Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra lao động tại tỉnh Lạng Sơn để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luậnp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP
TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NOI
NGUYÊN HỮU THẮNG
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
HA NOI - 2018
Trang 2NGUYÊN HỮU THĂNG
THANH TRA VIỆC THUC HIỆN PHAP LUAT LAO DONG
VA THUC TIEN TAI TINH LANG SON
LUAN VAN THAC SI LUAT HOC
Chuyén nganh : Luat kinh té
Mã số : 8 38 01 07
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Chí
HÀ NOI - 2018
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tdi.
Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bồ trong bat kỳ công
trình nào khác Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng,được trích dẫn đúng theo quy định
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của luận văn này.
TÁC GIÁ LUẬN VĂN
Nguyễn Hữu Thăng
Trang 4Chương 1: KHÁI QUÁT VE THANH TRA LAO ĐỘNG VÀ THANH
TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNGKhái quát về thanh tra và thanh tra lao động
Nội dung cơ bản của Thanh tra pháp luật lao động
Kinh nghiệm thanh tra lao động của một số quốc gia trên thế giới
Chương 2: THUC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH LẠNG SƠNKhái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn
Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại tỉnh
Lạng Sơn
Thực tiễn thực hiện quy trình thanh tra pháp luật lao động
Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanh
nghiệp tại tỉnh Lạng Sơn thông qua hoạt động thanh tra
Nguyên nhân vi pham phap lụât lao đông tại các đơn vi , doanh
nghiệp ơ tỉnh Lạng Sơn
Một số nhận xét về pháp luật Thanh tra lao động từ thực tiễn hoạt
động thanh tra tại tỉnh Lạng Sơn
Chương 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO
HIỆU QUÁ THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG Ở TỈNH
LẠNG SƠN
Giải pháp hoàn thiện hệ thống pháp luật
Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả thanh tra pháp luật lao động
26 26
66 74
Trang 5DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
: Lao động - thương binh và xã hội : Người lao động
: Nguoi sử dụng lao động
: TNLD
: Ủy ban nhân dân
Trang 61 Tính cấp thiết của đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tao ra của cải vatchất và các giá tri tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệuquả cao quyết định sự phát triển của đất nước Vì vậy, các quy định về lao động-trong đó có pháp luật lao động- có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống xã hội
Pháp luật lao động quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động (NLD)
và người sử dụng lao động (NSDLĐ), các tiêu chuẩn, nguyên tắc sử dụng và quản
lý lao động, góp phần thúc đây sản xuất, vì vậy nó có vị trí quan trọng trong hệthống pháp luật của quốc gia
Hệ thong pháp luật lao động nước ta ngày càng day đủ và hoàn thiện; tuynhiên dé đưa pháp luật vào thực tiễn cuộc sống một cách sâu rộng đòi hỏi Thanh tralao động phải đóng vai trò chủ chốt trong việc xây dựng ý thức về công bằng và gắnkết xã hội Trong quan hệ lao động giữa NLD và NSDLD sự yeu thé thuộc về NLD;NSDLD vi lợi ich kinh tế, luôn muốn tiết giảm chi phí, xâm phạm đến quyền và lợiích chính đáng của NLĐ Một thực tế hiện nay khi quyền và nghĩa vụ của cả hai bênngày càng được mở rộng thì những dấu hiệu vi phạm lại có chiều hướng gia tăngdẫn đến tình trạng tranh chấp lao động, đình công, ngừng việc tập thể, TNLĐ, bệnhnghề nghiệp có diễn biến phức tạp
Với khoảng 394.000 doanh nghiệp đang hoạt động, năm 2017 toàn quốcxảy ra 8.956 vu tai nạn lao động (TNLD), làm 9.173 người bi nạn, 928 người chết,
1.915 người bi thương nang; thiệt hại về vật chất và tài sản là 1.546 tỷ đồng, tổng sé
ngày nghỉ do TNLD là 136.918 ngày TNLD, cháy nỗ nghiêm trọng xảy ra cả trong
khu vực doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, dịch vụ và trong khu vực phi kết cau,
dé lại hậu quả nặng né, lâu dai cho NLD, gia đình và xã hội; ảnh hưởng lớn đếnnhững nỗ lực phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và cải thiện môi
trường đầu tư |
1 Số liệu do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội công bồ tại Lễ phát động Tháng hành động An toàn vệ
sinh lao động lân thứ nhât năm 2017 ngày 18/5/2017.
Trang 7Với chức năng giúp Giám đốc Sở thực hiện quản lý nhà nước về công tácthanh tra việc thực hiện pháp luật lao động Thời gian qua, Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LDTB& XH) Lạng Sơn đã tích cực tham mưu, giúp Thủtrưởng cơ quan cùng cấp thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước Hàng năm,thanh tra da phat hiên , kiên nghi và xử lý hành vi vi phạm pháp luật, thu về chongân sách nhà nước hàng tỷ đồng, tham gia kiến nghị dé xuất sua đôi , bô sungnhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến cơ chê _, chính sách đảm bảo phùhop vơi thưc tiền, góp phan nâng cao hiệu lực, hiéu qua hoạt động quản lý nhà nước
của ngành.
Tuy nhiên từ hoạt động thực tiễn cho thấy công tác thanh tra pháp luật laođộng của ngành LDTB&XH Lạng Sơn đã va đang bộc lộ những hạn chế, bất cậptrước xu thế phát triển của đời sống kinh tế- xã hội và tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế, đặc biệt là trước yêu cầu của nhiệm vụ chính trị được giao trong thời giantrước mắt cũng như lâu dài, chưa đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay
Dé nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trước sự nghiệpcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Thanh tra lao động Lạng Sơn nói riêng và
hệ thống cơ quan Thanh tra lao động toàn quốc nói chung cần phải được nghiên cứumột cách toàn diện, có hệ thống, trong đó việc hoàn thiện pháp luật lao động vàcủng cô tô chức làm công tác thanh tra pháp luật lao động là vẫn đề đặt ra cấp thiếttrong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, nhằm góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tronglĩnh vực lao động, tôi xin chọn đề tài: "Thanh tra việc thực hiện pháp luật laođộng và thực tiễn tại tỉnh Lạng Sơn" làm luận văn nghiên cứu của mình, đây lànhiệm vụ khó khăn, phức tạp, nhưng có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có một số luận án tiễn sĩ, luận văn thạc sĩ, côngtrình nghiên cứu, đề tài khoa học và bài viết liên quan đến thanh tra ngànhLDTB&XH, trong đó: "Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay",Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Thương Huyền (2009); "Thanh tra lao
Trang 8và Xã hội", Đề án của Thanh tra ngành LDTB&XH (2005); "Vai trò của thanh tralao động trong việc thúc đây trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, TS Bùi Si Lợi(2006), Tạp chí Lao động và Xã hội và đặc biệt là "Đề án nâng cao năng lực thanhtra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội đến năm 2020" của Thanh tra BộLDTB&XH được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2155/QĐ-TTg,ngày 11/11/2013 Và còn nhiều bài viết trên các báo, tạp chí và trang websitecũng phan ánh về van dé này.
Tính đến nay, có thé khang định rằng chưa có công trình nào đi sâu nghiêncứu về thanh tra, thanh tra LĐTB&XH và thực trạng hoạt động của Thanh tra laođộng tại tỉnh Lạng Sơn; từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động,hoạt động Thanh tra lao động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
về lao động trong giai đoạn hiện nay
3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là từ hoạt động thực tiễn trong công tác Thanh tra
lao động tại tỉnh Lạng Sơn để đánh giá, góp phần xây dựng những vấn đề lý luậnpháp lý về Thanh tra lao động, đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao hiệulực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước đối với thanh tra pháp luật lao độngtrong các doanh nghiệp.
Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu những quan điểm, quan niệm, quy định củapháp luật Việt Nam về Thanh tra lao động, soi vào thực tiễn hoạt động của Thanhtra lao động tại tỉnh Lạng Sơn; tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc; đề xuất kiếnnghị hoàn thiện hệ thống thanh tra lao động, về pháp luật lao động và nâng cao hơnnữa hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động hiện nay.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử mácxít; quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa.
Trang 9Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ thể nhưphương pháp phân tích, thống kê, tong hợp, so sánh đối chiếu và khảo sát thực tiễn.
5 Kết cầu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung củaluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát về thanh tra,thanh tra lao động, nội dung pháp luật vềthanh tra lao động và kinh nghiệm thanh tra lao động của một số quốc gia
Chương 2: Thực trạng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thanh tra
pháp luật lao động ở tỉnh Lạng Sơn.
Trang 10VA THANH TRA PHAP LUAT LAO DONG
1.1 Khai quát về thanh tra và thanh tra lao động
1.1.1 Khái quát về thanh tra
1.1.1.1 Khái niệm thanh tra
Theo Từ điển tiếng Việt: Thanh tra (người thuộc cơ quan có thâm quyên)kiểm tra, xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp) với nghĩanày, thanh tra bao hàm nghĩa kiểm soát nhằm "xem xét và phát hiện, ngăn chặnnhững gi trái với quy định"” Thanh tra thường đi kèm với một chủ thê nhất định:
"Người làm nhiệm vụ thanh tra", "Đoàn thanh tra" và "đặt trong phạm vi quyềnhành của một chủ thể nhất định"
Hiện nay, cũng như trong lịch sử nước ta được thé hiện "thanh tra" với mức
độ khác nhau qua mô hình các cơ quan nhà nước, quy định của Hiến pháp, pháp luật:
Thời kỳ sau 02/9/1945: Sau khi giành độc lập, nước Việt Nam dân chủ cộng
hòa ra đời, ngày 23/11/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 64/SL thành lậpBan Thanh tra đặc biệt, thuật ngữ "thanh tra" xuất hiện, quyền thanh tra được xácđịnh và chính thức giao cho Chính phủ.
Hiến pháp 1946 chưa sử dụng thuật ngữ "thanh tra", hoạt động thanh tra,kiểm tra chưa được giao cho một cơ quan chuyên trách nào, quyền kiểm soát đốivới Chính phủ được giao cho Ban thường vụ của Nghị viện.
Hiến pháp 1959 đã đề cập đến một số nội dung về kiểm tra việc thi hànhcác quyết định quản lý nhà nước
Hiến pháp 1980 sử dụng thuật ngữ "thanh tra" với nội dung là một chứcnăng của cơ quan quản lý nhà nước.
Hiến pháp 1992: Khái niệm thanh tra, kiểm tra được thể hiện rõ hơn tại cácĐiều 112, 115, 116 và 124; Khoản 7 Điều 112 quy định Chính phủ có nhiệm vụ:
2 Viện Ngôn ngữ học (1994), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr 504.
Trang 11"Tổ chức và lãnh đạo công tác kiểm kê, thống kê của Nhà nước, công tác thanh tra,kiêm tra Nhà nước, chống quan liêu, tham nhũng trong bộ máy Nhà nước; công tácgiải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân".
1.1.1.2 Đặc điểm của thanh tra
- Thanh tra gắn liền với quản lý nhà nước, với tư cách là một chức năng, làmột giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước, thanh tra gắn liền với quản lý nhànước; tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý nhà nước đều phải thông qua thanhtra, kiểm tra dé có thông tin đầy đủ, chính xác
- Thanh tra luôn mang tính quyền lực nhà nước, là một chức năng củaquản lý nhà nước, thanh tra phải thể hiện như một tác động tích cực nhằm thựchiện quyền lực của chủ thé quản lý đối với đối tượng quản lý Thanh tra là mộthoạt động luôn mang tính quyền lực nhà nước Chủ thê tiến hành thanh tra luôn là
cơ quan nhà nước Thanh tra luôn luôn áp dụng quyền năng của Nhà nước trongquá trình tiến hành hoạt động của mình và nó nhân danh Nhà nước khi áp dụngquyền năng đó
- Thanh tra có tính độc lập tương đối, đây là đặc điểm vốn có, xuất phát từbản chất của thanh tra, đặc điểm này phân biệt thanh tra với các loại hình cơ quan
chức năng khác của bộ máy quản lý nhà nước.
1.1.1.3 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Cơ quan thanh tra Nhà nước và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành quy định tại khoản 1 và khoản 6, Điều 3, Luật Thanh tra 2010
Các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính chỉ thực hiện hoạt động thanh trahành chính, còn các cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực thì vừa thực hiện thanh tra hành chính, vừa thực hiện thanh tra chuyên ngành.
Như vậy, bộ máy thanh tra là hệ thống các cơ quan thanh tra từ Trung ươngđến địa phương có mối liên hệ với nhau trong công tác thanh tra, chịu sự chỉ đạotrực tiếp của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, đồng thời chịu sự lãnh đạo, chỉđạo thống nhất của Tổng Thanh tra Chính phủ về t6 chức và hoạt động thanh tra
Trang 12tra đối với quản lý nhà nước, đối với cơ quan, tô chức, cá nhân trong hoạt động củamình; đối với xã hội thông qua việc thực hiện chức năng thanh tra Vai trò củathanh tra thê hiện trên những điểm sau:
Thr nhất, thanh tra có vai trò trong việc hoàn thiện cơ chế quản lý, chínhsách, pháp luật Theo quy định của Luật Thanh tra 2010, hoạt động thanh tra nhằmphòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, phát hiện những sơ
hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật dé kiến nghị với cơ quan nhà nước cóthâm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tổ tích cực, góp phan nâng caohiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân Các thông tin cung cấpcho chủ thé quản lý qua hoạt động thanh tra càng chính xác, đúng dan thì chủ thểquản lý nhà nước càng sửa chữa các khuyết điểm trong việc ban hành văn bản quyphạm pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật chính xác và chất lượng Chính vì vậy,thanh tra cũng làm cho chu trình quản lý nhà nước khép kín, từ hoạt động ban hành,
tô chức thực hiện đến kiểm tra việc thực hiện các quyết định quản lý và phục vụ choyêu cầu quản lý nhà nước
Thứ hai, thanh tra là phương thức đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa và kyluật Nhà nước Pháp chế xã hội chủ nghĩa là nguyên tắc quản lý nhà nước rất quantrọng, thiếu nó quản lý nhà nước sẽ rơi vào tình trạng rối loạn Pháp chế còn đượchiểu là chế độ hoạt động của Nhà nước mà trong đó mọi quy định của pháp luật đềuđược mọi cơ quan nhà nước, tổ chức và công dân thực hiện nghiêm túc Việc bảođảm pháp chế sẽ không có ý nghĩa nếu kỷ luật Nhà nước không được tuân thủ mộtcách nghiêm minh Thông qua công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo vàphòng, chống tham nhũng, co quan thanh tra kịp thời phát hiện, kết luận và kiếnnghị xử lý cơ quan hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật Qua đó tạo ra cơchế kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong hoạt động hành chính, khắc phụctình trạng thiếu trật tự, kỷ cương nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm minh mọi hành
Trang 13vi trai pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, nâng cao trách nhiệmcủa cơ quan, tổ chức.
Thứ ba, thanh tra góp phan phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ich hợppháp của cơ quan, tổ chức và công dân-một chức năng quan trọng của Nhà nướcpháp quyền, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ dân chủ Trong sự nghiệpđổi mới, Nhà nước đảm bảo duy trì trật tự kỷ cương trong quản lý, tạo điều kiệnthực hiện đầy đủ quyền con người, quyền công dân mà Hiến pháp ghi nhận thôngqua hoạt động thanh tra thực hiện quyền lực nhà nước, trong hệ thống hành chínhcủa cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức; thông qua hoạt động giải quyết khiếunại, tố cáo và thanh tra việc thực hiện pháp luật giải quyết khiếu nại, tố cáo Hoạtđộng thanh tra góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệplàm ăn chân chính trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường với sự bùng nỗ
về số lượng doanh nghiệp và quy luật cạnh tranh gay gắt Luật Thanh tra đã quyđịnh nguyên tắc "không làm cản trở hoạt động bình thường, phát hiện và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật".
1.1.1.5 Mục đích thanh tra, nguyên tắc hoạt động thanh tra
- Mục đích thanh tra: là nội dung quan trọng đã được pháp luật thanh tratrước đây đề cập, song từ yêu cầu công tác quản lý trong mỗi giai đoạn mục đíchthanh tra có sự thay đôi nhất định Nếu như Luật thanh tra 2004 đề cao phòng ngừa,phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật thì Luật thanh tra 2010 đã thể hiện
rõ hơn mục đích thanh tra theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Thanh tra làtai mắt của trên, là bạn của dưới" Hơn nữa, với vai trò là công cụ quản lý nhà nước,mục đích chủ yếu của hoạt động thanh tra là giúp chủ thể quản lý nhà nước kiểm soát
và bảo đảm cho các đối tượng quản lý chấp hành đúng chính sách, pháp luật, chứkhông chỉ là tìm ra vi phạm đề xử lý, nên Luật thanh tra 2010 đã xác định hoạt động
thanh tra ngoài việc phát hiện, xử lý những sai phạm; kiến nghị khắc phục, hoàn thiện
cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật còn có mục đích giúp cơ quan, tổ chức, cánhân thực hiện đúng các quy định của pháp luật, nhất là các doanh nghiệp, hộ kinhdoanh Đây cũng là xu hướng chung của hoạt động thanh tra trên thế giới hiện nay
Trang 14Chính vì vậy pháp luật thanh tra đã quy định nguyên tắc hoạt động thanh tra là:Tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan trung thực, công khai, dân chủ,kịp thời; không trùng lắp về phạm vi, đối tượng nội dung, thời gian thanh tra giữacác cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; không làm cản trở hoạt động bìnhthường của cơ quan, tô chức, cá nhân là đối tượng thanh tra.
1.1.2 Khái quát về thanh tra lao động
1.1.2.1 Khái niệm thanh tra lao động
Thanh tra lao động đóng vai trò thiết yếu trong quản lý nhà nước về laođộng Với mục đích của Thanh tra lao động là phòng ngừa, phát hiện và xử lý cáchành vi vi phạm pháp luật lao động; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý,chính sách pháp luật dé kiến nghị Nhà nước biện pháp khắc phục, phát huy nhân tốtích cực góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước vềlao động.
Thanh tra lao động theo quan niệm của Tổ chức lao động quốc tế (ILO)
Tổ chức lao động quốc tế (ILO) là cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốcmưu cầu thúc đây sự công bằng xã hội, quyền lao động và quyền con người đượccông nhận trên bình diện quốc tế Với tư cách là thành viên của tô chức này, ViệtNam đã phê chuẩn 16/187 Công ước, trong đó có Công ước số 81 về Thanh tra laođộng trong công nghiệp và thương mại năm 1947 (Việt Nam phê chuẩn năm 1994)
Công ước 81 quy định về lĩnh vực Thanh tra lao động; chức năng của hệthống Thanh tra lao động; quyền của Thanh tra viên lao động, những việc không
được làm đối với Thanh tra viên lao động” , về điều kiện tuyên dụng, làm việc, vềđào tạo + về cơ chế đảm bảo cho hoạt động thanh tra’, chế tài đối với việc vi phạm
các quy định của pháp luật, cơ chế phối hợp hoạt động, được thông tin, báo cáohàng năm về công tác thanh tra của cơ quan thanh tra
3 Điều 15 Luật Thanh tra 2010.
4 Điêu 7 Luật Thanh tra 2010.
5 Điêu 9 Luật Thanh tra 2010.
Trang 15Công ước quy định mỗi nước thành viên của tổ chức lao động quốc tế màtại đó công ước này có hiệu lực, phải duy trì một hệ thống Thanh tra lao động trongcác cơ sở công nghiệp, cơ sở thương mại.
Về chức năng của hệ thống Thanh tra lao động, Công ước quy định:
- Bảo đảm việc thi hành các quy định pháp luật về điều kiện lao động và vềNLD trong khi làm việc, như các quy định về thời giờ làm việc, tiền lương, an toan,
y té va phúc lợi, việc sử dụng trẻ em va thiếu niên, và các mặt khác có liên quantrong giới hạn trách nhiệm mà các Thanh tra viên lao động được giao về việc ápdụng những quy định đó.
- Cung cấp thông tin và góp ý kiến về kỹ thuật cho NSDLĐ và NLD vềcách thức hữu hiệu nhất đề tuân thủ các quy định pháp luật
- Lưu ý cơ quan có thâm quyền về những khiếm khuyết hay những lạmdụng mà các quy định pháp luật hiện hành chưa đề cập cụ thể
Như vậy, theo ILO, Thanh tra lao động không những thanh tra việc thựchiện pháp luật lao động; phát hiện những khiếm khuyết của pháp luật dé kiến nghịkhắc phục mà còn có chức năng tư vấn về cách thức tuân thủ pháp luật cho NSDLĐ
và NLĐ một cách nhìn hiện đại về vai trò của Thanh tra lao động
Về Thanh tra viên lao động, công ước quy định: Các Thanh tra viên laođộng mang theo những giấy tờ chứng minh về chức vụ của mình sẽ được quyên:
- Tự do vào không phải báo trước, bất kế giờ nào, ngày cũng như đêm, bat
cứ cơ sở nào đưới quyền kiểm soát của thanh tra
- Vào tat cả các phòng, ban, ngành mà họ có thé có lý do hợp lệ dé cho rằngcác phòng, ban đó thuộc quyền kiêm soát của thanh tra
- Có quyền đề xuất các biện pháp nhằm khắc phục những hư hỏng đượcphát hiện thấy trong một thiết bị, một nhà xưởng hoặc những phương pháp làm việc
mà Thanh tra viên có thé có lý do hợp lệ dé coi là một mối đe doa cho sức khỏe hay
an toàn của NLĐ.
- Dé đảm bảo thực hiện các biện pháp đó, Thanh tra viên có quyên ra lệnhhay đề nghị ra lệnh về những sửa đổi cần thiết dé tuân thủ những quy định pháp luật
Trang 16về an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ); về việc phải có các biện pháp có hiệu lựctức thời trong các trường hợp có nguy cơ khân cấp đối với sức khỏe hay an toàn củaNLD; có quyền yêu cầu các cơ quan có thầm quyền ra lệnh hay ban hành nhữngbiện pháp có hiệu lực tức thời.
Như vậy, Công ước đã trao cho Thanh tra viên những quyền năng rat cụ thể
và quy định cơ chế đảm bảo việc thực thi quyền năng đó nhằm mục đích cuối cùng
là bảo vệ NLD và cân bằng mối quan hệ giữa NSDLD và NLD
Là thành viên của Công ước, Việt Nam đã nội luật hóa các quy định của Côngước 81 trong hệ thống pháp luật về Thanh tra lao động nhằm tạo điều kiện thuận lợi
và bảo vệ quyền lợi cho NLĐ Các chính sách và quy định của pháp luật lao độngđược sửa đổi, bố sung cho phù hợp với tình hình mới, và để tương thích với các tiêuchuẩn lao động quy định trong các Công ước của ILO mà Việt Nam là thành viên
1.1.2.2 Đặc điểm của Thanh tra lao động
Tìm hiểu đặc điểm của Thanh tra lao động có ý nghĩa rất quan trọng trongviệc hoàn thiện pháp luật về thanh tra nói chung và pháp luật lao động nói riêng.Những đặc điểm này không chỉ giúp chúng ta nhận diện đúng đắn về vị trí củaThanh tra lao động mà còn là cơ sở lý luận khoa học để đánh giá thực trạng phápluật, từ đó có định hướng rõ ràng cho những giải pháp hoàn thiện pháp luật vềThanh tra lao động, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói riêng,pháp luật quốc gia nói chung
Thứ nhất: Thanh tra lao động là hoạt động phòng ngừa, phát hiện và xử lýcác hành vi vi phạm pháp luật lao động do đó Thanh tra lao động vừa đảm bảo tínhchuyên môn vừa phải phù hợp với các quy định của pháp luật về Thanh tra
Thanh tra lao động thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn trong phạm vi quan lýnhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp Đối tượng Thanh tra lao độngcũng là đối tượng quản lý, nội dung thanh tra phụ thuộc vào nội dung quản lý của
Bộ trưởng Bộ LDTB&XH, Giám đốc Sở LĐTB&XH Tổ chức và hoạt động củaThanh tra lao động vừa đảm bảo thực hiện quy định pháp luật thanh tra, vừa tuân thủ quy định của pháp luật chuyên ngành.
Trang 17Thứ hai: Nội dung thanh tra chính là các nội dung được quy định trong Bộluật lao động (BLLĐ) 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành BLLĐ (quy định vềtuyển dụng, đào tạo, hợp đồng lao động (HDLD), tiền công, tiền lương, thời giờ làmviệc nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội (BHXH), ATVSLD )
Thứ ba: Thanh tra lao động mang tính thủ tục chặt chẽ Thanh tra nói chung
và Thanh tra lao động nói riêng là hoạt động được thực hiện theo một trình tự, thủtục đảm bảo hiệu quả của hoạt động một cách chính xác, khách quan Đề tiễn hànhmột cuộc Thanh tra lao động, pháp luật lao động quy định thủ tục chặt chẽ từ khâu
ra quyết định đến việc chỉ đạo, báo cáo ra kết luận và xử lý kết luận thanh tra
Thứ tư: Thanh tra lao động gan liền với pháp luật khiếu nại, tố cáo và phápluật phòng chống tham nhũng Ngoài nhiệm vụ thanh tra, Thanh tra lao động cónhiệm vụ rất quan trọng là giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động
1.1.2.3 Sơ lược qua trình tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao độngThứ nhất: Thanh tra lao động trước năm 2004 (1945- 2004)
Giai đoạn 1945 - 1954: Nhận thức sâu sắc vai trò của công tác thanh tra đốivới hoạt động quản lý nhà nước, Hồ Chủ tịch ký Sắc lệnh số 64-SL thành lập Ban
thanh tra đặc biệt và Bộ Lao động đã thành lập Ban Thanh tra lao động (Nha Thanhtra lao động), có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng chính sách, hướng dẫn chỉ đạo thực
hiện đồng thời tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật lệ laođộng, việc sử dụng lao động và chính sách NLD.
Ngày 12/3/1947, Hồ Chủ Tịch ký Sắc lệnh 29-SL trong đó có quy định vềthành lập ngạch thanh tra và kiểm soát lao động trong BLLĐ, Sắc lệnh số 95-SL,ngày 13/8/1949 chính thức đặt hai ngạch thanh tra và kiểm soát lao động, quy định
rõ quyên và trách nhiệm của Thanh tra lao động, kiểm soát lao động
Giai đoạn 1955 - 1975: Thanh tra được tổ chức thành các phòng thanh tra,pháp chế, bảo hộ lao động và phòng lao tư Năm 1964, Thanh tra kỹ thuật an toànchính thức được thành lập với nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn laođộng theo Nghị định số 187-CP ngày 20/12/1963 của Hội đồng Chính phủ quy địnhnhiệm vụ, quyên hạn và tô chức bộ máy của Bộ Lao động.
Trang 18Giai đoạn 1976 - 2004: Bộ Lao động va Bộ Thương binh - Xã hội sáp nhập thành Bộ LDTB& XH Ban thanh tra Lao động và Xã hội được sáp nhập từ Ban thanh tra Lao động va Ban thanh tra Thương binh và Xã hội cua Bộ Lao động và Bộ Thương binh - Xã hội Ngày 01/4/1991, Pháp lệnh thanh tra ra đời quy định rõthanh tra của các Bộ, ngành năm trong hệ thống Thanh tra Nhà nước, quy định rõchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, ngành Đây là văn bản mở đầumột giai đoạn phát triển mới của ngành thanh tra Giai đoạn này Thanh tra Bộ táchthành hai đơn vị độc lập là Thanh tra chính sách lao động - xã hội và Thanh tra kỹthuật an toàn và bảo hộ lao động Đến năm 2003, khi Nghị định số 29/CP, ngày31/3/2003 được ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tô chức bộ
máy Bộ LDTB&XH thì Thanh tra Bộ mới trở thành một tô chức thanh tra duy nhất
gọi là Thanh tra Bộ LDTB&XH với chức năng quy định tại Quyết định số1118/2003/QD-BLDTBXH, ngày 10/9/2003 của Bộ trưởng Bộ LDTB& XH về chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Thanh tra Bộ
Thi hai, Thanh tra lao động từ năm 2004 đến 2010
Luật Thanh tra 2004 được ban hành nhằm đổi mới tô chức và hoạt độngthanh tra, là công cụ pháp lý để kiện toàn tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các cơ quan thanh tra, góp phần đảm bảo thực thi pháp luật trên các lĩnh vựcquản lý nhà nước, đặc biệt là công cuộc phòng chống tham nhũng Các quy định cơbản về mục đích, nguyên tắc, hình thức, phương thức, trình tự, thủ tục, nhiệm vụ,quyền hạn của cơ quan thanh tra, Thanh tra viên, cộng tác viên được ghi nhận, là
cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động thanh tra Trên cơ sở Luật Thanh tra 2004,Nghị định số 31/2006/NĐ-CP, ngày 29/3/2006 của Chính phủ quy định về tổ chứchoạt động của Thanh tra LDTB& XH được coi là Nghị định thanh tra chuyên ngành;Quyết định số 148/2008/QD-LDTBXH, ngày 22/01/2008 về việc quy định chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Bộ; Quyết định số
599/QD-BLDTBXH, ngày 29/4/2008 của Bộ trưởng về việc bổ nhiệm Chánh Thanhtra Bộ, Quyết định số 02/2006/QD, ngày 16/02/2006 ban hành quy chế hoạt độngThanh tra Nhà nước về lao động theo phương thức Thanh tra viên phụ trách vùng
Trang 19Thứ ba, Thanh tra lao động từ năm 2010 đến nay
Luật thanh tra 2004 đã góp một phan rất quan trong trong công tác quản lýnhà nước, song trong quá trình thực hiện còn một số nhược điểm như chưa luật hóachức năng đấu tranh phòng chống tham nhũng, tô chức bộ máy chưa khoa học, cònchồng chéo; mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động thanh tra chưađược quy định rõ Để đáp ứng tốt nhiệm vụ thanh tra trong thời kỳ mới, ngày15/11/2010 tai kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XII đã thông qua Luật Thanh tra 2010trong đó quy định: về thanh tra viên, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanhtra chuyên ngành; người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; hai khái niệm cơ bản là "thanh tra hành chính" và "thanh tra chuyên ngành” cũng đượcsửa đổi, b6 sung nhằm phân biệt rõ hai loại hoạt động này Hoạt động thanh trachuyên ngành có những đặc điểm đó là do các cơ quan có chức năng quản lý nhànước về ngành, lĩnh vực tiễn hành, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ thanh trachuyên ngành; đối tượng thanh tra chuyên ngành là mọi cơ quan, tô chức, cá nhânchịu sự điều chỉnh của pháp luật chuyên ngành; nội dung của thanh tra chuyênngành la xe m xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định vềchuyên môn, kỹ thuật, qui tắc quản lý của ngành Khi xem xét, các cơ quan tiễnhành có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm
Trên co sở Luật Thanh tra 2010, Nghị định 86/2011/NĐ-CP, ngày22/9/2011 quy định chỉ tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra;Nghị định số 106/2012/NĐ-CP, ngày 20/12/2012 của Chính phủ quy định chứcnăng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tô chức của Bộ LĐTB&XH; Nghị định số39/2013/NĐ-CP, ngày 24/4/2013 của Chính phủ quy định về tổ chức hoạt động củaThanh tra ngành LĐTB&XH được ban hành.
Thanh tra lao động là một loại của thanh tra ngành LDTB& XH, thanh trachuyên sâu vào lĩnh vực lao động, bao gồm thanh tra về lao động, việc làm, tiềnlương, BHXH, ATVSLĐ Do đó, Thanh tra lao động hoạt động không nằm ngoàimục đích thanh tra của Thanh tra LDTB& XH, không vượt quá chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn của Thanh tra LĐTB&XH và hoạt động nhăm phát huy vai trò củathanh tra nói chung và Thanh tra lao động nói riêng.
Trang 201.2 Nội dung cơ bản của Thanh tra pháp luật lao động
1.2.1 Quyền và nghĩa vụ của của chủ thể trong Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là thanh tra chuyên ngành LĐTB&XH; thực hiện nhiệm
vụ, quyền hạn thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật về laođộng; điều tra tai TNLĐ và những vi phạm ATVSLD; hướng dẫn áp dụng hệ thốngtiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện, ATVSLĐ; giải quyết khiếu nại, tố cáo
và xử lý vi phạm pháp luật về lao động theo quy định của pháp luật
Đề thực hiện quản lý nhà nước về lao động, bảo vệ kip thời quyền và lợi íchchính đáng của các chủ thể tham gia quan hệ lao động, BLLĐ 1994 dành chương XVIvới 07 điều quy định Thanh tra Nhà nước về lao động, xử phạt vi phạm pháp luậtlao động Một SỐ quy định về Thanh tra lao động được sửa đôi, bố sung trong Luậtsửa đổi, bố sung một số điều của BLLD 2002, bao gồm: quy định chức năng củaThanh tra Nhà nước về lao động (Điều 186), nhiệm vụ chủ yếu của Thanh tra Nhànước về lao động (Điều 187), quyền của Thanh tra viên (Điều 187), những việcThanh tra viên không được làm (Điều 188), cơ chế phối hợp thanh tra
Bộ luật Lao động 2012 cũng dành chương XVI quy định về nhiệm vụ thanhtra Nhà nước về lao động (Điều 237); Xử lý vi phạm trong lĩnh vực lao động (Điều 239)
- Quyền của Thanh tra viên lao động đã được quy định trong Điều 187BLLĐ 1994; cu thé, khi tiến hành thanh tra, Thanh tra viên lao động có quyền:Thanh tra, điều tra những nơi thuộc đối tượng, phạm vi thanh tra được giao bat cứlúc nào mà không cần báo trước; yêu cầu NSDLĐ và những người có liên quancung cấp tình hình và các tài liệu liên quan đến việc thanh tra, điều tra; tiếp nhận vàgiải quyết các khiếu nại, tổ cáo về vi phạm pháp luật lao động; quyết định tạm đìnhchỉ việc sử dụng máy, thiết bị, nơi làm việc có nguy cơ gây TNLD, gây ô nhiễmnghiêm trọng môi trường lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó
- Quy định về trách nhiệm, cơ chế phối hợp, hiệu lực của quyết định thanhtra (Điều 188, 189, 190 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007):
+ Điều 188 quy định về trách nhiệm của Thanh tra lao động: Thanh tra viênlao động phải là người không có lợi ích cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
Trang 21với đối tượng thuộc phạm vi thanh tra Thanh tra viên kế cả khi thôi việc, khôngđược tiết lộ những bí mật biết được trong khi thi hành công vu và phải tuyệt đối giữkín mọi nguồn tố cáo
+ Điều 189 quy định về cơ chế phối hợp của Thanh tra viên: Khi tiến hànhthanh tra, Thanh tra viên lao động phải cộng tác chặt chẽ với Ban chấp hành côngđoàn Nếu vụ việc có liên quan đến các lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, chuyên môn,nghiệp vu, Thanh tra viên lao động có thé mời các chuyên gia, các kỹ thuật viênlành nghề về lĩnh vực hữu quan làm tư vấn; khi khám xét máy, thiết bị, kho tàng,phải có mặt NSDLD và người trực tiếp phụ trách máy, thiết bị, kho tàng
+ Điều 190 quy định về hiệu lực của quyết định thanh tra: Thanh tra viênlao động trực tiếp giao quyết định cho đương sự, trong quyết định phải ghi rõ ngàyquyết định bắt đầu có hiệu lực, ngày phải thi hành xong, nếu cần thiết ghi cả ngàyphúc tra.
Quyết định của Thanh tra viên lao động có hiệu lực bắt buộc thi hành.
Người nhận quyết định có quyền khiếu nại với co quan nhà nước có thâm quyên,nhưng vẫn phải nghiêm chỉnh chấp hành quyết định của Thanh tra viên lao động
Tóm lại, pháp luật lao động đã trao cho Thanh tra viên lao động những quyềnnăng rất lớn trong hoạt động thanh tra nhăm thực thi pháp luật lao động có hiệu quả
Nghị định 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tô chức và hoạt động củathanh tra ngành LĐTB&XH là sự cụ thể hóa quy định của pháp luật về Thanh tralao động, trong đó quy định tô chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chứcnăng Thanh tra lao động; Thanh tra viên, công chức thanh tra, cộng tác viên Thanhtra lao động; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động Thanhtra lao động.
- Tổ chức của Thanh tra lao động gồm các cơ quan: Thanh tra Bộ, Thanhtra Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố; các cơ quan được giao thực hiện chức năngthanh tra chuyên ngành là Tổng cục Dạy nghề, Cục Quản lý Lao động ngoài nước
Thanh tra Bộ là cơ quan thuộc Bộ, giúp Bộ trưởng Bộ LDTB& XH quản lýnhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tổ cáo và phòng, chống tham
Trang 22nhũng thuộc lĩnh vực lao động và một số lĩnh vực khác trong phạm vi cả nước thuộcchức năng nhiệm vụ của ngành.
Thanh tra Sở là cơ quan thuộc Sở, giúp Giám đốc Sở LĐTB&XH quản lýnhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, t6 cáo và phòng, chống thamnhũng thuộc lĩnh vực lao động và một số lĩnh vực khác trong phạm vi tỉnh, thànhphố thuộc chức năng nhiệm vụ của ngành
Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanhtra viên và các công chức khác Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ, Thanh tra
Sở được quy định tại Điều 18 Luật Thanh tra 2010 và các điều trong BLLĐ 2012
Nghị định 39/2013/NĐ-CP quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Bộ,
Thanh tra Sở, Cục Dạy nghé, Cục Quan lý lao động ngoài nước và nhiệm vụ, quyền
hạn cụ thể của các Chánh thanh tra, Tổng cục trưởng (tại các điều từ § đến 16)
- Quy định về Thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành, cộng tácviên thanh tra: Vé cơ bản, các quy định trong Nghị định này tuân thủ quy định củaLuật thanh tra, tuy vậy cũng có những quy định mang tính chất đặc thù của ngành(từ Điều 16 đến 19)
- Quy định về hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động: là việc thực hiệncác quy định pháp luật lao động về báo cáo định ky; tuyên dụng va dao tạo laođộng; HĐLĐ; thỏa ước lao động tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công
và trả công lao động; ATVSLĐ; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ,lao động là người cao tuôi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việcthực hiện các quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, tráchnhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động
Các hoạt động trên được thực hiện dưới hình thức thanh tra theo chươngtrình, kế hoạch và thanh tra đột xuất
- Ngoài ra quy định về trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biến hiệu, phươngtiện và kinh phí hoạt động: được quy định tại Thông tư số 18/2011/TT-LDTBXH,ngày 23/6/2011 của Bộ LDTB&XH hướng dẫn về chất liệu, mau sắc, kiểu dáng,quản lý, sử dụng trang phục, cấp hiệu và biển hiệu của Thanh tra viên, cán bộ các
cơ quan, don vi thanh tra thuộc ngành LDTB& XH.
Trang 231.2.2 Việc ap dụng quy định pháp luật lao động trong doanh nghiệpĐược quy định tại Bộ Luật Lao động năm 2012, gồm:
- Quy định về Việc làm, học nghé, dao tao, tuyén dụng (chương II và IV, BLLD);
- Quy định về HDLD (chương III, BLLĐ);
- Quy định về Công đoàn và thỏa ước lao động tập thé (chương V vàXIII BLLĐ);
- Quy định về tiền lương (chương VỊ);
- Quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi (chương VII, BLLĐ);
- Quy định về một số trường hợp NLD: NLD là nữ, NLD chưa thành niên,NLD là người nước ngoai làm việc tai Việt Nam (chương XI, BLLD);
- Quy định về BHXH (chương XII, BLLĐ);
- Quy định về an toàn lao động và vệ sinh lao động (chương IX, BLLĐ).1.2.3 Quy trình thanh tra thanh tra lao động
Theo Điều 20, Nghị định số 39/2013/NĐ-CP của Chính phủ thì Thanh trachuyên ngành việc thực hiện các quy định pháp luật lao động, bao gồm: Thanh traviệc thực hiện các loại báo cáo định kỳ; tuyên dụng và đào tạo lao động; hợp đồnglao động: thỏa ước lao động tập thé; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trảcông lao động; ATVSLD; việc thực hiện các quy định đối với lao động là ngườinước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất; việc thực hiện các quy định kháccủa pháp luật lao động.
Hoạt động thanh tra với tư cách là chức năng thiết yếu trong quản lý nhànước, là một khâu trong chu trình hoạt động quản lý nhà nước đòi hỏi phải tuân thủnhững nguyên tắc và trình tự theo quy định của pháp luật Trên cơ sở Thông tư số02/2010/TT-TTCP, ngày 02/3/2010 của Thanh tra Chính phủ về quy định quy trìnhtiến hành một cuộc thanh tra; tài liệu Hướng dẫn quy trình thanh tra lao động do BộLĐTB&XH và Dự án hỗ trợ thực hiện pháp luật lao động và thúc đây quan hệ laođộng hài hòa ở Việt Nam (Chính phủ Mỹ) xuất bản 2012, Thanh tra lao động tỉnhLạng Sơn khi tiến hành thanh tra pháp luật lao động cũng phải tuân thủ đầy đủ cácquy trình đã định:
Trang 24Bước 1: Chuan bị va ban hành Quyết định thanh tra
Chuẩn bị thanh tra và quyết định thanh tra là xác định kế hoạch và nhữngnội dung dé tiến hành thanh tra, bao gồm các công việc sau:
1 Khảo sát, thu thập thông tin
Thông tin là cơ sở quan trọng để quyết định nội dung và kế hoạch thanh tra,
do vậy khi thu thập thông tin cần nắm toàn diện các thông tin có liên quan đến mụcđích, yêu cầu và đối tượng, sự việc cần thanh tra
1.1 Thu thập các thông tin liên quan, như: số doanh nghiệp, tên, địa chỉdoanh nghiệp, ngành nghề hoạt động, số lao động trong doanh nghiệp, tình hình đơnthư khiếu nại, tố cáo trong thời gian hoạt động
1.2 Nguồn thông tin: từ các ban ngành cung cấp, báo cáo, phản ánh của các
cơ quan truyền thông, khảo sát trực tiếp, phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện phápluật lao động
2 Đánh giá nhận định: thu thập thông tin, đánh giá và lập báo cáo khảo sát.
3 Lập kế hoạch thanh tra và đề cương thanh tra
4 Ra quyết định, phê duyệt kế hoạch thanh tra
5 Chuan bị triển khai thanh tra
Khi quyết định thanh tra được lưu hành, Trưởng Đoàn thanh tra có trách nhiệm:5.1 Thông báo kế hoạch và yêu cầu đối tượng thanh tra chuẩn bị nhữngcông việc liên quan tới buổi công bố quyết định thanh tra
5.2 Họp Đoàn thanh tra, chuẩn bị các điều kiện cần thiết
Bước 2: Tiến hành thanh tra
1 Công bố quyết định thanh tra tại doanh nghiệp
2 Thực hiện thanh tra tại doanh nghiệp: là quá trình sử dụng các phươngpháp thanh tra, phát hiện, làm rõ các vấn đề, sự việc để kết luận chính xác, trungthực, khách quan Đoàn thanh tra tiễn hành theo các bước sau:
2.1 Kiểm tra số sách, chứng từ và thực tế khu làm việc
2.2 Nghiên cứu, phân tích, xem xét, xử lý thông tin và số liệu dé phát hiệnnhững vân đê có mâu thuân; nhận định những việc làm đúng, những sai phạm,
Trang 25những sơ hở, bất cập của cơ chế, chính sách, chế độ; làm rõ bản chất, nguyên nhân
và trách nhiệm của tập thê, cá nhân đối với từng sai phạm
2.3 Ký bản xác nhận hoặc biên bản làm việc về tình hình, số liệu theo từngnội dung, sự việc với đối tượng thanh tra
2.4 Đối chiếu tình hình, số liệu đã ký xác nhận, đã thu thập được với điềukiện, tiêu chuẩn, chính sách, chế độ và diễn biến thực tế, đưa ra dự kiến kết luận về
sự việc được phát hiện.
2.5 Củng cô chứng cứ, cơ sở pháp ly dé kết luận đúng, sai, nguyên nhân saiphạm và trách nhiệm của tập thể, cá nhân đối với từng sai phạm
2.5.1 Yêu cầu giải trình
2.5.2 Đối thoại, chat van
2.5.3 Tham tra, xác minh
2.5.4 Làm việc với cán bộ, quan chung có liên quan
2.6 Trưng cầu giám định (nếu có)
2.7 Hoàn thiện số liệu, chứng cứ
2.8 Xử phạt vi phạm hành chính (nếu có)
3 Thông qua biên bản làm việc
Trưởng Đoàn thanh tra lập biên bản thanh tra với thủ trưởng cơ quan, tôchức có tên trong quyết định thanh tra Biên bản thanh tra nêu rõ kết quả từng nộidung thanh tra; nguyên nhân, chứng cứ dé kết luận
Bước 3: Kết thúc thanh tra
1 Thực hiện thời hạn thanh tra
Trưởng Đoàn thanh tra tổ chức thanh tra đảm bảo kết thúc thanh tra tại đơn
vị theo thời hạn quy định trong quyết định thanh tra và quyết định gia hạn (nếu có)
2 Báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanh tra
Chậm nhất mười lăm (15) ngày kể từ ngày kết thúc thanh tra tại đơn vị,Trưởng Đoàn thanh tra phải có báo cáo kết quả thanh tra và dự thảo kết luận thanhtra gửi người ra quyết định thanh tra
3 Kết luận và lưu hành kết luận thanh tra
Trang 26Cham nhất mười lam (15) ngày ké từ ngày nhận được báo cáo kết quả thanhtra, người ra quyết định thanh tra xem xét nội dung báo cáo và ra kết luận thanh tra.
Việc gửi kết luận thanh tra thực hiện theo Điều 39 Luật Thanh tra và Điều 31,Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22/9/2011 của Chính phủ quy định chi tiết vàhướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh tra
Sau khi lưu hành kết luận thanh tra, trong thời hạn hai ngày làm việc,Trưởng Đoàn có trách nhiệm bàn giao hồ sơ cuộc thanh tra cho, người được giaonhiệm vụ và lập biên bản bàn giao, lưu hồ sơ
4 Họp rút kinh nghiệm Đoàn thanh tra
Cuộc họp rút kinh nghiệm được thực hiện ngay sau khi lưu hành kết luậnthanh tra và lập thành biên bản lưu hồ sơ thanh tra
- Quy định về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trong lĩnh vực lao động:Nghị định số 47/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính vềhành vi vi phạm pháp luật lao động qua nhiều năm đã bộc lộ nhiều hạn chế; vì vậy,ngày 22/8/2013 Chính phủ đã ban hành Nghị định 95/2013/NĐ-CP thay thế nghịđịnh số 47/2004/NĐ-CP và đã từng bước khắc phục những hạn chế như mức xửphạt, các hành vi vi phạm trước đây chưa đưa vào nghị định xử phạt
1.3 Kinh nghiệm thanh tra lao động của một số quốc gia trên thế giớiTrên thế giới, mô hình thanh tra chuyên ngành lao động được thiết lập khácnhau ở mỗi nước; hệ thống Thanh tra lao động thường được chia thành "thanh tra
chung" và "thanh tra chuyên ngành" Các nước theo mô hình "thanh tra chung" như
Pháp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha Mô hình này, Thanh tra lao động có trách nhiệmrất rộng không chỉ đối với vẫn đề ATVSLĐ mà còn cả về các vấn đề về điều kiệnlao động, tiền lương, lao động di cư, lao động bất hợp pháp Các nước theo mô
hình Anglo-scăngđinavi như Anh, Áo, các nước Bắc Au, Ai len, Niu Dilan, Thuy
Dién có đặc điểm chung là các Thanh tra lao động tập trung chủ yếu vào việc batbuộc tuân thủ các quy định về sức khỏe và an toàn lao động, phúc lợi và các điềukiện chung trong quy định về lao động Có nước chỉ tập trung vào lĩnh vựcATVSLĐ, còn các van đề thực hiện chính sách lao động có một cơ chế giải quyếtkhác như hòa giải, trọng tài và Tòa án.
Trang 27Một là, mô hình Thanh tra lao động ở Pháp: Co quan Thanh tra lao động từTrung ương đến địa phương chịu trách nhiệm thực hiện những chính sách do Ủyban quan hệ lao động hoạt động dưới sự quản lý của Bộ trưởng soạn thảo, bao gồm:
- Tăng cường hệ thống phòng ngừa tai nạn nghé nghiệp;
- Củng có đối thoại xã hội và day mạnh thương lượng tập thé;
- Sự tiếp cận mới đối với các chính sách tiền lương;
- Đôi mới các dịch vụ sức khỏe nghề nghiệp;
Các lĩnh vực hoạt động chính của Thanh tra lao động Pháp là:
- Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong việc thực hiện pháp luật lao động;
- Hiểu và phòng ngừa kịp thời các hành động gây nguy hiểm trong lao động;
- Nâng cao kỹ năng các hoạt động phức tạp và bảo vệ các quan hệ lao động;
- Ngăn chặn các hình thức đối xử và phân biệt tại nơi làm việc
Nhiệm vụ của Thanh tra lao động Pháp là:
- Đảm bảo sự tuân thủ pháp luật và các nguyên tắc liên quan đến điều kiệnlàm việc và bảo hộ lao động;
- Cung cấp thông tin, tư van kỹ thuật tới NLD và NSDLĐ về các biện pháphữu hiệu nhất dé thực hiện các quy định có liên quan;
- Đối mặt với những yêu cầu của NSDLĐ;
- Ngăn ngừa các sự kiện có thể xảy ra như TNLD, tranh chấp tập thé Hai là, mô hình Thanh tra lao động ở Áo
Về tô chức Thanh tra lao động: gồm Thanh tra lao động ở Trung ương vàThanh tra lao động tiêu bang
Mỗi tiểu bang có ít nhất một co quan Thanh tra lao động Mỗi cơ quanThanh tra lao động có một bộ phận thanh tra về vệ sinh lao động Cơ quan Thanhtra lao động ở Trung ương là một bộ phận của Bộ kinh tế và lao động liên bang; có
6 bộ phận được trao quyền thực hiện các hoạt động hợp tác và tô chức tối cao gồm:
- Bộ phận xây dựng và mỏ, hành chính;
- Bộ phận các van đề kỹ thuật về an toàn, sức khỏe tại nơi làm việc;
- Bộ phận các van dé pháp lý;
Trang 28- Bộ phận sức khỏe nghé nghiệp và vệ sinh nghề nghiệp;
- Bộ phận đôi mới Thanh tra lao động;
- Bộ phận các vấn đề quốc tế về an toàn và sức khỏe tại nơi làm việc
Một khối lượng lớn các hoạt động đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn về
kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp Các Thanh tra viên, trong hai năm đầutiên, phải tham gia khóa học về pháp luật, kỹ thuật, chăm sóc sức khỏe nghề nghiệp,giao tiếp và phải đi thực tế sau kỳ thi cuối cùng
Ba là, mô hình Thanh tra lao động Liên bang Nga
Thanh tra lao động là cơ quan thuộc Chính phủ, có chức năng, nhiệm vụđược quy định chi tiết tại BLLĐ Thanh tra viên được giải quyết mọi van đề pháp ly
về lao động Cả nước có khoảng 4.000 Thanh tra viên BLLĐ quy định thâm quyềncủa Thanh tra lao động như sau:
- Các quyền hạn xác định trong Công ước số 81 của ILO và Hiệp ước 1995;
- Quyên thực hiện các biện pháp cưỡng chế bang pháp luật như ban hànhvăn ban dé phòng chống các vi phạm pháp luật;
- Áp dụng các biện pháp pháp luật nhăm chấm dứt hoạt động của doanhnghiệp trong trường hợp phát hiện nhiều vi phạm;
- Buộc chấp hành pháp luật hoặc phạt tiền trong trường hợp có vi phạmpháp luật nghiêm trọng.
Những quy định liên quan đến hoạt động thanh tra:
- Cứ hai tuần có 50 Thanh tra viên được huấn luyện;
- Thanh tra lao động báo cáo thường xuyên về hoạt động và liệt kê nhữngthông số: số lượng cuộc thanh tra và kết quả thanh tra, kết quả đánh giá những cuộcthanh tra;
- Thanh tra lao động tô chức cho người quan lý doanh nghiệp và tô chứccông đoàn thảo luận về những phát hiện trong cuộc thanh tra và quyết định biệnpháp sẽ áp dung;
- Báo cáo hàng quý bao gồm cả những thông tin về tất cả các cuộc Thanhtra lao động phải được gửi đến các doanh nghiệp, hiệp hội và NSDLĐ, công đoàn;
Trang 29- Các dữ liệu được thu thập và các an pham được phat hành
Những kinh nghiệm có thé được áp dụng ở Việt Nam:
Tham khảo mô hình Thanh tra lao động ở một số nước ké trên cho thaythanh tra chuyên ngành là cần thiết và tồn tại không chỉ vì mục đích quản lý mà còn
vì những vấn đề gắn liền với con người và đời sống con người, phù hợp với yêu cầuthực tế
Tuy nhiên, do các nước này có xuất phát điểm về kinh tế - xã hội cao hơnViệt Nam nên Thanh tra lao động đã đạt đến trình độ phát triển nhất định về tô chức
và hoạt động Tổ chức Thanh tra lao động thống nhất từ Trung ương (nam trongChính phủ chỉ đảm nhiệm chức năng thanh tra chuyên ngành về ATVSLĐ và nhữngvấn đề liên quan đến quan hệ lao động Số lượng Thanh tra viên được tuyển dụngphù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội
Việt Nam có thể tham khảo những nội dung sau để áp dụng vào tô chức vàhoạt động của Thanh tra lao động:
- Thanh tra lao động được tô chức từ Trung ương đến địa phương dưới sựquản lý thống nhất của một cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương Ở địaphương có thể tổ chức theo vùng hoặc theo địa giới hành chính tùy thuộc vào điềukiện kinh tế- xã hội tại thời điểm nhất định (mô hình Áo); do đó, việc chỉ đạo và báocáo công tác sẽ theo hệ thống, không bị chồng chéo chức năng, nhiệm vụ hoạt độnggiữa cơ quan thanh tra địa phương, vùng, Trung ương Cơ quan thanh tra Trungương làm đầu mối thực hiện tổng kết các kiến nghị sửa đổi bổ sung chính sách phápluật và có trách nhiệm kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước về lao động có thâmquyên giải quyết cao nhất
- Cơ quan Thanh tra lao động ở Trung ương chỉ thực hiện chức năng quản
lý, hướng dẫn nghiệp vu, cung cấp thông tin, kỹ thuật, tong hợp báo cáo và nghiêncứu các vấn đề chuyên sâu về Thanh tra lao động nhằm nâng cao kỹ năng, hoạtđộng cho cả hệ thống thanh tra
- Hoạt động thanh tra không phải tổ chức theo đoàn hay bằng một quyếtđịnh của cơ quan có thầm quyền, thay vào đó, Thanh tra viên lao động được vào bat
Trang 30kỳ đâu, bat kỳ noi nào không phụ thuộc vào ngày hay đêm, miễn là trình thẻ Thanhtra viên theo quy định của Công ước số 81 (mô hình Nga).
- Thanh tra lao động Việt Nam đang được tô chức theo "mô hình chung" làthực hiện những van đề liên quan đến an toàn, sức khỏe nơi làm việc, lao động trẻ
em hoặc lao động di cư hoặc tổ chức theo những lĩnh vực nhất định như Thanh tralao động ngành xây dựng, ngành than, ngành khai thác mỏ (mô hình Pháp).
Tóm lại: Từ chủ nghĩa Mac - Lénin đến tư tưởng Hồ Chí Minh, từ Văn kiệncủa Đảng đến pháp luật của Nhà nước đều khăng định vị trí, vai trò của thanh tratrong hoạt động quản lý nhà nước; nó không những có mục đích phòng ngừa, phát hiện và xử ly các hành vi vi phạm pháp luật mà còn phát hiện những sơ hở trong cơchế quản lý chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thâm quyềncác biện pháp khắc phục; đồng thời phát huy nhân tố tích cực, bảo vệ lợi ích củaNhà nước, quyên và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân
Nam trong hệ thống tổ chức thanh tra của ngành LDTB& XH, Thanh tra laođộng thực sự là chiếc cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp vàngười dân, xứng đáng "là tai mắt của trên, là người ban của dưới" như Chủ tịch HồChí Minh đã huấn thị Với vị thé của mình, Thanh tra lao động là công cụ không théthiếu nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước của ngành LĐTB&XH; góp phần bảođảm trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế va củng cô nguyên tắc quản lý theongành va quản lý theo lãnh thé Thanh tra lao động đã có những đóng góp quantrọng trong việc hoạch định chính sách và đảm bảo cho các chính sách, pháp luật của Nhà nước, của ngành trong lĩnh vực LĐTB&XH được thi hành nghiêm chỉnhtrên thực tế, góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của ngành
Trang 31Chương 2THỰC TRẠNG THANH TRA PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH LẠNG SƠN
2.1 Khái quát về tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh miền núi biên giới Phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng, ĐôngBắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây giáp tỉnh Bắc Kạn
và phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Nguyên Lạng Sơn có 2 cửa khẩu quốc tế, 2 cửakhẩu quốc gia và nhiều cặp chợ đường biên
Với tổng diện tích là 8.310,1 km’ Đồi núi chiếm hơn 80% diện tích cả tỉnh
Lạng Sơn có 11 đơn vi hành chính với tổng số 226 xã, phường, thị tran; trong đó có
138 xã vùng cao Lạng Sơn là điểm nút của sự giao lưu kinh tế với các tỉnh miềnnúi và trung du miền núi phía Bắc; có đường sắt liên vận quốc tế, là điều kiện rấtthuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, khoa học- công nghệ với các tỉnh phía Namtrong cả nước, với Trung Quốc và qua đó sang các nước vùng Trung Á, châu Âu vàcác nước khác.
Cuối năm 2016 tỉnh Lạng Sơn có 768.671 người Dân cư phân bố khôngđồng đều Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh 93 người/km2 Lạng Sơn là tỉnh cócác dân tộc anh em it người chiếm số đông: dân tộc Nùng 44,5%, Tày 35,3%, Kinh15,3%, tập trung phần lớn ở thành phố và các thị tran; dân tộc Dao 3,5%, Hoa, SanChay, Mông và các dân tộc khác chiếm khoảng 1,4% Sự phân bố dân cư các dân
tộc ở Lạng Sơn không có lãnh thô tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau”
Lạng Sơn có vị trí quan trọng trong chiến lược bảo vệ an ninh, quốc phòng đãđược khang định trong lich sử đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc Ngàynay, Lạng Sơn đã và đang được xây dựng thành khu vực mạnh về kinh tế và trởthành khu vực phòng thủ vững chắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại, với điều kiện về khukinh tế cửa khâu, hệ thống giao thông thuận lợi, việc buôn bán trong những năm
6 Thông tin từ Cổng thông tin điện tử và Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2016.
Trang 32qua ở đây rất sôi động, hàng hóa xuất khẩu sang Trung Quốc với số lượng lớn.Thương mại Lạng Sơn phát triển nhanh chóng đã góp phần thúc đây sản xuất pháttriển, nâng cao mức sống của Nhân dân, tăng ngân sách địa phương và Trung ương.Hàng năm, thu thuế hoạt động thương mại chiếm trên 80% tong thu ngân sách toàntỉnh Các ngành dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà hàng trong những năm qua cũngphát trién nhanh chóng, đáp ứng nhu cầu buôn bán, du lịch của khách trong nước vàquốc tế Hệ thống ngân hang tập trung ở địa bàn thành phó, các khu kinh tế cửakhẩu hoạt động năng động và hiệu quả, thủ tục thuận lợi cho các hoạt động kinh tế,trao đổi buôn bán hàng hóa và ngoại tệ Ngoài ra, Lạng Sơn cũng có lợi thé lớn vềphát triển ngành du lịch, bởi sự kết hợp phong phú, hài hòa giữa vị trí địa lý, thiênnhiên, lịch sử và con người.
Tỉnh Lạng Sơn với số dân là 768.671 người (đến năm 2016); trong đó: dân
cư thành thị 151.905 người (chiếm khoảng 20%), nông thôn 616.766 người (chiếm80%) Trong độ tuổi lao động là 499.161 người (chiếm 65% dân s6); trong đó: laođộng Nhà nước 47.490 người (chiếm 9,5 dân số trong độ tuổi lao động), lao độngngoài Nhà nước 449.620 người (chiếm 90%), lao động khu vực có vốn đầu tư nước
ngoài 2.051 người (chiếm 0,4%); tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 64,2% trong đó tỷ lệ
lao động qua đào tạo nghề là 12,4% Đến cuối 2016, trên địa bàn tỉnh có 1.368doanh nghiép đang hoạt động với trên 31.953 lao động đang làm việc (không baogồm don vị hành chính sự nghiệp có sử dung lao động theo chế độ HDLD) gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước: 18 doanh nghiệp (Trung ương 9, địaphương 9) với 2.640 NLĐ;
- Doanh nghiệp ngoài Nhà nước: 1.329 doanh nghiệp (tư nhân 153, tập thê 80,Công ty TNHH 729, Công ty cô phan có vốn Nhà nước 2, Công ty cô phan không
Trang 33tỉnh), năm 2013 là: 500.033 người (66,69%), năm 2014 là: 505.431 người (67,06%), năm 2015 là: 509.159 người (66,94%), năm 2016 là: 508.777 người (66,19%).
Lực lượng lao động (lao động từ 15 tuôi trở lên có hoạt động kinh tế), gồm
lao động có việc làm và lao động không có việc làm (thất nghiệp); năm 2012 là:486.709 người (chiếm 99,12% tông số người trong độ tuổi lao động) và 4.321 người(chiếm 0,88%), năm 2013 là: 495.993 người (99,18%) và 4.100 người (0,82%), năm
2014 là: 502.146 người (99,35%) và 3.285 người (0,65%), năm 2015 là: 499.383 người (98,08%) và 9.776 người (1,92%), năm 2016 là: 499.161 người (98,11%) và9.616 người (1,89%)’
Lang Son 1a tinh miền núi với dia hình phức tạp, có nhiều xã thuộc vùngcao, vùng sâu, phương tiện di lại khó khăn nên kinh tế của tỉnh Lạng Sơn chậm phát
triển, sản xuất nông nghiệp một vụ, mang nặng tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng
hóa chưa phát triển Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bên cạnh chính sách mởcửa quan hệ giao lưu buôn bán với Trung Quốc cùng với sự quan tâm của Đảng vàNhà nước, cơ sở hạ tầng được chú trọng, sự cố găng thực hiện việc d6i mới trên cáclĩnh vực nên nền kinh tế của tỉnh Lạng Sơn đã khởi sắc, chuyên biến tích cực Cơcầu ngành trong GDP đã chuyền dich theo hướng tiễn bộ, giảm ty trọng ngành nônglâm nghiệp, tăng ngành công nghiệp và thương nghiệp dịch vụ; một số Dự án nhưđầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Đồng Bành, huyện Chi Lăng với quy mô321ha và tong vốn đầu tư là 1400 tỷ đồng VN, xây dựng ha tầng khu công nghiệpHồng Phong (khu kinh tế cửa khâu Đồng Đăng, Lạng Sơn) với quy mô 180ha vàtong vốn đầu tư là 40 triệu USD, Nhà máy chế biến tinh dầu hồi tại Cụm côngnghiệp Hữu Lũng với quy mô dây chuyền sản xuất 9.000 tân/năm với tong vốn đầu
tư 100 tỷ VND, Nha may chế biến thạch đen tại Cụm công nghiệp Hữu Lũng vớiquy mô 50.000 tắn/năm và tổng vốn đầu tư khoảng 100 tỷ VND ; đồng thời, sắpxếp củng cô các doanh nghiệp nhà nước Doanh thu sản xuất kinh doanh của cácdoanh nghiệp hàng năm đều tăng song đại bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước còn
bé, vôn ít, việc phát huy vai trò chủ đạo trong nên kinh tê còn hạn chê Bên cạnh đó,
7 Số liệu từ Niên giám thống kê tỉnh Lạng Sơn năm 2016
Trang 34kinh tế Hợp tác xã, Công ty trách nhiệm hữu han, doanh nghiệp tư nhân, kinh tếtrang trại cũng được quan tâm thúc đây phát triên.
Các yêu tô trên đã góp phần kích cầu lao động trên địa bàn tỉnh, tạo việclàm cho hàng vạn lao động và đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà nước Năm
2016, tong sản phẩm kinh tế trên địa bàn tỉnh duy trì được tốc độ tăng trưởng khá,ước tăng 8,09% so với năm 2015 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Lạng Sơnđạt 8,06% (mục tiêu là 8 - 9%), trong đó: nông lâm nghiệp tăng 3,36% (mục tiêu 3,5-4%), công nghiệp - xây dựng tăng 14,77% (mục tiêu 9 - 10%), dịch vụ tăng7,86% (mục tiêu 9 - 10%) Cơ cau kinh tế: Nông lâm nghiệp chiếm 30,87%, côngnghiệp- xây dựng 23,16%, địch vụ 45,97% Cơ cầu ngành nông nghiệp chuyền dịch rõnét hơn Sản lượng lương thực băng 105,4% kế hoạch và tăng 3,4% so với năm 2015;hoạt động xuất nhập khẩu qua địa ban đạt kế hoạch; giá tri san xuat công nghiệptăng 7,4%, kinh doanh ôn định; hoạt động du lịch (tăng 6,8%)- dịch vụ (tăng 3%).Thực hiện Chương trình khởi nghiệp quốc gia, công tác phát trién doanh nghiệp, hỗtrợ, đồng hành cùng doanh nghiệp có những việc làm cụ thể, tích cực; năm 2016,thành lập mới trên 380 doanh nghiệp (tăng 6,6%), tổng giải quyết việc làm cho trên
30 nghìn lao động, nộp ngân sách nhà nước khoảng 550 tỷ déng/nam’
2.2 Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra lao động tại tinhLạng Sơn
Luật Thanh tra năm 2010, BLLĐ năm 2012 được ban hành đánh dẫu mộtbước tiễn mới trong công cuộc cải cách tô chức và hoạt động của cơ quan thanh tra.Trên cơ sở đó, ngày 24/4/2013, Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2013/NĐ-CPquy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành LĐTB&XH Đây là văn bảnquy phạm pháp luật quan trọng nhằm cụ thể hóa các hoạt động của thanh tra phátsinh trong lĩnh vực LDTB& XH.
Thanh tra lao động là một lĩnh vực của Thanh tra LDTB& XH, thực hiệnchức năng thanh tra chuyên ngành Ở tỉnh Lạng Sơn, Thanh tra lao động, Thanh trangười có công, Thanh tra xã hội cùng nam trong một tô chức đó là Thanh tra Sở Do
8 Số liệu khai thác từ Cổng thông tin điện tử tỉnh Lạng Sơn
Trang 35đó Thanh tra Sở chiu sự lãnh đạo, chi đạo trực tiếp của Giám đốc Sở, đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tô chức nghiệp vụ thanh tra hành chính củaThanh tra cấp tỉnh và hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành củaThanh tra Bộ LDTB& XH.
Tính đến thời điểm cuối năm 2017 tổng số công chức thanh tra SởLĐTB&XH tinh Lạng Son có 4 người, trong đó nam: 4, nữ: 2; Độ tuổi: từ 20- dưới
30 tuổi: không, từ 30- đưới 40 tuổi: 1 người, từ 40- dưới 50 tudi: không, từ 50- đưới
60 tuôi: 3 người; có 1 Chánh thanh tra, 2 Phó Chánh thanh tra; 2 thanh tra viênchính, 2 thanh tra viên Trình độ đào tao: 1 Cao học, 3 Dai học Trình độ lý luậnchính trị: 1 Cao cấp chính trị, 3 Trung cấp chính trị; 3/4 người là đảng viên Dang
Cộng sản Việt Nam’.
Hiện nay, hoạt động quan ly hành chính ở nước ta tuân thủ nguyên tắc quản
lý theo ngành kết hợp với quản lý theo lãnh thổ Theo đó công tác thanh tra tại SởLĐTB&XH tỉnh Lạng Sơn vừa trực tiếp chịu sự quản lý của Giam đốc Sở, vừa chịu
sự quản lý của Thanh tra Bộ Với cách tổ chức bộ máy và quản lý như hiện nay rấtkhó khăn cho ngành, bởi lẽ Thanh tra Sở phụ thuộc hoàn toàn về quản lý hành chính
và nhân sự của Giám đốc Sở, còn về chuyên môn, nghiệp vụ thuộc quản lý và chỉđạo của Thanh tra Bộ Do đó, khi Bộ triển khai tổ chức tập huấn nghiệp vụ chothanh tra viên của Sở nhiều khi không thuận lợi bởi còn liên quan đến kế hoạchcông tác tại địa phương Vì không liên quan đến hành chính và nhân sự nên khiThanh tra các Sở không chấp hành chế độ báo cáo hoặc không phối hợp trong côngviệc thì cũng không có biện pháp để xử lý dẫn đến công tác quản lý của ngành gặpnhiều khó khăn
9 Báo cáo năm 2017 của Phòng Thanh tra, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Lạng Sơn
Trang 36Trong bối cảnh Nhà nước đang thực hiện chương trình cải cách hành chínhrộng lớn bao gồm nội dung tinh gon các cơ quan nhà nước và tinh giản biên chế, tôchức Thanh tra lao động ở tỉnh Lạng Sơn không được tăng thêm biên chế do vậyviệc kiểm soát hoạt động của đối tượng quản lý rộng thuộc phạm vi ngành quan lýrất khó khăn.
2.2.2 Thực trạng về hoạt động
Thanh tra luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của ngành và tỉnh, hướng dẫn
nghiệp vụ của Thanh tra Bộ, Thanh tra tinh Căn cứ nhiệm vụ do Giám đốc Sở giao,Thanh tra đã chủ động tham mưu xây dựng Kế hoạch thanh tra hàng năm và triểnkhai thực hiện Trên cơ sở năng lực, trình độ của từng cá nhân, Thanh tra Sở đã xâydựng quy chế làm việc và mối quan hệ công tác trong đó có phân công cán bộ theodõi địa bàn và theo lĩnh vực chuyên môn của ngành.
Trong hoạt động thanh tra chuyên ngành, thanh tra việc thực hiện pháp luậtlao động là hoạt động thanh tra chuyên ngành điển hình và rõ nét nhất Hoạt độngThanh tra lao động được tiễn hành theo 3 hình thức: thanh tra theo kế hoạch baogồm cả các kế hoạch thanh tra, kiểm tra liên ngành; thanh tra đột xuất theo chỉ đạocủa Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước hoặc theo đơn thư khiếu nại, tổ cáo vàthanh tra theo phương thức sử dụng phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật laođộng tại doanh nghiệp Thanh tra lao động ngoài chức năng cưỡng chế việc thựchiện pháp luật lao động còn có chức năng đặc thù là hướng dẫn kỹ thuật về ATVSLĐtại nơi làm việc và kiến nghị sửa đôi, bố sung chính sách pháp luật có liên quan
Phương thức thanh tra theo vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiệnpháp luật lao động tại doanh nghiệp được thực hiện thí điểm từ năm 2005 và chínhthức triển khai năm 2006 Bằng việc thực hiện phương thức hoạt động thanh traviên phụ trách vùng và sử dụng phiếu tự kiểm tra tại doanh nghiệp, mặc dù sỐ lượngcán bộ không tăng nhưng số cuộc thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động của Sởliên tục tăng qua các năm.
Bên cạnh công tác thanh tra viên phụ trách vùng, công tác thanh tra việcthực hiện pháp luật theo kế hoạch đề ra đầu năm được duy trì thường xuyên, đặc
Trang 37biệt là công tác phối hop với các ngành khác thanh tra, kiểm tra về công ATVSLD,phòng chống cháy nỗ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh Công việc này luôn chiếmmột phần lớn thời gian trong cả năm hoạt động của thanh tra Sở
Thực té, ngoài hai hoạt động chính là thanh tra hành chính va thanh trachuyên ngành, Thanh tra lao động còn đảm nhiệm tham mưu giúp thủ trưởng cơquan quản lý nhà nước cùng cấp xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo về laođộng Bên cạnh đó, các hoạt động như báo cáo, góp ý xây dựng văn bản, hội nghị,tập huấn xảy ra thường xuyên trong công tác thanh tra đòi hỏi nhiều nhân lực vàthời gian dé thực hiện
Công tác thanh tra viên lao động phụ trách vùng được triển khai sau khi kếhoạch thanh tra của các địa phương được phê duyệt; do vậy, việc triển khai gặpnhiều khó khăn Thanh tra Sở LĐTB&XH nhiều khi chưa chủ động, còn tâm lý chờđợi Thanh tra Bộ về địa phương triển khai Việc chi đạo va theo dõi hoạt độngthanh tra vùng chưa sát sao nên kết quả việc phát phiếu, phân tích phiếu và báo cáocủa Sở đạt tỷ lệ thấp
Công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động của các doanh nghiệpchưa thường xuyên, nhiều vi phạm của doanh nghiệp chưa được phát hiện kịp thời.Cũng như vậy đối với lao động làm việc trong các doanh nghiệp ngành xây dựng docác doanh nghiệp này sử dụng lao động địa phương nơi có công trình, kết thúc côngtrình thì cham dứt HDLD, trong khi lại không báo cáo tình hình sử dụng số laođộng này với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương
2.2.3 Về cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc
Nhung năm gần đây trang thiét bi phục vụ công tac thanh tra được ưu tiênđầu tư, bô sung như máy ảnh , máy tính xách tay, máy tính dé bàn, máy in, máyfax.Tuy vậy, trong bôi canh kho khăn chung , đặc biệt la cac quy định về cất giamchi tiêu công nên trang thiêt bi hiên có c ta Thanh tra Sở còn hạn chế , thiêu phươngtiên, thiét bi chuyén sau dé phuc vu cho công tac thanh tra , giải quyết đơn thư khiếu
nai, dic biét la công tac điều tra TNLĐ như: máy đo độ rung, máy đo độ ồn, máy đo
cường độ ánh sáng, máy đo đa thông sô, máy siêu âm độ dày vật liệu
Trang 38Nhận xét, đánh giá chung:
Mặc dù số lượng cán bộ đội ngũ công chức thanh tra ít, song kết quả thống
kê các năm qua cho thấy công tác Thanh tra Sở Lang Sơn đạt hiệu qua Cụ thể ”:
Năm 2013: Tiếp 31 lượt công dân, tiếp nhận và giải quyết 107 đơn thư (đềnghị, khiếu nại, tổ cáo) Chủ trì, phối hợp hoàn thành việc thanh tra, kiểm tra vớiviệc thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH tại 58 doanh nghiệp Qua đó, yêucầu các doanh nghiệp khắc phục các lỗi như: không xây dựng thang, bảng lương,không thực hiện day đủ chế độ đối với NLD, trốn đóng, nợ BHXH, BHTN raquyết định xử phạt 6 doanh nghiệp với số tiền 80,3 triệu đồng
Năm 2014: Tiếp 52 lượt công dân, tiếp nhận và giải quyết 96 đơn thư Hoànthành việc thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật lao động và Luật BHXH tại
13 doanh nghiệp Phối hợp điều tra 1 vụ TNLĐ làm chết người
Năm 2015: Tiếp 50 lượt công dân, tiếp nhận và giải quyết 93 đơn thư.Thanh tra, kiểm tra 36 cuộc tại 45 doanh nghiệp Điều tra va kêt luân 10 vụ TNLĐ
làm chết 12 người Phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động đến
200 doanh nghiệp trên dia ban.
Năm 2016: Tiếp 78 lượt công dân, tiếp nhận và giải quyết 41 đơn thư.Thanh tra, kiểm tra 39 cuộc tại 65 doanh nghiệp Điều tra và kết luận 4 vụ TNLĐ
làm chết 4 ngươi Phát phiếu tự kiểm tra việc thực hiện pháp luật về lao động đến
200 doanh nghiệp trên địa bàn.
2.3 Thực tiễn thực hiện quy trình thanh tra pháp luật lao động
Trên cơ sở thực hiện quy trình thanh tra đã giúp cho Thanh tra lao động tỉnhLạng Sơn có được cái nhìn tổng thể khách quan toản diện, song cũng cụ thé, chi tiết
về đối tượng thanh tra; về nguyên nhân khách quan, chủ quan, kết quả dat đượccũng như những tồn tại, hạn chế của doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phápluật lao động, từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét, kết luận, kiến nghị một cáchchính xác.
10 Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch các năm của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tinh Lạng Sơn
Trang 39Qua việc thực hiện đầy đủ các bước của quy trình thanh tra đã giúp choThanh tra lao động tỉnh Lạng Sơn hoàn thiện phương pháp làm việc khoa học, hiệuquả và nâng cao uy thế của Thanh tra lao động trong việc kiểm tra, giám sát việcthực hiện pháp luật trong các đơn vị, doanh nghiệp Từ kết quả của hoạt độngThanh tra lao động đã giúp thủ trưởng cơ quan cùng cấp có cơ sở để hoạch định
chính sách, định hướng chỉ đạo sát, đúng, qua đó hỗ trợ các doanh nghiệp kinh
doanh có hiệu quả.
Quá trình triển khai các hoạt động thanh tra tại các đơn vị, doanh nghiệp đãlàm thay đổi một cách rõ nét trong nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật lao
động của NSDLD và NLD.
* Tuy nhiên, hoạt động Thanh tra lao động tỉnh Lạng Sơn nói riêng và hoạtđộng Thanh tra lao động cả nước nói chung, vẫn còn một số nhược điểm, hạn ché,vướng mắc sau:
- Công tác khảo sát, năm tình hình dé thu thập thông tin tài liệu ban đầu tuy
đã thực hiện nhưng chưa quy củ, nề nếp; kết quả thu thập tài liệu nhiều khi chưađúng trọng tâm, chưa phục vụ được nhiều trong việc lập kế hoạch thanh tra và tiễnhành thanh tra sau này.
- Nhiều báo cáo khảo sát còn chung chung, chưa đánh giá được nhữngthuận lợi, khó khăn khi tiến hành thanh tra, đề xuất thời hạn thanh tra, mô hình, tổ
chức, số lượng, chất lượng cán bộ dự kiến tham gia đoàn thanh tra, những nội dung
cần phối hợp v-ới cơ quan, tổ chức có liên quan khi cần thiết
- Sau khi kết luận thanh tra, việc họp đoàn thanh tra dé tong két, rit kinhnghiệm chưa thực hiện thường xuyên.
- Với lĩnh vực Thanh tra lao động, theo quy định thời gian thanh tra tối
đa tại một doanh nghiệp 30 ngày là chưa phù hợp, vì thực tế cho thấy công tácthanh tra pháp luật lao động thường rat rõ ràng, dé phát hiện hơn so với lĩnh vựchoạt động khác, nên thời gian thanh tra tại doanh nghiệp chỉ cần kéo dài tối đa từ3-5 ngày.
Trang 402.4 Thực trạng chấp hành pháp luật lao động trong các đơn vị, doanhnghiệp tại tỉnh Lạng Sơn thông qua hoạt động thanh tra
Nhìn chung, thời gian qua việc tô chức triển khai và thực hiện pháp luật laođộng ở các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có những chuyên biến; nhận thức và ýthức chấp hành pháp luật lao động của NSDLĐ và NLĐ được nâng lên NSDLĐquan tâm nhiều hơn đến điều kiện làm việc, thực hiện các chế độ chính sách đối vớiNLD, coi công tác an toàn lao động và giải quyết tốt chính sách lao động là nhiệm
vụ trọng tâm của NSDLD dé doanh nghiệp ton tại và phát triển bền vững, điều đócũng giúp NLD ồn định cuộc sống, yên tâm và gắn bó với công việc
Tuy vậy, quy mô hoạt động sản xuất, kinh doanh mỗi đơn vị, doanh nghiệpkhác nhau, trình độ, năng lực quản lý của doanh nghiệp không giống nhau, vì thếviệc chấp hành pháp luật lao động cũng khác nhau Trong khi phần lớn các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp tiền thân là doanh nghiệp Nhànước luôn có ý thức chấp hành tốt pháp luật lao động, thì việc chấp hành pháp luậtpháp lao động của không ít các doanh nghiệp tư nhân, công ty cô phan, công tytrách nhiệm hữu hạn có quy mô vừa, nhỏ và siêu nhỏ còn hạn chế
Thực hiện công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động tại tỉnh Lạng Sơntrong những năm qua cho thấy tình hình chấp hành pháp luật Lao động tại cácdoanh nghiệp như sau:
2.4.1 Quy định về việc làm, đào tạo, tuyển dụng
2.4.1.1 Thực trạng việc thực hiện pháp luật lao động về việc làm, đào tạo,tuyển dụng
Người lao động hiện nay phát huy tốt quyền tự do tìm kiếm và lựa chọnviệc làm Họ thường trực tiếp liên hệ với đơn vị, doanh nghiệp có nhu cầu tuyêndụng hoặc thông qua tổ chức dich vụ việc làm dé đăng ký tuyên dung theo nguyệnvọng, khả năng và trình độ nghề nghiệp, theo số liệu báo cáo của Sở LĐTB&XHtinh Lang Sơn cho thấy, năm 2016, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 14.200 NLD(đạt 101,4%) Công tác đào tạo sau tuyển dụng được các doanh nghiệp quan tâm,đáp ứng yêu câu công việc, các doanh nghiệp thường tô chức các khóa đào tạo hoặc