tl công tác cán bộ tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ

21 0 0
tl công tác cán bộ tư tưởng hồ chí minh về công tác cán bộ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong quá trình đó, mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức do tình hình trong nước và thế giới, nhưng với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, Người sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam, đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một Đảng cách mạng chân chính, bộ tham mưu sáng suốt và kiên cường của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng đã đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ một nước thuộc địa nửa phong kiến đã trở thành quốc gia độc lập, một Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam châu Á, Việt Nam đã trở thành ngọn cờ tiên phong, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi toàn thế giới Trong quá trình đó, mặc dù phải trải qua nhiều khó khăn, thách thức do tình hình trong nước và thế giới, nhưng với đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa cách mạng nước ta giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa chiến lược.

Để gìn giữ và phát huy những thắng lợi và thành tựu đã đạt được đó, Người luôn chú trọng vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên - những chiến sĩ tiên phong của cách mạng đã được Hồ Chí Minh khẳng định “là gốc của mọi công việc” và “công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, vì thế đã chiếm một vị trí hết sức quan trọng trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và là cơ sở để Đảng ta kế thừa, vận dụng, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ “đức”, “tài”, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp cách mạng.

Kế thừa và phát huy tư tưởng của Người, Đảng ta luôn chú trọng đến công tác cán bộ, coi đó là yếu tố quyết định đến sự thành bại của sự nghiệp cách mạng cả nước Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng (2011) cũng chỉ rõ: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ đồng bộ công tác cán bộ Thực hiện tốt chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đổi mới tư duy, cách làm, khắc phục những yếu kém trong từng khâu của công tác cán bộ Xây dựng và thực hiện nghiêm các cơ chế, chính sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; trọng dụng những người có đức, có tài Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Làm tốt công tác quy hoạch và tạo nguồn cán bộ, chú ý cán bộ trẻ, nữ, dân tộc thiểu số Đánh giá

Trang 2

và sử dụng đúng cán bộ trên cơ sở những tiêu chuẩn, quy trình đã được bổ sung, hoàn thiện lấy hiệu quả công tác thực tế và sự tín nhiệm của nhân dân làm thước đo chủ yếu.

Trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề cán bộ và công tác cán bộ vẫn còn những hạn chế, yếu kém như một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, kể cả một số cán bộ chủ chốt các cấp, thiếu ý thức tu dưỡng rèn luyện về phẩm chất đạo đức và năng lực, chạy theo chủ nghĩa cá nhân, không hoàn thành nhiệm vụ Công tác đánh giá, lựa chọn, sử dụng, quy hoạch, bồi dưỡng, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, chế độ, chính sách, kiểm tra, quản lý cán bộ ở một số đơn vị còn chưa thực sự hợp lý Điều đó đang cản trở việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở địa phương, gây bất bình và giảm lòng tin trong nhân dân Vì vậy, Đảng ta khẳng định phải xây dựng đội ngũ cán bộ, trước hết là cán bộ quản lý vững vàng về chính trị, gương mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức, năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân và đặc biệt cần phải thực hiện tốt công tác cán bộ để đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.

Trang 3

I TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁN BỘ

1 Khái niệm và vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng

1.1 Quan niệm về cán bộ

Cán bộ là yếu tố có tầm quan trọng quyết định đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng Đó là những người xây dựng, cụ thể hóa, phát triển và tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước “Cán bộ” có nhiều cách cách hiểu với phạm vi rộng hẹp và ở từng nước khác nhau Ở nước ta “cán bộ” được sử dụng phổ biến từ sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 Từ điển Tiếng Việt (1993) thì “Cán bộ” được hiểu là: 1 Người làm công tác có nghiệp vụ chuyên môn trong cơ quan nhà nước(như cán bộ nhà nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị); 2 Người làm công tác có chức vụ trong một cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người không có chức vụ.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu những tư tưởng cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ Trong quá trình truyền bá chủ nghĩa xã hội khoa học vào phong trào công nhân, C.Mác khẳng định: “Muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn”.

Kế thừa và phát triển chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin đặc biệt coi trọng đội ngũ “những nhà chính trị của giai cấp” thực sự của mình, những nhà chính trị vô sản và không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản” Trong tác

phẩm “Những nhiệm vụ bức thiết của phong trào chúng ta” V.I.Lênin chỉ rõ:

“Trong lịch sử, chưa hề có một giai cấp nào giành được quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh đạo chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi nói đến vấn đề cán bộ: “Cán bộ là tướng của đoàn thể”, “là gốc của mọi công việc” Theo Người, cán bộ là “nhịp cầu” nối liền Đảng, Chính phủ với nhân dân, là người đem chủ trương, chính sách của Đảng, của Nhà nước đến với dân, giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng” Chủ tịch Hồ Chí Minh còn đặt cán bộ vào vị trí có tính chất quyết định, “là cái dây chuyền của bộ máy Nếu dây

Trang 4

chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt” Với khái niệm như vậy, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, cán bộ là những người phục vụ cách mạng, phục vụ nhân dân.

1.2 Vai trò của người cán bộ

Lịch sử cho thấy rằng: Bất kỳ một chính Đảng của một giai cấp nào muốn giành và giữ chính quyền, điều trước tiên phải chăm lo giáo dục, rèn luyện cho được đội ngũ cán bộ vững mạnh, đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện thành công nhiệm vụ cách mạng của giai cấp mình Bởi vì cán bộ là rường cột của chế độ, là những chính trị gia chuyên nghiệp của giai cấp Lênin, người kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đã dặc biệt coi trọng việc giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ cách mạng chuyên nghiệp cho phong trào vô sản Đó là những cán bộ nòng cốt đầu tiên của Đảng Bôn-sê-vích Nga Khi Đảng có chính quyền, nhiều vấn đề thuộc nguyên tắc đặt ra buộc Đảng phải giải quyết hàng loạt lĩnh vực của đời sống xã hội Để lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng phải gấp rút lựa chọn giáo dục, đào tạo, rèn luyện được đội ngũ cán bộ đồng bộ cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới Lênin cho rằng: “Không một phong trào cách mạng nào mà lại vững chắc được nếu không có một tổ chức ổn định và duy trì được tính liên tục gồm những người lãnh đạo”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nung nấu một khát khao về đào tạo cán bộ Người nói: “Cứu nước và giải phóng dân tộc theo con đường cách mạng vô sản, theo tư tưởng của Lênin, không thể bằng ám sát cá nhân và bạo động non, cần phải huấn luyện cán bộ, tổ chức quần chúng Việc làm này không thể tiến hành trong chốc lát, mà đó là một quá trình nhiều chặng, nhiều bước, chặng trước là cơ sở của chặng sau, chặng sau là kết quả của chặng trước Khi bàn về vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh luôn đặt cán bộ trong sự tổng hòa các mối quan hệ đa chiều Hồ Chí Minh coi “cán bộ là gốc của mọi công việc” Người nói: “Cây thì phải có gốc, nếu không có gốc thì cây héo, sông phải có nguồn, không có nguồn thì sông cạn”, khi cây đã có gốc thì “gốc có vững cây mới bền” đó là căn cốt của sự trường tồn và phát triển, “vì vậy huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng’’ Hồ Chí Minh khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém”.

Trang 5

Cán bộ có vai trò như chiếc “cầu” giữa Đảng, Chính phủ với dân Vai trò đó đòi hỏi người cán bộ phải có tài và đức mới hoàn thành được nhiệm vụ Người viết: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy Nếu dây chuyền không tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt Cán bộ là người đem chính sách của Chính phủ, của đoàn thể thi hành trong dân, nếu cán bộ dở thì chính sách hay mấy cũng không thực hiện được” Người khẳng định: “Muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”.

Qua hơn hai mươi năm đổi mới, chúng ta đã đạt được những thành tựu to lớn, Đảng ta đã xây dựng chiến lược cán bộ Trong đó Đảng khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng đảng” Đội ngũ cán bộ có vai trò quan trọng, đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp, các ngành lại càng có vai trò quan trọng hơn Trong thực tế hiện nay địa phương nào, cơ quan, đơn vị nào, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ nêu trên, thì địa phương, đơn vị, cơ quan đó vững mạnh.

2 Quan điểm Hồ Chí Minh về tiêu chuẩn cán bộ

Người cán bộ phải đảm bảo các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực trí tuệ, khả năng đoàn kết, tập hợp quần chúng, lề lối làm việc, tác phong công tác và sức khỏe.

Để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng, Hồ Chí Minh không chỉ đánh giá cao vai trò cán bộ, mà Người còn đòi hỏi nhiều vấn đề hết sức nghiêm khắc ở người cán bộ như người cán bộ phải tự giác rèn luyện về mọi mặt, không ngừng nâng cao phẩm chất, năng lực để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng, xem đó là những tiêu chuẩn không thể thiếu trong xây dựng người cán bộ cách mạng Việt Nam Tiêu chuẩn người cán bộ cách mạng trong tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:

2.1 Người cán bộ phải có đạo đức cách mạng

Theo Hồ Chí Minh, đạo đức là nền tảng của người cán bộ cách mạng, cũng giống như gốc của cây, nguồn của sông Không có gốc thì cây héo, không có nguồn thì sông cạn Người cán bộ cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân.

Trang 6

Hồ Chí Minh cho rằng: “Làm cách mạng là để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới, là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành nhiệm vụ cách mạng vẻ vang”.

Trong tư duy lý luận và trong hoạt động thực tiễn, Hồ Chí Minh nhiều lần đề cập đến phẩm chất cơ bản của người cán bộ Đảng viên:

- Một là, trung với nước, hiếu với dân, suốt đời hy sinh vì độc lập, tựdo và chủ nghĩa xã hội.

- Hai là, tình yêu thương con người.

- Ba là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Bốn là giàu sang không quyến rũ, nghèo khó không chuyển lay, uy vũkhông thể khuất phục.

Những phẩm chất đạo đức này không thể thiếu đối với mỗi người cán bộ cách mạng Chúng hội tụ những nét cơ bản của cả năm đức: Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm Khi nói tới những phẩm chất đạo đức này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy gương cụ Huỳnh Thúc Kháng để làm rõ: “Cụ Huỳnh là người sang không làm xiêu lòng, nghèo khổ không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gai” Người còn nêu rõ: “Người ta ai cũng muốn ăn ngon mặc đẹp, nhưng muốn phải đúng thời đúng hoàn cảnh Trong lúc nhân dân ta còn thiếu thốn mà một người nào đó muốn riêng hưởng ăn ngon mặc đẹp, như vậy là không có đạo đức”.

Như vậy, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh đạo đức cách mạng là gốc, là tiêu chuẩn hàng đầu giúp cho cán bộ, đảng viên chống lại chủ nghĩa cá nhân, xây dựng một bản lĩnh chính trị vững vàng, thắng không kiêu, bại không nản, sẵn sàng tiến lên phía trước, vượt qua gian nan thử thách để giành lấy độc lập tự do cho dân tộc, đem lại hạnh phúc no ấm cho đồng bào.

2.2 Người cán bộ cách mạng phải có năng lực và trình độ công tác

Khi nói về tiêu chuẩn của người cán bộ cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến năng lực công tác, làm việc của cán bộ, Người gọi đó là “tài”, “chuyên” Bởi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Nếu “có

Trang 7

đức không có tài như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích được gì ai” Theo Hồ Chí Minh, người cán bộ có năng lực công tác, thì phải có trình độ nhất định về mặt văn hóa, về lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin; về chuyên môn ngành mình, lĩnh vực mình phụ trách; đồng thời phải có năng lực tổ chức thực hiện, vận động, tổ chức quần chúng nhân dân Có thế mới gánh vác được trách nhiệm của mình được giao Đặc biệt ở mỗi thời kỳ lịch sử cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lại yêu cầu càng cao về năng lực công tác của cán bộ.

Nói cách tổng quát, phẩm chất, đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực công tác là đức và tài Đức, tài không thể thiếu một mặt nào trong đó đức phải là gốc Giữa đức và tài, phẩm chất và năng lực có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa trong các phương pháp giáo dục, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong từng thời kỳ của cách mạng.

2.3 Người cán bộ phải có phong cách làm việc khoa học

Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

chỉ ra cho cán bộ, đảng viên những phong cách làm việc cần phải có đó là phong cách làm việc khoa học Phong cách làm việc khoa học của người cán bộ theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trước hết phải tiết kiệm thời gian, Người viết: “Giữ đúng thời gian là một tính tốt của người cán bộ cách mạng” Phải sắp xếp công việc hợp lý, làm việc gì phải làm đến nơi, đến chốn, có kiểm tra, kiểm soát cụ thể, từ đó rút kinh nghiệm cái gì cần phát huy, cái gì cần khắc phục Khi viết, khi nói phải luôn làm thế nào cho ai cũng hiểu, cũng nhớ và có thể làm, và bao giờ cũng tự hỏi “Ta viết cho ai xem, ta nói cho ai nghe”.

Phong cách làm việc khoa học của mỗi người cũng không tự nhiên mà có, mà để có được phong cách làm việc khoa học người cán bộ cũng phải cần học hỏi, rèn luyện, không ngừng tự phấn đấu Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại tấm gương sáng ngời, một phong cách làm việc khoa học hết sức mẫu mực cho các thế hệ cách mạng học tập noi theo.

II TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ

Trang 8

1 Khái niệm công tác cán bộ và vị trí của công tác cán bộ trong sựnghiệp cách mạng của Đảng

1.1 Quan niệm về công tác cán bộ

Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ được hình thành trên cơ sở vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào thực tiễn cách mạng nước ta Vì vậy, trước hết chúng ta cần khái quát những quan điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin về công tác cán bộ.

C.Mác và Ph Ăngghen là những người sáng lập ra học thuyết cách mạng và khoa học, những lãnh tụ kiệt xuất của phong trào công nhân quốc tế Hai ông là những người đặt nền móng cho vấn đề cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ cho giai cấp vô sản C.Mác đã chỉ rõ: “tư tưởng căn bản không thể thực hiện được gì hết Muốn thực hiện tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” Nghĩa là muốn cho tư tưởng, tri thức, lý luận được thực hiện, phải có tổ chức hoạt động thực tiễn, tổ chức con người lại với những phương tiện vật chất nhất định hành động theo đúng tư tưởng, trí tuệ, lý luận đó Vấn đề cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý được đặt ra chính là để đáp ứng yêu cầu đó Những quan điểm và hoạt động phong phú như trên là nền tảng vô cùng quan trọng trong công tác cán bộ của các chính đảng cách mạng sau này

V.I Lênin, nhà tổ chức thực tiễn thiên tài của giai cấp vô sản thế giới, đã hoạt động không mệt mỏi cho việc xây dựng “tổ chức những người cách mạng”, “không thua kém các nhà chính trị của giai cấp tư sản” để “làm đảo ngược nước Nga lên” bằng thắng lợi của cách mạng Tháng Mười vĩ đại.

Đối với Đảng Cộng sản, theo V.I.Lênin, phải thể hiện sự lãnh đạo của mình bằng đường lối chính trị, bộ máy tổ chức và bố trí đội ngũ cán bộ Sự lãnh đạo đó thông qua những con người cụ thể Người viết: “…sự lãnh đạo chính trị sẽ là gì chứ ? Ai lãnh đạo nếu không phải là những con người, lãnh đạo cách nào nếu không phải là phân phối lực lượng ” Trong sự nghiệp cách mạng của Đảng có nhiều nhiệm vụ, nhiều “công việc”, trong đó, cán bộ là “cái gốc” Nếu có cán bộ tốt, cán bộ ngang tầm thì việc xây dựng đường lối sẽ đúng đắn và là điều kiện tiên quyết để đưa sự nghiệp cách mạng đi đến thắng lợi Không có đội ngũ cán bộ tốt thì dù có đường lối, chính sách đúng cũng khó có thể biến thành hiện thực được Muốn biến đường lối thành hiện thực,

Trang 9

cần phải có con người sử dụng lực lượng thực tiễn - đó là đội ngũ cán bộ cách mạng và cùng với quần chúng cách mạng, bằng sự mẫn cảm của mình để đưa cách mạng đến thành công

Kế thừa những quan điểm và kinh nghiệm trong công tác cán bộ của chủ nghĩa Mác - Lênin và đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng ở nước ta, Hồ Chí

Minh đặc biệt quan tâm tới công tác cán bộ của Đảng Trong Phụ lục “Gửithanh niên An Nam” của cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”, Người cho

rằng: “ở Đông Dương chúng ta có đủ tất cả những cái mà một dân tộc có thể mong muốn… Nhưng chúng ta thiếu tổ chức và thiếu người tổ chức” Người đặc biệt yêu cầu Quốc tế cộng sản phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước thuộc địa trong việc đào tạo, huấn luyện và tổ chức lực lượng cách mạng.

Nói đến tổ chức là nói đến con người, muốn có tổ chức trước hết phải có con người tổ chức Trong những năm hai mươi của thế kỷ XX, các phương

tiện tuyên truyền mang đậm dấu ấn Nguyễn Ái Quốc như báo “Le Paria”(1922), “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), sách “Đường Kách mệnh”

(1927)… đã đề cập ở những mức độ khác nhau vị trí của công tác cán bộ Từ những năm hai mươi của thế kỷ XX, Người đã trực tiếp tổ chức đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ làm hạt giống đỏ cho cách mạng Việt Nam.

Đặc biệt trong quá trình cùng Đảng ta lãnh đạo sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, kháng chiến bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội,

công tác cán bộ được Người đề cập thường xuyên và nhất quán, từ “Sửa đổilối làm việc”(1947) đến “Thường thức chính trị”(1953) và cuối cùng là bản“Di chúc” (1969).

Vì vậy, khi nói đến công tác cán bộ không thể tách rời trách nhiệm của tổ chức và cá nhân người cán bộ Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ là sự đòi hỏi rèn luyện phấn đấu của từng cán bộ với tư cách là “chủ thể” Nhưng cán bộ là con người của tổ chức, luôn gắn với tổ chức Chất lượng của đội ngũ cán bộ còn là kết quả tổng hợp của tất cả các khâu lựa chọn, đào tạo, bồi dưỡng (huấn luyện), bố trí, sử dụng, đánh giá, cất nhắc, kiểm tra, phê bình… Đảng không làm tốt công tác cán bộ thì không đủ sức và không xứng đáng là người lãnh đạo cách mạng.

Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta không tìm thấy khái niệm công tác cán bộ hoàn chỉnh Nhưng Người đã cùng với Đảng hoạch định

Trang 10

đường lối, chính sách vừa có tính nguyên tắc, vừa có tính linh hoạt và đã trực

tiếp xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng Người coi công tác cán bộ là hoạtđộng của toàn Đảng, các cơ quan nhà nước và đoàn thể quần chúng màtrước hết là các cấp ủy Đảng; nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức - tài,đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của cách mạng, xứng đáng là lãnh đạo, là ngườiđầy tớ thật trung thành của nhân dân Đó là hệ thống những khâu, mắc xíchcó quan hệ chặt chẽ với nhau từ lựa chọn, huấn luyện, bố trí, sử dụng, cấtnhắc… đến các chính sách cán bộ.

1.2 Vị trí của công tác cán bộ trong sự nghiệp cách mạng của Đảng

Hồ Chí Minh xác định rõ vị trí của công tác cán bộ trong toàn bộ sự nghiệp cách mạng của Đảng Thực hiện tốt công tác cán bộ là một nội dung quan trọng của vấn đề xây dựng đảng, một phương thức lãnh đạo của Đảng, nhất là khi Đảng đã nắm chính quyền Hồ Chí Minh cho rằng: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”, nghĩa là công tác cán bộ có tốt, mọi công việc mới trôi chảy Vì vậy, “Đảng phải nuôi dạy cán bộ, như người làm vườn vun trồng cây cối quý báu Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng mỗi một người có ích cho công việc chung của chúng ta” Trong tất cả các giai đoạn phát triển cách mạng “vấn đề cán bộ là một vấn đề rất trọng yếu, rất cần kíp” Bản thân Người rất chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện cán bộ và để lại nhiều kinh nghiệm, nhiều bài học quý giá trong lĩnh vực này.

Công tác cán bộ phải gắn đường lối và nhiệm vụ chính trị, gắn với tổ chức và phong trào cách mạng của quần chúng Đồng thời, phải quán triệt và thực hiện tốt các quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng như sau:

Một là, phải nắm vững nguyên tắc: Đảng thống nhất lãnh đạo công tác

cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đồng thời phát huy trách nhiệm của các tổ chức thành viên trong tổ chức chính trị.

Hai là, phải giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của

Đảng trong công tác cán bộ Đây là vấn đề cơ bản, xuyên suốt, có tính nguyên tắc của Đảng ta trong công tác xây dựng đảng cũng như trong xây dựng đội ngũ cán bộ Giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân trong công tác cán bộ.

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:47

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan