1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Kĩ năng thuyết trình PTIT

17 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kĩ Năng Thuyết Trình
Tác giả Vũ Văn Hiếu
Người hướng dẫn Trần Thanh Mai
Trường học Học viện công nghệ bưu chính viễn thông
Chuyên ngành Kĩ năng thuyết trình
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Một bài thuyết trình hiệu quả thường có các đặc điểm sau: + Có mục tiêu rõ ràng Khi thuyết trình cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái chúng ta muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ chúng ta muốn tạo dựng là gì, với ai và cái chúng ta muốn người nghe thực hiện…. Khi có mục tiêu rõ ràng thì bài thuyết trình mới có thể đi đúng hướng và đạt hiệu quả. Không thể thuyết phục được ai trong khi ngay cả bản thân mình cũng không rõ mình đang nói về vấn đề gì và nhằm để làm gì. Ví dụ: Mục tiêu của chúng ta trong bài thuyết trình về văn hoá giao thông là gì? + Phù hợp với đối tượng: Chúng ta không thể trình bày một bài thuyết trình bằng tiếng Anh đối với đối tượng là nông dân được. Do đó phải phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn đề chúng ta thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe… + Có cấu trúc logic và nhất quán: Các vấn đề được trình bày phải liên quan chặt chẽ với nhau và có tính logic. Một bài thuyết trình lủng củng thì sẽ không bao giờ hiệu quả. Nó sẽ gây ra sự khó chịu đối với người nghe. Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần (tam đoạn luận): Mở đầu, nội dung và kết thúc. Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ. Nên sử dụng sáng tạo các phương pháp để trình bày ý tưởng. Ví dụ trình bày ý tưởng theo logic, theo thứ tự thời gian, trình bày từ tổng thể tới cụ thể, từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ những điều đã được chấp nhận tới những mâu thuẫn, trình bày theo quan hệ nhânquả, từ vấn đề tới giải pháp...

Trang 1

H C VI N CÔNG NGH B U CHÍNH VI N THÔNG ỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ỄN THÔNG

B MÔN PHÁT TRI N K N NG Ộ MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG ỂN KĨ NĂNG Ĩ NĂNG ĂNG



-TI U LU N K T THÚC H C PH N ỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN ẾT THÚC HỌC PHẦN ỌC PHẦN ẦN

MÔN H C: K N NG THUY T TRÌNH ỌC PHẦN Ĩ NĂNG THUYẾT TRÌNH ĂNG THUYẾT TRÌNH ẾT THÚC HỌC PHẦN

Gi ng viên: ảng viên: Tr n Thanh Mai ần Thanh Mai

Nhóm môn h c: ọc: 33 Sinh viên th c hi n: ực hiện: ện: V V n Hi u ũ Văn Hiếu ăn Hiếu ếu

Mã sinh viên: B21DCCN373

L p: ớp: D21CQCN01-B

Trang 2

Câu 1: Hãy nêu đặc điểm của một bài thuyết trình.

- Một bài thuyết trình hiệu quả thường có các đặc điểm sau:

+ Có mục tiêu rõ ràng

Khi thuyết trình cần xác định mục tiêu của việc thuyết trình, ví dụ cái chúng ta muốn người nghe hiểu là gì, quan hệ chúng ta muốn tạo dựng là gì, với ai và cái chúng

ta muốn người nghe thực hiện… Khi có mục tiêu rõ ràng thì bài thuyết trình mới có thể đi đúng hướng và đạt hiệu quả Không thể thuyết phục được ai trong khi ngay cả bản thân mình cũng không rõ mình đang nói về vấn đề gì và nhằm để làm gì Ví dụ: Mục tiêu của chúng ta trong bài thuyết trình về văn hoá giao thông là gì?

+ Phù hợp với đối tượng:

Chúng ta không thể trình bày một bài thuyết trình bằng tiếng Anh đối với đối tượng là nông dân được Do đó phải phân tích người nghe bằng cách hãy suy nghĩ về chủ đề thuyết trình dưới góc độ của người nghe, tập trung vào kiến thức của họ về vấn

đề chúng ta thuyết trình đến đâu, ngôn ngữ sử dụng như thế nào, mối quan tâm của họ

là gì, những định kiến, tâm trạng, quan hệ của người nghe…

+ Có cấu trúc logic và nhất quán:

Các vấn đề được trình bày phải liên quan chặt chẽ với nhau và có tính logic Một bài thuyết trình lủng củng thì sẽ không bao giờ hiệu quả Nó sẽ gây ra sự khó chịu đối với người nghe

Về cấu trúc, nhìn chung, một bài thuyết trình thường được chia làm 3 phần (tam đoạn luận): Mở đầu, nội dung và kết thúc Tại sao vậy? Cấu trúc này mang lại cho người nghe cảm giác có sự phân tích, luận cứ, có cảm giác của sự chuyển động tiến lên phía trước và lý do thứ ba là dễ nhớ

Nên sử dụng sáng tạo các phương pháp để trình bày ý tưởng Ví dụ trình bày ý tưởng theo logic, theo thứ tự thời gian, trình bày từ tổng thể tới cụ thể, từ điều đã biết đến cái chưa biết, từ những điều đã được chấp nhận tới những mâu thuẫn, trình bày theo quan hệ nhân-quả, từ vấn đề tới giải pháp

+ Sử dụng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp:

Trang 3

a) Giọng nói

- Nói bằng giọng điệu phù hợp với hoàn cảnh, tình huống để giúp cho việc thể hiện thông điệp một cách chính xác Cần sử dụng giọng nói truyền cảm, nhẹ nhàng, ấm

áp khi giải thích, thuyết phục để giúp cho người nghe cảm thấy thoải mái, dễ chịu Cần

sử dụng giọng nói rõ ràng, dứt khoát, quyết đoán khi cần thể hiện uy lực, mệnh lệnh phải tuân theo

- Nhịp điệu vừa phải, ngữ điệu lúc trầm, lúc bổng, lúc lên giọng, lúc xuống giọng, tùy theo mục tiêu của bài nói để cảm hóa được người nghe Tránh nói đều đều khiến người nghe nhàm chán, gây buồn ngủ

- Âm lượng vừa đủ nghe, không quá to hoặc quá nhỏ, phát âm chuẩn xác, không nói ngọng, nói lắp, cần tập nói các từ khó trước khi thuyết trình

b) Ánh mắt:

Trong khi thuyết trình, phải luôn quan sát người nghe để biết được họ có chú nghe mình hay không, đó cũng là cách, giao tiếp với người nghe Kỹ năng quan sát, phải nhìn bao quát tất cả mọi người để ai cũng có cảm giác là mình được quan tâm, có

vị trí quan trọng trong buổi thuyết trình

c) Nét mặt:

Nét mặt biểu hiện thái độ, cảm xúc của con người như: Vui, buồn, ngạc nhiên,

sợ hãi, tức giận, hoài nghi… Do đó, khi thuyết trình, nét mặt phải thể hiện được ảm xúc ph hợp với hoàn cảnh, tạo dựng uy tín cho mình và mang lại niềm tin và sự hứng thú cho người nghe Nụ cười cũng đem lại cho người nghe cảm giác thoải mái, tự tin

và tín hiệu của sự tốt lành, của tình hữu hảo và lòng chân thành, biểu hiện sự thân thiện cao nhất

d) Tư thế trong thuyết trình:

Khi thuyết trình, diễn giả có thể chọn cho mình tư thế thích hợp, có thể đứng hoặc ngồi, và kết hợp với sự di chuyển

e) Trang phục:

Trang 4

Người thuyết trình cần lựa ch n cho mình trang phục phù hợp với người nghe, với hoàn cảnh và đặc điểm của nơi mình sẽ thuyết trình Để thể hiện sự tôn trọng người nghe, cần trang phục chỉnh tề, phù hợp với dáng người, màu da, khuôn mặt; không chỉ về kích thước mà còn về màu sắc, kiểu dáng Không nên mặc quá sang trọng, nhưng cũng không nên quá tuyền toàng, ch nên mặc sang hơn thính giả một bậc

+ Thời gian phân bố hợp lý:

Không thể cứ nói vòng vo mãi phần mở đầu trong khi đó phần giải quyết vấn đề chưa đề cập tới đã hết thời gian quy định Cần phải có một sự phân bổ hợp lý và đều đặn, không nói nhanh quá và cũng không nên chậm quá Chú ý không làm mất thời gian của người nghe, không nên nói quá dài dòng Muốn có một bài thuyết trình hiệu quả chỉ có cách là chuẩn bị chu đáo và luôn luôn tập luyện

+ Sử dụng hình ảnh và đồ họa:

Sử dụng hình ảnh, biểu đồ, và đồ họa có thể giúp minh họa ý kiến và làm cho bài thuyết trình trở nên sinh động hơn

+ Nắm vững kiến thức: Người trình bày cần nắm vững kiến thức về chủ đề

mình đang thảo luận và có khả năng trả lời các câu hỏi hoặc đối đáp với ý kiến của khán giả

Câu 2: Viết chuyên đề: “Việc làm của Sinh viên sau khi tốt nghiệp Đại học ở nước ta trong giai đoan hiện nay”.

a Những vấn đề chung.

Thế giới ngày càng thay đổi, Việt Nam cũng sẽ thay đổi và điều đặc biệt nhất sinh viên ngày nay càng phải thay đổi để kịp theo tốc độ thay đổi của thế giới cùng với Việt Nam Thị trường việc làm trên thế giới trở nên cạnh tranh khốc liệt đặc biệt ở

những nước phát triển có nên công nghệ khoa học kỹ thuật cao Việc tốt nghiệp đại

Trang 5

học là bước quan trọng trong cuộc đời của sinh viên, đặc biệt là ở Việt Nam, nơi mà giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển cá nhân và xã hội

Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhân lực cho đất nước trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế, các trường đại học, cao đẳng trong cả nước đã nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trong giai đoạn hiện nay, tình hình tốt nghiệp của sinh viên Việt Nam đang phản ánh một loạt các thách thức và cơ hội

Dựa theo kết quả thống kê của Tổng cục Thống kê (tính đến thời điểm

30/9/2021), trong giai đoạn từ năm 2015-2020, Việt Nam có tổng cộng 242 trường đại

học, 76.7 nghìn giàng viên, 1.906 nghìn sinh viên, 242.2 nghìn sinh viên tốt nghiệp

Tỷ lệ tốt nghiệp đại học ở Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây, phản ánh sự đầu tư lớn vào giáo dục ở cả cấp độ quốc gia và địa phương Sự gia tăng về đầu tư này cũng đồng nghĩa với việc có một lượng lớn sinh viên ra trường hàng năm Cụ thể:

- Khối ngành Kỹ thuật và Công nghệ: 30.52%

Khối ngành kỹ thuật và công nghệ thường có tỷ lệ tốt nghiệp cao do nhu cầu về

kỹ sư và chuyên gia kỹ thuật trong các lĩnh vực như công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí, xây dựng, và các ngành công nghiệp khác

Các trường đại học kỹ thuật hàng đầu như Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Bách Khoa TP.HCM, và Đại học Bách Khoa Đà Nẵng thường có tỷ lệ tốt nghiệp đáng

kể từ các khối ngành kỹ thuật

- Khối ngành Kinh tế và Quản lý: 25,54%

Khối ngành kinh tế và quản lý cũng thu hút một số lượng lớn sinh viên Tuy nhiên, tỷ lệ tốt nghiệp có thể thấp hơn so với các khối ngành kỹ thuật do sự cạnh tranh cao trên thị trường lao động trong lĩnh vực này

Các trường đại học có chuyên ngành kinh tế và quản lý như Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Ngoại thương, và các trường đại học khác thường có tỷ lệ tốt nghiệp ổn định

Trang 6

- Khối ngành Xã hội và Nhân văn: 23.47%

Khối ngành xã hội và nhân văn bao gồm các chuyên ngành như ngôn ngữ học, văn học, lịch sử, và xã hội học Tỷ lệ tốt nghiệp trong các lĩnh vực này có thể thấp hơn

so với các khối ngành khác do yêu cầu về kỹ năng mềm và sự sáng tạo cao hơn

Các trường đại học như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Sư phạm, và các trường đại học khác thường có các chương trình đào tạo trong lĩnh vực này

- Khối ngành Y Dược: 20.47%

Y học là một trong những ngành đòi hỏi sự cam kết và nỗ lực lâu dài Tỷ lệ tốt nghiệp trong ngành y học thường phụ thuộc vào yếu tố chất lượng của đào tạo và khả năng vượt qua các kỳ thi chuyên ngành khó khăn

Các trường đại học y dược hàng đầu ở Việt Nam như Đại học Y Hà Nội, Đại học Y TP.HCM, và Đại học Y Dược Cần Thơ thường có tỷ lệ tốt nghiệp ổn định

Mặc dù tỉ lệ tốt nghiệp gia tăng dẫn đến có nhiều cơ hội hơn, nhưng việc tìm kiếm việc làm vẫn là một thách thức đối với nhiều sinh viên tốt nghiệp

b Thực trạng

Như đã nêu trên, số lượng sinh viên theo học đại học và tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đã tăng mạnh trong những năm gần đây Song trình độ sinh viên sau khi ra trường lại chưa thực sự đảm bảo

Một ví dụ điển hình là Đại học Hà Nội - nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao thành thạo ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ theo xu thế hội nhập, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của xã hội và đất nước

Thực hiện Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ trưởng

Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế thực hiện công khai đối với cơ sở giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, Trường Đại học Hà Nội niêm yết ba công khai

từ năm học 2018 – 2019 đến năm học 2022-2023 trên trang thông tin điện tử của trường 2/3 khối ngành có phần trăm sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc là 0%

Trang 7

Theo báo cáo 3 công khai năm học 2020-2021, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc khối ngành III,V là 0%, khối ngành VII là 0,41% Loại giỏi của khối ngành V thấp nhất (chiếm 0,76%), sau đó đến khối ngành III (chiếm 3,16%), cuối cùng là khối ngành VII Phần trăm sinh viên tốt nghiệp loại khá thấp nhất (chiếm 32,3%), khối ngành III là (chiếm 38,6%), cao nhất là khối ngành VII (chiếm 64,71%)

Tại báo cáo phân tích ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020, nhóm nghiên cứu của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam cho biết đã tổng hợp số liệu từ 181 trường đại học và 40 trường cao đẳng Kết quả cho thấy, tỷ lệ sinh viên đại học có việc làm so với tổng sinh viên tốt nghiệp năm 2018 đạt khoảng 65,5% Hơn 3% sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và 2,7% cử nhân đại học thất nghiệp, trong khi trung cấp 1,1%

Theo thống kê từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2021, khi đi xin việc làm chỉ có hơn một nửa số sinh viên tốt nghiệp được vào làm đúng với ngành đào tạo mà thôi Con số này chắc hẳn sẽ khiến cho nhiều phụ huynh, các thí sinh vừa hoàn thành kỳ tuyển sinh năm nay đắn đo, suy nghĩ

Số còn lại chỉ liên quan đến ngành đào tạo là 25%, thậm chí không liên quan đến ngành đào tạo là 19% Còn theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong quý 2 năm 2022, xu hướng tuyển dụng của thị trường lao động đối với nhân lực trình độ đại học là 49,7%, cao đẳng và trung cấp là 30,5%; trong khi đó, nhu cầu của người tìm việc có trình độ đại học là 61,1%, cao đẳng và trung cấp là 33%

Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu? Một vài yếu tố chính có thể

kể đến như:

- Không có định hướng nghề nghiệp trước khi học: Ở Việt Nam, việc chọn nghề phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của các bậc phụ huynh Với tâm lý luôn muốn che chở, bao bọc con, các bậc cha mẹthường thiên về những ngành “an toàn”, mang lại danh tiếng, như kỹ sư, bác sĩ,… và con cái thì cũng thụ động, cha mẹ chọn ngành gì con học ngành đó Mặt khác, xu hướng thị trường cũng là một điều đáng nói Một số bạn trẻ còn có xu hướng chạy theo các nghề “hot” để theo kịp bạn bè, chứ không thực

sự vì đam mê và đúng sở trường

Trang 8

- Tăng cường cung ứng so với cầu: Sự mất cân đối giữa nguồn cung và cầu của thị trường lao động Số lượng sinh viên tốt nghiệp tăng lên mỗi năm trong khi nhu cầu thực tế của doanh nghiệp là nguồn nhân lực chất lượng cao lại không đáp ứng đủ

- Chất lượng đào tạo chưa thực sự gắn với nhu cầu xã hội: Một số sinh viên không được đào tạo đủ về kỹ năng mềm và kỹ năng chuyên môn cần thiết để làm việc trong môi trường doanh nghiệp hiện đại Điều này có thể khiến cho việc họ tìm được công việc phù hợp trở nên khó khăn Sinh viên gặp khó khăn khi thích nghi với môi trường làm việc thực tế sau khi ra trường Sự chênh lệch giữa kiến thức lý thuyết được học trong trường và yêu cầu của công việc thực tế có thể làm cho quá trình hòa nhập trở nên khó khăn

- Thị trường lao động đa dạng và biến đổi liên tục: Thị trường lao động ngày càng đa dạng và biến đổi, đặc biệt là trong bối cảnh sự phát triển của công nghệ Một

số ngành nghề truyền thống có thể giảm sức hấp dẫn trong khi các lĩnh vực mới, như công nghệ thông tin và dịch vụ trực tuyến, đang nổi lên

=> Thực trạng chung là phần lớn sinh viên tốt nghiệp ra trường vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm phù hợp và ổn định, do chưa định hướng đúng mức về nghề nghiệp – việc làm, vì một số sinh viên chọn ngành học chưa phù hợp năng lực, sở trường và xu hướng phát triển thị trường lao động Mặt khác, các doanh nghiệp rất quan tâm tuyển chọn đối với sinh viên tốt nghiệp về kiến thức ngoại ngữ, khả năng hợp tác, kỹ năng làm việc, kỹ năng giao tiếp, những hiểu biết về môi trường văn hóa doanh nghiệp và tác phong làm việc công nghiệp Sự hạn chế lớn của sinh viên khi ra trường, đa số chưa định hướng được cụ thể để chọn một ngành chuyên môn phù hợp với khả năng, đồng thời, do hệ thống thông tin thị trường lao động; hoạt động

tư vấn giới thiệu việc làm thành phố chưa cập nhật kịp thời để gắn kết sinh viên và doanh nghiệp đạt hiệu quả cao

Để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp của sinh viên, cần có sự hợp tác giữa trường đại học, doanh nghiệp và chính phủ để cải thiện chất lượng đào tạo, tăng cường

kỹ năng mềm cho sinh viên và tạo ra các cơ hội việc làm phù hợp với nhu cầu của thị trường lao động

c Giải pháp

Trang 9

Hiện nay, Việt Nam đã và đang tiếp cận và áp dụng các khuyến nghị mới của

Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động và việc làm Tuy nhiên, với những nước đang phát triển - nền kinh tế vẫn mang đậm dấu ấn nông nghiệp hoặc việc làm phi chính thức chiếm thị phần đáng kể trong nền kinh tế hay mức sống của người dân chưa cao

và an sinh xã hội chưa đầy đủ

Vì vậy người lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại công việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất nghiệp dài để chờ đợi công việc tốt hơn Vì vậy, để giải quyết rõ rệt tình trạng sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường hiện nay, cần:

- Về phía sinh viên:

Thứ nhất, học sinh và sinh viên cần định hướng sơ bộ về nghề nghiệp của mình trong tương lai Học sinh, sinh viên cần thay đổi nhận thức, hiểu được đầu ra của ngành học Học sinh, sinh viên cần học những ngành nghề mà trong đó có sự đam mê, yêu thích của bản thân và phù hợp với khả năng của mình Đồng thời, các giảng viên của nhà trường nên kết hợp cùng với lãnh đạo của các doanh nghiệp trao đổi và định hướng nghề nghiệp phù hợp với từng tân sinh viên, dựa trên việc phân tích tính cách, đặc điểm gia đình, sở thích của từng cá nhân để đưa ra lời khuyên cho các em nên chọn ngành nào phù hợp với mình, có cơ hội việc là tốt nhất và phát huy được năng lực cao nhất

Thứ hai, trải nghiệm thực tế tại các doanh nghiệp là điều vô cùng quan trọng Nâng cao chất lượng đào tạo, kỹ năng làm việc cho sinh viên cần có sự kết hợp giữa sinh viên và nhà trường Việc học đi đôi với thực hành, học đến đâu có thể thực hành đến đó để việc giảng dạy không còn mang ý nghĩa trừu tượng mà còn mang tính ứng dụng thiết thực Sinh viên cần thực hiện nghiêm túc trong quá trình đi kiến tập, thực tập Nếu sinh viên coi hoạt động kiến tập, thực tập cho hết môn thì sẽ không khác gì vẫn chạy theo lý thuyết mà không có thực tế

Thứ ba, sinh viên cần nghiêm túc học hành ngay khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường Sự nghiêm khắc trong quá trình học tập của bản thân sẽ giúp sinh viên tự rèn

Trang 10

luyện tính cách, kỹ năng đồng thời đạt kết quả tốt trong quá trình học tập, sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc chuyên môn ngay sau khi ra trường

- Về phía Nhà nước:

Thứ nhất, hoàn thiện thể chế thị trường lao động, tạo khung pháp lý phù hợp, bảo đảm đối xử bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động Thực hiện đúng các luật về lao động, tiền lương tối thiểu, bảo hiểm lao động, xuất khẩu lao động, pháp lệnh đình công Người lao động được quyền hưởng lương đúng với số lượng và chất lượng lao động họ đã bỏ ra, phải được bảo đảm về chỗ ở và những điều kiện môi trường lao động, an sinh khác theo đúng luật pháp

Thứ hai, Nhà nước cùng các doanh nghiệp cần phải quan tâm đào tạo công nhân trình độ cao, trình độ lành nghề, trình độ văn hóa đối với lao động trẻ, khỏe, nhất là khu vực nông thôn để cung ứng cho các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ và xuất khẩu lao động

Thứ ba, đa dạng hóa các loại hình thị trường, các lớp dạy nghề của Nhà nước, của tư nhân và quốc tế; áp dụng cơ chế thị trường trong dạy nghề, dần dần hình thành thị trường dạy nghề phù hợp với pháp luật Thực hiện quy hoạch đầu tư tập trung hệ thống dạy nghề, kỹ thuật thực hành qua lao động trực tiếp; đặc biệt là xây dựng các trường dạy nghề trọng điểm quốc gia

Thứ tư, thực hiện hiệu quả dự án hỗ trợ đào tạo giảng viên; xây dựng cơ chế xác định chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo trung cấp, đào tạo cao đẳng, đại học hàng năm trên cơ

sở nhu cầu của thị trường lao động, năng lực đào tạo và tỷ lệ người học tốt nghiệp có việc làm của cơ sở đào tạo; chỉ đạo các cơ sở đào tạo đầu tư nâng cao điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo, hợp tác với đơn vị sử dụng lao động để xây dựng chương trình đào tạo cân đối giữa lý thuyết và thực hành, xây dựng chuẩn đầu ra, hỗ trợ sinh viên thực tập và đánh giá sinh viên tốt nghiệp theo yêu cầu của thị trường lao động

Ngày đăng: 15/04/2024, 11:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w