1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của chủ nghĩa mác lênin về hàng hóa sức lao động liên hệ thực trạng xuất khẩu lao động của việt nam hiện nay

21 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Liên hệ thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay”.Mục tiêu nghiên cứu đề tài- Mục tiêu 1: Hiểu, nắm được các lý luận của chủ nghĩa Mác về hàng hóa hóa sức lao động cũng như về

Trang 1

KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VỀ HÀNG HÓASỨC LAO ĐỘNG, LIÊN HỆ THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU

LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM HIỆN NAYTiểu luận cuối kỳ

Môn học: Kinh tế chính trị Mác - Lenin

Trang 4

MỞ ĐẦU……… 1CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HÀNG HOÁ SỨC LAO ĐỘNG……….3

1.1Hàng hóa sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa………3 1.2Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động……… 4

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAMHIỆN NAY ………5

2.1 Khái quát về tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam……… 5 2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nay……… 6 2.3 Chủ trương và định hướng xuất khẩu lao động

của Việt Nam hiện nay……… 10

KẾT LUẬN……… 15

Tài liệu tham khảo ……… 16

Trang 5

MỞ ĐẦULí do chọn đề tài:

Kinh tế chính trị Mác – Lênin luôn đóng một vai trò quan trọng trong bối cảnh công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập quốc tế sâu rộng Nghiên cứu kinh tế chính trị Mác – Lenin càng trở thành một vấn đề cấp thiết, cần được ưu tiên nghiên cứu nhằm khắc phục lạc hậu về lý luận, góp phần hình thành tư duy kinh tế phát triển mới Công cuộc xây dựng đất nước ta cũng gắn liền chặt chẽ với các phạm trù và các quy luật kinh tế quan trọng Nhưng quan trọng hơn cả chính là những lý luận của Các Mác về hàng hóa - sức lao động.

Ở thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, người ta ngày càng chế tạo ra nhiều lạo máy móc, thiết bị sản xuất thay thế sức lao động của con người và đem lại năng suất lao động ngày càng cao Điều đó dẫn đến tình trạng sức lao động phân bố không đồng đều, thiếu lao động tay nghề cao Đặc biệt ở nước ta, có nguồn lao động dồi dào và người dân cũng có như cầu đi xuất khẩu đến các nước phát triển rất cao Và việc nghiên cứu những lý luận của Các Mác về phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa cũng được nêu lên một cách cụ thể, toàn bộ bí mật của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa được vạch trần Những phương thức ấy được áp dụng rộng rãi đưa xã hội phát triển vươn lên một cách nhanh chóng Do đó để hiểu rõ được những vấn đề trên nhóm chúng em đã chọn đề tài “ Lý luận Mác - Lê nin về hàng hóa sức lao động Liên hệ thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay”.

Mục tiêu nghiên cứu đề tài

- Mục tiêu 1: Hiểu, nắm được các lý luận của chủ nghĩa Mác về hàng hóa hóa sức lao động cũng như về vai trò của hàng hóa sức lao động trong quá trình sản xuất.

- Mục tiêu 2: Có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình và thực trạng xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay.

- Mục tiêu 3: Nắm rõ những chủ trương, chính sách của Chính phủ trong hoạt động xuất khẩu lao động, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam.

Trang 6

Nhiệm vụ của đề tài:

Với đề tài tiểu luận này, chúng ta cần giải quyết những nhiệm vụ như sau: - Khái niệm hàng hóa sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa - Làm rõ hàng hóa sức lao động ở Việt Nam

- Liên hệ thực tiễn: tình trạng xuất khẩu lao động ở nước ta hiện nay.

Trang 7

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC VỀ HÀNG HOÁ SỨC:

LAO ĐỘNG

1.1Hàng hóa sức lao động và điều kiện để sức lao động thành hàng hóa Khái niệm hàng hóa sức lao động

Theo C.Mác, sức lao động hay năng lực lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong cơ thể, trong một con người đang sống được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó Sức lao động là khả năng lao động của con người, là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình sản xuất và là lực lượng sản xuất sáng tạo chủ yếu của xã hội Nhưng sức lao động mới chỉ là khả năng lao động, còn lao động là sự tiêu dùng sức lao động trong hiện thực Như vậy, mỗi con người là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội Khi con người tham gia vào quá trình sản xuất thì họ là người lao động Những người có khả năng lao động nhưng chưa tham gia lao động sản xuất được coi là nguồn cung ứng sức lao động tiềm năng Những người chưa đến tuổi lao động được hiểu là những người chưa đủ năng lực làm việc hiện tại, nhưng là nguồn cung ứng sức lao động cho tương lai, họ đang tích lũy nhân lực

Điều kiện để sức lao động thành hàng hóa

- Thứ nhất, người lao động được tự do về thân thể Người lao động được làm chủ sức lao động của mình và có quyền bán sức lao động của mình như một hàng hóa.

- Thứ hai, người lao động không có đủ các tư liệu sản xuất cần thiết lập để tự kết hợp với sức lao động của mình tạo ra hàng hóa để bán, cho nên họ phải bán sức lao động Tức là phải đi làm thuê và làm việc theo yêu cầu.

Khi hai điều kiện trên tồn tại song song, sức lao động sẽ trở thành hàng hóa như một điều kiện tất yếu Thực tế thì hàng hóa sức lao động đã có từ trước thời điểm xã hội tư bản chủ nghĩa nhưng phải đến lúc tư bản chủ nghĩa được hình thành thì chúng mới trở nên phổ biến Cũng tại thời điểm này sự bóc lột lao động cũng không còn mà thay vào đó là sự thỏa thuận theo dạng “thuận mua -vừa bán” - đánh dấu một bước ngoặc cực văn minh ra đời.

1.2 Thuộc tính của hàng hóa sức lao động

Trang 8

*Hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính gồm: giá trị và giá trị sử dụng.

- Giá trị của hàng hóa sức lao động do số lượng lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tái xuất ra sức lao động quyết định.

Ví dụ: 1m vải bằng 5 kg thóc Tức là 1m vải có giá trị trao đổi bằng 10kg thóc.

Như vậy, thời gian lao động xã hội cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động sẽ được quy thành thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra những tư liệu sinh hoạt nuôi sống bản thân người lao động và gia đình họ Hay nói cách khác, giá trị hàng hóa sức lao động được đo gián tiếp bằng giá trị của những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất ra sức lao động.

- Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu cầu người mua Giá trị sử dụng hàng hóa sức lao động được thể hiện thông qua quá trình tiêu dùng sức lao động.

Ví dụ: than đá ngày xưa chỉ dùng làm chất đốt nhưng khi khoa học - kỹ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hóa chất.

Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động có tính năng đặc biệt mà không hàng hóa thông thường nào có được, đó là trong khi sử dụng nó, không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra được những giá trị lớn hơn Phần lớn hơn này được gọi là giá trị thặng dư.

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAMHIỆN NAY

2.1 Khái quát về xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Hoạt động này bắt đầu từ năm 1980 dưới hình thức hợp tác lao động với các nước Xã hội chủ nghĩa, Trong giai đoạn này, gần 245.000 lao động và chuyên gia đang làm việc tại các nhà máy, xí nghiệp trong nước được đưa đến 4 nước Xã hội chủ nghĩa (Liên Xô, CHDC Đức, Tiệp Khắc và Bungari) Bên cạnh đưa người đi lao động, Việt Nam cũng đã ký kết về hợp tác chuyên gia trong các lĩnh vực: y tế, giáo dục, nông nghiệp với một số quốc gia châu

Phi (Libya, Angeri, Angola, Mozambique, Congo, Madagascar) với con số người đưa sang là 7.200 người; Trung Đông (Iraq) khoảng 18.000 người Bên cạnh đó, gần 24.000 thực tập sinh và học sinh học nghề tại các nước Đông Âu đã chuyển sang lao động trong những năm thập niên 80 Tổng số lao động được đưa đi trong thời kì này gần 300.000 người

Kết quả đã đem lại nhiều thuận lợi cho đất nước Ngoài giảm bớt số người thất nghiệp trong nước; người lao động được tiếp cận với công nghệ mới và gửi về nước một khối lượng hàng hóa tiêu dùng khá lớn, giúp cải thiện cuộc sống gia đình tại Việt Nam trong thời kỳ khó khăn.

Năm 1991, Nghị định về đưa người đi lao động có thời hạn ở nước ngoài ra đời Cụ thể, các tổ chức doanh nghiệp được cấp phép kinh doanh dịch vụ xuất khẩu lao động thông qua hợp đồng ký với nước ngoài Cơ chế này đã đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động Việt Nam, mở rộng thị trường xuất khẩu Số lao động đưa đi nước ngoài tăng đều mỗi năm Tổng lao động xuất khẩu trong giai đoạn này gần 160.000 người.

Trang 10

Xuất khẩu lao động góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân , tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước và nhiều lợi ích kinh tế khác Tuy nhiên, bên cạnh đó diễn ra song song những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước, những hạn chế về trình độ và ý thức người lao động, tình trạng lưu trú bất hợp pháp Ngoài ra, người lao động còn có thể đối mặt với việc bị lừa đảo, bóc lột và ngược đãi.

2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động ở Việt Nam hiện nayVề mặt thành tựu:

Số liệu thống kê mới nhất vừa được Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) công bố cho thấy, chỉ tính riêng tháng 9/2022, số lao động đi làm việc ở nước ngoài là 8.180 người Tính chung 9 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 103.026 lao động, đạt 114,47% kế hoạch năm 2022 và tăng 240,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, chỉ tiêu đặt ra trong năm 2022 là đưa 90.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng Như vậy, xuất khẩu lao động năm 2022 của Việt Nam đã về đích sớm và vượt chỉ tiêu đề ra.

Trang 11

Trong đó thị trường Nhật Bản dẫn đầu về tiếp nhận số lượng lao động Việt Nam (51.859 người) theo sau là Đài Loan (Trung Quốc) với 44.584 lao động, Hàn Quốc với 1.668 lao động, Singapore 1.498 lao động.

Riêng với thị trường Nhật Bản, Bộ LĐTB&XH đánh giá đây là một trong những thị trường lao động trọng điểm mà Việt Nam đang đưa người lao động đến làm việc.

Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký Bản thỏa thuận hợp tác đưa lao động đi làm việc với một số nước khu vực châu Âu như Đức, Romania, Czech, Bulgaria Với các quốc gia khác nhau thì bản thỏa thuận hợp tác sẽ khác nhau Có quốc gia, hai bên sẽ ký hợp tác toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, ngành nghề như Nhật Bản, Hàn Quốc, nhưng có quốc gia bản hợp tác chỉ ký 1 đến 2 lĩnh vực như Đức về điều dưỡng viên và ngành có tính chất công nghệ cao như ô tô.

Hiện nay có trên 600.000 người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài đang làm việc tại 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với thu nhập ổn định, gửi về nước lượng kiều hối lớn, khoảng 3,5 tỷ USD/năm.

Về mặt thách thức, khó khănVề con người:

+ Về sức khoẻ: nói chung sức khoẻ lao động Việt Nam phù hợp với công việc giúp việc gia đình, làm việc trong nhà máy Còn với các công việc như đi biển, công nghiệp xây dựng nhất là ở khu vực Trung Đông thì chưa đạt yêu cầu Nhiều lao động không chịu nổi điều kiện làm việc nặng nhọc và điều kiện thời tiết khắc nghiệt đã bỏ về nước.

+ Về trình độ tay nghề: còn khá kém, chưa đáp ứng đựơc yêu cầu của người sử dụng lao động Lao động nước ta hiện nay tập trung chủ yếu làm các công vịêc lao động phổ thông và các công việc có hàm lượng kỹ thuật thấp vì thế thu nhập của người lao động thường không cao Ví dụ: muốn vào làm việc ở Nhật Bản,

Trang 12

Hàn Quốc chúng ta phải đưa lao động đi với danh nghĩa là TNS vì những nước này chưa cho phép nhập khẩu lao động không có trình độ chuyên môn hay trình độ chuyên môn thấp Họ chỉ nhận những lao động có trình độ kỹ thụât cao Đây cũng là thịêt thòi với lao động Việt Nam vì TNS không được hưởng chế độ đãi ngộ về lương bổng ngang bằng lao động Hãy so sánh với Ân Độ, hàng năm số lao động đi làm việc ở nước ngoài không nhiều nhưng đã chuyển về trong nước một số tiền khổng lồ là 11 tỷ USD/năm là do lao động của họ chủ yếu làm việc trong lĩnh vực kỹ thuật cao, công nghệ cao.

+ Về trình độ ngoại ngữ: rất kém Nhiều tranh chấp lao động xảy ra cũng bắt nguồn do người lao động không hiểu ý của người sử dụng lao động bởi sự bất đồng ngôn ngữ Nhiều lao động bị trả về nước trước thời hạn do không đạt yêu cầu về trình độ ngoại ngữ Có thể nói nếu người lao động không biết một tý gì về ngoại ngữ thì không thể đưa đi làm việc ở nước ngoài được.

+ Kỷ luật lao động: lao động Việt Nam được tiếng là cần cù, chịu khó, thông minh nhưng cũng được biết đến với tiếng tăm là kỷ luật lao động kém bởi tỷ lệ lao động bỏ trốn, phá vỡ hợp đồng khá cao gây thiệt hại cho người sử dụng lao động Mà ở các nước công nghiệp kỷ luật lao động là vấn đề rất được coi trọng.

Về công tác quản lý:

Trong thời gian qua, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng quản lý nhà nước về xuất khẩu lao động cấp nhà nước với các cơ quan cấp địa phương và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này Chính vì thế, các cơ quan quản lý chưa nắm rõ tình hình hoạt động cụ thể của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động Từ đó, có phương hướng chỉ đạo hay sự chấn chỉnh kịp thời để công tác xuất khẩu lao động đạt hiệu quả cao hơn.

+ Các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong lĩnh vực này chưa tổ chức việc cung cấp một cách có hệ thống thông tin thị trường lao động nước ngoài làm cơ

Trang 13

sở cho hoạt động hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như phổ cập hiểu biết cho người dân về xuất khẩu lao động.

+ Các chính sách, văn bản về xuất khẩu lao động chưa bám sát thực tế và thường đi sau thực tế.

+ Thủ tục xuất cảnh và các thủ tục khác có liên quan thường rườm rà, phức tạp gây mất nhiều thời gian và tiền của.

+ Công tác triển khai thực hiện, kiểm tra, thanh tra hoạt động xuất khẩu lao động được tiến hành chưa thực sự nghiêm túc và có hiệu quả.

+Người lao động thiếu thông tin liên quan đến xuất khẩu lao động Hiện nay, chưa tạo được một cơ chế thuận lợi để người lao động tiếp cận được với các nguồn thông tin về các vấn đề liên quan tới hoạt động xuất khẩu lao động Vì thế, người lao động thường chỉ tìm hiểu thông tin thông qua những người quen biết, những người đã đi làm ở người ngoài trở về và không ít những trường hợp phải nhờ “cò” mồi với nhiều thông tin không chính xác Sự thiếu thông tin khiến cho những người lao động dễ bị lừa đảo và không cân nhắc được hết các lợi ích và rủi ro cho mình.

+ Sự gia tăng nhanh chóng của các trung tâm, tổ chức có chức năng xuất khẩu lao động; việc thành lập các trung tâm, tổ chức có chức năng xuất khẩu lao động trong thời gian qua tăng nhanh, khiến cho công tác quản lý của các cơ quan có chức năng gặp nhiều khó khăn Hiện nay cả nước có hơn 150 doanh nghiệp có chức năng xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp này mở các trung tâm và cơ sở một cách tràn lan và không có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ từ các doanh nghiệp, khiến cho tình trạng vi phạm pháp luật xảy ra ngày càng phổ biến Thêm vào đó, còn có tình trạng doanh nghiệp bán giấy phép xuất khẩu lao động khiến cho việc giám sát, theo dõi càng trở nên khó khăn.

Trang 14

2.3 Chủ trương và định hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam hiện nay2.3.1 Chủ trương

Chủ trương đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài bắt đầu được thực hiện từ những năm 80-90 của thế kỷ trước nhằm giải quyết việc làm, đào tạo nghề, nâng cao thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người lao động thuộc các khu vực khó khăn như vùng nông thôn, miền núi và ven biển Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh Đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương.

Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có khoảng 580 nghìn người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong đó riêng thị trường Đài Loan (Trung Quốc) có 230.000 người; Nhật Bản có gần 250.000 người; Hàn Quốc có gần 50.000 người; còn lại ở các thị trường khác (Trung Đông – Châu Phi, Đông Nam Á và Châu Âu)

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực sản xuất chế tạo (cơ khí, dệt may, giầy da, lắp ráp điện tử v.v.), xây dựng, nông nghiệp, thủy sản, dịch vụ (chăm sóc người già, người bệnh, giúp việc gia đình) Người sử dụng lao động tại các thị trường tiếp nhận đánh giá người lao động Việt Nam khéo tay, chăm chỉ, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng

Chủ trương của Việt Nam là không đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài bằng mọi giá, mà phải đảm bảo hỗ trợ, tạo điều kiện để họ ra nước ngoài làm việc cũng như sau khi về nước có vị trí làm việc phù hợp với trình độ kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm của người lao động Điều 4 của Luật số 69 đã quy định theo hướng khuyến khích người lao động đi làm việc ở ngoài có trình độ chuyên môn kỹ thuật, đi làm việc an toàn, công việc có thu nhập cao Sau khi người lao động về nước có thể phát huy và sử dụng có hiệu quả các kiến thức, kỹ năng, trình độ phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Theo Luật sửa đổi, người lao động được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài Họ có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật; có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài Việc quy định như vậy cho phép người lao động chủ động tự quyết định việc đi làm việc ở nước ngoài, tự

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w