Cơ thể sống luôn luôn đòi hỏi được cung cấp oxy để sử dụng trong quá trình chuyển hoá chất và chuyển hoá năng lượng, đồng thời đào thải CO2 (sản phẩm của quá trình chuyển hoá) ra ngoài cơ thể nhằm duy trì một sự hằng định tương đối nồng độ oxy và CO2 trong nội môi Hệ hô hấp bao gồm một hệ thống ống dẫn khí: Mũi,hầu, thanh quản,khí quản,phế quản và một hệ thống cấu trúc trao đổi khí giữa máu của cơ thể và không khí Lá phổi mà các đơn vị cấu trúc cơ bản là các phế nang là nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa máu của cơ thể và không khí từ môi trường bên ngoài
Trang 1CHUYÊN ĐỀ
PHỔI, MÀNG PHỔI VÀ ÁP DỤNG
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
• Cơ thể sống luôn luôn đòi hỏi được cung cấp oxy để sử
dụng trong quá trình chuyển hoá chất và chuyển hoá năng lượng, đồng thời đào thải CO2 (sản phẩm của quá trình chuyển hoá) ra ngoài cơ thể nhằm duy trì một sự hằng định tương đối nồng độ oxy và CO2 trong nội môi
• Hệ hô hấp bao gồm một hệ thống ống dẫn khí: Mũi,hầu,
thanh quản,khí quản,phế quản và một hệ thống cấu trúc trao đổi khí giữa máu của cơ thể và không khí
• Lá phổi mà các đơn vị cấu trúc cơ bản là các phế nang là
nơi xảy ra sự trao đổi khí giữa máu của cơ thể và không khí
từ môi trường bên ngoài
Trang 3MỤC TIÊU
•1 Mô tả được cấu tạo phổi và màng phổi
•2 Áp dụng kiến thức giải phẫu phổi, màng phổi
vào lâm sàng
Trang 4I GIẢI PHẪU PHỔI
Trang 5I GIẢI PHẪU PHỔI
Nhô lên khỏi lỗ trên của lồng ngực.
Phía sau, đỉnh phổi ngang mức đầu sau xương sườn I Phía trước, đỉnh phổi cao hơn phần trong xương đòn khoảng 3cm.
Trang 6I GIẢI PHẪU PHỔI
1 Hình thể ngoài
Mặt sườn
* Đặc điểm chung của hai phổi
- Áp sát mặt trong lồng ngực, có vết ấn của các xương sườn.
- Có khe chếch chạy từ ngang mức gian sườn 3 ở phía sau xuống đáy phổi, chia phổi ra thành các thùy phổi Mặt các thùy phổi áp vào nhau gọi là mặt gian thùy.
- Trên bề mặt phổi có các diện hình đa giác to, nhỏ khác nhau; đó là đáy của các tiểu thuỳ phổi là đơn vị cơ sở của phổi.
* Đặc điểm riêng của từng phổi
- Phổi phải có thêm khe ngang, tách từ khe chếch, ngang mức gian sườn 4, nên phổi phải có ba thuỳ: trên, giữa và dưới.
- Phổi trái chỉ có khe chếch, nên phổi trái chỉ có hai thuỳ: trên và dưới Ở phía trước dưới thuỳ trên, có một mẫu phổi lồi ra goi là lưỡi của phổi trái, ứng với phần thuỳ giữa của phổi phải.
Trang 7I GIẢI PHẪU PHỔI
1 Hình thể ngoài
Mặt trong
Mặt trong hơi lõm, gồm hai phần:
– Phần sau liên quan với cột sống gọi là phần cột sống.
– Phần trước quây lấy các tạng trong trung thất, gọi là phần trung thất Ở phổi phải,
có một chỗ lõm gọi là ấn tim; còn phổi trái, có một hố sâu gọi là hố tim.
Trang 8I GIẢI PHẪU PHỔI
Trang 9I GIẢI PHẪU PHỔI
2 Hình thể trong
Phổi được cấu tạo bởi các thành phần đi qua rốn phổi phân chia nhỏ dần trong phổi
Đó là cây phế quản, động mạch và tĩnh mạch phổi, động mạch và tĩnh mạch mạch phế quản, bạch mạch, các sợi thần kinh và các mô liên kết.
- Sự phân chia của cây phế quản
Mặt trong
Trang 10I GIẢI PHẪU PHỔI
1 Phân thuỳ đỉnh 1-2 Phân thuỳ đỉnh – sau
2 Phân thùy sau
3 Phân thuỳ trước 3 Phân thuỳ trước
B Thuỳ giữa
4 Phân thuỳ bên 4 Phân thuỳ lưỡi trên
5 Phân thùy giữa 5 Phân thuỳ lưỡi dưới
C Thuỳ dưới
6 Phân thuỳ đỉnh 6 Phân thuỳ đỉnh
7 Phân thuỳ đáy giữa 7 Phân thuỳ đáy giữa
8 Phân thuỳ đáy trước 8 Phân thuỳ đáy trước
9 Phân thuỳ đáy bên 9 Phân thuỳ đáy bên
10 Phân thuỳ đáy sau 10 Phân thuỳ đáy sau
Trang 11I GIẢI PHẪU PHỔI
2 Hình thể trong
Sự phân chia của động mạch phổi
- Thân động mạch phổi
Thân động mạch phổi bắt đầu đi từ lỗ động
mạch phổi của tâm thất phải lên trên, sang
trái và ra sau Khi tới bờ sau quai động
mạch chủ thì chia thành động mạch phổi
phải và động mạch phổi trái
Trang 12I GIẢI PHẪU PHỔI
2 Hình thể trong
Sự phân chia của động mạch phổi
Động mạch phổi phải
– Đi ngang sang phải, chui vào rốn phổi phải ở trước
phế quản chính, rồi ra phía ngoài và cuối cùng ở sau phế
quản.
– Động mạch phổi phải cho các nhánh bên có tên gọi
tương ứng với các thùy hoặc phân thuỳ mà nó cấp huyết:
Động mạch phổi trái
– Ngắn và nhỏ hơn động mạch phổi phải, đi chếch lên
trên sang trái, bắt chéo mặt trước phế quản chính trái,
chui vào rốn phổi ở phía trên phế quản thuỳ trên trái.
Trang 13I GIẢI PHẪU PHỔI
2 Hình thể trong
Sự phân chia của tĩnh mạch phổi
– Hệ thống lưới mao mạch phế nang đổ vào tĩnh mạch quanh tiểu thùy, rồi tiếp tục thành những thân lớn dần cho tới các tĩnh mạch gian phân thùy hoặc tĩnh mạch trong phân thùy, các tĩnh mạch thùy, và cuối cùng họp thành hai tĩnh mạch phổi ở mỗi bên phổi, dẫn máu giàu ôxy đổ về tâm nhĩ trái Hệ thống tĩnh mạch phổi không có van
Trang 14I GIẢI PHẪU PHỔI
2 Hình thể trong
Động mạch và tĩnh mạch phế quản
– Là thành phần dinh dưỡng của phổi
– Động mạch phế quản nhỏ, là nhánh bên của động mạch chủ Thường
có một động mạch bên phải và hai ở bên trái
– Tĩnh mạch phế quản đổ vào các tĩnh mạch đơn, một số nhánh nhỏ đổ vào tĩnh mạch phổi
Trang 15I GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI
Là một bao thanh mạc gồm hai lá: màng phổi
thành và màng phổi tạng Giữa hai lá là ổ màng
phổi, hai ổ màng phổi riêng biệt không thông
với nhau.
- Màng phổi tạng
Màng phổi tạng mỏng, trong suốt bao phủ toàn
bộ bề mặt của phổi, ngoại trừ rốn phổi và dính
chặt vào nhu mô phổi, lách cả vào các khe gian
thuỳ Ở rốn phổi, màng phổi tạng quặt ra để liên
tiếp với màng phổi thành.
Trang 16I GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI
+ Ngách sườn hoành: do màng phổi sườn gặp màng phổi hoành
+ Ngách sườn trung thất: do màng phổi sườn gặp màng phổi trung thất
Trang 17I GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI
Ổ màng phổi
– Hai lá màng phổi liên tục với nhau ở rốn phổi giới hạn nên một khoang là
ổ màng phổi Bình thường hai lá màng phổi tiếp xúc với nhau nên ổ màng phổi là một khoang ảo
– Mỗi phổi có một ổ màng phổi kín, riêng biệt, không thông nhau
Trang 18I GIẢI PHẪU MÀNG PHỔI
Mạch máu và thần kinh của màng phổi
– Động mạch: màng phổi thành được cấp máu bởi những nhánh của các động mạch kế cận: động mạch ngực trong, các động mạch gian sườn, các nhánh trung thất và các động mạch của cơ hoành Màng phổi tạng được cấp máu từ các động mạch phế quản
– Tĩnh mạch: đi kèm với động mạch
– Thần kinh: màng phổi sườn được chi phối bởi các thần kinh gian sườn, màng phổi trung thất và màng phổi sườn được chi phối bởi những nhánh cảm giác của thần kinh hoành Màng phổi tạng được chi phối thần kinh từ đám rối phổi
Trang 19II ÁP DỤNG
1 Chọc hút dịch màng phổi, chọc khí màng phổi
- Chọc hút dịch màng phổi là thủ thuật đưa kim vào khoang màng phổi trong các trường hợp tràn dịch,tràn máu, tràn mủ, để hút dịch ra ngoài cơ thể bệnh nhân
Trang 20II ÁP DỤNG
2 Dẫn lưu khoang màng phổi
Dẫn lưu khoang màng phổi là một kỹ thuật ngoại khoa nhằm đặt ống thông vào trong khoang màng phổi để thoát chất khí hay dịch hiện diện bất thường trong khoang màng phổi ra một hệ thống bình kín có hút hoặc không hút
Trang 21II ÁP DỤNG
3 Viêm phổi, viêm phế quản
Bình thường khi phổi và màng phổi không
bị bệnh lý gì thì: Nghe phổi rì rào phế nang
êm dịu, gõ trong ,sờ rung thanh truyền đều 2
bên.khi bị bệnh viêm phổi, viêm phế quản
nghe phổi sẽ có rale:ẩm, rít , nổ, ngáy hoặc
rì rào phế nang giảm hoặc mất Gõ: đục,
vang
Trang 22II ÁP DỤNG
4 Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi
Phẫu thuật cắt bỏ thùy phổi là một phương pháp phẫu thuật trong điều trị bệnh ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, bệnh lao hay chấn thương gây đứt các mạch máu chính gần phổi Phổi trái có hai thùy và phổi phải có ba thùy nên áp dụng phương pháp này cũng không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe bệnh nhân vì ta chỉ cắt đi thùy phổi bị bệnh hay tổn thương để tránh bệnh di căn bệnh sang thùy phổi lành Sau cắt một thùy phổi bệnh , còn các thùy phổi khác vẫn đảm nhiệm mọi chức năng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân