Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; Phải bảo đảm
Pháp luật về tài nguyên rừng
Khái niệm Pháp luật về tài nguyên rừng
Mỗi quốc gia đều mang một hệ sinh thái tự nhiên khác nhau, trong đó rừng là một yếu tố quan trọng có ý nghĩa với sự phát triển của đất nước mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người Trong pháp luật về rừng ở Việt Nam cụ thể là tại khoản 3 Điều
2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã định nghĩa về rừng như sau: “Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên” Qua khái niệm trên pháp luật Việt Nam hiện hành đã đưa ra một cái nhìn rõ nét về rừng với đầy đủ các thành phần hệ sinh thái rừng một cách đa dạng và phong phú gồm cả thực vật, động vật, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác.
Chưa có một khái niệm cụ thể nào được xác định về định nghĩa tài nguyên rừng nhưng có thể hiểu đơn giản tài nguyên rừng là những nguồn lợi mà rừng sở hữu được con người tận dụng khai thác để hổ trợ phục vụ cuộc sống. Để hiểu được khái niệm tài nguyên rừng trước hết phải hiểu được khái niệm của tài nguyên thiên nhiên theo đó” Tài nguyên thiên nhiên là những vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con người có thể khai thác, chế biến, sử dụng, phục vụ cuộc sống của con người (rừng cây, các động vật, thực vật quý hiếm, các khoáng sản, các nguồn nước, dầu, khí)” 1 Tài nguyên rừng là một phần của tài nguyên thiên nhiên thuộc nhóm tài nguyên có thể tái tạo được bao gồm một hệ sinh thái có các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một
1 https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A0i_nguy%C3%AAn_thi%C3%AAn_nhi%C3%AAn Truy cập lúc 23:15 số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác.
Căn cứ vào Nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017 đưa ra các tiêu chí để xác định rừng quy định tại Điều 4, Điều
5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Nghị định này. a) Tiêu chí xác định rừng tự nhiên
Rừng tự nhiên bao gồm rừng nguyên sinh và rừng thứ sinh khi đạt các tiêu chí sau:
Độ tàn che của các loài cây thân gỗ, tre nứa, cây họ cau (sau đây gọi tắt là cây rừng) là thành phần chính của rừng tự nhiên từ 0,1 trở lên.
Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
Chiều cao trung bình của cây rừng là thành phần chính của rừng tự nhiên được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
Rừng tự nhiên trên đồi, núi đất và đồng bằng: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
Rừng tự nhiên trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
Rừng tự nhiên trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,5 m trở lên;
Rừng tự nhiên trên núi đá, đất cát, đất ngập mặn và các kiểu rừng ở điều kiện sinh thái đặc biệt khác: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên. b) Tiêu chí rừng trồng
Rừng trồng bao gồm rừng trồng mới trên đất chưa có rừng, rừng trồng lại sau khai thác hoặc do các nguyên nhân khác, rừng trồng cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt và rừng trồng tái sinh sau khai thác khi đạt các tiêu chí sau đây:
Độ tàn che của cây rừng trồng từ 0,1 trở lên.
Diện tích liền vùng từ 0,3 ha trở lên.
Chiều cao trung bình của cây rừng được phân chia theo các điều kiện lập địa như sau:
Rừng trồng trên đồi, núi đất và đồng bằng, trên đất ngập phèn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 5,0 m trở lên;
Rừng trồng trên núi đá có đất xen kẽ, trên đất ngập nước ngọt: chiều cao trung bình của cây rừng từ 2,0 m trở lên;
Rừng trồng trên đất cát, đất ngập mặn: chiều cao trung bình của cây rừng từ 1,0 m trở lên. c) Tiêu chí rừng đặc dụng
Vườn quốc gia đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Có ít nhất 01 hệ sinh thái tự nhiên đặc trưng của một vùng hoặc của quốc gia, quốc tế hoặc có ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu của Việt Nam hoặc có trên 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục; có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Có diện tích liền vùng tối thiểu 7.000 ha, trong đó ít nhất 70% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
Khu dự trữ thiên nhiên đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Có hệ sinh thái tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại diện cho một vùng sinh thái tự nhiên;
Là sinh cảnh tự nhiên của ít nhất 05 loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục hoặc du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Diện tích liền vùng tối thiểu 5.000 ha, trong đó ít nhất 90% diện tích là các hệ sinh thái rừng.
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Phải bảo đảm các điều kiện sinh sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững các loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
Có diện tích liền vùng đáp ứng yêu cầu bảo tồn bền vững của loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Khu bảo vệ cảnh quan bao gồm:
Rừng bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xếp hạng hoặc có đối tượng thuộc danh mục kiểm kê di tích theo quy định của pháp luật về văn hóa; có giá trị về khoa học, giáo dục, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
Rừng tín ngưỡng đáp ứng các tiêu chí sau: có cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; khu rừng gắn với niềm tin, phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư sống dựa vào rừng;
Rừng bảo vệ môi trường đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí sau: khu rừng có chức năng phòng hộ, bảo vệ cảnh quan, môi trường; được quy hoạch gắn liền với khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.
Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Chế độ sở hữu
Quyền sở hữu một tài nguyên là tập hợp toàn bộ các đặc điểm của tài nguyên, mà các đặc điểm này xác lập cho chủ sở hữu của nó có một quyền lực thực sự để quản lí và sử dụng nó Chủ sở hữu ở đây có thể là một cá nhân, tổ chức hoặc có thể là Nhà nước
Sở hữu rừng là một vấn đề quan trọng nó sẽ là căn cứ pháp lý, là gốc để quy định các vấn đề khác có liên quan như chế độ khai thác, chế độ quản lý, bảo vệ, cơ chế hưởng lợi. Khác với đất đai, rừng có thể sở hữu toàn dân, sở hữu chung và sở hữu riêng.
Theo Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 quy định, có hai hình thức sở hữu rừng là sở hữu toàn dân và sở hữu của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư Việc quy định hai hình thức sở hữu rừng như trên đã có tiến bộ đáng kể so với quy định về hình thức sở hữu rừng tại Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004.
Khoản 1 Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017, rừng thuộc sở hữu toàn dân được quy định:
“1 Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân bao gồm: a) Rừng tự nhiên; b) Rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; c) Rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, rừng thuộc sở hữu toàn dân nhưng Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với các loại rừng được nêu ở khoản trên Nhà nước công nhận quyền sở hữu toàn dân đối với rừng tự nhiên và rừng trồng bằng nguồn vốn Nhà nước Vậy nên, nguồn gốc rừng tự nhiên và nguồn gốc rừng do Nhà nước đầu tư toàn bộ thuộc sở hữu toàn dân tuyệt đối
Ví dụ: Anh A có một diện tích đất rừng có các loại khoáng sản, động vật hoang dã, động vật nuôi thả rông, anh A có một ít vốn trồng cây rừng đợi thu lợi nhuận Nhưng diện tích đất rừng mà anh A đang sở hữu có một số loại khoáng sản thuộc quyền của Nhà nước như vàng và các loài động vật hoang dã; động vật nuôi thả rông thuộc sở hữu của hàng xóm.
Rừng thuộc quyền sở của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 như sau:
“2 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: a) Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đầu tư; b) Rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật.”
Rừng do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bỏ vốn trồng rừng không phân biệt rừng đặc dụng, phòng hộ hay rừng sản xuất thì được công nhận quyền sở hữu Nguồn vốn này xuất phát từ tiền của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước công nhận giao dịch, đây được xem là sở hữu tuyệt đối Tuy nhiên, đối với rừng được nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế từ chủ rừng khác theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu tương đối hoặc không có quyền sở hữu.
Ví dụ: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư bỏ tiền trồng rừng chỉ được sở hữu tuyệt đối với cây Đối với động vật, vi sinh vật (nguồn gốc từ tự nhiên) không có quyền sở hữu và thuộc sở hữu Nhà nước.
1.2.2 Chủ rừng và chủ sở hữu rừng.
Giải thích theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 về chủ rừng như sau:
“Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.”
Quyền và nghĩa của chủ rừng được quy định tại Chương VIII Luật Lâm nghiệp năm 2017.
Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được giải thích tại khoản 10 Điều 2 Luật Lâm nghiệp năm 2017 như sau:
“Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng,quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.”
Theo đó, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt của chủ rừng đối với cây trồng, vật nuôi và tài sản khác gắn liền với rừng do chủ rừng đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng.
Tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp năm 2017 chủ rừng bao gồm:
“1 Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ.
2 Tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức kinh tế khác được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 7 Điều này.
3 Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được giao rừng (sau đây gọi là đơn vị vũ trang).
4 Tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp.
5 Hộ gia đình, cá nhân trong nước.
7 Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất.”
Ví dụ: Bộ Công an, Bộ Quốc phòng là cơ quan Nhà nước nhưng được giao rừng không nhằm quản lý hành chính, mà thực hiện công việc chuyên môn; còn Ủy ban Nhân dân các cấp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ ngành liên quan thực hiện quản lý hành chính.
Chủ sở hữu rừng được hiểu theo khoản 2 Điều 7 Luật Lâm nghiệp năm 2017 bao gồm:
- Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đối với rừng thuộc sở hữu toàn dân đối với rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước đầu tư toàn bộ; rừng trồng do Nhà nước thu hồi, được tặng cho hoặc trường hợp chuyển quyền sở hữu rừng trồng khác theo quy định của pháp luật
Chế độ quản lý nhà nước đối với rừng (Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý, quy định quản lý cơ bản: giao, cho thuê đối với từng loại rừng, bảo vệ, phát triển, sử dụng) 10
1.3.1 Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý:
Theo Luật Lâm nghiệp 2017, quy định về Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp tại điều 100 như sau: Điều 100 Nguyên tắc tổ chức hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
1 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp được tổ chức thống nhất, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
2 Cơ quan, quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp được tổ chức ở trung ương, cấp tỉnh; nhiệm vụ quản lý chuyên ngành về lâm nghiệp ở cấp huyện được tổ chức theo quy định của Chính phủ.
3 Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, không chồng chéo chức năng quản lý; công khai, minh bạch
Theo điều 101, điều 102 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định như sau: Điều 101 Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây: a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp; b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp; c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh; đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm; e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng; g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng; h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia; k) Quản lý, tổ chức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng; l) Quản lý hoạt động cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững, định giá rừng; m) Quản lý hoạt động chế biến và thương mại lâm sản theo quy định của pháp luật; n) Tổ chức nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới về lâm nghiệp; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lâm nghiệp; o) Tổ chức thông tin, truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về lâm nghiệp; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp; р) Đầu mối hợp tác quốc tế về lâm nghiệp; q) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
3 Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp. Điều 102 Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân các cấp
1 Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây: a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chiến lược phát triển lâm nghiệp, quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia, chương trình, dự án, kế hoạch phát triển lâm nghiệp tại địa phương; с) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng theo thẩm quyền; d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với tổ chức; tổ chức trồng rừng thay thế; đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương; e) Cập nhật cơ sở dữ liệu rừng, lập hồ sơ quản lý rừng của địa phương; g) Tổ chức bảo vệ rừng; bảo tồn đa dạng sinh học rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; phát triển rừng; sử dụng rừng; chế biến và thị trường lâm sản tại địa phương; h) Quyết định khung giá rừng trên địa bàn tỉnh; i) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến trong lâm nghiệp tại địa phương; k) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương; l) Huy động các lực lượng, vật tư, phương tiện, thiết bị của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để ứng phó khẩn cấp chữa cháy rừng theo thẩm quyền; m) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
2 Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm sau đây: a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; b) Tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, chương trình, dự án phát triển lâm nghiệp bền vững tại địa phương; c) Tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, phân định ranh giới các loại rừng tại địa phương theo quy định của pháp luật; d) Giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; lập hồ sơ quản lý rừng; tổ chức trồng rừng thay thế; đ) Tổ chức thực hiện điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng tại địa phương; e) Tổ chức quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng; g) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp tại địa phương; h) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã lập dự án giao đất, giao rừng đối với diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê theo quy định của pháp luật; i) Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
3 Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây: a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp, quyết định chương trình, dự án về phát triển lâm nghiệp bền vững, sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, canh tác nương rẫy và tổ chức thực hiện tại địa phương; b) Quản lý diện tích, ranh giới khu rừng; xác nhận hồ sơ đề nghị giao rừng, thuê rừng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư theo quy định của pháp luật; c) Tổ chức quản lý, bảo vệ diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê; d) Tổ chức thực hiện kiểm kê rừng tại địa phương; đ) Hướng dẫn cộng đồng dân cư xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn phù hợp với quy định của pháp luật; e) Tổ chức hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn; xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lâm nghiệp tại địa phương theo quy định của pháp luật.
4 Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp chịu trách nhiệm về cháy rừng, phá rừng hoặc mất rừng do hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng gây ra thuộc phạm vi lĩnh vực, địa bàn quản lý.
1.3.2 Giao rừng + Cho thuê rừng:
Căn cứ vào Nghị định 156/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017 đưa ra các quy định về giao rừng và cho thuê rừng tại điều
35, điều 37, điều 38 của Nghị định này. Điều 35 Kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng
1 Xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng a) Hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; có văn bản thông báo về việc đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng gửi Ủy ban nhân dân cấp xã Thời gian có văn bản thông báo xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng tiến hành đồng thời với thời gian xây dựng, thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện; b) Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị đăng ký nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng, Ủy ban nhân dân cấp xã tổng hợp nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của địa phương gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện; nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng cấp xã được tổng hợp theo Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định này; c) Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ nhu cầu giao rừng, cho thuê rừng của cấp xã, tổng hợp diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê, xác định các chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng đến từng đơn vị hành chính cấp xã; tổng hợp nhu cầu và dự kiến phân bổ chỉ tiêu giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện đến từng đơn vị hành chính cấp xã.
2 Nội dung kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng a) Diện tích các loại rừng có trên địa bàn huyện chi tiết đến từng xã bao gồm: tổng diện tích rừng; diện tích rừng đã giao, cho thuê; diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê; b) Diện tích đề nghị giao rừng, cho thuê rừng trên địa bàn từng xã; địa điểm đề nghị giao rừng, cho thuê rừng; c) Hạn mức giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phù hợp với hạn mức giao đất; d) Đánh giá hiệu quả của kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến kinh tế - xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; nguồn thu từ giao rừng, cho thuê rừng; tạo việc làm, thu hút lao động, xóa đói giảm nghèo; khả năng khai thác hợp lý tài nguyên rừng; yêu cầu bảo tồn, phát triển diện tích rừng và tỷ lệ che phủ gắn với bảo tồn danh lam thắng cảnh, văn hóa các dân tộc, các yếu tố ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh; đ) Xác định nguồn lực (về tài chính, lao động và kỹ thuật), giải pháp và tiến độ thực hiện kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng.
3 Phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng a) Quý III hằng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hồ sơ gồm: tờ trình; kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; báo cáo thuyết minh tổng hợp; bản đồ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng; b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức thẩm định hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng cấp huyện và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt Trong trường hợp hồ sơ kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng chưa hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp huyện hoàn thiện; c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm phê duyệt kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng hằng năm của cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.
4 Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm công khai kế hoạch giao rừng, cho thuê rừng đã được phê duyệt tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã có rừng giao, cho thuê trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày kế hoạch được phê duyệt. Điều 37 Hoàn thiện hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng đối với trường hợp đã được giao đất, cho thuê đất có rừng hoặc đã được công nhận quyền sử dụng đất có rừng nhưng chưa lập hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng
Quy chế quản lý và bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý
1.4.1 Khái niệm về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Định nghĩa: Theo Khoản 14 Điều 2 Luật Lâm nghiệp: loài thực vật rừng, động vậtrừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật rừng, động vật rừng có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học, y tế, sinh thái, cảnh quan và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặccó nguy cơ bị tuyệt chủng
1.4.2 Quy định pháp luật về chế độ quản lý và bảo vệ động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên phải kể tới đó là Luật Đa dạng sinh học (2008), năm 2018 ban hành văn bản hợp nhất số 32/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Đa dạng sinh học Luật dành riêng Chương IV với 18 điều quy định về bảo tồn và phát triển bền vững các loài sinh vật Theo đó, các loài Động vật hoang dã sẽ được xem xét đưa vào danh mục loài nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ nhằm bảo vệ những vật nuôi đặc hữu hoặc có giá trị đang bị đe dọa tuyệt chủng, quy định loài hoang dã bị cấm khai thác và loài hoang dã được khai thác có điều kiện trong tự nhiên Điều 7 của luật này nghiêm cấm các hành vi như săn bắt, đánh bắt và khai thác các loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc khai thác vì mục đích nghiên cứu khoa học. Điều luật này cũng nghiêm cấm các hành vi săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép, Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Tuy nhiên, luật này không quy định cụ thể các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự Luật chỉ quy định rằng các tổ chức hoặc cá nhân gây thiệt hại về đa dạng sinh học phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 75).
Luật Lâm nghiệp 2017 Tại Điều 38 quy định về việc bảo vệ động, thực vật rừng có xác định rõ trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc bảo vệ ĐVHD: “Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ Chính phủ quy định Danh mục và chế độ quản lý, bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; trình tự, thủ tục khai thác các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài thực vật rừng hoang dã, động vật rừng hoang dã thuộc Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp”. Để cụ thể hóa hơn nội dung công ước quốc tế về bảo vệ ĐVHD (CITES) mà Việt Nam là thành viên, Chính phủ đã ban hành hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về quản lý việc bảo vệ ĐVHD, như Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Theo đó, Nghị định quy định hệ thống các tiêu chí để đánh giá và xác định loài ĐVHD đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ Cụ thể, loài được đưa vào Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ nếu: (i) Số lượng cá thể còn ít hoặc đang bị đe dọa tuyệt chủng và (ii) Là loài đặc hữu có một trong các giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế; sinh thái, cảnh quan, môi trường và văn hóa
- lịch sử Nghị định cũng quy định nguyên tắc bảo tồn các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và cơ chế chặt chẽ để quản lý việc khai thác; trao đổi, mua bán, tặng cho, thuê, lưu giữ, vận chuyển mẫu vật; nuôi trồng và cứu hộ loài thuộc Danh mục loài được ưu tiên bảo vệ Tuy nhiên, Nghị định này cũng thiếu quy định về các biện pháp xử lý hành chính hoặc hình sự đối với các hành vi vi phạm.
Ngoài ra Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BNNPTNT 2021 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp cũng được ban hành để triển khai Công ước CITES Luật chia động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thành 2 nhóm dựa trên mức độ nguy cấp và sự cần thiết bảo vệ của pháp luật đối với các loài đó, bao gồm: (1) Nhóm IB: Nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; và (2) Nhóm IIB: Hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại; Nghị định cũng quy định về điều kiện nuôi động vật rừng thông thường; trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động khai thác; nuôi, trồng; chế biến, kinh doanh, quảng cáo, trưng bày; vận chuyển, cất giữ; xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển, quá cảnh đối với các loài ĐVHD nguy cấp, quý, hiếm, thuộc các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) và thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm ban hành kèm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-
CP Bên cạnh đó, Nghị định quy định trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc kiểm soát hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, nhập nội từ biển mẫu vật thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc Phụ lục CITES như cơ quan Kiểm lâm, Thủy sản, Hải quan, Công an, Bộ đội Biên phòng, Thuế, Quản lý thị trường, Thú y, Kiểm dịch động vật, Kiểm dịch thực vật, Bảo vệ môi trường, Bảo tồn đa dạng sinh học trong phạm vi chức năng thanh tra, kiểm tra, cung cấp thông tin, phối hợp với Cơ quan thẩm quyền quản lý CITES Việt Nam và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, tái xuất khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển, nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp thuộc các Phụ lục CITES, nuôi động vật rừng thông thường.
1.4.3 Phân loại về động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
- Theo khoản 1 Điều 4 VBHN 03/VBHN-BNNPTNT 2021 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp
- Phân loại: Thực vật rừng, động vật rừng quý, hiếm được sắp xếp thành hai nhóm theo tính chất và mức độ quý, hiếm của chúng:
Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe doạ tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe doạ tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam. Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
- định kỳ 5 năm một lần sửa đổi bổ sung danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
1.4.4 Chế độ quản lý từng loại a) Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Điều 5 Nghị định quy định việc Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm như sau:
1 Hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, chế biến, vận chuyển, buôn bán các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm không được ảnh hưởng tiêu cực đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của loài đó trong tự nhiên.
2 Mọi hoạt động săn, bắn, bắt, khai thác, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải được quản lý, đảm bảo nguồn gốc hợp pháp.
3 Khu vực sinh cảnh sống thường xuyên, tập trung của các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được nghiên cứu làm cơ sở để thành lập các khu rừng đặc dụng.
4 Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có hoạt động sản xuất, xây dựng công trình, điều tra, thăm dò, nghiên cứu, tham quan, du lịch và các hoạt động khác trong các diện tích rừng có thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm phải thực hiện các quy định tại nghị định này và quy định pháp luật khác có liên quan. b) Xử lý trường hợp động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm xâm hại hoặc đe dọa tính mạng, tài sản của con người. Điều 8 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định:
Pháp luật về tài nguyên thủy sản
Khái niệm nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản
2.1.1 Khái niệm nguồn lợi thủy sản.
Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì nguồn lợi thủy sản được quy định cụ thể như sau:
“Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên có giá trị kinh tế, khoa học, du lịch, giải trí”.
Nguồn lợi thủy sản là môi trường sống (đất, nước) cùng chuỗi thức ăn (vi khuẩn, phiêu sinh vật, ) và các sinh vật được khai thác (cá, tôm, rong biển, ) phục vụ cho nhu cầu của con người (thực phẩm, giải trí, nguyên liệu chế biến ).
Việt Nam được đánh giá là 1 trong 16 nước có đa dạng sinh học cao trên thế giới với hơn 10.000 loài thủy sản tạo điều kiện thuận lợi và tìm năng trong hoạt động khai thác thủy sản phát triển kinh tế xã hội Tuy nhiên Việt Nam cũng đang đối mặt với những suy giảm môi trường và tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp, chính vì vậy ngư dân cùng chính quyền địa phương, các tổ chức cần tập trung bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn thủy sản có hiệu quả nhằm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản, đồng thời đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về nguồn lợi thủy sản trong thời gian sắp tới.
2.1.2 Khái niệm hoạt động thủy sản.
Theo Khoản 1 Điều 3 Luật Thủy sản 2017 thì nguồn lợi thủy sản được quy định cụ thể như sau:
“Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản”.
-Khai thác thủy sản (đánh bắt thủy sản): là những hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản
-Sản phẩm của khai thác thủy sản bao gồm:
+Thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người.
+Con giống (giống bố mẹ, giống thương phẩm) cho nuôi trồng thủy sản;
+Con giống cho đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng thủy sản - một động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt.
+Thức ăn cho chăn nuôi gia súc và nuôi trồng thủy sản.
+Sản phẩm trang sức như ngọc trai, san hô,
-Nuôi trồng thủy sản: là hoạt động của con người đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao nuôi hoặc thiết bị nuôi như lồng, bè ) Và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi.
-Sản phẩm của nuôi trồng thủy hải sản bao gồm:
+Sản xuất con giống nhân tạo cho nuôi trồng thủy sản và đánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng - hoạt động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt.
+Sản xuất thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
+Sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản và vỗ béo cá tự nhiên.
Căn cứ theo Điều 96 Luật Thủy sản 2017 quy định mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản như sau:
-Theo quy định của Luật Thủy sản năm 2017 tại Điều 96 về Mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản như sau:
“1 Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
2 Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
3 Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.”
+Thứ nhất: Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
Xuất phát là sản phẩm có nguồn dinh dưỡng cao, nguồn hàng trong giao dịch mua bán trên thị trường phục vụ đời sống gia đình, nên các cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đảm bảo quy định về an toàn thực phẩm Bên cạnh đó, các cơ sở phải đảm bảo an tòan phòng cháy nổ trong sơ chế, chế biến, đảm bảo khâu xử lý rác thải ra bên ngoài không làm hại đến môi trường.
+Thứ hai: Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
Liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người, thủy sản là nguồn thức ăn cho con người, có giá trị cao nên thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm Thủy sản phảm đảm bảo tươi ngon, được nhập nơi rõ ràng nguồn gốc, có giấy tờ về việc chuyển giao mua bán, đảm bảo đầu vào đến đầu ra đạt chất lượng và an toàn.
+Thứ ba: Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật.
Kiểm dịch thực vật là hoạt động ngăn chặn, phát hiện, kiểm soát đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát và sinh vật gây hại lạ. Đối với vùng công bố dịch bệnh, thủy sản sẽ có nguy cơ gây bệnh, gây hại cho con người. Chính vì vậy, khi đưa ra mua, bán trên thị trường thì thủy sản phải được kiểm tra, kiểm dịch động vật theo quy định của pháp luật.
Chế độ sở hữu
Theo Điều 4 Luật Thủy sản năm 2017 thì sở hữu nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:
“Nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý Tổ chức, cá nhân có quyền khai thác nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật”.
Theo quy định trên, nguồn lợi thủy sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.
Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý
2.3.1 Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý ở trung ương.
Theo Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3 Điều 101 Luật Thủy sản 2017 thì hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về thủy sản được quy định như sau:
“ Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về thủy sản trong phạm vi cả nước”
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản và có trách nhiệm sau đây”
“Các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về thủy sản”
Như vậy có thể thấy rõ cơ quan đứng đầu thống nhất quản lý chung là Chính phủ Cơ quan có thẩm quyền chuyên môn giúp Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về thủy sản là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn còn phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ khác để quản lí về lĩnh vực này được quy định cụ thể tại Điều 71 Nghị định 26/2019/NĐ-CP gồm Bộ Giao thông vận tải,
Bộ Tài chính, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ngoài ra tại Điểm g Khoản 1 Điều 71 Nghị định 26/2019/NĐ-CP còn quy định:
“Phân cấp, ủy quyền quản lý hoạt động thủy sản cho đơn vị trực thuộc và địa phương; kiểm tra trách nhiệm của địa phương trong công tác quản lý hoạt động thủy sản; giao Tổng cục Thủy sản tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính và tổ chức, triển khai thực hiện Nghị định này theo thẩm quyền”
Như vậy Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có 2 cơ quan chuyên môn giúp việc là đơn vị trực thuộc mà cụ thể là Cục Thủy Sản và Tổng cục Thủy sản.
2.3.2 Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý ở địa phương.
Theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 102 Luật Thủy sản 2017 quy định:
“ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây”
“Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây”
Và Khoản 3 Điều 72 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh:
“Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh triển khai, thực hiện quy định được giao trong Nghị định này”
Như vậy ở địa phương chúng ta sẽ có Ủy ban nhân dân các cấp là cơ quan sẽ đảm nhiệm việc quản lý nhà nước về thủy sản ở địa phương Và cũng theo quy định thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có các cơ quan chuyên môn để quản lý lĩnh vực thủy sản như Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản.
VD: Lấy ví dụ như ở Tỉnh Kiên Giang, thì trong Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh này sẽ có Chi cục Nuôi trồng thủy sản quản lí về lĩnh vực thủy sản.
2.3.3 Hệ thống cơ quan có thẩm quyền quản lý khác.
Theo quy định tại Điều 103 Luật Thủy sản 2017 thì:
“1 Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về thủy sản; tham gia ý kiến xây dựng pháp luật, thực hiện giám sát, phản biện xã hội trong lĩnh vực thủy sản theo quy định của pháp luật.
2 Tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội tham gia ý kiến xây dựng pháp luật trong lĩnh vực thủy sản; tuyên truyền, phổ biến kiến thức, pháp luật về thủy sản; tư vấn, tập huấn kỹ thuật về thủy sản; tham gia thực hiện hoạt động bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản”
Có thể thấy không chỉ những cơ quan đã nêu ở phần trên thì vẫn có các cơ quan, tổ chức khác tham gia vào việc quản lý lĩnh vực thủy sản như Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội
VD: Hội nghề cá Việt Nam nay là Hội Thủy sản Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp được Bộ Nội vụ ký Quyết định thành lập 5/5/2000 Nguyên tắc hoạt động của Hội là tự nguyện, tự chủ , tự chịu trách nhiệm; Mục đích tập hợp những cá nhân và tổ chức thuộc các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng, khai thác, chế biến, tiêu dùng và hậu cần dịch vụ nghề cá nhằm hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người làm nghề cá Việt Nam 6
6 Hà Hồng: “Hội nghề cá Việt Nam chính thức đổi tên thành Hội Thủy sản Việt Nam”, Thủy sản Việt Nam, https://thuysanvietnam.com.vn/hoi-nghe-ca-viet-nam-chinh-thuc-doi-ten-thanh-hoi-thuy-san-viet-nam, đăng ngày 02/11/2023 [truy cập ngày 29/01/2024].
Chế độ bảo vệ, khai thác, phát triển
2.4.1 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản.
Theo điều 42 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản như sau:
“1 Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có quyền sau đây: a) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi được giao đất, cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 43 của Luật này, quyết định giao quyền sử dụng khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định tại Điều 44 của Luật này; b) Được Nhà nước bảo vệ khi tổ chức, cá nhân khác xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp trong quá trình nuôi trồng thủy sản; được bồi thường thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, khu vực biển vì mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh trong thời hạn được giao quyền sử dụng đất, quyền sử dụng khu vực biển theo quy định của pháp luật; c) Được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản; d) Được Nhà nước hỗ trợ khôi phục sản xuất trong trường hợp bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai theo quy định; đ) Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản khi có yêu cầu.
2 Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây: a) Sử dụng diện tích đất, khu vực biển được giao đúng mục đích, ranh giới để nuôi trồng thủy sản và bảo vệ các công trình phục vụ chung cho nuôi trồng thủy sản; b) Thực hiện nghĩa vụ tài chính về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật; c) Thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật; d) Tuân thủ quy định về phòng, chống thiên tai; bảo đảm an toàn cho người và tài sản trong quá trình nuôi trồng thủy sản; tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường; đ) Sử dụng trang thiết bị, giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định; e) Lưu giữ hồ sơ về giống thủy sản, thức ăn, thuốc thú y thủy sản và sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản dùng trong quá trình nuôi trồng thủy sản và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình nuôi trồng thủy sản để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; g) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nuôi trồng thủy sản, chất lượng, an toàn thực phẩm của sản phẩm nuôi trồng thủy sản do cơ sở cung cấp; chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong quá trình nuôi trồng thủy sản; h) Cập nhật thông tin, báo cáo tình hình nuôi trồng thủy sản vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản; i) Trả lại đất, khu vực biển nuôi trồng thủy sản khi có quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật.”
Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản có khá nhiều quyền được quy định tại Khoản 1 Điều
42 nhưng đáng chú ý là ở Điểm c khi họ có quyền được cơ quan nhà nước được thông báo về tình hình môi trường, dịch bệnh vùng nuôi trồng thủy sản, hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, thông tin về thị trường thủy sản Điều sẽ giúp cho các tổ chức, cá nhân chủ động hơn trong việc ứng phó với tình hình môi trường và dịch bệnh để bảo vệ được nguồn lợi thủy sản.
VD: “Vào mùa Đông, nhiệt độ thường xuống thấp, trời rét đậm ảnh hưởng tới sức đề kháng của gia súc, gia cầm và thủy sản, tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các loại dịch bệnh Do vậy, mới đây Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Kế hoạch số 292/KH-UBND về việc phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2024… Cần đẩy mạnh thông tin truyền thông và mở các lớp tập huấn cho người nuôi trồng thủy sản, buôn bán, vận chuyển, sơ chế, chế biến thủy sản…Chỉ đạo Chi cục
Thủy sản: Thực hiện kiểm tra, giám sát về chất lượng giống thủy sản, môi trường và chất lượng nước các vùng nuôi thủy sản, thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh thủy sản; hướng dẫn kỹ thuật sản xuất giống, nuôi trồng thủy sản…” 7
Cũng giống như quyền thì nghĩa vụ của cá nhân tổ chức trong nuôi trồng thủy sản cũng được quy định khá nhiều Tuy nhiên cần quan tâm nghĩa vụ ở Điểm c Khoản 2 Điều 42 khi tổ chức, cá nhân phải thực hiện theo dõi, giám sát chỉ tiêu môi trường nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật Điều này để nhằm nâng cao trách nhiệm của các chủ thể này trong việc quan tâm đến môi trường khi tham gia nuôi trồng thủy sản.
VD: Trong Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành về việc phê duyệt kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản gian đoạn 2021-2025 có quy định:
“Tham gia giám sát chất lượng nước tại cơ sở sản xuất của mình.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản NTTS trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản”
2.4.2 Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản.
Theo điều 42 Luật Thủy sản 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân nuôi trồng thủy sản như sau:
“1 Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có quyền sau đây: a) Khai thác thủy sản theo đúng nội dung ghi trong giấy phép; b) Được thông tin về nguồn lợi thủy sản, hoạt động thủy sản, thị trường thủy sản và hướng dẫn về công nghệ, kỹ thuật khai thác thủy sản; c) Được Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong khai thác thủy sản.
2 Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
7 Thanh Thủy: “Vĩnh Phúc: Chủ động phòng, chống hiệu quả các dịch bệnh ở thủy sản”, Trang thông tin điện tử Cục Thủy sản, https://tongcucthuysan.gov.vn/vi-vn/nu%C3%B4i-tr%E1%BB%93ng-th%E1%BB%A7y-s%E1%BA
%A3n/-ph%C3%B2ng-ch%E1%BB%91ng-d%E1%BB%8Bch-b%E1%BB%87nh/doc-tin/020036/2023-12-12/vinh- a) Thực hiện các quy định ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản, duy trì điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 50 của Luật này; b) Thực hiện quy định về bảo đảm an toàn cho người, tàu cá và an toàn thực phẩm đối với sản phẩm khai thác; chủ động thực hiện các biện pháp phòng, chống thiên tai; phải cứu nạn khi gặp người, tàu bị nạn; c) Phải treo Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên tàu cá khi hoạt động; đánh dấu tàu cá theo vùng biển, đánh dấu ngư cụ đang sử dụng tại ngư trường theo quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; d) Tuân thủ việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; đ) Tham gia cứu hộ, bảo vệ chủ quyền, an ninh, trật tự trên vùng khai thác; tố giác hành vi vi phạm pháp luật về thủy sản; e) Tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản; chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài; g) Trong quá trình hoạt động khai thác thủy sản phải mang theo bản chính hoặc bản sao chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản đối với trường hợp phải có giấy phép, Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá đối với tàu cá phải đăng kiểm, Giấy chứng nhận đăng ký tàu cá, sổ danh bạ thuyền viên, văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác theo quy định đối với thuyền viên và người làm việc trên tàu cá; h) Ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.”
Theo đó ngoài các nghĩa vụ tại Khoản 2 Điều 52 mà đã được quy định cụ thể như trên, thì trong đó cần chú ý đến hai nghĩa vụ được quy định tại Điểm e đó là:
Thứ nhất, tuân thủ các quy định quản lý vùng, nghề, kích cỡ loài, ngư cụ khai thác thủy sản
Thứ hai, chấp hành việc điều chỉnh nội dung ghi trong giấy phép khi có thông báo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về điều chỉnh sản lượng khai thác theo loài.
Hai điều này quy định các loại công cụ, nghề, các vùng biển, loài và sản lượng loài,…để nhằm quản lí và bảo đảm được nguồn lợi thủy sản khi khai thác.
2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức trong chế biến thủy sản.
Theo Điều 96 Luật Thủy sản 2017 quy định:
“1 Cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản phải đáp ứng các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy, nổ.
2 Thủy sản, sản phẩm thủy sản được mua, bán, sơ chế, chế biến phải có hồ sơ nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm.
3 Mua, bán thủy sản tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ và kiểm dịch thực vật”