Tiểu luận pháp luật đại cương kết hôn trái pháp luật

30 5 0
Tiểu luận  pháp luật đại cương  kết hôn trái pháp luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

truyền thống, thuần phong mỹ tục, văn hóa lâu đời của dân tộc cần phải sớm được chấn chỉnh nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh.Xét về khía cạnh pháp lý : Khái niệm pháp lý về kế

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNGKẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

GVHD: ThS Nguyễn Thị Tuyết Nga

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN: KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1 Nguyễn Chính Ân 23119047 Nội dung phần mở đầu + kết luận 2 Trần Khôi Nguyên 23119086 Nội dung chương 1 3 Nguyễn Thành Gia Phát 23119090 Nội dung chương 2

4 Thái Hoàng Phi 23119091 chỉnh bài tiểu luận.

Nhận xét của giáo viên

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI NÓI ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài 2

2.1.Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “kết hôn trái pháp luật” là làm rõ các vấn đề sau: 2

2.2.Để đạt được các mục đích trên, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào các nhiệm vụ: 2

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

3.1.Đối tượng nghiên cứu: 2

3.2.Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau: 3

4.Phương pháp nghiên cứu và Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: 3

4.1.Phương pháp nghiên cứu 3

4.2.Ý nghĩa thực tiễn: 3

5.Kết cấu của bài tiểu luận 3

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 4

1.1Khái niệm kết hôn trái pháp luật: 4

1.2Các trường hợp kết hôn trái pháp luật: 5

1.2.1Kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi 5

1.2.2Kết hôn vi phạm điều kiện về sự tự nguyện 5

1.2.3Kết hôn vi phạm điều kiện về năng lực hành vi dân sự 5

1.2.4Kết hôn vi phạm điều kiện về chế độ một vợ, một chồng 6

1.2.5Kết hôn vi phạm điều kiện về giới tính 7

1.3Người yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật 7

1.3.1Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn 7

1.3.2Viện kiểm sát 8

1.3.3Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ 8

1.3.4Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn 9

Trang 4

1.4Xử lý kết hôn trái pháp luật 10

1.4.1.Xử lý việc kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi 10

1.4.2.Xử lý việc kết hôn vi phạm điều kiện về sự tự nguyện 11

1.4.3.Xử lý việc kết hôn vi phạm điều kiện về chế độ một vợ, một chồng 13

1.4.4.Xử lý việc kết hôn vi phạm điều kiện về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vị ba đời.14CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT 17

Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 17

2.1Thực trạng kết hôn trái pháp luật ở nước ta hiện nay 17

2.2Nhận xét 17

2.2.1Phân tích một số vụ việc kết hôn trái pháp luật 17

2.2.2Nhận xét tổng thể về các cụ việc kết hôn trái pháp luật 17

2.3Giải pháp 17

PHẦN KẾT LUẬN 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 18

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Trường đại học Sư Phạm Kỹ Thuật tp Hồ Chí Minh vì đã tạo điều kiện về cơ sở vật chất, đặc biệt là hệ thống thư viện hiện đại và đa dạng sách, tài liệu Điều này đã thuận lợi cho việc tìm kiếm và nghiên cứu thông tin trong quá trình hoàn thành tiểu luận này Em cũng xin cảm ơn giảng viên bộ môn- cô Nguyễn Thị Tuyết Nga đã dành thời gian và tận tình giảng dạy, giúp em có đủ kiến thức và vận dụng chúng vào bài tiểu luận này Sự hướng dẫn chi tiết của cô đã giúp em vượt qua những hạn chế và thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và viết bài Em nhận thức rằng bài tiểu luận của em có thể còn thiếu sót do em chưa có nhiều kinh nghiệm và hạn chế về kiến thức Vì vậy, em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp và phê bình từ phía cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn và em có thể rút kinh nghiệm cho những công trình sau này Cuối cùng, em xin kính chúc cô nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc Cảm ơn cô đã dành thời gian và công sức để hướng dẫn em trong quá trình hoàn thành tiểu luận này.

LỜI NÓI ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hôn nhân, là một khía cạnh quan trọng của cuộc sống con người, không chỉ mang lại hạnh phúc và ổn định mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội Tuy nhiên, hôn nhân luôn là một vấn đề rất nhạy cảm và phức tạp Điển hình như, một khi hôn nhân diễn ra trái pháp luật, những hậu quả tiêu cực có thể lan tỏa sâu rộng, tác động không chỉ đến cá nhân mà còn đến cả cộng đồng

Hiện tượng "kết hôn trái pháp luật" xuất hiện khi một cặp đôi hình thành một liên kết hôn nhân mà không tuân theo quy định và điều kiện được đặt ra bởi pháp luật Điều này có thể bao gồm nhiều khía cạnh, ví dụ như việc kết hôn dưới độ tuổi qui định, hôn nhân không có sự đồng thuận của cả hai bên, hay trong một số trường hợp, kết hôn giữa những người cùng giới mà quy định pháp luật không công nhận

Việc kết hôn trái pháp luật không chỉ vi phạm các quy định pháp luật liên quan mà còn đặt ra những thách thức lớn về mặt xã hội và gia đình Khi những người tham gia hôn nhân không đúng theo quy định của pháp luật, có thể là do do áp lực xã hội, văn hóa,

Trang 6

hoặc kinh tế, những trường hợp này thường xuyên gặp phải những rủi ro pháp lý, tâm lý và xã hội Vấn đề này không chỉ đòi hỏi sự quan tâm từ phía cá nhân mà còn cần sự can thiệp của cộng đồng và chính trị xã hội.

Do đó, nghiên cứu về kết hôn trái pháp luật sẽ đưa ra cái nhìn toàn diện về tình trạng này, giúp xác định nguyên nhân, hậu quả và các biện pháp khắc phục Đồng thời, cũng cung cấp cơ sở cho việc xây dựng hoặc cải thiện các chính sách pháp luật, nhằm bảo vệ quyền lợi và hạnh phúc của tất cả các bên liên quan Việc nghiên cứu đề tài "Kết hôn trái pháp luật" có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao nhận thức của người dân về pháp luật hôn nhân và gia đình, từ đó giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Từ đó góp phần tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng, phát triển và hòa bình.

2 Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài

2.1 Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “kết hôn trái pháp luật” là làm rõ cácvấn đề sau:

- Khái niệm, đặc điểm của kết hôn trái pháp luật - Các nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật

- Quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành về kết hôn trái pháp luật - Hậu quả của kết hôn trái pháp luật

- Các biện pháp phòng ngừa và xử lý kết hôn trái pháp luật.

2.2 Để đạt được các mục đích trên, bài tiểu luận này sẽ tập trung vào cácnhiệm vụ:

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật về kết hôn trái pháp luật - Khảo sát thực trạng kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam - Phân tích các nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật - Xác định hậu quả của kết hôn trái pháp luật

- Đề xuất các biện pháp phòng ngừa và xử lý kết hôn trái pháp luật.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiêm cứu của tiểu luận là những vấn đề về kết hôn trái pháp luật trong luật hôn nhân và gia đình

Trang 7

3.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài được xác định như sau:

- Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam

- Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình kết hôn trái pháp luật trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2023

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật, bao gồm các nội dung như:

o Khái niệm, đặc điểm của kết hôn trái pháp luật

o Nguyên nhân dẫn đến kết hôn trái pháp luật Hậu quả của kết hôn trái pháp luật

o Các giải pháp phòng ngừa và xử lý kết hôn trái pháp luật

4 Phương pháp nghiên cứu và Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:4.1 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn này sử dụng phương pháp chung của các đề tài nghiên cứu khoa học là phương pháp luận duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác- Lênin; bên cạnh đó, còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; phương pháp điều tra xã hội học; phương pháp so sánh, đối chiếu để giúp bài luận có cái nhìn toàn diện, bao quát đối với thực tiễn đời sống cũng như chủ thể nghiên cứu của bài tiểu luận.

4.2 Ý nghĩa thực tiễn:

- Với đối tượng và phạm vi và các phương pháp nghiên cứu như vậy, luận văn sẽ góp phần làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tình trạng kết hôn trái pháp luật, góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Đó chính là ý nghĩa mà bài luận văn muốn hướng tới.

5 Kết cấu của bài tiểu luận

Trang 8

Chương 2: Thực trạng về kết hôn trái pháp luật ở nước ta hiện nay Phần kết luận

Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 9

CHƯƠNG 1: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT

1.1 Khái niệm kết hôn trái pháp luật:

Xét về khía cạnh xã hội :

+ “Kết hôn” được xem là một hình thức xác lập quan hệ vợ chồng

+ Kết hôn và lập gia đình là quyền của mỗi người, nhưng khi muốn kết hôn thì họ phải tuân thủ theo quy định của pháp luật, các điều kiện mà Nhà nước đặt ra

→Nếu vi phạm điều kiện kết hôn thì việc kết hôn ấy được xem là trái pháp luật Như vậy, kết hôn trái pháp luật là vi phạm các quy định về điều kiện đăng ký kết hôn , Là hành vi vi phạm nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội, gây ảnh hưởng đến sự ổn định, vững bền của gia đình, gây tổn hại đến trật tự kỷ luật của nhà nước và xã hội, pháp luật, xâm phạm về mặt đạo đức truyền thống, thuần phong mỹ tục, văn hóa lâu đời của dân tộc cần phải sớm được chấn chỉnh nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh.

Xét về khía cạnh pháp lý :

Khái niệm pháp lý về kết hôn trái pháp luật được quy định như sau: “Kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình, 2014.”(Khoản 6 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình, 2014)

1.2 Các trường hợp kết hôn trái pháp luật:1.2.1Kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi

Độ tuổi là một trong số những điều kiện kết hôn được quy định tại điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 , để được kết hôn thì đối với nam giới phải từ1

đủ 20 tuổi trở lên mới được lấy vợ, còn nữ giới phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được lấy chồng Thế nên nếu kết hôn khi chưa đạt độ tuổi quy định sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật Trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên nam nữ chưa đạt đến độ tuổi

1điểm a khoản 1 điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

Trang 10

quy định, trường hợp kết hôn vi phạm về độ tuổi còn được gọi là tảo hôn Ngày nay, đời sống nhân dân đã có những sự thay đổi lớn, cách nhìn nhận hôn nhân, gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, vi phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi phần lớn chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu số.

Bên cạnh quy định trên, điểm b khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định về trường hợp kết hôn đó là “tảo hôn” Cụ thể khoản 8 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 ghi rõ: “Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này.”

1.2.2Kết hôn vi phạm điều kiện về sự tự nguyện

Kết hôn làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai chủ thể nam nữ được pháp luật

ghi nhận và quy định những điều kiện riêng Nên ngoài điều kiện độ tuổi ra còn phải có sự tự nguyện của các bên nam nữ khi kết hôn “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai được cưỡng ép hoặc cản trở”. 2

Nếu làm ngược lại với sự tự nguyện như lừa dối, cưỡng ép, ép buộc thì việc kết hôn ấy sẽ được coi là kết hôn trái pháp luật.

1.2.3Kết hôn vi phạm điều kiện về năng lực hành vi dân sự

Kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai chủ thể nam nữ được pháp luật Hôn nhân và gia đình ghi nhận và quy định những điều kiện riêng Một trong số những điều kiện đó là sự tự nguyện của các bên nam nữ khi kết hôn, theo đó "việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở" Trái ngược với sự tự nguyện đó chính là những hành vi ép buộc, lừa dối hoặc "cưỡng ép, cản trở" các bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình Thế nên, đối với những người đã mất đi năng lực hành vi dân sự thì rất khó có thể đánh giá được chính xác sự tự nguyện khi tham gia vào việc kết hôn.

Để đảm bảo việc kết hôn được tự nguyện hoàn toàn thì theo Điều 17 Bộ Luật Dân sự 2005 quy định rằng: “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự Điều 22 Bộ luật dân

Quốc hội, Luật Số: 52/2014/QH13 – Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Trang 11

sự năm 2005 cũng quy định: Những người mất năng lực hành vi dân sự là những người bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình mà Toà án đã ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định”.

Nếu không còn những căn cứ tuyên bố rằng một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người ấy hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan sẽ được Toà án ra quyết định huỷ bỏ huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

1.2.4Kết hôn vi phạm điều kiện về chế độ một vợ, một chồng

Theo Điều 2 Luật Hôn nhân và Gia Đình 2000 Việt Nam đã quy định 1 trong

nhưng quy định trong hôn nhân: “hôn nhân một vợ - một chồng” Thế nên, người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn với người đã có chồng hoặc đã có vợ ( tức là gian luận trong hôn nhân) là kết hôn trái pháp luật.

Tại điểm c Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định cấm hành vi: “Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ” Đây là một hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ3

một chồng và bị pháp luật nghiêm cấm.

1.2.5Kết hôn vi phạm điều kiện về giới tính

Từ khi quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 còn có hiệu lực, việc kết hôn

giữa những người cùng giới tính là một trong 5 trường hợp cấm kết hôn Lúc ấy, cách nhìn của các nhà làm luật cũng như mọi người không chấp nhận cuộc hôn nhân giữa những người cùng giới tính với nhau Khi quy định này hết hiệu lực, cùng với sự tiến bộ xã hội, sự tiến bộ trong nhận thức của xã hội về vấn đề kết hôn đồng giới dẫn đến pháp luật hiện nay không quy định hỗn nhân đồng giới là thuộc vào các trường bị cấm

3Quốc hội, Luật Số: 52/2014/QH13 – Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

Trang 12

kết hôn Theo Khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định rằng: “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.4

Qua quy định này cho thấy pháp luật đã thay đổi tầm nhìn với hôn nhân đồng giới, pháp luật không còn nghiêm cấm nghiêm nghị đối với hôn nhân đồng giới nữa mà chỉ không thừa nhận cuộc hôn nhân ấy Vì vậy, các cặp hôn nhân đồng giới có thể tổ chức đám cười trên thực tế, được sống chung với nhau nhưng sẽ không được pháp luật thừa nhận là vợ chồng.

1.3 Người yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật

Để hạn chế tình trạng kết hôn trái pháp luật diễn ra ngày càng nhiều thì việc phát

hiện, ngăn chặn và xử lí kịp thời các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn là rất quan trọng Theo đó, những chủ thể được có quyền yêu cầu cơ quan Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật Những chủ thể có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật được quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình:

1.3.1 Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn

Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối là nạn nhân trực tiếp của kết hôn trái pháp luật Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những nạn nhân này thì Luật Hôn nhân và Gia đình đã cho họ quyền tự bảo vệ mình bằng cách trực tiếp yêu cầu Toà án hoặc đề nghị Viện kiểm soát yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật đó Cũng cho thấy tình thực tế và mềm dẻo của quyền này Bởi, chỉ có người bị cưỡng ép, bị lừa dối mới ý thức được việc yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật này có cần thiết cho cuộc sống gia đình họ hay không.

Những hành vi cho thấy đối tượng bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn: “hành vi ép buộc, hành vi lừa dối, hành vi cưỡng ép và hành vi cản trở” Tại khoản 1 Điều 15 quy5

định chủ thể có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật là bên bị cưỡng ép, bị lừa dối

4Quốc hội, Luật Số: 52/2014/QH13 – Luật Hôn Nhân Và Gia Đình, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII,kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2014.

5 Hội đồng thẩm phán Toà án Nhân dân Tối cao, Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000

Trang 13

1.3.2 Viện kiểm sát

Tại Khoản 2 Điều 15 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 quy định: “Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tạ khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này” 6

Ngoài ra, trong quy định tại Điều 21 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Viện kiểm soát nhân dân kiểm sát thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định pháp luật,… Nên, theo pháp luật về thủ tục tố tụng hiện hành, thì Viện kiểm soát không có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật Điều đó dẫn đến sự mâu thuẫn vì do quá trình lập pháp, cần nhanh chóng sửa đổi, khắc phục Nay, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã loại bỏ quyền yêu cầu của Viện kiểm soát để phù hợp với quy định của Bộ Luật Tố tụng Dân sự.

1.3.3 Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em; Hội liên hiệp phụ nữ

Tại khoản 2 Điều 162 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2005 quy định: “Cơ quan về dân số, gia đình và trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình trong trường hợp do Luật Hôn nhân và Gia đình quy định” Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức nào thừa kế tư cách khởi kiện7

của Uỷ ban chăm sóc và bảo vệ trẻ em Nên, việc thực hiện quy định về thẩm quyền yêu cầu của các cơ quan, tổ chức vẫn còn gặp nhiều khó khăn, dẫn đến việc thực thi quyền yêu cầu không hiệu quả Bên cạnh đó, việc quy định về quyền cần có quy định về trách nhiệm của các cơ quan này để làm tăng tính hiệu quả trong thực hiện vai trò của các cơ quan, tổ chức ấy.

Khoản 3 Điều 15 của Luật Hôn nhân và Gia đình quy định các cơ quan, tổ chức có chức năng bảo vệ phụ nữ và trẻ em có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật đối với trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này Ngoài ra, Luật Hôn nhân và Gia đình cũng nên có sự bổ sung mở rộng phạm vi yêu cầu của

6 Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội.

7 Quốc hội (2004), Bộ luật Tố tụng Dân sự, Hà Nội

Trang 14

các chủ thể để đảm bảo trong mọi trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong xã hội được bảo vệ.

1.3.4 Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn.

- Tại điểm a Khoản 2 Điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định: “Vợ, chồng của người đang có vợ, chồng mà kết hôn với người khác” , “Cha mẹ, con cái8

của các bên kết hôn” sẽ được áp dụng trong các trường hợp vi phạm khoản 1 Điều 9 và Điều 10 Luật này Pháp luật quy định họ có quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật.

- Bên cạnh đó, cũng có một số vần đề được đề cập như người kết hôn trái pháp luật do vi phạm về độ tuổi nhưng khi họ chưa đạt tuổi để có đủ điều kiện về năng lực hành vi tố tụng dân sự thì họ có quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật hay không? Hoặc là người mất năng lực hành vi dân sự tại thời điểm kết hôn nhưng sau đó khỏi bệnh thì có quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật hay không? Những chủ thể khác thuộc trường hợp vi phạm Điều 10 Luật này có quyền yêu cầu huỷ hay không thì pháp luật không quy định Vì vậy, pháp luật cần có quy định theo hướng mở rộng phạm vi người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho những chủ thể trực tiếp tham gia quan hệ kết hôn trái pháp luật và những người liên quan khác.

1.4 Xử lý kết hôn trái pháp luật

1.4.1 Xử lý việc kết hôn vi phạm điều kiện về độ tuổi

Theo quy định pháp luật người nào có hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, tùy theo mức độ vi phạm đối với từng trường hợp cụ thể có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

4.2.1.Xử phạt hành chính

Trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính: Điều 47 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã như sau:

8 Quốc hội (2014), Luật Hôn nhân và Gia đình, Hà Nội

Trang 15

Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó." 9

Như vậy, về hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn bị xử phạt vi phạm hành chính trong 2 trường hợp:

Tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;

Hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó Vì vậy, đối chiếu với quy định pháp luật hiện hành, trong tình huống này, cần bộ tư pháp hộ tịch cấp xã không được lập biên bản vi phạm hành chính do không có căn cứ pháp lý và thực tế là các cặp đôi này mặc dù chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định pháp luật về Hôn nhân và gia đình nhưng không tổ chức việc kết hôn, do đó không có căn cứ để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tảo hôn.

4.2.2.Truy cứu trách nhiệm hình sự

Điều 183 Bộ luật hình sự 2015 quy định Điều 183 Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.10

Lưu ý một số căn cứ để truy cứu trách nhiệm Hình sự như sau:

Tổ chức tảo hôn là việc tổ chức cho những người chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình lấy vợ, lấy chồng Người tổ chức tạo hôn biết rõ hoặc có căn cứ để biết rõ là cả hai người hoặc một trong hai người

9 Chính phủ, Số: 110/2013/NĐ-CP, Nghị Định Quy Định Xử Phạt Vi Phạm Hành Chính trong Lĩnh Vực Bổ TrợTư Pháp, Hành Chính Tư Pháp, Hôn Nhân Và Gia Đình, Thi Hành Án Dân Sự, Phá Sản Doanh Nghiệp, Hợp TácXã

10 Quốc hội, Số: 100/2015/QH13, Bộ Luật Hình Sự, được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Namkhoá XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2015

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:42

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan