1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng Và Nhận Xét Kết Quả Điều Trị Trầm Cảm Trong Rối Loạn Lưỡng Cực (Full Text)

121 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo Sát Đặc Điểm Lâm Sàng Và Nhận Xét Kết Quả Điều Trị Trầm Cảm Trong Rối Loạn Lưỡng Cực
Tác giả Trần Thị Xuân
Trường học Đại Học Huế
Chuyên ngành Tâm Thần
Thể loại Luận Án Chuyên Khoa Cấp II
Năm xuất bản 2016
Thành phố Huế
Định dạng
Số trang 121
Dung lượng 1,95 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (9)
    • 1.1. Khái niệm, lịch sử nghiên cứu, phân loại rối loạn cảm xúc lưỡng cực (9)
    • 1.2. Dịch tễ học rối loạn cảm xúc lưỡng cực (12)
    • 1.3. Bệnh nguyên, bệnh sinh (15)
    • 1.4. Đặc điểm lâm sàng và tiêu chuẩn chẩn đoán của trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (21)
    • 1.5. Điều trị trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (30)
    • 1.6. Tình hình nghiên cứu về trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực trên thế giới và Việt Nam (33)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (36)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (0)
    • 2.2. Phương pháp nghiên cứu (37)
    • 2.3. Phương pháp xử lý số liệu (47)
    • 2.4. Đạo đức nghiên cứu (48)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (49)
    • 3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 3.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (54)
    • 3.3. Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu (0)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (70)
    • 4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (0)
    • 4.2. Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực (74)
    • 4.3. Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu (0)
  • KẾT LUẬN (94)
  • PHỤ LỤC (108)

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀ Trầm cảm hiện nay có khuynh hướng ngày một gia tăng và chiếm một tỷ lệ khá cao trong các bệnh lý tâm thần tại cộng đồng. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tới năm 2020, trầm cảm là bệnh thường gặp đứng thứ hai sau bệnh lý tim mạch và sẽ trở thành gánh nặng bệnh tật, là nguyên nhân làm mất sức lao động, thiệt hại về kinh tế và thậm chí gây tử vong [51]. Trên lâm sàng, trầm cảm biểu hiện rất đa dạng và phong phú bằng nhiều triệu chứng kết hợp, trầm cảm thường gặp trong rối loạn cảm xúc và trong các rối loạn tâm thần khác. Trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực chiếm một tỷ lệ rất đáng kể [92]. Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn khí sắc mạn tính, đặc trưng bởi các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ xen kẽ hoặc đi kèm với các giai đoạn trầm cảm. Năm 1996, Weissman và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu cắt ngang ở cộng đồng (38000 người) cho thấy tỷ lệ mắc trong đời của trầm cảm thay đổi theo từng nước từ 1,5% (Đài Loan) đến 19% (Beirut), còn tỷ lệ mắc trong đời của rối loạn khí sắc lưỡng cực từ 0,3% (Đài Loan) đến 1,5% (New Zealand) [93]. Năm 2005, Kessler và cộng sự thấy tỷ lệ rối loạn cảm xúc lưỡng cực tại 48 bang ở Hoa Kỳ là 1,6% dân số [67]. Theo cuộc khảo sát quốc gia về bệnh lý đi kèm của rối loạn lưỡng cực tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực là 4,4% (1% lưỡng cực I, 1,1% lưỡng cực II, 2,4% lưỡng cực dưới ngưỡng) [23]. Tại Việt Nam hiện chưa có điều tra thống kê chính thức tỷ lệ này trong nhân dân, tuy nhiên tại Viện Sức khỏe tâm thần Bạch Mai năm 2001, bệnh nhân rối loạn lưỡng chiếm 8,7% trên tổng số bệnh nhân điều trị nội trú [4]. Bệnh cảnh của rối loạn cảm xúc lưỡng cực rất phong phú, đa dạng. Cơn đầu tiên của rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường là trầm cảm (khoảng 60%) [82]. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực có khuynh hướng tái phát, thời kỳ thuyên giảm rất thay đổi, người bệnh gặp nhiều khó khăn trong học tập, lao động và chất lượng cuộc sống bị giảm sút sau mỗi giai đoạn tái phát, đặc biệt là sau pha trầm cảm. Bệnh nhân trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực có nguy cơ tự sát cao (khoảng 11% ở Mỹ) và thúc đẩy tình trạng lạm dụng rượu và ma túy. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy tỷ lệ bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là khá cao (hơn 60% là trầm cảm tái diễn) và thời gian trung bình từ khi khám bệnh lần đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường là trên 10 năm [57]. Trong thực hành, ngày nay ở nước ta rất nhiều bệnh nhân trầm cảm của rối loạn cảm xúc lưỡng cực chưa được chẩn đoán đúng, điều này dẫn đến việc điều trị không được đúng mức làm cho bệnh cảnh ngày càng nặng thêm hoặc bệnh nhân gặp nhiều biến chứng do sử dụng thuốc không đúng cách. Hiện nay ở nước ta đã có những nghiên cứu về rối loạn trầm cảm nhưng còn ít công trình nghiên cứu sâu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị cho bệnh nhân trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực. Chính vì vậy, chúng tôi thực hiện đề tài “Khảo sát đặc điểm lâm sàng và nhận xét kết quả điều trị trầm cảm trong rối loạn lƣỡng cực” nhằm các mục tiêu sau: 1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực. 2. Nhận xét kết quả điều trị trầm cảm trong rối loạn lưỡng cực.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến cứu để quan sát, mô tả đặc điểm lâm sàng

Nghiên cứu ngẫu nhiên có theo dõi dọc trong quá trình điều trị cho mục tiêu nhận xét kết quả điều trị

Trong nghiên cứu chúng tôi chọn cỡ mẫu ngẫu nhiên thuận tiện là 43 bệnh nhân RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm, đáp ứng đủ tiêu chuẩn nghiên cứu lâm sàng được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa từ tháng 6/2015 cho đến tháng 6/2016

2.2.3 Công cụ thu thập thông tin để chẩn đoán và đánh giá

- Dựa vào mục tiêu nghiên cứu để thiết kế bệnh án mẫu chuyên biệt (phụ lục 1) Các dữ liệu trong bệnh án tập trung vào ba nội dung là đặc điểm lâm sàng, một số yếu tố liên quan, nhận xét sự thuyên giảm triệu chứng sau điều trị Bệnh án được thiết kế chi tiết, phục vụ cho việc thu thập dữ liệu từ đặc điểm sinh học xã hội đến các triệu chứng của RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm, các yếu tố liên quan cũng như sự thay đổi và diễn tiến của triệu chứng trong quá trình điều trị thuốc

- Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 (ICD - 10F) mục chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm

- Dùng trắc nghiệm Beck để đánh giá mức độ trầm cảm: Đây là thang đánh giá để khảo sát các RLTC (BDI: Beck Depression Inventory) Thang đánh giá này do A T Beck và cộng sự giới thiệu năm

1974 từ những quan sát lâm sàng bệnh nhân trầm cảm, được Tổ chức Y tế

Thế giới (WHO) thừa nhận để đánh giá trạng thái trầm cảm và hiệu quả của các phương pháp điều trị (phụ lục 2)

Trắc nghiệm có 21 mục, bao gồm các mục nhỏ thể hiện trạng thái khí sắc của đối tượng với 4 mức độ được ghi điểm từ 0 đến 3 Tổng số điểm:

Phân tích kết quả: < 14 điểm : Không có trầm cảm

20 - 29 điểm : Trầm cảm vừa ≥ 30 điểm : Trầm cảm nặng Test được thực hiện bởi cử nhân tâm lý

- Phác đồ điều trị cho đối tượng nghiên cứu:

Các thuốc sử dụng trong quá trình điều trị các bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực giai đoạn trầm cảm tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa:

+ Sertraline có tên biệt dược là Zosert do hãng dược phẩm SUN sản xuất, hàm lượng 50mg, dưới dạng viên nén Liều khởi đầu là 50mg/ngày, tăng liều để đạt hiệu quả lâm sàng Liều điều trị trung bình của Zorsert là 50 - 200mg/ngày

+ Valproate (Encorate chrono) do hãng dược phẩm SUN sản xuất, hàm lượng 500mg, dưới dạng viên nén bao phim Liều khởi đầu là 30mg/kg/ngày, tăng liều để đạt được hiệu quả lâm sàng mong muốn với liều thấp nhất Liều duy trì được đề nghị trong điều trị RLCXLC là 1000mg  2000mg/ngày, nhưng không quá 3000mg/ngày, liều được điều chỉnh theo đáp ứng lâm sàng của từng bệnh nhân

- Risperidone do hãng dược phẩm SUN sản xuất, hàm lượng 2mg, dưới dạng viên nén Liều khởi đầu là 1mg/ngày và tăng dần lên ở những ngày tiếp theo mỗi ngày 1mg để đạt đến liều có hiệu quả Các nghiên cứu cho thấy hầu hết bệnh nhân đáp ứng điều trị ở liều từ 2 - 4mg, đôi khi có thể tăng lên đến 6mg

+ Olanzapine được sử dụng trong nghiên cứu này có tên biệt dược là Olanxol do Công ty Dược Đà Nẵng sản xuất (Danaphar) dưới dạng viên nén, hàm lượng 10mg Liều khởi đầu của olanzapine được khuyến cáo là 10mg, dùng 1 lần trong 24 giờ mà không cần chú ý đến bữa ăn Có thể điều chỉnh liều hằng ngày tùy theo tình trạng lâm sàng, thay đổi từ 5mg đến 20mg trong

24 giờ Người bệnh cao tuổi: khởi đầu thấp là 5mg, nhưng nên cân nhắc đối với người bệnh trên 65 tuổi khi có kèm các yếu tố lâm sàng không thuận lợi Không có khác nhau về liều khởi đầu và phạm vi liều thông thường ở nam và nữ Liều điều trị trung bình của olanzapine là từ 10 - 30mg/ngày

+ Diazepam (Seduxen) do hãng dược phẩm Gedeon Richter sản xuất, hàm lượng 5mg, liều trung bình thường dùng 5 - 20mg/ ngày

2.2.4 Kỹ thuật thu thập thông tin

- Phỏng vấn trực tiếp người bệnh, người nhà hoặc người thân về tình hình bệnh tật của người bệnh để thu thập thông tin về quá trình bệnh lý cũng như tiền sử của người bệnh

- Khám lâm sàng chi tiết và toàn diện về tâm thần, thần kinh và nội khoa

- Tham khảo ý kiến bác sỹ tại phòng bệnh, hội chẩn để làm chẩn đoán xác định khi cần thiết

- Theo dõi diễn biến bệnh hàng ngày

- Ghi chép một cách chi tiết vào hồ sơ bệnh án của bệnh nhân trong suốt quá trình điều trị tại bệnh viện

+ Làm các xét nghiệm cơ bản: Công thức máu, xét nghiệm chức năng gan thận, nước tiểu

+ Xét nghiệm cần thiết cho chẩn đoán loại trừ bệnh thực tổn não, nội khoa, nội tiết và nghiện chất

+ Trắc nghiệm tâm lý: Beck

- Nhận xét kết quả điều trị

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được tiến hành theo các bước sau: Tất cả các bệnh nhân nhập viện tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa với chẩn đoán rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm sẽ được người nghiên cứu là bác sỹ chuyên khoa tâm thần khám lại và áp dụng tiêu chuẩn của ICD - 10 để chẩn đoán xác định là rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm Bệnh nhân nào thỏa mãn điều kiện nghiên cứu, được giải thích và nếu chấp nhận sẽ được đưa vào mẫu nghiên cứu Kết hợp phỏng vấn bệnh nhân và người nhà để làm bệnh án theo mẫu hồ sơ bệnh án nghiên cứu

Bệnh nhân được sử dụng các thuốc trong quá trình điều trị: valproate, sertraline, olanzapine, risperidone, diazepam

Theo dõi diễn tiến của các triệu chứng lâm sàng dưới tác dụng của thuốc trong quá trình điều trị Bệnh nhân được đánh giá trước khi điều trị (lúc vào viện) và sau các tuần điều trị bằng trắc nghiệm Beck

Tất cả các trường hợp có tác dụng phụ do thuốc đều được ghi nhận theo dõi và xử trí theo đúng từng trường hợp Nếu có những trường hợp bệnh nhân xuất hiện các tác dụng phụ nặng phải ngưng thuốc và chuyển đổi thuốc điều trị cũng sẽ được ghi nhận và báo cáo đầy đủ

Hoàn thành thu thập số liệu

Tiến hành phân tích số liệu theo mục tiêu nghiên cứu

2.2.6 Các biến số và chỉ số nghiên cứu

- Các biến số độc lập: Giới, tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tình trạng hôn nhân, tiền sử,

- Các biến số phụ thuộc: Các đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong RLCXLC và điều trị

2.2.6.1 Biến số khảo sát về đặc điểm chung của bệnh nhân

- Đặc điểm về giới: Nam, nữ

- Đặc điểm về tuổi khởi phát

- Đặc điểm về tuổi tại thời điểm nghiên cứu

- Trình độ học vấn: Đại học - cao đẳng

- Đặc điểm về nghề nghiệp:

Có gia đình Độc thân

Ly hôn, ly thân, goá bụa

- Tiền sử gia đình: Có người bị tâm thần (RLTC, RLCXLC, tâm thần phân liệt, rối loạn tâm thần khác)

2.2.6.2 Các biến số khảo sát về đặc điểm lâm sàng ở bệnh nhân

- Đặc điểm giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh

- Thời gian mắc bệnh (từ lúc khởi phát đến thời điểm nghiên cứu): Tính bằng năm

- Số cơn mắc: Tính bằng cơn

- Chẩn đoán trước khi vào viện:

Rối loạn tâm thần khác

- Các thể bệnh phân loại theo ICD - 10

F31.3 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa

F31.4 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng, không có các triệu chứng loạn thần

F31.5 Rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng, có các triệu chứng loạn thần

- Đánh giá các biểu hiện lâm sàng ở giai đoạn sớm của bệnh:

Thay đổi giấc ngủ (thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều)

Giảm những sở thích vốn có của bản thân

Dễ cáu giận, dễ bị kích thích

Giảm quan hệ gia đình, xã hội

Khó tập trung chú ý, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định

- Tính chất xuất hiện của các triệu chứng khởi phát [10]:

Xuất hiện nhanh: trong 2 - 6 ngày

Xuất hiện từ từ: trong 1 - 2 tuần

- Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn trầm cảm:

Mất mọi quan tâm thích thú

- Các triệu chứng phổ biến:

Giảm tự trọng, tự tin Ý tưởng không xứng đáng Ý tưởng bị tội

Bi quan về tương lai

- Đặc điểm các triệu chứng cơ thể của trầm cảm:

Mất ham thích những hoạt động thường ngày

Thiếu, mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh Sút cân ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước

Tăng cân Ăn ít ngon miệng Ăn nhiều

Giảm, mất hưng phấn tình dục

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ

- Đặc điểm rối loạn giấc ngủ:

Thức giấc lúc nửa đêm

Giấc ngủ không sâu, hay thức giấc Ác mộng khi ngủ

- Rối loạn hình thức tư duy:

- Các biến số về hoang tưởng, ảo giác

- Các rối loạn hành vi:

Ngại tiếp xúc với mọi người

- Ý tưởng và toan tự sát

Rối loạn thần kinh thực vật

- Kết quả trắc nghiệm Beck lúc vào viện

2.2.6.3 Các biến số về điều trị

- Các thuốc điều trị: Thuốc chống trầm cảm sertraline (Zosert) 50mg, chỉnh khí sắc valproate (Encorate chrono) 500mg, chống loạn thần risperidone 2mg và olanzapine 10mg, bình thần diazepam (Seduxen) 5mg, liều lượng thuốc, phối hợp thuốc

- Điểm trắc nghiệm Beck sau mỗi tuần điều trị

- Thời gian điều trị hết rối loạn cảm xúc

- Thời gian điều trị hết ảo giác

- Thời gian điều trị hết hoang tưởng

- Thời gian điều trị hết rối loạn hành vi

- Các tác dụng không mong muốn của thuốc

+ Thuyên giảm hoàn toàn: Các triệu chứng trên lâm sàng không còn và trắc nghiệm Beck < 14 điểm

+ Thuyên giảm một phần: Các triệu chứng trên lâm sàng thuyên giảm so với ban đầu và trắc nghiệm Beck còn > 14 điểm

+ Không thuyên giảm: Các triệu chứng trên lâm sàng còn và trắc nghiệm Beck không thay đổi so với ban đầu

Sơ đồ thiết kế nghiên cứu

- Trắc nghiệm Beck lúc vào viện.

- Trắc nghiệm Beck sau các tuần điều trị

- Theo dõi triệu chứng lâm sàng ĐIỀU TRỊ Valproate và/ hoặc Sertraline và/ hoặc Olanzapine và/ hoặc Risperidone Đáp ứng tiêu chuẩn nghiên cứu

Các tác dụng phụ của thuốc

- Theo dõi triệu chứng lâm sàng Kết quả điều trị

Phương pháp xử lý số liệu

- Dùng phương pháp thống kê toán học theo chương trình SPSS 16.0 theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới

- Kết quả thu thập được lập thành bảng, biểu đồ để minh họa

* Các thuật toán thống kê được sử dụng:

- Công thức tính trị số trung bình:

- Công thức tính độ lệch chuẩn:

- Công thức tính tỷ lệ: p = N k

Trong đó: k là tần suất, N là cỡ mẫu

- So sánh hai tỷ lệ bằng test  2

2 được tính theo công thức:

Với df (độ tự do) = (c - 1) (h - 1) c: cột, h: hàng

So sánh  2 tính được với  0 2 , 05 (df)

+ Nếu  2 >  0 2 , 05 (df): Bác bỏ giả thiết H 0, nghĩa là sự chênh lệch giữa các tỷ lệ thật sự có ý nghĩa về phương diện thống kê

+ Nếu  2 <  0 2 , 05 (df): Chấp nhận giả thiết H 0 , nghĩa là sự chênh lệch giữa các tỷ lệ không thật sự có ý nghĩa về phương diện thống kê.

Đạo đức nghiên cứu

- Đây là nghiên cứu mô tả nên mọi chỉ định dùng thuốc đều được bác sỹ điều trị thống nhất quyết định theo tình trạng của người bệnh, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự cho người bệnh

- Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia nghiên cứu và có quyền rút khỏi nghiên cứu không cần phải giải thích lý do

- Các thông tin do đối tượng nghiên cứu cung cấp được đảm bảo giữ bí mật

- Nghiên cứu được sự đồng ý của Hội đồng khoa học Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa và Hội đồng đạo đức y sinh học Trường Đại học Y Dược Huế đồng ý.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

3.2.1 Đặc điểm giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.10 Đặc điểm giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh

Giai đoạn Nam Nữ Tổng n % n % n %

- Giai đoạn đầu tiên của bệnh chủ yếu biểu hiện bằng cơn trầm cảm với

26 bệnh nhân chiếm 60,48% ưu thế hơn so với các loại cơn khác, tỷ lệ nam/nữ tương đương nhau đều chiếm 30,24%

- Hưng cảm chiếm 30,22%, tỷ lệ nam/nữ là 1/1,6

- Hưng cảm nhẹ chỉ chiếm 9,30%, tỷ lệ nam/nữ là tương đương nhau đều chiếm 4,65%

3.2.2 Số cơn của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.11 Số cơn của đối tượng nghiên cứu

- Trong nhóm nghiên cứu có 26 bệnh nhân có 3 cơn chiếm 60,47%: nam chiếm 37,21%, nữ chiếm 23,26%

- Số cơn ≥ 4 chiếm tỷ lệ thấp nhất 13,95%: nam 4,65%, nữ 9,30%

3.2.3 Chẩn đoán trước khi vào viện của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.12 Chẩn đoán trước khi vào viện của đối tượng nghiên cứu

Rối loạn tâm thần khác 8 18,61

- Có 17 trường hợp được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm chiếm 39,53%; cao hơn so với các chẩn đoán khác

- Chỉ có 6 trường hợp được chẩn đoán là RLCXLC chiếm 13,95%

3.2.4 Thời gian từ khi phát bệnh đến khi đƣợc chẩn đoán xác định

Bảng 3.13 Thời gian từ khi phát bệnh đến khi được chẩn đoán xác định

Mức độ Thời gian (tháng)

- Thời gian từ khi phát bệnh đến khi được chẩn đoán đúng trung bình là 53,84 ± 54,43 tháng (khoảng 4,5 năm)

- Thời gian dài nhất là 240 tháng (20 năm), ngắn nhất là 5 tháng

3.2.5 Các thể bệnh phân loại theo ICD - 10 của đối tƣợng nghiên cứu

Biểu đồ 3.2 Phân bố các thể bệnh phân loại theo ICD - 10

- Phần lớn số bệnh nhân là RLCXLC, giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3): 17 trường hợp chiếm 39,54%

- Số bệnh nhân là RLCXLC, giai đoạn trầm cảm nặng không có loạn thần (F31.4): 15 trường hợp chiếm 34,88%

- Còn lại là RLCXLC, giai đoạn trầm cảm nặng có loạn thần (F31.5): 11 trường hợp chiếm 25,58%

RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3)

RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần (F31.4) RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F31.5)

3.2.6 Đặc điểm lâm sàng thời kỳ khởi phát của giai đoạn trầm cảm

3.2.6.1 Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên trong bệnh cảnh lâm sàng Bảng 3.14 Các triệu chứng xuất hiện đầu tiên trong bệnh cảnh lâm sàng

Thay đổi giấc ngủ (thức giấc sớm hoặc ngủ nhiều) 37 86,05

Giảm những sở thích vốn có của bản thân 33 76,74

Khó tập trung chú ý, ghi nhớ hoặc đưa ra quyết định 27 62,79

Giảm quan hệ gia đình, xã hội 26 60,47

Dễ cáu giận, dễ bị kích thích 25 58,14

- Thường gặp nhất là có sự thay đổi về giấc ngủ 37/43 trường hợp chiếm 86,05%

- Tiếp đến là giảm năng lượng chiếm 79,07%

- Dễ cáu giận, dễ bị kích thích 58,14%

3.2.6.2 Tính chất xuất hiện của các triệu chứng khởi phát

Bảng 3.15 Tính chất xuất hiện của các triệu chứng khởi phát Đặc điểm n %

- Chủ yếu là khởi phát từ từ trong 1 - 2 tuần gặp ở 31 bệnh nhân chiếm 72,09 %

- Khởi phát nhanh trong 2 - 6 ngày chỉ gặp 12 bệnh nhân chiếm 27,91%

3.2.7 Đặc điểm lâm sàng thời kỳ toàn phát của đối tƣợng nghiên cứu

3.2.7.1 Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn trầm cảm

Bảng 3.16 Các triệu chứng đặc trưng của giai đoạn trầm cảm

Mất mọi quan tâm thích thú 41 95,35

- Khí sắc trầm là phổ biến nhất gặp ở 100% số bệnh nhân

- Mất quan tâm thích thú và giảm năng lượng cũng thấy có ở đa số các bệnh nhân chiếm 95,35% và 88,37%

3.2.7.2 Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn trầm cảm

Biểu đồ 3.3 Các triệu chứng phổ biến của giai đoạn trầm cảm

- Giảm tập trung chú ý gặp nhiều nhất với 35 bệnh nhân chiếm 81,40%

- 33 bệnh nhân bi quan về tương lai chiếm 76,74%

- 32 bệnh nhân giảm tự trọng, tự tin chiếm 74,42%

- 18 bệnh nhân có ý tưởng bị tội chiếm 41,86%

- 11 bệnh nhân có ý tưởng không xứng đáng chiếm 25,58%

3.2.7.3 Các triệu chứng cơ thể giai đoạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.17 Các triệu chứng cơ thể của giai đoạn trầm cảm

Mất ham thích những hoạt động thường ngày 41 95,35 Ăn ít ngon miệng 35 81,40

Thiếu, mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh 34 79,07 Sút cân ≥ 5% trọng lượng cơ thể so với tháng trước 27 62,79

Giảm, mất hưng phấn tình dục 26 60,47

Rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ 10 23,26 Ăn nhiều 3 6,98

- Mất ham thích những hoạt động thường ngày hay gặp nhất với tỷ lệ 95,35% Tiếp đến là ăn ít ngon miệng chiếm 81,40%

- Thiếu, mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh chiếm 79,07%

- Có 27/43 trường hợp có biểu hiện sút cân chiếm 62,79%, 1 trường hợp tăng cân chiếm 2,33%

- Rối loạn về ăn uống: 81,40% ăn ít ngon miệng và 6,98% có biểu hiện ăn nhiều

- Giảm hoặc mất hưng phấn tình dục gặp ở 60,47% trường hợp, có 10 trường hợp nữ có rối loạn kinh nguyệt chiếm 23,26%

Bảng 3.18 Đặc điểm rối loạn giấc ngủ của đối tượng nghiên cứu Đặc điểm n (n = 43) %

Thức giấc lúc nửa đêm 5 11,63

Giấc ngủ không sâu, hay thức giấc 31 72,09 Ác mộng khi ngủ 5 11,63

- Có 41 trường hợp có rối loạn giấc ngủ trong đó: 27 trường hợp là mất ngủ 62,79%, 6 trường hợp là ngủ nhiều 13,95%

- Mất ngủ chủ yếu là thức giấc sớm 39,53%

- 72,09% trường hợp có chất lượng giấc ngủ không sâu, hay thức giấc

Bảng 3.19 Rối loạn hình thức tư duy của đối tượng nghiên cứu

- Có 53,49% số bệnh nhân biểu hiện là tư duy chậm chạp

- Ngôn ngữ rời rạc là 25,58%, tư duy ngắt quãng là 18,60%

- Bệnh nhân không nói chiếm tỷ lệ thấp nhất với 2,33%

3.2.7.4 Các triệu chứng loạn thần ở giai đoạn trầm cảm

Biểu đồ 3.4 Đặc điểm triệu chứng loạn thần của giai đoạn trầm cảm

Trong 11 bệnh nhân được chẩn đoán là RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (F31.5) có:

- 6 bệnh nhân hoang tưởng 13,95%, 4 bệnh nhân có ảo giác 9,30%

- Có 1 bệnh nhân vừa có hoang tưởng vừa có ảo giác kết hợp 2,33%

3.2.7.5 Rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.20 Rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu

Ngại tiếp xúc với mọi người 17 39,53

- Rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu chủ yếu là vận động chậm chạp 51,16%, ngại tiếp xúc với mọi người 39,53%

- Có 6,98% trường hợp biểu hiện kích động; 2,33% biểu hiện hằn học, xâm phạm

3.2.7.6 Ý tưởng tự sát và toan tự sát của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.21 Ý tưởng tự sát và toan tự sát của đối tượng nghiên cứu

Nam Nữ Tổng n % n % n % Ý tưởng tự sát 8 18,60 6 13,96 14 32,56

Tiền sử có ý tưởng, toan tự sát 5 11,63 11 25,58 16 37,21

- Ý tưởng tự sát xuất hiện ở 14/43 bệnh nhân chiếm 32,56% (8 nam, 6 nữ) và 6 bệnh nhân đã có toan tự sát (3 nam, 3 nữ) chiếm 13,96% Tuy nhiên không có bệnh nhân nào tử vong do toan tự sát ở đối tượng nghiên cứu

- Tiền sử của đối tượng nghiên cứu có 16 trường hợp (5 nam, 11 nữ) có ý tưởng và toan tự sát chiếm 37,21%

Bảng 3.22 Sự chi phối của hoang tưởng và ảo giác đến ý tưởng và toan tự sát

Triệu chứng Hoang tưởng Ảo giác n (n = 43) % n (n = 43) % Ý tưởng tự sát 3 6,98 2 4,65

- Ý tưởng tự sát do hoang tưởng chi phối là 6,98%, do ảo giác chi phối là 4,65%

- Toan tự sát do hoang tưởng chi phối là 4,65%, do ảo giác chi phối là 2,33%

3.2.7.7 Các triệu chứng khác của đối tượng nghiên cứu

Biểu đồ 3.5 Các triệu chứng khác của đối tượng nghiên cứu

- Rối loạn thần kinh thực vật gặp ở 15 bệnh nhân chiếm 34,88% Tiếp đến là lo âu có 14 bệnh nhân chiếm 32,56%

- Các triệu chứng đau 12 bệnh nhân chiếm 27,91%

- Triệu chứng bồn chồn có 6 bệnh nhân chiếm 13,95%

- Chỉ có 3 bệnh nhân chiếm 6,98% lạm dụng thuốc, rượu

3.2.8 Trắc nghiệm Beck của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.23 Kết quả của trắc nghiệm Beck lúc vào viện

Nhận xét: Điểm trung bình của test Beck là 27,77 ± 7,39 (điểm), tối thiểu là 14 điểm, tối đa là 52 điểm Giữa nam và nữ không có sự khác biệt với p > 0,05

Bảng 3.24 Phân loại mức độ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu theo trắc nghiệm Beck

- Số bệnh nhân có điểm của test Beck ở mức độ trầm cảm nặng cao nhất là 26 chiếm 60,47%

- Tiếp đến là mức độ trầm cảm vừa 12 bệnh nhân chiếm 27,91%

- Mức độ trầm cảm nhẹ chỉ có 5 bệnh nhân chiếm 11,63%

3.3 NHẬN XÉT KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU 3.3.1 Thời gian điều trị trung bình của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.25 Thời gian điều trị trung bình của đối tượng nghiên cứu

Thời gian điều trị (ngày) F31.3 F31.4 + F31.5 p

- Thời gian điều trị trung bình của đối tượng nghiên cứu là 26,53 ± 7,10 ngày

- Không có sự khác biệt giữa hai nhóm trầm cảm nhẹ và vừa với nhóm trầm cảm nặng (p > 0,05)

3.3.2 Các thuốc điều trị của đối tƣợng nghiên cứu

Bảng 3.26 Các loại thuốc điều trị của đối tượng nghiên cứu

Chỉnh khí sắc Valproate 21 48,84 857,14 ± 231,46 Chống trầm cảm Sertraline 41 95,35 153,66 ± 50,49

- Thuốc chỉnh khí sắc: có 21 bệnh nhân được điều trị bằng valproate chiếm 48,84% với liều trung bình là 857,14 ± 231,46mg

- Thuốc chống trầm cảm: sertraline là thuốc được dùng đa số trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu chiếm 95,35% với liều trung bình là 153,66 ± 50,49mg

- Thuốc chống loạn thần: olanzapine được dùng nhiều nhất ở 30 bệnh nhân chiếm 69,77% với liều trung bình là 14,00 ± 4,98mg, có 8 bệnh nhân dùng risperidone chiếm 18,60% với liều trung bình là 3,25 ± 1,04mg

- Thuốc bình thần: có 22 bệnh nhân dùng diazepam chiếm 51,16%, với liều trung bình là 13,64 ± 4,92mg

Bảng 3.27 Sử dụng thuốc chống trầm cảm kết hợp chỉnh khí sắc

Thuốc Có chỉnh khí sắc Không có chỉnh khí sắc Tổng

41 (95,35%) Không có chống trầm cảm

Nhận xét: Đa số bệnh nhân được dùng thuốc chống trầm cảm 95,35%, trong đó 44,19% trường hợp được điều trị bằng thuốc chỉnh khí sắc Có 22 bệnh nhân chỉ sử dụng thuốc chống trầm cảm chiếm 51,16% (tuy nhiên không có trường hợp nào đảo ngược khí sắc)

3.3.3 Kết quả điều trị của đối tƣợng nghiên cứu

Biểu đồ 3.6 Điểm trung bình trắc nghiệm Beck sau mỗi tuần điều trị

Có sự thuyên giảm đáng kể của điểm trung bình trắc nghiệm Beck sau mỗi tuần điều trị: sau 1 tuần là 23,33 điểm; sau 4 tuần là 6,35 điểm

Bảng 3.28 Thời gian điều trị hết rối loạn cảm xúc

Có 19 bệnh nhân sau 3 tuần ổn định cảm xúc chiếm 44,19% Sau 1 tuần có 2 bệnh nhân chiếm 4,65%

Bảng 3.29 Thời gian điều trị hết ảo giác của đối tượng nghiên cứu

Trong 5 bệnh nhân có ảo giác: sau 2 tuần có 3 bệnh nhân hết ảo giác chiếm 60,00%, sau 3 và 4 tuần đều có 1 bệnh nhân hết ảo giác chiếm 20,00%

Bảng 3.30 Thời gian điều trị hết hoang tưởng của đối tượng nghiên cứu

Trong 7 bệnh nhân có hoang tưởng: sau 2 tuần có 4 bệnh nhân hết hoang tưởng chiếm 57,14%; 2 bệnh nhân sau 1 tuần chiếm 28,57%; sau 3 tuần có 1 bệnh nhân chiếm 14,29%

Bảng 3.31 Thời gian điều trị hết rối loạn hành vi của đối tượng nghiên cứu

Có 19 bệnh nhân hết rối loạn hành vi sau 3 tuần chiếm 44,19%; 9 bệnh nhân ổn định sau 2 tuần chiếm 20,93%; sau 1 tuần có 2 bệnh nhân chiếm 4,65%

Biểu đồ 3.7 Thời gian điều trị hết các rối loạn của đối tượng nghiên cứu

- Thời gian điều trị hết rối loạn cảm xúc và hành vi thường là sau 3 tuần

- Thời gian điều trị hết ảo giác và hoang tưởng thường là sau 2 tuần

Bảng 3.32 Tác dụng không mong muốn của thuốc

Tác dụng không mong muốn n (n = 43) %

Tỷ lệ bệnh nhân gặp tác dụng không mong muốn nhiều nhất là tăng cân

27/43 chiếm 62,79% Táo bón 6 bệnh nhân chiếm 13,95%, chỉ có 1 bệnh nhân ngoại tháp chiếm 2,33%

Biểu đồ 3.8 Kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu

- Phần lớn trong nhóm nghiên cứu có 32 bệnh nhân thuyên giảm hoàn toàn chiếm 74,42%

- 9 bệnh nhân điều trị chỉ thuyên giảm một phần chiếm 20,93%

- 2 bệnh nhân điều trị không thuyên giảm chiếm 4,65%.

Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu

4.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

4.1.1 Phân bố giới tính của đối tƣợng nghiên cứu

Trong 43 bệnh nhân nghiên cứu có 20 bệnh nhân nam chiếm 46,51%; 23 bệnh nhân nữ chiếm 53,49%; tỷ lệ nữ/nam là 1,1/1 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của các tác giả là RLCXLC gặp ở nữ so với nam với tỷ lệ 1/1 Theo nghiên cứu Vũ Văn Dân (2012) tỷ lệ

RLCXLC trầm cảm ở nam 47,5%, nữ 52,5% [3] Nghiên cứu của Lê Thị Thu

Hà, Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình bệnh nhân nam chiếm 44,7%, nữ chiếm 55,3% [6] Theo nghiên cứu của Kessler RC, tỷ lệ RLCXLC I khoảng

1% dân số (0,5 - 1,6%) nam và nữ như nhau, còn tỷ lệ RLCXLC II khoảng

1,5 - 2,5% và nữ nhiều hơn nam [67] Stephen Soreff (2006) thấy tỷ lệ

RLCXLC I trong dân số khoảng 0,6 - 1%, tỷ lệ này mắc như nhau ở cả hai giới [89] Theo Kaplan & Sadock tỷ lệ nữ/nam ở trầm cảm trong RLCXLC là

1/1, ở trầm cảm đơn cực là 2/1 [63]

4.1.2 Đặc điểm phân bố tuổi của đối tƣợng nghiên cứu

4.1.2.1 Đặc điểm phân bố tuổi khởi phát của đối tượng nghiên cứu

Trong nhóm bệnh nhân nghiên cứu chúng tôi thấy có 53,48% bệnh nhân khởi phát bệnh ở lứa tuổi trước 30, trong đó 12 bệnh nhân là nữ và 11 bệnh nhân nam Tuổi khởi phát trung bình ở nam giới là 27,55 ± 10,73; nữ giới là 27,09 ± 11,09; tuổi khởi phát trung bình chung cho cả hai giới là 27,30 ± 10,80 tuổi Tuy nhiên không có sự khác biệt giữa nam và nữ với p > 0,05 (bảng 3.3) Kết quả này cũng phù hợp nghiên cứu của Vũ Văn Dân tuổi khởi phát trung bình cho cả 2 giới là 29,4 ± 9,6 [3] Theo các nhà tâm thần học Mỹ, tuổi khởi phát của RLCXLC thường ở thập kỷ thứ 2 hoặc thứ 3

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực

4.2.1 Đặc điểm giai đoạn đầu tiên khi mắc bệnh của đối tƣợng nghiên cứu

Giai đoạn đầu tiên của đối tượng nghiên cứu có 26 trường hợp biểu hiện bằng cơn trầm cảm 60,48% chiếm ưu thế so với các loại cơn khác (bảng 3.10)

Có 13 trường hợp biểu hiện bằng cơn hưng cảm 30,22% và chỉ có 4 trường hợp là cơn hưng cảm nhẹ 9,30% Nam giới và nữ giới đều có 13 trường hợp biểu hiện bằng cơn trầm cảm chiếm 30,24% Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của Vũ Văn Dân giai đoạn đầu tiên thường gặp cơn trầm cảm chiếm 55% [3] Theo Kawa Izabela, phụ nữ ít biểu hiện bằng giai đoạn hưng cảm và có nhiều giai đoạn trầm cảm hơn so với nam giới Giai đoạn đầu tiên ở nam thường là hưng cảm và ở nữ thường là trầm cảm [64] Khoảng 20% trẻ em được chẩn đoán là trầm cảm điển hình rồi sau đó có biểu hiện các giai đoạn hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ (33,3% là RLCXLC I và 15,3% là RLCXLC II) [64] Có khoảng 10% RLCXLC biểu hiện ở sau tuổi 50 và khoảng 50% bệnh nhân với giai đoạn khởi phát là hưng cảm mà trước đó có những giai đoạn trầm cảm tiềm ẩn trong một thời gian dài [86] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Perugi G và cs

(2000) là có tới 60% bệnh nhân RLCXLC có biểu hiện đầu tiên với giai đoạn trầm cảm [82]

4.2.2 Số cơn tính đến thời điểm nghiên cứu của đối tƣợng nghiên cứu

Có 26 bệnh nhân có 3 cơn chiếm 60,47%, 11 bệnh nhân có 2 cơn chiếm

25,58% và 6 bệnh nhân có từ 4 cơn trở lên chiếm 13,95% (bảng 3.11) Giữa các cơn người bệnh ổn định, vẫn tiếp tục lao động sinh hoạt cùng với gia đình và cộng đồng Nghiên cứu của Mantere O và cs (2004) cho thấy bệnh nhân RLCXLC có số cơn trung bình là 5 trong đó số các giai đoạn trầm cảm là 5, hưng cảm là 4 và các giai đoạn hỗn hợp là 2 [74] Sự khác biệt này có thể là do sự khác nhau về cách chọn bệnh nhân nghiên cứu, thiết kế nghiên cứu Theo Liz Forty và cs (2008) số giai đoạn trầm cảm trung bình của RLCXLC là 5, còn của trầm cảm điển hình là 4 [52] Nghiên cứu của Benazzi F (2003) cho thấy RLCXLC II có nhiều cơn tái diễn hơn so với trầm cảm đơn cực [40] RLCXLC và trầm cảm đơn cực có sự khác biệt rõ rệt về tần suất nhập viện (3,5 so với 3,3 lần) và thời gian nằm viện (20,7 so với 25,8 ngày) [38] Các tác giả đã tập hợp nghiên cứu từ 400 trung tâm của Pháp với 1242 bệnh nhân RLCXLC, giai đoạn trầm cảm Tác giả kết luận rằng các bệnh nhân có càng nhiều cơn hưng cảm trong tiền sử thì càng có nguy cơ đảo pha từ trầm cảm sang hưng cảm khi được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm [55] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng như các tác giả khác cho thấy bệnh nhân RLCXLC thường tái phát nhiều cơn, cơn kéo dài hơn, thời gian thuyên giảm giữa các cơn ngắn lại Điều này làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh là gánh nặng cho gia đình và xã hội Do vậy, trong chăm sóc bệnh nhân RLCXLC, điều trị dự phòng tái phát là rất quan trọng Việc cần thiết là tuyên truyền, giải thích cho gia đình biết cách phát hiện sớm các dấu hiệu tái phát để có thể đưa bệnh nhân đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần khám và điều trị kịp thời

4.2.3 Chẩn đoán trước khi vào viện của đối tượng nghiên cứu

Có 17 trường hợp được chẩn đoán là rối loạn trầm cảm chiếm 39,53%, chiếm ưu thế so với các chẩn đoán khác; chỉ có 6 trường hợp được chẩn đoán là RLCXLC chiếm 13,95% (bảng 3.12) Như vậy phần lớn số bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu bị chẩn đoán nhầm chiếm 86,05% Việc chẩn đoán nhầm có thể liên quan với các biểu hiện không ổn định của bệnh Một nghiên cứu thuần tập các bệnh nhân với giai đoạn bị bệnh đầu tiên thì chỉ có 75% bệnh nhân còn giữ lại chẩn đoán ban đầu là RLCXLC sau 6 tháng [60] Theo nghiên cứu 600 bệnh nhân RLCXLC của Hirschfeld RM, có khoảng 2/3 bệnh nhân là không được chẩn đoán ngay từ ban đầu Các chẩn đoán nhầm bao gồm: trầm cảm điển hình, rối loạn lo âu, tâm thần phân liệt hoặc là rối loạn nhân cách [57] Angst và cs (2005) nhận thấy việc thay đổi chẩn đoán từ trầm cảm thành RLCXLC I khoảng 1%/năm và thành RLCXLC II là 0,8%/năm Yếu tố nguy cơ dẫn đến thay đổi chẩn đoán sang RLCXLC I là nam giới, khởi phát sớm; trong khi đó yếu tố nguy cơ thay đổi sang RLCXLC II là nữ giới, khởi phát muộn và tiền sử gia đình có hưng cảm [35] Bất kỳ một bệnh nhân nào có biểu hiện các triệu chứng của trầm cảm nên được hỏi về tiền sử tăng khi sắc trước đó và tiền sử gia đình về rối loạn cảm xúc Qua kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy việc chẩn đoán nhầm là phổ biến, hậu quả chính khi không nhận biết và không chẩn đoán chính xác những bệnh nhân RLLC là làm cho tiên lượng lâu dài của bệnh nhân trở nên xấu hơn Chẩn đoán muộn làm cho các biến chứng và bệnh lý đi kèm tiến triển, bao gồm lạm dụng chất Hơn nữa, các điều trị bằng thuốc và điều trị tâm lý xã hội đối với RLLC có thể ít hiệu quả ở những bệnh nhân đã trải qua một vài giai đoạn không được điều trị hoặc điều trị không thích hợp, do vậy các kiến thức về rối loạn cảm xúc cần phải được cập nhật, phổ biến rộng rãi hơn nữa cho các tuyến trước

4.2.4 Thời gian từ khi phát bệnh đến khi đƣợc chẩn đoán xác định của đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy thời gian từ khi phát bệnh đến khi được chẩn đoán xác định là RLCXLC trung bình là 53,84 tháng (khoảng 4,5 năm) Thời gian dài nhất là 240 tháng (20 năm), ngắn nhất là 5 tháng (bảng 3.13) Các trường hợp này tại thời điểm nghiên cứu đều là cơn thứ hai Khoảng 1/3 số bệnh nhân có thời gian từ lần khám bệnh đầu tiên đến khi được chẩn đoán xác định là trên 10 năm [19], [57] Nghiên cứu của Stang P.E.và cộng sự (2006) [88], nhận thấy thời gian trung bình giữa lúc chẩn đoán ban đầu với chẩn đoán là RLCXLC là 21 tháng; khoảng 33% bệnh nhân nhận được chẩn đoán RLCXLC trong 6 tháng sau chẩn đoán ban đầu; 9,2% sau 1 đến 2 năm và 31% sau 4 năm hoặc hơn nữa Khoảng 25% trường hợp chẩn đoán ban đầu là trầm cảm thì sau 3,3 năm được chẩn đoán lại là RLCXLC; 25% trường hợp chẩn đoán ban đầu là rối loạn lo âu sau 4,9 năm mới được chẩn đoán đúng; 25% có chẩn đoán là tâm thần phân liệt (sau 4,8 năm) và lạm dụng chất (sau 4,3 năm) Một giai đoạn đầu tiên trầm cảm, sự hiện diện của các triệu chứng tâm thần, và/hoặc các bệnh đi kèm khác nhau có thể che đậy những triệu chứng lưỡng cực và có thể dẫn đến sự chậm trễ trong việc chẩn đoán của BD Ước tính có khoảng 35 - 45% bệnh nhân BD được chẩn đoán nhầm với trầm cảm tái diễn, và sự chậm trễ lên đến 20 năm [87] Ngoài ra thời gian để được chẩn đoán đúng bị kéo dài còn do bệnh nhân chưa đến ngay chuyên khoa tâm thần mà còn đến khám và điều trị ở các chuyên khoa khác như tim mạch, thần kinh…

Chẩn đoán nhầm dẫn đến trì hoãn việc điều trị hoặc điều trị không thích hợp làm cho bệnh nặng lên, tăng số giai đoạn bị bệnh, chuyển pha cũng như tăng chi phí cho bệnh nhân

4.2.5 Các thể bệnh phân loại theo ICD - 10 của đối tƣợng nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu cho thấy các thể bệnh RLCXLC, hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3), trầm cảm nặng không có loạn thần (F31.4) và trầm cảm nặng có loạn thần (F31.5) lần lượt là 39,54%, 34,88% và 25,58% (biểu đồ 3.2) Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với Vũ Văn Dân

RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa (40%), trầm cảm nặng không có loạn thần (35%), trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần (25%) [3] Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình RLCXLC, giai đoạn trầm cảm nặng chiếm 57,9% [6] Nghiên cứu của Benazzi (1999) cho thấy trầm cảm có loạn thần trong RLCXLC thường nặng hơn, tiến triển mạn tính hơn, ít triệu chứng không điển hình và thường là RLCXLC I hơn là RLCXLC II so với trầm cảm không có loạn thần trong RLCXLC [39] Kessing và cộng sự nhận thấy so với trầm cảm tái diễn, RLCXLC hiện tại giai đoạn trầm cảm thường được chẩn đoán ở mức độ nặng (42,7% so với 23,3%), trầm cảm có loạn thần (14,9 so với 7,2%) [66] Nghiên cứu của Rybakowski và cộng sự (2007) cho thấy trong nhóm RLCXLC giai đoạn trầm cảm có loạn thần nhiều hơn ở nam so với nữ và bệnh nhân nam RLCXLC có nhiều giai đoạn trầm cảm có loạn thần hơn so với trầm cảm tái diễn [84] Akiskal và cộng sự (2007) nhận thấy RLCXLC giai đoạn trầm cảm ở mức độ nặng, vừa và nhẹ là 69,5; 27,7 và 2,8% [30] Trong nghiên cứu của chúng tôi không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ giữa các thể bệnh (F31.3, F31.4 và F31.5)

4.2.6 Đặc điểm lâm sàng thời kỳ khởi phát của giai đoạn trầm cảm

Giai đoạn khởi phát triệu chứng xuất hiện đầu tiên trong bệnh cảnh lâm sàng của giai đoạn trầm cảm thường gặp nhất là có sự thay đổi về giấc ngủ ở khoảng 86,05% số bệnh nhân (bảng 3.14) có thể là khó ngủ đầu giấc hoặc thức giấc sớm Giảm năng lượng, dễ mệt mỏi cũng là triệu chứng phổ biến ở thời kỳ khởi phát 79,07%, giảm sở thích vốn có của bản thân 76,74% Các triệu chứng như dễ cáu giận, dễ bị kích thích, giảm quan hệ xã hội, khó tập trung chú ý, khí sắc giảm gặp ở 58,14% - 72,09% Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của Nguyễn Thị Thanh Mai (1997) [13] và Vũ Văn Dân (2012) [3] Nghiên cứu của Ngô Hùng Lâm lại cho thấy khó tập trung chú ý là triệu chứng hay gặp nhất (70%) trong các biểu hiện khởi phát một giai đoạn trầm cảm [11] Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với nhận định của Jackson và cộng sự (2003): 48% có thay đổi khí sắc, 41% có triệu chứng tâm thần vận động, 36% có thay đổi về sự ngon miệng, 24% rối loạn giấc ngủ [60]

Nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.15) cho thấy khởi phát từ từ trong 1 - 2 tuần gặp ở 72,09% số bệnh nhân Khởi phát nhanh trong 2 - 6 ngày chỉ gặp ở 27,91% bệnh nhân Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai cho thấy có 53,33% trường hợp trầm cảm trong RLCXLC có khởi phát nhanh [13] Akiskal và cộng sự cũng cho thấy trầm cảm trong RLCXLC có khởi phát nhanh trong khi trầm cảm đơn cực có khởi phát từ từ [29] Hegerl U và cộng sự (2008) nhận thấy các biểu hiện của giai đoạn trầm cảm xuất hiện trong vòng 1 tuần ở 58% bệnh nhân RLCXLC và ở RLTC là 7,4% số bệnh nhân [56]

Một nghiên cứu về RLCXLC cho thấy 85% bệnh nhân có triệu chứng trầm cảm và 75% có triệu chứng hưng cảm báo trước Thời gian trung bình triệu chứng báo trước của hưng cảm kéo dài hơn so với triệu chứng báo trước của trầm cảm (28,9 ngày so với 18,8 ngày) Triệu chứng báo trước của hưng cảm thường được đặc trưng bởi các triệu chứng về hành vi, còn triệu chứng báo trước của trầm cảm bao gồm cả các triệu chứng về nhận thức, hành vi và triệu chứng cơ thể [92]

Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy các triệu chứng như rối loạn giấc ngủ; giảm năng lượng; giảm những sở thích vốn có của bản thân; giảm khí sắc,… là dấu hiệu cho sự khởi đầu hoặc tái phát của một giai đoạn trầm cảm trong RLCXLC Việc phát hiện những biểu hiện sớm và can thiệp kịp thời không những hạn chế được sự phát triển một giai đoạn toàn phát đầy đủ hoặc làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh mà còn rút ngắn thời gian điều trị cho người bệnh

4.2.7 Đặc điểm lâm sàng thời kỳ toàn phát giai đoạn trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lƣỡng cực

4.2.7.1 Các triệu chứng đặc trưng của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.16 cho thấy khí sắc trầm là triệu chứng gặp ở 100% số bệnh nhân với biểu hiện nét mặt buồn, nếp nhăn hằn sâu ở mặt, mắt luôn nhìn xuống, bệnh nhân thường hay khóc, hay rưng lệ, đôi khi bất động, thờ ơ vô cảm, nặng trĩu và đau khổ, có thể có khóc lóc và than vãn Đây là rối loạn cơ bản phản ánh tình trạng cảm xúc của người bệnh Mất mọi quan tâm thích thú xuất hiện ở 41/43 chiếm 95,35% số bệnh nhân nghiên cứu của chúng tôi Bệnh nhân không thấy thích thú, vui vẻ với các sở thích trước đây (xem phim, nghe nhạc ), ngại tiếp xúc nói chuyện với mọi người xung quanh, người bệnh trở nên thụ động, không còn cảm giác hài lòng với mọi thứ Giảm năng lượng cũng thường gặp (88,37%) với biểu hiện mệt mỏi, yếu ớt, thiếu sinh lực, giảm hoạt động Các công việc hàng ngày trở nên khó khăn và phải cố gắng, không hoàn thành nhiệm vụ thậm chí phải bỏ hoàn toàn công việc Cảm giác mệt mỏi thường tăng lên vào buổi sáng, bệnh nhân không muốn bước ra khỏi giường và mệt mỏi có thể giảm đi vào buổi chiều Tuy nhiên, một số bệnh nhân lại mệt nhiều về buổi chiều Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như nghiên cứu của Morgan và cs (2005) giai đoạn trầm cảm trong RLCXLC thấy 100% bệnh nhân có khí sắc trầm, 90% mất mọi quan tâm thích thú [79] Nhận định này cũng phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai [13];

Vũ Văn Dân là 100% bệnh nhân có khí sắc trầm, 92,5% mất mọi quan tâm thích thú, 90% giảm năng lượng [3] và Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Kim Việt, Trần Hữu Bình lần lượt các triệu chứng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng là 97,4%, 94,7%, 84,2% [6] Theo Liz Forty và cs (2008) nhóm RLCXLC có 95,5% bệnh nhân có giảm năng lượng và 59% bệnh nhân có sự thay đổi khí sắc trong ngày, trong khi đó ở nhóm trầm cảm tái diễn là

99,2% và 50,45% [52] Giai đoạn trầm cảm ảnh hưởng rõ ràng đến các hoạt động trong xã hội, nghề nghiệp hoặc trong lĩnh vực quan trọng khác Mức độ biểu hiện của một giai đoạn trầm cảm khác nhau Trong một số trường hợp nhẹ, bệnh nhân cũng có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng ảnh hưởng đến công việc của bệnh nhân [8] Kết quả của chúng tôi cũng như kết quả của các tác giả khác đều cho thấy các triệu chứng giảm khí sắc, giảm quan tâm thích thú, giảm năng lượng là triệu chứng chủ đạo trong giai đoạn trầm cảm Đây là các triệu chứng đặc trưng và là tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán một giai đoạn trầm cảm (ICD - 10 cũng như DSM - 5)

4.2.7.2 Các triệu chứng phổ biến của đối tượng nghiên cứu

Giảm tập trung chú ý, khó suy nghĩ hoặc đưa ra quyết định gặp ở 81,40% bệnh nhân (biểu đồ 3.3) đây là triệu chứng rất hay gặp, nhiều bệnh nhân than phiền rằng họ khó suy nghĩ, khó tập trung chú ý trong lao động, học tập hoặc làm một việc gì đó Bệnh nhân cũng khó khăn, mất thời gian khi cần đưa ra một quyết định ngay cả với những việc đơn giản Cũng như trầm cảm tái diễn, nhận thức trong RLCXLC thường liên quan với kiểu nhận thức tiêu cực 74,42% số bệnh nhân có giảm lòng tự trọng, không tự tin vào bản thân, cho rằng mình là kẻ vô dụng, không làm nên việc gì Họ luôn cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội Bi quan về tương lai gặp ở 76,74%, bệnh nhân cảm thấy tương lai mờ mịt, không có tiền đồ, tuyệt vọng và không thấy có lối thoát Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Mai (1997) nhận thấy trong trầm cảm tái diễn có 94% trường hợp giảm tập trung chú ý, 90% có giảm tự trọng và tự tin, 86% cảm thấy bi quan về tương lai [13] Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nhận định của Vũ Văn Dân [3] và một số nghiên cứu khác [63] Trong nghiên cứu của Morgan và cs (2005) 72,7% bệnh nhân có giảm sự tập trung chú ý [79] Ý tưởng bị tội được nhận thấy ở 18 bệnh nhân chiếm 41,86%, ý tưởng không xứng đáng có ở 11 bệnh nhân chiếm 25,58% (biểu đồ 3.3) Bệnh nhân cảm thấy mình có tội lỗi mặc dù không có thực, tự khiển trách mình, luôn cho rằng mình không xứng đáng với mọi người trong gia đình, cơ quan và xã hội Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh nhân có những ý tưởng và hành vi tự sát Liz và cs (2008) nhận thấy ở nhóm bệnh nhân RLCXLC có 87,7% tự quở trách mình và ở nhóm trầm cảm tái diễn có 96,2% trường hợp [52]

4.2.7.3 Các triệu chứng cơ thể giai đoạn trầm cảm của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét kết quả điều trị của đối tượng nghiên cứu

Bằng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang tiến cứu trên 43 bệnh nhân rối loạn cảm xúc lưỡng cực, hiện tại giai đoạn trầm cảm được điều trị nội trú tại Bệnh viện Tâm thần Thanh Hóa, chúng tôi rút ra những kết luận sau:

1 Đặc điểm lâm sàng trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lƣỡng cực

- Các thể bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực:

+ Hiện tại giai đoạn trầm cảm nhẹ hoặc vừa (F31.3) chiếm 39,54% + Trầm cảm nặng không có loạn thần (F31.4) chiếm 34,88%

+ Trầm cảm nặng có loạn thần (F31.5) chiếm 25,58%

- Giai đoạn trầm cảm thường là cơn đầu tiên của rối loạn cảm xúc lưỡng cực 60,48%

- Giai đoạn toàn phát của trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực với các triệu chứng đặc trưng:

+ Khí sắc trầm là phổ biến nhất gặp ở 100% số bệnh nhân

+ Mất quan tâm thích thú và giảm năng lượng cũng thấy có ở đa số các bệnh nhân chiếm 95,35% và 88,37%

- Các giai đoạn phổ biến của giai đoạn trầm cảm:

+ Giảm tập trung chú ý gặp ở 81,40% bệnh nhân

+ Bệnh nhân giảm sút tự trọng, tự tin chiếm 74,42%

- Các triệu chứng cơ thể ở thời kỳ toàn phát:

+ Mất ham thích những hoạt động thường ngày với tỷ lệ 95,35%

+ Thiếu, mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh chiếm 79,07%

- Rối loạn hành vi ở nhóm bệnh nhân nghiên cứu:

+ Vận động chậm chạp chiếm 51,16%

+ Ngại tiếp xúc với mọi người chiếm 39,53%

- Triệu chứng loạn thần: 13,95% có hoang tưởng; 9,30% có ảo giác.

Ngày đăng: 16/04/2024, 10:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN