Tiểu luân pháp luật đại cương đề tài đồng phạm trong luật hình sự việt nam

30 3 0
Tiểu luân pháp luật đại cương đề tài đồng phạm trong luật hình sự việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Như thế nào được gọi là Đồng phạm?- Trước hết, khái niệm đồng phạm được ban hành ở khoản 1 điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi và bổ sung năm 2017 dùng để nói về trường hợp có hai

Trang 1

BÔ GIO DC V ĐO TO

TRƯNG ĐI HC SƯ PHM K THUÂT TP.HCM

“ĐỒNG PHM TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM ” Giảng viên: ThS GVC Nguyễn Thị Tuyết Nga

Sinh viên thCc hiê n

Trang 2

Thủ Đức , tháng 11 năm 2023

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 4

3.Phương pháp nghiên cứu 4

PHẦN NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG PHM 5

1 Đồng phạm trong luật hình sC Việt Nam 5

1.1 Khái niệm Đồng phạm 5

1.2 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu Đồng phạm 6

2 Quy định về Đồng phạm trong Luật hình sC Việt Nam 7

2.1Tổng quan quy định Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam 7 2.2 So sánh quy định về Đồng phạm qua từng thời kì 10

3 Điều kiện thỏa mãn dấu hiệu Đồng phạm 12

3.1 Điều kiện để thỏa mãn về Đồng phạm 12

3.2 Các trường hợp phạm tội đặc biệt so với trường hợp phạm tội riêng lẻ 13

4 Trách nhiệm hình sC trong đồng phạm 14

4.1 Trách nhiệm hình sự của từng Đồng phạm 14

1

Trang 5

4.2 So sánh trách nhiệm hình sự của người tổ chức và người thực 3.Kiến nghị hoàn thiện pháp luật 21

3.1Một số lỗi còn sai sót trong việc giải quyết vụ án có đồng phạm thực hiện 21 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật: 24

KẾT LUẬN 26

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Đồng phạm là một trong những khái niệm cơ bản của pháp luật hình sự, liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của những người tham gia vào một hành vi phạm tội Đồng phạm có ảnh hưởng đến việc xác định tội danh, mức độ nghiêm trọng, hình phạt và biện pháp phòng ngừa đối với những người phạm tội Đồng phạm cũng là một trong những vấn đề phức tạp, khó khăn và có nhiều tranh luận trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Do đó, việc nghiên cứu về đồng phạm trong pháp luật Việt Nam là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao giúp cải thiện được tình hình hiện tại để giúp xã hội phát triển hơn, người dân được sống trong trạng thái thoải mái, lành mạnh Hơn hết, đề tài này có thể bổ sung kiến thức cho mọi người về đồng phạm hơn, hiểu rõ hơn về đồng phạm và tầm quan trọng của nó cho sự phát triển về khoa học.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của việc nghiên cứu về đồng phạm nhằm làm rõ khái niệm và điều kiện của đồng phạm trong pháp luật Việt Nam, cho mọi người biết về tầm quan trọng của việc hiểu rõ về luật đối với đồng phạm Từ đó mỗi người chúng ta sẽ đề xuất những giải pháp để giúp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luât trong thực tiễn

3.Phương pháp nghiên cứu

Xác định phạm vi nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu từ các file, video bài giảng, giáo trình giảng viên cung cấp kết hợp với những tài liệu online khác Sau khi tổng hợp đủ thông tin, tài liệu cần thiết thì tiếp theo dùng kiến thức nền tảng về pháp luật về “ Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam” đã tiếp

3

Trang 7

thu trong suốt quá trình học để nghiên cứu dựa trên các phương pháp /cụ thể là phân tích -tổng hợp, so sánh, đối chiếu, văn bản học, điều tra điền dã,… /

PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỒNG PHẠM

1 Đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

1.1 Khái niệm Đồng phạm

- Để tìm hiểu sâu về Đồng phạm trong luật hình sự của Việt Nam, ta cần phải biết khái niệm cơ bản Đồng phạm là gì? Như thế nào được gọi là Đồng phạm?

- Trước hết, khái niệm đồng phạm được ban hành ở khoản 1 điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi và bổ sung năm 2017) dùng để nói về trường hợp có hai hoặc nhiều hơn những người cố ý thực hiện một tội phạm Vậy điều kiện để cấu thành đồng phạm là:

+ Phải có sự tham gia của hai người trở lên + Hai người đó cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

- Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

- Trong đó, người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức, được phậm chia như sau:

Trang 8

+ Người tổ chức là người đứng ra cầm đầu, chủ mưu và chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

+ Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

+ Người xúi giục là người dụ dỗ, kích động, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

+ Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

- Trong một vụ phạm tội, đồng phạm có thể có đủ bốn loại hành vi trên nhưng không bắt buộc phải như vậy Ngược lại, nếu không có một trong những hành vi trên thì không thể coi là cùng thực hiện và do vậy cũng không phải là người đồng phạm.

- Ngoài ra, người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

- Những người đồng phạm đều có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội Những hành vi đó được hiện một cách thống nhất và có liên kết với nhau Hậu quả thiệt hại của tội phạm là kết quả của tất cả các hoạt động của những người đồng phạm tham gia vào việc thực hiện tội phạm đưa lại.

Khi thực hiện hành vi vi phạm mỗi người đều biết hành vi của mình có tính gây thiệt hại cho xã hội và đều biết người khác cũng có hành vi như vậy cùng với mình Nếu trường hợp mình chỉ biết bản thân có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với tội mình gây ra thì đó chưa thoả mãn dấu hiệu lỗi cổ ý trong đồng phạm và do vậy không có đồng phạm theo quy định pháp luật 1.2 Mục đích và ý nghĩa của việc nghiên cứu Đồng phạm

- So với tội phạm do một người thực hiện, tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm thường có tính chất, mức độ nguy hiểm hơn, vì khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng hơn, quy mô tội phạm lớn hơn và

5

Trang 9

khoảng thời gian tồn tại dài do có sự liên kết chặt chẽ, lên kế hoạch kỹ càng từ nhiều cá nhân và thực hiện một cách táo bạo hơn Ở nước ta, những năm gần đây, tình hình tội phạm đang có chiều hướng gia tăng và có nhiều diễn biến phức tạp Thường gặp nhất hiện nay là những trường hợp ẩu đả tập thể, cướp có băng nhóm, tấn công mạng có tổ chức hay những trường hợp lừa đảo, mà sau nó là một đường dây lớn những kẻ được xem là kẻ “Cầm đầu” Sự hỗ trợ lẫn nhau giữa những người cùng phạm tội càng củng cố quyết tâm phạm tội của cả bọn, khiến cho việc phạm tội trở nên tinh vi và xảo quyệt hơn bao giờ hết Tuy nhiên, tính chất và mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của từng người vẫn phải dựa trên hành vi cụ thể và mức độ tham gia trên thực tế Việc hiểu và nhận thức rõ điều này góp phần giúp mọi người hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của loại tội phạm được thực hiện dưới hình thức đồng phạm Chính vì vậy, việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm dưới hình thức đồng phạm nói riêng là việc làm cấp bách luôn được Đảng, Nhà nước ta quan tâm, đề cao và chú trọng.

- Hoạt động phạm tội của các đối tượng đã từng được giới hạn ở các địa phương, nhưng ngày càng được mở rộng hơn đến thành phố, thậm chí là cả nước và nước ngoài, hay những người đang định cư ngoại quốc, hình thành các đường dây liên tỉnh, đa quốc gia khiến cho việc tìm hiểu, ngăn chặn các hành vi tội phạm là vô cùng khó khăn Tội phạm do chúng gây ra hầu hết là các nhóm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng Vì vậy, việc nghiên cứu các loại người đồng phạm về khái niệm, đặc điểm, trách nhiệm hình sự là một trong những nội dung quan trọng, góp phần nâng cao sự hiểu biết đối với loại tội phạm nghiêm trọng này.

Trang 10

2 Quy định về Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam

2.1 Tổng quan quy định Đồng phạm trong Luật hình sự Việt Nam

Bộ luật hình sự Việt Nam luôn đề cao tính công bằng những không kém phần răng đe đối với tội phạm, vậy nên đối với các trường hợp Đồng phạm cũng không phải là ngoại lệ.

Tại điều 58 Bộ luật HÌnh sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), quyết định về hình phạt đồng phạm được cụ thể hóa như sau:

- Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

- Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Trong đó, các tình tiết giảm nhẹ hay tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm Hình sự được quy định rõ ràng như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự

+ Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

+ Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hay vượt quá mức yêu cầu của tình thế cấp thiết;

+ Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;

+ Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

+ Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

+ Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn; + Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

7

Trang 11

+ Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;

+ Phạm tội trong trường hợp bị hạn chế khả năng nhận thức mà không phải do lỗi của mình gây ra;

+ Phạm tội do lạc hậu;

+ Người phạm tội là phụ nữ có thai;

+ Người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên;

+ Người phạm tội là người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;

+ Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

+ Người phạm tội tự thú;

+ Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

+ Người phạm tội tích cực hợp tác với cơ quan có trách nhiệm trong việc phát hiện tội phạm hoặc trong quá trình giải quyết vụ án;

+ Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

+ Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác;

+ Người phạm tội là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ.

Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án (Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 ))

* Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự + Phạm tội có tổ chức;

+ Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp; + Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội; + Phạm tội có tính chất côn đồ;

+ Phạm tội vì động cơ đê hèn;

Trang 12

+ Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng; + Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;

+ Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội; + Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;

+ Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;

+ Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;

+ Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.

(Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017 ))

* Loại trừ trách nhiệm hình sự được quy định tại Bộ luật Hình 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) bao gồm:

+ Sự kiện bất ngờ

+ Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự + Phòng vệ chính đáng

+ Tình thế cấp thiết

+ Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

+ Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

+ Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên 9

Trang 13

2.2 So sánh quy định về Đồng phạm qua từng thời kì

- Quy định về đồng phạm được quy định lần đầu năm 1985 trong Bộ luật Hình sự Sau đó được sửa đổi vào năm 1999 và bổ sung năm 2009 Năm 2015 Quy định tiếp tục được sửa đổi và bổ sung năm 2017 ( vẫn còn áp dụng cho tới

- Được đề ra để thống nhất hơn khi nhận diện, xét sử và truy cứu trách nhiệm hình sự với những hành vi phạm tội có tổ chức nhiều hơn hoặc bằng hai người.

Trang 14

- Nhằm mục đích bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, đảm bảo tối đa quyền công dân của mọi người.

- Giúp người dân nhận thức rõ hơn về những việc mà pháp luật cho phép làm hoặc không cho phép làm Từ đó có thể phát hiện các hành vi phạm tội để chủ động thực hiện tố cáo với các cơ quan có thẩm quyền.

Khác nhau:

- Quy định về đồng phạm sửa đổi năm 2015, bổ sung năm 2017 là quy định có tính chặt chẽ, khoa học và hợp lí nhất trong việc xác định đồng phạm và truy cứu trách nghiệm hình sự Đảm bảo được sự công bằng trong đấu tranh phòng chống tội phạm.

- Quy định được đề ra lần đầu năm 1985 hỗ trợ cả việc dạy và nghiên cứu của giảng viên và sinh viên.

- Quy định năm 1999 kế thừa và phát huy của quy định cũ Đồng thời bổ sung thêm nguyến tắc đó “ Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành ”.( foootnote: hành vi vượt quá của người thực hành là việc người thực hành tự ý thực hiện hành vi phạm tội mà những người đồng phạm khác không biết và không mong muốn Hay nói cách khác, hành vi vượt quá của người thực hành mà những người đồng phạm khác không có ý định thực hiện, cũng không mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả xảy ra

3 Điều kiện thỏa mãn dấu hiệu Đồng phạm

3.1 Điều kiện để thỏa mãn về Đồng phạm

Điều kiện khách quan:

- Số lượng người tham gia (điều kiện bắt buộc): Phải có ít nhất hai người trở nên cùng thực hiện một tội phạm Những người này phải có đủ điều kiện về

11

Trang 15

chủ thể của tội phạm - tức là đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 và có năng lực trách nhiệm hình sự

- Hành vi phạm tội (điều kiện bắt buộc): Cùng thực hiện tội phạm nghĩa là mỗi người người trong đồng phạm cùng có sự liên kết với nhau, hành vi cảu người này bổ sung, hỗ trợ cho người khác và ngược lại làm cho hoạt động phạm tội chung có hiệu quả hơn và mang tính nguy hiểm cao hơn Hành vi của mỗi người là một bộ phận của hoạt động phạm tội chung và nó phải thỏa mãn dấu hiệu của người tổ chức, người thực hành

- Hậu quả chung của đồng phạm: Là kết quả chung do sự phối hợp hoạt động do những người tham gia vào việc thực hiện tội phạm gây ra.

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả chung của tội phạm: Nếu các đồng phạm đều là người trực tiếp thực hiện các hành vi được mô tả trong cấu thành tội phạm thì hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung của tội phạm Còn trong trường hợp có sự phân công vai trò thì chỉ có hành vi của người thực hành là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả chung.

Điều kiện chủ quan:

- Điều kiện lỗi: Đây là điều kiện đặc trưng về mặt chủ quan của đồng phạm có sự củng cố ý tham gia của những người thực hiện tội phạm Nghĩa là họ đều cố ý tham gia các hành vi phạm tội của mình, đều biết và mong muốn những người đồng phạm khác cùng cố ý tham gia thực hiện với mình Lỗi cố ý trong đồng phạm thể hiện qua hai mặt ý thức, ý chí: Về mặt ý thức người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình và những người khác gây hại cho xã hội Còn về mặt ý chí thì những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động chung và cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả thiệt hại xảy ra.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:53

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan