1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên gen z

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen Z
Tác giả Phan Văn Lợi, Trần Ngọc Phương, Nguyễn Thị Bích Ph, Trần Mạc Gia Hưng, Phạm Đức Hiệp, Trần Trung Kiên, Nguyễn Hoàng Danh, Nguyễn Trọng Thuận, Nguyễn Hải An
Thể loại Tiểu luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,06 MB

Nội dung

Với một thế hệ rất khác biệt so với các thế hệ trước đó, phong cách giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh của của các thanh niên này cũng sẽ mang nhiều màu sắc khác nhau.. Mục đích của đề

Trang 2

S

4 Trần Ngọc Phương N 5 100%

5 Nguyễn Thị Bích Ph 8 100%

6 Trần Mạc Gia Hưng 2 100%

8 Trần Trung Kiên 6 100%

9 Nguyễn Hoàng Danh 2 100%

10 Nguyễn Trọng Thuận 2 100%

11 Nguyễn Hải An 22132004 100%

 Tỷ

 Trư

Nhận xét c

………

………

………

Trang 4

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1.Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, thế hệ thanh niên Gen Z đang tham gia thị trường lao động đặc biệt là môi trường công sở ngày càng nhiều Với một thế hệ rất khác biệt so với các thế hệ trước đó, phong cách giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh của của các thanh niên này cũng sẽ mang nhiều màu sắc khác nhau Vậy nên đề tài Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen Z cần được tìm hiểu và nghiên cứu là vô cùng cấp thiết

1.2 Mục đích của đề tài

Thông qua nội dung đề tài Giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen Z đưa mọi người nhiều góc nhìn về thế hệ thanh niên Gen Z từ những mặt tích cực đến những mặt hạn chế của các thanh niên khi ứng xử, giao tiếp trong công việc Hiểu rõ hơn các tác động của tốc độ phát triển công nghệ, kỹ thuật số đến phong cách giao tiếp tại công sở của thanh niên Gen Z Mong muốn các thế hệ Gen

Z khi chưa đi làm hoặc đã đi làm nhận rõ vấn đề đặt ra trong bài từ đó phát huy được những mặt tốt vốn có của thế hệ mình

1.3 Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên các kiến thức lý thuyết cơ sở của giao tiếp trong kinh doanh, các bài

nghiên cứu hành vi giao tiếp của thế hệ thanh niên Gen Z trong môi trường làm việc và từ số liệu của những trang khảo sát đáng tin cậy thu thập được Từ đó tổng hợp các nguồn dữ liệu, thông tin về chủ đề “giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen Z” Trình bày và phân tích thực trạng về những vấn đề của Gen Z trong giao tiếp, ứng xử trong môi trường doanh nghiệp Đưa ra kết luận và phương pháp giải quyết các vấn đề trong giao tiếp và ứng xử của Gen Z

1.4 Tóm tắc bố cục

Trang 5

Tiểu luận có kết cấu bao gồm: Phần mở đầu, Phần kết, Mục Lục, Danh mục tài liệu tham khảo, Phần nội dung chính gồm hai mục:

- Mục 1: Lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh

- Mục 2: Giao tiếp ứng xử trong kinh doanh của thanh niên Gen

Trang 6

PHẦN 2: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

2.1 Một số lý thuyết cơ bản của giao tiếp trong kinh doanh

2 1.1 khái niệm về giao tiếp và giao tiếp trong kinh doanh

Giao tiếp là sự tạo lập và quản lý vận hành những mối quan hệ giữa con người với con người, hay giữa con người và những yếu tố xã hội khác nhằm mục đích thỏa mãn những nhu yếu nhất định giao tiếp gồm có các yếu tố như trao đổi thông tin, kiến thiết xây dựng các kế hoạch hoạt động giải trí và kết hợp, tri giác và tìm hiểu người khác Tương ứng với những yếu tố trên thì giao tiếp có góc nhìn chính là: giao lưu, ảnh hưởng tác động qua lại và tri giác

Khía cạnh giao lưu hội nhập của giao tiếp gắn liền với việc tìm hiểu, khám phá những đặc thù, đặc trưng của chu trình trao đổi thông tin giữa hai bên giao tiếp với nhau có tính đến cả mục tiêu, vị thế và dự tính của nhau Chu trình hội nhập, giao lưu sẽ làm giàu thêm về kỹ năng, kiến thức, trải nghiệm và kinh nghiệm tay nghề của những người tham gia giao tiếp

Một tầm nhìn quan trọng khác nữa của giao tiếp đó là ảnh hưởng tương tác qua lại giữa hai bên Ở trường hợp này, ngôn từ thống nhất mạch lạc và cùng hiểu biết

về trường hợp, thực tế giao tiếp là điều kiện cơ hội kèm với thiết yếu để bảo vệ sự ảnh hưởng hay tác động qua lại để đạt hiệu suất cao Có vô số kiểu tác động ảnh hưởng qua lại, hơn hết đó là sự hợp tác và sự cạnh tranh đối đầu, tương ứng với chúng là sự ưng ý hay sự xung đột

Khía cạnh tri giác của giao tiếp bao gồm quy tình hình thành hình ảnh, tư liệu về người khác, thành lập được những phẩm chất tâm ý và đặc thù hành vi của người

đó (qua những bộc lộ về bên ngoài)

Trang 7

Giao tiếp trong kinh doanh là một trong những hành động mà ở đó có sự trao đổi

ý kiến, thông tin, hướng dẫn, có thể được truyền dẫn theo nhiều cách khác nhau giữa những con người trong và ngoài công ty Nhìn một cách tổng quát, giao tiếp trong kinh doanh được thực hiện cho các mục đích nhất định như cải thiện các dịch

vụ, các hoạt động của doanh nghiệp hoặc những hạn chế những sai sót không đáng có

2 1.2 Bản chất và hình thức của giao tiếp trong kinh doanh

Về bản chất của giao tiếp trong kinh doanh

Thứ nhất, giao tiếp bản chất là quá trình tạo lập mối quan hệ xã hội giữa người với người, nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội qua sự trao đổi tiếp xúc thông tin cho nhau Thông tin là phương tiện liên kết giữa các chủ thể theo nghĩa là toàn bộ hệ thống những tín hiệu mang tính trực tiếp hoặc gián tiếp Một số thí dụ như: nói trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, chữ viết như thư tay, công văn giấy tờ,… hay các ngôn ngữ cơ thể: ánh mắt, nụ cười, cử chỉ,… Thông tin là những ký hiệu, nhờ đó, con người “gửi gắm” các nội dung, ý tưởng, suy nghĩ,… nhằm thỏa mãn nguyện vọng hay nhu cầu nào đó mà con người đã đề ra Từ đó, thông tin chính là những “thông điệp” chứa đựng ý tưởng, nội dung với những mục đích nhất định mà chủ thể giao tiếp mong muốn đạt được Quy trình trao đổi thông tin của việc sử dụng giao tiếp có quan hệ liên kết chặt với quá trình tri giác, nhận thức hay sự ảnh hưởng, tác động giữa các chủ thể giao tiếp

Thứ hai, Giao tiếp là một hoạt động tri giác và nhận biết giữa các chủ thể với nhau được thực hiện qua hai quá trình gồm: xuất tâm và nhập tâm Xuất tâm là quy trình chủ thể giao tiếp chủ động tác động hiện thực khách quan bằng những suy đoán, suy lý thông qua tri giác Còn nhập tâm là quá trình chủ thể tiếp nhận tri thức

từ sự tác động của khách thể và hiện thực khách quan Trong quá trình đó, chủ thể

“phát hiện” ra quy luật của sự ảnh hưởng khách quan nhờ “óc” phán đoán và tư duy

Trang 8

phân tích phản biện từ các dữ liệu tác động của khách thể Dựa vào cơ sở đó, chủ thể có được “hình ảnh bản chất” của khách thể trong thực hiện quá trình giao tiếp Cuối cùng, Giao tiếp là chu trình tác động và ảnh hưởng lẫn nhau Để chấp nhận nhu cầu của giao tiếp, con người phải thực hiện những hoạt động giao tiếp Mục đích của hoạt động này là có được sự tác động về mặt tâm lý (tư tưởng, kiến thức, kinh nghiệm, cảm xúc, tình cảm,…) từ bản thân chủ thể qua người khác và ngược lại, hoặc để cùng nhau thực hiện một hoạt động khác, sau khi đã giao tiếp, hay đồng thời khi giao tiếp đang diễn ra Để có được sự truyền thông tâm lý đó, ta phải

có được sự tác động qua lại bằng ngôn ngữ và bằng các giác quan như ánh mắt, khuân mặt, cử chỉ, các hành vi và tâm lý khác và cự ly, khoảng cách cho phép để chủ thể tiếp cận được tốt nhất,…

Về hình thức của giao tiếp trong kin doanh

Trong các hình thức giao tiếp trong kinh doanh có thể gồm có giao tiếp trực tiếp, giao tiếp qua điện thoại, giao tiếp qua email, giao tiếp qua phương tiện truyền thông đại chúng gồm truyền hình, báo chí, Các hình thức này đều có những ưu điểm, hạn chế riêng, và tùy thuộc vào chủ đích và đối tượng mà sẽ có sự lựa chọn phù hợp Trong kinh doanh, giao tiếp còn được phân chia thành nhiều loại khác nhau, gồm có giao tiếp nội bộ giữa các thành viên trong tổ chức, giao tiếp ngoại giao giữa tổ chức và khách hàng hoặc đối tác, giao tiếp thương mại trong quá trình mua bán hoặc đàm phán hợp đồng, v.v Tuy nhiên, bất kể hình thức hay loại giao tiếp nào đều cần có sự chuyên nghiệp và hiệu quả trong việc truyền đạt thông tin, xây dựng mối quan hệ kinh doanh và tạo giá trị cho doanh nghiệp:

- Theo mong muốn về tính chất tiếp xúc: Có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp (thông qua văn bản chữ, điện thoại và các phương tiện lưu giữ và truyền tin khác nữa)

- Theo mong muốn về đặc điểm các chủ thể của quá trình giao tiếp: Có giao tiếp công vụ, giao tiếp doanh nghiệp hay giao tiếp gia đình

Trang 9

- Theo mong muốn về thế trong giao tiếp: có giao tiếp ở thế mạnh, thế yếu và thế cân bằng

- Theo mong muốn về kênh có giao tiếp bằng ngôn từ và phi ngôn từ

- Theo mong muốn mục tiêu giao tiếp: có giao tiếp để biết, giao tiếp để hiểu, giao tiếp hướng tới hành động và giao tiếp để hướng tới sự hợp tác

- Theo nguyện vọng về phạm vi của giao tiếp có giao tiếp nội bộ và giao tiếp với bên ngoài

Tóm lại, tùy theo từng mục đích, mong muốn, nguyện vọng mà sẽ có những hình thức giao tiếp sao cho phù hợp

2 1.3 Vai trò và mục đích của giao tiếp trong kinh doanh

Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh

Định hướng: Giao tiếp giúp sẻ chia và truyền đạt cái mục đích mà tổ chức cần đạt đến cũng như cách thức để đạt được điều đó Ở cấp độ này, có thể nói, giao tiếp đóng một vai trò sách lược trong việc giúp cho tổ chức phát triển và tồn tại trong xã hội Không có giao tiếp, thậm chí cả khi giao tiếp không hiệu quả, cá nhân, nhóm khác nhau trong nhóm có thể xác định, hiểu và hướng tới các mục đích theo những cách khác nhau Điều này đưa tới nhiều nguy hại trong đó cần tính đến cả việc chia

rẽ, bất đồng và tan rã tổ chức hay nhóm

Hợp nhất: Mỗi tổ chức, cơ quan, nhóm hay đơn vị là một tập hợp gồm nhiều yếu

tố và kiểu người với tính cách khác nhau với xuất phát điểm, cách thức, quan điểm

và tham vọng không giống nhau Giao tiếp là cơ chế, là chất keo lôi cuốn những người, những yếu tố có những điểm chung lại với nhau để hình thành tổ chức hay hội nhóm Khi tổ chức đã ra đời, giao tiếp, với các vai trò quan trọng giúp con người ta biết - hiểu - hành động và hợp tác, cho phép các yếu tố khác lạ, các cá nhân, đơn vị, các và các mục tiêu được liên kết với nhau theo cách những điểm mạnh được kết hợp để nhân thêm sức mạnh và những điểm yếu được trợ giúp, bù đắp để có thể ảnh hưởng tiêu cực ít nhất đến tổ chức hay đơn vị Đối với những cán

Trang 10

bộ, công chức, giao tiếp cho phép nắm bắt thông tin, hiểu biết về nhiệm vụ và trông đợi của tổ chức đối với họ, tương tác với đồng nghiệp

Duy trì: Mỗi tổ chức đều có một hoặc một hệ thống các giá trị mà nó duy trì hoặc muốn mở rộng, giao tiếp là cơ chế giúp định hình và duy trì các giá trị đó Động viên, khuyến khích: Giao tiếp trong quá trình thực thi công vụ không đơn giản và duy nhất liên quan đến các nhiệm vụ và các cách giải quyết nhiệm vụ, việc

đó còn liên quan đến con người với tư cách là một thực thể sống, đời sống riêng tư, niềm vui, nỗi buồn, điểm mạnh và điểm yếu Như vậy, giao tiếp trong tổ chức còn bao hàm cả khía cạnh mang tính nhân bản, trợ giúp việc hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân

Đổi mới: Giao tiếp là cơ chế trong đó các ý tưởng hay sáng kiến được hình thành, chia sẻ, trải nghiệm và thách thức

Mục đích của giao tiếp trong kinh doanh

Tăng sự kết hợp của nhân viên:

Theo nghiên cứu thực hiện bởi Ragan, giao tiếp kinh doanh là yếu tố hàng đầu

mà các doanh nghiệp cần lưu ý và cân nhắc Các tổ đội và tổ nhóm cần hỗ trợ lẫn nhau, đào tạo và khuyên bảo các lãnh đạo doanh nghiệp trong giao tiếp Nếu bạn là một lãnh đạo có kỹ năng và kinh nghiệm giao tiếp tốt, việc này sẽ khiến nhân viên bạn mở lòng, sẻ chia những khó khăn của họ đang gặp hoặc những điều mà doanh nghiệp đang gặp phải Điều này sẽ giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn Tăng năng suất làm việc của nhân viên:

Theo khảo sát có 80% nhân viên đều cho rằng giao tiếp nội bộ của doanh nghiệp hiệu quả sẽ giúp họ thực hiện tốt các công việc được bàn giao, họ sẽ không phải tốn nhiều thời gian để tìm kiếm các thông tin này Bên cạnh đó, trung bình một nhân viên cần 2 giờ 30 phút mỗi ngày để tìm kiếm thông tin cần thiết Mỗi tháng, nhân viên sẽ phải mất nhiều thời gian cho việc này Khi năng lực giao tiếp kinh doanh,

Trang 11

chỉ bằng vài câu hỏi với đồng nghiệp thì các nhân viên đó sẽ nhanh chóng tìm được thông tin mình cần mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian

Tăng sự hài lòng và giữ chân khách hàng:

Giao tiếp kinh doanh tốt hơn cũng đồng nghĩa là sự hài lòng của khách hàng tốt hơn Khi giao tiếp kém, nhân viên trong vai trò đối mặt với khách hàng sẽ không có thông tin mà họ cần Còn với khách hàng sẽ cảm thấy mất niền tin đối với nhân viên và có trải nghiệm tiêu cực với doanh nghiệp của bạn Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng thái độ của nhân viên có tác động không nhỏ đến sự hài lòng của khách hàng, từ đó dẫn đến tăng doanh thu của doanh nghiệp Ngoài ra một sách lược giao tiếp kinh doanh đúng đắn là điều rất cần để xây dựng một môi trường và văn hóa công sở tốt Các công ty mà giao tiếp minh bạch và cởi mở có không khí làm việc lành mạnh hơn, nhân viên sẽ có động lực làm việc và sự cảm thấy hài lòng hơn về công ty

2.2 Giao tiếp ứng xử của thanh niên Gen Z trong kinh doanh

2.2.1 Giao tiếp trong môi trường đa thế hệ của Gen Z

Hiện nay, các thế hệ khác nhau tham gia trong một môi trường làm việc đã không là điều gì xa lạ với các doanh nghiệp và đòi hỏi nhiều doanh nghiệp phải thay đổi chính sách, tạo một môi trường làm việc hiệu quả giữa các thế hệ khác nhau Môi trường làm việc đa thế hệ sự khác biệt về tuổi tác được thấy rõ nhất sau

đó là những khác biệt về trong phong cách là việc, giá trị cốt lõi và giao tiếp ứng

xử trong kinh doanh Thế hệ thanh niên Gen Z được sinh ra trong khoảng năm 1997 đến năm 2012 tại các doanh nghiệp, nhóm lao động thuộc thế hệ này càng đông đảo, thế hệ này mang đến điểm khác biệt trong giao tiếp ứng xử khi làm viêc với các thế hệ khác và cũng mang đến nhiều bất cập, khó khăn kết nối giữa các thế hệ khác nhau

Trang 12

Cách kết nối mọi người của thế hệ thanh niên Gen Z vô cùng đa dạng Với các thế hệ trước đó, phần đông chọn giao tiếp trực tiếp hoặc tin nhắn văn bản thông thường hay thư gửi qua Mail và các cuộc gọi trao đổi nhanh Khi đến thế hệ thanh niên Gen Z với các dòng tin nhắn xuất hiện thêm các biểu tượng cảm xúc thể hiện biểu cảm của họ trong cuộc trao đổi công viêc Thế hệ này rất thích sử dụng biểu tựng cảm xúc, đó không hẳn là sự thiếu nghiêm túc hay thể hiện sự thiếu tôn trọng với đối phương mà đó là cách thức các bạn thấy ý tưởng, tâm tư của mình được truyền đạt một cách sinh động nhất có thể làm cho cuộc trò chuyện, trao đổi công việc rở nên thoải mái Tuy nhiên, việc lạm dụng vào các biểu tượng cảm xúc cũng gây ra tác dụng ngược sẽ có những đồng nghiệp cảm thấy khó chịu khi cần sự nghiêm túc, chuyên nghiệp cao trong công việc, mong muốn được trao đổi, tiếp nhận được các ý kiến đóng góp có ý nghĩa thay cho các biểu tượng cảm xúc Ngôn ngữ Gen Z hay ngôn ngữ xì tin, ngôn này không phải ngôn ngữ thuộc một quốc gia nào cả, nó là các tiếng lóng, ngọng không có nghĩa hoặc không đúng với cấu trúc tiếng Việt, nữa tiếng Anh nữa tiếng Việt, ví dụ như trong các dòng tin nhắn chúng ta thường nhắn “Dạ, em xin lỗi!” các thanh niên Gen Z lại nhắn “ Em sin lũi” hay “E xl” hoặc khi khen ngợi đối phương bình thường ta sẽ nói “Bạn làm tốt lắm” khi qua các thanh niên Gen Z lại nói “Gót chóp em” Cách sử dụng ngôn ngữ này quá quen thuộc với thế hệ Gen Z vì thế hệ này sáng tạo ra nó nhầm với mục đích giải trí, thuận tiện, thể hiện cá tính của bản thân Tuy vậy, ngôn ngữ khi xuất hiện tại nơi làm việc lại mang nhiều ý kiến trái chiều từ những thế hệ khác Họ cảm thấy khó hiểu, gián đoạn khi tiếp cận thông tin trong cuộc trò chuyện với thế

hệ thanh niên Gen Z sử dụng ngôn ngữ này vào Khi đọc những dòng tin nhắn viết tắt theo kiểu thanh niên Gen Z phải mất lúc lâu họ mới có thể đọc hiểu hoặc khi giao tiếp với những đồng nghiệp xuất hiện những từ ngữ thuộc xu hướng của giới trẻ trong lúc truyền đạt thông tin công việc của các ban trẻ Gen Z khiến mọi người gặp lúng túng, ngại ngùng khi không hiểu bạn trẻ này đang nói gì, có ý nghĩa như

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w