1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài profit case study unilever

27 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

CHIẾN LƯỢC CSR CỦA UNILEVER...91.Khai thác phân khúc Bottom of Pyramid BOP và Chiến lược CSR củaUnilever tại Ấn Độ:...92.Cam kết thực hiện CSR như một thành phần cốt lõi trong chiến lược

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PROFIT – CASE STUDY: UNILEVER

Môn học: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Trang 2

2.Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll: 6

3.Thị trường BOP (Bottom of the Pyramid) 7

4.Làm thế nào để cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và tăng cường lợi nhuận? 8

5.Nhóm công chúng liên quan: 8

III CHIẾN LƯỢC CSR CỦA UNILEVER 9

1.Khai thác phân khúc Bottom of Pyramid (BOP) và Chiến lược CSR củaUnilever tại Ấn Độ: 9

2.Cam kết thực hiện CSR như một thành phần cốt lõi trong chiến lược và hoạt động của công ty: 11

3.Thực trạng thực hiện CSR hiện tại của Unilever: 12

IV Ý KIẾN NHÓM: 15

1.Ý kiến về lựa chọn thị trường BOP: 15

2.Ý kiến về Chiến dịch tăng cường rửa tay ở Uganda: 16

3.Ý kiến về Chiến lược CSR của Unilever: 16

V.LIÊN HỆ THỰC TẾ TẠI VIỆT NAM: 18

VI TRẢ LỜI CÂU HỎI: 19

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

I.TỔNG QUAN VỀ UNILEVER1 Giới thiệu về Unilever:

Unilever là một doanh nghiệp đa quốc gia chuyên sản xuất hàng tiêu dùng nhanh như các sản phẩm về lĩnh vực mỹ phẩm, giặt tẩy, thực phẩm, dầu gội…

Unilever được chính thức thành lập vào 1/1/1930 Là sự kết hợp của hai công ty Lever Brothers (công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Margarine Unie (doanh nghiệp sản xuất bơ thực vật ở Hà Lan) HIện nay Unilever cũng có 2 trụ sở chính đặt tại hai London & Rotterdam.

Unilever hiện tại đang hoạt động tại 190 quốc gia và có cơ sở người tiêu dùng khoảng 3,4 tỷ người có thể được coi là khách hàng lặp đi lặp lại Tổ chức này đã đạt được doanh thu 52 tỷ euro vào năm 2021

2 Các nhãn hàng chính:

Unilever có hơn 400 thương hiệu; trong số đó, Unilever có 13 thương hiệu cụ thể đạt doanh thu khoảng 1 tỷ euro vào năm 2021 Trong số các sản phẩm nổi tiếng nhất có thể kể đến như: OMO, Surf, Dove, Knorr, Comfort, Hazeline, Clear, Pond's, P/S, Close up, Vim, Cif, Sunsilk, Sunlight, Lipton, TRESemmé và Lifebuoy.

Các sản phẩm của Unilever có thể được phân loại thành năm nhóm chính như sau:

 Làm đẹp và sức khỏe:

Trang 4

 Chăm sóc cá nhân:

 Chăm sóc nhà cửa:

Too long to read onyour phone? Save

to read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

 Dinh dưỡng:

 Kem:

Trang 6

3 Tầm nhìn, sứ mệnh:Tầm nhìn:

Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu toàn cầu trong kinh doanh bền vững Làm cho cuộc sống bền vững trở nên phổ biến, triển song song giữa doanh nghiệp và các hoạt động xã hội về giảm thiểu tác hại tới môi trường.

Unilever tin rằng nếu làm những việc có ích sẽ giúp doanh nghiệp trở nên tốt hơn và một doanh nghiệp phát triển vững mạnh trong tương lai phải là doanh nghiệp có khả năng phục vụ được xã hội.

"To make sustainable living commonplace We will demonstrate how our purpose-led, future-fit business model drives superior performance, consistently delivering financial results in the top third of our industry”.

Sứ mệnh:

Vào thời điểm thành lập công ty, những nhà sáng lập thời ấy đã đề ra sứ mệnh của Unilever là “To add vitality to life” – tạm dịch: Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống Ý nghĩa của sứ mệnh này là Unilever muốn mang đến một cuộc sống tốt hơn cho mọi người thông qua sản phẩm của mình.

Hiện nay sứ mệnh: “To meet everyday needs for nutrition, hygiene and personal care with brands that help people look good, feel good and get more out of life” -Tất cả sản phẩm đều hướng tới chung một mục đích đó là mang lại sức khỏe, vẻ đẹp và sự thoải mái cho con người.

Trang 7

II.TRÌNH BÀY VỀ CASE STUDY:1 CSR – Profit là gì?

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Corporate Social Responsibility - CSR) là cam kết liên tục của công ty thông qua hoạt động kinh doanh, bằng cách cư xử có đạo đức và đóng góp và sự phát triển kinh tế trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ cũng như cộng đồng địa phương và toàn xã hội nói chung Doanh nghiệp không chỉ đơn thuần là một tổ chức thu lợi nhuận mà cần phải trở thành một phần của cộng đồng Họ không chỉ thúc đẩy lợi ích của các cổ đông mà còn hướng tới lợi ích của công chúng.

Mục đích của CSR là đảm bảo rằng các công ty không chỉ có lợi nhuận mà còn có đạo đức và trách nhiệm với xã hội… Có nhiều cách khác nhau để các công ty tham gia vào CSR Điều quan trọng nhất là công ty tìm ra cách cân bằng trách nhiệm của mình đối với cổ đông cũng như các bên liên quan.

Lợi nhuận (Profit) là khoản chênh lệch mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ ra khoản chi phí mà doanh nghiệp đó bỏ ra để đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận được xem là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất kinh doanh Khoản lợi nhuận này được doanh nghiệp giữ lại tiết kiệm hoặc đem đi tái đầu tư để mở rộng quy mô của doanh nghiệp.

2 Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll:

Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (Pyramid of Corporate Social Responsibility) của Giáo sư Archie B Carroll, Đại học Georgia vào năm 1991 Mặc dù đơn giản, nhưng khả năng mô tả ý tưởng về CSR với bốn lĩnh vực đã khiến kim tự tháp trở thành một trong những các lý thuyết được các công ty chấp nhận nhiều nhất về CSR kể từ đó.

Trang 8

Kim tự tháp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của Carroll gợi ý rằng doanh nghiệp phải thực hiện trách nhiệm xã hội ở bốn cấp độ bao gồm: Kinh tế, Pháp lý, Đạo đức và Từ thiện.

Hình: Mô hình “kim tự tháp” CSR của Carroll3 Thị trường BOP (Bottom of the Pyramid)

CK Prahalad giới thiệu khái niệm này vào năm 1998: 65% dân số thế giới (4 tỷ người) tồn tại với mức dưới 2.000$/year (dưới 5$/day) -> hình thành phần lớn nhất và là đáy của kim tự tháp bốn tầng của dân số thế giới (Bottom of the Pyramid)

Lập luận cốt lõi trong cuốn sách của Prahalad là mặc dù cực kỳ nghèo, nhưng nhóm này đại diện cho một thị trường đang phát triển nhanh với sức mua chưa được khai thác.

Ông cũng lưu ý rằng các công ty học cách phục vụ những người này không chỉ có thể tăng lợi nhuận mà còn giúp mọi người ở khu vực này thoát khỏi cảnh nghèo đói cùng cực.

Uớc tính rằng “2% người trưởng thành giàu nhất sở hữu hơn 50% tài sản toàn cầu, trong khi một nửa dân số nghèo nhất chỉ nắm giữ 1% tài sản.” Điều này có nghĩa là 65% dân số thế giới hoặc 4 tỷ người, tồn tại với mức thu nhập dưới 2.000 đô la mỗi năm Phần này của thế giới tạo thành Bậc 4 — phần lớn nhất và là phần dưới cùng của Kim tự tháp kinh tế.

Trang 9

Như vậy, những người này đại diện cho một phân khúc thị trường khổng lồ cần sự giúp đỡ của thế giới phát triển, nhưng cũng có thể trả tiền theo cách của họ để mua các sản phẩm thiết yếu và có giá hợp lý Vì sức mua của phân khúc Bậc 4 bị hạn chế nhưng cùng nhau nó cộng lại lên tới hàng nghìn tỷ Mong muốn và nhu cầu chung của họ rất quen thuộc: đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho con cái, nhận được mức giá tốt nhất cho sức lao động của chúng, sống khỏe mạnh và vui vẻ.

Doanh nghiệp có thể kiếm tiền bằng cách phục vụ người nghèo cũng như người giàu Có một thị trường khổng lồ bị lãng quên trong hàng tỷ người nghèo ở các nước đang phát triển Lợi nhuận thường đến từ quá trình phát triển Các công ty như Unilever đang bắt đầu điều chỉnh công nghệ của họ để thâm nhập thị trường này

4 Làm thế nào để cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và tăng cường lợinhuận?

Trong kinh doanh, đối với một số doanh nghiệp có vẻ như trách nhiệm xã hội và lợi nhuận là hai ưu tiên cạnh tranh nhau Nhưng trên thực tế, chúng thực sự có thể là những mục tiêu bổ sung cho nhau Doanh nghiệp có thể lập luận rằng có thể có cái này mà không có cái kia Nếu không tạo ra lợi nhuận, doanh nghiệp sẽ không có tiền để có thể đóng góp lại cho cộng đồng; không có trách nhiệm xã hội, doanh nghiệp sẽ trở thành một công ty chạy theo lợi nhuận.

Do đó, cách tiếp cận tốt nhất là tìm sự cân bằng đồng đều của cả hai — và điều đó không quá khó khi doanh nghiệp biết đề ra các Chiến lược và chiến thuật phù hợp.

5 Nhóm công chúng liên quan:

- Khách hàng: Khách hàng được lợi khi sử dụng các sản phẩm chất lượng, giá thành phù hợp Ngoài ra, người tiêu dùng ngày càng suy nghĩ cẩn thận, sáng suốt hơn về hàng tiêu dùng, họ tìm kiếm những sản phẩm có chất lượng cao, với các thành phần tốt cho người dùng và tốt môi trường.

- Công ty: công ty vừa thu được lợi nhuận, đồng thời hình ảnh công ty trong mắt công chúng được nâng tầm khi thực hiện tốt CSR.

Trang 10

- Cộng đồng: cộng đồng tìm kiếm sự an toàn về môi trường Cộng đồng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh của một tổ chức.

III.CHIẾN LƯỢC CSR CỦA UNILEVER

1 Khai thác phân khúc Bottom of Pyramid (BOP) và Chiến lược CSR củaUnilever tại Ấn Độ:

Bối cảnh:

Các tập đoàn đa quốc gia có thị phần chủ yêu là tầng lớp trung lưu và thị trường chính của họ là các nước đã phát triển (châu Âu, Hoa Kỳ ).

Đối với các công ty có nguồn lực và sự bền bỉ để cạnh tranh ở đáy của kim tự tháp kinh tế thế giới, phần thưởng tiềm năng bao gồm tăng trưởng, lợi nhuận và những đóng góp khôn lường cho nhân loại Các quốc gia vẫn chưa có cơ sở hạ tầng hoặc sản phẩm hiện đại để đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người là nơi thử nghiệm lý tưởng để phát triển các công nghệ và sản phẩm bền vững với môi trường cho toàn thế giới.

Hơn nữa, đầu tư của MNC ở “đáy của kim tự tháp” có nghĩa là đưa hàng tỷ người thoát khỏi cảnh nghèo đói và tuyệt vọng, ngăn chặn sự suy đồi xã hội, hỗn loạn chính trị, khủng bố và suy thoái môi trường chắc chắn sẽ tiếp diễn nếu khoảng cách giàu nghèo vẫn tiếp tục để mở rộng.

Chiến lược CSR của Unilever tại Ấn Độ:

Hindustan Unilever Limited (HUL) là công ty hàng tiêu dùng lớn nhất của Ấn Độ, đặt ở Mumbai, Maharashtra HUL cung cấp các sản phẩm gồm thực phẩm, đồ uống, các sản phẩm tẩy rửa vệ sinh và chăm sóc cá nhân, tập đoàn Unilever nắm 51% cổ phần của HUL.

Công ty Hindustan Unilever đã thực hiện chiến lược kinh doanh 4 trụ cột - được đúc kết từ Kim tự tháp Carroll Công ty Hindustan Unilever đã đặt mục tiêu “sống bền vững” vào mô hình kinh doanh và thực hiện các nhiệm vụ hỗ trợ cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường tại vùng nông thôn, thực hành tiết kiệm năng lượng Đồng thời, công ty đã kết hợp mục tiêu thương mại với trách nhiệm xã hội thông qua sản

Trang 11

phẩm lọc nước ‘Pureit’ - dòng sản phẩm gia đình hiện đại nhất thế giới, là giải pháp cho các bệnh truyền qua nước (Hindustan Unilever, 2018)

Bốn trụ cột trong chiến lược kinh doanh lâu dài của công ty Hindustan Unilever:

- Lao động đế tạo dựng tương lai tốt đẹp hơn từng ngày

- Giúp mọi người cảm thấy tốt, nhìn thấy đẹp và tận hưởng cuộc sống hơn với các nhãn hàng và dịch vụ tốt cho khách hàng

- Truyền cảm hứng cho mọi người để hành động nhỏ mỗi ngày, tích lũy thay đổi lớn cho thế giới

- Phát triển những cách kinh doanh nhằm tăng trưởng doanh nghiệp gấp đôi nhưng vẫn giảm thiểu ảnh hưởng môi trường; tin tưởng vào sức mạnh của nhãn hàng giúp cải thiện chất lượng sống của con người và thực hiện những điều đúng đắn

Ví dụ điển hình này công ty hàng tiêu dùng Unilever, Công ty đã thực hiện chiến lược – chuyển từ thị trường các nước phát triển sang thị trường các nước đang phát triển với chiến thuật rõ ràng như:

- Tạo ra các gói sử dụng một lần (với ba kích cỡ, theo độ dài tóc) có giá vài xu — và hiện bán được 4,5 tỷ gói mỗi năm.

- Tham gia của Unilever vào chiến dịch tăng cường rửa tay ở Uganda phụ thuộc vào việc công ty có thể có được xà phòng có thương hiệu (Lifebuoy) gắn liền với ý thức công chúng với việc rửa tay

- Unilever đã đưa ra "kế hoạch sống bền vững" tăng chất lượng cuộc sống - mà không làm tăng tác động môi trường của họ.

- Bán Ice Cream ở Ấn Độ với giá chỉ 2 xu một phần vì hãng đã đổi mới công nghệ làm lạnh.

- Unilever đã tạo ra một đội quân gồm 45.000 nữ doanh nhân bán sản phẩm của mình tại 100.000 ngôi làng ở 15 bang của Ấn Độ.

Tuy nhiên, điều rõ ràng đối với các công ty sản phẩm tiêu dùng như Unilever có những thách thức riêng trong việc tiếp cận các thị trường này và thích nghi với môi

Trang 12

trường kinh tế và văn hóa mới Những thách thức này bao gồm từ việc đóng gói sản phẩm (khẩu phần đơn lẻ, thay vì gói dành cho gia đình), đến thiết kế và bố trí cửa hàng (các cửa hàng nhỏ hơn), đến các thói quen mua sắm khác nhau (hàng ngày, thay vì các chuyến đi hàng tuần).

Trang 13

2 Cam kết thực hiện CSR như một thành phần cốt lõi trong chiến lược vàhoạt động của công ty:

Unilever Sustainable Living Plan: Tháng 11 năm 2010, CEO Unilever Paul Polman đưa ra “Kế hoạch sống bền vững của Unilever”

Nội dung:

- Trở thành một doanh nghiệp bền vững theo mọi nghĩa của từ này.

- Phát triển tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm ½ tác động đối với môi trường.

- Sử dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững, - Giúp hơn 1 tỷ người trên thế giới tăng cường vệ sinh, sức khỏe và cải thiện

cuộc sống.

Kết quả: Được cộng đồng CSR đón nhận tích cực.

 Unilever coi kế hoạch này là một phần không thể thiếu trong mô hình kinh doanh, là một điểm khác biệt quan trọng so với các đối thủ cạnh tranh.

Điều khác biệt:

Paul Polman cũng đưa ra một thách thức với các nhà đầu tư khi trình bày "Kế hoạch sống bền vững"

"Unilever đã tồn tại hơn 100 năm Chúng tôi muốn tồn tại trong vài trăm năm nữa Vì vậy, nếu bạn đầu tư dài hạn vào mô hình tạo ra giá trị công bằng, san sẻ, bền vững này thì hãy đến và đầu tư với chúng tôi Nếu bạn không tin vào điều này, tôi tôn trọng bạn với tư cách là một con người, nhưng đừng bỏ tiền của bạn vào công ty của chúng tôi"

Phản ứng:

Financial Times đưa tin: "Chỉ một thời gian ngắn sau thông báo trên, cổ phiếu của Unilever tụt hậu so với cả đối thủ cạnh tranh và thị trường"

Trang 14

Tuy nhiên, Polman đã phản hồi bằng cách củng cố thông điệp cơ bản của mình, đồng thời ngừng đưa ra hướng dẫn lợi nhuận cho các nhà đầu tư bởi vì “Chúng tôi chắc chắn không muốn thu hút các nhà đầu tư chỉ muốn có kết quả ngày càng cao hơn và nhanh hơn so với các mục tiêu mà chúng tôi đưa ra sau mỗi 90 ngày.”

 Tạo nên sự độc đáo, không vì lợi nhuận ở bất cứ giá nào Nhà đầu tư cần có chung mục tiêu với Unilever.

3 Thực trạng thực hiện CSR hiện tại của Unilever:

Unilever khẳng định: “Chúng tôi là một công ty của những thương hiệu và con người mang trên mình một sứ mệnh rõ ràng: phổ biến cuộc sống bền vững.

Và chúng tôi quyết tâm chứng minh rằng mô hình kinh doanh phù hợp với tương lai, hướng tới mục đích của chúng tôi mang lại hiệu quả vượt trội”.

Unilever Compass là chiến lược nhằm mang lại sự tăng trưởng nhất quán, cạnh tranh, có lợi nhuận và có trách nhiệm, với 3 thông điệp chính:

- Doanh nghiệp của chúng tôi sẽ không thể thịnh vượng nếu không có một hành tinh và xã hội lành mạnh.

- Chúng tôi đã đề ra một chương trình phát triển bền vững đầy tham vọng để giải quyết các vấn đề mà người tiêu dùng và các bên liên quan của chúng tôi đặc biệt quan tâm - chẳng hạn như biến đổi khí hậu, ô nhiễm rác thải nhựa và bất bình đẳng.

- Chúng tôi đang huy động các thương hiệu, nhân viên và đối tác của mình để tạo ra tác động tích cực lâu dài - đối với thế giới và doanh nghiệp của chúng tôi.

Nội dung của chiến lược:Cải thiện sự khỏe mạnh của hành tinh

Hoạt động của Unilever nhằm giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, giảm thiểu rác thải nhựa và bảo vệ thiên nhiên đang cấp thiết hơn bao giờ hết:

 Hành động vì khí hậu

Trang 15

Biến đổi khí hậu hiện nay là một cuộc khủng hoảng về khí hậu Unilever có kế hoạch hướng đến không phát thải trong các hoạt động của mình vào năm 2039 Unilever đang dần chuyển đổi sang năng lượng tái tạo trong các hoạt động của mình, tìm kiếm các nguyên liệu mới ít phát thải carbon và mở rộng phạm vi sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

 Bảo vệ và tái tạo thiên nhiên

Thiên nhiên là đồng minh lớn nhất của con người Unilever đang thực hiện sứ mệnh xây dựng một tương lai thân thiện với thiên nhiên, nỗ lực xóa bỏ nạn phá rừng khỏi chuỗi cung ứng của mình cũng như bảo vệ và tái tạo đất, rừng và đại dương.

 Thế giới không rác thải

Văn hóa thải bỏ ngày nay phải chấm dứt Unilever đang nỗ lực để ngăn chặn rác thải trong hoạt động kinh tế và ngoài môi trường thông qua các mục tiêu đầy tham vọng nhằm đổi mới cách chúng ta sử dụng bao bì nhựa và giảm lãng phí thực phẩm.

Cải thiện sức khỏe, sự tự tin và phúc lợi của mọi người

Unilever có vị thế đặc biệt trong việc cải thiện sức khỏe, vệ sinh và dinh dưỡng của hàng triệu người trên khắp thế giới mỗi ngày Thông qua các thương hiệu và sản phẩm có mục đích và thông qua việc giải quyết các rào cản kìm hãm mọi người, Unilever có thể giúp mọi người nhận ra tiềm năng của họ đồng thời phát triển doanh nghiệp.

 Dinh dưỡng tích cực

Mọi người đều xứng đáng được tiếp cận thực phẩm tươi ngon Future Foods là cam kết đầy táo bạo của Unilever, nhằm giúp mọi người chuyển đổi sang chế độ ăn uống lành mạnh hơn, giúp chuỗi thực phẩm giảm bớt tác động đến môi trường, đồng thời phát triển danh mục sản phẩm có nguồn gốc thực vật.

 Sức khỏe và phúc lợi

Bất bình đẳng về sức khỏe và loại trừ xã hội không nên tồn tại trên thế giới Unilever sử dụng quy chuẩn và phạm vi tiếp cận của các thương hiệu và chương

Ngày đăng: 15/04/2024, 06:43

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w