KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
TIỂU LUẬN MÔN:
QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta ai cũng biết Làng Đại Học (đặc biệt là Trường Đại Học Quốc Gia) ở Thủ Đức, sở dĩ khu vực này được mệnh danh là Làng Đại Học là do ở đây có số lượng Sinh viên sinh sống khá đông(>50.000) Chính vì có số lượng Sinh viên nhiều như vậy mà nó được sự quan tâm (hay nó đã thu hút tầm nhìn của các nhà Marketing) của các nhà kinh doanh
Trà sữa là một ngành kinh doanh được đánh giá có nhiều tiềm năng, bởi ưu thế của quán trà sữa là rất phù hợp với giới trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên, đây là địa điểm mà họ thường lui tới để giải trí sau những giờ học và làm việc.
Trà sữa là một loại thức uống được phát minh bởi người Đài Loan cách đây hơn 30 năm Loại thức uống này trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ sự khác lạ Qua nhiều năm, món trà sữa đã được cải tiến và đa dạng với nhiều hương vị, người uống gần như không chán với loại thức uống này
Mới có mặt ở Việt Nam nhưng thương hiệu trà sữa đã trở thành nhu cầu quen thuộc của giới trẻ Vì thế chúng tôi kinh doanh mặt hàng trà sữa, mục đích hướng vào đối tượng chính là giới trẻ và nhất là đối với học sinh, sinh viên Quán của chúng tôi nằm trong trung tâm làng Đại Học Thủ Đức.
Trang 3CHƯƠNG 1 TÊN DỰ ÁN VÀ Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.1 MỤC ĐÍCH VÀ Ý TƯỞNG KINH DOANH
1.1.1Mục đích
- Mang lại thu nhập để phục vụ các nhu cầu cá nhân.
- Mang lại kinh nghiệm kinh doanh cho các thành viên trong chúng tôi
- Phục vụ nhu cầu giải khát - Là nơi giao lưu, kết bạn.
- Cung cấp các dịch vụ giải trí lành mạnh, bổ ích
1.1.2 Ý tưởng kinh doanh
Khi điều kiện sống được nâng cao thì nhu cầu về tinh thần, giải trí càng cấp thiết Có thể nói, ngành dịch vụ là ngành có tiềm năng phát triển và ổn định lâu dài trong các quyết định đầu tư kinh doanh Trong đó mở quán trà sữa không có gì mới nhưng với một ý tưởng độc đáo thì sẽ trở thành điểm thu hút mới lạ với sinh viên Do đó dự án mở một quán trà sữa với một
phong cách mới, đầy ấn tượng, hiện đại, pha chút cổ điển nhằm phục vụ
sinh viên là một phương án lý tưởng và thực thi trong điều kiện kinh doanh khắc nghiệt ngày nay.
Lựa chọn phương thức kinh doanh
Để thỏa mãn nhu cầu “giải khát”, giải trí của người tiêu dùng, nên chúng tôi quyết định hình thức kinh doanh:
- Bán tại cửa hàng
- Mang về (nếu khách hàng có nhu cầu).
Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh
Trang 4Lĩnh vực và sản phẩm kinh doanh của chúng tôi là nước giải khát + thức ăn nhẹ bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
Trên thực tế ngoài kinh doanh trà sữa còn có rất nhiều cơ hội kinh doanh để chúng tôi lựa chọn, song chúng tôi quyết định chọn hình thức kinh doanh này vì hoạt động này có cơ hội thành công lớn cho chúng tôi và cũng bởi xuất phát từ các yếu tố chủ quan và khách quan.
* Yếu tố khách quan.
- Là Sinh viên trong chúng ta ai cũng biết mức sống của Sinh viên rất bình thường (hay khá là đơn giản),đây là điều dễ hiểu vì họ chưa có thu nhập hoặc có nhưng có phần hơi thấp, phần lớn số tiền mà họ nhận được là tiền chu cấp từ gia đình.Tuy nhiên, mặc dù mức sống rất bình thường nhưng nhu cầu gặp mặt bạn bè theo nhóm ở ngoài để ăn uống, trò chuyện, thư giãn ngày càng nhiều, phổ biến.
Đến với “SV” của chúng tôi, khách hàng không những được thưởng thức những ly trà sữa thơm ngon mà còn có được không gian yên tĩnh, thỏa mái, mới lạ để thư giản còn giá cả thì phù hợp túi tiền Ngoài ra, khách hàng có thể đọc báo, truyện, tạp chí…để không có cảm giác đơn điệu khi thưởng thức trà sữa một mình Và nếu khách hàng muốn lên mạng cập nhật tin tức thì quán chúng tôi cũng đã phát sẵn wifi.
- Kinh doanh trà sữa không đòi hỏi quá phức tạp về kiến thức chuyên môn Đồng thời không đòi hỏi vốn quá lớn, nên rất phù hợp với chúng tôi.
Điều quan trọng nhất quyết định sự thành công của dự án là chúng tôi đã nắm bắt được nhu cầu đặc biệt của khách hàng và biết được cách đáp ứng đúng nhu cầu đó.
* Yếu tố chủ quan
Trang 5- Chúng tôi đã tìm hiểu và có quan hệ với đại lý cung ứng nguyên liệu trà sữa, trái cây,… cho cửa hàng.
- Bản thân thành viên trong chúng tôi cũng có những am hiểu nhất định về sản phẩm:
Chúng tôi đã từng thưởng thức nhiều loại trà sữa, café, nước ép, sinh tố,… và những thức ăn nhẹ, nên đã học hỏi được một số kinh nghiệm để pha chế chúng Thêm vào một chút sáng tạo để làm cho sản phẩm của mình có hương vị riêng với phong cách “SV” ngon hơn, đậm đà hơn, ấn tượng hơn Đây là yếu tố thuận lợi trong việc thực hiện dự án kinh doanh của chúng tôi.
- Về huy động vốn kinh doanh 100% là của các thành viên và được sự ủng hộ của gia đình
- Sự giúp đỡ từ quan hệ các cá nhân: chúng tôi có mối quan hệ với đại lý cung cấp nguyên vật liệu Các đại lý cung cấp nguyên vật liệu của chúng tôi đã đồng ý là đối tác làm ăn lâu dài, mức giá ổn định, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng( có nguồn gốc rõ ràng) cho chúng tôi.
Bản thân chúng tôi là những người có sức khoẻ tốt, có sự tự tin, nhiệt huyết, thích ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.
Qua phân tích chúng tôi thấy rằng việc thực hiện dự án là rất phù hợp với tình hình, khả năng hiện có của mình, dự án có khả năng thành công là rất lớn.
1.2 MÔ HÌNH VÀ ĐỊA ĐIỂM KINH DOANHGiới thiệu sơ lược về quán:
- Tên quán: “SV”
- Địa điểm: khu phố 6,Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức
Trang 6- Ngành nghề kinh doanh: cung cấp dịch vụ giải khát kèm theo giải trí lành mạnh.
- Đối tượng phục vụ:
Nhu cầu giải khát của tất cả mọi người.
Sinh viên, học sinh ( chủ yếu), giới văn phòng Gia đình muốn có thời gian giải trí bên nhau Những đối tượng khác.
1.2.1 Mô hình kinh doanh
Mô hình của chúng tôi là Hộ Kinh Doanh Cá Thể.
Đây là mô hình phù hợp nhất với điều kiện hiện nay của chúng tôi với những lý do sau:
- Thủ tục đăng ký, thành lập đơn giản dễ dàng.
- Tổ chức, quản lý đơn giản phù hợp với chúng tôi, hiện là sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm về quản lý
- Vốn đầu tư bỏ ra không lớn, thu hồi vốn nhanh.
1.2.2 Địa điểm bố trí dự án
Chúng tôi sẽ tổ chức kinh doanh tại làng đại học Quốc Gia ở khu phố 6,phường Linh Trung, quận Thủ Đức Chúng tôi lựa chọn địa điểm này vì địa điểm cửa hàng có các điểm thuận lợi sau:
- Đây là khu vực đông dân cư, đặc biệt là sinh viên, đối tượng chủ yếu mà SV hướng tới.
- Gần nhiều trường học, khách sạn - Giao thông thuận lợi.
- Thu nhập người dân ổn định - Giá mặt bằng thấp.
Trang 7Nhìn chung, lợi thế từ vị trí đem lại sẽ giúp cho cửa hàng được nhiều khách hàng biết đến và tiện lợi trong việc kinh doanh.
* Một số đặc điểm của cửa hàng
- Mặt tiền cửa hàng 5m, vỉa hè 1m, chiều sâu 12m
- Tổng diện tích của cửa hàng là 60m2 ( 5x12m ), với giá thuê là 12 triệu đồng/ tháng
- Khung cảnh của cửa hàng rất thông thoáng và rộng rãi, cho phép chúng tôi tận dụng thuận lợi của vị trí, địa điểm thuê để sắp xếp, trang trí cửa hàng thật ấn tượng ngay tầm mắt để thu hút tầm nhìn, sự chú ý của mọi người Như vậy, đây là địa điểm thuận lợi cho cửa hàng thành công khi đi vào hoạt động.
CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG2.1 PHÂN TÍCH CẦU THỊ TRƯỜNG
Với loại hình kinh doanh phù hợp với giới trẻ( trà sữa, sinh tố, kem, thức ăn nhẹ, ) nên cầu về thị trường này là rất lớn.
Và vì đối tương hướng tới chủ yếu là sinh viên nên kênh tiêu thụ rất tốt, đặc biệt là Vào các dịp lễ, và nếu có dịch vụ tốt thì có thể doanh thu, lợi nhuận còn tăng thêm nhiều.
2.2 PHÂN TÍCH CUNG THỊ TRƯỜNG
2.2.1 Phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu
Phân đoạn thị trường là một công việc hết sức quan trọng giúp cho doanh nghệp hiểu rõ được thị trường, khả năng của mình đề ra các chiến lược marketing phù hợp và kế hoạch tiếp cận, thâm nhập thị trường.
Chúng ta nhận thấy rằng thị trường Việt Nam rất đa dạng về các loại đồ ăn thức uống do đó trà sữa là một trong những loại thức uống hướng tới giới trẻ
Trang 8với phong cách sành điệu và trẻ trung Thực tế cho thấy, thương hiệu trà sữa không trực tiếp phân đoạn thị trường mà chính quá trình phân đoạn thị trường đã đòi hỏi phải có một thương hiệu phù hợp cho từng phân đoạn để định hình một giá trị cá nhân nào đó của người tiêu dùng.
Trà sữa tập trung phân đoạn theo 2 tiêu thức chính:
+ Về địa lý: Không riêng ở Việt Nam mà hầu hết ở các nước trên thế giới đa số đều có thức uống trà sữa, riêng ở Việt Nam thì trà sữa được phân bố rộng rãi từ nam ra bắc, nhưng được chú trọng ở những nơi tập trung đông dân cư, chủ yếu là ở thành thị (gần các trường đại học và các trường phổ thông,….)
+ Về đặc điểm dân số học: như đã nói ở trên thì trà sữa thường tập trung đông vào giới trẻ và theo sự khảo sát thì thức uống này được sự đón nhận nhiều nhất ở giới trẻ.
Cách đây hơn 30 năm, trà sữa là một loại thức uống được phát minh bởi người Đài Loan, nó đã thành công ở nhiều nước trên thế giới nên khi thâm nhập vào thị trường Việt Nam thì nó vẫn chọn chiến lược phục vụ toàn bộ thị trường.
Bước đầu, nó tập trung vào những đoạn thị trường mà nhu cầu cũng như đặc điểm về mật độ dân số có tỷ lệ cao Trong giai đoạn thâm nhập thị trường ở Việt Nam từ Bắc vào Nam và đã nghiên cứu kĩ thị trường, nó đã nhận định rằng Việt Nam là một trong những nước có khả năng tiêu thụ sản phẩm rất cao Nhìn chung, thị trường đồ uống tại Việt Nam được đánh giá là có nhiều tiềm năng Vậy nó đã thực hiện phân khúc thị trường chủ yếu theo địa lý(tập trung vào các thành phố lớn nơi có mật độ dân số và tần suất sử dụng cao) và theo nhân khẩu( chủ yếu đánh vào giới trẻ- đối tượng có nhu cầu sử dụng cao) Đây cũng chính là thị trường mục tiêu của trà sữa.
Trang 9Tiêu chí lựa chọn thị trường theo địa lý:
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hồ CHí Minh có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về mặt thu nhập cá nhân
Do đặc điểm mức sống khác nhau nên vịêc chi tiêu cho “trà sữa” cũng khác nhau, vì vậy cửa hàng chúng tôi sẽ có nhiều loại trà sữa với những
Trang 10mức giá khác nhau và hợp lý tùy theo nhu cầu và đặc điểm khách hàng Ngoài ra chúng tôi còn phân đoạn thị trường theo tuổi và giới tính Vì ở mỗi lứa tuổi khác nhau thì có nhu cầu và sở thích về trà sữa khác nhau.
2.2.2 Phân tích đối thủ cạnh tranh
Trong bất kỳ trận chiến nào thì “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” Biết được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, họ chào bán những gì, có thể giúp chúng ta làm cho sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động marketing của mình nổi trội và khác biệt Những kiến thức về đối thủ rất có ích cho chúng ta trong việc định ra chiến lược giá cả cạnh tranh.
Với đối tượng hướng đến là sinh viên, số tiền không nhiều miễn sao có quán nào vừa ngon và giá cả tương đối phù hợp thì sinh viên tìm đến.
Ở xung quanh làng đại học hiện đang có nhiều quán nước giải khát, ăn uống với nhiều món ngon, lạ để thu hút sinh viên Vì vậy, chúng ta cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai.
Đối thủ của chúng ta là những quán giải khát, cụ thể là quán cũng kinh doanh trà sữa như chúng ta Họ đã kinh doanh trước chúng ta cũng có một số lượng khách hàng nhất định Họ có đầu mối nguyên liệu bán sĩ, vì thế giá bán sẽ thấp hơn chúng ta.
Ngoài những đối thủ trong ngành, thì những quán kem, chè lạnh, rau câu cũng là đối thủ cạnh tranh của ta
Những quán trà sữa tương tự sẽ gia nhập vào thị trường, họ cũng ra những sản phẩm lạ, bắt mắt hơn, và giá cũng tương đương, sinh viên sẽ có sự chọn lựa.
Tiềm năng cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của đối thủ:
Trang 11- Bình ổn về vốn nên có khả năng sẽ khuếch trương lớn hơn -> sức hút khách hàng đến nhiều hơn.
- Đã tạo được thương hiệu tại thị trường -> nhiều người biết đến, có thể thu hút nhiều nguồn tài trợ.
- Nơi cung ứng nguyên vật liệu đã quen thuộc và phân phối gần -> giảm chi phí đầu vào và an toàn về nguồn cung ứng.
Như vậy, cửa hàng sẽ gặp một số khó khăn trong cạnh tranh ở thời gian đầu mới bắt đầu kinh doanh Tuy vậy, sự khác biệt về hương vị, chất lượng sản phẩm, sự phục vụ nhiệt tình của các nhân viên của cửa hàng, cũng như các dịch vụ kèm theo chính là chìa khóa thành công trong tương lai cho chúng tôi.
2.2.3 Phân tích cung của dự án
Cửa hàng mới gia nhập vào thị trường trà sữa, còn thiếu kinh nghiệm kinh doanh, thiếu khách hàng quen Trong khi các đối thủ khác đã có những khách hàng quen thuộc Điểm yếu này không phải là quá lớn, chúng tôi hoàn toàn có thể khắc phục được sau một thời gian cửa hàng đi vào hoạt động
Chúng tôi đã lựa chọn được vị trí kinh doanh phù hợp, cửa hàng chú trọng về hình thức, kiểu dáng, cũng như chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ Nắm bắt được nhu cầu và đòi hỏi của thị trường trà sữa đặc biệt là sinh viên, nhân viên văn phòng(độ tuổi 18-25), hơn thế nữa quán biết cách làm thế nào để khách hàng tin tưởng vào chất lượng sản phẩm và dịch vụ
Trang 12cửa hàng để khách hàng ghé tiệm thường xuyên Đây là điều quan trọng nhất mà các cửa hàng khác trong khu vực thị trường chưa chú trọng lắm.
Trang 13CHƯƠNG 3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
3.1.KẾ HOẠCH KINH DOANH
3.1.1 Nguồn cung ứng Đối tác của cửa hàng:
1 Trái cây: chủ yếu thu mua tại chợ đầu mối chợ nông sản thủ đức.Vì
từ trước tới giờ chợ vẫn được xem là nơi cung ứng về thực phẩm,trái cây với giá rẻ.với lại chợ cung gần với nơi kinh doanh quán trà sữa Các loại trái cây chủ yếu như: Cam, dâu, bơ, mãng cầu, Thanh long, Đu đủ, Thơm, Táo, Lê, … sử dụng để pha chế nước ép, sinh tố hoặc trái cây ướp lạnh.
2 Café: Đặt mua tại một cơ sở sản xuất cà phê bột uy tín, chất lượng tại
Buôn Mê Thuột Tại TP HCM : 27 Điên Biên Phủ, Q.1
3 Kem: Đặt mua tại các đại lý
4 Nước uống đóng chai: Đặt mua tại các đại lý hoặc các công ty sản
xuất
5 Thức ăn nhẹ: cá viên chiên, khoai tây chiên,bắp rang bơ,…đặt mua
tại các cửa hàng.
Nguồn cung ứng nguyên liệu cần phải được cung cấp thường xuyên cho cửa hàng Vì vậy chúng tôi đã chọn nhà cung ứng nguyên liệu uy tín, đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như vệ sinh an toàn thực phẩm cung cấp và để đảm bảo nguồn cung ứng kịp thời, thường xuyên cho cửa hàng.
Trang 143.1.2 Kế hoạch nhân sự
Trong quá trình làm việc các bộ phận sẽ liên kết cùng với chúng tôi hỗ trợ hoạt động với nhau, và có thể luân chuyển hoạt động trong những điều kiện cụ thể.
3.1.3 Đầu tư cho dự án
Nguồn vốn
Bước chân vào kế hoạch kinh doanh nước giải khát, chúng tôi cũng đối mặt với nhiều vấn đề, để tồn tại và nuôi dưỡng những ý tưởng mới mẻ, chúng tôi hiểu rõ vốn là vấn đề mấu chốt tồn tại của cửa hàng Với ý tưởng kinh doanh này, chúng tôi dự tính một số vốn cũng khá lớn so với sinh viên như chúng tôi.
Dựa trên chi phí đầu tư và tình hình thu chi mỗi tháng trong năm đầu hoạt động cũng như đặc điểm quay vòng vốn nhanh của kinh doanh dịch vụ nước giải khát (do hàng hoá mua vào được tiêu thụ nhanh , trong ngày hoặc một vài ngày sau đó và đến giữa và cuối tháng chúng tôi mới phải thanh toán tiền mua hàng cho đại lý cung cấp) và tiền thuê cửa hàng phải trả trước trong vòng 12 tháng Chúng tôi dự kiến sẽ có 11 thành viên tham gia góp vốn, mỗi
QUẢN LÝ
Trang 15Theo như tình hình thực tế, số tiền này mỗi thành viên hoàn toàn có thể huy động từ các nguồn như gia đình, bạn bè Theo như sự thoả thuận của chúng tôi thì mỗi thành viên tự chịu trách nhiệm về phần vốn góp của mình.
Dự kiến lợi nhuận đem chia chiếm 80% tổng lợi nhuận sau thuế, trả lương cho nhân viên và sẽ chia theo phần trăm cho 11 thành viên, số còn lại lập quỹ tích luỹ chuẩn bị cho phương án kinh doanh trong trong tương lai.
Trang 16CHƯƠNG 4.CHIẾN LƯỢC MARKETTING 4.1 CHIẾN LƯỢC XÚC TIẾN VÀ QUẢNG CÁO:
Quán chúng tôi sẽ cung nhiều loại sản phẩm đa dạng với nhiều mức giá phải chăng phù hợp với từng đối tượng khách hàng hướng tới chủ yếu là sinh viên.
4.2 CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI:
Đây là loại hình quán trà sữa nên chủ yếu là bán trực tiếp đến người tiêu dùng không thông qua kênh trung gian
4.3 CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ4.3.1 Marketing và quảng cáo
Đây là một khâu quan trọng quyết định thành công của cửa hàng khi mới mở Dựa trên thế mạnh của cửa hàng như phong cách dịch vụ, chất lượng sản phẩm, đa dạng về dịch vụ cùng với đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, nên chúng tôi sẽ sử dụng những phương pháp marketing như sau
- Bước đầu để khách hàng biết đến cửa hàng, chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động quảng cáo, truyền tin: phát tờ rơi tại các khu vực quanh cửa hàng chú ý tại các nhà hàng, trường học, cửa hàng… phát tại các trường đại học
- Thứ hai, quảng cáo trên các trang web, cộng đồng mạng như facebook, zing.me, Plus hay trên các trang rao vặt…
- Thứ ba, trong tuần đầu khai trương cửa hàng nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng, chúng tôi sẽ có những chiến lược giảm giá để thu hút khách hàng.