu mà Ban biên tập đề ra Mặt khác, nếu bộ phận lập kế hoạch không chú ý đến các điều kiện cần thiết, những yếu tố khách quan, và chủ quan tác động đến việc thực thi kế hoạch thì cũng dễ dẫn đến kế hoạch bị đổ bể.
Bởi vậy, tổ chức thực hiện kế hoạch phải đi đôi, đi liền với kiểm tra,đôn đốc việc thực hiện kế hoạch là cách làm cần thiết và bắt buộc Bình
36 thường, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức, thực hiện kế hoạch tuyên truyền của toà soạn, đó là: thời gian, điều kiện địa lí, cơ sở hạ tầng, vấn đề kinh tế, năng lực chuyên môn của phóng viên, những sự kiện diễn ra đột xuất, sự phối hợp không đồng bộ giữa các khâu, các bộ phận trong một toà soạn Ví dụ như tuyên truyền về vùng sâu, vùng xa, nơi biên giới, hải đảo; tuyên truyền về thiên tai, bão lũ thường các phóng viên không có điều kiện thu thập dữ liệu để phản ánh, hoặc vì lý do nào đó không thể tiếp cận đối tượng, nên cách thức thể hiện thường rất đơn điệu, thiếu sinh động.
Ngoài những yếu tố như đã nêu trên, thì yếu tố tâm lý cá nhân người thực hiện, trình độ tay nghề của phóng viên, sự chỉ đạo chưa cụ thể của Ban biên tập cũng chi phối việc tổ chức thực hiện sự thành bại của kế hoạch tuyên truyền xuất bản phẩm Vấn đề này trong lao động nhà báo đã khẳng định quá rõ Phóng viên nhận nhiệm vụ trong trạng thái bất ổn hoặc thiếu nhiệt tình, chắc chắn sẽ không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Theo tác giả cuốn “Tổ chức nội dung, thiết kế, trình bày báo in” thì việc triển khai kế hoạch xuất bản báo được mô hình hoá bằng công thức 2B + 6T Công thức 2B bao gồm: Biết và Bàn Còn 6T bao gồm: Tổ chức thực hiện, Tài năng, Trách nhiệm, Tâm của nhà báo, Thời gian và Tài chính.
Biết ở đây được hiểu là mọi thành viên trong toà soạn phải biết kế hoạch tuyên truyền và xuất bản số báo, biết mình được phân công những công việc gì, trách nhiệm ra sao.
Bàn được hiểu là mọi chủ trương, kế hoạch tuyên truyền của toà soạn, cần được bàn bạc công khai cùng các bộ phận chuyên môn Sự bàn bạc sẽ giúp cho việc thông tin đúng mục đích, tăng cường sự hợp tác giữa các bộ phận nghiệp vụ trong toà soạn.
Còn tổ chức thực hiện - chữ T đầu tiên trong 6 chữ T, được hiểu là công việc triển khai, thực hiện kế hoạch tuyên truyền, xuất bản sau khi đã được dự thảo hợp lý về nội dung, hình thức Để tổ chức thực hiện hiệu quả kế hoạch, những điều quan trọng quyết định sự thành công được thể hiện qua hai chữ P, đó là: Phân công hợp lý và Phối hợp tác chiến.
Có kế hoạch tuyên truyền, xuất bản tốt nhưng sự phân công chỉ qua loa, đại khái, không đến được mọi thành viên trong toà soạn, thì kế hoạch đó rất dễ đổ vỡ Có sự phân công nhưng phân công không đúng người, đúng việc cũng dẫn đến thất bại khi triển khai kế hoạch.
Về Tài năng, đây cũng là điều rất cần đối với một nhà báo chuyên nghiệp Tài năng nói dưới góc độ nghiệp vụ, đó chính là mức độ cao của năng lực làm báo và sự hiểu biết về xã hội Đây là những nhân tố giúp cho nhà báo thực hiện tốt nhiệm vụ được giao theo kế hoạch của Ban biên tập.
Về Trách nhiệm, trong thực hiện kế hoạch, được hiểu là tinh thần trách nhiệm với công việc làm báo của tập thể những người làm báo trong một toà soạn Trách nhiệm này được xem xét theo ba cấp độ: trách nhiệm của nhà quản lý, lãnh đạo, trách nhiệm với các phòng ban và trách nhiệm của mỗi cá nhân nhà báo Một lãnh đạo mà thiếu tinh thần trách nhiệm thì các nhân viên trong toà soạn cũng sẽ thờ ơ với tờ báo Với các phòng ban nghiệp vụ, khi lãnh đạo phòng ban thiếu tinh thần trách nhiệm với công việc thì nhân viên dưới quyền cũng sẵn sàng bỏ bê công việc Còn trách nhiệm của từng nhà báo, chính là đạo đức, lương tâm nghề nghiệp Trách nhiệm thực hiện kế hoạch tuyên truyền xuất bản không phải ai xa lạ mà là nhiệm vụ của một nhà báo đối với toà soạn Có trách nhiệm với từng bài báo, bức ảnh cũng có nghĩa là có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội Mỗi nhà báo thiếu tinh thần trách nhiệm, khi thực hiện nhiệm vụ được phân công theo kế hoạch rất có thể tác phẩm mà anh ta thực hiện sẽ gây hậu quả không tốt đối với xã hội.
2 Tổ chức mô hình biên tập hoàn hảo
Lâu nay, các toà soạn báo thường tổ chức công tác biên tập theo chế độ một cấp, tức là các tin, bài, ảnh của phóng viên, cộng tác viên đều gửi về Ban thư ký toà soạn Mọi công việc từ A đến Z đều do các cán bộ biên tập xử lý trước khi lên trang Cẩn thận hơn, bài bản hơn, một số tờ báo lớn lại phân chia
38 công việc này thành hai cấp: Biên tập tại các phòng phóng viên, sau đó mới qua khâu biên tập lần chót tại Ban thư ký toà soạn Tuy cách làm này có những ưu điểm hơn so với hệ thống biên tập một cấp, vì chí ít mỗi bản thảo của phóng viên đều được xem xét hai lần Song nhìn chung, cả hai cách làm vẫn chưa có sự “thay đổi về chất” Đó là chưa nói, nếu không cẩn thận sẽ bị lặp lại, trùng chéo trong thao tac mà vẫn không đảm bảo chất lượng.
Trên thế giới, có một mô hình biên tập khá hoàn hảo mà Việt Nam chúng ta hoàn toàn có thể áp dụng Có thể nói, chỉ nhìn vào khâu tổ chức đã thấy ngay ưu điểm của nó, giảm thiểu được những sai sót đồng thời tránh được những khúc mắc không đáng có, phát sinh trong toàn bộ quá trình xử lý thông tin Mô hình này quy định mỗi bước do một bộ phận hoặc một cán bộ biên tập giỏi chịu trách nhiệm:
XỬ LÝ, HOÀN CHỈNH TÁC PHẨM ẢNH THEO YÊU CẦU SỬ DỤNG
1 Những quy định cụ thể về chất lượng
1.1 Đảm bảo chất lượng về nội dung thông tin
* Mục đích, ý đồ phản ánh:
Cũng như các thể loại báo chí khác, mỗi bức ảnh được sử dụng trên báo đều phải đảm bảo tính mục đích rõ ràng, và được biểu đạt cụ thể thông qua
46 nội dung, hình thức phản ánh trong tác phẩm Tính mục đích của ảnh báo chí dựa trên hai nội dung cơ bản:
Dựa trên lập trường quan điểm của báo chí vô sản đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng Cộng sản Việt Nam Và, dựa vào chức năng, nhiệm vụ, đối tượng công chúng của mỗi tờ báo.
Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và đối tượng công chúng của mỗi tờ báo như hiện nay, chính là để tạo sự sinh động, đa dạng loại hình sản phẩm và lĩnh vực thông tin cũng như công chúng báo chí Nhận diện sự đa dạng chủng loại là để xác định phương thức, mục đích thể hiện, trong đó có việc thể hiện các tác phẩm ảnh.
Như vậy, việc sử dụng ảnh trên báo không phải là tuỳ hứng mà cần xuất phát từ mục đích thông tin do các cơ quan báo chí đặt ra Xác định rõ mục đích thông tin là mấu chốt để hoạt động biên tập có hiệu quả.
* Đảm bảo tính khách quan, chân thật:
Khách quan, chân thật là một trong những nguyên tắc cơ bản của báo chí nói chung và nhiếp ảnh báo chí nói riêng Phản ánh chân thật hiện thực đời sống xã hội là một trong những thế mạnh tuyệt đối của nhiếp ảnh báo chí. Tính khách quan, chân thật trong mỗi tác phẩm ảnh còn là sự khẳng định uy tín, đạo đức nghề nghiệp và danh dự của nhà báo, cơ quan báo chí trước dư luận xã hội.
Trong hoạt động biên tập nói chung, biên tập ảnh báo chí nói riêng, mỗi con chữ, bài viết, hình ảnh, dòng chú thích đều rất cần đến sự nhạy cảm chính trị của người cán bộ biên tập Sự non kém về nghiệp vụ cũng như trình độ chính trị của biên tập viên đều làm tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tập thể,hoặc cao hơn là thể chế chính trị mà tờ báo đó phục vụ Trên thực tế, các lực lượng thù địch đã lợi dụng những sơ xuất như vậy để tuyên truyền, xuyên tạc,nói xấu chúng ta Đã có biết bao những ví dụ trở thành bài học cho vấn đề hết sức nhạy cảm này.
Là một loại hình trong hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng, ảnh báo chí là sản phẩm mang nội dung thông tin trực tiếp, dễ hiệu Tờ báo được độc giả yêu quý là ở đó có những tác phẩm phản ánh chân thực cuộc sống, phù hợp với trình độ nhận thức của đông đảo độc giả Đó cũng chính là sự biểu hiện của tính đại chúng, dễ hiểu.
Khác với các loại hình nhiếp ảnh: nghiên cứu khoa học, sáng tác, ảnh nghệ thuật , ảnh trên báo chí về cơ bản có đầy đủ khả năng cung cấp thông tin một cách đầy đủ, chính xác, phục vụ cho đông đảo quần chúng trong xã hội Xem và đọc ảnh, độc giả hoàn toàn có thể tiếp nhận những thông tin về sự kiện, sự việc một cách trực quan, sinh động Tính đại chúng của mỗi bức ảnh báo chí còn thể hiện ở chỗ nó giúp cho đông đảo độc giả và công chúng báo chí cùng tiếp nhận và xử lý thông tin đúng đắn; mọi người xem đều cùng hiểu theo một cách Đây cũng là một thế mạnh - một nguyên tắc của thông tin hình ảnh.
Tính nhân đạo trong tác phẩm ảnh báo chí xuất phát từ bản chất nhân đạo của nền báo chí cách mạng Việt Nam Trong thực tiễn hoạt động báo chí, tính nhân đạo đồng nghĩa với việc chụp cái gì, không nên chụp cái gì để đảm bảo tính chính trị, tính Đảng, đạo đức nghề nghiệp của nhà báo; nhất là những điều xúc phạm đến quyền con người mà Công ước quốc tế đã quy định.
Trong bộ luật báo chí của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng đã ghi: “Nghiêm cấm việc thể hiện bằng ngôn ngữ hình ảnh trên các trang báo, tạp chí cảnh đầu rơi máu chảy, chặt từng bộ phận cơ thể con người cảnh đâm chém, đấm đá, đánh đập tàn bạo, cảnh rùng rợn, kinh dị,quằn quại đau đớn của con người xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân tộc ”.Những quy định pháp luật này là nhằm mục đích thể hiện tính nhân đạo của nền báo chí cách mạng Việt Nam.
* Tính dân tộc và thời đại:
Trải qua gần một trăm năm ra đời và phát triển, báo chí cách mạng Việt Nam luôn được coi là lực lượng tiên phong trong việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Trong hoạt động nhiếp ảnh nói chung, sáng tạo tác phẩm ảnh báo chí nói riêng, tính dân tộc và bản sắc văn hoá dân tộc được biểu hiện qua nội dung và hình thức của mỗi bức ảnh (phong tục, tập quán, đạo đức, lối sống, văn hoá truyền thống ) luôn là những góc nhìn sâu sắc dưới con mắt của các nhà nhiếp ảnh Song, ngôn ngữ nhiếp ảnh là thứ ngôn ngữ quốc tế, ảnh có khả năng giúp con người trên khắp hành tinh xích lại gần nhau hơn. Ngày nay, bè bạn quốc tế biết đến Việt Nam có lẽ không phải chỉ bằng những thông tin được biểu đạt qua ngôn ngữ viết, ký hiệu âm thanh, mà phần lớn là thông qua hình ảnh trên truyền hình và nhiếp ảnh Những tác phẩm giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam được in trên báo chí đã làm cho bè bạn quốc tế hiểu Việt Nam hơn, quý trọng Việt Nam hơn.
1.2 Đảm bảo chất lượng về hình thức thể hiện ảnh
* Biên tập sử dụng hình thức, thể loại ảnh:
Trong nhiếp ảnh báo chí hiện đại, về cơ bản đang tồn tại một số thể loại: Ảnh tin, ảnh tường thuật, phóng sự và ký sự ảnh, ảnh chân dung báochí, ảnh bình luận và ảnh tài liệu Mỗi thể loại ảnh đó đều có những đặc điểm riêng, tương đối độc lập Nhận diện được các thể loại ảnh báo chí sẽ giúp cho cán bộ biên tập, các biên tập viên xử lý, tuyển chọn biên tập và trình bày đạt hiệu quả Những bức ảnh sử dụng không đúng với thể loại và mục đích thông tin sẽ làm giảm, kém tác dụng, thậm trí gây sự phản cảm với độc giả.
Ví dụ: Khi biên tập, sử dụng ảnh tin, cán bộ biên tập cần hiểu rõ: Một bức ảnh tin đạt hiệu quả tức nó phải trả lời đầy đủ các câu hỏi ai, cái gì - đang làm gì, xẩy ra khi nào, ở đâu? Hơn nữa, sự kiện, vấn đề thể hiện trong ảnh phải mới, biểu đạt cụ thể, rõ ràng, dưới dạng ngôn ngữ ảnh Bức ảnh phải có bố cục hợp lý, hình thức đẹp; chú thích phải đầy đủ, súc tích, ngắn gọn
Hay, với thể loại phóng sự ảnh, chí ít cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản: Tập hợp ảnh mà tác giả thể hiện có đảm bảo tính chân thực, khách quan không? Thời gian, địa điểm, chính kiến, cảm xúc của tác giả qua những khoảnh khắc bấm máy thế nào, có phản ánh đúng “hơi thở” của cuộc sống, có hồn không? Như vậy, khi biên tập, sử dụng thể loại phóng sự cần lưu ý tới ý nghĩa xã hội của vấn đề mà tác giả lựa chọn Sau nữa là tính kết nối, tính lôgíc về nội dung thông tin, giữa các hình ảnh được phản ánh có chặt chẽ không? (mối liên kết giữa ảnh đinh và các ảnh chi tiết) Và cuối cùng là việc xử lý phần nội dung bài viết có đảm bảo đúng tiêu chí thể loại ?
* Biên tập hình thức nghệ thuật ảnh:
Biên tập hình thức nghệ thuật ảnh có nghĩa là cán bộ biên tập phải quan tâm đến tất cả các yếu tố hình hoạ trong tạo hình nhiếp ảnh Các yếu tố hình hoạ này được biểu hiện qua ánh sáng, màu sắc, đường nét, mảng khối, độ nét, sự tương phản góc độ, bố cục có phù hợp với đối tượng trong ảnh và có chuyển tải được nội dung thông tin về sự kiện, sự việc được phản ánh trong tác phẩm? Bởi, mỗi loại hình nhiếp ảnh khác nhau, mục đích sử dụng chúng khác nhau nên cách thức thể hiện cũng phải khác nhau Ảnh báo chí vì mục đích trước nhất là thông tin, nên mọi chi tiết phải nhằm cung cấp cho độc giả những nhận thức trực tiếp về sự kiện, sự việc Ngược lại, đối với ảnh sáng tác, ảnh nghệ thuật, vì mục đích thẩm mỹ, ánh sáng trong ảnh có thể rất lung linh, mờ ảo, đường nét hết sức ấn tượng, gợi cảm Lựa chọn những bức ảnh đủ sáng để sử dụng là một yêu cầu bắt buộc để đảm bảo chất lượng của mỗi bức ảnh. Ánh sáng còn là “chất liệu đặc biệt” để biểu đạt các cấp độ màu sắc, tạo nên hình thức thẩm mỹ của ảnh Nên bức ảnh có ánh sáng hợp lý thì cũng có nghĩa tạo nên màu sắc trong ảnh sẽ đẹp Và màu sắc đẹp sẽ giúp cho việc biểu đạt thông tin hiệu quả.
CÔNG TÁC LƯU TRỮ TƯ LIỆU ẢNH
KHÁI NIỆM TÀI LIỆU VÀ GIÁ TRỊ TÀI LIỆU
Có thể nói, công tác lưu trữ tư liệu - theo nghĩa chung nhất được biết đến và quan tâm kể từ khi loài người phát minh ra chữ viết, biết làm văn tự và sử dụng ngôn ngữ văn tự làm phương tiện thông tin; dùng văn tự để ghi lại những kinh nghiệm quý, những hoạt động trong lao động, sản xuất, chiến đấu, xây dựng và bảo vệ tổ quốc Cũng từ đó thì nhu cầu lưu trữ tư liệu được xuất hiện.
Trong các xã hội có giai cấp, công tác lưu trữ tư liệu nói chung, các loại văn bản, tài liệu nói riêng đều nằm trong tay bọn thống trị, và được sử dụng để phục vụ cho lợi ích của giai cấp thống trị Trong chế độ xã hội chủ nghĩa, công tác lưu trữ tư liệu và tài liệu lưu trữ được sử dụng vào các mục đích chính đáng của nhân dân lao động Do tính chất và tầm quan trọng của nó mà công tác này đã trở thành “di sản” đặc biệt quý giá của mỗi cá nhân, tập thể, dân tộc, quốc gia và mỗi chế độ xã hội.
Vậy tài liệu lưu trữ là gì?
Theo cách hiểu phổ biến và thông dụng thì: “Tài liệu lưu trữ là những tài liệu có giá trị, được hình thành trong các giai đoạn, thời kỳ lịch sử của dân tộc, địa phương, ngành, và các nhân vật lịch sử, phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoạt động thực tiễn của cuộc sống xã hội Còn công tác lưu trữ tư liệu là quá trình hoạt động quản lý và hoạt động nghiệp vụ nhằm thu thập, bảo quản và sử dụng có hiệu quả các loại tài liệu được lưu trữ”.
Xác định giá trị tài liệu là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp, nó đòi hỏi những người làm công tác lưu trữ tư liệu phải có tinh thần trách nhiệm rất cao; nếu không sẽ dẫn đến hai tình trạng: Phá bỏ hoặc làm mất đi
60 nguồn tài liệu vô giá Mặt khác lại chắt chiu, đầu tư vô ích vào những sản phẩm không đáng có.
Như vậy, giá trị tài liệu chính là ý nghĩa nội dung thông tin được chứa đựng trong một tài liệu cụ thể Những thông tin đó góp phần thúc đẩy các hoạt động thực tiễn của con người, đồng thời giúp cho việc nghiên cứu lịch sử phát triển của xã hội.
Xét dưới góc độ chung nhất, tài liệu được chia thành hai nhóm giá trị: Tài liệu có giá trị thực tiễn và tài liệu có giá trị lịch sử - Cái mà chúng ta quen gọi là sử liệu hoặc tư liệu.
Tài liệu có giá trị thực tiễn là những loại tài liệu có nội dung thông tin phục vụ trực tiếp các hoạt động hằng ngày đang diễn ra Tài liệu dạng này chủ yếu được bảo quản, sử dụng trong một thời gian nhất định Ta còn gọi là những thông tin thời sự của tài liệu.
Còn, tài liệu có giá trị lịch sử là những loại tài liệu có thông tin phục vụ chủ yếu cho yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng, đánh giá, thẩm định các mặt hoạt động của xã hội trong suốt quá trình lịch sử của dân tộc.
Tài liệu có giá trị lịch sử không những phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong diện hẹp - ý nghĩa thời sự; mà còn đáp ứng cho nhu cầu xã hội trên bình diện rộng - ý nghĩa thời đại Đây là nguồn tài liệu vô giá, nó được lựa chọn để lưu tư liệu và bảo quản lâu dài: Các bộ ảnh tư liệu về cuộc đời, hoạt động của
Hồ Chủ tịch, các nhà văn hoá lớn, các danh nhân, những mốc lịch sử là một ví dụ.
Tuy nhiên, hai cách tiếp cận trên cũng chỉ là tương đối, giá trị thực tiễn và giá trị lịch sử của mỗi tài liệu, tác phẩm cũng chỉ được hiểu theo từng bình diện Việc xác định nguồn tài liệu đó có giá trị thực tiễn hay giá trị lịch sử phải được căn cứ vào rất nhiều yếu tố và xét chúng trong những hoàn cảnh,điều kiện cụ thể; trong những mối liên hệ nhất định Vì, ai dám chắc bức ảnh chụp hôm nay, đối tượng được phản ánh trong ảnh chỉ là một con người bình thường, vài chục năm sau, họ sẽ là một lãnh đạo cấp cao?
Tóm lại, để đánh giá chính xác giá trị tài liệu, dù đó là dạng văn bản hay ngôn ngữ hình ảnh thì cũng phải tiến hành theo những nguyên tắc: lịch sử, chính trị, toàn diện và tổng hợp.
Nguyên tắc lịch sử nghĩa là, xác định giá trị của tài liệu phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể mà tác phẩm đó ra đời; phải xem mỗi tác phẩm, ấn phẩm là dấu ấn của thời đại Xác định giá trị tài liệu không phải chỉ vì lợi ích hôm nay mà cho cả tương lai.
Nguyên tắc chính trị hay còn gọi là nguyên tắc tính Đảng, được thể hiện ở chỗ, việc xác định giá trị tài liệu trong mỗi ấn phẩm phải đứng trên quan điểm vì lợi ích chung của dân tộc, của Đảng và nhà nước.
Còn, nguyên tắc tính tổng hợp và toàn diện là khi xác định giá trị của tài liệu, phải xem xét nó từ nhiều phương diện để tránh những nhận định phiến diện, một chiều Mặt khác phải chú ý tới quan hệ hữu cơ giữa các tài liệu, sản phẩm đó với nhau.
Tiêu chuẩn chủ yếu trong xác định giá trị tài liệu của một tác phẩm là ý nghĩa nội dung của tài liệu đó Cần lựa chọn những tác phẩm mang nội dung thông tin về các sự kiện, sự việc, hiện tượng quan trọng Vì nộidung thì thường rất đa dạng, phong phú; do đó, khi xem xét nội dung phải vận dụng kiến thức tổng hợp về nhiều mặt, phân tích toàn diện các vấn đề, các sự kiện, hiện tượng mà nội dung tác phẩm phản ánh Trên cơ sở đó mới đưa ra những nhận định khách quan về giá trị thật của tác phẩm Đây là công việc, là nguyên tắc mà các thành viên Ban giám khảo giải thưởng ảnh vẫn thường vận dụng.
2 Ý nghĩa của tài liệu lưu trữ
* Ý nghĩa lịch sử: Nói ý nghĩa lịch sử tức muốn nói tất cả những tư liệu
NỘI DUNG CÔNG TÁC LƯU TRỮ TƯ LIỆU
1 Thu thập, bổ sung nguồn tài liệu lưu trữ
Thu thập, bổ sung nguồn tư liệu lưu trữ được tiến hành thường xuyên,nhằm từng bước hoàn thiện các nguồn tư liệu lưu trữ Trong quá trình thu thập, bổ sung tài liệu phục vụ công tác lưu trữ, người ta đặc biệt chú ý đến những loại tài liệu được hình thành từ các tuyến cơ sở - nơi trực tiếp diễn ra các hoạt động nhằm cải tạo xã hội Ngoài ra, người ta cũng rất quan tâm, chú ý đến những tài liệu, phim ảnh còn đang nằm rải rác ở nhiều địa chỉ, các viện bảo tàng, thư viện, các “kho lưu trữ” hay tài liệu còn “đọng” trong nhân dân - những người trực tiếp gắn bó hằng ngày, hằng giờ đến lao động sản xuất. Những nguồn tài liệu này tuy chưa được khai thác, sử dụng nhưng xét về mọi bình diện chúng rất có giá trị.
Bởi vậy, nói thu thập, bổ sung tài liệu cần lưu trữ là quá trình “săn tìm” giao nộp và tiếp nhận tài liệu từ tất cả các nguồn, các kênh, các lĩnh vực vào hoạt động lưu trữ Tất nhiên, những tài liệu này chí ít phải có giá trị về mặt lịch sử.
Chúng cháu chúc Bác Tôn Đức Thắng sống lâu muôn tuổi (Bác Tôn là Chủ tịch Danh dự Uỷ ban Thiếu niên Nhi đồng Trung ương)
Do nhiều nguyên nhân, các nguồn tài liệu đã thu nhận tại các “trung tâm lưu trữ” thường không đầy đủ, nhất là những tuyến tài liệu thuộc các giai đoạn lịch sử đã rất xa xưa, hoặc những tài liệu khi ấy chưa được xem xét tới,chúng còn đang tản mạn, nằm rải rác ở khắp nơi, trong tay các cá nhân, những
64 người đã từng giữ các cương vị lãnh đạo chủ chốt, hoặc những hình ảnh khi họ còn đang hoạt động ở nước ngoài rất khó có điều kiện tiếp cận Nên, bên cạnh việc thu thập thì công tác tìm kiếm, sưu tầm để bổ sung nguồn tư liệu quý, tư liệu sống về một thời nào đó là rất cần thiết.
Khi tiến hành hoạt động thu thập, bổ sung tài liệu lưu trữ, người làm công tác lưu trữ cần theo các quy ước:
- Thứ nhất: Theo trật tự trước sau Nguyên tắc này qui định, trong quá trình thu thập các nguồn tư liệu việc phân loại chúng phải tuân theo từng giai đoạn lịch sử, chớ lưu lẫn lộn, theo cảm tính, khi cần sử dụng sẽ hết sức khó khăn, phức tạp.
Ví dụ: Những tư liệu, văn bản, hình ảnh phản ánh trong thời kỳ chống Pháp, trong kháng chiến chống Mỹ hay trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, cần phải thành lập các file riêng, phông riêng.
- Thứ hai là: Không phân tán: Không phân tán có nghĩa là, khi tiến hành thu thập, bổ sung tư liệu, phải đảm bảo các yêu cầu: không để lẫn lộn file này với file khác Khi phát hiện thấy “tư liệu” sếp đặt sai vị trí thì phải xem lại và đưa chúng về lưu giữ đúng với tên gọi của nó Những nguồn tài liệu còn “mơ hồ” chưa đủ điều kiện để lập file riêng thì nên đưa chúng về các sưu tập lưu trữ Những tài liệu của một file khi thu thập phải được bảo quản cẩn trọng sao cho tiện việc sử dụng khi cần thiết.
- Thứ ba là: Tài liệu thu thập cần hoàn chỉnh về thông tin Đối với một tác phẩm ảnh báo chí, cấu trúc thông tin bao giờ cũng bao gồm hai thành phần: Thông tin hình ảnh và thông tin văn tự Thông tin hình ảnh là thông tin trực giác và trực tiếp Tuy nhiên, nó mới cung cấp cho độc giả những chi tiết chính; còn lại bao nhiêu vấn đề, bao nhiêu mối liên hệ khác, phần hình ảnh không thể diễn tả Bởi vậy, nếu thiếu đi phần chú thích, cũng có nghĩa độc giả sẽ chưa có đủ dữ liệu để nhận biết về sự kiện Đó là chưa nói, nếu để càng lâu thì việc xác định độ tin cậy của ảnh càng thiếu chính xác Những sự kiện đòi hỏi phải có nhiều bức ảnh làm nhân chứng và minh chứng thì vấn đề nêu trên lại càng phải cẩn trọng Người làm công tác lưu trữ cần tận thu một cách triệt để nhất những thông tin có liên quan Sau nữa phải kiểm tra thật kỹ lưỡng những nguồn tài liệu đã thu thập được trước khi phân loại lập danh mục lưu trữ.
2 Bảo quản tài liệu, tư liệu lưu trữ
Bảo quản tài liệu, tư liệu lưu trữ là quá trình áp dụng các biện pháp xử lý kỹ thuật nhằm kéo dài tuổi thọ, chống sự hư hại, thất lạc, mất mát đối với các vật phẩm - tư liệu; đặc biệt là những tư liệu quý.
Nông dân xã Ái quốc (Hải Hưng) báo cáo kết quả sản xuất với
Chủ tịch Hồ Chí Minh (1958)
Như chúng ta đã biết, các vật liệu làm ra tài liệu lưu trữ chủ yếu là bằng giấy, dưới dạng giấy tinh chế, phim nhựa, băng nhựa, đĩa mềm nên tuổi thọ của chúng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, ý thức trách nhiệm và kỹ thuật bảo quản Những yếu tố này, muốn hay không đều có ảnh hưởng không tốt trong công tác lưu trữ, thậm chí có thể gây khó khăn trong việc bảo quản tư liệu Vì vậy, trách nhiệm bảo quản gìn giữ tài liệu phải được đặc biệt coi trọng, để tránh những tác động xấu làm giảm tuổi thọ của tài liệu, nhất là những tài liệu ghi hình Mặt khác, những nội dung trong tài liệu lưu trữ thường chứa đựng những thông tin quan trọng; những hoạt động, những sự kiện có ý nghĩa, nên việc bảo quản tài liệu lưu trữ, tư liệu không chỉ chú ý đến
66 góc độ vật lý (độ bền của sản phẩm) mà còn phải sử dụng nhiều biện pháp nhằm ngăn chặn việc thất thoát tài liệu, “đánh cắp thông tin”, vi phạm bản quyền hoặc sử dụng vào những mục đích mờ ám, không chính đáng.
Nội dung bảo quản nguồn tài liệu lưu trữ tập trung chủ yếu vào việc xây dựng hệ thống quản lý tư liệu, xử lý các khâu kỹ thuật bảo quản và việc tu bổ phục chế lại các tài liệu lưu trữ khi thấy cần thiết Tất nhiên, không được làm mất đi tính chất chân thật và xác thực của tài liệu.
3 Tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ
Tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ là quá trình phục vụ, khai thác thông tin từ các tài liệu, tư liệu để phục vụ kịp thời các yêu cầu tuyên truyền của cơ quan báo chí, của Đảng, của nhà nước Đây là một trong những nhiệm vụ quan trong của các cơ quan thông tấn báo chí, các trung tâm - tổ chức lưu trữ tại cơ sở Về nguyên tắc, hệ thống tài liệu lưu trữ không phải chỉ bảo quản, giữ gìn hoặc “đóng kín” để đó; mà điều quan trọng hơn cả là chúng chỉ có ý nghĩa khi được khai thác, sử dụng phục vụ tốt nhất cho các hoạt động tuyên truyền của xã hội.
Bác Hồ nói chuyện với các chiến sỹ tại đền Hùng, Phú Thọ
(khi nào?) Ảnh tư liệu
Việc sử dụng nguồn tài liệu lưu trữ, tư liệu vừa phục vụ cho mục đích trước mắt cũng như lâu dài của công tác lưu trữ Nội dung chủ yếu của việc tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ là giới thiệu, quảng bá, tổ chức triển lãm, phục vụ độc giả hoặc khai thác, sử dụng chúng vào những dịp kỷ niệm, nhằm ôn lại lịch sử truyền thống của một cơ quan, đơn vị, tổ chức hành chính, tổ chức chính trị xã hội.
Trong toàn bộ các quy trình nghiệp vụ lưu trữ, việc tổ chức, sử dụng tài liệu, tư liệu là khâu công tác cuối cùng, nó thể hiện kết quả của toàn bộ công tác lưu trữ tư liệu Vì vậy, công tác tổ chức, sử dụng tài liệu lưu trữ, tư liệu chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ hệ thống công tác lưu trữ của cơ quan, xã hội.
CÁC HÌNH THỨC LƯU TRỮ TƯ LIỆU
Thông thường, người ta vẫn áp dụng rất nhiều các hình thức và phương pháp lưu trữ, bảo quản tư liệu Ngoài những phương tiện, cách làm thủ công:xây dựng kho lưu trữ, phòng lưu trữ, và các trung tâm lưu trữ (đối với các sản phẩm đã thuộc quyền sở hữu của cơ quan, nhà nước), thì hiện nay công tác lưu trữ tư liệu đã được “số hoá” bằng công nghệ tin học; nên việc lưu giữ, bảo quản có nhiều thuận lợi, và bằng nhiều cách thức Đây cũng là một bước tiến vượt bậc của ngành khoa học lưu trữ nói chung và việc ứng dụng công nghệ tin học trong công tác lưu trữ tư liệu ảnh nói riêng của Việt Nam.