Nền sản xuất hàng hoá ra đời khi và chỉ khi: Thứ nhất, phân công lao động xã hội là phân chia lao động trong xã hội thành các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nê
Trang 1BỘ GIÁO D ỤC VÀ ĐÀO T Ạ O TRƯ ỜNG Đ Ạ I H ỌC SƯ PH Ạ M K Ỹ THU ẬT TP HCM
KHOA ĐÀO T ẠO QUỐC T Ế
TI Ể U LU N Ậ MÔN H C: KINH T Ọ Ế CHÍNH TR Ị MÁC - LÊNIN
ĐỀ TÀI: ĐI Ề U KI Ệ N RA Đ ỜI, Đ Ặ C TR ƯNG C Ơ BẢN VÀ ƯU TH Ế
C ỦA S N XU T HÀNG HOÁ LIÊN H V I N N S N XU T Ả Ấ Ệ Ớ Ề Ả Ấ Ở
NƯỚC TA HI N NAY Ệ
GVHD: PGS.TS Đoàn Đức Hiếu
Mã lớp HP : LLCT120205E_23_2_08FIE Học kì: 2 – Năm học: 2023 2024 –
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 3 năm 2024
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN
HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023-2024
Tên đề tài: Điều kiện ra đời, đặc trưng cơ bản và ưu thế của sản xuất hàng hoá
Liên hệ với nền sản xuất ở nước ta hiện nay
Nhận xét của giảng viên:
………
………
………
………
………
………
………
Giảng viên chấm điểm Ngày 11 tháng 3 năm 2024
Chữ ký giảng viên
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài tiêu luận này, chúng em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu
Trường
Trang 3Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, chúng em xin gửi đến quý Thầy Cô ở Khoa Đào tạo Quốc tế – Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường
Nhóm em sẽ không thể hoàn thành đề tài nếu không có sự giảng dạy tận tâm, giúp
đỡ nhiệt tình của thầy Đoàn Đức Hiếu Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, nhóm em xin gửi đến thầy Chúc thầy sẽ luôn thành công và tâm huyết hơn với nghề để tiếp tục truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong quá trình học tập ở trường và xa hơn là ngoài cuộc sống
Do chưa có nhiều kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía thầy để đề tài được hoàn thiện hơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
Trang 4CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ 1
1.1 Khái niệm và điều kiện của sản xuất hàng hoá 1
1.1.1 Khái niệm về hàng hoá và sản xuất hàng hoá 1
1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa 2
1.2 Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá 2
1.3 Ưu thế của sản xuất hàng hoá 3
1.3.1 Sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp 3
1.3.2 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa 4
1.3.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa 5
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ NỀN SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 7
2.1 Thực trạng về nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 7
2.1.1 Ưu điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 7
2.1.2 Nhược điểm trong sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 7
2.2 Giải pháp phát triển sản xuất hàng hóa ở Việt Nam 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 6Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI, ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN
VÀ ƯU THẾ CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ
1.1 Khái niệm và điều kiện của sản xuất hàng hoá
1.1.1 Khái niệm về hàng hoá và sản xuất hàng hoá
Khái niệm hàng hóa: Theo C.Mác, hàng hoá là sản phẩm của lao động, nó có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán Như vậy, khi sản phẩm được làm ra nhưng không nhằm mục đích trao đổi mua bán thì không được gọi là hàng hoá Dựa vào những tiêu thức khác nhau để phân chia hàng hóa thành những loại khác nhau: hàng hoá sử dụng cho nhu cầu tiêu dùng, hàng hoá cho sản xuất; hàng hoá vật thể hay hàng hoá phi vật thể Hàng hóa dù có nhiều hình thức tồn tại khác nhau nhưng chúng đều có hai thuộc tính là giá trị sử dụng và giá trị
Giá trị sử dụng
Giá trị sử dụng của hàng hoá là công dụng của vật phẩm có thể thỏa mãn nhu cầu nào
đó của con người Giá trị sử dụng của hàng hoá do thuộc tính tự nhiên của yếu tố tham gia cấu thành nên hàng hóa đó quy định Khi khoa học kỹ thuật càng phát triển thì con người càng tạo ra nhiều giá trị sử dụng của hàng hóa Giá trị sử dụng của hàng hoá là giá trị sử dụng cho người mua, chứ không phải cho người sản xuất, vì thế trong quá trình sản xuất ra hàng hoá nhà sản xuất luôn coi trọng giá trị sử dụng của sản phẩm mình làm ra nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe và tinh tế hơn của người tiêu dùng
Giá trị
Giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa C Mác cho rằng, sở dĩ chúng trao đổi được với nhau bởi vì chúng đều là kết quả của sự hao phí sức lao động, tức là hàng hóa có giá trị Giá trị là cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá trị trao đổi là hình thức biểu hiện của giá trị Giá trị của hàng hoá biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hoá và là một phạm trù lịch sử
Trang 7Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Khái niệm sản xuất hàng hoá là một kiểu tổ chức sản xuất mà ở đó những người sản xuất ra sản phẩm không nhằm phục vụ mục đích nhu cầu tiêu dùng của chính mình mà để trao đổi, mua bán
1.1.2 Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa
Sản xuất hàng hoá ra đời đưa loài người thoát khỏi tình trạng “mông muội”, xóa bỏ nền kinh tế tự nhiên, phát triển nhanh chóng lực lượng sản xuất và nâng cao hiệu quả nền kinh tế xã hội Nền sản xuất hàng hoá ra đời khi và chỉ khi:
Thứ nhất, phân công lao động xã hội là phân chia lao động trong xã hội thành các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực sản xuất khác nhau tạo nên sự chuyên môn hóa của những người sản xuất thành những ngành, nghề khác nhau Chẳng hạn như sự phân chia lao động xã hội thành các ngành công nghiệp (công nghiệp dày da, công nghiệp chế tạo máy, …), nông nghiệp, thương nghiệp, xây dựng, …
Thứ hai, sự tách biệt về mặt kinh tế của những chủ thể sản xuất Đó là sự sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất làm cho những người sản xuất độc lập nhau, tách biệt về lợi ích Trong điều kiện đó, người này muốn tiêu thụ sản phẩm của người khác phải thông qua trao đổi mua bán Đây chính là điều kiện đủ để nền sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại Sản xuất hàng hóa chỉ ra đời khi đồng thời có hai điều kiện trên, nếu thiếu một trong hai điều kiện trên thì không thể hình thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm làm ra không mang hình thái là hàng hóa
1.2 Đặc trưng cơ bản của sản xuất hàng hoá
Sản xuất hàng hóa là sản xuất để trao đổi, mua bán Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì trong lịch sử loài người tồn tại hai kiểu tổ chức kinh tế khác nhau là sản xuất tự cung, tự cấp (tự túc, tự cấp) và sản xuất hàng hóa Sản xuất tự cung, tự cấp là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính bản thân người sản xuất như sản xuất của người dân trong thời kỳ công xã nguyên thủy, sản xuất của những người nông dân gia trưởng dưới chế độ phong kiến,… Trong khi đó, sản xuất
2
Trang 8Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
hàng hóa là kiểu tổ chức kinh tế trong đó sản phẩm được sản xuất ra để bán chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của chính người trực tiếp sản xuất ra nó, tức là để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người khác, thông qua việc trao đổi, mua bán
Lao động của người sản xuất hàng hóa vừa mang tính tư nhân, vừa mang tính xã hội Lao động của người sản xuất hàng hóa mang tính chất xã hội vì sản phẩm làm ra để cho
xã hội, đáp ứng nhu cầu của người khác trong xã hội Nhưng với sự tách biệt tương đối về kinh tế, thì lao động của người sản xuất hàng hóa đồng thời lại mang tính chất tư nhân, vì việc sản xuất cái gì, như thế nào là công việc riêng, mang tính độc lập của mỗi người Tính chất tư nhân đó có thể phù hợp hoặc không phù hợp với tính chất xã hội Đó chính là mâu thuẫn cơ bản của sản xuất hàng hóa Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng hoảng trong nền kinh
tế hàng hóa
Mục đích chính của việc sản xuất hàng hoá là tạo ra lợi nhuận và tăng cường sự tích lũy vốn Mục tiêu cuối cùng của việc sản xuất hàng hoá trong hệ thống tư bản là tạo ra giá trị thêm và lợi nhuận cho các nhà sản xuất Một khi hàng hoá được sản xuất và bán trên thị trường, lợi nhuận thu được từ việc bán hàng hoá này có thể được tái đầu tư để mở rộng sản xuất và tăng cường sự tích lũy vốn, từ đó duy trì và phát triển các hoạt động sản xuất
và kinh doanh
1.3 Ưu thế của sản xuất hàng hoá
1.3.1 Sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp
Sản xuất hàng hóa ra đời là bước ngoặt cản bản trong lịch sử phát triển của xã hội loài người So với sản xuất tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa có những đặc trưng và ưu thế hơn
Trang 9Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Sản xuất hàng hóa
Mục đích: Sản xuất hàng hóa là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán,
vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển
Năng lực cạnh tranh: Sản xuất hàng hóa đã tạo ra sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc mỗi người sản xuất hàng hoá phải năng động trong sản xuất - kinh doanh, phải thường xuyên cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, nhằm tiêu thụ được hàng hoá và thu được lợi nhuận ngày càng nhiều hơn Cạnh tranh đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ
Quá trình sản xuất: Sản xuất hàng hóa với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hóa tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường được mở rộng, giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương
và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thỏa mãn các nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội
Sản xuất tự cung tự cấp
Mục đích: Sản xuất tự cung tự cấp với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển
Năng lực cạnh tranh: Trong sản xuất tự cung tự cấp, quy mô nhỏ chủ yếu dựa vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học - công nghệ để phát triển kinh
tế có hiệu quả
Quá trình sản xuất: Ngược lại với sản xuất hàng hoá, quá trình sản xuất kém phát triển, mang tính khép kín, sản phẩm sản xuất ra không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp, không có điều kiện để mở rộng hoạt động giao lưu kinh tế - xã hội giữa các vùng miền
4
Trang 10Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực như đã nêu trên, sản xuất hàng hoá cũng có những mặt trái của nó như phân hoá giàu - nghèo giữa những người sản xuất hàng hóa, tiềm ẩn những khả năng khủng hoảng kinh tế - xã hội, phá hoại môi trường sinh thái,
1.3.2 Lượng giá trị và các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Thời gian lao động xã hội cần thiết là đơn vị đo lường lượng giá trị của hàng hóa
Để đo lường lượng giá trị hàng hóa, C.Mác sử dụng thời gian hao phí lao động để sản xuất ra hàng hóa, tuy nhiên không phải là thời gian bất kỳ mà là thời gian lao động xã hội cần thiết Tức là khoảng thời gian cần thiết để sản xuất ra một hàng hoá trong điều kiện bình thường của xã hội với trình độ kỹ thuật, trình độ khéo léo và cường độ lao động trung bình mà số đông có thể đạt được Vậy, lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa là lượng thời gian hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra đơn vị hàng hóa đó Trong quá trình sản xuất, người sản xuất phải thường xuyên đổi mới, sáng tạo nhằm làm giảm thời gian hao phí lao động cá biệt xuống thấp hơn mức hao phí xã hội nhằm tạo lợi thế trong cạnh tranh
Các nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị hàng hóa
Năng suất lao động là năng lực sản xuất của người lao động, được tính bằng số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hay số lượng thời gian cần thiết để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm Khi năng suất lao động tăng tức là số lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian tăng thì lượng giá trị ở mỗi đơn vị sản phẩm sẽ giảm xuống, do đó hàng hoá sẽ rẻ và ngược lại Nó phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và mức độ trang bị kỹ thuật cho người lao động, trình độ tổ chức, quản lý lao động và các điều kiện
tự nhiên khác Lượng giá trị của hàng hóa tỷ lệ thuận với số lượng lao động kết tinh trong hàng hóa và tỷ lệ nghịch với năng suất lao động
Cường độ lao động là mức độ khẩn trương, tích cực của quá trình lao động Khi tăng cường độ lao động thì số lượng sản phẩm làm ra nhiều hơn và theo đó tổng lượng giá trị của tấc cả các hàng hóa cũng tăng theo, do đó lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa
Trang 11Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
không thay đổi và ngược lại Tuy nhiên, khi trình độ sản xuất còn thấp thì việc tăng cường độ lao động cũng làm tăng lượng sản phẩm sản xuất ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của thị trường Cường độ lao động phụ thuộc vào yếu tố sức khỏe, tâm lý, tay nghề, công tác
tổ chức, kỷ luật lao động,…
Tính chất phức tạp của lao động: có hai mức độ là lao động giản đơn và lao động phức tạp Lao động giản đơn là loại lao động mà người có sức lao động đều có thể thực hiện được Lao động phức tạp là lao động đòi hỏi phải có quá trình đào tạo, huấn luyện Trong cùng một thời gian lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn so với lao động giản đơn Trong quá trình trao đổi người ta quy mọi lao động phức tạp thành lao động giản đơn trung bình C Mác gọi lao động phức tạp là lao động giản đơn được nhân bội lên Như vậy lượng giá trị của hàng hoá được đo bằng thời gian lao động xã hội cần thiết, giản đơn trung bình Trong cùng một thời gian, lao động phức tạp tạo ra nhiều lượng giá trị hơn
1.3.3 Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa
Sở dĩ hàng hóa luôn có hai thuộc tính là do lao động sản xuất hàng hóa có tính hai mặt là mặt cụ thể và mặt trừu tượng
Lao động cụ thể là lao động có ích dưới một hình thức cụ thể của ngành nghề chuyên môn nhất định Mỗi lao động cụ thể có phương pháp, công cụ, mục đích riêng, do đó tạo
ra giá trị sử dụng nhất định Khi khoa học kỹ thuật phát triển, sự phân công lao động ngày càng phong phú thì lao động cụ thể ngày càng đa dạng từ đó tạo ra càng nhiều GTSD khác nhau
Mỗi lao động cụ thể có mục đích, phương pháp, công cụ lao động, đối tượng lao động và kết quả lao động riêng Chính những đặc điểm riêng đó phân biệt các loại lao động cụ thể khác nhau, chính vì thế lao động cụ thể mang tính tư nhân và là cơ sở của phân công lao động xã hội
6
Trang 12Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Lao động trừu tượng là sự hao phí sức lực, cơ bắp nói chung của những người sản xuất hàng hoá, tạo ra giá trị của hàng hóa, nó mang tính xã hội và là một phạm trù lịch sử Lao động trừu tượng ở đây không phải là sự tiêu hao sức lực của con người nói chung,
mà sự tiêu hao sức lực, tiêu hao sức cơ bắp, thần kinh của người sản xuất hàng hóa Chỉ
có lao động sản xuất hàng hóa mới có tính chất là lao động trừu tượng
Trang 13Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ NỀN SẢN XUẤT Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1 Thực trạng về nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Nền sản xuất hàng hóa ở Việt Nam có nhiều ưu điểm để nâng cao giá trị của hàng hóa Tuy nhiên bên cạnh đó còn không ít những hạn chế làm cho sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn chưa cao ở thị trường trong nước và quốc tế
2.1.1 Ưu điểm của sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Có nguồn lao động dồi dào Năm 2010, trên 60% người Việt Nam ở độ tuổi lao động (15 - 64 tuổi) Giai đoạn 2011 - 2020, lực lượng lao động Việt Nam tăng 1%/ năm Với mức hiện nay mỗi năm nước ta có thêm 1 triệu lao động Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất phong phú gắn liền với truyền thống dân tộc được tích lũy qua nhiều thế hệ Giá nhân công lại rẻ, đây chính là điều kiện thuận lợi cho giá thành sản phẩm của doanh nghiệp Việt Nam rẻ hơn so với các nước khác
Nguyên vật liệu ở nước ta rẻ, lại rất dồi dào (nhất là nguyên liệu cho các ngành sản xuất thực phẩm, vật liệu xây dựng, ) như vậy, nếu biết tận dụng sẽ tiết kiệm được chi phí mua nguyên liệu Giảm chi phí sản xuất sẽ làm giảm cả của hàng hóa, tăng thêm sức cạnh tranh về giá
2.1.2 Nhược điểm trong sản xuất hàng hóa ở Việt Nam
Nguồn nhân công dồi dào nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động thủ công, tác phong công nghiệp còn hạn chế Năm 2010, có tới 19,5 triệu lao động Việt làm việc trong các ngành nghề không đòi hỏi trình độ chuyên môn hoặc chuyên môn thấp Công nhân không lành nghề dẫn tới chất lượng sản phẩm kém, năng suất lao động không cao Tốc độ đổi mới công nghệ và trang thiết bị còn chậm, chưa đồng đều và chưa theo một định hướng phát triển rõ rệt Phần lớn doanh nghiệp nước ta sử dụng công nghệ tụt hậu so với các nước trên thế giới từ 2 - 3 thế hệ 80 - 90% công nghệ đang sử dụng là công nghệ nhập khẩu Sự lạc hậu về công nghệ vàkĩ thuật sẽ tạo ra sản phẩm có chất lượng không cao, không ổn định
8