1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài giảng mẫu Phương pháp giảng dạy lâm sàng 1

19 55 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 719,45 KB

Nội dung

Mẫu bài tập phương pháp giảng dạy lâm sàng. PPGDLS là môn học dành cho đối tượng sau đại học, giúp người học biết cách tổ chức lớp học, xây dựng và triển khai một buổi giảng dạy lâm sàng. Phương pháp giản dạy lâm sàng Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên

Trang 1

MÔN PHƯƠNG PHÁP DẠY - HỌC LÂM SÀNG

BÀI TẬP CÁ NHÂN

MÔN PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY LÂM SÀNG

Trang 3

ĐỀ BÀI

Bài tập cá nhân 1: Chọn tên một bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu bài

giảng và nội dung cốt lõi cho bài dạy - học lâm sàng.

Bài tập cá nhân 2: (Làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Lựa chọn phương pháp

dạy- học phù hợp, có hiệu quả cho bài dạy - học lâm sàng.

Bài tập cá nhân 3: (Làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Phát triển công cụ

lượng giá cho bài dạy - học lâm sàng.

Bài tập cá nhân 4: Phát triển 2 vật liệu dạy - học lâm sàng và kế hoạch

giám sát lâm sàng.

Trang 4

BÀI LÀM

Bài tập cá nhân 1: Chọn tên một bài giảng lâm sàng, viết mục tiêu bài

giảng và nội dung cốt lõi cho bài dạy - học lâm sàng.

1 HÀNH CHÍNH

1 Tên môn học: Ngoại khoa

2 Tên bài giảng: Kỹ thuật gây tê tại chỗ trong tiểu phẫu 3 Bài giảng: Thực hành

4 Thời gian: 3 tiết (120 phút)

5 Đối tượng: Bác sỹ đa khoa, Y sỹ đa khoa

6 Địa điểm giảng: Phòng tiểu phẫu Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới 7 Người giảng: Ma Văn Ly

2 Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1 Trình bày được cơ chế tác dụng, nguyên tắc sử dụng thuốc gây tê trong thủ thuật gây tê tại chỗ

2 Trình bày và thực hành đúng quy trình kỹ thuật gây tê tại chỗ trên mô hình.

3 Trình bày được tai biến, cách phòng ngừa và xử trí tai biến của thuốc gây tê tại chỗ.

3 Nội dung cốt lõi3.1 Chuẩn bị

- Tài liệu học tập: Giáo trình “Căn bản về tiểu phẫu”, Bộ môn Ngoại,

trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2020

- Kiến thức: Phân tích cơ chế, nguyên tắc sử dụng thuốc gây tê trong thực hiện gây tê tại chỗ Nắm được các tai biến và cách xử trí khi gây tê tại chỗ Trình bày đúng quy trình gây tê tại chỗ.

Trang 5

- Tư duy biện luận: Chỉ định và lựa chọn đúng phương pháp vô cảm khi thực hiện tiểu phẫu.

- Bảng kiểm trong buổi thực hành.

3.2 Nội dung cốt lõi bài giảng3.2.1 Cơ chế vô cảm

Gây tê tại chỗ là phương pháp vô cảm dựa vào 2 cơ chế:

- Cơ chế tác dụng ức chế sự dẫn truyền thần kinh: Thuốc tê là những dược chất có tính ức chế sự dẫn truyền thần kinh một cách tạm thời Nó ngăn cản dẫn truyền luổng thần kinh khi tiếp xúc với mô thần kinh ở những nồng độ thích hợp.

- Cơ chế đè ép áp lực vào các thụ thể thần kinh ở lớp bì: Cơ chế này được tạo ra khi tiêm một lượng dịch đủ lớn vào mô bì (tiêm trong da) gây nên áp lực đè vào thụ thể thần kinh Cơ chế này giải thích tại sao chúng ta thậm chí có thể gây tê bằng cách bơm nước muối sinh lý vào trong da để mổ.

3.2.2 Nguyên tắc sử dụng thuốc tê trong kỹ thuật gây tê tại chỗ

Khi thực hiện thủ thuật với gây tê tại chỗ, phải tôn trọng các nguyên tắc sau:

- Giải thích kỹ cho người bệnh

+ Giải thích từng bước điều gì xảy ra khi gây tê (ví dụ: bắt đầu tiêm thuốc sẽ đau chút ít, trong thủ thuật sẽ không đau, sau thủ thuật sẽ có thuốc giảm đau khi thuốc tê hết tác dụng)

+ Giải thích về phương pháp thủ thuật, những tai biến có thể xảy ra trong khi gây tê, trong thủ thuật.

Giải thích càng rõ, bệnh nhân sẽ tin và hợp tắc tốt khi tiến hành thủ thuật.

- Vô trùng

- Không được tiêm thuốc tê vào mạch máu

- Tôn trọng thời gian để thuốc tê tác dụng, không vội vàng làm thủ thuật khi bệnh nhân còn đau

Trang 6

- Luôn nhớ là bệnh nhân vẫn còn tỉnh suốt quá trình làm thủ thuật, vì vậy, không được có những cử chỉ, lời nói làm bệnh nhân sợ Ngược lại, trong lúc làm thủ thuật, có thể và rất nên hỏi thăm bệnh nhân từng lúc để thăm dò đáp ứng đau và phát hiện các phản ứng phụ.

Một số loại thuốc tê thường dùng:

3.3.3 Kỹ thuật gây tê tại chỗ

Thuốc tê có thể được tiêm trong da và/hoặc dưới da

-Tiêm trong da sẽ tạo một lớp phổng bên dưới da, đẩy sang thương lên trên Tiêm trong da gây tê dựa trên cơ chế áp lực, và hiệu quả gần như là ngay lập tức, tuy nhiên trong khi tiêm, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau nhiều

-Tiêm dưới da dựa vào cơ chế dược lý của thuốc tê, hiệu quả vô cảm sẽ chậm hơn (# 5-10 phút), tuy nhiên bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu, ít đau hơn nhiều so với tiêm trong da

Hình 3.1 Khối phổng tạo ra khi tiêm trong da

Trang 7

3.3.4 Các bước thực hiện

- Đánh giá tình trạng toàn thân, bệnh đi kèm, tiền sử dị ứng, xem thái độ của bệnh nhân với đề nghị gây tê tại chỏ Giải thích cho bệnh nhân

- Điều dưỡng lấy mạch, đo huyết áp nếu cần thiết (bệnh nhân lớn tuổi, tăng huyết áp, có triệu chứng hồi hộp, lo lắng )

- Bộc lộ, sát trùng vùng làm thủ thuật

- Phẫu thuật viên rửa tay, mang găng tay vô trùng, trải khăn mổ.

- Dùng bơm tiêm 5, 10 cc hay hơn hút thuốc tê vừa đủ cho thủ thuật dự kiến (lưu ý tên thuốc, nồng độ, hạn dùng )

- Tiến hành gây tê từng lớp:

* Trước tiên là gây tê trong da theo đường mổ hoặc quanh đường mồ dự kiến hoặc xung quanh mép vết thương Tiêm trong da không cần thiết phải rút pit-tông kiểm tra.

+ Sau đó gây tê dưới da và các lớp sâu hơn nếu cần Từ lớp dưới đa, trước khi bơm thuốc phải rút thử pit-tông của bơm tiêm để đảm bảo không tiêm thuốc vào mạch máu Nếu rút thử thấy có máu, phải rút kim lại khoảng 1-2 mm, thử lại rồi mới bơm thuốc Thường sau khi qua da, làm thủ thuật đến lớp nào người ta gây tê lớp đó đưới sự nhìn thấy trực tiếp

- Đợi cho thuốc tê có tác dụng mới bắt đầu làm thủ thuật

- Trong lúc làm thủ thuật, nếu bệnh nhân còn đau phải dừng lại, giải thích cho bệnh nhân, tiêm thuốc tê thêm nếu cần, chờ đợi thêm nếu chưa đủ thời gian để thuốc có tác dụng Tuy nhiên, hiện nay một số tác giả cho rằng, nên thay đổi trình tự khi gây tê tại chỗ: nên tiêm dưới da trước rồi mới tiêm trong da

MỘT SỐ LỜI KHUYÊN NHẰM LÀM GIẢM SỰ KHÓ CHỊU,ĐAU ĐỚN CHO BỆNH NHÂN TRONG KHI GÂY TÊ TẠI CHỖ:

- Căng bề mặt da tối đa trong khi tiêm thuốc

- Khuyến khích bệnh nhân nói chuyện để giảm chú ý vào mũi tiêm và để theo dõi dấu hiệu của sốc vagal

- Dùng kim càng nhỏ càng tốt (nếu có kim 30G là tốt nhất)

Trang 8

- Có thể gây kích thích nhẹ vùng da khác để giảm cảm giác đau ở vùng da đang tiêm

- Đâm kim vào những vị trí có sẵn sẹo, lỗ, hoặc thậm chí là lỗ chân lông vì những vùng này có ít thụ thể thần kinh

- Đối với vết thương hở, nếu vết thương bẩn, cần đâm kim vào vùng đa lành để tránh làm vấy nhiễm vi trùng từ bể mặt vết thương Tuy nhiên, nếu vết thương sạch (ví dụ mổ khâu da thì 2), một số tác giả cho rằng có thể đâm kim gây tế để giảm khó chịu cho bệnh nhân

- Sau khi kim đi xuyên qua da, nên dừng lại một chút để bệnh nhân giảm đau, thư giãn

- Bơm thuốc thật chậm, quan sát biểu hiện của bệnh nhân

- Bắt đầu bằng tiêm dưới da, đợi 1 thời gian rồi lui kim, tiêm lại trong da Số lần đâm kim qua da càng ít càng tốt (giảm đau, giảm chảy máu)

- Trong lúc rút pit-tông để kiểm tra đầu kim, cố gắng không làm dịch chuyển mũi kim để giảm gây đau cho bệnh nhân.

Hình 3.2 Căng da tối đa trong khi tiêm thuốc.

Trang 9

Hình 3.3 Đầu kim đi một góc khoảng 15-30 độ so với bề mặt da để dễ dàng kiểm soát độ sâu

Hình 3.4 Gây tê vào bờ vết thương thay vì đâm qua da

3.3.5 Tai biến và cách phòng ngừa

Tai biến trong khi gây tê tại chỗ chủ yếu thuộc 3 nhóm: 1 Sốc phản vệ

Biểu hiện nhẹ nhất là dị ứng, nổi ban, ngứa nơi tiêm Năng hơn là khó thở, sốc

Những điều nên làm:

-Trước khi làm thủ thuật: Hỏi thật kỹ tiền sử dị ứng thuốc của bệnh nhân, những lần mổ với thuốc tê trước đây Nếu bệnh nhân khai có cơ địa dị úng (nhưng không biết có đị ứng với thuốc tê hay không), nên thử vào trong da một ít rồi xem phản ứng

Trang 10

- Trong khi làm thủ thuật: Tiêm thuốc thật chậm, quan sát vẻ mặt, nhịp thở hay bất cứ biểu hiện bất thường nào của bệnh nhân

- Luôn phải có các thuốc chống sốc phản vệ tại nơi thực hiện tiểu phẩu 2 Sốc vagal

Sốc vagal xảy ra chủ yếu trên những bệnh nhân quá nhạy cảm đau, có tâm lý quá lo sợ trước việc phải bị tiêm, phải mổ

Những điều nên làm:

- Trước khi làm thủ thuật: Hỏi thật kỹ tiền căn ngoại khoa, sản khoa của bệnh nhân trước đây (đã từng được chẩn đoán sốc vagal khi mổ tiểu phẫu, khi sinh thường, khi được thăm khám hậu môn, thăm khám phụ khoa )

- Trong khi làm thủ thuật: Tiêm đúng kỹ thuật, hạn chế tối đa gây đau cho bệnh nhân, bắt chuyện với bệnh nhân trong khi tiêm để giảm sự chú ý đến cảm giác đau

- Luôn phải có các thuốc chống sốc vagal tại nơi thực hiện tiểu phẫu 3 Ngộ thuốc tê

Bao gồm độc tính trên thần kinh và trên tim mạch Độc tính của thuốc tê phụ thuộc vào liều sử dụng

Những điều nên làm:

- Trước khi làm thủ thuật: giải thích rõ cho bệnh nhân biết những khả năng có thể xảy ra do độc tính của thuốc tê Luôn sử dụng dưới liều tối đa cho phép Thật cẩn thận đối với bệnh nhân lớn tuổi, có bệnh tim mạch đi kèm

- Trong trường hợp cần phải sử dụng nhiều thuốc tê (vd: nhiều sang thương cần cắt bỏ, sang thương có kích thước lớn ):

+ Pha loãng thuốc tê với NaCl 0,9% + Pha thuốc tê với adrenaline.

+ Chia làm nhiều lần gây tê + Thay đổi phương pháp vô cảm

- Trong khi làm thủ thuật: tiêm thuốc thật chậm, có những lúc dừng lại, quan sát tất cả những biểu hiện bất thường của bệnh nhân, nhịp tìm Phải dừng

Trang 11

tiêm ngay khi bệnh nhân có biểu hiện bất thường về hành vi, tri giác, thay đổi nhịp tim

- Luôn có thuốc, dụng cụ cấp cứu hồi sức hô hấp tuần hoàn để phòng trường hợp xấu nhất xảy ra (ngưng tim ngưng thở).

Trang 12

Bài tập cá nhân 2: (Làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Lựa chọn phương

pháp dạy- học phù hợp, có hiệu quả cho bài dạy - học lâm sàng.

Với phân loại bài giảng thực hành, học viên được ôn tập nhanh về nội dung lý thuyết, cầm tay chỉ việc nội dung thực hành Để đáp ứng ba mục tiêu của bài tập 1, tôi lự chọn phương pháp dạy – học lâm sàng là: Giảng thực hành lâm sàng trên người bệnh giả (Mô hình).

Trang 13

Bài tập cá nhân 3: (Làm tiếp bài tập 1 đã chọn): Phát triển công cụ

lượng giá cho bài dạy - học lâm sàng.

1 HÀNH CHÍNH

1 Tên môn học: Ngoại khoa

2 Tên bài giảng: Kỹ thuật gây tê tại chỗ trong tiểu phẫu 3 Bài giảng: Thực hành

4 Thời gian: 3 tiết (120 phút)

5 Đối tượng: Bác sỹ đa khoa, Y sỹ đa khoa

6 Địa điểm giảng: Phòng tiểu phẫu Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới 7 Người giảng: Ma Văn Ly

2 Mục tiêu

Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng:

1 Trình bày được cơ chế tác dụng, nguyên tắc sử dụng thuốc gây tê trong thủ thuật gây tê tại chỗ

2 Trình bày và thực hành đúng quy trình kỹ thuật gây tê tại chỗ trên mô hình.

3 Trình bày được tai biến, cách phòng ngừa và xử trí tai biến của thuốc gây tê tại chỗ.

NỘI DUNG DẠY HỌC Nội dung Thờigian

Mở đầu3 phút Thuyết trình Bài giảngThuyết trình Lắng nghe

Mục tiêu 1: Trình bày được cơ chế tác dụng, nguyên tắc sử dụngthuốc gây tê trong thủ thuật gây tê tại chỗ

Trang 14

Nội dung Thờigian

Mục tiêu 2: Trình bày được tai biến, cách phòng ngừa và xử trí taibiến của thuốc gây tê tại chỗ.

Mục tiêu 3: Trình bày và thực hành đúng quy trình kỹ thuật gây têtại chỗ trên mô hình.

Trang 15

Bài tập cá nhân 4: Phát triển 2 vật liệu dạy - học lâm sàng và kế hoạch

giám sát lâm sàng.

4.1 Vật liệu dạy - học lâm sàng

- Bài giảng lí thuyết và thực hành - Bảng, phấn.

- Bảng kiểm.

4.2 Tài liệu học tập

- Giáo trình “Căn bản về tiểu phẫu”, Bộ môn Ngoại, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Thanh niên, năm 2020

4.3 Kế hoạch lượng giá cuối buổi học4.3.1 Bảng kiểm lượng giá

BẢNG KIỂM QUY TRÌNH KỸ THUẬT GÂY TÊ TẠI CHỖ- Họ và tên học viên thực hiện:

Trang 16

Thuốc tê, giảm đau, các thuốc hồi đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay, mặc áo, đi găng vô khuẩn,lấy và kiểm tra thuốc tê.

2.3 Sát trùng vùng 1

Trang 17

đau không, thấy trong người thay

Trang 18

4.3.2 Phương pháp lượng giá

- Giáo viên đánh giá học viên dựa trên bảng kiểm - Giáo viên nhận xét học viên.

3.3 Công cụ lượng giá

- Bảng kiểm quy trình thực hiện kỹ thuật.

3.4 Thời điểm lượng giá

- Trong quá trình học viên thực hành trên mô hình.

Ngày đăng: 15/04/2024, 15:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w