Bởi vì, con người không phải là cái gì đó đồng nhất tuyệt đối về chất, – đó là sự đồng nhất bao hàm trong mình sự khác biệt giữa hai yếu tố đối lập nhau: con người với tư cách là sản phẩ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TIỂU LUẬN
CON NGƯỜI DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TRIẾT HỌC VÀ VẤN ĐỀ CON NGƯỜI TRONG QUÁ TRÌNH
ĐỔI MỚI HIỆN NAY
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024Tên đề tài:: con người dưới góc nhìn của triết học và vấn đề con người trong quá trình đổi mới ngày nay STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ %
Trang 3Chương 1: CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN: 6
1.1 Con người và bản chất của con người 6
1 .1.1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 6
1 .1 2 Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm lịch sử 9
1 .1 3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân người 11
1 .1 4 Bản chất con người là tông hòa các mối quan hệ xã hội 11
1 .1 5 Sự khác biệt của con người với muôn loài 12
1.2 Vấn đề của con người 13
1.2.1 Hiện tượng tha hóa của con người 13
1.2.2 Vấn đề xã hội đối với nước ta 17
1.2.3 Vấn đề giải phóng con người 18
1.3 Quan hệ giữa cá nhân và xã hội 19
1.3.1 Giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ 20
CHƯƠNG 2: KHÁI NIỆM NHÂN TỐ CON NGƯỜI, CHIẾN LƯỢC CON NGƯỜI: 23
2.1 Nhân tố con người 23
2.2 Chiến lược con người cùng với chiến lược trong sự đổi mới ở nước ta 23 C KẾT LUẬN 25 Tài liệu tham khảo
Trang 44
A.PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống ở thời đại mới thời đại công nghệ và trí tuệ lên ngôi sự cạnh tranh nhau càng gay gắt trong xã hội và nên kinh tế bị ảnh hưởng nghiêm trong trong đời sống Chính vì thế trong xã hội cần những còn người được đào tạo , rèn luyện, cố gắng , có trình độ học vấn , ý thức lao động và đạo đức tốt để đáp ứng nhu cầu của khoa học và xã hội hiện nay
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay, con người và nguồn nhân lực được coi là nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế nước ta Đó là những gì mà chúng ta cần để thây đổi và nâng tầm giá trị của đất nước lên tầm cao mới Chúng ta phải thừa nhận con người vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển kinh tế và công nghệ trong xã hội để ngày càng phát triển, để phát triển ở đây ta cần nhiều tới những con người có trí tuệ , đầu óc thông minh và có đạo đức Từ đây mỗi con người dần dần về đúng vị trí là một chủ thể sáng tạo ra các giá trị, bao gồm các giá trị tinh thần và giá trị vật chất, cho bản thân và cho xã hội Vì vậy, vấn đề cốt lõi là, ta phải thực hiện chiến lược giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, phát triển con người một cách toàn diện cả thể lực lẫn trí lực Nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo là đưa con người đạt đến những giá trị phù hợp với đặc điểm văn hoá và những yêu cầu mới đặt ra đối với con người Việt Nam để thực hiện quá trình đổi mới của nước ta cũng như xu hướng phát triển kinh tế nói chung trên thế giới Sau khi học qua chương trình triết học đại cương, theo đề tài tiểu luận sẵn có cũng như giảng viên và trợ giảng đã giải thích và hướng dẫn Chúng em quyết
định chọn đề tài tiểu luận triết học: “Con người dưới góc nhìn của triết học và vấn đề con người trong quá trình đổi mới ngày nay” Để làm rõ nội dung đề
tài trước tiên chúng ta cần biết “Con người là gì? Tại sao con người lại quan
trọng?”
Trang 55
Mục Tiêu Nghiên Cứu
Đối với nhóm:
Đề tài này giúp nhóm chúng em hiểu rõ hơn về con người, bản chất, vai trò và khả năng của con người trong xã hội, cũng như những vấn đề mà con người phải đối mặt trong quá trình đổi mới.
Đề tài này giúp chúng em nắm bắt được những quan điểm triết học khác nhau về con người, từ triết học cổ điển đến triết học Mác - Lênin, và phân tích được ưu nhược điểm của từng quan điểm
Đề tài này giúp em áp dụng được những kiến thức triết học vào thực tiễn, đánh giá được tình hình phát triển con người ở Việt Nam hiện nay, và đề xuất được những giải pháp để nâng cao chất lượng con người trong quá trình đổi mới Đối với nội dung chủ đề chúng ta cần nắm rõ:
Những quan điểm triết học khác nhau về con người, bản chất, vai trò và khả năng của con người trong xã hội, cũng như những vấn đề mà con người phải đối mặt trong quá trình đổi mới và ảnh hưởng của triết học Mác - Lênin đến việc nghiên cứu và giải quyết vấn đề con người trong bối cảnh kinh tế tri thức và toàn cầu hoá Cùng đó là yêu cầu và giải pháp để nâng cao chất lượng con người trong quá trình đổi mới, đáp ứng được những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Trang 66
B.NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 CON NGƯỜI TRONG TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN 1.1 Con người và bản chất của con người
1.1.1 Con người là thực thể sinh học - xã hội
Tiếp thu một cách mang tính phê phán những quan điểm có tính hợp lý và khắc phục những thiếu sót hạn chế quan niệm về con người trong lịch sử triết học trước đó, triết học Mác khẳng định con người hiện thực là sự thống nhất giữa yếu tố sinh học và yếu tố xã hội Bởi vì, con người không phải là cái gì đó đồng nhất tuyệt đối về chất, – đó là sự đồng nhất bao hàm trong mình sự khác biệt giữa hai yếu tố đối lập nhau: con người với tư cách là sản phẩm của giới tự nhiên, là sự phát triển tiếp tục của giới tự nhiên, mặt khác con người là một thực thể xã hội được tách ra như một lực lượng đối lập với giới tự nhiên, sự tác động qua lại giữa cái sinh học và cái xã hội tạo thành con người
“Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có
của con vật”
Con người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để ăn uổng, sinh đẻ con cái, tồn tại và phát triển Nhưng không được tuyệt đối hóa điều đó Không phải đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã hội Khi xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia
Theo C.Mác “ Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả thành tựu của văn minh và văn hóa ”
Trang 77 - Còn về phương diện sinh học, con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm
của giới tự nhiên, là một động vật xã hội “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra cũng đã quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật” - điều đó có nghĩa rằng con
người cũng như mọi động vật khác phải tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để ăn uống, sinh con đẻ cái, tồn tại và phát triển nhưng không được tuyệt đối hóa điều đó
=> Khi xem xét con người theo quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia.(kết quả của quá trình tiến hóa tự nhiên)
- Con người không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng là một bộ phận của giới tự nhiên Khi xét về phương diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên Con người là một bộ phận đặc biệt quan trọng của giới tự nhiên nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan - đây chính là điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác Còn về mặt thể xác, con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở,…Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất với giới tự nhiên, bởi giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con người”
=> Vì thế con người phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợpvới giới tự nhiên, mới có thể tồn tại và phát triển Quan điểm này là nền
Trang 88 tảng lý luận và phương pháp luận rất quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển bền vững hiện nay ( bộ phận của giới tự nhiên )
- Thông qua hoạt động sản xuất vật chất, con người đã làm thay đổi, cải biến
toàn bộ giới tự nhiên: “con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên” Tính xã hội của con người biểu hiện trong hoạt động sản xuất vật chất, con người sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần để phục vụ đời sống của mình, hình thành phát triển ngôn ngữ và tư duy, xác lập các quan hệ xã hội
- Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội và hoạt động xã
hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất “Người là giống vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”, nếu
con vật phải sống dựa vào hoàn hoàn toàn các sản phẩm của tự nhiên, phải dựa vào bản năng thì con người lại sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của của mình Chính nhờ có lao động sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội” Lao động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người đúng nghĩa
của nó
=> Lao động là điều kiện quyết, cần thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học lần phương diện xã hội - Trong hoạt động, con người không chỉ có các hoạt quan hệ lẫn nhau trong sản xuất mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác; những quan hệ đó ngày càng phát triển phong phú, đa dạng, thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau Xã hội, xét đến cùng là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”,
Trang 99 con người không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con vật
- Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội, nó không chỉ phục vụ cho con người mà còn phục vụ cho xã hội; khác với hoạt động của con vật đó là nó chỉ phục vụ cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó Hoạt động và giao tiếp của con người đã sinh ra ý thức Tư duy và ý thức của con người chỉ có thể phát triển trong lao động và giao tiếp xã hội với nhau, cũng chính nhờ có lao động và giao tiếp xã hội mà ngôn ngữ đã xuất hiện và phát triển
- Ngôn ngữ và tư duy của con người thể hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu hiện rõ nhất về phương diện con người là một thực thể xã hội
=> Chính vì điều đó đã làm con người khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người ( sự tồn tại luôn chịu tác động của các nhân tố và quản lý xã hội )
=>> Con người là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội Mặt sinh học được xem là tiền đề, là cơ sở tất yếu tự nhiên của con người; còn mặt xã hội là yếu tố quy định sự khác biệt giữa con người với thế loài vật
1.1.2 Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử
- Con người tồn tại nên là bởi nhờ vào có thế giới tự nhiên và có lịch sử xã hội, nếu không có thế giới tự nhiên và điều kiện lịch sử xã hội thì sẽ không có sự xuất hiện của con người Vì thế nên ta có thể khẳng định rằng con người chính là một sản phẩm của lịch sử, của quá trình tiến hóa lâu dài trong giới hữu sinh Và quan trọng hơn nữa con người còn chính là chủ thể của lịch sử và xã hội Con người với tư cách là một thực thể của xã hội, hoạt động vào thực tiễn và tác động vào thế giới tự nhiên, thay đổi giới tự nhiên Bên cạnh đó, con người đã góp phần thúc đẩy quá trình vận động và phát triển của lịch sử xã hội nhân loại Trong quá trình thay đổi cải biến thế giới tự nhiên ấy thì con người cũng tự hình thành nên quá trình lịch sử của chính mình Con người là sản phẩm của lịch sử
Trang 1010 và đồng thời con người cũng là chủ thế của lịch sử, là người sáng tạo lịch sử của chính bản thân mình và của cả nhân loại Bản chất của con người là một hệ thống mở, không phải hệ thống đóng kín và nó tương ứng với các điều kiện tồn tại của từng con người Vì vậy muốn để cho bản chất con người càng ngày càng phát triển theo hướng tích cực hơn thì cần phải đặt bản thân vào nhiều hoàn cảnh mang tính nhiều người hơn Con người luôn tiếp nhận hoàn cảnh theo hướng tích cực và tác động quay trở lại hoàn cảnh trên các phương diện khác nhau - Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội, nhưng đồng thời con người cũng lại là chủ thể của lịch sử, bởi lao động và sáng tạo là thuộc tính tối cao của con người Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng lịch sử con người khác với lịch sử động vật Lịch sử của động vật “ là lịch sử nguồn gốc của chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay Nhưng lịch sử ấy không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không
hề biết và không phải do ý muốn của chúng Ngược lại, “con người càng cách xa con vật” hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu, thì con người lại càng tự
mình làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu Hoạt động lịch sử đầu tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất Nhờ chế tạo công cụ lao động mà con người tách khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ thể hoạt động thực tiễn xã hội Chính ở thời điểm đó con người bắt đầu làm ra lịch sử của mình “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà phải dựa vào những điều kiện do quá khứ, do thế hệ trước để lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới của mình để cải biến những điều kiện cũ Từ khi con người sáng tạo ra lịch sử cho tới nay con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử
- Ví dụ về con người là sản phẩm của lịch sử: Chứng kiến cảnh nước nhà lầm
than, nhân dân có cuộc sống đau khổ chính là động lực khiến cho cha ông ta
Trang 1111 đứng lên đấu tranh giành độc lập dân tộc, tạo nên những người anh hùng dân tộc lịch sử
- Ví dụ về con người là chủ thể của lịch sử: Trong cuộc kháng chiến chống giặc
ngoại xâm, nhân dân ta là những ng đầy lùi sự xâm lược của kè thù, viét nên lịch sử nước Việt Nam độc lập, tự do như ngày hôm nay
1.1.3 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người
- Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phê phán quan niệm của Phoiơbắc đã xem xét con người tách khỏi điều kiện lịch sử cụ thể và hoạt động thực tiễn của họ, xem xét con người chỉ như là đối tượng cảm tính, trừu tượng, không có hoạt động thực tiễn Phoiơbắc đã không nhìn thấy những quan hệ hiện thực, sống động giữa người với người trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong sản xuất Do vậy, ông đã tuyệt đối hóa tình yêu giữa người với người Hơn thế nữa, đó cũng không phải là tình yêu hiện thực mà là tình yêu đã được ông lý tưởng hóa Phê phán quan niệm sai lầm của Phoiơbắc và của các nhà tư tưởng khác về con người, kế thừa các quan niệm tiến bộ trong lịch sử tư
tưởng nhân loại và dựa vào những thành tựu của khoa học, chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại Cần lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người, nhưng con người, khác với con vật, không thụ động để lịch sử làm mình thay đổi, mà con người còn là chủ thể của lịch sử
1.1.4 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con
người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển “Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” Bản chất của con
Trang 1212 người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại, không tách rời nhau Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế Tất cả các quan hệ đó đều góp phần hình thành lên bản chất của con người Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát triển Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời sống con người khiến cho con người không
còn thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội” Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực
thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối
1.1.5 Sự khác biệt của con người với muôn loài
Con người khác biệt với con vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình
- “Có thể phân biệt con người với súc vật bằng ý thức, bằng tôn giáo, nói chung bằng bất cứ cái gì cũng được Bản thân con người bắt đầu bằng tự phân biệt với súc vật ngay khi con người bắt đầu sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình đó là một bước tiến do tổ chức cơ thể của con người quy định Sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật chất của mình”
- ‘’Điểm khác biệt căn bản giữa xã hội loài người với xã hội loài vật là ở chỗ: loài vượn may mắn lắm chỉ hái lượm trong khi con người lại sản xuất Chỉ riêng
Trang 1313 sự khác biệt duy nhất nhưng cơ bản ấy cũng khiến chúng ta không thể chuyển - nếu không kèm theo những điều kiện tương ứng - các quy luật của các xã hội loài vật sang xã hội loài người
- Các nhà tư tưởng trước C.Mác cũng đã có những ý kiến khác nhau về sự khác biệt giữa con người và các động vật khác với tư cách là những dấu hiệu về nội hàm của khái niệm con người.Chẳng hạn Arisstoteles đã cho rằng con người là động vật chính trị Nhưng quan niệm của triết học Mác - Lênin về sự khác biệt giữa con người và các động vật khác thể hiện tính chất duy vật nhất quán xác định: sự khác biệt đó dựa trên nền tảng của sản xuất vật chất Lao động, tức là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình, tạo ra con người và xã hội, thúc đẩy con người và xã hội phát triển Đây là điểm khác biệt rất căn bản, chi phối các đặc điểm khác biệt khác giữa con người với động vật khác Quan niệm này được
Ph.Ăngghen làm sáng rõ trong tác phẩm Tác dụng của lao động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người
1.2 Vấn đề của con người
1.2.1 Hiện tượng tha hóa con người
Theo quan điểm triết học Mác – Lênin, hiện tượng tha hóa của con người là quá trình mà con người mất đi bản chất, năng lực và quyền lực của mình do sự phát triển của chế độ tư hữu và tư liệu sản xuất Con người bị biến thành công cụ, nô lệ và đối tượng của những thứ do chính mình tạo ra Sự tha hóa con người là nguyên nhân và thực chất của sự bất công, bóc lột và khủng hoảng của xã hội có giai cấp
Sự tha hóa con người có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nhưng theo C.Mác trình bày chúng ta có những quan niệm sau:
Một là, tha hóa là quá trình con người đã trở thành không phải chính mình
Điều này được thể hiện trong việc C.Mác vạch ra và lý giải, do nhiều nguyên nhân khác nhau và trong những điều kiện xác định, quá trình tha hóa ở con người với tư cách là những cá nhân trong xã hội đã diễn ra như một quá trình