Là một lực lượng đông đảo và mạnh mẽ, đây là lúc để lực lượng thanh niên phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cũng như là
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
TỔ GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
ˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉˉ
TIỂU LUẬN HP1 ĐƯỜNG LỐI QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH
Trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc trong tình hình mới
Sinh viên: NGUYỄN ĐỨC BÁCH
Mã sinh viên: 2156070009 Lớp GDQP&AN: 12 Lớp: BÁO MẠNG ĐIỆN TỬ K41
Hà Nội, tháng 11 năm 2021
Trang 2I MỞ ĐẦU……… ……….…1
II NỘI DUNG……… 2
1 Những vấn đề chung
1.1 Một số khái niệm……….…… … 2 1.2 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia……4
2 Tình hình hiện nay……… 5
3 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà
nước………7
4 Một số giải pháp và liên hệ bản thân……… 9 III KẾT LUẬN……… ……… 13
IV TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 14
Trang 3MỞ ĐẦU Việt Nam là một quốc gia độc lập, chủ quyền có lãnh thổ với diện tích đất liền là 331.689 km², 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 87 triệu dân thuộc 54 dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam Với
bờ biển dài trên 3260 km trải dài từ Bắc xuống Nam (từ Móng Cái, Quảng Ninh tới Hà Tiên, Kiên Giang), nước ta chiếm vị trí thứ 27 trong tổng số 157 quốc gia ven biển, các quốc đảo và vùng lãnh thổ trên thế giới Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với diện tích trên 1 triệu km², gấp 3 lần so với đất liền và chiếm gần 30% diện tích biển Đông Với khoảng 3000 hòn đảo lớn, nhỏ và 2 quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường
Sa được phân bố khá đều theo chiều dài của bờ biển đất nước, biển đảo có vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng thủ tiền tiêu để bảo vệ, kiểm soát và làm chủ sườn phía Đông của đất nước Không chỉ có ý nghĩa về các mặt như kinh tế, chính trị… biển đảo còn có ý nghĩa vô cùng to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam
Hiện tại, tình hình ở khu vưc Biển Đông vẫn đang có những diễn biến phức tạp Nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc hiện nay đang là nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cũng như cả hệ thống chính trị Trong đó, vai trò của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vô cùng quan trọng Là một lực lượng đông đảo và mạnh mẽ, đây là lúc để lực lượng thanh niên phát huy vai trò của mình trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc cũng như là phát huy những giá trị tiềm năng mà biển, đảo của ta đang có để phát triển những tiềm năng ấy, đưa đất nước đi lên trong thời kỳ hội nhập và phát triển của quốc tế, đi lên trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
Vậy nên, em quyết định lựa chọn đề tài “Trách nhiệm của thanh niên trong việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc”
là đề tài cho bài tiểu luận của mình
Trang 4NỘI DUNG
1 Những vấn đề chung
1.1 Một số khái niệm
- Quốc gia là thực thể pháp lý gồm ba yếu tố cấu thành là lãnh thổ, dân cư
và quyền lợi công cộng Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc
tế Chủ quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia Theo luật pháp quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền
- Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi biên giới quốc gia, thuộc chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ của một quốc gia Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm: vùng đất quốc gia, vùng biển quốc gia (nội thủy và lãnh hải), vùng trời quốc gia, ngoài ra còn có lãnh thổ quốc gia đặc biệt
- Lãnh thổ quốc gia đặc biệt là loại lãnh thổ đặc thù của một quốc gia tồn tại hợp pháp trong lãnh thổ một quốc gia khác hoặc trên vùng biển, vùng trời quốc tế Ví dụ: trụ sở nơi làm việc và nơi ở của cơ quan đại diện (
ngoại giao
- Vùng đất quốc gia (kể cả đảo và quần đảo) là phần mặt đất và lòng đất của đất liền (lục địa), của đảo, quần đảo thuộc chủ quyền một quốc gia;
bộ phận quan trọng nhất cấu thành nên lãnh thổ quốc gia, làm cơ sở để xác định vùng trời quốc gia, nội thủy, lãnh hải Việt Nam có vùng đất quốc gia vừa là đất liền, vừa là đảo, vừa là quần đảo, bao gồm từ đỉnh Lũng Cú (Hà Giang) đến mũi Cà Mau; các đảo như đảo Phú Quốc, đảo Cái Lân… và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
- Nội thủy là vùng biển nằm ở phía trong của đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc theo bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định và công bố
Trang 5- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở, có chế
độ pháp lý như lãnh thổ đất liền, bao gồm: lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo và lãnh hải của quần đảo Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển Nước ta có thềm lục địa rộng lớn, là vùng đất và lòng đất đáy biển kéo dài tự nhiên từ lãnh thổ đất liền ra ngoài của rìa lục địa, giới hạn 200 hải lý tính từ đường cơ sở lãnh hải
- Vùng trời quốc gia là khoảng không gian phía trên lãnh thổ quốc gia ; là
bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia và thuộc chủ quyền hoàn toàn của quốc gia đó Việc làm chủ vùng trời quốc gia trên vùng lãnh thổ quốc gia đặc biệt được thực hiện theo quy định chung của công ước quốc tế
(Các vùng biển của quốc gia được xác định theo Công ước LHQ về
Luật Biển 1982, nguồn: iuscogens-vie.org)
- Chủ quyền quốc gia là quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy
đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó Chủ quyền quốc gia là đặc trưng chính trị và pháp lý thiết yếu của một quốc gia độc lập Tôn trọng chủ quyền quốc gia là một nguyên tắc cơ bản trong luật pháp quốc tế
Trang 6- Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là một bộ phận của chủ quyền quốc gia, khẳng định quyền làm chủ của quốc gia đó trên vùng lãnh thổ của mình Mỗi nước có toàn quyền định đoạt mọi việc trên lãnh thổ của mình, không được xâm phạm lãnh thổ và can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là tuyệt đối, bất khả xâm phạm ; tôn trọng chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nguyên tắc cơ bản trong quan hệ và luật pháp quốc tế
1.2 Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên tất cả các lĩnh vực nhằm thiết lập và bảo đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sự dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn chủ quyền lãnh thổ của đất nước Xây dựng
và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là nhiệm vụ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Nội dung của việc xây dựng và bảo vệ chủ quyền quốc gia gồm:
+ Xây dựng, phát triển mọi mặt về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại
và quốc phòng, an ninh của đất nước
+ Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình
+ Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, bao gồm vùng đất, vùng trời, nội thủy, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Tổ quốc; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam
+ Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên lãnh thổ Việt Nam Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch
cả bên trong lẫn bên ngoài phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam
Trang 72 Tình hình hiện nay
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh, quốc phòng, đồng thời đây cũng là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Thời gian gần đây, trên Biển Đông đã và đang tồn tại các vấn đề lớn liên quan đến chủ quyền lãnh thổ cần phải giải quyết Hiện nay, Việt Nam vẫn đang thực hiện việc bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Trong đó, ở quần đảo Trường Sa thì xảy ra tình trạng tranh chấp chủ quyền giữa
5 nước, 6 bên bao gồm: Việt Nam, Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Brunei
và Đài Loan (Trung Quốc) Từ đầu năm 2007 đến nay, Trung Quốc liên tiếp có những hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông Những hành động xâm phạm trái phép của Trung Quốc có thể kể đến như việc Trung Quốc đã tìm mọi cách để ngăn cản không cho các đối tác dầu khí nước ngoài của Việt Nam khai thác và thăm dò với nhiều hình thức khác nhau, bắt phạt và bắn vào các tàu cá của các ngư dân Việt Nam đang hành nghề hợp pháp trên biển, không ngừng thể hiện yêu sách “Đường chín đoạn” phi pháp và không có căn cứ bất chấp sự phản đối của Việt Nam cũng như là cộng đồng quốc tế, Hiện nay, Trung Quốc không ngừng thực hiện những cuộc tập trận bắn đạn thật trái phép ở Biển Đông Tính từ đầu năm đến nay, Trung Quốc đã tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển Đông theo như các thông báo được đăng trên trang web của Cục Hải sự Trung Quốc (MSA) Trong đó có 20 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Bộ và ít nhất 1 cuộc tập trận trái phép ở quần đảo Hoàng Sa từ ngày 6-10/8/2021 Hành động tập trận trái phép này của Mphía Trung Quốc đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của cộng đồng quốc tế, bởi nó không chỉ ảnh hưởng tới an ninh, quốc phòng của Việt Nam mà còn gây nên ảnh hưởng xấu cho việc giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế
Trang 8(Tàu chiến của Trung Quốc trong một cuộc tập trận,
nguồn: China Military) Bên cạnh đó, một số thế lực thù địch cũng lợi dụng tình hình biển Đông đang phức tạp để tuyên truyền những thông tin sai sự thật, ảnh hưởng nghiêm trọng tới công tác xây dựng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta, tạo nên sự chia rẽ lòng tin của nhân dân vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Đảng và Nhà nước
(nguồn: Google Image)
Trang 93 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước
Sau 35 năm đổi mới, hệ thống quan điểm của Đảng ta về công tác đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo ngày càng được hoàn thiện và phát triển qua những văn kiện của Đảng Đại hội XII của Đảng đã tiếp tục khẳng định, bổ sung và phát triển những quan điểm cơ bản về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo trong tình hình mới
Một là “thống nhất tư tưởng, nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng đặc biệt của biển đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân Biển là bộ phận cấu thành chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc, là không gian sinh tồn, cửa ngõ giao lưu quốc tế, gắn bó mật thiết với sự nghiệp xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Việt Nam là một quốc gia ven biển, vùng biển của nước ta có diện tích gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông Vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con đường hàng hải và hàng không huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và các nước trong khu vực Vùng biển của chúng ta còn là vùng biển “giàu có” với các tài nguyên, khoáng sản quan trọng như dầu khí, than, sắt, titan, muối… và hàng triệu tấn thủy sản Chúng ta có đường bờ biển dài và đẹp, sinh vật biển phong phú, đa dạng thuận lợi cho phát triển du lịch biển Đối với hoạt động an ninh, quốc phòng thì biển là mặt tiền, là cửa ngõ quốc gia, giúp tăng chiều sâu và củng cố tuyến phòng thủ bảo vệ Tổ quốc
Hai là “kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biển, đảo, vùng trời; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước” Đây là quan điểm, chủ trương thể hiện định hướng chiến lược để toàn Đảng, toàn dân và toàn quân để tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Tổ quốc Kiên quyết thể hiện quyết tâm dứt khoát, sự đồng thuận cao hơn trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về yêu cầu bảo vệ chủ quyền Tổ quốc;
Trang 10kiên quyết giữ vững những vấn đề có tính nguyên tắc, bảo vệ đến cùng lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc với quyết tâm cao nhất
Ba là “thực hiện nhất quán đường lối ngoại giao độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia – dân tộc trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bình đẳng, hợp tác cùng
có lợi” Với mục tiêu giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, chúng ta thực hiện đường lối ngoại giao độc lập tự chủ, đa phương hóa,
đa dạng hóa Chúng ta không chịu sự phụ thuộc hay lôi kéo của bất cứ nước lớn nào, nhất là tránh việc trở thành “con bài” với các nước lớn Bên cạnh đó, chúng
ta thực hiện đối ngoại, hợp tác quốc tế về biển, góp phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định
Bốn là “duy trì hoà bình, an ninh, an toàn tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982” Lập trường của Việt Nam chúng ta về vấn đề Biển Đông là rõ ràng và nhất quán Mọi hoạt động trên biển cần được tiến hành trên cơ sở Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm
1982, tôn trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của các quốc gia ven biển tại các vùng biển được xác lập phù hợp với Công ước Khẳng định Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử về chủ quyền đối với cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như các quyền hợp pháp khác trên các vùng biển được xác lập
Năm là “kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội với củng
cố, tăng cường quốc phòng, an ninh, nhất là tại địa bàn chiến lược, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo” Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã xác định kinh tế biển là một trong những nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để đưa Việt Nam đến năm 2030 là nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao Chúng ta tập trung phát triển bền vững kinh tế biển gắn liền với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
Trang 11lãnh thổ Tư tưởng này được hình thành dựa trên kinh nghiệm quốc tế, dự báo tình hình trong nước và quốc tế, thực tiễn quốc gia và phù hợp với xu thế thời đại Các thành tựu ta đạt được trong thời gian qua đã cho thấy sự vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng trong việc phát triển bền vững kinh tế biển
và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc
Tiếp nối truyền thống và trách nhiệm đấu tranh, bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc mà thế hệ đi trước để lại, công tác bảo vệ chủ quyền biển, đảo luôn được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt coi trọng Mục tiêu mà Đảng ta luôn hướng tới trong giải quyết các tranh chấp trên biển, đảo là duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực Biển Đông Vì vậy, chúng ta cần tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh giải quyết các tranh chấp theo đường lối, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước dựa trên cơ sở phát huy nội lực và sức mạnh tổng hợp của cả quốc gia
4 Một số giải pháp và liên hệ bản thân
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quan điểm, đường lối của Đảng
và chính sách, pháp luật của Nhà nước về chủ quyền biển, đảo, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo
Công tác tuyên truyền biển, đảo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần bám sát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuyên truyền phù hợp với trình độ, đặc điểm của từng địa bàn nhằm đáp ứng thực tiễn nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật và chú trọng mở rộng phạm
vi tuyên truyền Trong đó, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành
và địa phương trong việc phát huy các tổ chức, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nhằm tạo nên sức mạnh tổng hợp trong công tác tuyên truyền và gắn kết chặt chẽ với việc học tập tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giáo dục truyền thống, những bài học kinh nghiệm và gương các anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược trong thanh niên