1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nhận thức về quấy rối tình dục trên không gian mạng của sinh viên học viện báo chí và tuyên truyền trong giai đoạn hiện nay

117 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ BÀI TẬP LỚN MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TÊN ĐỀ TÀI: NHẬN THỨC VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VIỆN BÁO CHÍ

BÀI TẬP LỚN

MÔN: CÔNG CHÚNG BÁO CHÍ TRUYỀN THÔNG TÊN ĐỀ TÀI:

NHẬN THỨC VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ

TUYÊN TRUYỀN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Giảng viên ph trách: ụ TS Nguy n Th Tuy t Minhễ ị ế

Lớp: Biên t p Xu t b n K40 ậ ấ ả Nhóm th c hi n bài tự ệ ập: Nhóm 3

Nhóm trưởng nhóm 3: Nguyễn Phương Thùy Dương

Thành viên nhóm:

Trần Thị Ngọc Anh Nguyễn Th Thu HồngĐặng Gia Bách Nguyễn Th Khánh Huy n ị ề

Trịnh Linh Chi Nguyễn Th ị Ngọc Mai Nguyễn Phương Thùy Dương Vũ Thị Minh Thư

Nguyễn Th Thanh Hi n ị ề

Hà Nội, tháng 4 năm 2022

Trang 2

1.1 H ệ thống khái ni m có liên quan ệ 19

1.2 Lý thuy t áp d ng trong nghiên c u ếụứ 24

1.3 Quan điểm của Đảng và Nhà nước, các quy định v pháp ề luật liên quan đến vấn đề nghiên cứu 26

1.4 Mô t m u nghiên c u ả ẫứ 31

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 32

2.1 Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu và mẫu nghiên cứu 32

2.2 Th c tr ng nh n th c c a sinh viên H c vi n Báo chí - Tuyên ựạậứủọệtruyền về quấy r i tình d c trên không gian mốụạng trong giai đoạn

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Bảng thống kê về tuổi sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn………33 Bảng 2.2: Bảng khảo sát về giới tính sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn….34 Bảng 2.3: Bảng khảo sát về khối ngành của sinh viên tham gia trả lời phỏng vấn……….35 Bảng 3.1: Sinh viên đánh giá tần suất thấy những bài viết có chứa hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng ……….….51 Bảng 3.3: Tương quan giữa năm học với việc nhận diện đúng hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng ……….52 Bảng 3.6: Sinh viên đánh giá tần suất thấy những bài viết có chứa hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng ……… 55 Bảng 3.7.Tương quan giữa khối ngành v i vi c nh n biớ ệ ậ ết đúng hành vi quấy rối tình d c trên không gian mụ ạng … ……… 57 Bảng 3.8: Đánh giá mức độ hiệu quả của các hình thức tuyên truyền về vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng………64

Trang 4

DANH M C BIỤỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.4 Sinh viên định nghĩa về hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng ……….…37

Biểu đồ 2.5: Nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về định nghĩa quấy rối tình dục trên không gian mạng ……… 38

Biểu đồ 2.6: Nhận định của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền về - nguyên nhân dẫn đến quấy rối tình dục trên không gian mạng ……….… …41

Biểu đồ 2.7: Sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền đánh giá về mức độ - nghiêm trọng của quấy rối tình dục trên không gian mạng………… …… 42 Biểu đồ 2.8: Nhận định của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền về ảnh - hưởng của quấy rối tình dục trên không gian mạng tới nạn nhân……… 43

Biểu đồ 2.9: Nhận thức về ảnh hưởng của quấy rối tình dục trên không gian mạng tới xã hội của sinh viên Học viện Báo chí Tuyên truyền……… - 45 Biểu đồ 2.10: Ý kiến của sinh viên Học viện Báo chí - Tuyên truyền về giải pháp phòng tránh quấy rối tình dục trên không gian mạng……… 47

Biểu đồ 3.2: Tỉ lệ sinh viên K38 K41 trả lời đúng định nghĩa quấy rối tình dục -trên không gian mạng………51

Biểu đồ 3.4: Tỉ lệ sinh viên K38-K41 trả lời đúng 6/6 câu hỏi nhận diện hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng………53

Biểu đồ 3.5: Tỷ lệ sinh viên K38 K41 trả lời đúng từ 2/3 và 3/3 câu hỏi về mức -xử phạt hành vi quấy rối tình dục……… 54

Biểu đồ 3.7: Sinh viên tr lả ời đúng về định nghĩa quấy rối tình d c trên không ụ

Trang 5

1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết

Trong cuộc sống hiện nay, Internet đã trở nên quá quen thuộc và trở thành một phần quan trọng đối với con người Ở thời điểm hiện tại, hầu như ai cũng sở hữu ít nhất một thiết bị thông minh có thể kết nối Internet Nhờ đó con người có thể dễ dàng trò chuyện, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, cảm xúc của mình tới mọi người thông qua các diễn đàn, blog cá nhân, mạng xã hội, Sự phát triển quá nhanh và mạnh mẽ của các nền tảng kỹ thuật số, mạng xã hội đã làm phát sinh một số vấn đề tiêu cực, điển hình là quấy rối tình dục trên không gian mạng Quấy rối tình dục qua không gian mạng là hành vi quấy rối tình dục thông qua việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số Nó có thể diễn ra trên phương tiện mạng xã hội, nền tảng nhắn tin, nền tảng chơi game và điện thoại di động Những hành vi quấy rối tình dục này gây tổn hại trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân, khiến nạn nhân gia tăng cảm xúc tiêu cực, lo lắng bất an và có thể dẫn đến trầm cảm, thậm chí tự tử Điều khiến quấy rối tình dục với qua mạng trở nên khác biệt với quấy rối tình dục trực diện là đôi khi bạn sẽ không biết đối tượng đang quấy rối là ai bởi họ có thể tự ẩn danh trên không gian mạng Bất cứ ai dù là nữ giới hay nam giới đều có thể trở thành nạn nhân hoặc thủ phạm quấy rối tình dục

Trong những năm gần đây, không chỉ trên thế giới mà tại Việt Nam, quấy rối tình dục qua không gian mạng đã trở thành mối quan tâm của nhiều tổ chức cũng như các nhà nghiên cứu Tổ chức Plan International đấu tranh vì quyền lợi của trẻ em gái đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 14.000 thiếu nữ và phụ nữ trẻ độ tuổi từ 15 25 tuổi tại 22 quốc gia, trong đó có Brazil, Ấn Độ, Nigeria, - Tây Ban Nha, Thái Lan, Mỹ Kết quả khảo sát cho thấy cứ 5 thiếu nữ và phụ nữ trẻ thì có 1 người từ bỏ hoặc ngừng sử dụng một nền tảng truyền thông xã hội sau khi bị quấy rối, trong đó một số người cho biết bị quấy rối từ khi mới 8 tuổi

Trang 6

2

Theo khảo sát, các vụ tấn công phổ biến nhất là trên Facebook với 39% thiếu nữ được hỏi cho biết đã bị quấy rối, tiếp đến là Instagram (23%), WhatsApp (14%), Snapchat (10%), Twitter (9%) và TikTok (6%) Gần 50% thiếu nữ cho biết họ bị đe dọa bạo lực thể chất hoặc tình dục

Tình trạng quấy rối tình dục qua không gian mạng có sự khác nhau về mức độ, tính chất, cách thức biểu hiện cũng như nhận thức khác nhau khi đánh giá giữa các nhóm xã hội Số liệu thống kê của Việt Nam trong thời gian gần đây cho thấy tình trạng quấy rối tình dục trên không gian mạng có xu hướng gia tăng, nguy hiểm hơn và ngày càng biểu hiện tinh vi, phức tạp hơn Khảo sát của tiến sĩ Hoàng Tuấn Ngọc, Đại học Sư phạm TP HCM, với học sinh trung học cơ sở cho thấy có 7 nhóm vấn đề lớn mà học sinh gặp phải, đứng đầu là xâm hại trên môi trường mạng Hơn 30% số học sinh cho biết đã và đang gặp phải tình trạng này Theo báo cáo của Đường dây nóng Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, từ tháng 5 đến tháng 8/2021, trung bình mỗi tháng tiếp nhận khoảng 600 ca xâm hại và bạo lực, tăng gần 1,5 lần so với 3 tháng đầu năm Năm 2020, số cuộc gọi tư vấn chuyên sâu ở nội dung xâm hại, bạo lực chiếm hơn 47%, tăng 7,2% so với năm 2019 Các nạn nhân hiếm khi chia sẻ về việc bị quấy rối tình dục và né tránh vấn đề

Những con số nêu trên cho thấy hành vi quấy rối tình dục qua mạng đang dần trở nên phổ biến và để lại những hậu quả mà nó gây ra không kém so với quấy rối tình dục trực diện

Với tư cách là một chủ thể quan trọng tham gia vào quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, sinh viên là đối tượng nhạy bén, tiếp thu một cách nhanh chóng các tư tưởng tiến bộ và có khả năng tạo ra sức lan tỏa lớn Hơn nữa, khi sinh viên chiếm số lượng đông đảo trong kết cấu dân số thì làm tốt việc định hướng nhận thức sinh viên quấy rối tình dục qua mạng càng phải được chú trọng

Đặc biệt, với đối tượng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền - những người sau này sẽ công tác tại các cơ quan báo chí, truyền thông thì việc nhận thức về quấy rối tình dục qua mạng càng trở nên quan trọng và hết sức cần thiết

Trang 7

3

Nghiên cứu về nhận thức của sinh viên đối với vấn đề này nhằm nâng cao vai trò của sinh viên trong việc đẩy lùi hành vi quấy rối tình dục qua mạng, thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng công bằng, dân chủ, văn minh như Đảng Cộng sản Việt Nam xác định

Với ý nghĩa đó, nhóm chúng tôi lựa chọn vấn đề "Nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về quấy rối tình dục trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay" làm đề tài bài tập lớn kết thúc học phần Công chúng báo chí - truyền thông của mình

2 Tổng thuật tài liệu

2.1 Lý thuyết

Có rất nhiều những tài liệu, sách đã đề cập rõ ràng về những khái niệm xoay quanh chủ đề: “Nhận thức về hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng” mà nhóm đang tiến hành nghiên cứu:

- Trong cuốn sách chuyên khảo “Công chúng báo chí”, TS Lê Thu Hà đã đưa ra khái niệm về công chúng báo chí: “ Công chúng báo chí là đối tượng mà báo chí (bao gồm báo in, phát thành, truyền hình, báo mạng điện tử, báo chí di động) hướng vào để tác động, nhằm lôi kéo, thu phục họ vào phạm vi ảnh hưởng của mình Đồng thời, công chúng còn tương tác trở lại, tham gia vào quá trình sáng tạo tác phẩm – phát tán thông tin, giám sát, quyết định vai trò, vị thế xã hội của sản phẩm báo chí.” [5; Tr.9-10] Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra khái niệm khái quát nhất về nhu cầu: “ Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người; là đòi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển Tùy theo trình độ nhận thức, môi trường sống, những đặc điểm tâm sinh lý, mỗi người có những nhu cầu khác nhau.” [5; Tr.113]

- Với một cái nhìn toàn diện và cụ thể về khái niệm nhu cầu, TS Phạm Thị Thanh Tịnh trong cuốn “Công chúng báo chí” cũng đã đề cập đến khái niệm nhu cầu trên nhiều góc độ, quan điểm khác nhau: “Nhu cầu là những

Trang 8

4

đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của từng nhóm xã hội khác nhau hay của toàn bộ xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển” ; “Nhu cầu là sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết tột tập đoàn xã hội, của toàn bộ xã hội” [11; Tr.12]

- Theo Wikipedia - Bách khoa toàn thư mở: Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các qui trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lí luận, sự tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ Theo "Từ điển Bách khoa Việt Nam", nhận thức là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người, nhờ đó con người tư duy và không ngừng tiến đến gần khách thể Theo quan điểm triết học Mác Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá -trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn.[1] - Theo định nghĩa của tờ báo “Dự án Trẻ em thời đại số Châu Á – Thái Bình

Dương”, tên tiếng anh: Digital Kids Asia Pacific (DKAP) được hỗ trợ bởi -UNESCO và Korean Funds-in-Trust thì Quấy rối tình dục qua mạng được định nghĩa là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào (dù công khai hay riêng tư) Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục Cụ thể hơn, kẻ lạm dụng, chủ yếu thông qua các nền tảng mạng xã hội, sẽ tiếp cận, dụ dỗ, lôi kéo, thậm chí là ép buộc trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và lạm dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức 2.2 Th c nghi m ựệ

Hiện tượng quấy rối tình dục trên không gian mạng là một vấn đề đang rất phổ biến trong suốt nhiều năm đổ lại đây, chúng ta có quyền tự do, quyền được nói lên những quan điểm và nhận định cá nhân của mình Nhưng

Trang 9

5

điều đó không đồng nghĩa chúng ta có quyền công kích và xúc phạm, quấy rối người khác bằng lời nói Việc xuất hiện nhiều trang mạng xã hội và mức độ sử dụng mạng xã hội ngày càng cao thì không thể tránh khỏi những vấn đề xảy ra, quấy rối người khác, xúc phạm nhân phẩm danh dự người khác trên mạng xã hội ngày càng nhiều Vì vậy, đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu trong các công trình, đề tài khoa học, các sách chuyên khảo: - Bài viết “Quấy rối tình dục qua mạng: Những đứa trẻ bị đánh mất tuổi

thơ” đăng trên website của Dự án Trẻ em thời đại số Châu Á – Thái Bình Dương, tên tiếng anh: Digital Kids Asia Pacific (DKAP) được hỗ trợ bởi -UNESCO và Korean Funds-in-Trust năm 2020 đến nay

+ Tác giả đã đưa ra các khái niệm về quấy rối tình dục trên mạng, các số liệu về việc trẻ em hiện nay đang chiếm thị phần không nhỏ trong việc sử dụng xã hội

+ Đồng thời bài viết còn đưa ra số liệu thống kê rất nhiều trẻ em và trẻ vị thành niên ở Việt Nam tin rằng các em có nguy cơ bị xâm hại tình dục hoặc bị lợi dụng trên mạng

+ Và bài viết đưa ra các nguyên nhân, hậu quả của việc trẻ em bị quấy rối tình dục trên mạng Nhấn mạnh các giải pháp để tránh trường hợp gặp phải những kẻ có tâm hồn thối rữa ấy

- Bài viết “Nhức nhối nạn quấy rối tình dục trên mạng” được đăng trên tờ báo “Công an nhân dân trong” đăng vào năm 2020

+ Bài viết đã chỉ ra những hình thức của quấy rối tình dục trên không gian mạng: Bằng hình ảnh, âm thanh, lời nói, bình luận trên các trang mạng xã hội

+ Liên hệ với các nạn nhân của quấy rối tình dục trên mạng, thấy được tâm trạng sốc, đau lòng, trầm cảm khi gặp phải những kẻ biến thái

+ Và cuối cùng là lời kêu gọi mỗi chúng ta phải đứng lên đấu tranh bảo vệ những nạn nhân bị quấy rối, đồng thời bắt những kẻ biến thái ấy ra cho pháp luật xử lý

Trang 10

6

- Trong bài nghiên cứu về “Nhận thức của nữ sinh viên các trường đại học tại thành phố Đà Nẵng về quấy rối tình dục”, tác giả Lê Thị Lâm đã chỉ ra:

+ Nghiên cứu khảo sát 618 nữ sinh viên tại 5 trường Đại học trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng Công cụ thu thập dữ liệu là bảng hỏi tự điền các câu hỏi đóng và mở để đánh giá hiểu biết của nữ sinh viên về quấy rối tình dục

+ Dữ liệu được xử lí bằng phần mềm SPSS 22.0 Kết quả cho thấy, khả năng nhận diện các tình huống quấy rối tình dục của nữ sinh vẫn còn chưa thật sự chính xác hoặc còn nhầm lẫn trong một số tình huống Nữ sinh nhận diện tốt những tình huống quấy rối tình dục có tính đụng chạm về mặt cơ thể, dễ quan sát và đo đếm được Các tình huống quấy rối tình dục thông qua lời nói, hoặc cử chỉ phi ngôn ngữ, quấy rối tình dục trực tuyến có thể bị nhầm lẫn với trêu đùa, tán tỉnh

+ Trong hiểu biết của nữ sinh, nơi làm thêm, các địa điểm, phương tiện công cộng, đặc biệt các đoạn đường vắng, thiếu đèn đường, ở nhà trọ, khu dân cư có an ninh không đảm bảo dường như là những nơi có nguy cơ nhiều nhất xảy ra quấy rối tình dục nữ sinh; Người mắc bệnh tình dục (ấu dâm, phô dâm, ), người lạ và người khác giới là đối tượng có nguy cơ cao gây ra quấy rối tình dục

- Nghiên cứu về “Quấy rối tình dục và phòng chống quấy rối tình dục trong trường đại học”, tác giả Ngô Thùy Dung của Tạp chí khoa học giao thông vận tải đã nhấn mạnh:

+ Quấy rối tình dục là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm rất lớn của xã hội đặc biệt khi nạn nhân của hành vi này là trẻ em, học sinh - sinh viên Theo quan niệm của xã hội Việt Nam, tình dục là vấn đề tế nhị, nhạy cảm nên việc giảng dạy những kỹ năng cơ bản hay kiến thức về sức khỏe sinh sản, tình dục trong gia đình, nhà trường vẫn chưa thực sự được chú trọng

Trang 11

7

+ Nhiều nạn nhân khi bị quấy rối tình dục mà không biết hoặc không dám tiết lộ, công khai khiến tình trạng quấy rối tình dục ngày một gia tăng với tính chất và mức độ ngày một nghiêm trọng hơn Môi trường giáo dục đại học với nhiều ưu điểm song cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bị quấy rối tình dục đối với sinh viên Do vậy, để phòng chống quấy rối tình dục nhà trường cần trang bị kiến thức cho sinh viên về quấy rối tình dục và kỹ năng phòng chống quấy rối tình dục

- Bài viết “Cyber Bullying – Sự ẩn nấp của kẻ giết người Kiến nghị ban hành luật để bảo vệ người dùng mạng xã hội tại Việt Nam” của Nguyễn Lê Bảo Châu đăng trên fanpage Câu lạc bộ Nghiên cứu và Tư vấn Pháp luật (LRAC) là Clb học thuật trực thuộc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khoa Luật Kinh tế, Trường ĐH Kinh tế – Luật, ĐHQG TP HCM.

+ Tác giả đã chỉ ra khảo sát về nạn bạo lực mạng đã xảy ra bằng nhiều hình thức khác nhau như đe dọa tấn công, có những lời lẽ quấy rối trên mạng, đặc biệt việc bắt nạt trực tuyến xảy ra ở giới trẻ những người sử dụng - mạng xã hội nhiều Tại Việt Nam, theo một khảo sát được về bắt nạt qua mạng với quy mô 1609 học sinh trung học phổ thông thuộc 6 trường tại Hà Nội, Thừa Thiên – Huế và Cần Thơ Nghiên cứu điều tra cắt ngang, sử dụng có cập nhật, điều chỉnh thang đo của Putchin và Hinduja về bắt nạt qua mạng; cô lập xã hội (social isolation), thời gian chơi game online Số liệu thu được thông qua bộ câu hỏi tự điền khuyết danh Tỷ lệ học sinh bị bắt nạt qua mạng trong 30 ngày trước thời điểm nghiên cứu là 13,5% Học sinh nam có xu hướng bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nữ Học sinh ở thành phố trải nghiệm bị bắt nạt qua mạng nhiều hơn học sinh nông thôn Học sinh được bạn bè yêu mến hơn có xu hướng ít bị bắt nạt hơn học sinh ít được yêu mến Học sinh dành nhiều thời gian chơi game online cũng bị bắt nạt nhiều hơn các học sinh khác

+ Đồng thời bài viết còn đưa ra lời kiến nghị ban hành luật bảo vệ người dùng mạng xã hội những quy định, biện pháp và chế tài dành cho việc bắt

Trang 12

8

nạt qua mạng dường như chưa rõ ràng Điều đó càng cho thấy sự quan trọng của việc ban hành về Luật bảo vệ người dùng mạng xã hội, đặc biệt đối với học sinh, sinh viên – những đối tượng chưa được vững vàng về mặt tâm lý, chưa đủ kĩ năng đối phó với khó khăn xảy ra với bản thân cũng như chưa ý thức được về ảnh hưởng của những lời nói, hành vi của mình có thể gây tổn thương cho người khác

- Hội thảo “N ng cao chất lư ng h tr c c vá ụ việc qu y r i v b o lấ ố à ạ ực tình dục” do trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ n và Vị th nh niên (CSAGA) kết hợp cùng với khoa Xã hội ữ à học và Phát triển Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tổ chức.- + Cung c p thấ ông tin chung về thực trạng v sà ự cần thiết c a vi c phủ ệ òng

ngừa và ng phứ ó v i Qu y r i t nh d c trong trớ ấ ố ì ụ ường đạ ọi h c tr n to n cê à ầu và ở Việt Nam d a tr n k t qu c a nghi n cự ê ế ả ủ ê ứu đầu v o à

+ Những thông tin liên quan đến chính sách, pháp luật phòng chống Quấy rối t nh dì ục đố ới v i ph n v t i trụ ữ à ạ ường đạ ọi h c c a Vi t Nam Xủ ệ ác định vai tr v s ò à ự phối h p c a c c b n li n quan trong ph ng ng a v ợ ủ á ê ê ò ừ à ứng phó với qu y r i v b o l c t nh d c t i tr ng hấ ố à ạ ự ì ụ ạ ườ ọc.

- Tọa đàm “Nam giới đối mặt với quấy rối tình dục trực tuyến” do Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng Khoa học về Giới Gia đình Phụ nữ và Vị - - thành viên (CSAGA) cùng các đối tác, đồng hành cùng dự án “Nam giới vượt lên định kiến” của CLB Nam sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức

+ Hội thảo góp phần nâng cao nhận thức trong học sinh, sinh viên về vấn đề quấy rối tình dục trực tuyến ở trường đại học, có cách bảo vệ bản thân mình và những người xung quanh về vấn đề này

+ Cung cấp thông tin và lắng nghe, thu thập kiến nghị của sinh viên về sự cần thiết đưa ra các quy định ngừng quấy rối tình dục tại giảng đường Thúc đẩy mối quan tâm của giới trẻ, đặc biệt là nam giới đối với vấn đề quấy rối tình dục

Trang 13

9

+ Lan tỏa những thông điệp về Giới trong học sinh, sinh viên, đặc biệt là nam giới những người bị cho là đối tượng nhiều nhất thực hiện hành vi - quấy rối trên mạng Họ sẽ nhìn nhận và xử lý vấn đề này ra sao? Tọa đàm này được thực hiện để tìm câu trả lời cho câu hỏi đó!

- Báo c o cá ủa Ofsted - cơ quan chịu trách nhiệm thanh tra và quản lý chất lư ng toàn bộ cơ sở giáo dục của Anh về tình trạng Học sinh - Sinh viên Anh đối mặt với vấn nạn quấy rối tình dục trực tuyến năm 2016 + Báo c o c a Ofsted dá ủ ựa trên l i th ờ ú nhận của hơn 900 trẻ em tại 32 trường

học v à cao đng Trong b o c o, Ofsted cho bi t c c em nh và thanh thiá á ế á ỏ ếu niên đã phàn nàn rằng tình trạng quấy rối tình dục xảy ra thường xuyên đến mức vấn nạn này đã trở thành "chuyện thường ngày" Báo cáo nhấn mạnh một số hình thức quấy rối tình dục và lạm dụng tình dục trực tuyến đã trở nên bình thường hóa đối với trẻ em đến mức các em không nhận thức được tầm quan tr ng c a vi c b o c o hay t m s ọ ủ ệ á á ì ự giúp đỡ

+ Báo c o cho biá ết gần 90% trẻ em gái và gần 50% trẻ em trai đã chia s cẻ ác em hoặc bạn bè thường xuyên nhận được những bức ảnh và video khiêu dâm không mong muốn Có 92% tr em gẻ ái được phỏng v n cho bi t phấ ế ải đối mặt với nh ng t ng tục tĩu, phân bi t gi i t nh Nh ng h nh vi n y ữ ừ ữ ệ ớ í ữ à à bao g m viồ ệc chia sẻ các video và tranh ảnh khiêu dâm trên các phương tiện truyền thông xã hội như Snapchat Bất ch p mấ ức độ nghiêm trọng của vấn đề, các hiệu trưởng và giáo viên "luôn đánh giá thấp mức độ phổ biến của thực trạng lạm dụng tình dục trực tuyến".

+ Ofsted khuyến ngh cị ác trường h c nên lọ ồng ghép c c cu c thá ộ ảo lu n v ậ ề những vấn đề trên trong các b i học gi o dục về ớ íà á gi i t nh Tuy nhiên, Ofsted thừa nhận việc trẻ em tiếp xúc với những tranh ảnh khiêu dâm là "một vấn đề rộng lớn hơn nhiều so với điều m à các trường học có thể giải quyết", đồng thời kêu gọi chính phủ tập trung vào việc bảo vệ trẻ em trong Dự luật An toàn trực tuyến

-

Trang 14

10

=> Với những khía cạnh khác nhau, các bài viết, công trình đều đã đi sâu vào nghiên cứu về quấy rối tình dục trên không gian mạng Dựa trên những tham khảo của các tác giả, đề tài "NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN VỀ QUẤY RỐI TÌNH DỤC TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY” sẽ tiếp thu, kế thừa, nghiên cứu về vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng dựa trên nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền

3 Mục đích nhiệm vụ nghiên cứu - - Mục đích nghiên cứu:

+ Tìm hiểu nhận thức về vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền + Tìm hiểu mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của sinh viên

với thực trạng quấy rối tình dục trên mạng

+ Đề xuất các giải pháp nhằm ngăn chặn hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng để hướng tới môi trường lành mạnh, an toàn

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài và làm rõ hệ thống khái niệm cơ bản về vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng

+ Khảo sát thực trạng nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về quấy rối tình dục trên mạng với các nội dung: Nhận thức về khái niệm, về hình thức, về hành vi, về nguyên nhân, về hậu quả, về yếu tố tác động và tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của vấn đề nghiên cứu

+ Đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm giảm thiểu, ngăn chặn hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng

Trang 15

11

4 Đối tượng Khách thể nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu- -

- Đối tượng nghiên cứu: Nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về quấy rối tình dục trên không gian mạng

- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền - Đối tượng khảo sát: Sinh viên đang theo học tại HVBCVTT - Phạm vi nghiên cứu:

o Thời gian: Từ ngày 23/3/2022 - 30/3/2022

o Phạm vi không gian: Trên không gian mạng: các trang mạng xã hội o Phạm vi quy mô nội dung: Quấy rối tình dục trên không gian mạng

5 Giả thuyết nghiên cứu - Giả thuy t mô tế ả:

Phần lớn sinh viên tại Học viện Báo chí và tuyên truyền có nhận thức về quấy rối tình dục trên không gian mạng

Phương tiện chính để tiếp nhận thông tin là môi trường học tập và các kênh thông tin trực tuyến – mạng Internet.

Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự nhận thức của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là khối ngành – Lý luận và Nghiệp vụ

- Giả thuyết giải thích:

Biến số độc lập: Khối ngành học tại trường Biến số phụ thuộc: Hành vi tiếp nhận thông tin

Giả thuyết 1: Sinh viên khối ngành Nghiệp vụ Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhận thức về hành vi quấy rối tình dục cao hơn do yêu cầu nắm bắt, cập nhật thông tin xã hội

Giả thuyết 2: Sinh viên khối ngành Lý luận Học viện Báo chí và Tuyên truyền có nhận thức về hành vi quấy rối tình dục cao hơn do được học tập, trang bị hệ thống tri thức lý luận đúng đắn

Trang 16

12

6 Khung lý thuyết

Giải thích khung lý thuyết

Các biến số độc lập: Là các chỉ báo về khối học, khóa học, giới tính của mẫu điều tra (sinh viên HVBCTT)

Các biến số phụ thuộc: Là các chỉ báo về hành vi tiếp nhận thông tin về tình trạng quấy rối tình dục trên không gian mạng (mức độ nhận thức, quan tâm, tìm hiểu) của sinh viên HVBCTT Từ các chỉ báo này, tìm ra nét chung nhất trong nhóm đối tượng khảo sát, tức mối quan hệ của nhận thức với thái độ và hành vi của sinh viên

Các biến số can thiệp: Các biến số về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ảnh hưởng đến tiếp nhận của công chúng; Tác động của báo chí truyền

thông, mạng xã hội, với sinh viên

Trang 17

13 7 Chỉ báo thang đo -

7.1 Chỉ báo

7.1.1 Nh n di n qu r i tình d c trên không gian m ng ậ ệ ấ ố ụ ạ

- Quấy rối tình dục: Quấy rối tình dục bao gồm các cử chỉ, hành vi khiến đối phương cảm thấy khó chịu về mặt tâm lý và tình dục như việc nam giới nhìn chằm chằm, cố ý để lộ các bộ phận sinh dục, huýt sáo trêu ghẹo, bình phẩm về hình thức bên ngoài hay ve vãn, tán tỉnh bằng các tin nhắn gợi dục

- Không gian mạng: Không gian mạng là mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng internet, mạng máy tính, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian

- Quấy rối tình dục trên không gian mạng: Quấy rối tình dục qua mạng được định nghĩa là hành vi tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên bất kỳ nền tảng kỹ thuật số nào (dù công khai hay riêng tư) Đây được công nhận là một hình thức của bạo lực tình dục

7.1.2 Các hình thức của quấy rối tình dục trên không gian mạng - Bằng hình ảnh nhạy cảm, có ý châm chọc

- Bằng những bài đăng có ngôn từ xúc phạm, thiếu tế nhị - Bằng những cuộc gọi quấy rối, làm phiền

- Bằng âm thanh có ý nghĩa thô tục - Bằng những tin nhắn không phù hợp

7.1.3 Nguyên nh n của quấy rối tình dục trên không gian mạng

- Một là do nhận thức còn quá sơ sài, không đầy đủ của xã hội về tình trạng quấy rối vấn đề tình dục Nhiều người quan niệm rằng, chỉ khi nào có hành vi ôm, hôn, sờ soạng hoặc hiếp dâm thì mới gọi là quấy rối,…

Trang 18

14

- Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ truyền thống văn hóa có nhiều yếu tố lạc hậu, tiêu cực, nhận thức sai lệch,… Đó chính là tư tưởng trọng nam, khinh nữ Người phụ nữ thường giấu kín, ngại công khai sự việc khi mình bị quấy rối Đồng thời, họ không dám phản kháng hoặc tố cáo đối tượng - Nguyên nhân thứ ba: sự bất cập của pháp luật và chế tài chưa thật sự hiệu quả trong ngăn chặn và xử phạt vi phạm Số tiền xử phạt hành chính cho tội quấy rối vẫn chưa cao Chính vì vậy, nhiều người xem thường luật pháp và vẫn thường xuyên thực hiện hành vi quấy rối

- Sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội và các nền tảng giao lưu trực tuyến khiến con người ngày càng dễ dàng giao lưu với nhau Vì vậy, những hành động quấy rối tình dục trên không gian mạng trở nên phổ biến và phức tạp khi có thêm hình thức ẩn danh

7.1.4 Hậu quả của quấy rối tình dục trên không gian mạng

- Tới nạn nhân:

+ Gây ra tâm trạng bất an, lo lắng, xấu hổ, tức giận, dẫn nạn nhân tới tâm lý tự trách

+ Khiến cho nạn nhân ngại tiếp xúc, đề phòng với tất cả mọi người + Khiến cho nạn nhân hình thành tâm lý xấu, muốn trả thù, vi phạm pháp

luật

- Tới xã hội:

+ Ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế + Gây ảnh hưởng đến môi trường sống + Gia tăng các căn bệnh, vấn đề về tâm lý + Làm suy giảm các giá trị đạo đức

7.2 Xây dựng thang đo - Thang đo định danh:

+ Phân biệt giới tính (nam/nữ) + Phân biệt các khóa (K38/39/40/41)

+ Phân biệt các khối ngành (lý luận/nghiệp vụ)

Trang 19

15

- Thang đo thứ bậc:

+ Tự đánh giá sự hiểu biết của bạn về hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng?

+ Bạn có thường xuyên thấy những bài viết có chứa hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng không?

- Thang đo khoảng:

+ Hãy cho biết mức độ đồng ý với quan điểm dưới đây theo thang điểm các từ 1 đến 5

+ Đánh giá mức độ của bạn về các hoạt động

8 Phương pháp nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu và hoàn thiện đề tài, chúng tôi sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp dùng bảng hỏi Anket, phương pháp thu thập thông tin

8.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Mục đích: Thu thập những thông tin về cơ sở lý thuyết về “quấy rối tình dục trên không gian mạng”, tham khảo những nghiên cứu đi trước nhằm phát triển đề tài nghiên cứu của bản thân, thu thập các số liệu thống kê về tỷ lệ quấy rối trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay

Thu thập thông tin tài liệu ở: Các thư viện; thư viện Học viện Báo chí và Tuyên truyền; cửa hàng sách, bài nghiên cứu về quấy rối tình dục trên không mạng đã được công bố; trên số liệu sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền và trên các trang mạng như: dantri.com, unicef.org…

8.2 Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Anket

Phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi Anket được sử dụng để có cơ sở lượng hóa hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng diễn ra với biểu hiện, hành động, địa điểm…các biện pháp phòng chống quấy rối tình dục trên không gian mạng đã và đang được triển khai như thế nào

Trang 20

16

Bảng hỏi gồm cả những câu hỏi đóng và một số câu hỏi mở nhằm tìm hiểu quan niệm của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về các khía cạnh như hiểu biết về quấy rối tình dục trên không gian mạng, các cách thức quấy rối tình dục, đối tượng bị quấy rối tình dục cũng như hậu quả về vấn đề quấy rối tình dục

trên không gian mạng

8.3 Phương pháp thu nhập thông tin

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp phỏng vấn bằng bảng hỏi các câu hỏi định lượng tới 280 sinh viên tại Học viện báo chí và Tuyên truyền

Những phân tích về nhận thức của họ về quấy rối tình dục trên không gian mạng trong giai đoạn hiện nay sẽ được liên kết với tuổi, khoa, mức độ nhận biết thông tin của người trả lời

Nghiên cứu này cũng sử dụng thêm dữ liệu định tính thông qua một số trường hợp và một số nội dung định tính trong bảng hỏi

9 Mô tả mẫu khảo sát

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp dùng bảng hỏi anket (điều tra bằng bảng hỏi):

- Mẫu khảo sát bao gồm sinh viên hiện đang học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Sinh viên học viện Báo chí và tuyên truyền là những người trẻ sống trong thời đại 4.0 có cơ hội tiếp xúc nhiều với những nền tảng mạng xã hội hiện nay Vậy nên, khảo sát sinh viên là điều kiện tiên quyết hàng đầu để thu thập thông tin cho đề tài này

- Mẫu khảo sát được thống kê theo độ tuổi, giới tính, theo khối ngành học: khối nghiệp vụ và khối lý luận để khảo sát nhận thức của sinh viên về quấy rối tình dục trên không gian mạng Từ khảo sát, có thể lập ra các biểu bảng quan trọng để phục vụ cho kết quả điều tra

Trang 21

17

- Chúng tôi dự định sẽ thực hiện khảo sát 250 sinh viên của học viện dưới hình thức khảo sát online (gián tiếp) thông qua biểu mẫu

10 Ý nghĩa nghiên cứu ❖

❖ Ý nghĩa lý luận của đề tài

Đề tài góp phần củng cố và hệ thống quy mô về nhận thức của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền về vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng hiện nay Xuất phát từ việc nắm bắt các đặc điểm, khảo sát và định ra được những khả năng tiếp nhận những hành vi quấy rối tình dục trên không gian mạng của công chúng, cụ thể là sinh viên học viện Báo chí và Tuyên Truyền Vận dụng các kiến thức đại cương xã hội học, lý thuyết về xã hội học và chí học để giải quyết các vấn đề nghiên cứu Qua đó, tổng kết những kinh nghiệm, tìm kiếm những giải pháp góp phần nâng cao nhận thức của sinh viên học viện báo chí với vấn đề quấy rối tình dục trên mạng hiện nay

❖ Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Đề tài đã thành công góp phần nhỏ trong việc khảo sát nhận thức của sinh viên học viện Báo chí và Tuyên truyền với vấn đề quấy rối tình dục trên không gian mạng Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo cho các phóng viên, biên tập viên, sinh viên các ngành truyền thông đại chúng, xuất bản,…khi quan tâm tới công chúng về vấn đề bạo lực mạng Đồng thời đề tài là nguồn tài liệu cho các cơ quan báo chí, các cơ quan lãnh đạo, quản lý, nhất là công tác tư tırởng trong việc xây dựng tổ chức nội dung tuyên truyền, xây dựng phương thức đáp ứng tốt cho người dân Đặc biệt là giới trẻ hiện nay khi công nghệ đang càng ngày càng phát triển

Trang 22

18

11 Kết cấu nội dung báo cáo dự kiến

Để ế ti n hành nghiên c u, chúng tôi xây d ng k t cứ ự ế ấu đề tài bao gồm có 3 phần chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn nh n th c v ậ ứ ề quấ ối y r tình d c trên không ụ gian mạng trong giai đoạn hiện nay

Chương 2: Thực trạng về nhận thức quấy rối tình d c trên không gian mụ ạng của sinh viên H c vi n Báo chí và Tuyên truyọ ệ ền trong giai đoạn hiện nay Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về quấy rối tình dục trên không gian m ng cạ ủa sinh viên H c vi n Báo chí và Tuyên truy n trong giai ọ ệ ề đoạn hi n nay ệ

Trang 23

19

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NGHIÊN CỨU 1.1 Hệ thống khái niệm có liên quan

1.1.1 Khái niệm nhận thức

Nhận thức có lẽ là một vấn đề khiến cho các nhà nghiên cứu phải tốn rất nhiều giấy mực và tâm sức Đồng thời đây cũng là một phạm trù, một hiện tượng đa dạng và phức tạp

- Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin: “Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người, có tính tích cực, năng động, sáng tạo, trên cơ sở thực tiễn” - Và theo Từ điển tiếng Anh thì nhận thức là Cognition, được định nghĩa là một hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức thông qua tư duy suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan

- Trong lĩnh vực tâm lý học thì nhận thức đơn giản được hiểu là quá trình xử lý thông tin của tâm trí con người bằng việc tham gia hay người điều hành hoặc của bộ não

Mỗi một lĩnh vực sẽ có một cách định nghĩa riêng nhưng nhìn chung thì nhận thức đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của con người Nó giúp cho chúng ta hiểu được đâu là đúng, đâu là sai, hiểu được cái chung và cái riêng, hiện tượng và bản chất của đối tượng Đồng thời từ việc có nhận thức đúng đắn về một sự vật, sự việc, hiện tượng sẽ cung cấp một khối lượng tri thức toàn diện cũng như tích lũy được các bài học kinh nghiệm đáng giá

1.1.2 Khái niệm quấy rối tình dục

Trang 24

20

Việc nhận thức được rõ ràng về quấy rối tình dục trong đời sống hiện nay và một nhiệm vụ vô cùng cấp thiết Quấy rối tình dục là một vấn đề nhạy cảm và được xem là một vấn nạn nổi cộm của toàn xã hội

- Đây là những hành vi mang tính chất tình dục, gây nên ảnh hưởng tùy theo mức độ đối với nhân phẩm của một cá nhân nào đó Các hành vi đó bao gồm mang thai, sinh con và các tình trạng y tế khác Hành vi quấy rối tình dục có thể được thực hiện thông lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp Tuy nhiên khi những hành vi này biến tướng sẽ trở thành quấy rối về mặt thể xác như cưỡng hôn hay cố ý động chạm cơ thể của nạn nhân

- Hình thức thể hiện hành vi quấy rối xét thấy là hành vi trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối

1.1.3 Ph n loại quấy rối tình dục

Hành vi quấy rối tình dục được pháp luật phân chia thành các hình thức sau:

- Hành vi mang tính thể chất: hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động trực tiếp vào cơ thể mang tính chất tình dục hoặc gợi ý tình dục

- Hành vi quấy rối tình dục thông qua lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp với nội dung tính dục hoặc gợi tình dục Hình thức này còn bao gồm cả những lời đề nghị và yêu cầu không mong muốn hay những đề nghị đi chơi mang tính cá nhân liên tục trong một khoảng thời gian dài

- Hành vi quấy rối tình dục phi lời nói bằng ngôn ngữ cơ thể, miêu tả trực quan về tình dục Bên cạnh đó những hành vi như phô bày các tài liệu khiêu dâm,

Trang 25

21

hình ảnh, thư điện tử hay các tin nhắn liên quan đến tình dục cũng có thể được xếp vào hình thức quấy rối này.

1.1.4 Khái niệm về không gian mạng

Theo như quy định tại Khoản 3 Điều 2 Luật An ninh mạng năm 2018, thuật ngữ không gian mạng được định nghĩa là “mạng lưới kết nối của cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, bao gồm mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu; là nơi con người thực hiện các hành vi xã hội không bị giới hạn bởi không gian và thời gian”

1.1.5 Khái niệm quấy rối tình dục trên không gian mạng

Quấy rối tình dục trên không gian mạng chính là một trong những hình thức của hành vi sai trái này Không gian mạng được ví như “mảnh đất phù sa màu mỡ” cho những tên “yêu râu xanh” thực hiện hành vi quấy rối tình dục Nó được định nghĩa là những hành vi quấy rối tình dục có tác động tiêu cực đối với nạn nhân trên nền tảng kỹ thuật số Kẻ thực hiện hành vi đồi bại này sẽ lợi dụng các nền tảng mạng xã hội để tiếp cận, lôi kéo, dụ dỗ hay thậm chí là ép buộc nạn nhân tham gia vào các hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tình dục Công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng cùng với những bất cập trong công tác quản lý các trang mạng xã hội chính là một trong những chất xúc tác dẫn đến tình trạng quấy rối tình dục trên không gian mạng có xu hướng tăng lên nhưng các trường hợp được xử lý thì rất ít

Tổng quan, quấy rối tình dục trên không gian mạng là hành vi quấy rối tình dục thông qua việc sử dụng công nghệ kỹ thuật số mà không được đối phương chấp nhận hay có nhu cầu mong muốn

1.1.6 Nguyên nh n dẫn đến quấy rối tình dục trên không gian mạng

Trang 26

22

- Xuất phát từ quan niệm lạc hậu “Làm hoa cho người ta hái, làm gái cho người ta thêu” Mặc dù xã hội đã phát triển đến trình độ văn minh tiên tiến nhưng nhận thức của một bộ phận người lại còn quá sơ sài và không đầy đủ về vấn đề nhạy cảm này Có rất nhiều người vẫn còn mang trong mình cái suy nghĩ, chỉ khi nào có người ôm, hôn hay sờ soạng vì lý do bất chính với mình thì mới có thể coi là quấy rối

- Nguyên do của hành vi suy đồi này còn xuất phát từ truyền thống văn hóa còn tiềm tàng một số các yếu tố lạc hậu, nhận thức lệch lạc quy chuẩn xã hội ngày nay Đó chính là tư tưởng trọng nam khinh nữ Mặc cho báo chí, truyền thông tuyên truyền rất nhiều về vấn đề này nhưng tư tưởng cổ hủ đã ăn sâu vào tiềm thức của con người ta nên vẫn còn không ít người đi theo lối mòn Cũng bởi vậy nên người phụ nữ ngại nói ra việc mình là nạn nhân của quấy rối tình dục, họ thường chọn cách giấu kín và nhẫn nhịn chịu đựng nỗi đau một mình Đồng thời, họ cũng không dám phản kháng hay có bất cứ hành động nào để tố cáo lên tội ác kia Điều này càng làm cho những tên “yêu râu xanh” được nước làm tới và “nhởn nhơ” ngoài vòng pháp luật

- Sự bất cập về chế tài xử lý các hành vi liên quan đến quấy rối tình dục của pháp luật cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện trạng này

- Bên cạnh đó, sự phát triển “thần tốc” của công nghệ thông tin, các trang mạng xã hội “mọc lên như nấm” cũng là một phần lý do bởi đây chính là “mảnh đất linh hồn” cho các tội phạm mạng nói chung và những kẻ quấy rối tình dục trên không gian mạng nói riêng “dựng võ tác nghiệp”

1.1.7 Hậu quả

Quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục trên không gian mạng nói riêng để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng

Trang 27

23

- Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất ở những nạn nhân từng phải trải qua chuyện này chính là việc họ lo lắng, trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và xấu hổ với mọi người xung quanh Điều này đã dẫn đến “cái bóng” tâm lý vô cùng lớn trong tâm trí họ Nếu không có những biện pháp khắc phục nhanh chóng thì rất có thể sẽ dẫn đến những hậu quả đáng buồn hơn Đã có rất nhiều nạn nhân vì không thể vượt qua “cái bóng” đó mà đã sa ngã vào các tệ nạn xã hội như nghiện ngập, mại dâm, trộm cắp,… và thậm chí có nhiều trường hợp đã chọn cái chết để kết thúc toàn bộ những đau đớn này

- Quấy rối tình dục trên không gian mạng còn gây áp lực rất lớn đến nền kinh tế Bởi tâm lý lo sợ của nạn nhân đã tác động và kìm hãm sức lao động, gây ra sức ép đến các doanh nghiệp, thậm chí làm ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh của cá nhân tổ chức đó

- Những hành vi quấy rối tình dục nói chung và quấy rối tình dục trên không gian mạng còn dẫn đến hậu quả suy đồi đạo đức xã hội, mất cân bằng nhân sinh Đồng thời, chính sự bất cập trong chế tài xử lý các hành vi sai trái này cũng đã tạo nên tâm lý “coi nhẹ” pháp luật của những kẻ phạm tội Điều này càng dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của những “kẻ cào phím gây thương tổn tâm hồn” trong xã hội, khiến cho áp lực cộng đồng ngày một căng thng

Tiến sĩ Dương Minh Tâm Trưởng phòng Điều trị các rối loạn - liên quan đến stress, Viện sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai đã cho biết: “Nỗi ám ảnh sau khi bị quấy rối tình dục đã trở thành vết thương tiềm thức rất khó có thể chữa lành Các sang chấn tâm lý thường gặp phải khi bản thân bị hành hạ hoặc bị xâm hại tình dục Những hình ảnh đó được tiếp nhận đầy đủ trong đầu người bị lạm dụng hoặc người chứng kiến dẫn đến những trải nghiệm cảm xúc kinh sợ gắn sâu hết vào tâm trí người bị hại Sau khi chuyện đó xảy ra, người bệnh hay xuất hiện các hồi ức, hình ảnh, cảm giác hay gặp lại, kể cả lúc bệnh nhân đang

Trang 28

24

thức hay trong giấc mơ, những hình ảnh đó đều có thể xuất hiện trong đầu trở

lại”

1.2 Lý thuyết áp dụng trong nghiên cứu

1.2.1 Lý thuyết hiện tư ng xã hội

Hiện tượng học xã hội là một cách tiếp cận trong lĩnh vực xã hội học nhằm mục đích khám phá vai trò của nhận thức con người trong việc tạo ra hành động xã hội, tình huống xã hội và thế giới xã hội Về bản chất, hiện tượng học là niềm tin rằng xã hội là một công trình xây dựng con người

Hiện tượng học ban đầu được phát triển bởi một nhà toán học người Đức tên là Edmund Husserl vào đầu những năm 1900 nhằm xác định nguồn gốc hoặc bản chất của thực tại trong ý thức con người Mãi cho đến những năm 1960, nó mới được Alfred Schutz, người đã tìm cách cung cấp nền tảng triết học cho Max Weber đi vào lĩnh vực xã hội học, xã hội học diễn giải Ông đã làm điều này bằng cách áp dụng triết học hiện tượng học của Husserl vào việc nghiên cứu thế giới xã hội Schutz công nhận rằng chính những ý nghĩa chủ quan làm nảy sinh một thế giới xã hội khách quan rõ ràng Ông cho rằng mọi người phụ thuộc vào ngôn ngữ và “kho kiến thức” mà họ tích lũy được để có thể tương tác xã hội Tất cả các tương tác xã hội đều đòi hỏi các cá nhân phải mô tả đặc điểm của những người khác trong thế giới của họ và kho kiến thức của họ sẽ giúp họ thực hiện nhiệm vụ này

Nhiệm vụ trọng tâm trong hiện tượng học xã hội là giải thích các tương tác qua lại diễn ra trong quá trình con người hành động, cấu trúc tình huống và xây dựng hiện thực Điều đó, các nhà hiện tượng học tìm cách hiểu về các mối quan hệ giữa hành động, tình huống và thực tế diễn ra trong xã hội Hiện tượng học không xem bất kỳ khía cạnh nào là quan hệ nhân quả, mà xem tất cả các khía cạnh là cơ bản cho tất cả các khía cạnh khác

Ngày đăng: 20/04/2024, 07:55

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w