1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

110 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh
Tác giả Nguyễn Đức Việt Anh
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Hữu Thắng
Trường học Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản lý Kinh tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 248,21 KB

Nội dung

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò quan trọng đối với các cơ quan QLNN. Chi thường xuyên NSNN đảm bảo nguồn lực tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động cho các cơ quan tổ chức đó, góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan QLNN các cấp. bên cạnh những kết quả đạt được, chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh cũng còn những hạn chế đó là: Công tác lập dự toán hàng năm chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ, chưa căn cứ vào từng nội dung, nhiệm vụ cụ thể hàng năm mà chỉ dựa trên số thực hiện năm trước liền kề nên kết quả lập dự toán chưa chuẩn xác; Công tác xét duyệt quyết toán chi thường xuyên tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh chỉ mang tính chất kiểm tra tài chính đơn thuần; Hoạt động kiểm tra chi thường xuyên tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh chỉ do bộ phận kế toán thực hiện nên hiệu quả chưa cao… Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua, đặt ra yêu cầu cần có những công trình nghiên cứu nhằm đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Trang 1

NGUYỄN ĐỨC VIỆT ANH

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI

CHÍNH TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 8340410

HÀ NỘI - 2024

Trang 2

NGUYỄN ĐỨC VIỆT ANH

QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH

Trang 3

Tôi xin cam đoan luận văn “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi.

Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận văn là trung thực, đảm bảo tính kháchquan, khoa học Các tài liệu tham khảo và nguồn trích dẫn có nguồn gốc, xuất

Trang 4

Chương 1 12

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH 12

1.1 Khái quát chung về chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính … 12

1.2 Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước của Sở Tài chính 15

1.3 Kinh nghiệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số Sở Tài chính và bài học rút ra cho sở tài chính tỉnh Bắc Ninh 33

Chương 2 39

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẮC NINH 39

2.1 Khái quát về sở tài chính tỉnh Bắc Ninh 39

2.2 Thực trạng quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 – 2022 44

2.3 Đánh giá chung về quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh 61

Chương 3 74

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẮC NINH 74

3.1 Bối cảnh mới và phương hướng hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tới 74

3.2 Giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030 81

3.3 Kiến nghị 93

KẾT LUẬN 97

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

Trang 5

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 6

Bảng 2 2: Dự toán chi thường xuyên từ NSNN phân theo nội dung kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022 49Bảng 2 3: Dự toán chi thường xuyên từ NSNN phân theo địa bàn hành chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022 50Bảng 2 4: Chênh lệch giữa dự toán và thực hiện chi thường xuyên từ NSNN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022 54Bảng 2.5: Phân bổ khoản mục chi TX từ nguồn NSNN theo nội dung kinh tế tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022 56Bảng 2.6: Phân bổ khoản mục chi TX từ nguồn NSNN theo địa bàn hành chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 - 2022 57Bảng 2.7: Kết quả thanh tra, kiểm tra chi thường xuyên từ NSNN tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 – 2022 61Bảng 2.8: Đánh giá công tác lập dự toán chi TX từ NSNN tỉnh Bắc Ninh từ các đối tượng điều tra 63Bảng 2 9: Đánh giá công tác quản lý quyết toán và kiểm tra, kiểm toán chi

TX từ Ngân sách Nhà nước tỉnh Bắc Ninh từ số liệu điều tra 66Bảng 2 10: Đánh giá công tác điều hành, chấp hành dự toán chi TX từ Ngân sách Nhà nước của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh từ số liệu điều tra 68

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chi thường xuyên ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò quan trọngđối với các cơ quan QLNN Chi thường xuyên NSNN đảm bảo nguồn lực tàichính và cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động cho các cơ quan tổ chức đó,góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của cơ quan QLNN cáccấp

Là một cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ủy ban nhân dân (UBND)tỉnh với rất nhiều chức năng, nhiệm vụ được giao, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh

có vai trò quan trọng trong việc tham mưu và tổ chức thực hiện công tác quảnlý chi thường xuyên NSNN của tỉnh Bắc Ninh Trong những năm qua, Sở Tàichính tỉnh Bắc Ninh luôn chú trọng đến công tác quản lý chi thường xuyênNSNN tỉnh Bắc Ninh từ khâu lập dự toán chi thường xuyên, chấp hành dựtoán chi thường xuyên đến khâu quyết toán chi thường xuyên và kiểm tra,kiểm soát dự toán chi thường xuyên NSNN theo đúng chu trình của ngânsách Nhờ đó công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnhBắc Ninh đã góp phần đảm bảo nguồn lực hoạt động cho bộ máy quản lý nhànước của tỉnh Bắc Ninh

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chi thường xuyên NSNNcủa Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh cũng còn những hạn chế đó là: Công tác lập

dự toán hàng năm chưa sát với thực tế triển khai nhiệm vụ, chưa căn cứ vàotừng nội dung, nhiệm vụ cụ thể hàng năm mà chỉ dựa trên số thực hiện nămtrước liền kề nên kết quả lập dự toán chưa chuẩn xác; Công tác xét duyệtquyết toán chi thường xuyên tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh chỉ mang tínhchất kiểm tra tài chính đơn thuần; Hoạt động kiểm tra chi thường xuyên tại

Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh chỉ do bộ phận kế toán thực hiện nên hiệu quảchưa cao… Những tồn tại, hạn chế nêu trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới côngtác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong

Trang 8

những năm qua, đặt ra yêu cầu cần có những công trình nghiên cứu nhằm đềxuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chínhtỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh” làm đề tài luận văn thạc

sỹ chuyên ngành quản lý kinh tế của riêng mình, đây là vấn đề đảm bảo tínhthời sự, có giá trị cả về mặt lý luận và thực tiễn

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính là vấn đề nhận đượcnhiều sự quan tâm của các nhà khoa học Cho đến nay, đã có nhiều công trìnhnghiên cứu đề cập đến vận đề này, tiêu biểu là các công trình sau đây:

Lê Thị Lan Hương (2020): “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng” [7] Tác

giả luận văn nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNNtại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng, từ đó chỉ rõ những kết quả đã đạtđược như những hạn chế làm cơ sở cho việc đề ra các giải pháp nhằm hoànthiện công tác quản lý chi thường xuyên NSNN trên địa bàn quận trong thờigian đến để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN, phù hợp với quá trình cải cách hành chính công, phù hợp vớichuẩn mực và thông lệ quốc tế

Mai Quốc Thịnh (2016): “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại thành phố Đà Nẵng ” [16] Tác giả luận văn

nghiên cứu thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố

Đà Nẵng, Bên cạnh những mặt đặt được, quản lý chi NSNN thường xuyên tạithành phố Đà Nẵng còn bộc lộ nhiều hạn chế nhưng phấp cấp quản lý thườngxuyên NSNN chưa được đồng bộ, còn nhiều chồng chéo, định mực phân bốchưa hợp lý, công tác lập dự toán còn mang tính đối phó, chưa chấp hành tốt

dự toán chi thường xuyên NSNN… Từ những tồn tại đó tác giả đã đề xuất các

Trang 9

giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNN tại thành phố ĐàNẵng trong thời gian tới để đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa công tác quảnlý chi thường xuyên NSNN, phù hợp với quá trình cải cách hành chính công,phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế

Nguyễn Chí Quang (2020): “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tại huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương” [10] Tác

giả bài viết làm rõ được về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN tạihuyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2020-2020 để chi ra nhữngtồn tại hạn chế cần khắc phục Củ thể tập trung vào các nội dung: Lập dự toánngân sách nhà nước, chấp hành dự toán ngân sách nhà nước, thực hiện phốihợp giữa cơ quan thuế và các cơ quan chức năng, cơ cấu chi ngân sách, côngtác thanh tra kiểm tra ngân sách nhà nước Từ đó rút ra những điểm mạnh vàđiểm yếu trong quản lý chi thường xuyên tại huyện Dầu Tiếng

Nguyễn Thanh Minh (2020): “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên” [9] Tác giả đã đưa ra

giải pháp khắc phục những hạn chế trong quản lý chi thường xuyên ngân sáchnhà nước ở huyện Phú Lương Tác giả sử dụng các phương pháp như thống

kê mô tả, chọn mẫu phân tích, so sánh để tổng hợp, đánh giá thực trạng và cácnhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện giai đoạn2016-2020 Kết quả phân tích thực trạng cho thấy hoạt động quản lý chithường xuyên ngân sách nhà nước ở huyện đã từng bước được hoàn thiện,góp phần phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Đồng thờitác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên ngânsách nhà nước ở huyện Phú Lương, chỉ ra những mặt được, hạn chế tồn tại vànguyên nhân của nó trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước ởhuyện Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lýchi thường xuyên ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện

Trang 10

Đặng Đức Anh (2013): “Đánh giá thực trạng phân cấp quản lý NSNN

ở Việt Nam” [1], đã nêu khái quát về tình hình phân cấp NSNN, những kết

quả đạt được, những tồn tại/hạn chế và đưa ra phương hướng hoàn thiện phâncấp quản lý NSNN ở Việt Nam.“Thực trạng và giải pháp” Nội dung của luận

án bàn về bản chất và nội dung của phân cấp ngân sách, các mô hình quản lýngân sách, các nguyên tắc, tiêu chí và mức độ phân cấp ngân sách, những lợiích và rủi ro trong quá trình phân cấp ngân sách, kinh nghiệm phân cấp quảnlý ngân sách đối với chính quyền địa phương (ĐP); đánh giá về phân cấpngân sách đối với chính quyền ĐP trên các nội dung về thu chi ngân sách, quytrình ngân sách, đinh mức phân bổ và chỉ tiêu ngân sách và các định hướng,mức độ, nguyên tắc và giải pháp tăng cường phân cấp ngân sách đối với cácđịa phương Đây là công trình nghiên cứu quan trọng cho thấy cái nhìn tổngquan phân cấp ngân sách nói chung và đầu tư XDCB nói riêng

Nguyễn Tử Đức Thọ (2020): “Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước nghiên cứu trường hợp tỉnh Ninh Bình” [17] Luận án nghiên cứu phân cấp

quản lý NSNN, trong đó tập trung nghiên cứu điển hình thực trạng phân cấpquản lý ngân sách các cấp chính quyền địa phương tại một địa phương Luận

án đã hệ thống hoá, phân tích làm rõ lý luận về phân cấp quản lý NSNN thôngqua phân tích lý luận về NSNN và hệ thống NSNN; Khái niệm, nội dung,nguyên tắc phân cấp NSNN; Kinh nghiệm phân cấp quản lý NSNN ở một sốquốc gia và một số địa phương Đồng thời, luận án cũng đã phân tích, đánhgiá thực trạng phân cấp quản lý NSNN khi nghiên cứu điển hình trường hợptỉnh Ninh Bình trong giai đoạn 2011 - 2016 và năm 2020 với ba nội dung:Phân cấp thẩm quyền ban hành pháp luật, chính sách, tiêu chuẩn định mứcNSNN; Phân cấp về nguồn thu, nhiệm vụ chi, vay nợ; Phân cấp thực hiện quytrình quản lý NSNN Trên cơ sở đó, luận án đã đưa ra các phương hướng,mục tiêu và giải pháp hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước cho

Trang 11

tỉnh Ninh Bình cho giai đoạn ổn định ngân sách 2020 - 2020 và tầm nhìn đếnnăm 2030.

Tạ Văn Quân (2022): “Hoàn thiện phân cấp quản lý ngân sách nhà nước của thành phố Hà Nội” [13] Phân cấp quản lý ngân sách là một nội

dung trong quản lý NSNN Luận án đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lýluận về phân cấp quản lý NSNN, chủ yếu là nội dung phân cấp quản lý ngânsách giữa các cấp chính quyền địa phương và thực tiễn về phân cấp quản lýNSNN của thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2020 Trong đó, luận án đi sâuvào nghiên cứu 5 nội dung cơ bản của chính quyền địa phương gồm: i) Phâncấp thẩm quyền ban hành chính sách, tiêu chuẩn và định mức NSNN; ii) Phâncấp nguồn thu ngân sách của NSĐP; iii) Phân cấp quản lý NSNN về vay nợ;iv) Phân cấp thực hiện quy trình quản lý ngân sách; v) Phân cấp về giám sát,thanh tra và kiểm toán NSNN

Nguyễn Minh Tân (2022): “Chính sách phân bổ ngân sách nhà nước ở Việt Nam” [14] Luận án tập trung nghiên cứu lý luận và thực tiễn về cơ chế

phân bổ NSNN giữa NSTƯ và NSĐP thông qua các nguyên tắc, tiêu chí, địnhmức phân bổ, phương thức phân bổ NSNN Luận án tập trung nghiên cứu về

cơ chế phân bổ NSNN bao gồm cơ chế phân bổ NSNN cho chi thường xuyên

và chi ĐTPT nói chung, không tập trung nghiên cứu sâu vào lĩnh vực cụ thể.Trên cơ sở đánh giá những ưu, nhược điểm của cơ chế phân bổ NSNN ở ViệtNam giai đoạn 2011 - 2020, luận án đã đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện

cơ chế phân bổ NSNN ở Việt Nam tầm nhìn đến năm 2030

Nguyễn Thị Kim Liên (2020): “Hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước tỉnh Thái Nguyên” [8] Đối tượng nghiên cứu của luận

án là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN.Phạm vi nghiên cứu của luận án tập trung nghiên cứu về quản lý chi thườngxuyên NSNN cấp tỉnh tại một tỉnh theo cách tiếp cận của chu trình NSNN.Luận án nghiên cứu về thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN cấp tỉnh

Trang 12

tại tỉnh Thái Nguyên với nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN theo quytrình ngân sách gồm ba khâu là: Lập kế hoạch chi thường xuyên NSNN; Tổchức chấp hành chi thường xuyên NSNN; Quyết toán chi thường xuyênNSNN; và một khâu đan xen là thanh tra, kiểm toán, kiểm tra chi thườngxuyên NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2014 -2021.

Có thể thấy rằng, các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọngvào việc xây dựng cơ sở lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn cho quản lý ngânsách nhà nước nói chung, quản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng ở các địaphương, các Sở, Ban, Ngành như đưa ra khái niệm, đặc điểm, nguyên tắcquản lý chi thường xuyên NSNN, nội dung quản lý chi thường xuyên NSNN,các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý chi thường xuyên NSNN, khái quát cácbài học kinh nghiệm trong quản lý chi thường xuyên NSNN Trong luận văn,tác giả sẽ kế thừa, bổ sung và phát triển một số vấn đề lý luận từ các côngtrình nghiên cứu nói trên

Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến quản lý chiNSNN, chi thường xuyên NSNN Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có côngtrình nghiên cứu nào đề cập đến quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính đặt trong bối cảnh mới của tình hình thế giới và trong nước sau Đạidịch Covid-19, bối cảnh chuyển đổi số của Việt Nam Cũng chưa có côngtrình nghiên cứu nào đề cập đến quản lý chi thường xuyên NSNN ở một SởTài chính cụ thể như Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh Do đó, tác giả lựa chọn đềtài “Quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính tỉnh BắcNinh” là hoàn toàn phù hợp, đảm bảo được tính thời sự, có giá trị khoa học cảvề lý luận và thực tiễn

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu:

Trang 13

Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận

và thực tiễn về quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính, phân tíchthực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh,trên cơ sở đó đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSNNcủa Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Xuất phát từ mục đích trên, các nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra gồm:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý chi thườngxuyên NSNN của Sở Tài chính

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý chi thường xuyên NSNN của

Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2020 – 2022; chỉ ra những kết quả đạtđược, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý chithường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2023 - 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là quản lý chi thường xuyênNSNN của Sở Tài chính (đơn vị dự toán cấp I)

Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi về chủ thể: Chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN là Ban

giám đốc Sở Tài chính

- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn

về quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính trên góc độ quản lýkinh tế với các nội dung: lập dự toán chi thường xuyên NSNN; Tổ chức thựchiện dự toán chi thường xuyên NSNN; Quyết toán chi thường xuyên NSNN;Kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN

- Phạm vi về không gian: nghiên cứu được thực hiện tại Sở Tài chính

tỉnh Bắc Ninh

Trang 14

- Phạm vi về thời gian: Các số liệu thứ cấp dùng để nghiên cứu thực

trạng quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh đượcthu thập trong giai đoạn 2020-2022; các giải pháp đề xuất cho giai đoạn 2023– 2030

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước… về quản lý chi thường xuyên NSNN.Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa trên cơ sở lý thuyết quản lý tài chínhcông Ngoài ra, trên cơ sở chắt lọc, kế thừa các kết quả nghiên cứu của cáccông trình khoa học đã công bố

-Phương pháp nghiên cứu:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số phương pháp nghiên cứuđược sử dụng như sau:

- Phương pháp thu thâp tài liệu, số liệu

+ Dữ liệu thứ cấp: Thống kê các nguồn thông tin đã được công bố qua cáctài liệu của UBND, HĐND, Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh; Số liệu, thông tin đăngtrên tạp chí, sách báo, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, thông tin trênwebsite liên quan đến nội dung nghiên cứu đề tài

* Cỡ mẫu điều tra: Theo Yamane Taro (1967), việc xác định kích thướcmẫu trong trường hợp đã biết quy mô tổng thể được xác định như sau:

Trang 15

n = 1 + N x eN 2

Trong đó: n: Kích thước mẫu cần xác định

N: quy mô tổng thểe: Sai số cho phép Thường ba tỷ lệ sai số hay sử dụng là:

± 0.01 (1%) ± 0.05 (5%), ± 0.1 (10%) Mức phổ biến nhất là ± 0.05

Trong luận văn này, tác giả sử dụng mức sai số là ± 0.05

Tại thời điểm 31/10/2023, có 24 cán bộ, công chức đang làm việc tại

Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, vì vậy cỡ mẫu sẽ là:

n = 1 + 24 x 0.0524 2

n = 22 Tác giả sẽ tiến hành khảo sát đối với 22 cán bộ, công chức

* Thời gian điều tra: Hoạt động điều tra, thu thập số liệu sơ cấp đượcthực hiện từ ngày 01/11/2023 đến ngày 05/11/2023

* Nội dung điều tra: Mỗi đối tượng trong mẫu được chọn điều tra tácgiả phát 1 phiếu điều tra Phiếu khảo sát được xây dựng bao gồm 2 phầnchính:

Phần thông tin cơ bản của người được hỏi

Phần đánh giá của người được hỏi

Các nội dung khảo sát sẽ liên quan đến đánh giá thực trạng quản lý chithường xuyên tại Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh bao gồm: công tác lập dự toánchi thường xuyên; công tác tổ chức thực hiện chi thường xuyên và công tácquyết toán chi thường xuyên

* Quy ước đánh giá

Phiếu khảo sát được xây dựng theo đánh giá 5 cấp độ theo thang đo củaLikert với mức từ 1 đến 5 trong đó mức 1 là mức đánh giá thấp nhất còn mức

5 là đánh giá cao nhất

Trang 16

- Phương pháp phân tích tài liệu, dữ liệu

+ Phương pháp phân tích – tổng hợp: Với phương pháp này tác giả thựchiện phân tích, chọn lọc dữ liệu từ các công trình nghiên cứu kể trên và cáccông trình nghiên cứu khác, từ đó hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thựctiễn về quản lý chi TX NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh Phương phápnày được sử dụng ở cả 3 chương

+ Phương pháp thống kê – mô tả: Dựa trên số liệu liên quan đến quảnlý chi TX NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh thu thập trong giai đoạn

2020 – 2022, nghiên cứu tiến hành thống kê và mô tả sự biến động các chỉtiêu nghiên cứu qua các năm để thấy được sự biến động của chúng trong giaiđoạn nghiên cứu Trên cơ sở đó có thể đánh giá được một cách khách quanthực trạng quản lý chi TX NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh, từ đó nhằmđề ra các giải pháp nhằm đạt được hiệu quả tối ưu Phương pháp này được sửdụng ở chương 2

+ Phương pháp so sánh Dựa trên việc so sánh các chỉ tiêu để phân tíchthực trạng quản lý chi TX NSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh được thựchiện cho giai đoạn 2020 – 2022 So sánh để thấy được những ưu và nhượcđiểm trong công tác quản lý chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính tỉnhBắc Ninh Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của kết quả nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học:

- Đề tài góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý chi thườngxuyên ngân sách nhà nước của cơ quan quản lý nhà nước cấp sở;

Trang 17

- Làm tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu về tài chính công, quản lýtài chính công.

Ý nghĩa thực tiễn:

- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên NSNNcủa Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh;

- Đề xuất được một số phương hướng, giải pháp nhằm tham mưu cho

Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong việc hoàn thiện quản lý chi thường xuyênNSNN của Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn tiếp theo cũng như làmtài liệu tham khảo cho các công trình nghiên cứu về quản lý chi thường xuyêntại cơ quan quản lý nhà nước cấp sở

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 3 chương, 9 tiết

Trang 18

Chương 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN

NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH

1.1.1 Khái niệm chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

Luật NSNN năm 2015 định nghĩa: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ cáckhoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảngthời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảođảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước” [12] Luận văn coiđây là khái niệm chính thống và sẽ sử dụng làm căn cứ trong nội dung nghiêncứu

Tác giả Trần Thị Thảo (2005) cho rằng: chi thường xuyên NSNN là cáckhoản chi cho hoạt động sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, xã hội, văn hóathông tin, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, các sự

Trang 19

nghiệp xã hội khác; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội; hoạt độngcủa các cơ quan nhà nước; hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam; các đoànthể; trợ giá theo chính sách của Nhà nước; cho các chương trình mục tiêuquốc gia; trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội và các khoản chithường xuyên khác [17, tr.12].

Trong giáo trình “Quản lý chi NSNN” của Học viện Tài chính đưa rakhái niệm chi NSNN như sau: “Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụngcác nguồn tài chính đã tập trung được vào NSNN để đáp ứng cho các nhu cầuchi cho việc duy trì bộ máy và thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nướctrong từng thời kỳ nhất định” [3, tr.37] Khái niệm này thể hiện rõ hơn bảnchất, quá trình và mục tiêu của chi NSNN

Theo Luật Ngân sách Nhà nước (2015): “Chi thường xuyên NSNN lànhiệm vụ chi của NSNN nhằm bảo đảm hoạt động của bộ máy Nhà nước, tổchức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, hỗ trợ hoạt động của các tổ chức khác

và thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước về phát triển kinh tế

-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh” [12]

Nói cách khác, chi thường xuyên là quá trình phân phối và sử dụng quỹNSNN nhằm trang trải nhu cầu chi của các cơ quan nhà nước, các tổ chứcchính trị-xã hội thuộc khu vực công, qua đó thực hiện nhiệm vụ quản lý nhànước ở các hoạt động sự nghiệp kinh tế, giáo dục và đào tạo, khoa học vàcông nghệ, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, môi trường,…, và các hoạt động sựnghiệp khác

Từ sự phân tích trên, có thể quan niệm rằng, chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những nguyên tắc nhất định để đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên của các đơn vị thuộc Sở Tài chính quản lý

1.1.2 Đặc điểm chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

Trang 20

Thứ nhất, đại bộ phận các khoản chi thường xuyên từ NSNN đều

mang tính ổn định và có tính chu kỳ trong một khoảng thời gian hàng tháng,hàng quý, hàng năm, thể hiện ở tổng mức và tỷ trọng chi thường xuyên trongtổng chi NSNN hầu như không có sự thay đổi đột biến giữa các năm; nộidung và cơ cấu chi thường xuyên cũng có tính ổn định tương đối

Đặc điểm này xuất phát từ mối quan hệ hữu cơ giữa cơ quan Nhà nướcthuộc Sở Tài chính quản lý và NSNN Một mặt, sự ra đời của Nhà nước làtiền đề cho sự ra đời, tồn tại và phát triển của NSNN; mặt khác, NSNN làcông cụ tài chính quan trọng, tạo tiền đề vật chất để duy trì quyền lực chínhtrị, vận hành bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước như tổ chức quản lý các hoạt động kinh tế, bảo đảm an ninh-quốcphòng, trật tự an toàn xã hội, Các chức năng này là tất yếu, khách quan đòihỏi phải có nguồn lực tài chính ổn định Đặc điểm này còn xuất phát từ sự tấtyếu phải thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước về quản lý hành chính mộtcách thường xuyên, liên tục nhằm cung ứng các hàng hóa công cộng khôngthể thiếu cho xã hội

Thứ hai, xét theo cơ cấu chi NSNN ở từng niên độ và mục đích sử

dụng cuối cùng thì phần lớn các khoản chi thường xuyên có hiệu lực tác độngtrong khoảng thời gian ngắn và mang tính chất tiêu dùng xã hội; chủ yếunhằm trang trải cho các nhu cầu thường xuyên, thiết yếu về quản lý hànhchính, an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, về hoạt động sự nghiệp vàcác hoạt động xã hội khác do Nhà nước tổ chức Kết quả là tạo ra các hànghóa, dịch vụ công cộng đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội Các hoạt độngnày hầu như không trực tiếp tạo ra của cải vật chất, song lại có tác động to lớnđối với sự phát triển kinh tế nhờ tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, nângcao chất lượng nguồn lao động thông qua các khoản chi

Thứ ba, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN gắn liền với cơ

cấu tổ chức, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước; với việc

Trang 21

thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của Nhà nước trong từngthời kỳ và sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa côngcộng.

Bởi lẽ, phần lớn các khoản chi thường xuyên nhằm duy trì hoạt độngcủa bộ máy Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chứcnăng, nhiệm vụ thường xuyên của Nhà nước Do đó, cơ cấu tổ chức của bộmáy Nhà nước tác động tới cả phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN

Bộ máy nhà nước càng gọn nhẹ, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả thì số chithường xuyên càng giảm; đồng thời, sự phân bổ mức chi cho các cơ quantrong bộ máy cũng có cơ hội tăng lên mà không làm tăng tổng chi Bên cạnh

đó, sự tác động từ hiệu lực hoạt động của bộ máy Nhà nước sẽ làm thay đổivề chất của chi thường xuyên; những quan điểm, chủ trương, chính sách pháttriển kinh tế - xã hội của Nhà nước cũng ảnh hưởng trực tiếp đến định hướng,phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN

Mặt khác, phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN còn gắn liềnvới sự lựa chọn của Nhà nước trong việc cung ứng hàng hóa công cộng Phầnlớn các hàng hóa công cộng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội là do cácđơn vị sự nghiệp cung cấp Về cơ bản, mức phí mà người tiêu dùng hàng hóacông cộng phải trả cũng do Nhà nước quy định Do đó, mức độ tư nhân hóacác hoạt động sự nghiệp cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng trực tiếpđến phạm vi và mức độ chi thường xuyên NSNN

1.2 QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA SỞ TÀI CHÍNH

1.2.1 Khái niệm quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

Quản lý chi ngân sách là quá trình phân phối lại quỹ tiền tệ tập trungmột cách có hiệu quả nhằm thực hiện chức năng của nhà nước trên cơ sở sửdụng hệ thống chính sách, pháp luật Chi ngân sách mới thể hiện ở khâu phân

Trang 22

bổ ngân sách còn hiệu quả sử dụng ngân sách như thế nào thì phải thông quacác biện pháp quản lý Rõ ràng quản lý chi ngân sách sẽ quyết định hiệu quảsử dụng vốn ngân sách

Nghiên cứu của Đồng Thị Vân Hồng (2016) đã chỉ ra: Quản lý chiNgân sách nhà nước là quá trình thực hiện có hệ thống các biện pháp phânphối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung nhằm phục vụ chi tiêu cho bộ máy vàthực hiện các chức năng của Nhà nước Thực chất quản lý chi Ngân sách nhànước là quá trình sử dụng các nguồn vốn chi tiêu của Nhà nước từ khâu lập kếhoạch đến khâu sử dụng ngân sách đó nhằm đảm bảo quá trình chi tiết kiệm

và hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thực tế đang đặt ra theo đúng chính sáchchế độ của nhà nước phục vụ các mục tiêu KT-XH [1, tr.27]

Tác giả Nguyễn Ngọc Hùng (2006) cho rằng: Quản lý chi TX NSNN làquá trình các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền sử dụng hệ thống cácbiện pháp tác động vào hoạt động chi thường xuyên ngân sách Nhà nước,đảm bảo cho các khoản chi thường xuyên ngân sách được sử dụng đúng mụcđích, tiết kiệm và hiệu quả [10, tr.34]

Từ sự phân tích trên có thể quan niệm rằng: Quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính là sự tác động của Sở Tài chính vào hoạt động chi thường xuyên NSNN của các đơn vị thuộc Sở quản lý, đảm bảo cho các khoản thi thường xuyên NSNN được sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm và hiệu quả.

Chủ thể quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính là Ban giámđốc Sở Tài chính Các cơ quan giúp việc, trực tiếp quản lý chi thường xuyênNSNN cho Ban giám đốc Sở là Phòng Quản lý Ngân sách, Văn phòng Sở vàThanh tra Sở

Đối tượng quản lý là hoạt động chi thường xuyên NSNN của các đơn vịthuộc phạm vi quản lý của Sở Tài chính

Công cụ và phương pháp quản lý: Công cụ quản lý chi thường xuyênNSNN của Sở Tài chính là các chế độ, chính sách; các tiêu chuẩn, định mức

Trang 23

do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành tác động lên đối tượng vàchủ thể quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý chi thường xuyên NSNN Sựtác động của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý thông qua việc thực hiệncác chức năng quản lý nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản của quản lý chithường xuyên NSNN của Sở Tài chính Đó là mục tiêu sử dụng NSNN mộtcách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cho phát triển KT-XH và thực hiện nhiệm vụquản lý nhà nước của Sở Tài chính.

1.2.2 Mục tiêu quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

Mục tiêu tổng quát của quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính là cung cấp tài chính kịp thời, đầy đủ để Sở Tài chính thực hiện tốt chứcnăng của mình trong khung khổ pháp luật cho phép, đồng thời khuyến khíchcác đơn vị sử dụng NSNN của Sở Tài chính nâng cao hiệu quả sử dụngNSNN Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa bằng một hệ thống các mục tiêu

cụ thể sau:

Một là, lập dự toán và phân bổ NS kịp thời, đúng mục đích cho các đơnvị thụ hưởng NSNN, hỗ trợ họ hoàn thành nhiệm vụ được giao Mục tiêu nàyđược đo lường bằng các tiêu chí sau: Tính chất chính xác của dự toán chithường xuyên NSNN thể hiện qua độ chênh lệch giữa mức chi theo dự toán

và mức chi thực tế Mức độ chênh lệnh càng thấp, chất lượng quản lý chithường xuyên NSNN càng cao; Mức độ tuân thủ pháp luật Tiêu chí này đolường bằng các khoản chi và quy mô chi sai mục đích được phát hiện trong

dự toán Mức chi sai càng thấp, mức độ tuân thủ pháp luật của quản lý chithường xuyên NSNN của Sở Tài chính càng cao; Tính kịp thời của phân bổNSNN Thời điểm phân bổ NSNN càng gần với thời điểm triển khai thực hiệnhoạt động sử dụng NSNN chứng tỏ chất lượng quản lý chi thường xuyênNSNN của Sở Tài chính càng cao

Trang 24

Hai là, góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển KT-XH

của tỉnh Mục tiêu này phản ánh qua các tiêu chí sau: Sự phù hợp của ưu tiênchi thường xuyên NSNN với các mục tiêu ưu tiên trong chiến lược phát triển

KT – XH của tỉnh; Sự phù hợp của phân bổ NSNN với đặc điểm từng giaiđoạn phát triển của Sở, nhất là đối với các tỉnh miền núi

Ba là, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả Mục tiêu này được thể hiện

qua các tiêu chí: Mức tiết kiệm trong chi thường xuyên; Mức độ giảm thấtthoát, lãng phí trong đầu tư công từ nguồn NSNN; Giảm các khoản chi chưacần thiết…

Bốn là, phòng, chống lãng phí, tham nhũng trong chi thường xuyên

NSNN của Sở Tài chính Mục tiêu này được đo bằng các tiêu chí: Các biệnpháp phòng ngừa lãng phí, tham nhũng trong chi thường xuyên NSNN của SởTài chính; Số vụ việc và quy mô chi thường xuyên NSNN được phát hiện cósai phạm; Các hình thức và quy mô xử lý vi phạm trong quản lý chi thườngxuyên NSNN của Sở Tài chính

1.2.3 Nguyên tắc quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước cấp của Sở Tài chính

* Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nguyên tắc này đòi hỏi phải bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ và tối ưugiữa tập trung và dân chủ Trong quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính, nguyên tắc này phải được quán triệt trong toàn bộ các khâu của chutrình quản lý Thực hiện nguyên tắc này, quản lý chi thường xuyên NSNN của

Sở Tài chính được phân cấp cho các vị dự toán cấp dưới, song phải bảo đảm

sự tập trung, thống nhất quản lý của cấp trên Trong lập dự toán chi thườngxuyên NSNN của Sở Tài chính và quyết định phân bổ dự toán; chấp hành dựtoán; kiểm tra, kiểm soát, thanh toán; quyết toán các khoản chi thường xuyênNSNN của Sở Tài chính đều phải bảo đảm nguyên tắc này Điều đó có nghĩa

là dự toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính được quyết định trên cơ

Trang 25

sở nhu cầu chi tiêu hợp lý của các đơn vị sử dụng NSNN Khi dự toán NSNN

đã được quyết định thông qua, mọi đối tượng thụ hưởng NSNN đều phải tuânthủ các quyết định về dự toán, phân bổ dự toán, kiểm tra, quyết toán NSNN

* Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác

Nguyên tắc này đòi hỏi NSNN được xây dựng rành mạch, có hệ thống;

Dự toán chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính phải được tính toán mộtcách chính xác và phải đưa vào kế hoạch NS; Không được che đậy và bàochữa đối với tất cả các khoản chi thường xuyên NSNN; Không được phép lậpquỹ đen, NS phụ

* Nguyên tắc cân đối

Ngân sách NSNN được lập và thu – chi phải được cân đối Nguyên tắcnày đòi hỏi các khoản chi thường xuyên NSNN của Sở Tài chính chỉ đượcphép thực hiện khi đó có đủ các nguồn thu bù đắp Uỷ ban nhân dân và Hộiđồng nhân dân luôn cố gắng để đảm bảo cân đối nguồn NSNN bằng cách đưa

ra các quyết định liên quan tới các khoản chi để thảo luận và cắt giảm nhữngkhoản chi chưa thực sự cần thiết, đồng thời nỗ lực khai thác mọi nguồn thuhợp lý mà nền kinh tế có khả năng đáp ứng

* Nguyên tắc công khai hóa NSNN

Về mặt chính sách, thu – chi NSNN là một chương trình hoạt động củaChính phủ được cụ thể hoá bằng số liệu NSNN phải được quản lý rành mạch,công khai để mọi người dân có thể biết nếu họ quan tâm Nguyên tắc côngkhai của NSNN được thể hiện trong suốt chu trình và phải được áp dụng chotất cả các cơ quan tham gia vào chu trình NSNN

* Nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả

Tiết kiệm, hiệu quả là một trong những nguyên tắc quan trọng hàng đầucủa quản lý kinh tế, tài chính, bởi lẽ nguồn lực thì luôn có giới hạn nhưng nhucầu thì không có giới hạn Do vậy, trong quá trình phân bổ và sử dụng nguồn

Trang 26

lực khan hiếm đó luôn phải tính toán sao cho với chi phí ít nhất nhưng phảiđạt hiệu quả một cách tốt nhất.

Mặt khác, do đặc thù của hoạt động NSNN diễn ra trên phạm vi rộng,

đa dạng và phức tạp Nhu cầu chi từ NSNN luôn gia tăng với tốc độ nhanhtrong khi khả năng huy động nguồn thu có hạn Nên càng phải tôn trọngnguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả trong quản lý chi thường xuyên NSNN của SởTài chính

1.2.3 Nội dung quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

1.2.3.1 Lập dự toán chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính

Lập dự toán NSNN là lập kế hoạch thu, chi ngân sách trong một nămngân sách Kết quả của khâu này là dự toán ngân sách được các cấp thẩmquyền quyết định

- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác lập dự toán chi thườngxuyên từ Ngân sách Nhà nước:

+ Căn cứ vào các văn bản hướng dẫn lập dự toán chi thường xuyên từngân sách hàng năm của Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quanTrung ương có liên quan, Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu Ủy bannhân dân tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc,chính quyền cấp dưới lập dự toán chi thường xuyên từ NSNN thuộc phạm viquản lý

+ Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan có liênquan lập dự toán ngân sách tỉnh

+ Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thôngqua phương án giao dự toán cho các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách trênđịa bàn tỉnh

+ Đề xuất các phương án cân đối ngân sách và các biện pháp nhằmthực hiện chính sách tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên từ NSNN

Trang 27

- Căn cứ để lập dự toán chi NSNN

Căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, anninh; Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN (đối với dự toán năm đầu thời

kỳ ổn định NS); Tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu và mức bổ sungcân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới đã được quy định (đốivới dự toán năm tiếp theo của thời kỳ ổn định); Chính sách, chế độ thu NS;định mức phân bổ NS, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi NS; Chỉ thị của Thủtướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển KT-XH và dự toánngân sách năm sau; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về việc lập dự toánNS; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về xây dựng kế hoạchphát triển KT-XH, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc NSNN và văn bảnhướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; Số kiểm tra về dự toán thu, chiNSNN do Bộ Tài chính thông báo và số kiểm tra về dự toán chi đầu tư pháttriển do Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo Ủy ban nhân dân các tỉnh; Tìnhhình thực hiện ngân sách các năm trước

- Yêu cầu đối với việc lập dự toán chi thường xuyên từ NSNN

+ Dự toán chi thường xuyên từ NSNN của các cấp chính quyền phảitổng hợp theo từng lĩnh vực thu, chi và theo cơ cấu giữa chi thường xuyên,chi đầu tư phát triển, chi trả nợ; khi lập dự toán NSNN phải đảm bảo tổng sốthu thuế và phí, lệ phí phải lớn hơn chi thường xuyên

+ Dự toán chi thường xuyên từ ngân sách của đơn vị dự toán các cấpphải lập theo đúng nội dung, biểu mẫu, thời hạn và phải thể hiện đầy đủ cáckhoản thu, chi theo Mục lục NSNN và hướng dẫn của Bộ Tài chính

- Quy trình lập dự toán chi thường xuyên ngân sách tỉnh

Trên cơ sở hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh, các đơn vị sử dụng

NS, các tổ chức được NSNN hỗ trợ lập dự toán thu, chi thường xuyên ngânsách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao, gửi cơ quan quản lý cấp trên trựctiếp Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét, tổng hợp dự toán của các

Trang 28

đơn vị cấp dưới trực thuộc gửi đơn vị dự toán cấp I tổng hợp và lập dự toánthu, chi thường xuyên từ ngân sách thuộc phạm vi quản lý gửi Sở Tài chính,

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét,tổng hợp dự toán ngân sách của các đơn vị trực thuộc tỉnh, dự toán thu do cơquan Thuế lập, dự toán thu, chi ngân sách của các huyện; Và lập dự toán thu,chi ngân sách tỉnh (gồm dự toán ngân sách các huyện và dự toán ngân sáchcấp tỉnh), dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia, dự toán các khoản kinhphí ủy quyền báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để trình Thường trực Hộiđồng nhân dân xem xét trước ngày 20 tháng 7 năm trước

Sau khi có ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Ủy bannhân dân tỉnh gửi báo cáo dự toán ngân sách địa phương đến Bộ Tài chính,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan quản lý Chương trình mục tiêu quốc gia(phần dự toán chi Chương trình mục tiêu quốc gia)

Sau khi làm việc với Bộ Tài chính, Sở Tài chính chủ trì, tổ chức thảoluận dự toán với Uỷ ban nhân dân huyện, thị và các cơ quan đơn vị cấp tỉnhtheo chế độ, tiêu chuẩn hiện hành, phù hợp với khả năng ngân sách tỉnh, địnhhướng phát triển KT-XH của địa phương và bảo đảm tiết kiệm

Trên cơ sở quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách của Thủ tướngChính phủ, của Bộ Tài chính; Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dântỉnh quyết định dự toán ngân sách địa phương, phương án phân bổ dự toánngân sách cấp tỉnh và mức bổ sung từ ngân sách cấp tỉnh cho ngân sách cấpdưới trước ngày 10 tháng 12 năm trước Sau đó, báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kếhoạch và Đầu tư dự toán ngân sách tỉnh và kết quả phân bổ dự toán ngân sáchcấp tỉnh đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định

Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài chínhtrình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao nhiệm vụ thu, chi ngân sáchcho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc tỉnh; Nhiệm vụ thu, chi, tỷ lệ phần trăm

Trang 29

(%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách trung ương và ngân sách địaphương và giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương; Mức bổ sung từngân sách cấp tỉnh cho từng huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

1.2.3.2 Tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính

Chấp hành dự toán NSNN là khâu cốt yếu có ý nghĩa quyết định vớimột chu trình ngân sách Nếu khâu lập kế hoạch đạt kết quả tốt thì cơ bảncũng mới dừng ở trên giấy, nằm trong khả năng và dự kiến, chúng có thể biếnthành hiện thực hay không là tùy vào khâu chấp hành ngân sách Chấp hànhngân sách thực hiện tốt sẽ có tác động tích cực bảo đảm cân bằng thu - chingân sách định kỳ (tháng, quý, năm)

- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác triển khai chấp hành dựtoán chi thường xuyên từ ngân sách là thẩm tra phương án phân bổ dự toánchi thường xuyên từ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách

+ Bố trí nguồn kinh phí để đảm bảo các nhu cầu chi, trường hợp cácđơn vị sử dụng ngân sách chi vượt quá khả năng thu và huy động quỹ ngânsách thì Sở Tài chính phải chủ động thực hiện các biện pháp vay tạm thời đểđảm bảo nguồn

+ Xem xét điều chỉnh dự toán chi thường xuyên từ ngân sách trongtrường hợp đơn vị có nhu cầu

+ Có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu và sử dụngngân sách ở các cơ quan, đơn vị

- Căn cứ triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh

Căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện dựtoán NSNN hàng năm; Căn cứ Quyết định giao dự toán thu, chi ngân sáchtỉnh của Ủy ban nhân dân tỉnh; Các chính sách, chế độ, định mức chi thườngxuyên từ ngân sách hiện hành

- Yêu cầu của việc chấp hành chi thường xuyên ngân sách tỉnh

Trang 30

Các khoản chi ngân sách phải có trong dự toán đã được giao, được Thủtrưởng cơ quan quyết định chi và đã qua đấu thầu hoặc thẩm định giá (đối vớinhững trường hợp bắt buộc phải qua đấu thầu hoặc thẩm định giá).

Các đơn vị sử dụng ngân sách và các tổ chức được ngân sách hỗ trợthường xuyên phải mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước cùng cấp, chịu sựkiểm tra, kiểm soát của cơ quan Tài chính và của Kho bạc Nhà nước trongquá trình thanh toán, sử dụng kinh phí Đối với những đơn vị, tổ chức không

có quan hệ thường xuyên với ngân sách thì không bắt buộc mở tài khoản tạiKho bạc Nhà nước

NSNN phải được thanh toán trực tiếp từ Kho bạc Nhà nước đến ngườihưởng lương, hưởng trợ cấp xã hội và người cung cấp hàng hóa, dịch vụ

- Nội dung triển khai chấp hành chi ngân sách tỉnh

+ Thẩm tra phân bổ và giao dự toán chi NS

Sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh giao dự toán chi NS, các cơ quansử dụng ngân sách tiến hành lập phương án phân bổ dự toán chi thường xuyênngân sách gửi đơn vị chủ quản tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định Sau khiphương án phân bổ chi ngân sách được các cơ quan Tài chính thống nhất, thủtrưởng cơ quan, đơn vị ban hành quyết định phân bổ dự toán chi ngân sáchcho các đơn vị trực thuộc (nếu có); đồng thời gửi cơ quan Tài chính, Kho bạcNhà nước cùng cấp và Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để phối hợp thựchiện

+ Thực hiện cấp bổ sung hoặc điều chỉnh các khoản chi ngân sáchTrong quá trình sử dụng NS, nếu đơn vị có nhu cầu bổ sung cho nhiệm

vụ phát sinh hoặc điều chỉnh dự toán chi NSNN để phù hợp nhiệm vụ chithực tiễn thì gửi đề nghị đến Sở Tài chính Sau khi xem xét, nếu thấy đề nghị

đó là thiết thực và đúng theo các quy định hiện hành thì Sở Tài chính thôngbáo đến đơn vị và Kho bạc để phối hợp nếu thuộc thẩm quyền hoặc sẽ trình

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định

Trang 31

+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chi tiêu của đơn vị dự toán

Sở Tài chính phối hợp với Kho bạc kiểm soát dự toán chi của đơn vị.khi có yêu cầu hoặc đơn vị có dấu hiệu sai phạm, Sở Tài chính sẽ đề nghị Khobạc tạm ngưng cấp phát kinh phí cho đơn vị (trừ Lương và các khoản phụcấp) và yêu cầu đơn vị cung cấp chứng từ, sổ sách để thực hiện kiểm tra, giámsát

1.2.3.3 Quyết toán chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính

Quyết toán chi ngân sách tỉnh thực hiện tốt sẽ có ý nghĩa rất quan trọngtrong việc nhìn nhận lại quá trình chấp hành ngân sách qua một năm, rút ranhững bài học kinh nghiệm thiết thực bổ sung cho công tác lập ngân sáchcũng như chấp hành ngân sách những chu trình tiếp theo Là cơ sở để phântích, đánh giá việc thực hiện các khoản chi ghi trong kế hoạch phát triển KT-

XH, trong quá trình phát triển KT-XH và trong quá trình quản lý NSNN

- Nhiệm vụ của Sở Tài chính trong công tác quyết toán ngân sách tỉnhCăn cứ thông tư hướng dẫn công tác khóa sổ và quyết toán NSNN hàngnăm của Bộ Tài chính, Sở Tài chính tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh banhành quy định về công tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính NSNN trên địabàn tỉnh

Chủ trì, phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện công tác khóa sổngân sách tỉnh; Thực hiện công tác thẩm định báo cáo quyết toán NSNN hàngnăm của các đơn vị sử dụng và đơn vị được NSNN hỗ trợ thường xuyên;Tổng hợp và lập báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh trình Ủy ban nhân dântỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và gửi Bộ Tài chính

- Căn cứ để thực hiện quyết toán chi ngân sách tỉnh

Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn công tác quyết toán chithường xuyên từ NSNN hiện hành Các quy định về thời hạn thực hiện côngtác chỉnh lý quyết toán, thời hạn nộp báo cáo tài chính các cấp; quy định về

Trang 32

chính sách, chế độ, định mức chi ngân sách hiện hành; quy định về biểu mẫulập báo cáo quyết toán chi ngân sách tỉnh.

- Yêu cầu đối với công tác quyết toán chi ngân sách tỉnh

Số quyết toán chi NSNN là số đã thực thanh toán tại Kho bạc Nhà nướctrong năm ngân sách và không được lớn hơn số quyết toán thu

Số liệu trong báo cáo quyết toán chi ngân sách phải chính xác, trungthực, đầy đủ Nội dung của báo cáo quyết toán chi ngân sách phải theo đúngcác nội dung trong dự toán được giao và theo mục lục NSNN

Số kinh phí nhận ủy quyền từ ngân sách Trung ương không được tổnghợp vào quyết toán chi ngân sách của tỉnh mà lập báo cáo quyết toán kinh phí

ủy quyền gửi Bộ Tài chính và Bộ, ngành đã ủy quyền cho cấp tỉnh thực hiệnchi

- Nội dung quyết toán chi thường xuyên từ ngân sách tỉnh

Thời gian chỉnh lý quyết toán là thời gian quy định cho ngân sách cáccấp thực hiện việc giải quyết các tồn đọng của năm báo cáo và đối chiếu, điềuchỉnh những sai sót trong quá trình hạch toán kế toán, hoàn chỉnh số liệu đểquyết toán chi ngân sách năm báo cáo Thời gian chỉnh lý quyết toán bắt đầu

từ ngày 01 tháng 01 đến ngày 30 tháng 01 của năm sau liền kề năm báo cáoquyết toán chi NS

Sau thời gian chỉnh lý quyết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách tổnghợp những khoản kinh phí chưa sử dụng và những khoản kinh phí đã tạm ứngnhưng chưa thanh toán của năm trước gửi Kho bạc Nhà nước làm thủ tụcchuyển nhiệm vụ chi sang năm sau đối với những khoản chi đương nhiênđược chuyển sang năm sau (kinh phí thực hiện chế độ tự chủ, Kinh phí thựchiện đề án, đề tài, dự án…), và gửi Sở Tài chính xét chuyển đối với nhữngkhoản kinh phí còn lại

Hết thời gian chỉnh lý quyết toán, các đơn vị sử dụng ngân sách thựchiện đối chiếu số liệu chi ngân sách với Kho bạc Nhà nước và lập báo quyết

Trang 33

toán chi ngân sách theo đúng biểu mẫu quy định và gửi Sở Tài chính trướcngày 15 tháng 4 Đối với báo cáo quyết toán chi ngân sách các huyện, thị,thành phố thì gửi cho Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 6 của năm sau liền kềnăm báo cáo.

Sở Tài chính tiến hành thẩm tra báo cáo quyết toán chi của các đơn vị

dự toán và đối chiếu số liệu do Kho bạc Nhà nước tỉnh cung cấp Trường hợpphát hiện những khoản chi sai chế độ, định mức, hoặc chi sai nguồn thì SởTài chính đề nghị thu hồi những khoản chi sai và giảm trừ quyết toán chi ngânsách Trường hợp phát hiện những khoản chi chưa đủ điều kiện quyết toán thì

Sở Tài chính đề nghị đơn vị chuyển sang năm sau hoàn chỉnh hồ sơ thanhquyết toán và tổng hợp vào quyết toán chi ngân sách năm sau Sau đó, tổnghợp, lập báo báo quyết toán chi ngân sách tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnhtrước ngày 15 tháng 8 năm sau liền kề năm ngân sách báo cáo Ủy ban nhândân tỉnh xem xét, trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua và gửi báo báoquyết toán chi ngân sách cho Bộ Tài chính

Cuối năm NS, số kết dư ngân sách sẽ được xác định trên cơ sở tổng thungân sách trừ đi tổng chi ngân sách tỉnh Kết dư ngân sách tỉnh được chuyển50% vào quỹ dự trữ tài chính và 50% vào thu ngân sách tỉnh năm sau Trườnghợp quỹ dự trữ tài chính đã đủ mức giới hạn theo quy định thì chuyển toàn bộvào thu ngân sách tỉnh năm sau 100%

1.2.3.4 Kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN tại Sở Tài chính

Công tác thanh tra, kiểm tra tài chính là một nhiệm vụ hết sức quantrọng của ngành Tài chính, đặc biệt trong hoạt động quản lý NSNN Qua côngtác thanh tra kiểm tra, ngoài việc hướng dẫn các đối tượng thanh tra thực hiệntheo đúng các quy trình nghiệp vụ, tuân thủ theo các quy chế quản lý củangành và quy định của pháp luật, qua đó góp phần tích cực trong việc phòngngừa, ngăn chặn tiêu cực mà còn có thể phát hiện ra và xử lý các sai phạmtrong công tác quản lý NSNN, thu hồi cho Ngân sách Nhà nước Công tác

Trang 34

thanh tra, kiểm tra tài chính được tăng cường sẽ đảm bảo hiệu lực, hiệu quảquản lý Nhà nước; giữ vững kỷ cương, kỷ luật tài chính, góp phần ổn định vàphát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trong đó cần phát huy được vai tròcủa đơn vị trong việc kịp thời phát hiện các cơ sở yếu kém trong công tácquản lý ngân sách để đề xuất về cơ chế chính sách và có biện pháp giải quyết,phòng chống tham nhũng có hiệu quả; nâng cao hiệu quả công tác phòngchống tham nhũng, công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại tố cáo, công tác xửlý sau thanh tra ; thực hiện nghiêm các quy trình, quy chế trong công tácthanh tra; tiếp tục tăng cường đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thanh trangày càng chất lượng hơn.

Cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra có thể phát hiện ra các kẽ hởtrong quản lý NSNN, từ đó đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách,pháp luật về tài chính, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhànước, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính Ngoài ra, công tác tự kiểm tracủa các đơn vị đã giúp cho cán bộ, công chức nâng cao tinh thần trách nhiệm,tác phong trong công việc và thái độ phục vụ nhân dân

Việc thanh tra quyết toán chi ngân sách năm của các đơn vị dự toán cấptỉnh và ngân sách cấp huyện do bộ phận Thanh tra (Phòng Thanh tra) thuộc

Sở Tài chính thực hiện theo quy định

Hàng năm Phòng Thanh tra có kế hoạch thanh tra trình cấp có thẩmquyền phê duyệt Trên cơ sở đó, cơ quan thanh tra sẽ khảo sát số liệu và thôngbáo lịch thanh tra đến từng cơ quan được thanh tra Thời gian thanh tra thôngthường từ 30 ngày làm việc trở lên Kết thúc quá trình thanh tra, Phòng thanhtra tiến hành thảo luận, thống nhất ký biên bản làm việc với đơn vị Trong quátrình thanh tra, nếu phát hiện những sai phạm thì tùy theo mức độ, tính chất viphạm, Phòng thanh tra sẽ có kiến nghị xử lý theo đúng quy định của phápluật Khi nhận được kiến nghị thanh tra, đơn vị có trách nhiệm thực hiện các

Trang 35

kiến nghị đó và báo cáo kết quả thực hiện đến Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo

Ủy ban nhân dân tỉnh

1.2.4 Nhân tố tác động quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của Sở Tài chính

1.2.4.1 Nhân tố khách quan

Một là, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương

Tại mỗi địa phương, điều kiện tự nhiên của từng khu vực có sự khácnhau, do vậy công tác chi thường xuyên từ NSNN cũng có sự khác biệt Vìvậy, việc phân bổ, lên dự toán các khoản mục chi cần căn cứ vào điều kiện tựnhiên của mỗi khu vực để cân đối chi Ví dụ: ở địa phương có điều kiện tựnhiên khó khăn, chính quyền sẽ tập trung chi NSNN khoản chi trong giáodục, y tế như: điện, đường xá, trường học, dịch vụ y tế, Hơn nữa những vùnghay xảy ra thiên tai thì hoạt động chi cho tu sửa đê kè, gia cố đường, hỗ trợcác gia đình khó khăn, Ngoài ra, chi thường xuyên cho các địa bàn có điềukiện giao thông đi lại khó khăn cũng nhiều hơn do chính sách thu hút laođộng của tỉnh Vì vậy, quản lý chi thường xuyên từ NSNN chịu ảnh hưởngnhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương

Về mặt kinh tế: Một địa phương muốn phát triển mạnh thì nền kinh tếphải mạnh, người dân phải có cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc Kinh tế vữngchắc là tiền đề tạo nên nền tài chính vững mạnh Kinh tế càng phát triển thì vịtrí của NSNN càng được coi trọng Nhà nước phân bổ nguồn lực cho kinh tếphát triển, góp phần ổn định xã hội Nếu nền kinh tế bất ổn, kết quả thu ngânsách ở mức thấp, nguồn chi NSNN giảm, sẽ ảnh hưởng đến phát triển đấtnước

Về mặt xã hội: Một địa phương mà chính trị ổn định, an ninh được đảmbảo, người dân văn minh, lịch sự, có trình độ hiểu biết, nhân dân thượng tônluật pháp sẽ là những điều kiện để tăng trưởng kinh tế cao, tạo môi trường thuhút các nhà đầu tư, tạo ra nhiều việc làm mới cho người trong độ tuổi lao

Trang 36

động Từ các yếu tố đó sẽ nâng cao GDP, tăng thu cho NSNN, tạo động lựcmạnh mẽ để phát triển kinh tế đất nước Chính vì những lý do đó, có thểkhẳng định kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến quản lý chi thường xuyên từNSNN.

Hai là, chính sách, chế độ, định mức Nhà nước

Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, pháp luật đã trởthành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý Nhà nước nói chung vàquản lý chi thường xuyên NSNN nói riêng Hệ thống pháp luật với vai tròhướng dẫn và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt độngtheo trật tự, trong khuôn khổ pháp luật đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệuquả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc và đồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật,các chính sách liên quan đến quản lý chi NSNN sẽ có tác dụng kiềm hãm haythúc đẩy hoạt động quản lý hiệu quả hay không trong việc chi NSNN ở địaphương

Môi trường pháp lý là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn quản lý chi NSNN

ở địa phương Chẳng hạn, định mức chi tiêu của Nhà nước là một trongnhững căn cứ quan trọng để xây dựng dự toán, phân bổ dự toán và thanh,kiểm tra công tác chi NSNN, cũng là một trong những chỉ tiêu để đánh giáchất lượng quản lý và điều hành NSNN của các cấp chính quyền địa phương.Việc ban hành các định mức chi một cách khoa học, cụ thể, kịp thời sẽ gópphần không nhỏ trong việc quản lý chi NSNN được chặt chẽ và hiệu quả hơn.Hơn nữa, sự phân định trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan, các cấp chínhquyền trong việc quản lý NSNN cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượngcông tác quản lý chi NSNN Chỉ trên cơ sở phân công trác nhiệm, quyền hạn

rõ ràng của từng cơ quan, địa phương sẽ tạo điều kiện cho công tác quản lýchi NSNN đạt hiệu quả, không lãng phí công sức, tiền của Sự phân định tráchnhiệm, quyền hạn phải được tôn trọng và thể chế hóa thành Luật để các cơquan cũng như từng cá nhân có liên quan biết được phạm vi trách nhiệm và

Trang 37

quyền hạn của mình trong thực hiện nhiệm vụ, qua đó công việc được tiếnhành trôi chảy, dựa trên nguyên tắc rõ ràng, minh bạch không đùn đẩy tráchnhiệm, và trách nhiệm giải trình rõ ràng sẽ góp phần nâng cao chất lượngquản lý chi NSNN.

Ba là, sự tuân thủ của các đơn vị sử dụng ngân sách

Các đơn vị sử dụng ngân sách là đối tượng thụ hưởng và có ảnh hưởngrất lớn đến hiệu quả quản lý chi thường xuyên NSNN Nếu các đơn vị sửdụng ngân sách chấp hành tốt về định mức chi tiêu, có ý thức tốt trong thựchành tiết kiệm, chống lãng phí…thì công tác quản lý chi thường xuyên NSNN

sẽ đạt kết quả cao Ngược lại, nếu các đơn vị sử dụng ngân sách không tuânthủ đúng định mức, tiêu chuẩn trong sử dụng ngân sách, lãng phí trong sửdụng ngân sách thì công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính sẽ kém hiệu quả hơn

1.2.4.2 Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, năng lực quản lý của lãnh đạo và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ

Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy chi NSNN, bao gồm cácnội dung sau: năng lực đề ra chiến được trong hoạt động ngân sách; đưa rađược các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơcấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyềnhạn giữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máyquản lý chi NSNN ở địa phương Ngoài ra, người lãnh đạo cũng cần tránhbệnh chạy theo thành tích, bệnh cục bộ địa phương, bệnh quan liêu mệnhlệnh vì đó là những biểu hiện làm giảm hiệu quả hoạt động chi cũng nhưgây ra những thất thoát, lãng phí, tham nhũng nguồn NSNN tại địa phương.Năng lực chuyên môn của cán bộ, nhân viên trong hệ thống quản lý chiNSNN cũng đóng vai trò quyết định hiệu quả chi NSNN Năng lực cán bộđược nói đến trên các khía cạnh trình độ chuyên môn, tinh thần, thái độ làm

Trang 38

việc và năng suất lao động Một cán bộ có năng lực sẽ tạo điều kiện quản lýquy trình chi, sử dụng NSNN nhanh chóng, chuyên nghiệp, hiệu quả và hạnchế sự thất thoát Điều này có lợi cho cả nhà thầu và cơ quan Nhà nước.Ngoài ra, cán bộ, nhân viên cần tránh các thói quen xấu như: chiều ý cấp trên,thói quen xin cho, thiếu ý thức chịu trách nhiệm cá nhân và nhiều biểu hiệntiêu cực khác trong việc phân bổ, quyết toán, thanh kiểm tra công tác chiNSNN tại các đơn vị nhằm nâng cao hiệu quả việc sử dụng NSNN.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi thường xuyên

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong hoạt động quản lý chi thườngxuyên sẽ tác động trực tiếp tới tốc độ, tính chính xác và hiệu quả của công tácquản lý Một quy trình công nghệ hiện đại, thống nhất sẽ là cơ sở quan trọng

để công tác phân bổ, lập dự toán chi thường xuyên được tiến hành nhanhchóng, thuận lợi Công tác quản lý chi thường xuyên tại Sở Tài chính tỉnh BắcNinh luôn đòi hỏi yêu cầu hiện đại hóa về công nghệ Nhất là trong hoàn cảnhhiện nay, khi khối lượng chi ngân sách ngày càng lớn và nhiều thì việc pháttriển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc,đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, tiết kiệm, chính xác và thốngnhất Do đó, việc xây dựng một cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ hoàn chỉnhcho hệ thống quản lý chi tài chính nói chung và chi thường xuyên nói riêng làmột đòi hỏi tất yếu giúp hoạt động này đạt hiệu quả cao hơn

Thứ ba, tổ chức bộ máy quản lý

Nếu Sở Tài chính có tổ chức bộ máy quản lý chi thường xuyên NSNNtinh gọn, hiệu quả thì công tác quản lý chi thường xuyên NSNN của Sở Tàichính sẽ có hiệu quả tốt hơn Ngược lại, nếu tổ chức bộ máy quản lý cồngkềnh, chồng chéo thì sẽ làm giảm hiệu quả của công tác quản lý chi thườngxuyên NSNN tại Sở Tài chính

Trang 39

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ CHI THƯỜNG XUYÊN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CỦA MỘT SỐ SỞ TÀI CHÍNH VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẮC NINH

1.3.1 Kinh nghiệm trong quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước của một số Sở Tài chính

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Sở Tài chính tỉnh Hà Nam

Trong những năm qua, mặc dùng còn gặp nhiều khó khăn song ngànhtài chính toàn tỉnh Hà Nam đã tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền địaphương thực hiện tốt nhiệm vụ được giao và góp phần quan trọng thực hiệncác nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam Để có được kết quảtích cực từ hoạt động thu ngân sách, Sở Tài chính Hà Nam và các cơ quanchuyên môn, cùng với các huyện, thị xã, thành phố đã tham mưu UBND tỉnh

Hà Nam chỉ đạo các ngành tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinhdoanh, trong đó tạo điều kiện thuận lợi để phát triển doanh nghiệp thuộc cácthành phần kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm tăngnhanh tỷ trọng thu nội địa trong cơ cấu nguồn thu Trong quản lý chi thườngxuyên NSNN, Sở Tài chính tỉnh Hà Nam đã thực hiện tương đối hiệu quả dựatrên những kinh nghiệm đó là:

- Về lập dự toán chi thường xuyên NSNN: Để đảm bảo đến ngày 31/12

phải hoàn thành dự toán năm tới, Sở Tài chính tỉnh Hà Nam đã giảm bớt cáckhâu trung gian, trùng lắp trong quy trình như cơ quan tài chính thông báo sốkiểm tra dự toán chi cho cơ quan chủ quản hoặc đơn vị trực tiếp sử dụng kinhphí NS Trong quá trình lập dự toán, Sở Tài chính Hà Nam cũng đặc biệt lưuý chất lượng của 2 khâu then chốt là: Khâu hướng dẫn, số thông báo kiểm travề dự toán cho các đơn vị thụ hưởng NSNN và khâu xem xét dự toán của cácđơn vị thụ hưởng ngân sách gửi cho cơ quan Tài chính Các cấp ngân sách

Trang 40

cần có sự phối hợp để làm rõ các nhu cầu về dự toán nhằm phục vụ tốt choquá trình xét duyệt dự toán.

- Về tổ chức thực hiện dự toán chi thường xuyên NSNN: Việc thực hiện

dự toán chi thường xuyên NSNN được Sở Tài chính Hà Nam duyệt chia ra cụthể theo quý, tháng và đảm bảo: Kinh phí chi quỹ lương và kinh phí quản lý

có tính toán mức biến động tăng, giảm quỹ trong năm để điều chỉnh cho phùhợp Kinh phí sự nghiệp được duyệt có xem xét từng dự toán được duyệt cónhu cầu chi theo yêu cầu thực tế dự kiến của năm kế hoạch Xây dựng hạnmức chi thường xuyên để lên kế hoạch cấp phát kinh phí cho chi thườngxuyên, đảm bảo theo tiến độ của năm kế hoạch

- Về quyết toán chi thường xuyên NSNN: Việc quyết toán phải phân

định rõ các nguồn kinh phí đã sử dụng, hạn chế việc chi chuyển nguồn ngânsách sang năm sau Kiên quyết xuất toán các khoản chi không đúng chế độ,tiêu chuẩn, đơn giá, định mức hiện hành Thực hiện quyết toán theo số thựcchi được chấp nhận Thực hiện thuyết minh chi tiết quyết toán chi thườngxuyên NSNN, nêu rõ nguyên nhân tăng, giảm so với dự toán đã phân bổ làm

cơ sở cho việc đánh giá, xây dựng dự toán năm sau

- Về kiểm tra, kiểm soát chi thường xuyên NSNN: Sở Tài chính tỉnh Hà

Nam luôn yêu cầu các cơ quan thực hiện nhiệm vụ giám sát, kiểm tra, thanhtra khi thực hiện phải thường xuyên phối hợp với nhau trong thực hiện nhiệm

vụ, trước hết là trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch để tránh chồngchéo, từ đó phát huy sức mạnh toàn hệ thống; Khi thanh tra nếu phát hiệntham những cần chuyển ngay hồ sơ sang cơ quan điều tra và thẳng thắn xử lýnghiêm minh tham nhũng ở mọi nơi, mọi cấp, mọi cương vị; Triệt để tuân thủtrình tự, thủ tục xử lý vi phạm trong lĩnh vực quản lý và sử dụng NSNN, tránhviệc lợi dụng các hình thức giám sát, kiểm tra, thanh tra trong việc quản lý vàsử dụng NSNN để trục lợi cá nhân và thực hiện hành vi tiêu cực

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Sở Tài chính tỉnh Hải Dương

Ngày đăng: 15/04/2024, 09:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w