1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ luật học: Pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015

82 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

PHAP LUAT VE HOAT DONG DAU TU THEO HINH THUC M&A VA THUC TIEN AP DUNG TAI VIET NAM TRONG

GIAI DOAN 2010-2015

LUẬN VAN THAC SĨ LUẬT HOC

HA NOI - 2017

Trang 2

DAU QUOC DŨNG

PHAP LUAT VE HOAT DONG DAU TU THEO HINH THUC M&A VA THUC TIEN AP DUNG TAI VIET NAM TRONG

GIAI DOAN 2010-2015

CHUYEN NGANH: LUAT KINH TE

NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS LE DINH VINH

HA NOI - 2017

Trang 3

trợ từ Giáo viên hướng dẫn là Tiến sĩ Lê Đình Vinh Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, co quan tô chức khác và cũng thé hiện trong phần tài liệu tham khảo Nếu phát hiện có bất cứ sự gian lận nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình

Hà Nội, ngày tháng năm 2017Tác giả

Đậu Quốc Dũng

Trang 4

nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dan của các thay cô giáo, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp trong suốt khóa học cũng như trong thời gian nghiên cứu đề tài luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Tiến sĩ Lê Đình Vinh — người thay kính mén đã hết lòng giúp đỡ, tận tình hướng dan, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện cho tôi trong suot qua trinh thực hiện nghiên cứu Luận văn của mình.

Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Ban Giám hiệu, toàn thể quý thây cô, cán bộ trong Phòng Đào tạo, Khoa Sau đại học, Khoa Pháp luật kinh tế và cản bộ Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt qua trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn ở bên cạnh động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tap và thực hiện đề tài nghiên cứu của mình.

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thay cô trong hội đồng cham luận van đã cho tôi những đóng góp quý bau để hoàn chỉnh luận văn này.

Tran trọng cam on /.

Hà Nội, ngày tháng năm 2017Tác giả

Đậu Quốc Dũng

Trang 5

CHƯNG | - 2-2-5256 SEEEEEEEEEE12112152111111111111111111111111 1.11 Lee 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DAU TƯ THEO HÌNH THỨC M&A 7 1.1.1 Khái niệm về M&A và đầu tư theo hình thức M&A . 7 1.1.2 Phân loại hình thức Má&A - 222211111 eeesssssseeeeeeee 9 1.1.3 Những tac động của dau tư theo hình thức M&A đối với nền kinh tế -xã hội và doanh nghi€p - - - (c2 1132111331111 1811 811 8k rrep 12 1.2 PHÁP LUẬT VE M&A VÀ ĐẦU TƯ THEO HINH THỨC M&A 17 1.2.1 Pháp luật về M&A và dau tư theo hình thức M&A trước Luật Doanh NGhSp NAM 2014 101 Ú 17 1.2.2 Pháp luật về M&A và đầu tư theo hình thức M&A sau Luật Doanh NGhSp NAM 2014 1011 22

CHƯNG 2 eececcsscssssssessessessessessessssssssssssesssssessessessussessussussssssesasesessessesssssseeees 27

2.1 THUC TRANG HOAT ĐỘNG DAU TƯ THEO HÌNH THUC M&A QUA MOT SO VU VIỆC THUC TIEN cccecccccssscsecessssceescecsvsssecesevsveeeeceees 27 2.1.1 Vụ việc tach doanh nghiệp và mua lại cổ phần . 2-52 sọ 2.1.2 Vụ việc về sáp nhập doanh nghiỆp - 2 2 + 2 +k+E££+EeEerxexered 34 2.1.3 Vu việc về nhà đầu tư nước ngoài xâm nhập và thâu tóm thị trường bán lẻ Việt Nam - - - ¿+ + + << 2111531111113 2223211 1 1 11 1 2 112133333222 xzz 41 2.2 THUC TRANG PHAP LUAT VIỆT NAM VE M&A - 50 2.2.1 Hành lang pháp lý về M&A của pháp luật Việt Nam chưa day đủ và

2.2.2 Về khái niệm mua lại doanh nghiệp theo Luật Cạnh tranh và Luật doanh nghiệp chưa thống nhất 2- 2-2 2 SE E+E£EE2E£EE£EEEeEEzEerxrrered 51 2.2.3 Về chủ thé có quyền mua lại doanh nghiệp 2-5-2 2 s2 252 Ja

Trang 6

3.1 YÊU CÂU DOI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHAP LUAT VE M&A TẠI in - 57 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện cụ thỂ 2- 22 2+s+£k+E£+E+EzEerxzxered 58 3.2.1 Sửa d6i khái niệm mua lại doanh nghiệp tại Luật Cạnh tranh năm 2004

¬ 58 32.2 Định hướng về nội dung hợp đồng mua lại/mua bán doanh nghiệp 58 KẾT LUẬN c2 2E 5251515151111111111115151111111111115151212111111151511 111111 cxe 62

Trang 7

Trong tiếng Anh, cụm từ Merge and Acquisition (viết tat là M&A) có nghĩa là sáp nhập và mua lại (hoặc mua bán) doanh nghiệp Đó là hoạt động giành quyền kiểm soát một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp.

Trước năm 1999, tại Việt Nam, gần như không có dữ liệu và sự xuất hiện các thương vụ M&A Luật Doanh nghiệp năm 1999 ra đời, làm cơ sởpháp lý quan trọng cho các hoạt động M&A sau đó Năm 2006, cùng với sự kiện Việt Nam chính thức gia nhập WTO, thị trường chứng khoán phát triển mạnh sau sáu năm kể từ khi xuất hiện, sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Luật Dau tư năm 2005, chủ trương và các quy định pháp lý về cô phần hóa doanh nghiệp nhà nước đã góp phần tạo môi trường đầu tư rộng mở cho tất cả các thành phần kinh tế Trong môi trường đó, các nhà đầu tư đã từng bước sử dụng M&A như một công cụ chiến lược đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh Do vậy, việc nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn pháp lý về đầu tư theo hình thức M&A, thực trạng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức M&A đang là nhiệm vụ cần thiết hiện

Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc giải quyết nhiệm vụ nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài “Pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A và thực tiễn áp dụng tại Việt Nam trong giai đoạn 2010-2015” làm Đề tài Luận văn thạc sỹ của mình.

2 Tình hình nghiên cứu Đề tài

Cho đến nay, các công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến Đề tài pháp luật về đầu tư theo hình thức M&A ở Việt Nam là tương đối đa dạng, phong phú Rất nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố trong thời gian qua, trong đó phải kế đến một số công trình tiêu biểu như sau:

- Lê Viết Thái, Hành vi tập trung nghiên cứu, năm 2008 Đề tài nghiên cứu về thé chế cạnh tranh trong điều kiện phát triển thị trường tại Việt Nam

Trang 8

này được thực hiện vào năm 2005, trước khi hoạt động này thực sự nở rộ ở Việt Nam nên các thông tin về mua lại và sáp nhập chưa thực sự phản ánh chính xác và day đủ thực tiễn mua lại và sáp nhập tại Việt Nam Mặt khác, chuyên đề này chưa thể hiện hết bản chất mua lại và sáp nhập vì tác giả chuyên dé chủ yêu phân tích mua lại và sáp nhập theo góc nhìn của pháp luật cạnh tranh mà chưa đánh giá mualai và sáp nhập dưới lăng kính của pháp luậtdoanh nghiệp, thương mại.

- Nhiều tác giả, Cẩm nang Mua bán và sáp nhập tại Việt Nam, năm 2009 Cuốn sách bao gồm 216 trang, được kết câu thành mười chương, trong đó có chín chương (từ chương một đến chương chín) liên quan đến các thương vụ mua lại và sáp nhập Mục đích của cuốn sách là hướng đến các công ty có nhu cầu mua và bán doanh nghiệp, do vậy, các nội dung về chính sách quản lý nhà nước đối với thị trường sáp nhập và mua bán doanh nghiệp được đề cập rất Ít.

- Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh tô chức và chủ trì, Pháp luật diéu chỉnh sắp nháp, mua lại ở Việt Nam — kỷ yếu hội thảo khoa học Pháp luật về sáp nhập, mua lại: Những van dé lý luận và thực tiên, năm 2010 Các tác giả tham dé tài trên tập trung nghiên cứu các nội dung như: (i) Vì sao pháp luật cần phải điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; (ii) Một số nội dung về ban chất pháp lý của mua bán doanh nghiệp; (iii) Những van đề pháp lý trong thương vụ sáp nhập, mua lại doanh nghiệp (các bước của giao dịch sáp nhập, mua lại doanh nghiệp, thẩm định pháp lý ) dưới con mắt của các luật sư các công ty luật; (iv) Một số van đề về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài và cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO trong các giao dịch mua lại và sáp nhập; (v) Các quy định pháp luật về định giá doanh nghiệp khi thực hiện thương vụ mua lại và sáp nhập; (vi) Kinh nghiệm của Trung Quốc trong điều chỉnh sáp nhập, mua lại doanh nghiệp; (vii) Mua lại và sáp nhập

Trang 9

Nam” đã phân tích hoạt động mua lại và sáp nhập tương đối tổng thé ở các khía cạnh kinh tế, khía cạnh pháp lý và có sự so sánh với kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật về mua lại và sáp nhập của Trung Quốc Tuy nhiên, do có nhiều tác giả tham gia trong cùng một đề tài nên các bài viết đã bị trùng lặp về một số nội dung, ý tưởng như: Tìm hiểu về khái niệm mua lại và sáp nhập, thâm định pháp lý về mua lại và sáp nhập Các bài viết chưa thống nhất về việc sử dụng các thuật ngữ như thấm định chi tiết, mua lại và sap nhập doanh

nghiệp nên chất lượng khoa học của công trình còn bị hạn chế Mặt khác, do

sự trùng lặp về ý tưởng, nội dung bài viết nên đã dẫn đến tình trạng một số nội dung được dé cập quá nhiều (như thâm định pháp lý- thẩm định chi tiết) nhưng có những nội dung cần quan tâm (các quy định luật lao động, sở hữu trí tuệ) khi thực hiện thương vụ mua lại và sắp nhập lại không được đưa vào hoặc nghiên cứu sơ sải trong đề tài hội thảo khoa học cấp Bộ này.

- Pham Trí Hùng và Đặng Thế Đức, M&A — Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam — Hướng dan cơ bản dành cho bên bản, năm 2011 Đây là một cuốn sách phân tích các thương vụ sáp nhập va mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam theo các nội dung: sự cần thiết sap nhập và mua lại doanh nghiệp; thâm định doanh nghiệp; khuôn khổ pháp lý dé thực hiện hoạt động mua bán doanh nghiệp Bên cạnh đó, các tác giả cũng giới thiệu tới độc giả các mẫu hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cô phan, biên bản ghi nhớ trong giao dịch sáp nhập và mua lại doanh nghiệp Cuốn sách trên được ghi nhận là nguồn tư liệu cung cấp thông tin cho bên bán doanh nghiệp, vì vậy, những yêu cầu tư vấn pháp ly cho bên mua doanh nghiệp vẫn là một nội dung bỏ ngõ mà nghiên cứu: M&A — Sap nhập và mua lại doanh nghiệp ở

Việt Nam — Hướng dân cơ bản đành cho bên bán chưa có lời giải đáp.

- Trần Thị Bảo Ánh, Pháp luật về mua bản doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2014 Luận án

Trang 10

Trên cơ sở có kê thừa có chọn lọc kêt quả của các công trình nghiên cứutrước đây về hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, đông thời với quatrình nghiên cứu độc lập và nghiêm túc, luận văn đặt vân đê nghiên cứu cácvân dé sau:

Thứ nhất, luận văn xây dựng được hệ thống lý luận khoa học của pháp luật về đầu tư theo hình thức M&A ở Việt Nam: nêu ra quan niệm về mua bán doanh nghiệp và làm rõ đặc điểm pháp lý của mua bán doanh nghiệp thông qua các ví dụ thực tiễn Từ đó, luận văn chỉ ra những đặc trưng pháp lý cơ bản của mua bán doanh nghiệp, mua bán tài sản, chuyên nhượng cô phan, phần vốn góp của thành viên doanh nghiệp.

Thứ hai, luận văn đánh giá một cách tương đối toàn diện và có hệ thống thực trạng pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A ở Việt Nam, chỉ ra những bất cập của pháp luật hiện hành về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A.

Thứ ba, luận văn đề xuất các yêu cầu khoa học và giải pháp cụ thể cho việc hoàn thiện pháp luật về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A, đáp ứng nhu cầu phát triển hoạt động đầu tư theo hình thức M&A trong nên kinh tế thị trường thời kỳ hội nhập quốc tế ở Việt Nam Đặc biệt là trong những năm gần đây, hoạt động dau tư tại Việt Nam chủ yếu được thực hiện dưới hình thức M&A nhiều hơn là hình thức dau tư trực tiếp.

3 Đôi tượng nghiên cứu, phạm vỉ nghiên cứu của Luận văn

Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là hệ thống lý luận pháp lý và luật thực định liên quan đến hoạt động đầu tư theo hình thức M&A, các vụ việc đầu tư theo hình thức M&A diễn ra trên thực tế, tập trung vào các chế định

Trang 11

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào hệ thống khoa học pháp lý, các quy định pháp luật của Việt Nam về đầu tư, M&A và pháp luật của Việt Nam về cạnh tranh.

4 Mục đích nghiên cứu của Luận văn

Luận văn được thực hiện với mục đích nghiên cứu, làm sáng tỏ thêm một số vấn đề lý luận pháp lý về đầu tư theo hình thức M&A Luận văn cũng tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật hiện hành về pháp luật trong lĩnh vực M&A cũng như tình hình thực hiện trên thực tế, phân tích những mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế trong các quy định của

pháp luật, kết quả thực hiện, ton tai va nguyên nhân Từ các kết quả nghiên

cứu nêu trên, Luận văn dé xuất phương hướng và các giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về đầu tư theo hình thức M&A ở Việt Nam hiện

5 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu Đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu trong lĩnh vực khoa học pháp lý, như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê

Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của Chủ nghĩa Mác — Lê nin, với hạt nhân là phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử Ngoài ra, tác giả bám sát các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, về cải cách tư pháp, mà trọng tâm là Nghị quyết 48-NQ/TW và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị và các Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIL, IX, X, XI, XI và Hiến pháp năm 2013.

Các số liệu thống kê sử dụng trong Luận văn được tác giả trích dẫn từ các nguôn có săn với giả định răng các nguôn đó là chính xác và tin cậy Do

Trang 12

văn được tác giả khái quát và tông hợp từ thực tiễn lĩnh vực công tác của minh.

6 Y nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 6.1.Y nghia khoa hoc:

- Luận van đã đưa ra khái niệm co ban của hoạt động M&A và phan loại

hoạt động M&A;

- Luận văn đã đưa ra thực trạng của pháp luật về hoạt động M&A cũng như yêu câu và một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về hoạt động M&A.

6.2 Ý nghĩa thực tiễn:

- Luận văn đã đưa ra tác động của hoạt động M&A đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp;

- Luận văn đã đưa ra một số vụ việc thực tế về hoạt động M&A ma học viên đã triển khai trên thực tế.

7 Bố cục của luận văn

Ngoài Lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 03 chương chính như sau:

- Chương I: Những vấn đề lý luận về hoạt động đầu tư theo hình thức M&A và pháp luật về M&A.

- Chương II: Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A tại Việt Nam qua một số vụ việc thực tiễn.

- Chương III: Thực trạng và hướng hoàn thiện quy định pháp luật về M&A tại Việt Nam.

Trang 13

THUC M&A VÀ PHÁP LUẬT VE M&A

1.1 KHAI QUAT VE DAU TU THEO HINH THUC M&A 1.1.1 Khái niệm về M&A và đầu tw theo hình thức M&A

M&A là những hoạt động kinh doanh và quản trị không xa lạ ở các nền kinh tế phát triển trên thế giới Các doanh nghiệp luôn có xu hướng phát triển và chiếm lĩnh thị trường nên đây là một hiện tượng phổ biến và tất yêu trong nền kinh tế Các tài liệu khác nhau trên thế giới có nhiều khái niệm về M&A (Mergers and Acquisitions), tuy nhiên các khái niệm nay khá đồng nhất:

- Mergers được hiểu là sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, là sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời cham dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập Các công ty bị hợp nhất chuyên toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp tạo thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tôn tại của các công ty bị hợp nhất.

- Acquisitions được hiểu là mua bán/mua lại doanh nghiệp, là việc một công ty mua lại một công ty khác, thông thường một công ty lớn sẽ mua lạicông ty nhỏ hơn Tên gọi mua ban hay mua lại doanh nghiệp có sự khác nhau là do cách dịch ra tiếng Việt có sự khác nhau Bản chất mua bán hoặc mua lại doanh nghiệp đều giống nhau, đều phản ánh việc một bên (bên bán) chuyên quyền sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp cho một bên (bên mua) và bên mua có quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp mà ho mua lai’.

Hình thức mua lại còn có thể được biết đến với một thuật ngữ chuyên môn tương đương là hoạt động thâu tóm Thâu tóm xảy ra khi hai công ty kết hợp với nhau dé tạo thành một công ty hoàn toàn mới Nó là khái niệm được

' Andrew J.Sherman and Milledge A Hart (2006), Mergers and Acquisitions From A to Z, 2"° edition,

Prentice Hall

Trang 14

sản của công ty mục tiêu đủ để có quyền khống chế toàn bộ quyết định của công ty đó Tỷ lệ này có thé khác nhau theo quy định trong Luật công ty của từng quốc gia Sau khi bị thâu tóm, công ty mục tiêu sẽ chấm dứt hoạt động hoặc trở thành một công ty con của công ty thâu tóm Thương hiệu của công ty mục tiêu nếu được đánh giá là vẫn còn giá trị để duy trì thị phần thì vẫn giữ lại như một thương hiệu độc lập, hoặc được gộp lại thành một thương

(Sap nhập/Hợp nhất) (Mua bán/Mua lại/Thâu tóm)

Mua lại Mua lạitoàn bộ một phân

Như vậy, mục tiêu của M&A là giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, tham gia vào hoạt động điều hành, quan ly doanh nghiệp ở mức độ nhất định, không đơn thuần là sở hữu một phan vốn góp hay nắm giữ cổ phần như hoạt động đầu tư thông thường Do đó, khi nhà đầu tư đạt được mức sở hữu phần vốn góp, cô phần của doanh nghiệp đủ dé tham gia, và có quyền đưa ra các quyết định liên quan tới các vẫn đề quan trọng của doanh nghiệp thì khi đó có

? Andrew J.Sherman and Milledge A Hart (2006), Mergers and Acquisitions From A to Z, 2" edition,

Prentice Hall

Trang 15

liên quan tới vấn đề của doanh nghiệp thì đây chỉ được coi là hoạt động đầu tư thông thường Điểm chung của hoạt động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hay mua lại, sáp nhập, hợp nhất là tạo cho doanh nghiệp mới hình thành có giá trị lớn hơn nhiều lần giá trị riêng lẻ của một doanh nghiệp ban đầu Đó chính là kết quả của sự thành công hay thất bại của một thương vụ M&A mang lại.

1.1.2 Phân loại hình thức M&A

Dựa theo các tiêu chí, hoạt động M&A có thé được phân loại như sau’:

(a) Can cứ vào chức nang của các công ty thành viên: hoạt động

M&A có thể được phân loại theo 3 hình thức: (1) M&A chiều ngang, (2) M&A chiều đọc và (3) M&A kết hợp:

(1) M&A chiều ngang (Horizontal): là hình thức mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp cùng ngành, việc sap nhập giữa các công ty cạnh tranh trực tiếp, có cùng loại sản phẩm va thị trường Kết quả từ việc mua bán, sáp nhập theo hình thức này sẽ mang lại cơ hội mở rộng thị trường, tăng hiệu quả trong việc kết hợp thương hiệu, giảm chi phí cố định, tăng cường hiệu quả hệ thống phân phối.

(2) M&A chiều dọc (Vertical): Mua bán, sáp nhập giữa các doanh nghiệp tham gia vào các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và tiếp cận thị trường, nhằm giảm chi phí giao dịch và các chi phí khác thông qua việc quốc tế hóa các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất và phân phối, đồng thời tạo ra lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra sản phẩm, giảm chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh Hay nói cách khác, mua bán và sáp nhập theo chiều dọc là hoạt động sáp nhập hoặc mua lại giữa hai doanh nghiệp hoạt động kinh

> Andrew J.Sherman and Milledge A Hart (2006), Mergers and Acquisitions From A to Z, 2" edition,

Prentice Hall

* Nguyễn Thị Diệu Chi (2014), Phát triển hoạt động mua bán và sáp nhập trong lĩnh vực tài chính ngânhàng Việt Nam, Luận án Tiến sĩ

Trang 16

doanh trên cùng một chuỗi giá trị Hoạt động sáp nhập theo chiều dọc thường đem lại cho doanh nghiệp tiến hành sáp nhập nhiều lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian, không chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh.

(3) M&A kết hop (Conglomerate): Đây là hình thức mua bán và sáp nhập dé hình thành nên các tập đoàn Hình thức này là sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau và không có liên quan, nhằm giảm co bản rủi ro nhờ đa dang hóa và dé khai thác các hình thức kinh tế khác nhau trong các lĩnh vực tài chính, tài nguyên Việc sử dụng hình thức M&A hình thành nên các tập đoàn sẽ là một cách tránh va không làm ảnhhưởng tới mức độ tập trung của thị trường Thông thường, các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đa dạng hóa các dãy sản phẩm thường lựa chọn chiến lược liên kết dé thành lập các tập đoàn Loi ích của M&A hình thành các tập đoàn là việc giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa, tiết kiệm chi phí gia nhập thị

trường và đạt được lợi nhuận gia tăng nhờ có nhiêu sản phâm dịch vụ.

(b) Căn cứ vào chủ thể tham gia thương vụ: hoạt động M&A có thé được phân chia thành 2 loại: (1) M&A trong nước và (2) M&A quốc tế.

(1) M&A trong nước: là hình thức mua bán và sáp nhập diễn ra tại một quốc gia và được thực hiện giữa các doanh nghiệp trong cùng lãnh thé một quốc gia, không có sự kết hợp giữa các tài sản xuyên biên giới.

(2) M&A quốc tế: là hình thức được thực hiện giữa các doanh nghiệp thuộc hai quốc gia khác nhau Ngoài ra, đây còn có thé coi là một trong những hình thức dau tư trực tiếp và phố biến trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế gần đây, làn sóng toàn câu hóa đã dần xóa bỏ biên giới kinh doanh của các công ty đa quốc gia khiến cho xu hướng M&A xuyên biên giới ngày càng trở thành xu hướng tất yếu trong bối cảnh kinh tê toàn câu.

(c) Căn cứ trên góc độ tài chính doanh nghiệp: hoạt động M&A có thể phân chia thành 3 loại cơ bản: (1) sáp nhập hay hợp nhất công ty, (2) thâu

Trang 17

tóm cô phiéu/phan vốn góp đề thâu tóm công ty, (3) thâu tóm tài sản dẫn đến thâu tóm công ty:

(1) Sáp nhập hay hợp nhất công ty: Sáp nhập (merger) là sự nhập chung

công ty này vào một công ty khác, theo đó công ty bi sáp nhập (acquired firm)

sẽ ngừng tồn tại như là thực thé riêng biệt, nhập chung tài sản và nợ của nó vào công ty sáp nhập (acquiring firm), trong khi công ty sáp nhập vẫn giữ lại tên và sự tổn tại của nó Tài sản, nợ phải trả được nhập vào công ty sáp nhập nên phát sinh nhiều vấn đề về tài chính Hợp nhất (consolidation) khác ở chỗ kết quả là một công ty hoàn toàn mới được tạo ra sau khi hợp nhất, cả 2 công ty trước đó sẽ trở thành một phan của công ty mới, đều không còn tôn tại như một thực thể độc lập.

(2) Thâu tóm cổ phiéu/phan vốn góp dé thâu tóm công ty: Bao gồm chào giá riêng (giữa ban quản lý 2 công ty) hay chào giá công khai Hoạt động có một số đặc điểm như không cần họp đại hội cô đông, bỏ phiếu, công ty đặt giá có thể thương lượng trực tiếp với cô đông, không cần hỏi ý kiến ban quan ly, hội đồng quản trị, ít thân thiện, đễ gặp sự kháng cự, và kết quả đa dạng khi có thê công ty mục tiêu sẽ không bị thâu tóm toàn bộ, hoặc kết thúc bằng sap nhập.

(3) Thâu tóm tài san (acquisition of assets): Day là hình thức công ty sap nhập, mua lại có thể tự mình hoặc cùng với công ty mục tiêu tiến hành định giá tài sản của công ty đó (thông thường họ sẽ thuê một công ty định giá tai sản độc lập) Sau đó các bên sẽ tiến hành thương lượng dé đưa ra một mức giá phù hợp (có thé cao hoặc thấp hon) Phương thức thanh toán có thé bằng tiền mặt và nợ Điểm hạn chế của phương thức này là các tài sản vô hình như thương hiệu, thị phần, văn hóa thường rất khó định giá và thương lượng, thường đòi hỏi cần họp ban để tổ chức bỏ phiếu giữa các cổ đông về việc bán công ty Thêm vào đó, hình thức này còn liên quan đến nhiều van đề về thủ tục pháp lý khi chuyên nhượng quyền sở hữu tài sản, dan tới làm tăng chi phí khi thực hiện M&A.

Trang 18

(d) Căn cứ trên tính chất của thương vụ: đây là cách phân loại theo UNCTAD (2011), với 2 loại: (1) M&A thân thiện (Friendly), (2) M&A thùnghịch (Hostile).

(1) M&A thân thiện (Friendly): là hình thức ban quản trị công ty mục tiêu hay công ty bị mua lại) đồng thuận và ủng hộ trong giao dịch mua lại đó Các thương vụ M&A này thường xuất phát từ lợi ích chung của cả hai bên.

(2) M&A thù nghịch (Hostile): M&A theo kiểu thù nghịch — M&A bat hợp tác: là hình thức ban quản trị của công ty mục tiêu không đồng ý và sử dụng các biện pháp nhằm chống lại sự thâu tóm, mua lại từ phía công ty đi mua Đây là những thương vụ không có sự ủng hộ của ban quản lý của công ty mục tiêu, bởi đôi khi, việc thâu tóm có thé gây nên những tổn thất cho công ty mục tiêu.

(e) Căn cứ vào phạm vi, lãnh thổ: M&A có thé phân chia thành 3 loại (1) Inbound M&A, (2) Outbound M&A, (3) Domestic M&A.

(1) Inbound M&A: Day là hình thức mua bán va sáp nhập trong đó các tập đoàn, doanh nghiệp, t6 chức nước ngoài tham gia đầu tư vào thị trường một quốc gia thông qua việc đầu tư vào hoặc thâu tóm doanh nghiệp nội địa của quốc gia đó.

(2) Outbound M&A: Đây là hình thức mua bán và sáp nhập trong đó tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức nội địa thực hiện đầu tư ra nước ngoài thông qua việc thâu tóm doanh nghiệp nước ngoài tại nước đến đầu tư.

(3) Domestic M&A: các thương vụ M&A diễn ra giữa các doanh nghiệp trong một quốc gia bao gồm cả công ty nội địa, công ty nước ngoài thành lập và hoạt động tại quốc gia đó.

1.1.3 Những tác động của đầu tư theo hình thức M&A doi với nên kinh tế - xã hội và doanh nghiệp

1.1.3.1 Những tác động của đầu tư theo hình thức M&A đối với nên kinh tê - xã hội:

Trang 19

(a) Những tác động tích cực của đầu tư theo hình thức M&A đối với nền kinh tế - xã hội:

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A góp phần gia tăng mức độ năng động của nền kinh tế Thông qua hoạt động M&A, các doanh nghiệp hoạt động không tốt, có nguy cơ phá sản sẽ được các doanh nghiệp khác xem xét mua lại hoặc tiễn hành sáp nhập, hợp nhất Khi đó, ảnh hưởng không tốt từ các doanh nghiệp phá sản đối với nền kinh tế sẽ giảm đi.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A càng phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều ngành dịch vụ hỗ trợ như các công ty tư van pháp luật, các ngân hàng dau tư, các trung gian môi giới dé dam bao cho sự thành công

của các thương vụ mua ban.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A sẽ tạo kênh huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư và nguồn lực nước ngoài, góp phan phát triển kinh tế đất nước Cùng với việc bỏ vốn xây dựng một doanh nghiệp mới, các nhà đầu tư nước ngoài có thé bỏ vốn mua lại hoặc sáp nhập với một cơ sở kinh doanh

có săn và tiêp tục hoạt động, phat triên nó.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A là một giải pháp quan trọng trong quá trình tái cấu trúc nền kinh tế M&A là một trong những hoạt động phổ biến trong bối cảnh cạnh tranh ngành càng khốc liệt Quá trình tái cấu trúc kinh tế tạo áp lực cho các doanh nghiệp còn trụ lại phải là những doanh nghiệp khỏe mạnh, được sàng loc M&A góp phan hình thành nên những tổ chức mới, những tập đoàn phù hợp và hoạt động có hiệu quả trong tình hình mới, từ đó gia tăng các động lực tích cực cho phát triển kinh tế.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A có sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài còn giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, nâng cao chất lượng nguồn lao động và nâng cao đời sống cho người dân Thông qua M&A có sự tham gia của các nha đầu tư nước ngoài, chúng ta cũng có cơ hội dé phát triển nguồn nhân lực Bởi lẽ, vì mục đích hoạt động của mình mà các nhà đầu tư sẽ tiến hành bồi dưỡng dao tạo đội ngũ lao động sở tại để họ có thê thích nghi với phương thức hoạt động cũng như cách làm ăn với nước ngoài.

Trang 20

(b) Những tác động tiêu cực của đầu tư theo hình thức M&A đối với nền kinh tế - xã hội:

- Không phải hoạt động đầu tư theo hình thức M&A nào cũng làm gia tăng năng lực sản suất và giá trị thị trường, hoạt động đầu tư theo hình thức M&A tràn lan không suy tính kỹ càng, không có chiến lược quản lý hiệu quả có thé là con đường dẫn đến sự phá sản, gây ra những hoang mang, sự suy sụp cho ngành nghề lĩnh vực mà nó tham gia.

- Mặc dù hoạt động đầu tư theo hình thức M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài cũng là một hình thức đầu tư FDI, nhưng có thé tinh giản bộ máy hoạt động, đôi khi còn thay đổi cơ cấu, đào thải những lao động không phù hợp, vì vậy làm tăng gánh nặng quản lý của Nhà nước.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A đã tạo ra sân chơi không công băng cho các doanh nghiệp nhỏ, thông qua hoạt động đầu tư theo hình thức M&A các công ty lớn, công ty đa quốc gia có thé thao túng dé dàng một thi trường nào đó, làm gia tăng tính độc quyên Đặc biệt với hình thức thao túng cô phan sẽ là nỗi lo âu của các doanh nghiệp vốn cô phan còn thấp.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A còn mang một nguy cơ tiềm tang rất nguy hiểm Chính hoạt động đầu tư theo hình thức M&A sẽ làm lui tàn lòng nhiệt huyết của những nhà quan lý các công ty nhỏ, làm mat di động lực, sức sáng tạo của quá trình phát triển kinh tế.

1.1.3 Những tác động của đầu tư theo hình thức M&A đối với doanh nghiệp:

(a) Những tác động tích cực của đầu tư theo hình thức M&A đối với doanh nghiệp:

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A tạo nền tảng hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường, cũng như thâm nhập thị trường mới Khi tiến hành hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, các doanh nghiệp đi mua thường có lợi thé sau thương vụ M&A hoàn thành, bởi ngay lập tức, doanh nghiệp đã có thê tận dụng cơ sở vật chât của doanh nghiệp mục tiêu làm nên tảng cho

Trang 21

quá trình phát triển kế tiếp thay vì phải xây mới từ đầu Do vậy, doanh nghiệp mới hình thành hay doanh nghiệp sáp nhập có thể thâm nhập ngay vào thị trường mới mà không tốn thời gian, chi phí xây dựng cơ sở vật chat.

- Hoạt động dau tư theo hình thức M&A góp phan tiết kiệm chi phí Marketing của doanh nghiệp khi doanh nghiệp mới tiếp quản thị phần của doanh nghiệp mục tiêu, hay doanh nghiệp bị sáp nhập Thông thường một doanh nghiệp mới khi gia nhập vào một thị trường tốn khá nhiều chi phí cho hoạt động tuyên truyén, quảng bá giới thiệu doanh nghiệp va sản phẩm Tuy nhiên, khi sử dụng công cụ thâm nhập thị trường qua M&A, tiến hành mua các doanh nghiệp sẵn có trên thị trường, doanh nghiệp đi mua sẽ giảm được chi phí quảng bá hình ảnh nhờ tận dụng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệphiện hữu.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A tạo điều kiện thu hút, tận dụng được nguồn lực chất lượng cao Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp lại với nhau góp phần hình thành nên một doanh nghiệp mới, tuy nhiên là sự hình thành doanh nghiệp mới trên cơ sở các doanh nghiệp đã sẵn có trên thị trường Vì vậy, ngay lập tức, doanh nghiệp mới hình thành đã có sẵn cơ sở vật chất, và đội ngũ cán bộ, công nhân của doanh nghiệp cũ, nay thuộc doanh nghiệp mới Đây chính là con đường ngăn nhất giúp doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ, công nhân được đào tạo nhanh nhất, và cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiêu chi phí đào tạo đội ngũ cán bộ.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A là công cụ tài chính góp phần tích tụ các nguồn vốn tài chính hỗ trợ nâng cao năng lực kinh tế cho doanh nghiệp Thông thường sau các thương vụ M&A, quy mô doanh nghiệp thường có xu hướng tăng lên, do doanh nghiệp tận dụng được nguồn lực, ưu thé vốn, công nghệ, trình độ quản lý tiên tiến của doanh nghiệp đi mua Do vậy, điều này giúp cho doanh nghiệp mới có thể nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế nhờ tính kinh tế theo quy mô khi tăng thị phần, giảm chi phí đầu tư tài sản cô định, giảm chi phí nhân công, công tác hậu cần, và hoạt động phân phối.

Trang 22

- Thông qua hoạt động đầu tư theo hình thức M&A, doanh nghiệp có thé nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực thị trường Hoạt động M&A diễn ra, tất yếu làm cho thị trường giảm đáng kê số lượng các doanh nghiệp trên thị trường Điều này đồng nghĩa với sức nóng của hoạt động cạnh tranh sẽ bớt căng thăng hơn giữa các bên liên quan.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A góp phần hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới về công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật mới thông qua nhận chuyển giao kỹ thuật, trình độ quản lý từ đối tác Để duy trì lợi thế trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp luôn cần quan tâm tới đầu tư vào hệ thống khoa học công nghệ để vượt qua các doanh nghiệp cạnh tranh khác Thông qua hoạt động mua bán và sáp nhập, các doanh nghiệp có thể nhận chuyền giao kỹ thuật và công nghệ cho nhau Từ đó, doanh nghiệp mới hình thành có thé tận dụng được công nghệ chuyền giao va có những lợi thế cạnh tranh nhất định trên thị trường.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A góp phần hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược đa dạng hóa, dịch chuyền chuỗi giá trị Nhiều t6 chức tai chính thực hiện các thương vụ mua bán và sáp nhập nhằm hiện thực hóa chiến lược đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ tài chính cung ứng Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ cung ứng nhờ vào kế thừa, học hỏi các sản phẩm của các đối tác trong thương vụ M&A.

(b) Những tác động tiêu cực của đầu tư theo hình thức M&A đối với doanh nghiệp:

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A trong nhiều trường hợp sẽ làm giảm tính cạnh tranh trên thị trường khi những doanh nghiệp sau khi sáp nhập có vị trí thông lĩnh trên thị trường.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài tạo ra môi trường cạnh tranh cần thiết cho các doanh nghiệp trong nước Nhưng chính sự cạnh tranh đó lại là một mối đe doa đối với họ Điều này đặc biệt đúng với các nước có trình độ mở cửa chưa cao.

Trang 23

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A thường tạo ra các vấn đề xã hội liên quan đến việc người lao động bị dôi dư do cơ cau lại hoạt động doanh nghiệp.

- Sự khác biệt vê văn hóa tô chức và cách vận hành sẽ tạo ra sự mâu

thuẫn dẫn đến tính hiệu quả kinh tế thấp.

- Hoạt động đầu tư theo hình thức M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không làm gia tăng thêm năng lực sản xuất nhiều cho nền kinh tế như đầu tư trực tiếp mà nó chỉ đơn thuần là việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát cho phía các nhà đầu tư nước ngoài Nhìn chung, hoạt động M&A không thực sự thiện chí va nếu nước nhận đầu tư không có sự chuẩn bị tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển kinh tế của nước nhận đầu

- Hoạt động chuyển giao công nghệ, kỹ năng mới của hình thức dau tư theo hình thức M&A có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài không triệt để bởi vì các nhà đầu tư theo M&A cho rang doanh nghiệp của họ ở nước nhận đầu tư cũng có một vốn cơ so kỹ thuật công nghệ nhất định rồi nên việc đầu tư toàn bộ công nghệ mới là không cần thiết Cách nghĩ này khác hoàn toàn với đầu tư mới khi mà họ chưa có trong tay cái gì, họ phải tự trang bị toàn bộ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Chính vì thế mà khả năng các nước nhận đâu tư trở thành bãi rác thải công nghiệp của thê giới là rât cao.

1.2 PHÁP LUẬT VE M&A VÀ DAU TƯ THEO HÌNH THỨC M&A

1.2.1 Pháp luật về M&A và đầu tư theo hình thức M&A trước Luật Doanh nghiệp năm 2014

Trong giai đoạn này các quy định của pháp luật Việt Nam về M&A được ban hành rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau Những quy định mang tính nền tảng về hợp nhất, sáp nhập, chia và tách pháp nhân trong Bộ luật Dân sự (các năm 1995, 2005) là cơ sở dé các văn bản chuyên ngành như Luật Doanh nghiệp (thay đổi vào các năm 1999, 2005), Luật Đầu tư năm

Trang 24

2005, Luat Canh tranh nam 2004, Thong tu số 04/2010/TT-NHNN ngay 11/2/2010 quy dinh về việc sap nhập, hợp nhất, mua lại tô chức tín dụng, Nghị định số 109/2008/NĐ-CP ngày 10/10/2008 về bán, giao doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và trong các văn ban có liên quan khác quy định chi tiết đối với van dé đầu tư theo hình thức M&A.

1.2.1.1 Quy định trong pháp luật về doanh nghiệp

van đề M&A sớm được manh nha trong các quy định của Luật Công ty

năm 1990 và Luật Doanh nghiệp tư nhân năm 1990, Luật Doanh nghiệp nhà

nước năm 1995 (thay đổi năm 2003) tuy nhiên phải đến Luật Doanh nghiệp 1999 thì van đề này mới được ghi nhận một cách cụ thé và thống nhất cho các loại hình doanh nghiệp Cụ thé, Luật Doanh nghiệp năm 1999 quy định M&A gồm các dạng: chia doanh nghiệp (Điều 1055), tách doanh nghiệp (Điều 1065), hợp nhất doanh nghiệp (Điều 1077), sáp nhập doanh nghiệp (Điều 1088).

Trên cơ sở kế thừa va phát triển Luật Doanh nghiệp năm 1999, Luật Doanh nghiệp năm 2005 được thông qua tiếp tục ghi nhận và bố sung những quy định mới về M&A từ đó thúc đây quá trình M&A được diễn ra thuận lợi, đáp ứng được yêu cầu phát triển của doanh nghiệp Cụ thể, Luật Doanh nghiệp năm 2005 đã dé cập đến khái niệm “bán đoanh nghiệp ” khi quy định về quyền được bán doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp tư nhân (Khoản 1, Điều 145) Tuy nhiên, Luật Doanh nghiệp chỉ dừng lại ở việc gọi tên hiện tượng mà chưa có bất cứ định nghĩa cụ thé nào về bán doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp năm 2005, Nghị định 109/2008/NĐ-CP cũng đã đề cập đến ” Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần có thể được chia thành một số công ty cùng loại

° Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cô phần có thé tách bang cách chuyên một phan tài sản của công tyhiện có (gọi là công ty bị tách) dé thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (gọi là công ty đượctách); chuyên một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không cham dứttồn tại của công ty bị tách

7 Hai hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (gọilà công ty hợp nhất) bằng cách chuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công tyhợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất

Š Một hoặc một số công ty cùng loại (gọi là công ty bị sáp nhập) có thé sáp nhập vào một công ty khác (gọilà công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyền toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ich hợp pháp sang côngty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.

Trang 25

khái niệm bán doanh nghiệp với bản chất là “việc chuyển sở hữu có thu tiễn toàn bộ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc bộ phận doanh nghiệp 100% vốn nhà nước sang sở hữu tập thể, cá nhân hoặc pháp nhân khác°” Khai niệm trên đã xác định được bản chất của quan hệ mua bán doanh nghiệp là chuyên quyền sở hữu doanh nghiệp hoặc bộ phận doanh nghiệp có thu tiền Tuy nhiên, về cơ bản, khái niệm “bán doanh nghiệp ” theo quy định tại Nghị

định này được tiếp cận tương đối hẹp khi chỉ điều chỉnh việc mua bán các

doanh nghiệp 100% vốn nhà nước Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị

định 109/2008/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở việc thừa nhận mua bán doanh

nghiệp chỉ xảy ra ở một loại hình doanh nghiệp nhất định là doanh nghiệp tư nhân theo Luật Doanh nghiệp năm 2005 hoặc doanh nghiệp 100% vốn nhà nước theo Nghị định 109/2008/NĐ-CP mà không thừa nhận hiện tượng mua

bán doanh nghiệp ở các loại hình doanh nghiệp khác.

Tương tự các quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 1999, đối với hình thức M&A, Luật Doanh nghiệp năm 2005 cũng ghi nhận hoạt động M&A ton tại ở các dạng: Chia doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 150), Tách doanh nghiệp (Khoản 1 Điều 151), Hợp nhất doanh nghiệp (khoản 1, Điều 152), Sap nhập doanh nghiệp (khoản 1, Điều 153).

1.2.1.2 Quy định trong pháp luật về cạnh tranh

Dưới góc độ pháp luật về cạnh tranh, Khoản 3 Điều 17 Luật Cạnh tranh năm 2004 đã ghi nhận hình thức M&A dưới khái niệm “mua lại doanhnghiệp” Theo đó, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn

bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chỉ phối

toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại Cũng theo Điều 17, Luật Cạnh tranh năm 2004 thi M&A được thé hiện dưới các hình thức: Sap nhập doanh nghiệp, Hợp nhất doanh nghiệp, Mua lại doanh nghiệp!.

? Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 109/2008/NĐ-CP

0 Sap nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một sô doanh nghiệp chuyên toàn bộ tài sản, quyên, nghĩa vụ và

lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đông thời châm dứt sự tôn tại của doanh nghiệp bịsáp nhập.

Trang 26

Có thé nói, nếu như cách tiếp cận về M&A ở Luật Doanh nghiệp năm 2005 và Nghị định số 109/2008/NĐ-CP mang tính chất là luật “mở đường”, dừng lại ở việc trao quyền cho các chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thực hiện quyên tự do trong kinh doanh nói chung hay giao kết hợp đồng mua bán doanh nghiệp nói riêng, thì Luật Cạnh tranh năm 2004 lai quan tâm đến khả năng kiểm soát, chi phối của doanh nghiệp sau thương vụ mua bán doanh nghiệp Với ý nghĩa như vậy, hoạt động mua bán doanh nghiệp được tiếp cận trong Luật Cạnh tranh năm 2004 dưới khía cạnh khả năng kiểm soát chi phối doanh nghiệp sau mua bán doanh nghiệp có ảnh hưởng gì đến cạnh tranh hay không? Nếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh, hành vi đó sẽ bị kiểm soát,

1.2.1.3 Quy định trong pháp luật về đầu tư

Dưới góc độ pháp luật về đầu tư, đầu tư theo hình thức M&A được ghi nhận đối với các hoạt động góp vốn, mua cô phan, phần vốn góp của tô chức kinh tế Khoản 1 Điều 17 Luật Đầu tư năm 2005 quy định khi thực hiện một dự án đầu tư, nhà đầu tư có thé chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ dự án đó cho nhà đầu tư khác Như vậy, đây chính là hoạt động M&A của dự án chứ không phải là hoạt động liên quan đến mua bán cô phan.

Về hình thức đầu tư, Điều 21 Luật Đầu tư năm 2005 ghi nhận nhà đầu tư có thé đầu tư thông qua các hình thức mua cổ phần hoặc góp vốn dé tham gia quản lý hoạt động đầu tư; đầu tư thực hiện việc sap nhập va mua lại doanh nghiệp Nhà đầu tư được góp vốn, mua cô phan của các công ty, chi nhánh tại Việt Nam Tỷ lệ góp vốn, mua cô phần cửa nhà đầu tư nước ngoài đối với một số lĩnh vực ngành nghề do Chính phủ quy định Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài khi góp vốn, mua cô phần phải thực hiện đúng các quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về ty lệ góp vốn, hình thức đầu

- Hop nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyên toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ vàlợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của cácdoanh nghiệp bị hợp nhất.

- Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệpkhác đủ để kiểm soát, chỉ phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bi mua lại.

!! Trần Thị Bảo Ánh, Pháp luật về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam, Luận án tiễn sỹ, Trường đại học Luật

Hà Nội, Hà Nội, 2014

Trang 27

tư và lộ trình mở cửa thị trường (Khoản 2 Điều 10 Nghị định sỐ 108/2006/NĐ-CP) Điều 25 cũng khăng định điều kiện sáp nhập, mua lại công ty, chi nhánh theo quy định của Luật Dau tư, pháp luật về cạnh tranh va các quy định khác của pháp luật có liên quan Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện (như tài chính, ngân hàng, viễn thông, giáo dục ) thì nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên (Khoản 4 Điều 29).

Các quy định về thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thủ tục thấm tra đầu tư được thiết kế dé thực hiện vai trò quản lý nhà nước về đầu tư Từ Điều 42 đến Điều 50 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP quy định về việc đăng ký đầu tư và thâm tra dự án đầu tư; Điều 56 quy định về Thủ tục đầu tư trực tiếp theo hình thức góp vốn, mua cô phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư và thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho tổ chức kinh tế được thành lập dé thực hiện dự án đầu tư.

Trong pháp luật đầu tư chỉ có một số quy định đề cập đến vấn đề kiếm soát tập trung kinh tế dưới góc độ Luật Cạnh tranh: “Nhà đâu tu khi góp vốn, mua cổ phân, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: tuân thủ các quy định về diéu kiện tập trung tỉnh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp” (Khoản 2 Điều 10 Nghị định số

1.2.1.4 Quy định trong pháp luật về chứng khoán

Về vấn đề M&A, Luật Chứng khoán năm 2006 cũng có các điều khoản liên quan đến tập trung kinh tế thông qua các giao dịch trên thị trường chứng khoán1?; Điêu 32 quy định vê chao mua công khai, theo đó các tô chức, cá

!* Điều 29 quy định việc báo cáo về sở hữu của cô đông lớn: “1 Tổ chức, cá nhân trở thành cô đông lớn của

công ty đại chúng phải báo cáo công ty đại chúng, ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch chứng

khoán hoặc trung tâm giao dịch chứng khoán nới cô > phiêu của công ty đại chúng đó được niêm yét trong thời

han bảy ngày, ké từ ngày trở thành cô đông lớn 4 Quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này cũng áp

Trang 28

nhân chào mua công khai số cô phiếu có quyền biểu quyết dẫn đến việc sở hữu từ 25% trở lên số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty đại chúng phải gửi đăng ký chào mua đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Điều 69 quy định việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyên đổi công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ phải được sự chấp thuận của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

1.2.1.5 Quy định trong Luật các Tổ chức tín dụng

Luật các Tổ chức tin dụng năm 1997 (sửa đôi vào năm 2004, 2010), tại

Điều 34 quy định đối với chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, mua lại, giải thê tô

chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản Ngoài ra, một số quy định liên quan giúp hỗ trợ cho hoạt động kiểm soát tập trung kinh tế, như: tô chức được cấp giấy phép có thé bi Ngân hang nhà nước thu hồi giấy phép khi chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản (Điều 29); tổ chức tin dụng phải được Ngân hàng nhà nước chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện chuyển nhượng cổ phan có ghi tên quá tỷ lệ quy định của Ngân hàng nhà nước, hoặc khi thay đôi tỷ lệ cô phần của các cô đông lớn (Điều 31).

Ngoài ra, hoạt động M&A còn được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực khác như Thuê, Kê toán, Kiêm toán, Lao động

1.2.2 Pháp luật về M&A và đầu tư theo hình thức M&A sau Luật Doanh nghiệp năm 2014

Hiến pháp 2013 ra đời đã khăng định về quyên tự do kinh doanh của công dân cũng như cam kết xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn nữa dé huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và dau tư nước ngoài Trên cơ sở đó, Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Doanh nghiệp năm 2014, Luật Đầu tư năm 2014, đã được ban hành, trong đó hành lang pháp lý đối với hình thức đầu tư M&A ngày càng được thông thoáng và hoàn thiện.

1.2.2.1 Quy định trong Luật Doanh nghiệp năm 2014

dựng đôi với nhóm người có liên quan sở hữu từ năm phân trăm trở lên - sô cô phiêu có quyên biêu quyét củatô chức phát hành."

Trang 29

Trước làn sóng M&A ngày càng nở rộ cũng như phù hợp hơn với thực tế kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, đã thực sự tháo gỡ những hạn chế, bất cập của luật cũ trước đây về vẫn đề M&A Trong lần thay đổi này, các quy định đối với đầu tư theo hình thức M&A đã được nới lỏng hơn, nhằm tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp, mở ra các cơ hội đầu tư cho doanh nghiệp và điều này hứa hẹn thị trường mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư trên toàn thế giới Cụ thê:

Hiện nay Luật Doanh nghiệp năm 2014 đã trao quyên tự do nhiều hon cho doanh nghiệp bằng việc quy định không bắt buộc công ty mới sau khi chia, công ty bị tách, các công ty bị hợp nhất và các công ty bị sáp nhập phải là công ty cùng loại với công ty bị chia, được tách, được hợp nhất, được sắp nhap!3 Đồng thời đã đưa ra những cách thức chia, tách doanh nghiệp một cách linh hoạt và tạo tinh chủ động cho các cổ đông (công ty cổ phan) hoặc thành viên (công ty trách nhiệm hữu hạn)1t Nhu vậy, việc lựa chọn cách thức chia như thế nao, giá trị bao nhiêu là hoàn toàn tùy thuộc về quyền tự quyết của các cô đông/thành viên.

Mặt khác, Luật Doanh nghiệp năm 2014 hiện nay quy định: Khi hợp nhất thì trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất phải kèm theo bản sao của (a) Hợp đồng hợp nhất, (b) Nghị quyết và Biên bản họp thông qua hợp đồng hợp nhất của các công ty bị hợp nhất Đối với trường hợp sáp nhập thì công ty nhận sáp nhập hé sơ đăng ký doanh nghiệp phải kèm theo ban sao của (a) Hợp đồng sáp nhập, (b) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty nhận sáp nhập, và (c) Nghị quyết và biên bản họp thông qua hợp đồng sáp nhập của các công ty bị sáp nhập, trừ trường hợp công ty nhận sáp nhập là thành viên, cô đông sở hữu trên 65% vốn điều lệ hoặc cổ phan có quyên biểu quyết của công ty bi sáp nhập Điều này là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam Bởi nếu như trong trường hợp chia hoặc tách doanh

3 Khoản 1 Điều 192, Khoản 1 Điều 193, Khoản 1 Điều 194, Khoản 1 Điều 195 LDN năm 2014'4 Khoản 1 Điều 192, Khoản 2 Điều 193 LDN năm 2014

Trang 30

nghiệp là những trường hợp mang tính chất nội bộ, nhằm cơ cấu lại bên trong tô chức của doanh nghiệp bị chia hoặc doanh nghiệp bị tách; đối với hợp nhất doanh nghiệp thì công ty bị hợp nhất cần phải có sự kết nối với bên ngoài,

không còn là câu chuyện nội bộ của doanh nghiệp nữa Do đó, khi các công ty

bị hợp nhất liên kết/hợp tác với nhau thì hợp đồng hợp nhất chính là cơ sở pháp lý cho sự liên kết này, và các quyết định và biên bản họp của từng công ty bị hợp nhất chính là văn bản thé hiện ý chí của các bên trong quan hệ hop nhất Mặt khác, chính sự liên két/hop tác giữa các doanh nghiệp với nhau có thé dẫn đến độc quyền hoặc tập trung kinh tế theo pháp luật cạnh tranh; cho nên, việc các nhà làm luật yêu cầu trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp nhất cần phải có các tài liệu (a) và (b) như trên là hoàn toàn cần thiết, để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp tại Việt Nam.

Thay thế Nghị định số 109/2008/NĐ-CP, Nghị định số 128/2014/NĐ-CP cũng tiếp tục ghi nhận các quy định về bán, giao và chuyên giao doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước như bán công ty mẹ trong tập đoàn kinh tế, tong công ty nhà nước.

1.2.2.2 Quy định trong Luật Đầu tư năm 2014

Luật Đầu tư năm 2014 được ban hành, đã điều chỉnh hoạt động M&A dựa trên cơ sở thể chế hóa nguyên tắc Hiến định về quyền tự do kinh doanh của công dân trong những ngành, nghề mà pháp luật không cam; hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi và minh bạch hơn nữa dé huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; tạo bước chuyển biến mới về cải cách thủ tục hành chính trong thực hiện hoạt động đầu tư gan liền với việc đôi mới, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đôi với hoạt động đâu tư.

So với trước đây, Luật Đầu tư năm 2014 đã quy định tương đối minh bạch về chủ thể thực hiện mua bán và sáp nhập doanh nghiệp như nhà đầu tư, trong đó đưa ra quy định rõ ràng về các chủ thể phải thực hiện các thủ tục đầu tư như nhà đầu tư nước ngoài Luật Đầu tư năm 2014 dung hòa cả hai tiêu chí

Trang 31

là quốc tịch và vốn đầu tư dé chia nhà đầu tư thành ba nhóm: (i) nhà đầu tư có quốc tịch nước ngoài; (ii) doanh nghiệp Việt Nam có 51% vốn nước ngoài; và (iii) doanh nghiệp Việt Nam có dưới 51% vốn nước ngoài Nhóm (i) và (ii) bị áp dụng các điều kiện như nhà đầu tư nước ngoài (từ ngành nghề đầu tư đến thủ tục đầu tư ) còn nhóm (iii) được áp dụng các thủ tục và điều kiện như doanh nghiệp trong nước.

Đối với hình thức và điều kiện thực hiện M&A, Luật Đầu tư năm 2014 quy định minh bạch về hình thức và điều kiện góp vốn, mua cổ phan, phần vốn góp vào tô chức kinh té’° Điều 21 Luật Dau tư năm 2014 sửa đổi, bổ sung quy định về đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phan theo hướng khang định quyên của nha dau tư trong việc thực hiện hoạt động dau tư theo hình thức góp vốn, mua lại phần vốn góp, mua cô phần phù hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2014 và trên cơ sở đáp ứng các điều kiện của Luật Đầu tư 2014 Về tỷ lệ sở hữu vốn, nhà đầu tư nước ngoài được sở hữu vốn điều lệ không hạn chế trong tô chức kinh tế, trừ các trường hợp được ghi nhận tại Khoản 3 Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014.

Về thủ tục, hồ sơ thực hiện M&A hiện nay được ghi nhận tại Điều 37, 40 của Luật Đầu tư năm 2014, có thê nói, thời hạn cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được Luật Dau tư năm 2014 rút ngắn đáng ké so với Luật Dau tư

năm 2005 Theo đó, Luật Đầu tư năm 2014 đã khắc phục được bất cập nêu

trên, quy định minh bạch về thủ tục thực hiện đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cô phần, phần vốn góp cũng như trình tự để tiến hành thủ tục đăng ký góp vôn, mua cô phân, phân vôn góp.

Như vậy, hiện nay thủ tục đối với hình thức M&A đã cởi mở hơn rất nhiều, thậm chí dễ dàng hơn so với việc nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới Bởi hiện nay nếu một nha đầu tư nước ngoài khi mua cô phan/phan vốn góp, góp vốn dưới 51% vốn điều lệ, không thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì họ không phải làm thủ tục đầu tư, mà chỉ cần thực hiện đăng ký thay đổi thành viên Thủ tục đơn giản hơn như vậy chắc

'S Điều 25 Luật Đầu tư năm 2014

Trang 32

chăn sẽ kích thích được sự tăng trưởng của hoạt động M&A Các quy định điều chỉnh M&A theo Luật Đầu tư năm 2014 như bộ phận quan trọng của khung pháp lý điều chỉnh hoạt động M&A ở Việt Nam về cơ bản đã thông thoáng, minh bạch, hợp lý, khả thi; tạo điều kiện thúc đây được hoạt động M&A.

Trang 33

CHƯƠNG 2

THUC TRẠNG PHAP LUẬT VE DAU TƯ THEO HINH THUC M&A TAI VIET NAM

2.1 THUC TRANG HOAT DONG DAU TU THEO HÌNH THỨC M&A QUA MOT SO VU VIEC THUC TIEN

2.1.1 Vụ việc tach doanh nghiệp va mua lại cỗ phan

Tháng 12 năm 2009, Công ty cổ phan Phát triển An Việt là nhà đầu tư của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng tại phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội Đến tháng 12 năm 2013, Công ty An Việt mới chỉ hoàn thành đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng được 60% diện tích khu đất dé thực hiện Dự án Các cổ đông công ty An Việt tô chức họp và thống nhất việc chuyên nhượng Dự án dé lay lai nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh khác của công ty Công ty cô phần Đầu tư Everland là đơn vị chuyên đầu tư và kinh doanh các sản phẩm bat động san đã tìm đến dé đàm phán mua lại Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng của Công ty An Việt.

Tuy nhiên, tại thời điểm các bên đàm phán các nội dung liên quan đến việc chuyển nhượng thì Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng chưa đủ điều kiện để chuyển nhượng nên Công ty An Việt và Công ty Everland không thé ký kết Hợp đồng chuyên nhượng Dự Án Phuong án Công ty cổ phần Đầu tư Everland sẽ sở hữu Dự án thông qua việc nhận chuyên nhượng toàn bộ cổ phan của Công ty cô phan Phát triển An Việt cũng không khả thi bởi ngoài hoạt động đầu tư tại Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng, Công ty cô phần Phát triển An Việt hiện còn nhiều hoạt động kinh doanh thương mại đang tiếp diễn.

Phương án được Công ty Everland đề xuất là Công ty An Việt tách toàn bộ tài sản thuộc Dự Án để thành lập một công ty mới và tiến hành thủ tục đăng ký đầu tư dé điều chỉnh Nhà đầu tư Dự Án từ Công ty An Việt sang cho

Trang 34

Công ty được tách, sau đó Công ty Everland nhận chuyển nhượng Dự Án thông qua việc mua lại toàn bộ Công ty được tách Các bên thống nhất phương án và xây dựng lộ trình chi tiết dé cùng thực hiện Nội dung cụ thê

được mô tả như sau:

2.1.1.1 Về việc tach Công ty An Việt

Theo Điều 151 Luật Doanh nghiệp năm 2005, Công ty cổ phần Phát triển Y học An Việt có thể tách bằng cách chuyên một phần tài sản của Công ty An Việt là khối tài sản thuộc Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng để thành lập một Công ty cổ phần mới (Công ty được tách) Các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Dự Án, bao gồm cả quyền đầu tư, khai thác và thụ hưởng Dự Án được chuyển sang cho Công ty được tách Công ty An Việt không bị cham dứt tồn tại và tiếp tục triển khai các hoạt động kinh doanh thương mại đang tiếp diễn Sau khi đăng ký kinh doanh cho Công ty được tách, Công ty An Việt và Công ty được tách cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản của Công ty An Việt, trừ trường hợp Công ty An Việt, Công ty được tách và cácbên liên quan có thỏa thuận khác.

a Diéu kiện để tach Công ty An Việt

Điều kiện để có thê tiến hành tách công ty là việc tách công ty cần phải được Dai hội đồng cô đông Công ty An Việt thông qua theo quy định tại Luật Doanh nghiệp và Điều lệ của Công ty An Việt Nội dung quyết định tách công ty phải có các nội dung chủ yêu như sau:

- Tên, địa chỉ trụ sở chính của Công ty An Việt;- Tên của Công ty được tách sẽ thành lập;

- Phương án sử dụng lao động khi tiến hành tách công ty;

- Giá trị tài sản thuộc Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng, các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Dự Án được chuyền từ Công ty An Việt cho Công ty được tách sẽ thành lập.

- Thời gian thực hiện tách Công ty An Việt.

b Trình tự thực hiện:

Trang 35

Việc tách Công ty An Việt dé thành lập một Công ty cổ phần mới được tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Hội đồng quản trị của Công ty An Việt lập phương án chi tiết về việc tách công ty, bao gồm các nội dung chủ yếu như: phạm vi và giá trị phần tài sản, các quyền và nghĩa vu được chuyển sang cho công ty được tách sẽ thành lập, phương án sử dụng lao động ở công ty được tách sẽ thành lập, phương án xử lý đối với các khoản nợ của Công ty An Việt đối với các chủ

Bước 2: Tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông Công ty An Việt để xem xét thông qua phương án tách công ty do Hội đồng quản trị trình tại cuộc họp.

Bước 3: Thông báo công khai Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Công ty An Việt về việc tách công ty đến tất cả các chủ nợ và người lao động của công ty.

Bước 4: Hội đồng quản trị Công ty An Việt triển khai chi tiết phương án tách công ty đã được Dai hội đồng cé đông thông qua.

Bước 5: Tiến hành các thủ tục đăng ký kinh doanh cần thiết liên quan đến việc tách Công ty An Việt.

c Thành phân hồ sơ

Đề tiến hành thủ tục tách Công ty An Việt, cần chuẩn bị các hồ sơ tài liệu sau:

(1) Biên bản họp và Nghị quyết của Dai hội đồng cổ đông Công ty An Việt thông qua việc tách Công ty An Việt dé thành lập Công ty cô phần mới.

(2) Tài liệu về việc xác định giá tri tài sản của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng tại thời điểm Đại hội đồng cô đông Công ty An Việt thông qua việc tách công ty Tài liệu này có thể là Báo cáo tài chính của Công ty An Việt đã được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập hoặc Chứng thư thâm định giá tài sản đối với tài sản của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

Trang 36

(3) Thông báo của Công ty An Việt gửi đến tất cả các chủ nợ và người lao động của Công ty An Việt về việc tách công ty;

(4) Giấy đề nghị thành lập Công ty cổ phần mới được tách ra từ Công ty An Việt;

(5) Danh sách cổ đông sáng lập Công ty cô phần mới được tách ra từ Công ty An Việt;

(6) Điều lệ tổ chức hoạt động của Công ty được tách;

(7) Hồ sơ pháp lý về việc bầu Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của Công ty được tách;

(8) Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của cô đông sáng lập, người quản lý của Công ty được tách;

(9) Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đầu tư Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

d Két quả của việc thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận Dang ky doanh nghiệp cho Công ty được tách ra từ Công ty An Việt.

2.1.1.2 VỀ việc đăng ký điều chỉnh Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y té cong dong

Công ty được tách được thành lập trên cơ sở tach ra từ Công ty An Việt và Công ty An Việt đã quyết định chuyển cho Công ty được tách các quyền và nghĩa vụ liên quan đến Dự Án, bao gồm cả quyền đầu tư, khai thác và thụ hưởng Dự Án Theo quy định nêu trên, sau khi hoàn thành thủ tục đăng ký doanh nghiệp do tách Công ty, Công ty được tách tiễn hành thủ tục đăng ký điều chỉnh Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng dé thay đổi Nhà đầu tư từ Công ty cô phần Phát triển Y học An Việt sang cho Công ty

được tách.

Tuy nhiên, Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng là Dự án được nhà nước cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyên nhượng nên thuộc diện phải quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Do đó, theo quy định tại Khoản 4 Điều 40 Luật Đầu tư

Trang 37

năm 2014, Công ty được tách tiến hành thủ tục quyết định chủ trương dau tư trước khi tiễn hành thủ tục đăng ký điều chỉnh Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng dé thay đổi Nhà dau tư từ Công ty cô phan Phát triển Y học An Việt sang cho Công ty được tách.

2.1.1.3 Trình tự thủ tục thực hiện đăng ký điều chỉnh Dự Án a Diéu kiện tiễn hành

Để tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh Dự Án, Công ty được tách cần phải được Cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp do thành lập trên cơ sở tách ra từ Công ty cô phan Phát triển Y học An

b Trình tự thực hiện:

Việc đăng ký điều chỉnh Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng dé thay đổi Nhà dau tư từ Công ty cổ phan Phát triển Y hoc An Việt sang cho Công ty được tách tiến hành theo trình tự, thủ tục như sau:

Bước 1: Công ty được tách thực hiện thủ tục Quyết định chủ trương đầu

tư của Ủy ban nhân dân thành phô Hà Nội Công ty được tách chuẩn bị bộ hồ sơ dự án đầu tư (chi tiết tại Mục c dưới day).

Bước 2: Công ty được tách nộp bộ hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.

Bước 3: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội xem xét thụ lý hồ sơ và gửi hồ sơ lây ý kiến thâm định của các Sở, Ban, Ngành có liên quan về việc thay đổi Nha đầu tư của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

Bước 4: Sau khi nhận được ý kiến thầm định của các Sở, Ban, Ngành có liên quan, Sở Kế hoạch va Dau tư thành phố Hà Nội lập báo cáo thâm định trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.

Bước 5: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét báo cáo thầm định và quyết định chủ trương đầu tư Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng cho Công ty được tách.

Trang 38

Bước 6: Công ty được tách thực hiện thủ tục xin cấp mới Giấy chứng nhận Đăng ky đầu tư Dự Án dé ghi nhận Công ty được tách là Nhà đầu tư của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

c Thành phân hồ sơ

Đề tiến hành thủ tục quyết định chủ trương của Ủy ban nhân dân thành pho Hà Nội, Công ty được tách cân chuân bị các hô sơ tai liệu sau:

(1) Văn bản đề nghị thực hiện dự an đầu tư của Công ty được tách;

(2) Bản sao Nghị quyết của Đại hội đồng cô đông Công ty An Việt về việc tách công ty;

(3) Bản sao cam kết hỗ trợ tài chính của Ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng cho Công ty được tách sử dụng von dé thực hiện Dự An;

(4) Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung cơ bản của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tẾ cộng đồng như: Nhà đầu tư thực hiện Dự Án; Mục tiêu đầu tư; Quy mô đầu tư; vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự an;

(5) Báo cáo tình hình thực hiện Dự Án tính đến thời điểm nộp hồ sơ quyết định chủ trương:

(6) Bản giải trình về việc xin đăng ký điều chỉnh nội dung Nhà đầu tư thực hiện Dự Án trên cơ sở tách Công ty An Việt;

(7) Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của Công ty được tách;

(8) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng

d Kết quả của việc thực hiện thủ tục

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra Quyết định chủ trương đầu tư ghi nhận Công ty được tách là Nhà đầu tư của Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng Sau đó, Công ty được tách tiến hành thủ tục đăng ký điều chỉnh Dự Án tại Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Trong thời hạn 15 ngày ké từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Dau tư thành

Trang 39

phố Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng cho Công ty được tách.

2.1.1.4 VỀ việc mua lại công ty được tách ra từ Công ty An Việt

Sau khi Công ty hoàn thành thủ tục đăng ký điều chỉnh dự án đầu tư và được ghi nhận là Nhà đầu tư Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng, Công ty cô phần Dau tư Everland tiến hành mua lại toàn bộ cô phần của Công ty được tách Thông qua việc nắm giữ toàn bộ cô phần của Công ty được tách, Công ty cô phần Dau tư Everland trở thành Chủ sở hữu mới của Công ty được tách, có quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động của Công ty được tách Từ đó, Công ty cổ phần Đầu tư Everland có toàn quyền quản lý, khai thác Dự án Trung tâm chăm sóc sức khỏe y tế cộng đồng.

a Diéu kiện tiễn hành

Các cô đông hiện tại của Công ty được tách chỉ được phép chuyên nhượng cổ phan cho Công ty cô phan Đầu tư Everland trong trường hợp việc chuyên nhượng cô phan được Đại hội đồng cổ đông Công ty chấp thuận.

b Trình tự thực hiện

Việc Công ty cô phần Đầu tư Everland mua lại cổ phan của Công ty được tách từ các cô đông hiện tại được tiễn hành theo trình tự, thủ tục như

Bước 1: Đại hội đồng cổ đông Công ty được tách tô chức họp va thông qua nội dung các cô đông sáng lập của Công ty được tách chuyên nhượng cô phan cho Công ty cổ phan Đầu tư Everland và các cá nhân/tôổ chức do Công ty Everland chỉ định.

Bước 2: Công ty cỗ phần Dau tư Everland và các cá nhân/tô chức do Công ty Everland chỉ định ký kết Hợp đồng chuyển nhượng cô phan với các cô đông hiện tại của Công ty được tách.

Bước 3: Sau khi Công ty cô phần Dau tư Everland thanh toán toàn bộ tiền chuyển nhượng cô phan cho các cổ đông hiện tại của Công ty được tách, các bên tiến hành thanh lý Hợp đồng chuyên nhượng cổ phần Công ty cổ

Trang 40

phan dau tư Everland tiến hành đăng ký thay đổi cỗ đông vào số đăng ký cổ đông của công ty.

Bước 5: Công ty được tách thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh do thay đổi chủ sở hữu công ty và thay đổi hình thức pháp lý của công ty, thay đôi người đại diện theo pháp luật (nếu có).

c Thành phân hồ sơ

Dé tiến hành thủ tục thay đôi đăng ký kinh doanh Công ty được tách do

thay đôi cô đông, Công ty được tách cân chuân bị các hô sơ tài liệu sau:

(1) Ban sao Biên bản họp và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông Công ty được tách về việc thông qua nội dung chuyên nhượng cô phan của các cổ đông sáng lập cho Công ty cổ phần Dau tư Everland;

(2) Bản sao Nghị quyết của Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Đầu tư Everland về việc nhận chuyên nhượng cô phan của Công ty được tách từ các cô đông hiện tại;

(3) Danh sách cô đông của Công ty được tách (sau khi chuyển nhượng) (4) Thông báo thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh của Công ty được tách;

(5) Bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp của Công ty được tách.

d Két quả của việc thực hiện

Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp Giấy xác nhận về việc đăng ký thay đổi cổ đông cho Công ty được tách và Giấy chứng nhận Đăng ký doanh nghiệp mới do thay đổi người đại diện theo pháp luật.

2.1.2 Vụ việc về sáp nhập doanh nghiệp

Sap nhập được hiểu là việc kết hợp của hai hoặc nhiều công ty dé tạo ra một công ty mới duy nhất có quy mô lớn hơn Có nhiều lý do và mục đích để các doanh nghiệp thực hiện việc sáp nhập với nhau như: các công ty cạnh tranh sáp nhập để chia sẻ dòng sản phẩm và thị trường, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng sáp nhập dé hợp tác đưa ra cho khách hàng dòng sản

Ngày đăng: 20/04/2024, 01:51

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w