Trong báo chí cũng vậy, cũng có những điều luật ban hành để bảo về quyền con người, tránh xâm hại quyền con người trong các tác phẩm báo chí.. Trong giới hạn của một tiểu luận, người viế
Trang 1MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 4
1.1 Khái niệm 4
1.2 Khái quát về quyền con người 4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY 6
2.1 Xâm phạm bí mật đời tư, quyền riêng tư 6
2.2 Tự do báo chí 11
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÀ BÁO TRÁNH XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI TRÊN BÁO CHÍ 17
3.1 Đối với các cơ quan lãnh đạo, quản lý báo chí 17
3.2 Đối với cơ quan báo chí 18
3.3 Đối với nhà báo 19
KẾT LUẬN 22 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Mỗi nhà báo trong quá trình tác nghiệp luôn phải đề cao trách nhiệm xã hội củamình Có thể nói, trách nhiệm xã hội là một trong những yêu cầu về đạo đức nghềnghiệp của nhà báo Trách nhiệm xã hội của nhà báo được hiểu là trách nhiệm đốivới nội dung thông tin được nhà báo truyền tải trong tác phẩm Khi tác phẩm báochí đến với công chúng nó sẽ tạo ra hiệu ứng xã hội Để thực hiện tốt vai trò, tráchnhiệm xã hội của mình đối với công chúng báo chí và đời sống xã hội, bản thân nhàbáo cần tự giác tuân thủ các quy tắc tác nghiệp, các quy chuẩn đạo đức mà nền báochí nước nhà quy định Nhà nước đã xây dựng hệ thống các điều luật về báo chí,đồng thời ra các văn bản quy phạm pháp quy nhằm điều tiết các hoạt động báo chísao cho đạt hiệu quả truyền thông cao nhất Tuy nhiên, trong quá trình tác nghiệp,nhiều nhà báo vẫn vi phạm luật báo chí và quy chuẩn đạo đức nhà báo Nhiều tácphẩm đăng tải trên báo chí đã tạo ra hiệu ứng nghịch gây xôn xao dư luận
Nghề làm báo đòi hỏi người cầm bút rất nhiều, từ năng lực chuyên môn đến cáctiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp Chúng ta cũng đã nói rất nhiều đến cái tâm, cáitầm của nhà báo Những đòi hỏi của nghề nghiệp đối với các nhà báo được rút gọntrong ba cụm từ: mắt sáng, lòng trong, bút sắc Nhà báo khẳng định được mình,sống được trong lòng độc giả không có cách nào khác là phải thực hiện được nhữngchuẩn mực đó, nếu không sẽ bị nghề đào thải, bạn đọc xa lánh Thế nhưng nhìn từthực tế đáng phải suy nghĩ là, trong một nền báo chí phát triển như hiện nay, bêncạnh những thành tựu to lớn, vẫn còn những bất cập, những lỗi không đáng có,thậm chí những sai phạm không thể chấp nhận, làm phiền lòng công chúng, làmphức tạp dư luận xã hội Chúng ta thực sự ngỡ ngàng trước thực trạng người làmbáo xâm hại đến quyền con người trong các tác phẩm báo chí
Trang 4Quyền con người là sự kết tinh những giá trị cao đẹp nhất trong nền văn hóacủa nhân loại, được hình thành với tất cả sự đóng góp của tất cả các quốc gia, dântộc, tầng lớp và cá nhân con người trên trái đất Quyền con người là quyền cơ bảnnhất để bảo vệ chính quyền hạn của mình trong xã hội Có rất nhiều điều luật đượcban hành để bảo vệ quyền lợi cho con người Trong báo chí cũng vậy, cũng cónhững điều luật ban hành để bảo về quyền con người, tránh xâm hại quyền conngười trong các tác phẩm báo chí Thế nhưng vẫn có rất nhiều những hạn chế,những sai phạm xảy ra.
Cũng như các nền báo chí khác trên thế giới, Việt Nam cũng xây dựng hệ thống
luật báo chí, quy chuẩn đạo đức nghề báo, hệ thống cơ sở lý luận của báo chí làmnền tảng lý luận giúp nhà báo thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm của mình Song,thực tiễn cho thấy không ít nhà báo chưa thực sự thấm nhuần những văn bản, điềuluật pháp quy về báo chí trong quá trình tác nghiệp Bởi vậy, sai phạm về báo chícòn khá nhiều, trách nhiệm xã hội của nhà báo còn nhạt nhòa
Không thể phủ nhận những giá trị to lớn về thông tin, giải trí mà công chúngđược thụ hưởng từ báo chí Song, bên cạnh đó, có những sai phạm mang tính chấtcon sâu bỏ rầu nồi canh khiến cho người làm báo chuyên nghiệp phải trăn trở; đồngthời, những sai phạm đó khiến cho dư luận xã hội phần nào hoang mang, bức xúc Mỗi con chữ, mỗi hình ảnh chứa sức nặng to lớn đối với đời sống xã hội Tronggiới hạn của một tiểu luận, người viết chỉ xin thảo luận về một khía cạnh nhỏ củađạo đức nghề báo đó là vấn đề xâm hại quyền con người – quyền cơ bản nhất củamỗi người trên báo chí Việt Nam hiện nay
2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài sẽ phân tích một số sự kiện báo chí tiêu biểu và đưa ra những nhận định
khái quát về phẩm chất đạo đức của người làm báo trong giai đoạn hiện nay
Trang 5Đề tài phân tích những mặt tích cực và những hạn chế về phẩm chất đạo đức của các
nhà báo, phóng viên trong quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí Làm rõ nguyên nhânkhách quan, chủ quan của những sai phạm còn tồn tại
3 Phạm vi nghiên cứu
Người viết lựa chọn các sự kiện tiêu biểu được đăng tải trên báo mạng internet
về xâm phạm quyền con người trên báo chí để nghiên cứu
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Phương pháp nghiên cứu tài liệu được sử
dụng để hệ thống hóa các vấn đề lý luận thành khung lý thuyết làm cơ sở để thểhiện đề tài
- Phương pháp phân tích nội dung: đây là phương pháp được sử dụng nhằm tìmhiểu ý nghĩa nội dung truyền thông được chủ thể/nguồn tin thực hiện trong giaotiếp
5 Kết cấu của tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, tiểu luận được chia làm 3chương:
- Chương 1: Một số khái niệm cơ bản
- Chương 2: Thực trạng việc xâm hại quyền con người trên báo chí Việt Namhiện nay
- Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà báotránh xâm hại quyền con người trên báo chí
Trang 6Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1 Khái niệm
- Đạo đức nghề nghiệp: là một bộ phận của đạo đức xã hội, là đạo đứctrong một lĩnh vực cụ thể trong đạo đức chung của xã hội Đạo đức nghề nghiệpbao gồm những yêu cầu đạo đức đặc biệt, các quy tắc và chuẩn mực trong lĩnh vựcnghề nghiệp nhất định, nhằm điều chỉnh hành vi của các thành viên trong nghềnghiệp đó sao cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của xã hội
- Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo: là những quy tắc, chuẩn mực quy địnhthái độ và hành vi ứng xử của nhà báo trong các mối quan hệ nghề nghiệp
1.2 Khái quát về quyền con người
- Khái niệm “Quyền con người”: là những bảo đảm pháp lý toàn cầu (universal
legal guarantees) có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại nhữnghành động (actions) hoặc sự bỏ mặc (omissions) mà làm tổn hại đến nhân phẩm,những sự được phép (entitlements) và tự do cơ bản (fundamental freedoms) củacon người
Bên cạnh đó, nhân quyền còn được định nghĩa như một cách khái quát là nhữngquyền bẩm sinh, vốn có của con người mà nếu không được hưởng thì chúng ta sẽkhông thể sống như một con người
(United Nations, Human Rights: Questions and Answers, New York andGeneva, 2006, tr4)
Ở Việt Nam, một số định nghĩa về quyền con người do một số chuyên gia, cơquan nghiên cứu từng nêu ra cũng không hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung,quyền con người thường được hiểu là những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có vàkhách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và cácthỏa thuận pháp lý quốc tế
Trang 7Như vậy, cốt lõi của khái niệm quyền con người là khát vọng bảo vệ nhân phẩmcủa tất cả con người hay “điều cốt yếu là các quyền con người phải được bảo vệbằng pháp luật”.
Trang 8Chương 2: THỰC TRẠNG VIỆC XÂM HẠI QUYỀN CON NGƯỜI
TRÊN BÁO CHÍ VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1 Xâm phạm bí mật đời tư, quyền riêng tư
Bí mật đời tư (BMĐT) được coi là một quyền cơ bản của con người Việc bảo
vệ thông tin cá nhân là đòi hỏi tất yếu đối với một đất nước văn minh, vì quyền conngười Nhưng vấn đề này hiện nay ở nước ta chưa được quan tâm thích đáng
Có khá nhiều những vụ việc xâm phạm bí mật đời tư được đưa lên các trangmạng xã hội Ta thấy rõ được sức phát tán kinh khủng của loại hình công nghệ mớinày Ví dụ như: Clip nữ sinh đánh bài cởi áo, “cảnh nóng” của hai học sinh lớp 10 ởLạng Sơn, nữ sinh Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh đánh nhau, nữ sinh Cần Thơnhảy lầu tự tử liên tục gây xôn xao dư luận Thậm chí trong nhiều đoạn clip còn
rõ mồn một tiếng những người xung quanh như: Trời ơi nó có “nghé” à, zoom lạigần đi (nữ sinh nhảy lầu tự tử) hay đánh mạnh vào, cởi áo ra, quay đi kệ chúng nó(nữ sinh đánh nhau) Vài phút sau, những “khổ chủ” này lập tức trở thành nhânvật nổi tiếng trên thế giới mạng Và công cụ rất đơn giản, chỉ cần chiếc điện thoại
di động cùng cú click chuột
Việc xâm phạm BMĐT để lại những hậu quả đáng buồn: sau khi những hìnhảnh nhạy cảm riêng tư với bạn trai bị người cùng xóm trọ bí mật quay trộm và pháttán trên mạng, L (sinh viên một trường trung cấp Y tại SL) đã tự tử Kịp thời đượcphát hiện và cứu sống nhưng hiện tại L phải xin bảo lưu kết quả học tập Khi nhữngbúa rìu dư luận chưa lắng xuống, cô không đủ can đảm quay lại giảng đường Vàituần sau, một video tương tự của đôi sinh viên trong trường cũng bị truyền đi khắpnơi Nữ sinh trong video này trần tình: “Chúng tôi đã đăng ký kết hôn và ai cũng
có những thứ chỉ thuộc về thế giới riêng Khi những điều riêng tư như thế bị phơibày trước công luận, mọi phán xét lại dồn hết lên chúng tôi như thể những tội
Trang 9đồ” Bản thân cô sinh viên này cũng không hiểu một cách rõ ràng về quyền bí mậtđời tư.
Xâm phạm bí mật đời tư trong vụ án xét xử cụ thể:
Việc phóng viên H và báo CL xâm phạm bí mật đời tư của bà Anh
Tại Bản án số 104/2007/DSPT ngày 14/5/2007 của tòa án nhân dân thành phố
Hà Nội
Nội dung bài báo “Chân dung và những trò lừa bịp” của phóng viên H đã đăngtải trên báo CL số 02 ra ngày 9 đến ngày 16/1/2002 có rất nhiều thông tin liên quanđến đời tư của Bà Anh trú tại (…) tỉnh Tuyên Quang Song bà Anh chỉ khởi kiệnyêu cầu báo CL và phóng viên H phải cải chính và bồi thường thiệt hại ở 6 nộidung bà cho là báo đã đưa tin không đúng dự thật làm ảnh hưởng đến danh dự,nhân phẩm và uy tín của bà
3 Chấp nhận một phần yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại do danh sự, nhân phẩm, uytín xâm phạm của bà Anh đối với phóng viên H và báo CL
Buộc phóng viên H và báo CL do ông C - tổng biên tập làm đại diện theo pháp luậtliên đới bồi thường cho bà anh số tiền thiệt hại là 11.050.000đ, gồm các khoản sau:Bồi thường tổn thất về tinh thần, bồi thường những chi phí hợp lý (tiền thuê luật sư,
Trang 10tiền thuê xe đi lại, tiền thuê đánh máy đơn, phô tô tài liệu, chi phí tem, thư), tiềnthuê nhà trọ…
Có rất nhiều kiểu xâm phạm quyền riêng tư trên báo chí
Ví dụ như “Vụ việc nữ sinh H.T.L học sinh lớp 11C12, trường THPT NguyễnĐức Mậu, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tự tử tại ao nước trước nhà” được cho làxuất phát tự nguyên nhân bị phát tán clip L và bạn trai hôn nhau tại lớp học lênmạng xã hội Vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tội danh xúi giục người khác
tự sát hoặc tội làm nhục người khác”, luật sư Quách Thành Lực nhận định Nhìnnhận sự việc dưới góc độ pháp lý, Luật sư Quách Thành Lực Giám đốc Công tyLuật TNHH Hà Nội Tinh Hoa cho rằng vụ việc có thể có dấu hiệu hình sự với tộidanh xúi giục người khác tự sát theo điều 131 hoặc Điều 155 Tội làm nhục ngườikhác Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Công dân Việt Nam cóquyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo ghi nhận tại Điều 21 Hiến phápnăm 2013 “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cánhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.”
Cụ thể hóa quyền Hiến định này, Bộ luật dân sự năm 2015 tại điều 38 Quyền
về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình quy định: “ Đời sống riêng tư,
bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ;Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng
tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, côngkhai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng
ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.” Cá nhân thể hiện những hoạt động tìnhcảm dù ở môi trường công cộng thì đó cũng là quyền về đời sống riêng tư của họ,các cá nhân khác có nghĩa vụ tôn trọng Việc thu thập, lưu trữ sử dụng hình ảnhriêng tư không được sự đồng ý của họ là một việc làm vi phạm pháp luật Trong vụ
Trang 11việc nữ sinh tử tử do bị phát tán hình ảnh, clip hôn nhau trong lớp thì phải xem xéttrách nhiệm của người phát tán hình ảnh, clip, người bình luận
Hoặc vụ ca sĩ Hồ Ngọc Hà kiện một số báo đã xâm phạm đời tư của cô Mộtvài báo đã “thêm mắm thêm muối” đưa thông tin sai sự thật, nhiều thông tin cánhân như chuyện đám cưới hụt, danh tính người thân gia đình, người yêu cũ đãđược công bố Những thông tin này hoàn toàn là riêng tư của cá nhân Hồ Ngọc Hà,nếu không có lý do vì lợi ích công, báo chí chỉ được phép công bố khi được sựđồng ý của chính bản thân ca sĩ này Đối với ca sĩ, sự việc được làm sáng tỏ đếncùng, còn đối với những người dân bình thường, thông tin về đời tư nhiều khi bịxâm phạm, nhưng cũng vì “thấp cổ bé họng” hoặc không hiểu pháp luật hoặckhông biết, không để ý nên chính những người bị xâm phạm quyền riêng tư vẫncho qua
Vụ nhà báo Hoàng Hùng bị vợ tẩm xăng đốt dẫn đến tử vong Rất nhiều báo đãđưa đầy đủ hình ảnh, danh tính của con nhà báo, đây là thông tin đời tư “nhạycảm”, xét về luật pháp, những đứa trẻ và nhà báo Hoàng Hùng có quyền giữ bí mậtđời tư Theo một số chuyên gia luật pháp và truyền thông, xét về mặt đạo đức, việcnày hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập, hòa nhập cộng đồng củanhững đứa trẻ bất hạnh có “mẹ giết cha” Hậu quả này không hề nhỏ Có lẽ, mộtthực tế giải quyết các vụ xâm phạm đời tư trên báo chí, phần thiệt thòi luôn thuộc
về người bị xâm phạm nên đa phần chọn giải pháp im lặng Chính vì vậy quyềnriêng tư trên báo chí vẫn cứ “tha hồ” mà vi phạm Bởi ai cũng biết, thông tin cánhân đã bị xâm hại, càng “làm lớn” chuyện vấn đề lại lan rộng hơn, dù ngã ngũ vẫn
để trong tư duy người tiếp nhận thông tin một câu hỏi nghi vấn: “không có lửa làmsao có khói?”
Câu chuyện hết sức đau lòng về cháu bé 13 tuổi bị cả bố đẻ và ông nội hãmhiếp, nhưng không ít báo đưa chi tiết Tuy hình ảnh em bé đã che mặt, nhưng tên
Trang 12tuổi, địa chỉ thì rất cụ thể, rõ ràng, hình ảnh kẻ xâm hại là bố đẻ cũng được côngkhai lên báo Như vậy, những người dân ở địa phương đó sẽ nhận ra em và gia đình
em Câu hỏi đặt ra là “Liệu em bé đó và gia đình em có thể sống yên ổn trướcnhững cái nhìn, những lời bàn tán của những người xung quanh?”
Vụ Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam điện tử có đăng tải bài viết: “Chiêmngưỡng những căn biệt thự siêu đẹp ở Vườn Đào, Hồ Tây” Trong bài viết phóngviên có đăng một bức ảnh mô tả các căn biệt thự có kiến trúc đẹp, hiện đại mangphong cách Châu Âu tại khu biệt thự Vườn Đào kèm chú thích: “… Chủ nhân củacăn biệt thự này hiện là Bộ trưởng Bộ Công Thương” Ngay sau khi đăng tải, tòasoạn đã nhận được công văn phản hồi từ Bộ Công Thương về sự việc, khẳng định,việc tờ báo trên đăng hình ảnh căn biệt thự kèm theo chú thích như trên là hoàntoàn bịa đặt, sai sự thật, nhằm bôi nhọ uy tín, danh dự của cá nhân Bộ trưởng, đồngthời ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của ngành Công Thương BanBiên tập đã xác minh quá trình biên tập và xuất bản bài báo và yêu cầu phóng viênviết bản giải trình về sự việc Theo đó, trong quá trình biên tập và xuất bản bài báonêu trên, phóng viên đã có sơ suất trong nghiệp vụ Cụ thể, trong quá trình tácnghiệp, một số người dân xung quanh thuộc tổ dân phố 58, phường Phú Thượngthông tin đó là nhà của Bộ trưởng Bộ Công Thương, nhưng vì không xác minh kỹnên không thu thập thêm tài liệu chứng minh căn nhà đó không phải là của Bộtrưởng Vì vậy, biên tập đã duyệt đăng tải chú thích ảnh là không chính xác, gâyảnh hưởng tới uy tín Bộ trưởng Bộ Công Thương Ban biên tập Tòa soạn Môitrường và Đô thị Việt Nam xin phép được đính chính lại thông tin và chân thànhxin lỗi Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cùng bạn đọc
Quyền bí mật đời tư đã được quy định tại điều 38, Bộ Luật Dân sự 2005 nhưngnhững vi phạm này trên báo chí vẫn chưa hề dứt Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đãnhấn sâu hơn vào quyền riêng tư Tại khoản 1 điều 23 Dự thảo sửa đổi Hiến pháp
đã ghi rõ: “Mọi công dân có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật
Trang 13cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình Không đượcphép thu thập, lưu giữ, sử dụng và phổ biến thông tin về đời sống riêng tư, bí mật
cá nhân, bí mật gia đình của người khác nếu không được người đó đồng ý”
Hiện nay trên báo chí mảng thông tin khai thác đời tư của công dân tương đốiphổ biến và chắc chắn có một số người không thích đưa đời tư của mình lên mặtbáo kể cả vì mục đích thân thiện Trong thực tiễn, công dân chỉ có thể kiện tòa báokhi có hành vi vi phạm những điều cấm Luật báo chí năm 1989, sửa đổi bổ sungnăm 1999 quy định báo chí “không được đưa tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khốngnhằm xúc phạm danh dự của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân (khoản 4điều 10), đồng thời quy định cá nhân có quyền khởi kiện ra tòa án khi cơ quan báochí có hành vi xâm phạm quyền riêng tư “mà không cải chính, xin lỗi hoặc cảichính, xin lỗi không đúng các quy định của Luật này, không đăng, phát sóng lờiphát biểu của cá nhân ” (khoản 4 điều 9)
2.2 Tự do báo chí
“Tự do báo chí là một quyền cơ bản của con người, được pháp luật của mọinhà nước hiện đại thừa nhận và bảo vệ Quyền này gắn liền với quyền tự do ngôn
luận và là một thành tố của quyền tự do ngôn luận, TS Đặng Dũng Chí, Giám đốc
Viện nghiên cứu quyền con người, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí
Minh khẳng định tại Hội thảo “Báo chí, Truyền thông với quyền con người” Báo
chí đóng vai trò hết sức cần thiết cho bất cứ xã hội nào và tạo thành nền tảng vữngchắc cho mọi xã hội dân chủ Ngày nay báo chí còn có vai trò quan trọng trong việcthúc đẩy nhân quyền, thông qua các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhân quyền,cũng như phát hiện những vi phạm đối với quyền tự do cơ bản của công dân
TS Mila Rosenthal, chuyên gia về quyền con người, Trường nghiên cứu xã hộimới, New York đã dẫn chứng những ví dụ sinh động cho việc các tin tức tốt của các
tờ báo về các vấn đề nhân quyền có tác động tích cực