1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Nguyễn Minh Đoan, Nguyễn Văn Năm, Nguyễn Văn Động (Phần 1)

248 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

GIÁO TRÌNH

LÍ LUẬN CHUNGVE NHÀ NƯỚCVÀ PHÁP LUẬT

Trang 2

Giáo trình này đã được Hội đồng nghiệm thu giáo trình Trường Đại học

Luật Hà Nội (thành lập theo Quyết định số 138/QĐ-ĐHLHN ngày 18thang 01 năm 2016 của Hiệu trưởng Trường Dai học Luật Hà Nội)đồng ý thông qua ngày 27 tháng 01 năm 2016 và được Hiệu trưởngTrường Đại học Luật Hà Nội cho phép xuất bản theo Quyết định số1905/OD-DHLHN ngày 27 thang 6 năm 2016.

MÃ SỐ: TPG/K - 17 - 09

3546-2017/CXBIPH/02-275/TP

Trang 3

TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI

Trang 4

Chủ biên

PGS.TS NGUYÊN MINH ĐOAN TS NGUYÊN VĂN NĂM

Tập thế tác giả

PGS.TS NGUYEN MINH ĐOAN_ Chương III, XIV, XV,

PGS.TS NGUYÊN VĂN ĐỘNG

ND wR wo PGS.TS NGUYEN THI HOI ThS DOAN BACH LIEN PGS.TS LE VAN LONG TS NGUYEN VAN NAM

TS BUI XUAN PHAI

Chương II, XI, XH, XIIIChuong VI, XIX

Trang 5

LỜI GIỚI THIỆU

Li luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học quan trọng trong hệ thông khoa học pháp lí Dựa trên cơ sở học thuyết Mac - Lénin, tư tưởng Hô Chi Minh, quan điểm của Dang va Nhà nước ta cũng như tri thức chung của nhân loại về nhà nước và

pháp luật, môn học này trình bày, chứng giải một cách khoa học các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật Năm 1989, giáo

trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã được Hội dong

khoa học Bộ Tư pháp thông qua, được lưu hành làm tài liệugiảng dạy, học tập chính thức của Trường Đại học Luật Hà Nộivà các trường đại học khác có dạy luật.

Nhằm đáp ứng nhu câu giảng day và học tập của giáo viên và sinh viên, giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã được chỉnh lí, bổ sung và tái bản vào những năm 1992, 1994,

1996, 2003, 2007, đặc biệt năm 2010, Trường Đại học Luật Hà

Nội đã tổ chức biên soạn lại giáo trình này Thời gian qua, tình hình trong nước và quốc tế đã có những thay đổi căn bản đòi hỏi lí luận về nhà nước và pháp luật cũng phải có những thay đổi, bỗ sung cho phù hợp tình hình thực tiễn, đáp ứng công cuộc đổi mới của đất nước Dưới ánh sáng của các quan điểm mới thể hiện trong các văn kiện của Dang và Hién pháp, pháp luật của Nhà nước, Truong Dai học Luật Ha Nội tô chức biên soạn mới giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nhằm cập nhật những kiến thức mới, hiện đại hoá về nội dung và hình thức kết cấu, đáp ứng một cách tốt hơn nhu cẩu giảng day và học tập của

môn học ở bậc đại học trong tình hình mới.

Trang 6

Tuy nhiên, cũng cân phải nói rằng nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội hết sức phức tạp, còn nhiều van dé tranh luận, nhất là trong giai đoạn hiện nay Vi vậy, việc xây dựng được giáo trình Li luận chung về nhà nước và pháp luật thực sự hoàn chỉnh là điều rất khó khăn Trên tinh thần do, chúng tôi mong nhận được những ý kiến góp ý cho việc biên soạn, chỉnh lí, bồ sung giáo trình này một cách hoàn thiện hơn

nữa trong những năm tới.

Hà Nội, tháng 11 năm 2017

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Trang 7

Chương I

NHẬP MÔN

LÍ LUẬN CHUNG VE NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

L LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT -MỘT NGÀNH KHOA HỌC PHÁP LÍ

1.1 Đối tượng nghiên cứu của Lí luận chung về nhà nước

và pháp luật

Khoa học là hệ thống tri thức tích lũy trong quá trình lịch sử

và được thực tiễn chứng minh, phản ánh những quy luật khách

quan của thế giới bên ngoài cũng như hoạt động tinh thần của con người, giúp con người có khả năng cải tạo thé giới hiện tại.' Đối tượng nghiên cứu của khoa học là những vấn đề cơ bản, quan trọng nhất được đặt ra mà khoa học phải giải quyết trên cơ sở phân tích thực tiễn để tìm ra chân lí khách quan Có nhiều ngành

khoa học khác nhau như khoa học tự nhiên, khoa học xã hội,

khoa học nhân văn

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là ngành khoa học thuộc các ngành khoa học xã hội, bao gồm hệ thống các tri thức chung, cơ bản về nhà nước và pháp luật, được hình thành và phát triển trên cơ sở chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lich sử, có tiếp thu và phát triển tinh hoa trí tuệ của loài người về

nhà nước và pháp luật, cũng như những thành tựu nghiên cứumới của khoa học pháp lí đương đại.

' Xem: Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, tập thé tác giả, chủ biên: Hoang

Phê, Nxb Da Năng - Trung tâm Từ điên học, Da Nang, 2006, tr 503.

Trang 8

Đối tượng nghiên cứu của lí luận chung về nhà nước và pháp

luật là nhà nước và pháp luật - hai hiện tượng quan trong va phức

tạp nhất trong thượng tầng chính trị - pháp lí của xã hội Tuy

nhiên, nhà nước và pháp luật còn là đối tượng nghiên cứu của

một số ngành khoa học xã hội như triết học, kinh tế chính trị học,

chủ nghĩa xã hội khoa học, chính trị học và các khoa học pháp lí

khác Vì vậy, cần xác định rõ phạm vi nghiên cứu nhà nước và

pháp luật của các ngành khoa học xã hội nói trên.

- Triết học là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và sự nhận thức thế giới.' Kế thừa và phát triển những tinh hoa trí tuệ của loài người, triết học Mác - Lênin có nhiệm vụ nghiên cứu những quy luật chung nhất của quá trình phát sinh, ton tại và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy theo quan điểm

duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Triết học Mác - Lênin

nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với những hiện tượng xã

hội khác của thượng tang chính trị - pháp lí và hạ tầng cơ sở dé tìm ra quy luật phát triển của xã hội loài người nói chung, trong đó có nhà nước và pháp luật Như vậy, triết học Mác - Lênin

nghiên cứu nhà nước và pháp luật cùng với các hiện tượng xã hội

khác một cách chung nhất, khái quát nhất chứ không đi sâu nghiên cứu từng vấn dé cụ thé của nhà nước và pháp luật.

- Kinh tế chính trị học là khoa học nghiên cứu về quan hệ sản xuất, các quy luật chi phối quá trình sản xuất, phân phối và trao đổi của cải vật chất trong xã hội con người ở các giai đoạn phát triển lịch sử khác nhau của nó.” Nhà nước và pháp luật cũng là

đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính tri học Mác - Lénin,

nhưng kinh tế chính trị học Mác - Lênin chỉ nghiên cứu vai trò

của nhà nước và pháp luật trong việc điều hành nền kinh tế và

phân phối sản phẩm lao động xã hội chứ không đi sâu nghiên cứu

các vai trò khác của nhà nước và pháp luật.' Xem: Từ điển tiéng Việt, sdd, tr 1035.

* Xem: Từ điển tiếng Việt, sdd, tr 530.

Trang 9

- Chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học nghiên cứu quy luậtcủa cách mạng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã

hội hiện thực của các dân tộc trên thé giới Việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chủ nghĩa xã hội khoa học chỉ diễn ra trong

phạm vi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và công cuộc xây

dựng chủ nghĩa xã hội với những van dé cụ thể như: sự ra đời của

nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa trong cách mạng xã hộichủ nghĩa, vai trò của nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩatrong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, các chức năng cơ bản

của nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Chính trị học là khoa học nghiên cứu quy luật hình thành và

vận động của chính trị, quyền lực chính trị, cơ chế và phương thức thực hiện quyền lực chính trị, đảng chính tri va vai trò cua các đảng chính trị trong cơ chế thực hiện quyền lực chính trị, hệ thống chính trị, quan hệ chính trị, lợi ích chính trị, hệ tư tưởng

chính trị, ý thức chính trị Chính trị học Mác - Lênin cũng nghiên

cứu nhà nước và pháp luật trên cơ sở gắn nhà nước, pháp luật với việc thực hiện quyền lực chính tri trong xã hội Một số van đề quan

trọng của nhà nước và pháp luật được chính trị học Mác - Lénin

dé cập như quyền lực nhà nước (một dạng của quyền lực chính trị; mối quan hệ giữa quyền lực nhà nước với các dạng quyên lực

chính tri khác; vai trò của nhà nước, pháp luật trong việc thực

hiện quyên lực chính tri; quan hệ giữa nha nước với các đảng chính trị và các tổ chức xã hội khác trong việc thực hiện quyền lực chính trị; vai trò của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ chính trị, các nhu cầu và lợi ích chính trị Như vay, VIỆC

nghiên cứu nhà nước và pháp luật của chính tri học Mác - Lénin

cũng trong phạm vi, giới hạn nhất định.

- Các khoa học pháp lí ở Việt Nam hiện nay được chia thành

bốn nhóm chính, mét là, các khoa hoc pháp lí lí luận - lịch sử,

gôm Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Lịch sử nhà nước

Trang 10

và pháp luật Việt Nam, Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới,

Lịch sử tư tưởng chính trị - pháp lí; hai là, các khoa học pháp lí

chuyên ngành luật, như Luật hiễn pháp Việt Nam, Luật hành chính,

Luật hình sự, Luật dân sự, Luật lao động, Luật kinh doanh ;

ba là, các khoa học pháp lí ứng dụng, như Tội phạm học, Thống kê tư pháp, Giám định pháp y, Điều tra tội phạm; bốn là khoa học luật quốc tế.

Tất cả các khoa học pháp lí nêu trên đều nghiên cứu những van đề về nhà nước và pháp luật, nhưng mỗi khoa học pháp lí chuyên ngành có đối tượng nghiên cứu riêng Nói cách khác, mỗi

khoa học pháp lí chuyên ngành nghiên cứu mặt này hay mặt

khác, khía cạnh này hoặc khía cạnh khác của van dé nhà nước và pháp luật chứ không nghiên cứu một cách chung nhất, khái quát nhất những vấn đề của nhà nước và pháp luật như Lí luận chung về nhà nước và pháp luật Chang hạn, “Đối ượng nghiên

cứu của khoa học luật hành chính là hoạt động quản lí hànhchính nhà nước, những quan hệ hình thành trong qua trình

quản lí hành chính nhà nước và việc điều chỉnh những quan hệ ấy; hệ thống các quy phạm pháp luật hành chính và hiệu suất của sự tác động của chúng đối với hoạt động quản lí hành chính nhà nước”; “Khoa học luật hình sự là ngành luật học nghiên

cứu một cách hệ thống, toàn diện các vấn dé li luận về tội phạm

và hình phạt”;? “Khoa học luật dân sự nghiên cứu bản thán các quy phạm pháp luật dân sự, tính mâu thuẫn và thống nhất của nó, việc ap dụng luật dan sự trong đời sống xã hội, đưa ra

những giải thích có tính khoa học các quy phạm pháp luật dân! Xem: Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo frình Luật hành chính Việt Nam, tậpthê tác giả, chủ biên: TS Trần Minh Hương, Nxb Công an nhân dân, H 2014,

tr 46 - 47.

? Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trinh Luật hình sự Việt Nam, Tap I (inlần thứ 11), tập thể tác giả, chủ biên: GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa, Nxb Công an

nhân dân, H 2007, tr 24.

Trang 11

sự, tìm các lỗ hồng trong pháp luật và biện pháp khắc phục những lỗ hồng ”`

Sự phân tích trên đây cho thấy, mỗi ngành khoa học đều xuất phát từ vi trí, vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu và đặc điểm về đối tượng nghiên cứu của riêng minh mà lựa chọn những van đề cụ thé của nhà nước và pháp luật để nghiên cứu, chứ không nghiên cứu tất cả những vấn đề cơ bản của nhà nước và pháp luật.

Khác với các ngành khoa học nêu trên, Lí luận chung về nhà

nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước và pháp luật một cách

toàn diện nhất, khái quát nhất Đối tượng nghiên cứu cua Li luận chung về nhà nước và pháp luật là những vấn đề cơ bản sau đây:

- Những vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của nhà nước và

pháp luật, chăng hạn, nguồn gốc, đặc trưng, bản chất, chức năng,

bộ máy, hình thức, vai trò của nhà nước; vị trí, vai trò và mối quan hệ giữa nhà nước với các tô chức khác trong hệ thống chính tri; nhà nước pháp quyén ; nguồn gốc, đặc trưng, bản chat, chức

năng, hình thức, vai trò và giá trị xã hội của pháp luật; hình thức

pháp luật, cơ chế điều chỉnh pháp luật

- Những quy luật và những van đề có tính quy luật gan với sự phat sinh, ton tại và phát triển của nhà nước và pháp luật.

- Các mối quan hệ, liên hệ cơ bản, điển hình, phố biến của

nhà nước và pháp luật (như giữa nhà nước và cá nhân, nhà nướcvới pháp luật; nhà nước, pháp luật với các hiện tượng xã hội

khác; giữa các bộ phận cầu thành nhà nước, pháp luật ).

- Những nguyên tắc, quy tắc, phương pháp, hình thức về tổ chức quyền lực nhà nước; thiết lập trật tự pháp luật và pháp chế;

xây dựng và thực hiện pháp luật; những công cụ và giải pháp tăngcường hiệu lực, hiệu quả của nhà nước và pháp luật

' Xem: Trường Dai học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật dân sự Việt Nam, tập thê tác

gia, chủ biên: PGS.TS Dinh Văn Thanh, TS Nguyên Minh Tuân, Nxb Công annhân dân, H 2014, tr 23.

Trang 12

Từ sự trình bày ở trên có thể nhận định rằng, Lí luận chung

về nhà nước và pháp luật là hệ thong trì thức về những van dé chung, cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật, về những quy luật phát sinh, ton tại và phát triển đặc thù của nhà nước và pháp luật, về những mối liên hệ cơ bản, những nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức quyền lực nhà nước, xây

dựng và thực hiện pháp luật

1.2 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên

cứu của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật

- Cơ sở phương pháp luận của Lí luận chung về nhà nước và

pháp luật.

Cơ sở phương pháp luận của một ngành khoa học là lập

trường xuất phát, quan điểm tiếp cận và nghiên cứu của ngành khoa học ấy Cũng như nhiều ngành khoa học khác, cơ sở phương pháp luận của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là phương

pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.

Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng xã hội cơ bản nhất, phức tạp nhất trong xã hội có giai cấp Chúng phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với xã hội có giai cấp và đều chịu sự chi phối của xã hội đó, trong đó trước hết và quan trọng nhất là đời sống vật chất.

Do đó, phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử đòi hỏi

phải xem xét nhà nước và pháp luật theo hai quan điểm sau đây: Một là, quan điểm duy vật biện chứng Quan điểm duy vật

biện chứng đòi hỏi phải nghiên cứu nhà nước và pháp luật đúng

như nó có, không thêm bot, không bia dat Đồng thời, nghiên cứu nhà nước và pháp luật phải đặt chúng trong mối liên hệ chặt chẽ

với đời song vật chất của xã hội loài người; VỚI các tô chức xã

hội, các giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau trong xã hội có giai

cấp; với đạo đức, tư tưởng, chính tri, tôn giáo, van hoá, truyền

thống, phong tục tập quán dân tộc Quan điểm duy vật biện

Trang 13

chứng còn yêu cầu phải tìm hiểu nhà nước và pháp luật trong sự phát triển và biến đổi không ngừng của chúng cùng với sự biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội Quan điểm này cũng đòi hỏi phải gắn việc nghiên cứu nhà nước, pháp luật với nhu cầu của thực tiễn xã hội và hoạt động của nhà nước, trong đó có thực tiễn xây dựng pháp luật, tô chức thực hiện pháp luật và bảo vệ pháp luật.

Hai là, guan điểm duy vật lich sử Quan điểm khoa học này đòi hỏi phải nghiên cứu nhà nước và pháp luật gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người nói chung, của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia nói riêng Điều đó có nghĩa là phải tìm hiểu kĩ những đặc điểm, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể đã tác động, ảnh hưởng tới sự ra đời, tồn tại, phát triển của nhà nước và pháp luật như thế nào.

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu nhà nước và pháp luật còn phải dựa trên tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về nhà nước và pháp luật, đặc biệt là những quan điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh và Dang Cộng sản Việt Nam về Nhà nước pháp quyền Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân và về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới toàn diện, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Các phương pháp nghiên cứu của Li luận chung về nhà

nước và pháp luật.

Phương pháp nghiên cứu là những nguyên tắc và cách thức hoạt động khoa học nhăm đạt tới chân lí khách quan dựa trên cơ

sở của sự chứng minh khoa học.

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật sử dụng các phương pháp cụ thể như phân tích và tổng hợp, tiếp cận hệ thống, trừu tượng hoá khoa học, lịch sử và logic, xã hội học, so sánh để

nghiên cứu nhà nước và pháp luật.

Trang 14

Phân tích và tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi

trong nghiên cứu nhà nước và pháp luật Phân tích là phương

pháp phân chia cái toàn thê hay một van đề phức tạp ra thành các bộ phận, những mặt, yếu tố đơn giản hơn dé nghiên cứu Chang hạn, dé lí giải được van dé nha nước nói chung, can tach nó ra thành những van đề nhỏ như nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức, kiểu nhà nước Tổng hợp là phương pháp liên

kết, thong nhất lại những yếu tố, bộ phận đã được phân tích, vạch

ra mối liên hệ giữa chúng nhăm nhận thức sự vật, hiện tượng trong một tổng thé thống nhất Chang hạn, sau khi liên kết những van đề cụ thé của nhà nước được nghiên cứu ở trên, chúng ta có thể hiểu được nhà nước là gì; nhà nước ra đời, tỒn tại và phát triển như thé nào trong mỗi hình thái kinh tế - xã hội.

Tiếp cận hệ thống là phương pháp được sử dụng để xem xét các van đề về nhà nước và pháp luật theo một hệ thong có cầu trúc

chặt chẽ, gồm nhiều bộ phận hợp thành, có mối quan hệ tương tác với nhau và vận động, phát triển theo những quy luật, nguyên tắc nhất định Nhà nước và pháp luật là những hệ thống toàn vẹn với nhiều bộ phận hợp thành và mỗi bộ phận lại có thể là một hệ thống nhỏ hơn Chăng hạn, bộ máy nhà nước là một hệ thống lớn, trong đó mỗi loại cơ quan như lập pháp, hành pháp, tư pháp là một hệ thống nhỏ, thậm chí, mỗi cơ quan nhà nước lại được xem là một hệ thống nhỏ hơn nữa (tiểu hệ thống) Hệ thống pháp luật là một chỉnh thể, bao gồm nhiều hệ thống nhỏ hơn đó là các ngành luật, mỗi ngành luật lại bao gồm các hệ thống nhỏ hơn nữa là các chế định pháp luật, mỗi chế định pháp luật cũng có thê coi như là một tiêu hệ thống trong đó bao gồm các quy phạm pháp luật.

Trừu tượng hoá khoa học là phương pháp nghiên cứu rất quan trọng trong Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, bởi lẽ nhiệm vụ chủ yếu của khoa học này là xây dựng một hệ thống tri thức khoa học thong nhat, bao gồm các khái niệm, phạm trù,

Trang 15

những luận điểm cơ bản về nhà nước và pháp luật Trừu tượng hoá

khoa học là phương pháp tư duy trên cơ sở tách cái chung ra khỏi

cái riêng, tạm thời gạt bỏ cái riêng để giữ lẫy cái chung Trong nghiên cứu nhà nước và pháp luật, bằng phương pháp trừu tượng hoá khoa học, người ta có thé vượt qua những hiện tượng bề ngoài, những cái ngẫu nhiên, thoáng qua, bất ôn định, để đi tới cái chung mang tính tất yếu, bản chất, ôn định, tức là những vấn đề mang tính quy luật khách quan của nhà nước và pháp luật Chang hạn, từ khi ra đời đến nay, trải qua nhiều thời đại lịch sử khác nhau, nhà nước luôn luôn có những hoạt động thường xuyên, chủ yếu trong lĩnh vực đối nội, đối ngoại, nhằm đạt được mục tiêu, lợi ích mà giai cấp thống trị đặt ra; từ sự nghiên cứu các hoạt động quan trọng ấy người ta đã đưa ra khái niệm “chức năng của nhà nước”.

Phương pháp Jich sw và logic được sử dụng trong nghiên cứu những vấn đề về nhà nước và pháp luật để xây dựng các khái

niệm, phạm trù, định nghĩa và các luận điểm cơ bản thuộc hệ thống tri thức lí luận về nhà nước và pháp luật Là một ngành khoa học lí luận có nhiệm vụ xây dựng hệ thong tri thức khoa hoc tổng quát với các khái niệm, phạm trù, các luận điểm cơ bản, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tất yếu phải kết hợp một

cách hài hoà việc sử dụng phương pháp trừu tượng hoá khoa họcvới phương pháp lịch sử và logic.

Xã hội học là phương pháp được sử dụng dé thu thập những thông tin, tư liệu thực tiễn, thể hiện những quan niệm, quan điểm, cách đánh giá của các tầng lớp xã hội, các nhóm xã hội, các cá nhân khác nhau về những hiện tượng của nhà nước và pháp luật, tạo căn cứ, cơ sở để nhận thức, phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các van dé của nhà nước va pháp luật, từ đó hình thành hoặc kiểm nghiệm lại những quan điểm, luận điểm, khái niệm, kết luận của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, đề xuất và áp dụng các giải pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước, pháp luật trong đời sống xã hội Phương

Trang 16

pháp xã hội học được sử dụng dưới nhiều hình thức khác nhau như theo dõi, phỏng vấn, thăm dò dư luận xã hội, phát phiếu điều tra xã hội học Chang han, có thé thông qua các cuộc khảo sat, điều tra, phỏng van, thăm dò dư luận xã hội để nghiên cứu về ý

thức pháp luật, văn hoá pháp luật, đánh giá hiệu quả hoạt động

của nhà nước và tác dụng của pháp luật, xác định nhu cầu thông tin, tư vấn pháp luật

So sánh là phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu trong

nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu nhà nước, pháp luật nhằm tìm ra những đặc điểm chung của các kiểu nhà nước, pháp luật và thấy được đặc điểm riêng của mỗi kiểu nhà nước, pháp luật hoặc biểu hiện đặc thù của từng nhà nước, pháp luật trong cùng một kiểu nhà nước, pháp luật Chăng hạn, bằng phương pháp so sánh, chúng ta nhận thấy, các nhà nước xã hội chủ nghĩa đều có những đặc điểm cơ bản giống nhau, nhưng mỗi nhà nước xã hội chủ nghĩa có đặc điểm riêng về hoàn cảnh ra đời và lich sử phát triển.

Tóm lại, khi nghiên cứu nhà nước và pháp luật cần có quan điểm, lập trường đúng đắn, khoa học, tức là phải dựa trên cơ sở

phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lénin, tư tưởng

Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; biết vận dụng thành thạo và kết hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thé dé luận giải những van dé cơ bản, quan trọng nhất của nhà nước và pháp luật Nếu chỉ có quan điểm, lập trường đúng đắn,

khoa học mà không sử dụng có hiệu quả các phương pháp nghiên

cứu cu thé thì không lí giải được những van đề đặt ra Ngược lại, việc vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể mà không dựa

trên cơ sở phương pháp luận khoa học thì dễ mắc sai lầm và

không đạt được kết quả mong muốn.

Cùng với sự phát triên của khoa học công nghệ và văn minh

nhân loại, các yêu tô chính trị, kinh tê, văn hoá, xã hội có sự

Trang 17

tương hỗ mạnh mẽ và sự xâm nhập vào nhau, làm xuất hiện nhu cầu khách quan là các khoa học phải sử dụng kết hợp hài hoà các

phương pháp nghiên cứu của khoa học khác Theo đó, trong khoa

học pháp lí nói chung, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nói

riêng, việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành ngày

càng trở nên phô biến, chang hạn, phương pháp chính trị - pháp lí; phương pháp kinh tế - pháp lí; phương pháp xã hội học pháp luật

1.3 Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với một số khoa học xã hội

1.3.1 Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp

luật với Triết học, Kinh tế chính trị học, Chủ nghĩa xã hội khoa

học và Chính trị học

Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với Triết học là quan hệ hai chiều, tác động qua lại lẫn nhau: Triết học là thế giới quan khoa học, cơ sở phương pháp luận của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, vì nó cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật các nguyên lí triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; hệ thống

các khái niệm, phạm trù, các quy luật cơ bản của tự nhiên, xã hội

và tư duy con người, giúp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nhận thức đúng đắn và phân tích một cách khoa học, sâu sắc, toàn diện mọi vấn đề về nhà nước và pháp luật Trên cơ sở các nguyên lí, khái niệm, phạm trù, quy luật mà Triết học nêu ra, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu những van đề cơ bản của nhà nước và pháp luật; bổ sung, làm phong phú thêm hệ thống tri thức triết học về nhà nước, pháp luật; cung

cấp những tư liệu, sé liệu cần thiết dé triết học tiếp tục tổng kết,

đánh giá, đưa ra những kết luận khoa học, làm phong phú và sâu sắc hệ thống tri thức của mình.

Đối với Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, Kinh tế

chính trị học cung câp những tri thức khoa học có tính chât nên

Trang 18

tảng Các khái niệm của Kinh tế chính trị học như quan hệ sản xuất, lực lượng sản xuất, chế độ sở hữu được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật vận dụng để nghiên cứu nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trò, kiểu nha nước và pháp luật Đến lượt mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật lại làm phong phú thêm hệ thong tri thức khoa hoc của Kinh tế chính trị học băng những luận điểm mới về vị trí, vai trò của nhà nước và pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung, đối với nền kinh tế nói riêng Trong khi thừa nhận mối quan hệ chặt chẽ, tương tác lẫn nhau giữa hai ngành khoa học này, chúng ta cũng thấy sự khác nhau giữa chúng Nếu đối tượng nghiên cứu của Lí luận chung về nhà

nước và pháp luật là nhà nước và pháp luật, hai bộ phận quan

trọng nhất của thượng tầng kiến trúc thì Kinh tế chính trị học chủ yêu nghiên cứu các quy luật phát triển của hạ tang cơ sở.

Trong quá trình nghiên cứu đối tượng của mình, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cũng dựa trên và vận dụng những quan điểm, tư tưởng khoa học của Chủ nghĩa xã hội khoa học và

Chính trị học Đặc biệt, những khái niệm cơ bản của Chính trị

học như quyền lực chính trị, cơ ché va phương thức thực hiện quyền lực chính trị, quan hệ chính trị được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật sử dụng dé nghiên cứu nội dung, bản chat,

vai trò của nhà nước và pháp luật, cơ chế thực hiện quyên lực nhànước trong đời sống chính trị của mỗi quốc gia.

1.3.2 Quan hệ giữa Lí luận chung về nhà nước và phápluật với các khoa học phúp lí khác

Lí luận chung về nhà nước và pháp luật nghiên cứu nhà nước

và pháp luật một cách toàn diện nhật, khái quát nhat và cơ bản

nhât nhăm tạo ra cơ sở, tiên đê tư tưởng khoa học cho các khoa

học pháp lí khác nghiên cứu sâu hơn và cụ thê hơn từng vân đê

của nhà nước và pháp luật.

Trong hệ thống các khoa học pháp lí, Lí luận chung về nhà

nước và pháp luật là môn khoa học pháp lí cơ sở, nên tảng, có

Trang 19

nhiệm vụ phân tích sâu sắc, khoa học, toàn diện thực tiễn nhà nước và pháp luật dé đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học

làm cơ sở cho việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác.

Các khoa học pháp lí chuyên ngành khi nghiên cứu đối tượng của mình luôn dựa trên những quan điểm chung đã được Lí luận chung về nhà nước và pháp luật giải thích và kết luận Nếu không dựa trên những kết luận, luận điểm khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật thì việc nghiên cứu của các khoa học pháp lí khác sẽ khó thành công V I Lénin đã khang định: “Nguoinao tiép can nhitng van dé riêng ma trước do khong giai quyết

những vấn dé chung thì trong mỗi bước đi sẽ không thé tránh khỏi những van dé chung đó một cách vô thức”.' Chang hạn,

khoa học luật hiến pháp khi nghiên cứu những vấn đề cơ bản về ngành luật hiến pháp, về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về mỗi quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp, về mối quan hệ

giữa nhà nước với công dân ; khoa học luật hình sự khi nghiên

cứu vấn đề bản chất và nguyên nhân của tội phạm, mục đích của hình phạt đều có sự đối chiếu với các quan điểm lí luận về bản chất, chức năng, nguyên tắc, quy luật phát triển của nhà nước và pháp luật và vận dụng những tri thức do Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp Các khái niệm do Lí luận chung về

nhà nước và pháp luật xây dựng nên được các nghiên cứu cáclĩnh vực khoa học pháp lí chuyên ngành sử dụng như những công

cụ quan trọng để nghiên cứu đối tượng của mình Những kiến

thức mà Lí luận chung về nhà nước và pháp luật cung cấp góp

phần quan trọng đảm bảo tính thống nhất về quan điểm, nguyên

tắc đối với các vấn đề chung, cơ bản nhất của khoa học pháp lí.

Nhờ có những kết luận, luận điểm khoa học mang tính nền tảng của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật mà giữa các nhà khoa học pháp lí có thé thống nhất được với nhau về nhiều van đề lí

' Xem: Lénin toàn tập, tập 15, Nxb Tiến bộ, Matxcova, 1977, tr 138 (tiếng Nga).

Trang 20

luận và thực tiễn đang đặt ra Bên cạnh đó, những kết luận khoa học của các khoa học pháp lí khác cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thống tri thức khoa học của Lí luận chung về nhà nước và pháp luật Đặc biệt, các khoa học pháp lí khác cung cấp cho Lí luận chung về nhà nước và pháp luật những số liệu, tư liệu, các kết luận, luận điểm khoa học quan trọng và cần thiết dé Lí luận chung về nhà nước và pháp luật tiếp tục nghiên cứu, tông kết, phân tích, đánh giá và đưa ra những kết luận, luận điểm khoa học mới.

II LÍ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT -MỘT MÔN HỌC

2.1 Nội dung của môn học Lí luận chung về nhà nước và

pháp luật

Hệ thống tri thức của ngành khoa học có thể được biên soạn thành nội dung chương trình phù hợp dé truyền đạt cho đối tượng người học nhất định, từ đó làm hình thành nên những môn học tương ứng Trong điều kiện ngày nay, mỗi môn học có thể tương ứng và quan hệ gắn bó chặt chẽ với một hoặc nhiều ngành khoa học Với tư cách là khoa học pháp lí cơ sở, nền tảng, có ý nghĩa

phương pháp luận cho các khoa học pháp lí khác, từ lâu, khoa

học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đã được đưa vào

chương trình đào tạo ở các bậc học từ trung học chuyên nghiệp

đến cao đăng, đại học, sau đại học chuyên ngành luật, từ đó hình

thành môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật.

Trong hệ thống các môn học của các cơ sở đào tạo cử nhân luật học, Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là môn học pháp lí cơ sở, nền tảng cho các môn học khác Nội dung chủ yếu của môn học này gồm các vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật, như:

nguồn gốc, bản chất, chức năng, bộ máy, hình thức của nhà nước;

nhà nước trong hệ thống chính trị; nhà nước pháp quyền; nguồn gốc, bản chất, chức năng, hình thức của pháp luật; quy phạm pháp luật; hệ thống pháp luật; quan hệ pháp luật; thực hiện pháp luật;

vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí; ý thức pháp luật

Trang 21

Như vậy, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật không bao gồm tất cả tri thức của khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, mà chỉ chứa đựng những tri thức cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của khoa học ấy Toàn bộ nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật được thể hiện trước hết trong giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, được kết cau thành các chương, mục cụ thể, có mỗi quan hệ chặt chẽ, lôgíc và thống nhất với nhau.

Ngoài giáo trình Lí luận chung về nhà nước và pháp luật, nội dung môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật còn được

chứa đựng trong các tài liệu khoa học khác thuộc chuyên ngành

khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật ở trong nước và

ngoài nước, như sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng

dẫn, bài báo khoa học được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, kỉ yếu hội thảo khoa học

2.2 Mục đích, yêu cầu của môn học Lí luận chung về nhà

nước và pháp luật

Xuất phát từ yêu cầu, đòi hỏi của công tác đào tạo đại học

luật và trên đại học luật, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật có mục đích trang bị cho người học những kiến thức cơ bản, chủ yếu, quan trọng nhất về nhà nước và pháp luật, giúp người học có được phương pháp tư duy đúng đắn, khoa học về tất cả các vấn đề của nhà nước và pháp luật, trên cơ sở đó, người học có thể tiếp tục học tập các môn học khác.

Với mục đích như vậy, môn học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật đặt ra yêu cầu đối với nội dung môn học, người dạy

và người học.

Đối với nội dung môn học, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thong tri thức khoa học Li luận chung về nhà nước va pháp luật, cần truyền bá cho người học trên cơ sở vừa tiếp thu những tri thức

khoa học cũ đã được thực tế kiểm nghiệm, có tính ôn định, vừa

Trang 22

bồi b6 thêm những tri thức khoa học mới là những thành tựu

nghiên cứu mới ở trong nước và ngoài nước, mà các tri thức khoa

học ấy phù hợp với yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh đổi mới, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế của nước ta.

Đối với người học, cần chủ động, tự giác, tích cực tìm tòi, học tập, nghiên cứu dưới các hình thức và bằng những phương pháp thích hợp, khoa học; phối kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết với

thực hành, giữa môi trường học tập trong nhà trường với môi

trường học tập ngoài nhà trường; thường xuyên cải tiến phương

pháp học tập, nghiên cứu.

Về phía người dạy, phải chủ động, tự giác, tích cực đề xuất ý kiến và thực hiện đổi mới, bố sung, hoàn thiện, nâng cấp nội dung giảng dạy; thường xuyên cải tiễn phương pháp giảng dạy theo phương châm kết hợp hài hoà các phương pháp truyền thống

với những phương pháp hiện đại; không ngừng tự học tập, nghiên

cứu, bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn và tỉnh thần trách nhiệm đối với người học.

CÂU HOI HUONG DAN ON TẬP, ĐỊNH HUONG THẢO LUẬN

1 Phân tích đối tượng nghiên cứu của khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật.

2 Phân tích phương pháp nghiên cứu của khoa học Lí luận

chung về nhà nước và pháp luật.

3 Tại sao Lí luận chung về nhà nước và pháp luật là khoa học pháp lí cơ sở có ý nghĩa phương pháp luận đối với các khoa

học pháp lí chuyên ngành.

4 Phân tích mối quan hệ giữa khoa học Lí luận chung về nhà nước và pháp luật với môn học Lí luận chung về nhà nước và

pháp luật.

Trang 23

Chương II

NGUON GÓC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC

L KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

Nhà nước là hiện tượng xã hội rất đa dạng và phức tạp, được nhiều ngành khoa học nghiên cứu ở nhiều góc độ, phạm vi khác nhau Ngay từ thời cô đại, các nhà tư tưởng đã quan tâm nghiên cứu và đã có những luận giải khác nhau về khái niệm nhà nước Trải qua các thời đại khác nhau, nhận thức, quan điểm về vấn đề này ngày càng thêm phong phú Tuy nhiên, do xuất phát từ những

góc độ nghiên cứu khác nhau, năng lực nhận thức khác nhau, lại

bị chỉ phối bởi yếu tố lợi ích, quan điểm chính trị , vì vậy có nhiều quan niệm khác nhau về nhà nước.

Aristote, nhà tư tưởng vĩ đại thời kì cổ đại, cho răng, nhà

nước là sự kết hợp của các gia đình Đề cập nhà nước trong mỗi

tương quan với quốc gia, một số tác giả cho rằng, nhà nước là

một đơn vị chính trị độc lập, có một vùng lãnh thô được công

nhận là đưới quyền thống trị của nó.' Cùng quan điểm trên, một số tác giả khác cho rằng nhà nước là “to chức quyên lực chính trị của xã hội có giai cấp, có lãnh thổ, dân cư và chỉnh quyên độc lập, có khả năng đặt ra và thực thi pháp luật nhằm thiết lập trật tự xã hội nhất định trong phạm vi lãnh thổ của minh”? Tiếp cận

' Xem: Nicholas Bates, Margaret Bates, Carolyn Walker, Legal studies for Victoria,

Butterwoths - 1995, tr 9.

* Xem: Viện Khoa học pháp li (Bộ Tư pháp), Tir điển luật học, Nxb Từ điển bách

khoa - Nxb Tư pháp, H 2006, tr 584.

Trang 24

nhà nước từ quan niệm về pháp luật và trật tự pháp luật, I Kant cho rằng: “Nhà nước là sự liên kết của nhiều người phục tùng

pháp luật”; “Nhà nước là trong tư tưởng là cái gì đó phải phù

hợp với các nguyên tắc của pháp luật”.' Cùng cách tiếp cận này, một số tác giả khác cho rằng, “Nhà nước hiểu theo nghĩa rộng là một tập hợp các thé chế nam giữ những phương tiện cưỡng chế hợp pháp, thi hành trên một vùng lãnh thé được xác định và người dân sống trên lãnh thé đó được dé cập như một xã hội 72

Angghen khi nghiên cứu về nguồn gốc của nha nước đã dé xuất một số quan niệm về nhà nước Ông cho rằng, nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phát triển đến giai đoạn nhất định, khi xã hội đã phân chia thành giai cấp và mâu thuẫn giai cấp là không thé điều hoà được, nhà nước là lực lượng “nay sinh từ xã hội

nhưng lại đứng trên xã hội”, “có nhiệm vụ làm dịu bot sự xung

đột và giữ cho sự xung đột đó trong vòng “trật tự”.` Phát trién quan điểm của Angghen, nhắn mạnh vai trò của nhà nước trong việc duy trì sự thống trị giai cấp, Lênin quan niệm: “Nha nước bao giờ cũng là một bộ máy nhất định, nó tự tách ra từ xã hội và gom một nhóm người chỉ chuyên hay gan như chỉ chuyên, hay chủ yếu chỉ chuyên làm công việc cai trị ”.* Theo Lênin, nhà nước

sinh ra dé thực hiện sự thống tri giai cap: “Nha nước là bộ may

dùng dé duy trì sự thống trị của giai cấp này đổi với giai cấp khác ”.Š Trong tác phẩm Nha nước và cách mạng, ông còn nhân mạnh: “Nhà nước theo đúng nghĩa của nó, là bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác ”.°

' Xem: Hợp tuyển Lí luận nhà nước và pháp luật (tiếng Nga), tập 1, Nxb Luật

gia, Matxcơva, 2001, tr 165.

Xem: Ngân hàng thế giới, Nhà nước trong một thế giới đang chuyển đổi, Báocáo về tình hình thế giới năm 1997, Nxb Chính trị quốc gia, H 1998, tr 34.3 Xem: Mác - Angghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 253.* Xem: Lénin toàn tập, tập 39, Nxb Tién bộ, M 1976, tr 84.

Ÿ Xem: Lénin toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, M 1976, tr 84.° Xem: Lênin toàn tập, tập 33, Nxb Tién bộ, M 1976, tr 110.

Trang 25

Tóm lại, có nhiều cách tiếp cận khác nhau về khái niệm nhà nước, mỗi cách tiếp cận xây dựng nên khái niệm nhà nước

với ý nghĩa riêng, phục vụ mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

riêng Điều này cũng chứng tỏ, nhà nước là một hiện tượng đa

dạng, phức tạp, khái niệm nhà nước có nội hàm phong phú, có

tính đa diện, đa chiều.

Là một hình thức tô chức của con người, nhà nước không đồng nhất với xã hội, nó chỉ là một bộ phận của xã hội Nhà nước bao gồm những người không tham gia vào hoạt động sản xuất trực tiếp, nó được tô chức ra để quản lí xã hội, điều hành mọi hoạt động của xã hội Sự ra đời, tồn tại của nhà nước trong đời sống xã hội là tất yêu trước nhu cầu phối hợp hoạt động chung, duy trì trật tự chung, phòng chống ngoại xâm, thiên tai, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng Nhà nước được xem như cơ

quan quyên lực tối cao của xã hội nhưng lại bị chi phối bởi

những kẻ mạnh, lực lượng này dùng nhà nước vừa thực hiện

việc điều hành các hoạt động chung của xã hội, vừa làm lợi riêng cho giai cấp mình.

Nhà nước cũng không hoàn toàn đồng nhất với quốc gia, nó chỉ là một trong ba yếu tố hợp thành quốc gia Mặc dù nhà nước và pháp luật có sự gắn bó hết sức chặt chẽ với nhau, tuy nhiên đó là hai hiện tượng khác nhau, do vậy về mặt nhận thức, không thé đồng nhất nhà nước và pháp luật.

Từ những phân tích nêu trên, có thé định nghĩa: Nhà nước là tô chức quyên lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội dé chuyên thực thi quyển lực, nhằm tổ

chức và quản lí xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội

cũng như lợi ich của lực lượng cam quyền trong xã hội.

So với các tô chức xã hội khác (tô chức phi nhà nước), nhànước có các đặc trưng sau đây:

Trang 26

Nhà nước có quyền lực đặc biệt (quyên lực nhà nước)

Dé tồn tại và duy trì các hoạt động, nhà nước cũng như các tô chức xã hội khác đều cần có quyền lực Quyên lực nhà nước là khả năng của nhà nước nhờ đó các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải

phục tùng ý chí của nhà nước “Kha năng” của nhà nước phụ

thuộc vào sức mạnh bạo lực, sức mạnh vật chất, uy tín của nhà nước trong xã hội hay khả năng vận động quần chúng của nó Quyên lực nhà nước tổn tại trong mỗi quan hệ giữa nhà nước với các cá nhân, tổ chức trong xã hội Trong mối quan hệ nay, nha nước là chủ thê của quyền lực, các cá nhân, tổ chức trong xã hội là đối tượng của quyền lực ấ ay, ho phai phuc tung ý chí của nhà nước.

Quyền lực nhà nước cũng tồn tại trong mối quan hệ giữa nhà nước

với các thành viên cũng như các cơ quan của nó, trong đó thành

viên phải phục tùng tô chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên Nhà nước là tô chức đại diện chính thức cho toàn thé xã hội, vi vay, quyén lực nha nước là quyền lực đặc biệt, bao trùm đời

sống xã hội, chi phối mọi cá nhân, t6 chức trong xã hội, tác động

đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội Dé thực hiện quyền lực nhà nước, có một lớp người tách ra khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, tổ chức thành các cơ quan khác nhau, mỗi cơ quan chuyên đảm nhiệm những công việc nhất định, hợp thành bộ máy nhà nước từ trung ương xuống địa phương.

Nhà nước thực hiện việc quản lí dân cư theo lãnh tho

Các tổ chức xã hội rất đa dạng, phức tạp, được hình thành và duy trì dựa trên những điều kiện xã hội khác nhau, có thể là quan

hệ huyết thống, giới tính, độ tuổi, quan điểm chính trị Trong

khi đó, nhà nước lấy việc quan lí dân cư theo lãnh thé làm điểm xuất phát Người dân không phân biệt huyết thống, dân tộc, giới tính cứ song trên một dia vực nhất định thì chịu sự quản lí của một nhà nước nhất định và do vậy, họ thực hiện quyền và nghĩa

vụ trước nhà nước theo nơi mà họ cư trú.

Trang 27

Nhà nước thực thi chủ quyén quốc gia

Nhà nước có quyền lực bao trùm phạm vi lãnh thổ quốc gia, đứng trên moi cá nhân, tổ chức trong xã hội, vì vay nhà nước là tổ chức duy nhất có đủ tư cách và khả năng đại diện chính thức và hợp pháp của quốc gia, thay mặt quốc gia dân tộc thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị pháp lí, nó thể hiện quyền quyết định tối cao và độc lập, tự quyết mọi vấn đề đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bat kì cá nhân, tổ chức nào trong nước cũng như các nhà nước khác, các tổ chức quốc tế Trong các xã hội không có dân chủ, chủ quyền quốc gia thuộc về nhà nước Trong điều kiện của xã hội dân chủ, quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân ủy quyền cho nhà nước thay mặt nhân dân tô chức thực hiện và bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nhà nước ban hành pháp luật, dùng pháp luật làm công cụquản lí xã hội

Pháp luật là quy tắc ứng xử của con người trong đời sống cộng đồng Nhà nước là tổ chức đại diện cho xã hội, thay mặt xã hội ban hành pháp luật, cung ứng cho xã hội một loại quy tắc xử sự mang tính bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức trong xã hội Nhà nước là tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật, đồng thời, với tư cách là người có sứ mệnh tô chức và quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, nhà nước phải sử dụng pháp luật, dựa vào pháp luật, là phương tiện đặc biệt quan trong dé tổ chức va quan lí xã hội Mọi cá nhân, tô chức trong xã hội có nghĩa vụ tôn trọng

và thực hiện pháp luật một cách nghiêm chỉnh.

Nhà nước quy định và thực hiện việc thu thuế, phat hành tiễn

Thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân buộc phải nộp

cho nhà nước theo quy định của pháp luật Nhà nước là một bộ

máy được tách ra khỏi lao động sản xuât trực tiêp dé chuyén thuc

Trang 28

hiện chức năng quản lí xã hội, do vậy, nó phải được nuôi dưỡng

từ nguồn của cải do dân cư đóng góp Thiếu thuế bộ máy nhà nước không thể tồn tại được Bên cạnh đó, thuế còn là nguồn của

cải quan trọng phục vụ cho việc phát triển các mặt của đời sống.

Chỉ nhà nước mới có quyền quy định và thực hiện việc thu thuế vì nhà nước là t6 chức duy nhất có tư cách đại diện chính thức cho toàn xã hội Nhà nước phát hành tiền làm phương tiện trao đổi trong sản xuất, phân phối, tiêu dùng của cải trong đời sống.

Il NGUON GÓC NHÀ NƯỚC

Nguồn gốc nhà nước là vấn đề cơ bản của Lí luận chung về

nhà nước và pháp luật Muốn giải thích đúng dan bản chất, chức năng, vai trò của nhà nước đều phải xuất phát từ vấn đề nguồn gốc của nhà nước Mặc dù đã được nghiên cứu từ thời cô đại, tuy nhiên, cho đến ngày nay, vấn đề nguồn gốc nhà nước vẫn còn không ít tranh luận Xuất phát từ quan niệm khác nhau về nhà nước, dẫn đến các cách giải thích khác nhau về nguồn gốc nhà nước.

Các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho răng, nhà nước là do thượng dé sáng tạo ra Thượng dé sáng tạo ra con người, sáng tạo ra thế giới, đồng thời sáng tạo ra nhà nước để cai quản con người Quyền lực nhà nước là do thượng dé ban cho, nhà vua là thiên tử, là sứ giả của thần linh, là cái bóng của thượng dé, nhận quyền lực từ thượng dé, dé “thé thiên hành đạo”, thay mặt cho thượng dé cai quản xã hội Người đề xướng thuyết này là Agustin, nhà thần học thời trung cổ người Anh Ở phương Đông, mặc dù không có một học thuyết hoàn chỉnh về nguồn gốc thần thánh của nhà nước, nhưng qua thực tế tổ chức và hoạt động của nhà nước đều phản ánh rõ nét tư tưởng nhà nước bắt nguồn từ thượng dé.

Các nhà tư tưởng theo thuyết gia trưởng mà tiêu biểu là

Platon, Aristote và Philmơ coi nhà nước là kêt quả của sự phát

triển tự nhiên của gia đình, nhà nước có trong mọi xã hội Các tác

Trang 29

giả theo trường phái này quan niệm, xã hội như một gia đình mở

rộng, “nha chính là cái nước nhỏ, nước tức là cái nhà to” Trong mỗi gia đình đều có người gia trưởng đứng đầu làm nhiệm vụ cai quản gia đình, nhà nước được xem như người đứng đầu xã hội, thực hiện việc cai quản xã hội Quyền lực nhà nước là sự phát triển tiếp tục quyền lực của người gia trưởng và về bản chất cũng giống như quyền lực của người gia trưởng.

Thuyết khế ước xã hội giải thích nguồn gốc nhà nước bắt đầu từ xã hội Các nhà tư tưởng của thuyết này mà đại biểu là G Grotius,

B Sponoza, Thomas Hober, J Loke, J J Rousseau, A Radisep

cho rằng xã hội vốn trong trạng thái không có nhà nước, ở đó con người là hoàn toàn tự do, ai cũng có các quyền tự nhiên của mình như quyền sống, quyền tự do, quyền sở hữu tài sản , mọi người tự bảo vệ lay cac quyén tu do cua minh Tuy nhién, vi kha nang cũng như cách thức bảo vệ của mỗi người là khác nhau nên khi mỗi người đều tự bảo vệ lay các quyền tự do của mình thì có thé dẫn xã hội đến trạng thái hỗn loạn Trong điều kiện đó, cộng đồng xã hội đã họp nhau lại, soạn thảo một khế ước chung, trong

đó thoả thuận thành lập nên nhà nước, trao cho nhà nước các

quyền vốn là của mọi người dé nó thay mặt mọi người bảo vệ các

quyền, tự do của họ Một khi nhà nước không hoàn thành sứ

mệnh được giao phó, các quyền tự nhiên của con người bị vi phạm, xã hội có thé hủy bỏ khé ước cũ, soạn thảo khé ước mới dé

thành lập nhà nước mới.

Thuyết bạo lực mà đại diện là Gumplovic, E During giải

thích nhà nước là sản phẩm cuộc chiến tranh giữa các thị tộc Trong thời đại nguyên thủy, các thị tộc thường gây chiến với nhau nhằm mở rộng địa bàn cư trú, tìm kiếm thức ăn, nguồn

nước Kết quả của các cuộc chiến đó là thị tộc chiến thắng cần ' Xem: Phan Bội Châu, Khổng học đăng, toàn tập, tập 10, Nxb Thuận Hoá,

Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây, Huê 2000, tr 270.

Trang 30

có công cụ để nô dịch kẻ bại trận, vì vậy họ đã thiết lập ra hệ

thông cơ quan bạo lực đặc biệt, đó chính là nhà nước.

Bằng phương pháp duy vật biện chứng, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã xây dựng luận thuyết mới về nguồn gốc của nhà nước Nội dung của luận thuyết này được trình bày một cách toàn diện, sâu sắc và có hệ thống trong tác phâm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước ”' của Ph Angghen và tác pham “Nhà nước và cách mang” của V I Lênin Trong các công trình nghiên cứu của minh, Ph Angghen và V I Lênin

khăng định rằng, nhà nước là một hiện tượng xã hội mang tính

lịch sử, nó xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của đời sống xã hội khi xã hội đã phát triển đến một giai đoạn nhất định, trong xã hội xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia thành các giai cấp đối kháng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lénin, chế độ cộng san

nguyên thủy là thời kì chưa có nhà nước Khi mới thoát thai khỏi

động vật, con người tụ tập thành từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy Trải qua quá trình phát triển lâu dài, dưới tác động của nhiều yếu tố, con người dần dần liên kết thành t6 chức thị tộc, bộ lạc Thị tộc bao gồm những người cùng huyết thống, cùng sinh sống ở một nơi, trong thị tộc duy trì chế độ sở hữu chung, lao động chung và phân phối bình quân Trong thị tộc không có kẻ giàu, người nghèo, quan hệ giữa người với người là bình đẳng, tự do Quyền lực công cộng trong thị tộc thuộc về toàn thé thị tộc, bảo vệ

lợi ích chung của cả cộng đồng Đề thực thi quyền lực, thị tộc

không có bộ máy chuyên nghiệp mà dựa trên sức mạnh của hội

đồng thị tộc kết hợp với uy tín của người đứng đầu thị tộc Tù trưởng, tộc trưởng, thủ lĩnh quân sự là người đứng đầu thị tộc, do hội đồng thi tộc bầu, bãi miễn, họ không có đặc quyền, đặc lợi gi,

' Xem: Mac - Angghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004.? Xem: Lénin toàn tập, tập 33, Nxb Sự thật, Matxcova, 1977.

Trang 31

cùng chung sống, lao động và hưởng thụ như mọi thành viên khác trong thị tộc Nhiều thị tộc có quan hệ dòng máu xa gần hợp thành một bộ lạc, mỗi bộ lạc có tên gọi, nơi ở, rừng, ruộng đất

riêng Các thành viên của bộ lạc cùng nói một ngôn ngữ, cùngtheo một tín ngưỡng và thực hiện những nghi thức tôn giáo riêng.

Cách thức tổ chức quyền lực trong bộ lạc tương tự như trong thị tộc nhưng bước đầu đã thể hiện sự tập trung cao hơn.

Tổ chức thị tộc, bộ lạc tồn tại trong một thời kì lịch sử nhất định, dần dần, do tác động của nhiều yếu tố, nó thoái hoá và tan rã dần từng bước, nhường chỗ cho một hình thức tô chức mới, đó là nhà nước Theo Ăngghen, có hai nguyên nhân cơ bản làm cho tô chức thị tộc, bộ lạc tan rã, nhà nước xuất hiện đó là nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội.

Sự phát triển của công cụ lao động làm cho năng suất lao động ngày càng được nâng cao, dần dần đủ cho tiêu dùng và có dư thừa, chính nhu cau quản lí số của cải dư thừa đã làm nảy sinh mầm mong của chế độ tư hữu Mặt khác, sự phát triển của lực lượng sản xuất đã dẫn đến các cuộc phân công lao động trên quy mô lớn, chăn nuôi, thủ công nghiệp, thương nghiệp dần dần tách ra khỏi trồng trọt, trở thành những ngành kinh tế độc lập Khi sản xuất được chuyên môn hoá thì nó lại càng có điều kiện phát triển hơn trước, của cải làm ra ngày càng nhiều càng góp phần củng cố tư tưởng tư hữu Cũng do sự phát triển của công cụ lao động đã làm cho sản xuất có thé tiến hành riêng mà không cần phải tiến hành chung theo cả cộng đồng Do vậy, tư liệu sản xuất của cộng đồng dần dần được chia nhỏ để tiến hành sản xuất riêng theo mỗi gia đình, mới đầu chỉ là tạm chia, người ta vẫn định kì chia lại Tuy nhiên, một khi sản xuất được tiến hành riêng thì đồng thời sự khác biệt giàu nghèo cũng từng bước xuất hiện, làm cho con người ý thức ngày một sâu sắc hơn về tư hữu Việc định kì chia lại tư liệu sản xuất vì vậy mà trở nên thưa dần và cuối cùng thì

Trang 32

mât hăn Tư liệu sản xuât thuộc sở hữu chung của cả cộng đôngdân dân trở thành sở hữu riêng trong các gia đình, họ có thê đembán, trao đôi hay đê lại cho con cháu kê thừa.

Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu sức lao động ngày càng

tăng, tù binh trong các cuộc xung đột giữa các thị tộc trước kia

thường bị giết, giờ đây được giữ lại làm nô lệ Mới đầu số nô lệ còn lẻ tẻ, địa vị của họ chưa đến mức quá thấp kém Về sau, số

lượng nô lệ ngày một đông đảo, nô lệ trở thành sở hữu trong cácgia đình như các loại tài sản khác Khi phân hoá giàu nghèo trở

nên rõ nét, sự tương trợ giữa các gia đình mắt dan, thay vào đó là cho vay nặng lãi và cầm có tài sản Tat cả những yếu tô đó làm cho của cải ngày càng tích tụ và tập trung vào trong tay một số ít người, đồng thời thúc đây sự ban cùng hoá của số đông người khác Xã hội thị tộc dần dần bị phân hoá thành các giai cấp, tầng lớp khác nhau, những người giàu có hợp thành tầng lớp quý tộc, chiếm hữu nhiều ruộng đất, của cải , những người nghèo khổ chiếm số đông trong xã hội do mat dan của cải và tư liệu sản xuất,

cudi cùng rơi vào tình trạng bị lệ thuộc tang lớp trên và bị tang lớp

này áp bức, bóc lột nặng nề Mau thuẫn giai cấp, đấu tranh giai cấp vì thế đã xuất hiện và ngày càng trở nên sâu sắc Khi sự phân hoá giàu nghèo ngày càng rõ nét thì quan hệ huyết tộc trở nên phai nhạt, lỏng lẻo, nó không còn đủ sức để ràng buộc những người cùng huyết tộc phải làm ăn sinh sống ở một nơi Người nghèo vì thé có thé tìm đến nơi có điều kiện thuận lợi hơn dé sinh sống Mặt

khác, do hoạt động thương nghiệp, do sự thay đôi nghề nghiệp đòi

hỏi phải di động và thay đổi chỗ ở Tình trạng đó dẫn đến trên một địa vực vốn là lãnh thô của một thị tộc, bộ lạc và chỉ những người thuộc thị tộc, bộ lạc đó sinh sống thì nay đã gồm những người

thuộc các thị tộc khác nhau cùng làm ăn sinh sông, mất đi điều kiện tiên quyết cho sự tồn tại của chế độ thị tộc.

Sự phân hoá xã hội làm cho cơ quan quyền lực chung của thị

Trang 33

tộc, bộ lạc dần chuyền thành cơ quan riêng của tang lớp quý tộc Chức vụ thủ lĩnh vốn không có đặc quyền dần dần mắt hết ý nghĩa ban đầu của nó, lợi dụng uy tín và địa vị, họ tìm cách thâu tóm quyên lực vào trong tay mình Càng ngày, chức vụ đó càng không còn đại biéu cho lợi ích của tất cả các thành viên, nó không còn được bầu ra từ những người có uy tín mà được chọn trong giới quý tộc, hoặc từ tập quán bầu những người trong một gia đình dần dần trở thành quyền thế tập đương nhiên của những gia đình ấy, trở thành chức vụ chuyên môn quản lí điều hành công việc hàng ngày của xã hội Mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng, đấu tranh giai cấp ngày càng gay gắt, tổ chức thị tộc, bộ lạc ngày càng trở nên bat lực, không thé đảm nhiệm vai trò tổ chức và quản lý các công việc chung của cộng đồng Trong khi đó, một hình thức tổ chức mới với những cơ quan mới hoàn toàn xa lạ với tổ chức thị tộc, bộ lạc đang từng bước hình thành, tô chức đó được gọi là nhà nước Nhà nước xuất hiện để tổ chức và quản lý các công việc chung của đời sống cộng đồng, những công việc mà trước đây tô chức thị tộc, bộ lạc phải đảm nhiệm Đồng thời, nhà nước xuất

hiện còn dé làm dịu bớt sự xung đột giai cấp, giữ cho sự xung

đột đó trong vòng “trật tự”, làm cho “những giai cấp có quyền lợi đối lập nhau đó không đi đến chỗ tiêu diệt lẫn nhau và tiêu diệt luôn cả xã hội”.! Nhà nước xuất hiện bởi nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, nhu cầu tô chức đời sống chung, đảm bảo trật tự chung Tuy nhiên, “nhà nước ra đời từ yêu cẩu phải kiêm chế những đối kháng giai cấp, nhưng vì nhà nước đồng thời cũng ra đời giữa cuộc xung đột giữa các giai cấp ấy, cho nên theo lệ thường, nó là nhà nước của giai cấp có thé lực nhất, của giai cấp thong trị về kinh tế và giai cấp này nhờ có nhà nước, mà trở thành giai cấp thông trị về mặt chính trị và do đó có thêm những thủ đoạn mới dé tran áp và bóc lột giai cấp bị áp bức ”.°

' Xem: Mac - Angghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 252.“ Xem: Mác - Angghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 255.

Trang 34

Theo Ăngghen, có ba hình thức (dạng) xuất hiện điển hình

của nhà nước đó là:

- Hình thức xuất hiện nhà nước Athen Đây là hình thức thuần

túy và cô điên nhât Nhà nước Athen nảy sinh chủ yêu và trực tiêptừ sự đôi lập giai câp phát triên ngay trong nội bộ xã hội thị tộc.

- Hình thức xuát hiện nhà nước Roma So với Athen, sự xuât hiệnnhà nước Roma có nhiêu điêm khác, nhà nước Roma ra đời dựatrên thăng lợi của giới bình dân chông lại giới quý tộc thị tộc Roma.

- Hình thức xuất hiện nhà nước của người Giecman Các nhà nước của người Giecman xuất hiện dựa trên kết quả chinh phục của các tộc người Giecman đối với dé chế Roma khi dé chế này

đang trong quá trình tan rã.

Có thé nói, cho đến nay, tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước” của Angghen vẫn là công trình nghiên cứu có giá trị lớn về nguồn gốc của nhà nước Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu chưa bao quát hết các khu vực trên thế giới, cùng với những hạn chế của thời đại , bởi vậy, những luận điểm của Angghen cần phải được bồ sung, hoàn thiện thêm Sau này, nhờ thành tựu của nhiều ngành khoa học như sử học, khảo cô học, dân tộc học , các nhà khoa học maxit đã bé sung, làm phong phú và sâu sắc hơn các quan điểm của Ăngghen, góp phần hoàn thiện hệ thống quan điểm khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc nhà nước.

Xuất phát từ quan niệm nhà nước là tổ chức quyền lực chung của toàn xã hội, có str mệnh tổ chức và quản ly các mặt trong đời sông chung của cộng đồng, các nhà khoa học ngày nay cho rằng, nhà nước có thê xuất hiện do sự tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thé là những nhân tổ nội tại, nảy sinh trong long xã hội, cũng có thé là sự tác động bởi những yếu tô bên ngoài như

thiên tai, ngoại xâm Thực tiễn lịch sử cho thấy, các nhà nước ở

Trang 35

phương Đông ra đời tương đối sớm, trong điều kiện chế độ tư hữu phát triển rất chậm chạp và yếu ớt, sự phân hoá xã hội diễn ra chưa thật sâu sắc.' Đặc điểm chung của các nước phương Đông là hầu hết các nhà nước đều hình thành trên lưu vực các con sông lớn Tuy nhiên, “diéu kiện thiên nhiên đã chứa đựng san trong do hai mặt đối lập: wu đãi va thir thách ”.” Chính vì vậy, đỗi với các cộng đồng dân cư ở khu vực này, tri thủy và tự vệ là những vẫn đề có tầm quan trọng sống còn Những công việc đó đòi hỏi phải có sự phối hợp của nhiều người và phải có sự tô chức, chỉ huy tốt Tình hình đó buộc các thị tộc phải sớm liên kết với nhau thành bộ lạc, liên minh bộ lạc, thiết lập ra một cơ quan quản lí chung thay cho cơ quan quản lí mỗi bộ lạc Do tính chất thường xuyên của hoạt động trị thuỷ cũng như chống giặc ngoại xâm, cơ quan

quyền lực chung của cộng đồng dan trở thành cơ quan thường

trực, chuyên đảm nhiệm chức năng tổ chức và quản lí các mặt của đời sống xã hội Nó ngày càng có xu hướng thoát ly, tách dần khỏi hoạt động sản xuất trực tiếp, trở thành những cơ quan chỉ chuyên thực thi quyên lực, nhà nước như vậy là từng bước được

hình thành.

Như vậy, nhà nước xuất hiện một cách khách quan, là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên của đời sống xã hội, khi t6 chức thị tộc, bộ lạc tỏ ra bất lực, không đáp ứng được những yêu cầu,

đòi hỏi của cuộc sống Có thể nói, trên phạm vi toàn thế giới, cho

dù xuất hiện bởi nguyên nhân nào thì sự ton tại của nhà nước cũng là nhằm giải quyết những vấn đề chung của đời sống xã hội, giữ gìn ôn định trật tự xã hội, tô chức đời sống chung, quản lí, điều hành các hoạt động chung của cộng đồng

' Xem: Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, Trường Đại học Luật

Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, H 1997, tr 11, 12.

? Xem: Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật thé giới, Trường Dai học Luật

Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, H 1997, tr 11.

Trang 36

Sự xuất hiện nhà nước là cả một quá trình lâu dài, gan lién su biến đổi mọi mặt của đời sống xã hội, trong quá trình đó, những yếu tố của tô chức thị tộc, bộ lạc dan dần mất di, đồng thời từng bước hình thành những yếu tố của một tô chức mới mà chúng ta gọi là nhà nước Đúng như Ăngghen nói “xã hội mỗi ngày một vượt quả phạm vi của chế độ thị tộc ”, “trong lúc đó thì nhà nước phát triển một cách lặng lẽ”.' Giữa xã hội không có nhà nước và xã hội có nhà nước không có một ranh giới rõ rệt, một mốc thời gian xác định cụ thể mà là cả một thời kì, thời kì quá độ chuyên

từ xã hội này sang xã hội khác Thời kì quá độ lâu hay chóng, dài

hay ngắn là phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng khu vực II KIEU NHÀ NƯỚC

3.1 Khái niệm kiểu nhà nước

Trong tiếng Việt, thuật ngữ “kiểu” (hoặc kiểu cách, kiểu dáng, kiểu loại, kiểu lối ) chỉ toàn bộ nói chung những đặc trưng của một tiêu loại, làm phân biệt với tiểu loại khác.” Với ý nghĩa đó, kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điềm, đặc thù của một nhóm

nhà nước, qua đó phân biệt với nhóm nhà nước khác Theo cách

hiểu này, việc phân chia kiểu nhà nước thực chất là sự phân nhóm (phân loại) nhà nước Những nhà nước thuộc cùng một kiểu là những nhà nước có cùng những đặc điểm, đặc trưng nhất định, qua đó phân biệt với kiểu (nhóm) nhà nước khác.

Các nhà sử học phân chia sự phát triển của xã hội thành xã hội cô đại, xã hội trung đại, xã hội cận đại và xã hội hiện đại” (mặc dù không dễ đạt được sự thong nhất về thời mốc mở đầu và

' Xem: Mac - Angghen toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 172.? Xem: Tir điển tiếng Việt, Nxb Da Nẵng, 1997, tr 507.

3 Đây là quan niệm phổ biến ở phương Tây Những thuật ngữ này được các nhànhân văn chủ nghĩa Italia nêu ra đầu tiên vào thế kỉ XVI, sang thế kỉ XVII đượcnhà sử học người Đức Crixtôphơ Kenlơ vận dụng trong tác phẩm “Lịch sử thếgiới” (dẫn theo Nguyễn Gia Phu và các tác giả, Lịch sử thế giới trung đại, Nxb.

Giáo dục, H 2003, tr 3).

Trang 37

kết thúc của các thời kì này) Tương ứng với các thời kì lịch sử này có các kiểu nhà nước: nhà nước cổ đại, nhà nước trung đại, nhà nước cận đại và nhà nước hiện đại Có thể nói, đây là quan niệm tương đối pho biến trong giới sử học khi nghiên cứu lịch sử các quốc gia cũng như các nền văn minh trên thế giới.' Căn cứ vào mức thu nhập bình quân tính theo dân số và sự phát triển của nền kinh tế quốc dân, các nhà nước hiện đại có thể được chia thành các kiểu nhỏ hơn tương ứng các quốc gia phát triển, dang phát triển, chậm phát triển.

Tiếp cận từ các nền văn minh, có thể phân chia thành các kiểu nhà nước: nhà nước trong nền văn minh nông nghiệp, nhà nước trong nền văn minh công nghiệp, thậm chí ngày nay còn nói đến nhà nước trong nền văn minh hậu công nghiệp (văn minh tri thức) Theo nhiều nhà nghiên cứu, toàn bộ các nhà nước trong “thoi cổ

đại và cả thời trung đại tiếp theo đều nam trong tiễn trình của nên văn minh đâu tiên của lịch sử thé giới - nên văn minh nông

nghiệp ”.” Trên thé giới hiện nay, bên cạnh nhiều nhà nước đang ở trong thời kì của nền văn minh công nghiệp thì vẫn còn một số nhà nước chưa vượt ra khỏi nền văn minh nông nghiệp Từ khoảng giữa những năm 1970, bắt đầu thời đại của cách mạng công nghé,* một số nhà nước trên thế giới dần chuyển sang kiểu nhà nước mới, nhà nước trong nền văn minh hậu công nghiệp.

Một quan niệm khác tương đối phố biến trong sử học, luật học, chính trị học đó là phân chia nhà nước thành kiểu nhà nước phương Đông và kiểu nhà nước phương Tây Đây là quan niệm

' Xem: Lương Ninh (chủ biên), Lich sử thé giới cổ đại, Nxb Giáo dục, H 1997;Nguyễn Gia Phu, Nguyễn Văn Anh, Đỗ Dinh Hãng, Tran Văn La, Lich sử thé giớitrung đại, Nxb Giáo dục, H 2003; Lich sử thé giới cận đại, Nxb Giáo dục, H 2000;Vũ Dương Ninh (chủ biên), Lich sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, H 1998.“ Xem: Lương Ninh (chủ biên), Lich sử thé giới cổ đại, Nxb Giáo dục, H 1997, tr 3.> Xem: Vũ Duong Ninh (chủ biên), Lich sử văn minh thé giới, Nxb Giáo duc, H.

1998, tr 349.

Trang 38

của người Hy Lạp và Roma cổ dai,' về sau được dùng phô biến trên thé giới, quan niệm này đơn giản chi dựa vào yếu tố địa lí Ngày

nay, phân biệt nhà nước phương Đông và nhà nước phương Tây

không chỉ đơn thuần dựa trên yếu tố địa lí mà còn dựa vào nhiều tiêu chí khác (nhân chủng, ngữ hệ, văn hoá, kinh tế, chính tri ).

Dựa trên cách thức tô chức va thực hiện quyền lực nhà nước có thể phân chia thành các kiểu nhà nước: nhà nước độc tài, chuyên chế, nhà nước dân chủ Các nhà nước độc tài, chuyên chế có đặc trưng là nhà nước được điều khiển bởi một nhóm thiểu số trong xã hội, thậm chí là một cá nhân, quyền lực nhà nước không bị hạn chế hay ràng buộc bởi bất cứ thê chế, thiết chế nào; quan

hệ giữa nhà nước với người dân là quan hệ mệnh lệnh, phục tùng

một chiều một cách tuyệt đối, nhà nước sử dụng biện pháp bạo lực dé thực hiện quyền lực nhà nước Ngược lại, trong nhà nước dân chủ, quyền lực tối cao trong xã hội thuộc về nhân dân, nhân dân tô chức nên nhà nước và kiểm soát hoạt động của nhà nước.

Chủ nghĩa Mác - Lénin tiếp cận kiểu nhà nước theo tiến trình lịch sử của sự phát triển xã hội Khi nghiên cứu quy luật vận động phát triển của đời sống xã hội, C Mác đã bắt đầu từ quan hệ sản xuất, “coi đó là những quan hệ cơ bản, ban dau và quyết định tat

cả mọi quan hệ khác ”.? Ông cho rằng, mỗi xã hội có một kiểu quan hệ sản xuất riêng biệt, đặc trưng cho xã hội đó C Mac viết:

“Tổng hợp lại thì những quan hệ sản xuất hợp thành cái mà

người ta gọi là những quan hệ xã hội, là xã hội và hơn nữa hợp

thành một xã hội ở vào một giai đoạn phat triển lịch sử nhất định, một xã hội có tính chất độc đáo riêng biệt Xã hội cổ đại, xã hội phong kiến, xã hội tư sản déu là những tổng thể quan hệ sản xuất

như vậy, mỗi tổng thé đó dong thời lại đại biểu cho một giai đoạn

' Xem: Lương Ninh (chủ biên), Lich sử thé giới cô đại, Nxb Giáo dục, H 1997, tr 3.? Xem: Lénin toàn tập, tập 1, Nxb Tiên bộ, M 1974, tr 159.

Trang 39

phát triển đặc thù trong lịch sử nhân loại ”.' C Mác gọi mỗi giai đoạn phát triển đặc thù đó là một hình thái kinh tế - xã hội, bao gồm một cơ sở hạ tang và một kiến trúc thượng tầng tương ứng Trong thượng tầng kiến trúc của xã hội có giai cấp luôn tồn tại nhà nước Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tương ứng một hình thái kinh tế - xã hội có giai cấp là một kiểu nhà nước Đặc điểm của mỗi kiểu nhà nước do kiểu quan hệ sản xuất đặc thù trong xã hội tương ứng quy định Theo quan niệm truyền thống, xã hội có giai cấp đã và sẽ trải qua các hình thái kinh tế xã hội là chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, tương ứng là bốn kiểu nhà nước: nhà nước chủ nô, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa Đối với các nhà nước phương Đông cổ đại, hiện có hai quan điểm khác nhau, một số người vẫn cho đây thuộc kiểu nhà nước chủ nô (theo mô hình Hy Lạp, Roma) tuy có một số điểm riêng biệt, những người khác thì cho hoàn toàn không thé coi là nhà nước chủ nô, “vi sự di biệt giữa các quốc gia này với chế độ

chiếm nô lớn hơn nhiễu sự tương đồng ”.ˆ Điều đó càng chứng tỏ,

sự phát triển của nhà nước mang tính chất đa dạng và phức tạp Cần lưu ý rằng, sự hình thành và phát triển của mỗi hình thái kinh tế xã hội là cả một quá trình, từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác đều phải trải qua một thời kì gọi là thời kì quá độ Chính vì vậy, sự phân chia kiêu nhà nước chỉ có ý nghĩa tương đối Trong cùng một kiểu, nhà nước ở thời kì đầu của mỗi hình thái kinh tế xã hội có thể có nhiều điểm khác biệt so

với nhà nước ở thời kì sau đó.

Việc phân chia kiểu nhà nước theo quan điểm trên đây của chủ

nghĩa Mác - Lénin không chỉ giúp chúng ta nhìn nhận quá trình

vận động, phát triển của nhà nước mà qua đó còn có thê nhận thức

' Xem: Mác - Ăngghen toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 553.? Xem: Luong Ninh (chủ biên), Lich sử thé giới cô đại, Nxb Giáo dục, H 1997,

tr 3, 4.

Trang 40

được điều kiện tồn tại và phát triển của nhà nước trong những giai đoạn lịch sử nhất định Trên cơ sở đó, có thể nhận thức và giải thích đúng đắn bản chất, chức năng, bộ máy cũng như hình thức nhà nước trong mỗi giai đoạn phát triển của nó Đó chính là quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lénin, nhà nước cũng như các sự vật, hiện tượng khác đều luôn vận động, biến đôi không ngừng.

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, sự thay thế các kiểu nhà nước là quá trình lịch sử tự nhiên Sự thay thế này có thê diễn ra một cách tuần tự, từ kiểu nhà nước thấp đến kiểu nhà nước cao hơn C Mác viết: “về dai thể, có thể coi các phương thức sản xuất châu Á, cổ đại, phong kiến và tư sản hiện đại là những thời đại tiễn triển dan dan của hình thái kinh tế - xã hội ”.` Đối với mỗi nước cụ thể, do điều kiện lịch sử khách quan, có thê bỏ qua một hoặc một số kiểu nhà nước nhất định Nguyên nhân sâu xa của sự thay thế kiểu nhà nước là mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất trong một phương thức sản xuất xã hội Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì phương thức sản xuất mới được thiết lập, cùng với nó có một kiêu kiến trúc thượng tang mới và tương ứng là một kiểu nhà nước mới Kiểu nhà nước sau luôn tiễn bộ hơn kiểu nhà nước trước vì nó được xây dựng trên cơ sở quan hệ sản xuất phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất đã phát triển ở trình độ cao hơn, cơ sở xã hội của nhà nước rộng rãi hơn; xung đột giai cấp trong xã hội đó thường đỡ gay gắt hơn Lịch sử cho thấy, có nhiều con đường đưa đến sự thay thế các kiểu nhà nước, có thể thông qua cách mạng xã hội dưới hình thức khởi nghĩa vũ trang, cũng có thê thông qua các cuộc cải cách xã hội một cách toàn diện và triệt dé, trong do kiéu quan hé san xuất cũ dan dan bị thay thế bởi kiểu quan hệ sản xuất mới tiễn bộ

hơn Ở đây quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với lực

lượng sản xuất giữ vai trò quyết định.

' Xem: Mac - Angghen toàn tập, tập 13, Nxb Chính trị quốc gia, H 2004, tr 16.

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w