bài tiểu luận tìm hiểu về quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta thời kỳ đổi mới

13 0 0
bài tiểu luận tìm hiểu về quyền lực chính trị của nhân dân lao động ở nước ta thời kỳ đổi mới

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tại Đại hội lần VI 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trong đó xác định rõ: - Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật của cách mạ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

BÀI TIỂU LUẬN TÌM HIỂU VỀ

“QUYỀN LỰC CHÍNH TRỊ CỦA NHÂN DÂN LAO ĐỘNG Ở NƯỚC TA THỜI KỲ ĐỔI MỚI”

Họ và tên: Nguyễn Thị Thuỳ Dương Mã HV: 2988080007 Lớp: Quản trị Truyền thông

Hà Nội, Tháng 8 Năm 2023

Trang 2

1 MỞ ĐẦU 3

2 NỘI DUNG 3

2.1 Khái niệm: 3

2.1.1 Khái niệm quyền lực 3

2.1.2 Khái niệm quyền lực chính trị 4

2.2 Phân Fch 5

2.2.1 Thời kỳ đổi mới tại Việt Nam 5

2.2.2 Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động 6

2.2.3 Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới 8

2.2.4 Tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới 10

3 KẾT LUẬN 12

4 TÀI LIỆU THAM KHẢO 13

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

Trong lịch sử nền chính trị Việt Nam, thời kỳ đổi mới đã ghi dấu một chương mới về quyền lực chính trị và vai trò của nhân dân lao động trong việc định hình tương lai đất nước Cùng với sự phát triển kinh tế, quyền lực chính trị của nhân dân lao động đã trở nên mạnh mẽ hơn, đa dạng hơn và phức tạp hơn

Bài yểu luận dưới đây sẽ đi vào phân Fch các khái niệm về quyền lực và quyền lực chính trị và bối cảnh về thời kỳ đổi mới của đất nước Bài yểu luận cũng sẽ tập trung phân Fch quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới, cơ chế để nhân dân lao động thực hiện quyền lực chính trị chính đáng của mình

Cuối cùng, một số phương hướng góp phần khắc phục những tồn tại và thúc đẩy thực thi quyền lực chính trị của nhân dân cũng sẽ được đề cập chi yết

2 NỘI DUNG 2.1 Khái niệm: 2.1.1 Khái niệm quyền lực

Quyền lực ra đời và tồn tại cùng với con người và xã hội loài người Trong lịch sử, từ cổ đại, cận đại đến hiện đại, nhiều cách yếp cận khác nhau về quyền lực đã được hình thành Mỗi thời kỳ mang nét đặc trưng riêng, định nghĩa quyền lực theo cách riêng

Như trong trích dẫn từ "Tập bài giảng chính trị học" của Viện Khoa học chính trị, quyền lực có thể được khái quát như sau: “Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội”

Trang 4

Tại bất kỳ thời điểm nào, quyền lực không chỉ đơn thuần là một khái niệm trừu tượng mà luôn tồn tại trong mối quan hệ giữa con người và những nhóm người Bản chất của quyền lực không thể tách rời khỏi khả năng thay đổi hành vi của người khác theo một cách thức nào đó Điều này dẫn đến việc quyền lực càng mạnh mẽ, khả năng tác động làm thay đổi đối tượng càng cao Trong đặc trưng này, quyền lực luôn đặt ra câu hỏi quan trọng: để gây ảnh hưởng đến ai và buộc họ phải làm gì?

Quyền lực không chỉ đơn thuần là khả năng áp đặt ý muốn của mình lên người khác mà còn bao gồm việc thuyết phục, tạo ra sự thay đổi, và thậm chí là sự tác động không cần phải dùng đến tác động vật lý Quyền lực có thể tồn tại ở nhiều mức độ và hình thức khác nhau trong xã hội, từ quyền lực chính trị của các nhà lãnh đạo đối với quốc gia, cho đến quyền lực xã hội của các nhóm người ở cấp cơ sở

Tùy thuộc vào ngữ cảnh và môi trường, quyền lực có thể được thể hiện bằng cách ra lệnh, thương thảo, thuyết phục, tạo ra các biện pháp khuyến khích hoặc cảm thông Tuy nhiên, quyền lực cũng thường đi đôi với trách nhiệm và sự kiểm soát Quyền lực có thể được sử dụng để tạo ra sự thay đổi Fch cực hoặc yêu cực trong xã hội và tác động đến việc quyết định, ›nh hình và hành vi của mọi người

Tóm lại, quyền lực là một khía cạnh quan trọng của môi trường xã hội, tạo ra sự tương tác và ảnh hưởng giữa các thực thể khác nhau Định nghĩa về quyền lực liên quan đến khả năng thay đổi, kiểm soát và ảnh hưởng đến hành vi, quyết định và ›nh hình của người khác trong môi trường xã hội, chính trị và kinh tế

2.1.2 Khái niệm quyền lực chính trị

Mặc dù có nhiều cách yếp cận khác nhau về khái niệm quyền lực chính trị nhưng tựu trung lại phải nói đến các chủ thể, đối tượng, mục yêu, nội dung, công cụ và phương thức giành được quyền lực chính trị Trong đó, đặc biệt chú ý đến mối quan hệ giữa chủ thể và đối tượng của

Trang 5

quyền lực là quan hệ chị phối (của chủ thể với đối tượng) hay phục tùng (của đối tượng với chủ thể)

Có thể hiểu một cách chung nhất: “Quyền lực chính trị là quyền lực được thực hiện trong lĩnh vực chính trị, vì mục Uêu chính trị; là việc sử dụng sức mạnh của một giai cấp hay liên mình giai cấp, tập đoàn xã hội nhằm thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình - chủ yếu thông qua đấu tranh giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.”

2.2 Phân Dch

2.2.1 Thời kỳ đổi mới tại Việt Nam

Vào những năm đầu thập niên 80 của thế kỉ XX, Việt Nam đối mặt với những thách thức nghiêm trọng, bao gồm ›nh trạng kinh tế suy thoái, thiếu hụt thực phẩm và nguồn tài nguyên thiên nhiên

Tại Đại hội lần VI (1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đã khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, trong đó xác định rõ:

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là quy luật của cách mạng Việt Nam, trong điều kiện thời đại ngày nay;

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đối mới kinh tế với đối mới chính trị, lấy đối mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị, đảm bảo giữ vững sự ổn định chính trị, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để đổi mới và phát triển kinh tế, xã hội; thực hiện gắn phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm và xây dựng Đảng là khâu then chốt với phát triển văn hóa là nền tảng ynh thần của xã hội, tạo ra ba trụ cột cho sự phát triển nhanh và bền vững ở nước ta;

Trang 6

- Xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tăng cường vai trò kiến tạo, quản lý của Nhà nước Giải quyết đúng đắn mồi quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với bảo đảm yến bộ và công bằng xã hội Xây dựng phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái;

- Phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính trị, từng bước xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm toàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân;

- Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy sức mạnh của mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân, mọi thành phần dân tộc và tôn giáo, mọi công dân Việt Nam ở trong nước hay ở nước ngoài, tạo nên sự thống nhất và đồng thuận xã hội tạo động lực cho công cuộc đồi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc;

- Mở rộng quan hệ đối ngoại, thực hiện hội nhập quốc tế; tranh thủ tối đa sự đồng ›nh, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, khai thác mọi khả năng có thể hợp tác nhằm mục yêu xây dựng và phát triển đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam – nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước 2.2.2 Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của nhân dân lao động

Thực tế cho thấy, quyền lực chính trị của nhân dân hết sức phức tạp và đa dạng, và do đó, không phải lúc nào nhân dân cũng có thể thực hiện quyền lực của mình một cách trực tiếp và thường xuyên trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội Điều này đòi hỏi cần có các cơ quan thường trực, thay mặt nhân dân thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể Dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp là hai hình thức thể hiện quyền lực chính trị của nhân dân

Trang 7

Hình thức dân chủ đại diện được thể hiện chủ yếu thông qua hệ thống chính trị Hệ thống chính trị ở nước ta hiện nay là một chỉnh thể các tổ chức chính trị hợp hiến, hợp pháp của xã hội ta, được nhân dân tự nguyện ủy thác những quyền lực cụ thể, bao gồm: Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hợp pháp khác được thành lập, hoạt động trên cơ sở liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam Các thành tố này liên kết với nhau trong một hệ thống tổ chức, nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội; củng cố, xây dựng và phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa phù hợp với nguyện vọng và lợi ích của Nhân dân Điều này hoàn toàn đảm bảo Nhân dân là chủ thể thực sự của quyền lực, tự mình tổ chức và quản lý xã hội, quyết định nội dung hoạt động của hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa

Một cơ chế vận hành được xây dựng để đảm bảo rằng quyền lực chính trị thực sự thuộc về nhân dân, đó là: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, và nhân dân làm chủ Nhân dân ủy quyền quyền lực của mình cho Đảng, hoặc nói cách khác, Đảng được ủy quyền lãnh đạo đất nước từ nhân dân (điều này được quy định trong Hiến pháp) Đảng đảm nhiệm vai trò lãnh đạo thông qua các cương lĩnh, đường lối và cách thức làm việc, qua công tác tư tưởng và tổ chức cán bộ, công tác kiểm tra và giám sát, thể hiện vai trò tiên phong và làm gương cho các tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên

Nhà nước quản lý là việc Nhà nước thay mặt nhân dân quản lý và điều hành quá trình kinh tế - xã hội theo hướng mà Đảng đã đề ra Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước xây dựng hệ thống thể chế và môi trường pháp lý để cụ thể hóa quyền hạn, lợi ích và nghĩa vụ của nhân dân Nhà nước có đủ sức mạnh vật chất và tài nguyên để ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật chống lại chính quyền nhân dân, đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân thể hiện quyền lực chính trị của họ

Trang 8

Nhân dân làm chủ thể hiện qua hai mặt: tham gia vào các hoạt động chính trị và các tổ chức trong hệ thống chính trị Hệ thống chính trị phải phản ánh cơ cấu, thành phần và mục tiêu hoạt động của nó để phục vụ lợi ích chính đáng của nhân dân Trong đó, các tổ chức chính trị - xã hội đại diện cho các tầng lớp xã hội, nối kết giữa nhân dân với các cơ quan quyền lực của Đảng và Nhà nước Nhờ các tổ chức này, lợi ích cộng đồng được tổng hợp hài hòa, tạo cơ sở cho sự đoàn kết và củng cố mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân

Dân chủ trực tiếp là hình thức thể hiện sự tích cực và trực tiếp của vai trò làm chủ của nhân dân trong các quyết định quan trọng của quốc gia Dân chủ trực tiếp bao gồm ba yếu tố chính: quyền tự do bày tỏ ý kiến, việc bày tỏ ý kiến Thực tế từ cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay Nhân dân ta đã 15 lần tự do thực hiện quyền dân chủ trực tiếp với hình thức bầu cử Quốc hội với tỉ lệ cử tri bỏ phiếu những năm gần đây đều đạt gần 100%

2.2.3 Nội dung quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới

Trong lịch sử phong trào cách mạng và đấu tranh giành độc lập, tự do, nhân dân lao động luôn đóng vai trò trung tâm trong việc xác định và thể hiện quyền lực chính trị tại Việt Nam Đặc biệt, thời kỳ Đổi mới từ năm 1986 đã đánh dấu sự gia tăng của quyền lực chính trị của nhân dân lao động, mở ra một chương mới trong quá trình xây dựng và phát triển quốc gia

Trên lĩnh vực chính trị, quyền lực của nhân dân được bảo đảm trước hết bởi Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nơi dân chủ được thể hiện qua việc Nhà nước do dân bầu ra và được dân uỷ quyền quản lý, điều hành đất nước Đây không chỉ là nguyên tắc cơ bản mà còn là tôn chỉ quan trọng trong việc thực hiện quyền lực chính đáng của nhân dân Mỗi công dân đều có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cán bộ, công chức nhà nước Họ cũng tham gia vào công việc nhà nước, đóng góp ý kiến vào các vấn đề quan trọng của đất nước thông qua các phương tiện như trưng cầu ý dân và tham gia vào việc xây dựng Hiến pháp, pháp luật Điều này

Trang 9

thể hiện sự tương tác tích cực giữa người dân và chính phủ, đảm bảo quyền lực chính trị của họ được thể hiện và bảo vệ

Trên lĩnh vực kinh tế, quyền lực của nhân dân được bảo đảm thông qua thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Mọi người dân đều có quyền tham gia sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế dưới nhiều hình thức khác nhau như tư nhân và liên kết giữa các thành phần kinh tế Đây là sự thể hiện rõ ràng của quyền tự do kinh tế và quyền sở hữu tư nhân được bảo vệ bởi pháp luật Sự kết hợp giữa kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với quyền chủ động, sáng tạo của doanh nghiệp và người dân tạo nên sự cân bằng giữa quyền lực của Nhà nước và quyền tự do của cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế

Trên lĩnh vực xã hội, quyền con người và quyền được bảo vệ về mặt xã hội của mọi công dân được chú trọng Các chính sách xã hội rộng rãi được áp dụng để đảm bảo mọi người dân có điều kiện tiếp cận giáo dục, y tế, việc làm, bảo hiểm xã hội và an sinh xã hội Việc giải quyết dần sự khác biệt giữa các tầng lớp, giai cấp xã hội là mục tiêu quan trọng, đảm bảo mọi người thực sự tự do và hạnh phúc

Trên lĩnh vực văn hoá, quyền sáng tạo và tận hưởng giá trị văn hoá được tôn trọng và bảo vệ Nhà nước thúc đẩy việc bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa dân tộc, đồng thời tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới để làm phong phú, sống động nền văn hóa của đất nước Điều này tạo điều kiện cho mọi người dân nâng cao trình độ học vấn, thể hiện tính cách, thiện tâm, sáng tạo và phấn đấu cho sự phát triển xã hội tích cực

Sau 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới với sự dẫn dắt của Đảng - đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới: “"Qua 35 năm yến hành công cuộc đổi mới, 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, lý luận về đường lối đổi mới, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ

Trang 10

nghĩa xã hội ở nước ta ngày càng được hoàn thiện và từng bước được hiện thực hoá Chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn so với những năm trước đổi mới Với tất cả sự khiêm tốn, chúng ta vẫn có thể nói rằng: Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, Uềm lực, vị thế và uy hn quốc tế như ngày nay Những thành tựu đó là sản phẩm kết ynh sức sáng tạo, là kết quả của cả một quá trình nỗ lực phấn đấu bền bỉ, liên tục qua nhiều nhiệm kỳ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta; yếp tục khẳng định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của chúng ta là đúng đắn, phù hợp với quy luật khách quan, với thực yễn Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại; đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo; sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố hàng đầu quyết định mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Cương lĩnh chính trị của Đảng yếp tục là ngọn cờ tư tưởng, lý luận dẫn dắt dân tộc ta vững vàng yếp tục đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; là nền tảng để Đảng ta hoàn thiện đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn mới" (Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, tập I, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, trang 25 - 26)

Như vậy, thời kỳ đổi mới tại Việt Nam đã thể hiện sự xác lập và củng cố quyền lực chính trị của nhân dân trong mọi khía cạnh cuộc sống và đã đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước

2.2.4 Tăng cường quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ đổi mới Mặc dù quyền lực chính trị của nhân dân lao động trong thời kỳ Đổi mới đã được tăng cường, việc thúc đẩy quyền này đòi hỏi thực hiện đồng bộ một số biện pháp

Trước hết, quyền lực chính trị cần được kiểm soát chặt chẽ để không bị lạm dụng hoặc bị chi phối bởi các lợi ích cá nhân hay lợi ích nhóm

Kiểm soát quyền lực chính trị là yêu cầu mang Fnh tất yếu khách quan ở mọi thể chế chính trị - xã hội dân chủ Đây là một trong những phương thức chủ đạo nhằm bảo đảm các giá trị dân chủ của thể chế, bảo đảm quyền lực chính trị thuộc về nhân dân Kiểm soát quyền lực chính trị

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:08

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan