1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Buổi thảo luận thứ nămtrách nhiệm dân sự, vi phạmhợp đồng vấn đề 01bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợpđồng gây ra

37 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Trách Nhiệm Dân Sự, Vi Phạm Hợp Đồng Vấn Đề 01 Bồi Thường Thiệt Hại Do Không Thực Hiện Đúng Hợp Đồng Gây Ra
Tác giả Đặng Ngọc Linh, Nguyễn Thị Hồng Lắm, Cao Thị Khánh Linh, Cai Thị Ly Ly, Nguyễn Trương Nhật Minh, Nguyễn Thị Bích Ngọc, Nguyễn Thị Hồng Ngọc, Võ Nguyễn Duy Nhân, Nguyễn Đàm Thanh Nhi, Phạm Trần Yến Nhi
Người hướng dẫn ThS. Đặng Thái Bình
Trường học Khoa Quản trị
Chuyên ngành Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
Thể loại buổi thảo luận
Năm xuất bản 2021
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 3,65 MB

Cấu trúc

  • 1.1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng (5)
  • 1.4. BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời (10)
  • 1.5. Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời (11)
  • 2.1. Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng (15)
  • 2.2. Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng (17)
  • 2.3. Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng? (18)
  • 2.4. Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% (19)
  • 2.5. Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào? (20)
  • 2.8. Trong Quyết định Trọng tài, phạt vi phạm có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời? (22)
  • 2.9. Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại (22)
  • 2.10. Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và BTTH có bị giới hạn không? Vì sao? (24)
  • 2.11. Trong Quyết định Trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này (25)
  • 2.12. Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Toà án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam (25)
  • 3.1. Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có thể thoả thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời (27)
  • 3.2. Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi (28)
  • 3.3. Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên (29)
  • 3.4. Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho (30)

Nội dung

Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so vớiBLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợpđồng.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dâ

Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam? Nêu rõ những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do hành vi vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại nên phải bồi thường thiệt hại đã gây ra cho phía bên kia.

+ Điều 13 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

+ Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

+ Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:

“1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.

2 Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.

3 Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

- Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng theo pháp luật Việt Nam : 1

Thứ nhất, phải có thiệt hại xảy ra: Nội dung của trách nhiệm bồi thường thiệt hại là việc người có nghĩa vụ phải bù đắp cho bên bị thiệt hại những tổn thất mà mình đã gây ra do việc đã vi phạm nghĩa vụ dân sự Bởi vậy, thiệt hại có thể xem là yếu tố bắt buộc và là tiền đề để quyết định có phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại hay không Người có quyền phải có nghĩa vụ chứng minh thiệt hại thực tế đã xảy ra

Thứ hai, phải có hành vi vi phạm nghĩa vụ: Đây chính là hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Hành vi này có thể là hành vi vi phạm các cam kết, thỏa thuận giữa các bên trong quan hệ nghĩa vụ, có thể là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật

Thứ ba, phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Hành vi vi phạm nghĩa vụ là nguyên nhân trực tiếp, còn việc phát sinh thiệt hại là kết quả tất yếu khách quan của hành vi vi phạm nghĩa vụ Về thời gian, hành vi vi phạm nghĩa vụ phải có trước khi có thiệt hại xảy ra Nếu thiệt hại đã xảy ra trước khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ, giữa chúng không có mối quan hệ nhân quả, do đó, bên có quyền không thể căn cứ vào thiệt hại trước đó để yêu cầu bên vi phạm phải bồi thường.

- Những thay đổi trong BLDS 2015 so với BLDS 2005 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng:

+ Điều 307 BLDS 2005 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

1 Lê Thị Diễm Phương (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(Tái bản có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Chương IV, tr.338-345.

“1 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần.

2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được thành tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

3 Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại.”

+ BLDS 2005 chỉ đề cập đến hai loại trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất và Trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần (Khoản 1 Điều 307 BLDS 2005) Điều khoản này không nêu ra những căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong hợp đồng Hơn nữa, Điều

307 BLDS 2005 lấy tiêu đề là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại” nhưng nội dung chỉ đề cập đến thiệt hại mà không cho biết để có trách nhiệm bồi thường thiệt hại thì phải hội đủ những điều kiện nào Tuy nhiên, từ Điều 302 và Điều 307 BLDS 2005 có thể suy luận ra rằng để phát sinh trách nhiệm bồi thường thì phải có thiệt hại.

+ Đến BLDS 2015, tại Điều 360 BLDS có ghi nhận “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật đã có quy định khác” Ở quy định này, yếu tố thiệt hại đã được xác định rõ hơn và được nhắc đến với cụm từ “có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra”, hướng sửa đổi này là thuyết phục và phù hợp với thực tiễn để giải quyết tranh chấp về bồi thường thiệt hại Đồng thời, việc quy định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thành một điều luật độc lập đã tạo cơ sở pháp lý rõ ràng hơn trong việc xác định các căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường Đồng thời, tạo hành lang pháp lý cụ thể cho các chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trong việc thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi một trong các bên có hành vi vi phạm nghĩa vụ.

BLDS có cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm hợp đồng không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

BLDS cho phép yêu cầu bồi thường tổn thất về tinh thần phát sinh do vi phạm.

+ Khoản 1 Điều 419 BLDS 2015: “1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.”

Theo quy định về thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng nêu trên, tại Khoản 2 Điều 419, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì bên thiệt hại phải bồi thường

+ Khoản 2 Điều 419 BLDS 2015: “2 Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.”

Theo đó, người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình phải được hưởng do hợp đồng mang lại, đó phải là lợi ích thực tế và có cơ sở pháp lí Và người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng Việc xác định thiệt hại vật chất có thể dựa trên các tổn thất thực tế

+ Điều 13 BLDS 2015: “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Phạm vi điều chỉnh của BLDS chủ yếu là các quan hệ tài sản, nên sự vi phạm của một bên có thể dẫn đến sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần cho bên kia và người bị thiệt hại có quyền yêu cầu người gây ra thiệt hại phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại vật chất đã xảy ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật quy định khác.

+ Điều 360 BLDS 2015: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

Thiệt hại về vật chất do vi phạm nghĩa vụ là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm thiệt hại trực tiếp tổn thất về tài sản hoặc thiệt hại gián tiếp như chi phí hợp lí để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục các thiệt hại, Thiệt hại về vật chất có thể phát sinh từ hành vi gây thiệt hại đối với tài sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự,nhân phẩm, các quyền nhân thân khác.

Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn có được bồi thường tổn thất về tinh thần không? Vì sao? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời

Theo quy định hiện hành, bà Nguyễn được bồi thường tổn thất về tinh thần.

+ Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ:

“1 Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.”

+ Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:

“Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”

+ Khoản 3 Điều 361 BLDS 2015 về Thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ:

“3 Thiệt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

+ Khoản 1 Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:

“1 Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.”

+ Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015 về Thiệt hại được bồi thường do vi phạm hợp đồng:

“3 Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.”

- Trong tình huống có ghi nhận: Theo như thoả thuận ban đầu giữa ông Lai và bà Nguyễn, việc phẫu thuật ngực được thực hiẹn với 4 yêu cầu: Lấy túi ngực ra, thâu nhỏ ngực lại, bỏ túi nhỏ vào, không được đụng đến núm vú Nhưng trên thực tế, sau khi được ông Lai phẫu thuật thì bà Nguyễn đã bị mất núm vú phải, túi ngực hỏng phải lấy ra khỏi Do đó, ông Lai đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo Khoản 1 Điều 351 BLDS 2015, từ đó, làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại của ông đối với bà Nguyễn Cụ thể:

+ Có thiệt hại xảy ra: Bà Nguyễn mất núm vú phải.

+ Có hành vi vi phạm hợp đồng: Trong hợp đồng có thoả thuận trong quá trình phẫu thuật không được đụng đến núm vú nhưng ông Lai đã đụng đến núm vú.

+ Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra: Vì ông Lai đã đụng đến núm vú của bà Nguyễn (hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng) đã dẫn đến thiệt hại cho bà Nguyễn (mất núm vú phải).

Vì vậy, căn cứ theo Khoản 1 Điều 419 và Điều 360 BLDS 2015, ông Lai phải bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đối với bà Nguyễn Hơn nữa, hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng của ông Lai đã làm cho bà Nguyễn bị thiệt hại không chỉ về mặt vật chất mà còn thiệt hại về mặt tinh thần (Khoản 3 Điều 361 BLDS

2015) bởi việc mất núm vú phải là một tổn thất khá lớn đối với một người phụ nữ và còn ảnh hưởng tới sức khoẻ người bị thiệt hại là bà Nguyễn

Do đó, trong trường hợp này, bà Nguyễn hoàn toàn có quyền yêu cầu ông Lai bồi thường thiệt hại về tinh thần theo Khoản 3 Điều 419 BLDS 2015.

VẤN ĐỀ 02 PHẠT VI PHẠM HỢP ĐỒNG

Tóm tắt Bản án số: 121/2011/KDTM-PT về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán” của Toà án nhân dân TP HCM 2

Nguyên đơn là Công ty Tân Việt (Tân Việt) khởi kiện bị đơn là Công ty Tường Long (Tường Long) về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán”.

Tân Việt và Tường Long có ký kết Hợp đồng ngày 01/10/2010 và phụ lục hợp đồng ngày 07/10/2010 để mua vải thành phẩm Ngay sau khi ký hợp đồng, Tân Việt thanh toán trước 30% giá trị đơn hàng được xác định là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng ngay sau khi bên Tường Long giao hoàn tất và 30% còn lại thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng Sau đó, phía Tường Long gửi văn bản yêu cầu tăng giá hàng với lý do giá nguyên liệu tăng nhưng phía Tân Việt không đồng ý Ngày 03/12/2010, Tường Long thông báo huỷ bỏ hợp đồng trên Hai bên đã có biên bản thương lượng giải quyết việc hủy bỏ hợp đồng nhưng không thành Do Tường Long đã vi phạm tự ý hủy hợp đồng nên phía Tân Việt yêu cầu Tường Long chịu phạt 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm với số tiền 102.849.604 đồng và chịu phạt cọc số tiền 406.920.000 đồng.

Tòa sơ thẩm nhận định Tường Long đã tự hủy bỏ hợp đồng nên buộc Tường Long có trách nhiệm thanh toán cho Tân Việt số tiền phạt là 102.849.604 đồng; Tường Long không phải thanh toán số tiền phạt cọc là 406.920.000 đồng Tòa phúc thẩm tuyên: Không chấp nhận kháng cáo của Tân Việt, giữ nguyên án sơ thẩm.

Tóm tắt Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam về “V/v Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá” 3

Nguyên đơn là Công ty Hà Việt khởi kiện bị đơn là Công ty Shanghai CJS International về vụ việc “Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hoá”.

Ngày 13/09/2006, các bên thoả thuận ký Hợp đồng mua bán hàng hóa số FK

- JSC 02/2006 Ngày 20/10/2006, phía bị đơn yêu cầu tăng giá nhưng nguyên đơn không đồng ý Ngày 27/10/2006, bị đơn huỷ hợp đồng Nguyên đơn cho rằng bị đơn

2 Từ đây về sau viết tắt là Bản án số: 121/2011/KDTM-PT.

3 Từ đây về sau viết tắt là Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam. đã không thực hiện đúng các cam kết trong Hợp đồng dẫn đến phá vỡ Hợp đồng, gây thiệt hại và tổn thất cho phía Nguyên đơn nên đã khởi kiện nên nguyên đơn khởi kiện ra Trun tam Trọng tài quốc tế Việt Nam yêu cầu bị đơn phải chịu phạt do vi phạm hợp đồng theo thỏa thuận ban đầu là 30% giá trị hợp đồng.

Hội đồng Trọng tài cho rằng mức phạt này là quá cao so với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại 2005 quy định mức phạt không quá 8% giá trị Hợp đồng, nên vô hiệu phần mức phạt 30% theo thoả thuận của các bên.

Do đó, HĐTT quyết định công nhận việc bị đơn đã vi phạm Hợp đồng, buộc bị đơn phải thanh toán cho nguyên đơn khoản tiền phạt Hợp đồng là 2.780 USD, tương đương với 8% giá trị của Hợp đồng.

Điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về phạt vi phạm hợp đồng

Nhóm em xác định được có 02 điểm mới giữa BLDS 2015 so với BLDS

2005 về phạt vi phạm hợp đồng.

Thứ nhất, về Mức phạt vi phạm:

Khoản 2 Điều 422 BLDS 2005 Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015

“2 Mức phạt vi phạm do các bên thoả thuận.”

“2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

Về nguyên tắc, các bên có quyền tự do định đoạt mức phạt vi phạm trong hợp đồng Do đó, BLDS 2005 quy định về mức phạt vi phạm chỉ dừng lại ở việc có sự thoả thuận của các bên Nhưng đến BLDS 2015 thì ngoài sự thoả thuận của các bên thì mức phạt vi phạm còn được quy định trong các “trường hợp luật liên quan có quy định khác” Luật liên quan có quy định khác như Điều 301 LTM 2005 có 4 quy định cụ thể về giới hạn mức phạt vi phạm mà trong BLDS 2015 không đề cập đến: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị

4 Luật Thương mại số: 36/2005/QH11 ngày 14/06/2005 của Quốc hội, https://thuvienphapluat.vn/van- ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.aspx (Truy cập lần cuối ngày 09/04/2021) phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này” Hay tại Khoản 2 Điều 146 Luật Xây dựng 2014 quy định: 5 “Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn nhà nước, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm…”.

Theo đó, việc bổ sung thêm quy định về mức phạt vi phạm trong trường hợp

“luật liên quan có quy định khác” là phù hợp bởi quy định này bảo đảm quyền tự do hợp đồng của các bên tham gia ký kết và đòi hỏi các bên tham gia ký kết hợp đồng phải có ý thức trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng của mình Trường hợp luật liên quan có quy định mức phạt vi phạm thì mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận phải tuân theo quy định của luật này về mức phạt (không được vượt quá mức phạt luật quy định).

Thứ hai, về Vấn đề trách nhiệm dân sự mà các bên vi phạm nghĩa vụ phải chịu:

Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015

“3 Các bên có thể thoả thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải nộp phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại; nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại.

Trong trường hợp các bên không có thoả thuận về bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải nộp tiền phạt vi phạm.”

“3 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

Tại Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015 đã bỏ đi quy định “nếu không có thoả thuận trước về mức bồi thường thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại” của

Khoản 3 Điều 422 BLDS 2005 Sở dĩ, BLDS 2015 bỏ trường hợp này là vì đây là vấn đề bồi thường thiệt hại đã được quy định khác điều chỉnh cụ thể (Điều 13 BLDS 2015 và Điều 360 BLDS 2015 ) Giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại 6 7

5 Luật Xây dựng số: 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 của Quốc hội, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay- dung-Do-thi/Luat-Xay-dung-2014-238644.aspx (Truy cập lần cuối ngày 09/04/2021) có mối quan hệ cụ thể và việc áp dụng hay không áp dụng cùng lúc hai chế tài này có thể dẫn đến những hệ quả nhất định:

+ Nếu các bên chỉ thoả thuận phạt vi phạm mà không thỏa thuận về việc bồi thường thì bên vi phạm chỉ bị buộc phải chịu phạt vi phạm

+ Nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng về trách nhiệm bồi thường thiệt hại mà chỉ thỏa thuận phạt vi phạm thì khi xảy ra hành vi vi phạm hợp đồng, cho dù thiệt hại thực tế xảy ra, bên vi phạm chỉ phải chịu phạt vi phạm

+ Nếu các bên có thỏa thuận của các vi phạm và bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm phải gánh chịu đồng thời cả hai trách nhiệm: phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại.

Từ đó cho thấy, pháp luật Dân sự tôn trọng sự thể hiện ý chí của các bên Hai chế tài này sẽ được áp dụng nếu trong trường hợp hợp đồng có thỏa thuận vi phạm có thể kết hợp bồi thường thiệt hại nếu có thỏa thuận cho phép kết luận quy định trường hợp không có thỏa thuận về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng một bên vẫn yêu cầu bồi thường thiệt hại 8

*Đối với vụ việc thứ nhất

Điểm giống nhau giữa đặt cọc và phạt vi phạm hợp đồng

+ Điều 328 BLDS 2015 về Đặt cọc:

“1 Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

2 Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ

6 Điều 13 BLDS 2015 về Bồi thường thiệt hại : “Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

7 Điều 360 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp có thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ gây ra thì bên có nghĩa vụ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

8 Lê Thị Diễm Phương (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(Tái bản có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Chương IV, tr.350. chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

+ Điều 418 BLDS 2015 về Phạt vi phạm hợp đồng:

“1 Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

2 Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3 Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

+ Về đối tượng thực hiện: Đều là khoản tiền buộc phải nộp cho một bên. + Về hình thức: Đều được lập thành văn bản.

+ Về hậu quả pháp lý: Bên vi phạm bị mất một khoản tiền (mức phạt vi phạm hoặc phạt cọc), và không căn cứ vào thiệt hại thực tế.

Khoản tiền trả trước 30% được Toà án xác định là tiền đặt cọc hay là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?

là nội dung của phạt vi phạm hợp đồng?

Khoản tiền trả trước 30% được Tòa án xác định là tiền đặt cọc.

- Trong phần Xét thấy của Bản án số 121/2011/KDTM-PT, Toà án nhận định:

“Xét thấy, theo khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV ngày01/10/2010 các bên đã thỏa thuận: ngay sau khi ký hợp đồng, bên mua (Công tyTân Việt) phải thanh toán trước cho bên bán (Công ty Tường Long) 30% giá trị đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, 40% giá trị đơn hàng thanh toán ngay sau khi bên Công tyTường Long giao hàng hoàn tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng 30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng Do vậy, số tiền thanh toán đợt 1 là 30% giá trị đơn hàng(406.920.000 đồng) được xác định là tiền đặt cọc.” 9

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Toà án liên quan đến khoản tiền trả trước 30%

Theo nhóm, hướng giải quyết của Toà án liên quan đến khoản tiền trả trước 30% là hợp lý.

Thứ nhất, trong Hợp đồng số 01-10/TL-TV được xác lập ngày 01/10/2010 giữa Công ty Tân Việt và Công ty Tường Long có thoả thuận về nội dung thanh toán, cụ thể: “Thanh toán: Ngay sau khi ký hợp đồng, Công ty Tân Việt thanh toán trước 30% đơn hàng gọi là tiền đặt cọc, thanh toán 40% giá trị đơn hàng ngay sau khi Công ty Tường Long giao hàng hoàn tất, 30% còn lại sẽ thanh toán trong vòng

30 ngày kể từ ngày thanh toán cuối cùng.” , các bên cũng đã xác nhận nội dung 10 này tại phiên toà Như vậy, có thể thấy, các bên trong hợp đồng đã có sự thống nhất về mặt ý chí xác lập và có thoả thuận từ trước khoản tiền 30% trả trước là tiền đặt cọc.

Thứ hai, Tòa án cũng đã đây là tiền đặt cọc dựa trên sự thoả thuận của các bên theo Khoản 3 Điều 4 Hợp đồng kinh tế số 01-10/TL-TV Do đó, việc Tòa áp dụng Khoản 7 Điều 292 LTM 2005 và Khoản 2 Điều 358 BLDS 2005: “Trong trường hợp hợp đồng dân sự được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng dân sự thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác” là thuyết phục.

Thứ ba, trên thực tế, phía bị đơn không từ chối việc giao kết hợp đồng, điều này thể hiện qua việc phía bị đơn đã giao hàng cho nguyên đơn sau khi nhận số tiền trả trước 30% và tranh chấp phát sinh khi các bên đã đi vào giai đoạn thực hiện hợp đồng Vì thế, có đủ căn cứ pháp luật để xác định khoản tiền trả trước 30% trên là tiền đặt cọc và việc xác định tính huống trên không thể áp dụng chế tài phạt cọc là hoàn toàn thỏa đáng, đảm bảo quyền lợi cho phía bị đơn.

9 Trang 2 của Bản án số: 121/2011/KDTM-PT.

10 Trang 4 của Bản án số: 121/2011/KDTM-PT.

*Đối với vụ việc thứ hai

Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn như thế nào?

Trong Quyết định của Trọng tài, mức phạt vi phạm hợp đồng được giới hạn không quá 8% giá trị của hợp đồng.

- Đoạn trong phần Nội dung tranh chấp của Quyết định của Trọng tài:

“Thứ hai, mức phạt Hợp đồng 30% giá trị của Hợp đồng là cao so với quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Luật Thương mại quy định mức phạt hợp đồng không quá 8% giá trị của Hợp đồng, do vậy bị đơn sẽ chỉ phải thanh toán cho Nguyên đơn khoản tiền phạt theo luật là 8% giá trị của Hợp đồng Điều 301 LTM

2005 quy định về mức phạt trong Hợp đồng như sau:

- Mức phạt tối đa được áp dụng cho Hợp đồng Thương mại không quá 8% giá trị của Hợp đồng, và

- Trong trường hợp các bên thỏa thuận một mức phạt cao hơn thì mức phạt được áp dụng để giải quyết tranh chấp giữa các bên là 8% giá trị của Hợp đồng.” 11

2.6 So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định có thuyết phục không? Vì sao?

So với văn bản, mức giới hạn phạt vi phạm trong Quyết định là thuyết phục.

- Trước hết, đây là hợp đồng thương mại nên sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của LTM 2005 và BLDS 2015.

+ Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 về Thoả thuận phạt vi phạm:“mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.”

+ Điều 301 LTM 2005 về Mức phạt vi phạm: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”

Từ hai căn cứ trên có thể thấy, BLDS 2015 quy định các bên được tự do thoả thuận về mức phạt vi phạm nhưng không đề cập đến giới hạn của mức phạt vi phạm

11 Trang 2 của Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam. đó Nếu áp dụng quy định này thì có thể xảy ra tình trạng các bên tùy tiện thoả thuận mức phạt vi phạm không giới hạn dẫn đến những hiệu quả không tốt, mất đi sự công bằng, khách quan, đôi khi sẽ là công cụ để một bên “lạm dụng” để “ bóc lột” bên kia, cũng như để đảm bảo khả năng thực hiện của bên bị phạt Cụ thể, trong Phán quyết của Trọng tài có nhận định “mức phạt Hợp đồng 30% giá trị của hợp đồng là cao so với quy định của pháp luật Việt Nam” 12

Theo đó, pháp luật Việt Nam mà Trọng tài đề cập đến là Luật Thương mại

2005 có quy định về giới hạn của mức phạt vi phạm Theo đó, vì hai bên có thoả thuận về mức phạt vi phạm nhưng giới hạn của mức phạt vi phạm lại được quy định tại LTM 2005 nên căn cứ Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 có quy định: “trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác” để dẫn chiếu tới Điều 301 LTM 2005, việc

Trọng tài lấy mức phạt vi phạm hợp đồng không quá 8% là hợp lý.

Kết luận lại, vì đây là hợp đồng có yếu tố thương mại nên việc ưu tiên áp dụng pháp luật trong lĩnh vực thương mại sẽ đảm bảo quyền, lợi ích chính đáng của các bên là phù hợp hơn Đồng thời, Trọng tài đề cao, ưu tiên áp dụng quy định của pháp luật hơn sự thỏa thuận của hợp đồng là thuyết phục, nhằm bảo bảo quyền lợi cho bên bị thiệt hại và nâng cao hiệu quả của việc giao kết, thực hiện hợp đồng.

2.7 Trong pháp luật dân sự và pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng có được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thoả thuận về vấn đề này? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

- Trong pháp luật dân sự, phạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thoả thuận về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015: “Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm, vừa phải chịu bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.”

- Trong pháp luật thương mại, phạt vi phạm hợp đồng cũng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại không nếu các bên không có thoả thuận về vấn đề này.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 307 LTM 2005: “Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có quy định khác”

12 Trang 2 của Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam.

Theo đó, chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai chế tài độc lập,trường hợp nào áp dụng chế tài nào được quy định rõ Như vậy, theo Luật Thương mại 2005 cũng theo hướng nếu các bên không có thỏa thuận thì phạt vi phạm hợp đồng không được kết hợp với bồi thường thiệt hại.

Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại

- Đoạn trong phần Nội dung tranh chấp của Quyết định của Trọng tài:

“Theo quan điểm của HĐTT, trong trường hợp này, ông Michael Jung được xác định là người đại diện hợp lệ của Bị đơn và Bị đơn đã đơn phương hủy Hợp đồng mà không có thỏa thuận theo đúng quy định tại Điều 5 của Hợp đồng và theo đó Bị đơn phải chịu một khoản tiền phạt Hợp đồng và phạt bồi thường những khoản thiệt hại phát sinh từ Hợp đồng cho Nguyên đơn.” 13

“Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thực tế Do các bên có thoả thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng, nếu việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho nguyên đơn, xong tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.” 14

2.9 Điểm giống và khác nhau giữa phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng.

+ Đều được áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực.

+ Đều là trách nhiệm pháp lý áp dụng với các chủ thể hợp đồng.

+ Là biện pháp chế tài mà Luật quy định để áp dụng khi có vi phạm hợp đồng.

+ Phải có hành vi vi phạm hợp đồng trên thực tế và có lỗi của bên vi phạm thì mới áp dụng.

13 Trang 1 của Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam

14 Trang 2 của Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam.

+ Nhằm hạn chế và ngăn ngừa sự vi phạm hợp đồng, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

Tiêu chí Phạt vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại do không thực hiện đúng hợp đồng

- Phải có sự thỏa thuận của các chủ thể về việc áp dụng biện pháp phạt hợp đồng.

- Không cần có thiệt hại do hành vi vi phạm cũng có thể áp dụng.

- Không cần có sự thỏa thuận.

- Được áp dụng khi có hành vi vi phạm gây ra thiệt hại cho chủ thể bị vi phạm trên thực tế.

- Có thỏa thuận trong hợp đồng.

- Có hành vi vi phạm hợp đồng.

- Có lỗi của bên vi phạm.

- Có hành vi vi phạm hợp đồng.

- Có thiệt hai thực tế.

- Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.

- Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra để bảo vệ lợi ích của các bên trong hơp đồng.

- Nâng cao ý thức trách nhiệm của các bên khi thực hiện hợp đồng

- Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bồi thường thiệt hại về vật chất cho bên bị vi phạm.

- Bảo vệ lợi ích cho bên bị vi phạm.

“Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận

“2 Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị

15 Điều 300 LTM 2005 về Phạt vi phạm : “Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

16 Điều 302 LTM 2005 về Bồi thường thiệt hại : “1 Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm 2 Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.” trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều

266 của Luật này.” vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.”

Chỉ cần thỏa thuận trong hợp đồng khi có hành vi vi phạm - Nghĩa vụ chứng minh tổn thất.

- Nghĩa vụ hạn chế tổn thất.

Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và BTTH có bị giới hạn không? Vì sao?

Theo văn bản, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và BTTH có bị giới hạn hay không thì hiện nay, chưa có điều luật nào quy định cụ thể.

Khi kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì ta cần xét từng trường hợp cụ thể:

- Căn cứ Điều 13 và Điều 360 BLDS 2015, đối với bồi thường thiệt hại khi có vi phạm nghĩa vụ và gây ra thiệt hại thì phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đó, hơn nữa bồi thường thiệt hại chỉ được giới hạn khi có thoả thuận của các bên và khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại không bị giới hạn

- Theo Khoản 3 Điều 418 BLDS 2015: “Các bên có thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại”, BLDS 2015 không đề cập đến mức tối đa của khoản tiền kết hợp

Như vậy, BLDS 2015 không giới hạn mức tối đa của khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại

- Mặt khác, Khoản 2 Điều 307 LTM 2005 quy định: “Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật này có quy định khác”.

- Điều 301 LTM 2005 lại quy định đối với phạt vi phạm hợp đồng hoặc tổng mức phạt với nhiều vi phạm, các bên có quyền tự do thỏa thuận mức phạt trong hợp đồng nhưng không vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm

Từ đó cho thấy, LTM 2005 cũng không giới hạn mức tối đa của khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm với bồi thường thiệt hại.

Trong Quyết định Trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm hợp đồng và bồi thường thiệt hại có bị giới hạn không? Suy nghĩ của anh/chị về giải pháp trong Quyết định về vấn đề này

Trong Quyết định của Trọng tài, khoản tiền do kết hợp phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại bị giới hạn

- Cụ thể, đoạn trong Quyết định thể hiện: “Tuy nhiên, Điều 301 Luật Thương mại cũng quy định ngoài mức phạt như trên, bên bị thiệt hại có quyền đòi bồi thường thiệt hại thực tế Do các bên đã có thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng, nên việc cho phép bồi thường mức cao hơn sẽ tạo bất ngờ cho bị đơn HĐTT cho rằng có thể xét bồi thường thiệt hại thực tế cho nguyên đơn xong tổng mức bồi thường thiệt hại và khoản phạt vi phạm sẽ không được cao quá 30% giá trị hợp đồng.” 17

Theo nhóm, giải pháp trong Quyết định về vấn đề này là hợp lý.

- Căn cứ theo Khoản 2 Điều 418 BLDS 2015 và Điều 301 LTM 2005 có thể thấy, các bên đã có sự thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại tối đa là 30% tổng giá trị hợp đồng và sự thỏa thuận này xuất phát từ ý chí của các bên, thể hiện sự tự do, tự nguyện trong việc xác lập thoả thuận và việc cho phép bồi thường thiệt hại mức cao hơn sẽ làm cho bên vi phạm sẽ không thể nào xoay sở kịp Do đó, bên cạnh việc áp dụng giới hạn mức phạt vi phạm là “không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” theo LTM 2005 nhưng Trọng tài vẫn tôn trọng quyết định của các bên theo pháp luật Dân sự nên cuối cùng vẫn thỏa mãn ý chí của cả hai bên.

Như vậy, hướng giải quyết của Trọng tài vừa đảm bảo hiệu quả của pháp luật, đúng hướng của các nhà làm luật lại vừa đảm bảo được quyền lợi của bên bị phạt vi phạm và bên còn lại.

Suy nghĩ của anh/chị về khả năng Toà án được quyền giảm mức phạt vi phạm hợp đồng trong pháp luật Việt Nam

Theo nhóm, việc giảm mức phạt vi phạm hợp đồng là chưa hợp lý trong pháp luật Việt Nam.

17 Trang 2 của Phán quyết của Trọng tài quốc tế Việt Nam.

Thứ nhất, theo Khoản 1 Điều 427 BLDS 2015: “Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp” Do đó, thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại không bị ảnh hưởng khi hợp đồng bị hủy bỏ.

Thứ hai, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng, theo Khoản 3 Điều 428 BLDS 2015: “Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện” Trường hợp này cũng cho thấy về mức bồi thường thiệt hại vẫn được duy trì cho dù hợp đồng đã bị chấm dứt.

Thứ ba, thỏa thuận về mức bồi thường thiệt hại thực chất là một giao dịch dân sự nên nó phải tuân thủ các quy định về giao dịch dân sự như các điều kiện có hiệu lực Trên thực tế, rất hiếm khi gặp trường hợp các thỏa thuận về bồi thường thiệt hại lại vô hiệu do vi phạm các điều kiện có hiệu lực áp dụng chung cho các giao dịch 18

Vì các lẽ trên, mức bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là 30% đã được các bên thỏa thuận và chấp nhận ngay từ ban đầu nên theo pháp luật về Dân sự thì việc Tòa án giảm mức phạt vi phạm hợp đồng là chưa hợp lý Ở đây, ta đang xét đến các điều kiện có hiệu lực của giao dịch nên không thể áp dụng LTM 2005 mà phải áp dụng những quy định của BLDS 2015 để giải quyết.

18 Đỗ Văn Đại, Luật Hợp đồng Việt Nam – Bản án và Bình luận án, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam

2018 (xuất bản lần thứ bảy), tr.565.

SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

Anh Văn nhận chuyển hàng cho anh Bình bằng đường thuỷ Anh Văn có mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho việc vận chuyển bằng tàu của mình Trên đường vận chuyển, tàu bị gió nhấn chím và hàng bị hư hỏng toàn bộ.

Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng? Và cho biết các bên có thể thoả thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời

- Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015

“ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

- Theo đó, có 03 điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng : 19

(1) Sự kiện bất khả kháng là một sự kiện khách quan: Sự kiện này tồn tại ngoài phạm vi kiểm soát của bên vi phạm hợp đồng như các hiểm hoạ thiên nhiên (động đất, sóng thần, mưa lũ, sạt lở đất, ), các sự biến xã hội (đình công, bạo loạn, chiến tranh, ), và các hiểm hoạ do cháy nổ tự nhiên.

(2) Các bên không thể lường trước được: Việc không thể lường trước được hiểu là hoàn cảnh làm cho hợp đồng không thực hiện được, các bên không nhìn thấy được tại thời điểm giao kết Do đó, khi rơi vào hoàn cảnh này, bên vi phạm hoàn toàn bị động Trên thực tế, có nhiều trường hợp việc có lường trước được hay không vẫn được phân định rõ ràng.

(3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Việc xảy ra sự kiện khách quan và không thể lường trước được sự kiện đó vẫn chưa đủ để có thể được miễn trách nhiệm Bên có nghĩa vụ khi gặp hoàn cảnh như vậy phải áp dụng mọi biện pháp để khắc phục.

19 Lê Thị Diễm Phương (2017), Giáo trình Pháp luật về Hợp đồng và Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

(Tái bản có sửa đổi, bổ sung) của Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Chương IV, tr.363– 364.

Như vậy, pháp luật dân sự quy định bên vi phạm nghĩa vụ không thực hiện được hợp đồng do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm về sự vi phạm của mình.

- Căn cứ Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự:

“2 Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy theo BLDS các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp bất khả kháng, có thể là bên thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại cho bên có quyền mặc dù bên thực hiện nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự về việc vi phạm hợp đồng do sự kiện bất khả kháng.

Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật Thương mại sửa đổi

- Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do có sự kiện bất khả kháng trong BLDS 2015:

+ Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015 về Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ: “Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.” Đồng thời, bên vi phạm phải chứng minh sự kiện đó là bất khả kháng (theo như Điều 156).

+ Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của hợp đồng vận chuyển tài sản: “Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

- Hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực hiện được do có sự kiện bất khả kháng trong LTM 2005:

+ Khoản 1 Điều 294 LTM 2005 về Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:

“Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm:

1.Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây: a Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thỏa thuận; b Xảy ra sự kiện bất khả kháng; c Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia; d Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.”

Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không? Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống trên

Số hàng hư hỏng trên chưa thể xác định được là có phải là do sự kiện bát khả kháng hay không.

Cơ sở pháp lý: Khoản 1 Điều 156 BLDS 2015: “ Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”

- Theo đó, để xác định số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không thì phải xác định 03 điều kiện:

(1) Sự kiện bất khả kháng là một sự kiện khách quan: Sự kiện này tồn tại và vượt ngoài sự kiểm soát của anh Văn (bên phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng). Ở trường hợp này sự kiện khách quan là gió lớn – sự kiện thời tiết thuộc về tự nhiên dẫn việc tàu bị nhấn chìm.

(2) Các bên không thể lường trước được: Sự việc này có thật sự không thể lường trước được hay không thì tình huống không nêu rõ Nhưng nếu thông tin đại chúng có cho biết là có gió lớn, nguy cơ có thể xảy ra thiệt hại vào thời điểm này thì dường như điều kiện này không thỏa mãn Tuy nhiên, nếu tại thời điểm giao kết trong trường hợp này, hai bên cũng chưa xác định được nguy cơ có thể bị gió nhấn chìm thì sẽ thỏa mãn điều kiện “sự kiện không lường trước được”.

(3) Không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết và khả năng cho phép: Tàu chìm làm hư hỏng toàn bộ hàng vận chuyển có thật sự “không thể khắc phục” hay tình huống cũng không làm rõ Bởi lẽ, cần có căn cứ cho thấy rằng khi con tàu gặp tai nạn, tai nạn này phải diễn ra trước sự bất lực, không thể khắc phục được từ anh Văn Ngoài ra, anh Văn cũng không được có thái độ bỏ mặc số hàng chìm cùng con tàu nếu muốn điều kiện cuối cùng này được thỏa mãn.

Dựa vào những phân tích trên, không có căn cứ để kết luận rằng tình huống đưa ra được xem là sự kiện bất khả kháng.

Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng, anh Văn có phải bồi thường cho

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 351 BLDS 2015:

“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”

Và Khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 quy định:

“Trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.”

Như vậy, trong tình huống này có 02 trường hợp:

- TH1: Anh Văn và anh Bình không có thỏa thuận khác về việc bồi thường thiệt hại thì anh Văn đương nhiên không phải bồi thường cho anh Bình.

- TH2: Anh Văn và anh Bình có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại thì trong trường hợp này, anh Văn sẽ phải bồi thường có anh Bình theo thỏa thuận.

3.5 Nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn thoả thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng thì anh Văn có được Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này không? Tìm câu trả lười từ góc độ văn bản và thực tiễn xét xử.

- Từ góc độ văn bản:

Cơ sở pháp lý: Điều 580 BLDS 2005 về Bảo hiểm trách nhiệm dân sự:

“1 Trong trường hợp bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật thì bên bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm hoặc cho người thứ ba theo yêu cầu của bên mua bảo hiểm đối với thiệt hại mà bên mua bảo hiểm đã gây ra cho người thứ ba theo mức bảo hiểm đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

2 Trong trường hợp bên mua bảo hiểm đã bồi thường thiệt hại cho người thứ ba thì có quyền yêu cầu bên bảo hiểm phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã trả cho người thứ ba, nhưng không vượt quá mức trả bảo hiểm mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật đã quy định.”

Với quy định như trên, nếu hàng bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng và anh Văn làm đúng theo những thủ tục, yêu cầu mà Công ty bảo hiểm đưa ra, chấp hành đúng hợp đồng với Công ty bảo hiểm và thiệt hại mà anh Văn thoả thuận bồi thường cho anh Bình giá trị hàng bị hư hỏng xảy ra do sự kiện bất khả kháng thì anh Văn có quyền yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán khoản tiền này

- Từ thực tiễn xét xử:

Theo quan điểm của PGS.TS Đỗ Văn Đại: “Thực ra đây là vấn đề chưa được văn bản quy định rõ và thực tiễn xét xử khá lúng túng.” 20

Trong thực tiễn xét xử có 02 quan điểm trái ngược nhau thể hiện ở 02 Bản án, Quyết định như sau:

(1) Bản án số 110/2006/DSPT ngày 05/05/2006 về “Yêu cầu bồi thường thiệt hại” của Toà án nhân dân tỉnh Trà Vinh : 21

20 Đỗ Văn Đại (2018), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb Hồng Đức - Hội Luật gia Việt Nam 2018, Bản án số 196-198, tr.536.

21 Đỗ Văn Đại (2001), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận án, Nxb Chính trị quốc gia 2001 (tái bản lần ba), Bản số 77, tr.376-379.

Anh Lê Văn Khen nhận chở thuê hàng bằng đường thủy Anh Khen có mua bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm trách nhiệm dân sự cho người thứ ba của Công ty Bảo Việt cho việc vận chuyển bằng tàu của mình Trên đường vận chuyển, tàu bị gió lốc nhấn chìm và gây thiệt hại đến tài sản hàng hóa Trong hợp đồng nhận chuyển hàng, anh Khen thỏa thuận chịu trách nhiệm trường hợp này và đã bồi thường cho chủ hàng anh chở thuê số tiền 40.950.000 đồng Tại bản án này, Tòa án nhân dân tỉnh Trà Vinh khẳng định việc gây thiệt hại cho các chủ hàng là do hiện tượng bất khả kháng Trong vụ tai nạn trên, sau khi sự việc xảy ra anh Khen có thông báo cho Bảo Việt biết và cung cấp thông tin yêu cầu Công ty Bảo Việt hoàn lại cho anh số tiền đã bồi thường Nhưng theo Tòa án, anh Khen mặc dù đã nhận được thông tin từ Công ty Bảo Việt nhưng anh Khen tự nguyện nhận bồi thường (trái với quy định của pháp luật và quy tắc bảo hiểm) nên anh phải tự chịu trách nhiệm.

(2) Quyết định số 105/GĐT-DS ngày 30/05/2003 về giải quyết “V/v Tranh chấp bảo hiểm trách nhiệm dân sự” của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao : 22 Ông Khóm nhận chuyển nhượng 2.600 con vịt cho ông Điền và ông Trình bằng tàu của ông Ông Khóm tham gia bảo hiểm dân sự của chủ tàu và trong hợp đồng có nêu rõ điều kiện bảo hiểm dân sự của chủ tàu, thuyền Theo phạm vi trách nhiệm bảo hiểm thì Bảo Việt An Giang nhận trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa, tài sản chuyên chở trên tàu, thuyền được bảo hiểm Trên đường vận chuyển, do mưa to, nước chảy mạnh, tàu va vào chân cầu bị chìm làm tổn thất trị giá đến 79.100.000 đồng tiền vịt Vì ông Khóm thỏa thuận trong hợp đồng với ông Trình, ông Điền nên đã bồi thường số tiền trên Nay ông Khóm yêu cầu Bảo Việt hoàn trả ông số tiền nói trên Về vụ việc trên, theo Tòa vì các bên có nêu rõ trong hợp đồng bảo hiểm nói trên và theo Điều 546 BLDS 2005 vẫn cho phép người vận chuyển và bên thuê vận chuyển được thỏa thuận về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngay cả trong trường hợp bất khả kháng Do đó, thỏa thuận giữa ông Khóm và ông Trình, ông Điền là không trái pháp luật, có hiệu lực và ràng buộc cả Bảo Việt Mặc dù, Bảo Việt cho rằng theo Điều 30 Thể lệ vận chuyển và xếp dỡ hàng hóa thủy nội địa thì bên vận chuyển được miễn bồi thường trong trường hợp thiên tai, địch họa hay bất khả kháng Hơn thế nữa, theo Tòa cho thấy thế mạnh thuộc về bên bảo Việt

22 Đỗ Văn Đại (2001), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận án, Nxb Chính trị quốc gia 2001 (tái bản lần ba), Bản số 77, tr.376-379. và các thuật ngữ hay giải thích trong hợp đồng phải có lợi cho bên yếu thế (Khoản

8 Điều 409 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng thì phải có lợi cho bên yếu thế”) Do đó, Bảo Việt phải có trách nhiệm bảo hiểm cho ông Khóm Thiết nghĩ, để uy tín trong các quan hệ tương tự như trên, tốt hơn hết các bên nên nêu rõ trong trường hợp bảo hiểm có hay không bảo hiểm trong trường hợp thiệt hại do sự kiện bất khả kháng.

VẤN ĐỀ 04 TÌM KIẾM BẢN ÁN LIÊN QUAN ĐẾN CHẬM THỰC HIỆN NGHĨA

Mỗi nhóm tự tìm ít nhất 01 bản án (quyết định) của Toà án liên quan đến chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán mà Toà án đã áp dụng BLDS 2015. Bản án số: 34/2019/DS-ST ngày 13/08/2019 về “V/v Chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ” của Toà án nhân dân thị xã A 23

Nguyên đơn là bà Phan Thị Bích Th khởi kiện các bị đơn gồm ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị H về vụ việc “Chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ”

Vợ chồng bà Th, ông L với vợ chồng ông T, bà H có quan hệ mua bán mặt hàng thức ăn chăn nuôi gia súc, phương thức trả nợ gối đầu, hai bên cùng theo dõi sổ Đến 09/09/2017 (AL) bà Th và bà H chốt sổ nợ không còn mua bán với nhau nữa, tổng số tiền còn nợ là 138.830.000 đồng Cùng ngày, bà H trả cho bà Th 35.000.000 đồng trừ số tiền đã trả ghi còn nợ 103.830.000 đồng Mãi đến ngày 09/05/2018 (AL), bà H mới trả thêm cho bà Th 3.000.000 đồng rồi bà H tự ghi vào sổ nợ H còn nợ 100.830.000 đồng Sau đó, ngày 09/07/2018 (AL), bà H trả tiếp cho bà Th 2.000.000 đồng rồi tự ghi H còn nợ 98.830.000 đồng Sau khi bà Th chốt tiền còn nợ của ông T và bà H, bà Th đã nhiều lần gặp vợ chồng ông bà đòi nợ nhưng hai người cứ hẹn dần Nay bà Th yêu cầu vợ chồng ông T bà H phải thanh toán số tiền còn nợ và số tiền lãi tính từ ngày 09/07/2018 (AL) cho đến nay (mức lãi suất theo quy định của pháp luật).

Ngày đăng: 15/04/2024, 20:50

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w