Âm nhạc không thể được “nhìn” bằng thị giác, người nghe nhạc Điểm đặc biệt của loại hình nghệ thuật này là chúng không thể được nhìn thấy bằng mắt, mà những cảm xúc mang lại cho du khách
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chủ yếu của đề tài là thông qua các công trình nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Ngoài ra còn thông qua sách, báo, những bài viết có liên quan đến đề tài, cũng như trên các phương tiện truyền thông như tivi, Internet, Tư liệu thông qua những chuyến thực tế tại các làng dân ca trên địa bàn tỉnh Nghệ An Đặc biệt là nguồn tư liệu, thông tin từ sở Văn hóa thể thao Nghệ An, sở Du lịch Nghệ An,trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập, xử lý tư liệu
Bài báo cáo thu thập thông tin từ nhiều nguồn, nhiều lĩnh vực liên quan đến hoạt động du lịch đối với di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Trên cơ sở đó tập hợp, phân loại, xử lý số liệu để sử dụng trong bài báo cáo, lấy đó làm cơ sở đưa ra nhận định,đánh giá sao cho khách quan nhất.
Bố cục bài báo cáo
Phần chính văn của bài luận ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của bài luận gồm có 4 chương:
Chương I: Âm nhạc - Một trong bảy loại hình nghệ thuật của Việt Nam. Chương II: Tổng quan về dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong văn hóa Việt Nam. Chương III: Thực trạng du lịch và điều kiện khai thác di sản văn hóa Ví, Giặm nghệ tĩnh để phát triển du lịch.
Chương IV: đề xuất một số giải pháp khai thác di sản văn hóa Ví, Giặm nghệ tĩnh hiệu quả trong hoạt động du lịch.
ÂM NHẠC - MỘT TRONG BẢY LOẠI HÌNH NGHỆ THUẬT CỦA VIỆT NAM
Âm nhạc trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam
Âm nhạc là loại hình nghệ thuật thời gian, sử dụng âm thanh để thể hiện tâm tư, tình cảm, tư tưởng và những mong muốn của con người Âm nhạc tác động đến con người qua ngôn ngữ riêng của nó, bằng chủ đề âm nhạc, hình tượng âm nhạc, nội dung cũng như hình thức Chúng chinh phục người nghe qua giai điệu và lời ca, là bộ môn “tượng thanh” dùng âm thanh để diễn đạt. Điều đặc biệt nhất có lẽ là âm nhạc đem đến các trạng thái nội tại mà không cần phải miêu tả hay hiện hữu cụ thể như các loại hình nghệ thuật khác; trong lúc nghe nhạc, ta chỉ tập trung biểu hiện cảm xúc và những rung động với tất cả các sắc thái cùng sự chuyển hóa phong phú Mỗi người khi nghe nhạc đều có thể cảm nhận bằng những cách khác nhau, nương theo những giai điệu ấy mà cảm thấy được hiểu, được đồng cảm, tựa như những âm thanh ấy đang kể lại là câu chuyện của riêng mình. Không phải vô lý mà người ta coi âm nhạc như một “ngôn ngữ trực tiếp của tâm hồn”, bởi tiền đề nội dung hình thành nên âm nhạc chính là những cảm xúc và tình cảm. Những cảm xúc và tình cảm đó không chỉ phản ánh những câu chuyện, con người một cách gần gũi mà còn là phương tiện để trình bày một chân dung, một thế giới quan rộng lớn, đa dạng và phong phú hơn rất nhiều Âm nhạc là một phương tiện mạnh mẽ, cảm xúc để giáo dục con người.
Hình tượng của nghệ thuật âm nhạc được xây dựng trên nền tảng của bảy nốt nhạc theo thứ tự từ âm thấp đến âm cao là: Do Re Mi Fa Sol La Si; bảy nốt nhạc này thay đổi biến hóa từ thấp đến cao tạo ra những giai điệu khác nhau Các âm vực trầm - bổng cùng với nhịp điệu nhanh - chậm là hai thuộc tính cơ bản để tạo nên giai điệu - sắc thái ngôn ngữ trong âm nhạc Người nghệ sĩ tạo nên một khúc nhạc bởi sự hòa trộn của giai điệu, nhịp điệu, hòa âm, điệu thức, âm sắc; trong đó giai điệu mang tính quyết định nên một tác phẩm Bằng sự vận dụng điêu luyện từ đôi tay người nghệ dĩ,những âm thanh đáng lẽ đơn điệu đã được đan xen vào nhau tạo nên những giai điệu diễn tả sâu sắc thế giới tâm hồn con người.
Tính đến hiện tại, lịch sử sáng tạo và danh sách những cái tên nghệ sĩ nổi tiếng đã có nhiều thay đổi Nếu như âm nhạc nằm trong danh sách các loại hình nghệ thuật phổ biến trên thế giới, thì trong các loại hình nghệ thuật Việt Nam, âm nhạc cũng có rất nhiều điểm đặc biệt. Âm nhạc cổ truyền Việt Nam có truyền thống lâu đời, bắt đầu với quan họ, chầu văn, ca trù, vọng cổ, nhạc cung đình, cho đến âm nhạc dân gian của các dân tộc như hát lượn, hát Khan, v.v.
Nhạc có ảnh hưởng rất mạnh mẽ tới con người bởi qua nó, con người có thể thể hiện được tâm trạng, suy nghĩ, gián tiếp bộc lộ cảm xúc sâu kín qua tiết tấu, nhịp điệu, và lời ca.
Lịch sử hình thành và phát triển của âm nhạc Việt Nam
Âm nhạc Việt Nam mang trong mình cả lịch sử và văn hóa Việt Nam, phản ánh đúng những nét đặc trưng của con người, văn hóa, phong tục, trải suốt chiều dài lịch sử của dân tộc.
Ngay từ khi hình thành chữ viết, cũng đã tạo ra âm nhạc, từ những nền văn minh đầu tiên do các nhà khảo cổ phát hiện là những nhạc cụ trong hang đá hay được nhìn thấy qua những bức tranh trên đá, tiêu biểu ở đây là trống đồng Đông Sơn
Trải qua những triều đại phong kiến đã làm cho nền âm nhạc Việt Nam phát triển rõ rệt và có những đặc trưng riêng Sau đó là 1000 năm đô hộ của phương Bắc cùng với các nền văn hóa như Chăm Pa, Ấn Độ, cũng được biến hóa để phù hợp cùng những giá trị nổi bật vốn có của âm nhạc truyền thống từ đó tạo nên những loại hình âm nhạc cổ truyền thuộc từng vùng miền khác nhau: miền Nam có hò, cải lương, đờn ca tài tử; miền Trung có hát Ví, hát Giặm, nhã nhạc cung đình Huế; miền Bắc có hát xẩm, hát chèo, quan họ, ca trù, Âm nhạc phương Tây manh nha tiến vào Việt Nam khoảng thế kỷ XIV và giai đoạn Pháp thuộc vào cuối thế kỷ XIX đã đặc biệt góp phần giúp âm nhạc Việt Nam được tiếp xúc với những phong cách và quan điểm của văn hóa phương Tây, đồng thời tiếp tục phát triển với những nét đặc trưng riêng Tân nhạc Việt Nam ra đời vào cuối những năm 30 của thế kỷ XX với dòng nhạc tiền chiến rồi tiếp hơi cho những làn điệu mới trong thời gian đất nước chia đôi hai miền Nam - Bắc Nhạc đỏ ra đời sau năm 1945 ở miền Bắc với sự xuất hiện của nhiều nhạc sĩ nổi tiếng, sau này trở thành cột trụ của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại, trong khi đó nhiều thể loại âm nhạc mới như nhạc vàng, nhạc trẻ, du ca nở rộ ở Miền Nam.
Sau năm 1975, âm nhạc Việt Nam bắt đầu học tập nhiều phong cách từ khắp nơi trên thế giới Những lứa nghệ sĩ chuyên nghiệp đầu tiên được cử đi du học ở nước ngoài, âm nhạc Việt Nam đã theo kịp xu hướng của thế giới, mang theo nhiều phong cách và thể loại chưa từng xuất hiện tới nền văn hóa đại chúng nói chung và nền âm nhạc nói riêng ở Việt Nam Ngoài ra, một số lượng lớn nghệ sĩ hải ngoại cũng góp phần xây dựng đáng kể vào sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam ngày nay Âm nhạc hiện đại Việt Nam bao gồm nhiều yếu tố kết hợp của các nền văn hóa châu Á,châu Âu, thậm chí châu Mỹ và châu Phi qua việc gia tăng cộng tác của các nghệ sĩ trong nước với các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới Trên hết, âm nhạc Việt Nam vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của nền văn hóa truyền thống Việt Nam.
Các giai đoạn chính của âm nhạc Việt Nam
Thời kỳ vua Hùng và Bắc thuộc Âm nhạc Việt Nam bắt đầu từ nền âm nhạc dân tộc rất cổ xưa Từ đời các Vua Hùng dựng nước và giữ nước, âm nhạc dân tộc thuộc về văn hóa đồng thau, mà trống đồng Đông Sơn (Thanh Hóa) là một hiện vật biểu trưng được biết đến cho đến tận ngày nay. Đến thời bị Trung Quốc đô hộ, văn hóa đồng thau của ta dần được thay thế bằng văn hóa tri thức Đây là thời kỳ chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của nền văn hóa Trung Hoa với các triều đại phong kiến như Hán, Tùy, Đường, Sự xuất hiện của các loại nhạc cụ, nhạc khí mắc dây tơ như đàn tỳ bà, đàn tranh, đàn nhị; các loại kèn, sáo làm bằng tre – trúc…
Thời phong kiến Âm nhạc thời kỳ này là sự giao thoa và tiếp thu giữa các yếu tố âm nhạc ở Châu Á, cộng thêm sự gia tăng những dân tộc cùng sinh sống, việc khai khẩn đất hoang ở phía Nam, tất cả đã góp phần dệt nên những làn điệu đa sắc màu của từng vùng miền.Với chiến thắng của Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 đã kết thúc thời kỳ Bắc thuộc nghìn năm trên đất Nam Mở đầu cho thời kỳ độc lập lâu dài của dân tộc qua các thời đại Ngô - Đinh - Tiền Lê - Lý - Trần, nền văn đến âm nhạc dân gian với các làn điệu dân ca phong phú, mang nhiều sắc thái đặc trưng của vùng Một số thể loại âm nhạc đặc trưng như:
Hát Xẩm là một dòng dân ca của nước ta phát triển mạnh và phổ biến tại đồng bằng Bắc Bộ và trung du miền núi phía Bắc Theo nghiên cứu trên các tài liệu thì hát Xẩm ra đời vào khoảng thế kỷ 14 – 15 (những năm 1500 – 1600), ban đầu chúng được gọi coi là hát rong, hát dạo của người nghèo, người mù Ban đầu hát xẩm là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ tại các chợ, đường phố và nơi đông người qua lại “Xẩm” ở đây dùng để chỉ người biểu diễn
Theo quan niệm dân gian thì hát Xẩm gắn liền với những nghệ sĩ khiếm thị nghèo khổ, phải rong ruổi khắp nơi, nay đây mai đó không có nhà cửa, sử dụng cây đàn và tiếng hát của mình để mưu sinh.
Nghệ thuật hát Xẩm giống như hình thức hát nói, vừa hát vừa kể chuyện mang tính tự sự và lời văn Hầu hết các bài Xẩm đều được truyền miệng và không có tác giả với các chủ đề thể hiện tâm tư, khát vọng của người dân, nông dân, thị dân, người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ Đồng thời phản ánh suy nghĩ của bản thân trước xã hội, nhà nước thời bấy giờ.
Bên cạnh đó cũng có rất nhiều bài hát Xẩm nói về tinh thần lạc quan, tình yêu đôi lứa đẹp đẽ, sự cảm thông của các tầng lớp dân nghèo luôn tin vào một cuộc sống tốt đẹp hơn, biết ơn dưỡng dục của cha mẹ,… Sang đến thời kỳ chiến tranh, Xẩm còn có nội dung khích lệ tinh thần yêu nước, đấu tranh một lòng vì Đảng, vì nước, vì dân.
Ca từ trong hát Xẩm chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống ca dao, tục ngữ, dân ca của miền Bắc Việt Nam Các bài thơ lục bát, biến thế có tiếng láy, tiếng đệm được lấy để làm lời hát Xẩm Loại hình nghệ thuật này không quá hàn lâm mà chú trọng vào sự dung hoà, dễ hiểu với mọi người và phù hợp với năng khiếu của người biểu diễn Ngay từ khi ra đời, Xẩm giống như một kênh thời sự bằng âm nhạc vậy, luôn mang những thông điệp phản ánh thời cuộc.
Nghệ thuật hát Chèo có nguồn gốc lâu đời và đi sâu vào đời sống xã hội của người Việt Nam Nghệ thuật Chèo được hình thành từ thế kỷ X dưới thời nhà Đinh
(vua Đinh Tiên Hoàng), lúc bấy giờ kinh đô của nước là là Hoa Lư (Ninh Bình), đây cũng được coi là đất tổ của loại hình nghệ thuật sân khấu này.
Ban đầu hát Chèo được phát triển chủ yếu dựa vào âm nhạc và múa hát dân gian, sau đó các tích truyện ngắn, câu chuyện được đưa vào và biểu diễn trọn vẹn thành một vở Chèo hoàn chỉnh với thời lượng dài hơn, nội dung cũng sâu sắc hơn.
Người biểu diễn hát trong các tác phẩm Chèo sẽ được gọi là nghệ nhân hát Chèo. Một số nơi gọi đích danh nhân vật trong chèo như các đào, các kép Nội dung trong hát Chèo thường kể lại những câu chuyện, tích cổ nhưng được các nghệ nhân thổi hồn, lối diễn cá nhân tạo nên sự phong phú và độc đáo của loại hình nghệ thuật này Giai điệu cũng như lời hát Chèo thường mang đậm chất dân gian và rất gần gũi với ngôn ngữ và cuộc sống của người dân Ngoài tính dân gian, Chèo còn có tính nghệ thuật cao với các yếu tố tự sự, kịch tính, ước lệ, cách điệu.
Chèo mang cả giá trị nội dung, nghệ thuật cao và được lập hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh là di sản văn hoá phi vật thể vào năm 2021.
Quan họ là một trong những làn điệu dân ca đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng – Việt Nam Quan họ được hình thành tại vùng văn hóa Kinh Bắc khi xưa, nay chính là ranh giới của hai tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và một số địa phận của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay.
Có rất nhiều câu chuyện trả lời cho nguồn gốc của loại hình dân ca này Có người kể lại rằng ngày xưa có ông quan nọ đi ngang vùng này đã mê mẩn làn điệu trong câu hát của người dân nên đã dừng lại (họ) để lắng nghe, nên gọi là Quan họ; cũng có người lại cho rằng tên này xuất phát từ những lễ nghi dân gian và cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người dân Tuy nhiên, đó đều là những câu chuyện được truyền miệng, còn thông tin chính xác Quan họ ra đời khi nào vẫn là một ẩn số. Chơi quan họ không cần có khán giả, người hát cũng chính là người thưởng thức, hát theo nhóm giữa các nhóm liền anh và liền chị, thường nhộn nhịp nhất vào dịp trong làng có hội hoặc mùa xuân.
Quan họ truyền thống rất chú trọng tới các quy trình trong cách hát, biểu diễn,lời ca, đòi hỏi người biểu diễn phải tuân theo một cách tuyệt đối Một số bài hát truyền thống được yêu thích cho tới tận ngày nay có thể kể tới như: Mời nước mời trầu, Ngồi tựa song đào, Cây trúc xinh, Xe chỉ luồn Kim,….
TỔNG QUAN VỀ DÂN CA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM
Lịch sử hình thành và phát triển
“Xứ Nghệ” là tên gọi ngày xưa có từ thời Hậu Lê của vùng Châu Hoan, có chung một vùng văn hóa là văn hóa Lam Hồng, gồm núi Hồng Lĩnh ở Hà Tĩnh và sông Lam là ranh giới 2 tỉnh Hà Tĩnh - Nghệ An Trung tâm của nền văn hóa này nằm ở hai bên sông Lam là phủ Đức Quang và phủ An Đô khi xưa, ngày nay là các huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Can Lộc, Nghi Xuân, thị xã Hồng Lĩnh của Hà Tĩnh và các huyện Thanh Chương, Nghi Lộc, thành phố Vinh, Hưng Nguyên, Nam Đàn, Đô Lương, Anh Sơn của Nghệ An.
Danh xưng Nghệ An có từ năm 1030 thời nhà Lý, lúc bấy giờ được gọi là Nghệ
An châu trại, sau đó thì đổi thành trại Nghệ An rồi Nghệ An phủ, Nghệ An thừa tuyên. Năm 1490, vua Lê Thánh Tông đã đổi tên từ Nghệ An thừa tuyên thành xứ Nghệ An (gọi tắt là xứ Nghệ) Theo chiều dài lịch sử đã trải qua bao lần tách nhập, năm 1991 đã trở thành 2 tỉnh riêng biệt như hiện nay.
Ngày nay, khái niệm “xứ Nghệ” không còn mang nặng tính chất địa giới hành chính mà dùng để nói về văn hóa của hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, gọi chung là văn hóa xứ Nghệ Vì lẽ đó, di sản dân ca Ví, Giặm là kho tàng văn hóa của nhân dân hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, mặc dù được cộng đồng các làng/ thôn/ xóm hay các câu lạc bộ gọi theo nhiều cách khác nhau như: Hát đò đưa sông La, Hát Ví phường vải, Hát giao duyên Ví, Giặm… thì loại hình dân ca này vẫn là dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ.
Về quá trình hình thành, phát triển dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ
Là sản phẩm của cộng đồng người Nghệ Tĩnh sáng tạo ra trong quá trình lao động, sinh hoạt, mang đậm bản sắc địa phương, là “thổ sản” tinh thần phản ánh nhiều khía cạnh độc đáo trong tính cách của người dân địa phương (chịu thương chịu khó, nhẫn nại, vừa giàu nghị lực, vừa chan chứa tình người).
Bởi xuất phát của làn điệu dân ca là trong nhân dân lao động nên khó để xác định được thời điểm ra đời chính xác của Ví, Giặm xứ Nghệ Theo tư liệu mà các nhà nghiên cứu đã sưu tầm được ở Hà Tĩnh, vào thời Lê - Trịnh đã xuất hiện một ít bài hát Giặm phản ánh tình hình lúc bấy giờ Vào khoảng từ thế kỷ XVII – XVIII, dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ đã phát triển và trở thành hình thức trình diễn dân gian phổ biến trong quần chúng nhân dân Từ đó, song song với biến động của lịch sử đã tác động không nhỏ đến dân ca Ví, Giặm về cả nội dung lẫn hình thức Trong thời buổi nhiều hỗn loạn, có rất nhiều người đã tìm cách giải phiền thông qua việc tham gia các buổi hát
Ví, hát Giặm của quần chúng Xứ Nghệ bấy giờ thịnh hành nghề bông sợi, một số nhà nho, nhà khoa bảng đã trà trộn vào phường hát, mở đầu cho một kỷ nguyên mới mẻ về hát Ví (nhất là hát phường vải) Hát vừa cho vui, giải tỏa nỗi lòng, vừa là cơ hội để các nhà nho tri thức trổ tài, khoe sức nên những câu hát thường được gọt đẽo, trở nên sâu sắc khiến người ít học và kém tài đối đáp cũng nhiều phen gặp khó khăn Sau cách mạng Tháng Tám, các làn điệu dân ca mang nhiều hơi thở của chính trị, tuyên truyền cách mạng, vắng dần những lời hát giao duyên Đến cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhất là vào những năm 1960 – 1970, xứ Nghệ lại chứng kiến một giai đoạn đầy sôi động của sinh hoạt hát dân ca gắn với các phong trào văn hóa – văn nghệ của quần chúng Các câu hát Ví – Giặm được vang lên khi cùng đoàn dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong tiếp viện ra chiến trường Hát Giặm vốn là thể 18 loại âm nhạc dân gian hết sức phong phú, đặc biệt vào những năm kháng chiến chống Pháp thì trong chống Mỹ càng được phát triển mạnh mẽ gắn với bài dân ca Bình dân học vụ, Đi dân công, Đào mương thủy lợi, Tiếng trống Đông Xuân, Khuyên học chữ quốc ngữ…
Từ giai đoạn hình thành là những câu hát giải trí trong lúc lao động của nhân dân đến trở thành những lời ca gắn với sinh hoạt văn hóa - văn nghệ quần chúng, xuất hiện trong các hội thi rồi hình thành các tiểu phẩm diễn xướng, dân ca Ví - Giặm là những thước phim ghi lại giai đoạn lịch sử - xã hội của quê hương, truyền tải được từng hơi thở cuộc sống xuyên suốt những giai đoạn lịch sử, tạo nên những giá trị to lớn mà không phải phương tiện âm nhạc nào cũng có thể làm được.
Phân bố không gian văn hóa Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Trong dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh có những nét bình dị và độc đáo về không gian diễn xướng Đã từng là nơi nuôi dưỡng tập quán sinh hoạt của cộng đồng, đồng thời là môi trường nuôi dưỡng ca cổ Không gian văn hoá nguyên bản còn là cứ liệu để các cấp ngành văn hoá làm cơ sở nhằm khôi phục nét giản dị của nó Không gian văn hoá của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh gồm có không gian rộng và không gian hẹp. Không gian rộng: Gắn liền với địa bàn cùng tồn tại và phát triển của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh Đó là không gian địa chính cụ thể diện tích cộng lại của cả hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh Từ giáp tỉnh Thanh Hoá ở khe Nước Lạnh cho đến giáp tỉnh Quảng Bình – đèo Ngang Ngoài ra có ý muốn chỉ đến hình tượng không gian văn hoá ở đâu có con người xứ Nghệ sinh sống cùng việc yêu thích dân ca xứ Nghệ thì ở nơi đó gọi là không gian văn hoá xứ Nghệ
Với không gian hẹp hay còn gọi là không gian diễn xướng: Gắn với những nơi diễn ra các hoạt động, sinh hoạt của dân ca như những nơi ở đồng ruộng, hay trên sông nước, trên những con đường làng, núi rừng, ở những mái nhà, giếng nước, gốc đa, đình làng… tất cả đều là những thứ thân thuộc của không gian bình dị ở làng quê,đều mang đặc điểm chung của dân ca cả nước Đối với Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, hát trên sông nước như là hát Ví đò đưa sông La, sông Lam, hay hát trên những đồng ruộng, ở trên sân nhà với hát phường vải, phường nó, trong mỗi ngôi nhà (hát ru) và trên ở những núi rừng (hát phường củi, phường cấy…) là phổ biến nhất Những nơi đã nói qua đều là môi trường gắn liền sinh hoạt gia đình và cuộc sống lao động Bên cạnh đó có không gian gắn với lễ hội nhưng ít được thấy, khác hẳn so với các làn điệu dân ca khác như quan họ Bắc Ninh, hát xoan Phú Thọ…
Vì vậy, không gian văn hoá của dân ca xứ Nghệ có sức lan toả vươn xa Có thể là ở Sài Gòn, Hà Nội, các tỉnh vùng duyên hải, Tây Nguyên hay ở những quốc gia trên thế giới có người Nghệ sinh sống, học tập, làm việc, sáng tạo và hưởng thụ văn hoá dân ca xứ Nghệ Như vậy, không gian văn hoá dân ca xứ Nghệ có thể nói là rộng bao la, chưa kể là ở trong tâm thức của những người con xứ Nghệ còn chưa tính được. Qua đó chúng ta có thể thấy thể hát Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không phải là chỉ quẩn quanh ở một địa phương nhất định mà nó còn có mặt ở một số nơi khác như tỉnh Quảng Bình hay thậm chí còn vươn xa tới Lâm Đồng, Đà Lạt và một số vùng văn hoá khác.
2.2.2 Không gian văn hóa dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ngày nay
Không gian sinh hoạt văn hoá của dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ngày nay đã không còn như trước, chúng đã bị thay đổi do có sự biến mất của một số làng nghề. Không gian văn hoá của dân ca giờ đây chỉ còn là các câu lạc bộ, các điểm biểu diễn văn hoá du lịch, hay là hội thảo hoặc trường học….
Các cuộc hát Ví, Giặm giao duyên nam nữ được tái hiện lại trên sân khấu với các khung cảnh sinh hoạt trên sông nước, trên đồng ruộng… Vậy là diễn xướng dân gian giờ đây đã được chuyển lên thành hình thức diễn xướng chuyên nghiệp, có đạo diễn cùng hoá trang, ánh sáng, trang phục… tổng hoà tất cả lại thì giá trị nghệ thuật của dân ca Ví, Giặm xứ Nghệ đã được nâng lên một tầm cao mới Cuộc sống ngày càng phát triển, môi trường mới, nhịp sống mới buộc dân ca Ví, Giặm phải tìm cách để thích ứng, kể cả việc thay thế không gian văn hoá cũ hay không gian văn hoá mới, để tạo nên những giá trị mới để có thể tồn tại lâu dài về sau.
Mặc dù dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh không thể trở về cùng những giá trị nguyên bản, với những cảnh trữ tình như: đồng ruộng, bến nước, gốc đa…, hay những đêm trăng phường đan, phường vải nhưng nói đi cũng phải nói lại, không gian văn hoá mới cũng đã góp phần để môi trường nuôi dưỡng dân ca được tiếp tục, để dân ca có thể duy trì, phát huy trong đời sống xã hội ngày nay Thêm vào đó, hướng đi chủ yếu ngày nay đó là phát huy giá trị của không gian văn hoá theo hình thức sân khấu hoá
(ngoài tính hình thái văn hoá vốn có của dân ca còn cộng thêm vào hình thái nghệ thuật để có thể lên sân khấu).
Các làn điệu Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Hát Ví là một đặc sản trong gia tài văn hóa tinh thần của xứ Nghệ, gắn liền với nghề nghiệp, có đủ các loại Ví như Ví phường vải, Ví phường nón, Ví phường đan, Ví phường củi, có bao nhiêu nghề nghiệp thủ công thì có bấy nhiêu loại Ví đó Có rất nhiều cách hiểu về thể loại Ví, có người cho rằng Ví là Ví von, so sánh như:
Cổ tay em trắng như ngà
Con mắt em liếc như là dao cau
Miệng cười như thể hoa ngâu
Cái khăn đội đầu như thể hoa sen
Nếu chỉ hiểu đơn thuần “gọi là hát Ví, có lẽ hát Ví hay dùng lối Ví von để trao đổi tình cảm với nhau” (theo GS Đinh Gia Khánh) (Huệ, 2017) thì hát Ví đâu thể trở thành một làn điệu đặc sản của xứ Nghệ, bởi ở đâu thì dân ca Việt Nam đều sử dụng ít hoặc nhiều lối Ví von và so sánh.
Theo tiếng địa phương từ “Ví” còn có nghĩa là “với” Có thể bắt gặp một trường hợp như vậy trong bài Nhớ của Hồng Nguyên: “Độc lập nhớ rẽ viền chơi Ví chắc” (độc lập nhớ rẽ về chơi với nhau) Cũng có ý kiến cho rằng hát Ví hay hát với là hình thức đối đáp qua lại giữa nam và nữ (hát với nhau), cũng có thể ý là người con trai đứng ngoài ngõ, ngoài đường “hát với” vào sân nhà của người con gái; hoặc là những cô gái đang cấy lúa dưới đồng “hát với” qua khu ruộng bên cạnh nơi những chàng trai đang nhổ mạ; hoặc hát giữa núi rừng.
Cũng là hình thức đối đáp giao duyên này nhưng ở một số nơi lại có tên gọi khác như hát trống quân, hát ghẹo, hát đúm… để phù hợp với hoàn cảnh và không gian diễn xướng lúc hát Dầu có nhiều tên gọi là vậy như chỉ có “hát Ví” được dùng phổ biến ở Nghệ Tĩnh mà không thấy ở địa phương khác, có những đặc điểm như:Khi hát Ví thì người hát không cần tính đến thời gian, đây là điểm khác biệt mang tính đặc trưng khi so với hát quan họ (Bắc Ninh) hay hát ghẹo (Phú Thọ) hoặc hát cửa đình ở một số vùng Quanh năm xứ Nghệ bao giờ cũng nghe được những làn điệu Ví, không hát phường củi thì nghe hát phường vải, phường đan, phường cấy, Ví đò đưa khi chèo thuyền trên sông, Ở hát Ví phường vải, phường đan… còn có sự tham gia của tầng lớp tri thức Đa số là các nho sĩ bình dân, có sự gắn bó mật thiết với người dân lao động, nhưng cũng có người là con nhà có truyền thống khoa bảng, con nhà dòng dõi Họ thường đóng vai trò là “thầy bày”, “thầy gà” cho hai bên nam nữ Các câu hát Ví cũng vì có sự tham gia của tầng lớp tri thức này mà những câu hát có thêm phần điêu luyện, thể hiện được tình cảm phong phú, phức tạp, nhiều màu sắc, được “chải chuốt” hơn với lối chơi chữ và có chất “trạng”: Đã có rêu bởi vì nước đứng
Núi bạc đầu bởi tại sương sa
Thấy anh em muốn giao ca
Sợ mẹ bằng đất, sợ cha bằng trời
Thấy anh em muốn trao lời
Sợ chòm mây bạc giữa trời vội tan (Dân ca người Việt, 1994)
Nếu dựa vào cảm xúc trong câu từ hát ra hay theo tình cảm mà phân loại, hát Ví cũng có đa dạng như Ví thương, Ví giận, Ví ai oán, Ví tình cảm,… hay nói cách khác có bao nhiêu cung bậc cảm xúc là bấy nhiêu thể loại Ví Nhưng xét ở góc độ tính chất âm nhạc thì chỉ có một làn điệu Ví duy nhất Khi những câu hát được cất lên, thính giả có thể cảm nhân nỗi buồn man mác ẩn đằng sau nét dí dỏm, những câu hát tựa như hát để nói ra nỗi lòng của bản thân Thông qua những lời ca câu hát, người nông dân lao động có thể gửi vào đó tâm sự, tình cảm, lời muốn nói mà họ ấp ủ Vì vậy mà có thể nói hát Ví là những bản tình ca của người lao động, đã hòa vào máu thịt và trở thành một phần trong sinh hoạt thường ngày của người dân.
2.3.1.1 Các chặng trong hát Ví
Khi hát Ví, người hát đã vượt ra khỏi những tư tưởng cổ hủ của xã hội phong kiến đương thời, theo câu hát đi từ làng này sang thôn khác, vùng nọ qua miền kia để gặp được bạn đời của mình Những lời thơ được cất lên vô cùng bình dị, dễ thuộc mà cũng rất đỗi trữ tình Thông thường một cuộc hát Ví có ba chặng:
Chặng một: hát dạo trước để tìm kiếm đối tượng hát cùng, hoặc để thăm dò phần hát chào, rồi đến hát hỏi nhằm tìm hiểu, để hai người giới thiệu và bộc lộ tình cảm Phần hát hỏi với mục đích thử trí thông minh và khả năng ứng biến linh hoạt của người đáp.
Chào chàng nho sĩ anh tài
Trăng trong bờ liễu, gió ngoài đường mây
Mời chàng nhẹ gót vào hiên
Cảnh tiên có cảnh, người tiên có người
Mời chàng vô chiếu mà ngồi
Thung dung rồi sẽ hiểu lời ra thưa.
Hỏi chàng danh tính thế nào Để khi thưa gửi, đón chào làm quen?
Hỏi chàng quê quán nơi đâu Để khi nhắn gửi mấy câu, cánh hồng?
Chặng hai: Là hát đố, hát đối Đây là giai đoạn thử thách tài năng của cả bên nam và bên nữ Hát đố có khi hát đố sách, đố chữ, có khi đố kiến thức về mọi lĩnh vực trong đời sống Đặc biệt, giai đoạn này thường được đẩy lên kịch tính khi có sự tham gia của các nhà nho với tư cách là “thầy gà” nên câu đố cũng trở nên thâm thúy, hóc búa và đầy thú vị.
Chặng ba:Được xem là chặng quan trọng nhất, có nhiều câu hát hay, gồm: Hát mời, hát xe kết và hát tiễn Đây là chặng cuối, khi mà hai bên đã thân thiết, quyến luyến và gắn bó hơn, vậy nên khi sắp phải chia tay để “rạng ngày ai về nhà nấy” thường khiến cho bước xe kết kéo dài, có khi kéo thâu đêm suốt sáng với bao nỗi niềm nhớ thương, tiếc nuối.
Ra về để áo lại đây Để đêm thiếp đắp, để ngày xông hương
Về cách hát, trước khi hát một câu, bên nam hoặc bên nữ phải xướng lên một câu Ví dụ như hát phường vải, bên nam gọi bên nữ: “Ơ này, chị em phường vải ơi!”.
Bên nữ thưa: “Ơ, thưa chi!” rồi bên nam mới hát Cứ thế cuộc hát cứ lần hồi cho đến khi được đẩy lên đến cao trào, từ đầu hôm đến canh sáng, thậm chí cuộc hát có thể kế tiếp đến ngày hôm sau.
2.3.1.2 Hình thức tổ chức diễn xướng Ví
Nếu không gian văn hóa của dân ca quan họ hay ca trù gắn với không gian của lễ hội, của thính phòng thì không gian diễn xướng của hát Ví xứ Nghệ lại rất đặc biệt, không cần phải chờ đến mùa vụ, hay hội hè mà vừa lao động vừa ca hát Trong các cuộc hát Ví thường hình thành hai nhóm nam và nữ, cũng có thể là một nam, một nữ nhưng thường đã họp thành phường hát thì cũng khá đông đảo, có đến hàng trăm câu hát Ví lần lượt được đưa ra để thi thố, đối đáp, giao duyên Trai thanh, gái lịch hát đối đáp với nhau, hát vọng từ ngoài đường vào nhà,từ trong nhà với ra, hay cũng có thể là trên sông vọng lên bờ,… Do hát Ví gắn liền với lao động, nên mỗi một loại hát Ví lại gắn với một loại hình lao động riêng biệt như: Hát Ví của những người đi cấy thì gọi là Ví phường cấy, hát Ví của những người đi củi thì gọi là Ví phường củi, hát Ví của những người dệt thì gọi là Ví phường dệt,…
Ví phường vải: gắn liền với phường vải của các cô gái xứ Nghệ, đặc biệt là các vùng Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Xuân, Đức Thọ, Kỳ Anh, Thanh Hà, Trong số các điệu Ví trên thì Ví phường vải là nổi trội nhất bởi giá trị văn hoá nghệ thuật cũng như có sự tổ chức mang tính bài bản của một cuộc hát Trong quá trình nghiên cứu, tác giả Nguyễn Thụy Loan đã cho rằng: “Nét độc đáo của hát Ví Nghệ Tĩnh là ở chỗ: không có vùng nào trong nước còn lưu trữ nhiều loại hát Ví gắn với các phường nghề như ở đây”.
Môi trường diễn xướng hát phường vải thường diễn ra vào ban đêm, sau khoảng thời gian lao động nơi ruộng đồng, sông nước Hễ nơi nào có quay sa, kéo sợi thì nơi ấy có diễn ra buổi sinh hoạt hát phường vải Hát phường vải mang đậm tính chất trữ tình, thể hiện chiều sâu tâm hồn của người dân qua các thời kỳ lịch sử, đằm thắm trong lời ca và âm điệu có lúc trầm buồn, man mác Quần chúng nhân dân là những nghệ nhân dân gian, là tác giả của những câu hát phường vải đầu tiên và cũng chính họ là những người bảo lưu, kế thừa và phát huy vốn hát Ví, vốn ca dao, dân ca truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa quê hương.
Hát Ví phường vải còn có các nhà nho tham gia ứng tác và đối đáp, vừa tình cảm vừa thể hiện trí tuệ, nhờ vậy hát Ví chính là sự kết hợp giữa những người tri thức với người lao động Nếu xét về phương diện văn học thì Ví phường vải còn là cuộc thi tài đọ sức về văn chương Tham gia cuộc hát yêu cầu người hát phải nhanh trí và khôn khéo, có khả năng ứng xử và đối phó mau lẹ, tinh tế với những tình huống đầy bất ngờ Đó cũng là một trong tính cách nổi bật của người Nghệ: Ham học, ham đọ kiến thức, tôn vinh trí tuệ ngay cả trong ca hát Chính vì thế hát phường vải thu hút đông đảo các nhà trí thức xa gần tụ hội về miền đất Ví như Kim Liên (Nam Đàn), Trường Lưu (Can Lộc),… để tham gia sinh hoạt.
Các yếu tố nghệ thuật trong những câu hát Ví, Giặm
Ví, Giặm Nghệ Tĩnh sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, phúng dụ, khoa trương,v.v Các biện pháp tu từ được xây dựng theo quan hệ liên tưởng thể hiện nét riêng trong cách nghĩ, mỹ cảm của người Nghệ Tĩnh Về biện pháp so sánh, Ví, Giặm chủ yếu dùng lối so sánh “lộ thiên” (có gần như đầy đủ công thức so sánh), dùng những sự vật rất gần gũi trong đời sống nhưng lại tạo được những liên tưởng tinh tế
Da em như đọt chuối non
Eo lưng thắt đáy như con tò vò
(Hát phường vải) Trong Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, biện pháp được sử dụng nhiều nhất đó là ẩn dụ tu từ. Tác giả dân gian sử dụng ẩn dụ để gửi gắm tình cảm của mình Trong nhiều trường hợp, biện pháp nghệ thuật này tạo ra những cách nói bóng bẩy, ý nhị về những điều khó nói, không dễ giãi bày.
Con chim phượng hoàng dại lắm không khôn
Núi Tam Thai không đỗ lại đỗ cồn cỏ may
(Hát phường vải) Lối nhân hóa cũng được sử dụng trong Ví, Giặm để nói về phong cảnh, thông tin thời tiết, hoặc bày tỏ nỗi niềm nhân thế
Ví dụ: lối nhân hóa trong câu hát Giặm
Rú Bể chưa mang tơi là thông tin thời tiết trời chưa mưa
(Rú Bờng, tức Côn Bằng, Thạch Hà, mây chưa che; rú Bể, tức Nam Giới, Thạch Hà, mây chưa bọc quanh)
Vườn hoa quả thị má hồng
Mận mơ quấn quýt đèo bòng cho cam
Vừa diễn tả tình cảm gắn bó, quấn quýt của trai gái, vừa như giới thiệu vườn hoa quả, gồm bảy loại quả: thị, hồng, mận, mơ, quýt, bòng, cam (nhân hóa kết hợp chơi chữ) Thật là bất ngờ và thú vị.
Khoa trương (còn gọi ngoa dụ, phúng dụ) - phương thức tu từ gây ấn tượng mạnh bằng cách diễn đạt nhân lên gấp nhiều lần thuộc tính của sự vật, hiện tượng cũng xuất hiện nhiều trong Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Ví dụ: Đôi ta đã thề ước
Quyết sống thác cùng nhau
Dù bể thẳm non cao
Dù lưỡi gươm kề đầu
Phải liệu mà cất bước
Tính liệu mà cất bước
Những biện pháp tu từ xây dựng theo quan hệ liên tưởng kiểu Nghệ Tĩnh trên đây đã tạo cho Ví, Giặm cái ý nghĩa bề sâu, tầng nghĩa thứ hai ám ảnh, mời gọi trường liên tưởng của người tiếp nhận.
Văn hóa Việt Nam trong dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Ví và Giặm xứ Nghệ có điểm chung là lối hát vừa mang tính ngẫu hứng, vừa có thủ tục và quy cách cụ thể; có chung đặc tính địa phương về thanh điệu, điệu thức, tiết tấu, giai điệu và giọng hát, được diễn xướng theo ba hình thức: hát lẻ, hát đối và hát cuộc.
Dân ca Ví, Giặm là không gian “mở” dành cho tất cả những ai yêu thích ca hát, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, tôn giáo Các cuộc hát đảm bảo quyền bình đẳng, sự tôn trọng lẫn nhau giữa cộng đồng, nhóm người và cá nhân, góp phần vào sự phát triển bền vững của xã hội Dân ca Ví, Giặm là sự kết tinh khả năng sáng tạo lời ca và giai điệu của các cộng đồng người Nghệ Tĩnh, đặc biệt là sự đóng góp của các nho sĩ, nhà khoa bảng, danh sĩ, sĩ phu yêu nước Với nội dung, ngôn từ, bài hát do họ sáng tác, thấy được chặng đường lịch sử dân tộc đã đi qua Sự hấp dẫn của dân ca Ví, Giặm nằm ở sự tôn trọng việc tự do thể hiện tư tưởng, tình cảm bằng lời ca tiếng hát, bằng ngôn ngữ địa phương.
Từ trong lao động, sản xuất mang tính phường hội và trong sinh hoạt hàng ngày, những người bình dân đã cất lên những câu Ví, điệu hò theo kiểu ngẫu hứng, truyền miệng; chúng được tạo ra tự nhiên rồi lưu truyền và gắn bó với người dân quê xứ Nghệ từ đời này đến đời khác Cứ thế, Ví, Giặm được nuôi dưỡng, phát triển cùng với xã hội và môi trường tinh khôi, nguyên sơ, chưa có sự tác động, ảnh hưởng của các yếu tố ngoại lai, pha tạp.
Dân ca Ví, Giặm không kén chọn thời gian, không gian và hoàn cảnh để thực hành Người dân có thể hát Ví, Giặm bất kỳ khi nào, từ lao động sản xuất đến mọi hoàn cảnh trong sinh hoạt thường nhật, không cần nhạc cụ, đạo cụ và trang phục khác lạ nào Người hát Ví, Giặm có thể thực hành trong các nghi lễ trang trọng, tang ma đến các cuộc vui chơi, giải trí, sinh hoạt của cá nhân hay nhóm người, cộng đồng và trước quảng đại dân chúng Với người dân, Ví, Giặm như sự hiện diện của lời nói sinh hoạt tự nhiên, thường trực hàng ngày, có thể dùng để trò chuyện, tâm tình, giao duyên hay đối thoại, độc thoại.
Tính biểu cảm được thể hiện ở chỗ hình thức nghệ thuật ca hát của Ví, Giặm không bị gò bó bởi lề lối, niêm luật, câu chữ Người hát có thể ứng tác để phù hợp với nhu cầu thể hiện tư tưởng, thái độ, tình cảm ở mọi hoàn cảnh, không gian và thời gian.
Ví, Giặm được sử dụng một cách tự nhiên nhất cho nhu cầu giải trí trong lao động và sinh hoạt, nơi gửi gắm mọi tâm tư, nỗi niềm - dù độc thoại hay đối thoại giao duyên, từ phạm vi gia đình, dòng họ đến nhà trường và ngoài xã hội
THỰC TRẠNG DU LỊCH VÀ ĐIỀU KIỆN KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Sức hút của nghệ thuật diễn xướng Ví, Giặm
Dân ca Nghệ Tĩnh mà tiêu biểu là Ví, Giặm có những giá trị bền vững; qua thử thách của thời gian, các đặc trưng và giá trị của dân ca Nghệ Tĩnh vẫn được gìn giữ, trao truyền cho các thế hệ bằng nhiều cách khác nhau Cho đến nay dân ca vẫn đang hiện hữu, được yêu mến và đồng hành với cuộc sống, với con người và mảnh đất đã sinh ra nó; nó vẫn song tồn, “sống chung” với các loại hình nghệ thuật hiện đại khác trong một thế giới có nhiều biến đổi Chính vì thế, đi sâu vào mạch nguồn của dân ca
Ví, Giặm, không khó để nhận ra những giá trị đặc sắc của loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo này.
Mang đặc trưng tự sự, diễn đạt theo lối văn vần dân gian, được kể/hát lên trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, Ví, Giặm Nghệ Tĩnh ẩn chứa trong đó những giá trị lịch sử - văn hóa một cách hồn nhiên, cụ thể và sinh động Có thể nói, Ví, Giặm là một cuốn sử biên niên của cộng đồng xứ Nghệ được ghi lại một cách chi tiết, tự nhiên và kịp thời bằng chất liệu ngôn từ nghệ thuật bình dân, gửi gắm vào đó cung cách nhận thức, đánh giá, phẩm bình mang tính đồng thuận chung của cộng đồng, được các thế hệ gìn giữ, truyền lưu Dân ca Ví, Giặm với nhận thức của hầu hết dân chúng, vì thế, có đặc điểm và giá trị chung là nơi chứa đựng một cách tự nhiên, hồn nhiên mọi tri thức về văn hóa, lịch sử, về kỹ thuật canh tác, ứng xử với tự nhiên và xã hội cũng như cung cách ứng xử mang sắc thái Nghệ - Tĩnh do các thế hệ cha ông nhận biết, đúc kết cho hậu sinh.
So với các loại hình sinh hoạt văn nghệ dân gian đã và đang hiện tồn trên khắp mọi vùng, miền đất nước, thật khó có loại hình nghệ thuật nào có được giá trị văn hóa xã hội sâu, rộng và bao quát mọi ngóc ngách đời sống cộng đồng như dân ca Ví,Giặm Bằng những lời ca ngắn gọn Ví von, những câu chữ cụ thể, thân tình, Ví - Giặm lay động, thức tỉnh lòng người mọi thế hệ hướng về những đạo lý làm người, những khuôn mẫu đạo đức xã hội thông qua lời tâm tình về chữ Hiếu, chữ Nghĩa, chữ Nhân.Chất giáo huấn trong Ví, Giặm vì thế đi vào lòng người một cách tự nhiên chứ không cứng nhắc, lịch lãm chứ không xô bồ, chân tình chứ không gượng ép Chính vì thế, mở rộng dần các mối quan hệ từ phạm vi gia đình, dòng họ đến làng xóm và môi trường xã hội, hàng ngàn câu Ví, câu Giặm cứ như thứ “lạt mềm buộc chặt”, lay động mọi tâm tư, nỗi niềm, trở thành hướng quy chuẩn cho mọi hành vi ứng xử của con người trong đời sống văn hóa cộng đồng nói chung.
Cũng như bất kỳ mọi hình thức sinh hoạt văn nghệ dân gian của Việt Nam và thế giới, dân ca Ví, Giặm với sức sống tự thân của nó, luôn hiện hữu những giá trị nghệ thuật đặc sắc, được chưng cất từ trí tuệ nghệ sĩ bình dân và bác học của người xứNghệ Tuy nhiên, dường như Ví, Giặm được coi là hình thức sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật rõ nét nhất trong kho tàng dân ca xứ Nghệ trực tiếp trở thành bệ đỡ, sản sinh ra hàng loạt các thế hệ nhạc sĩ, hàng trăm sáng tác âm nhạc đương đại, trong đó, nhiều ca khúc mang âm hưởng Ví, Giặm, chắt lọc từ Ví, Giặm, kế thừa và nâng cao từ Ví,Giặm để đạt đến tầm bất tử, còn mãi với thời gian.
Tiềm năng khai thác du lịch
3.2.1 Tiềm năng thị trường khách nội địa và quốc tế
Xuất phát từ điều kiện vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng, du lịch Nghệ An xác định thị trường khách quốc tế trong những năm tới đó là:
Thị trường ASEAN là thị trường khách trong khu vực đầy tiềm năng do điều kiện đi lại dễ dàng, có các yếu tố văn hoá, lịch sử tương đồng, trong đó trọng tâm là khách Việt kiều ở Lào, Đông Bắc Thái Lan về thăm thân hay kết hợp du lịch; khách các nước khác đi du lịch Lào, Thái Lan (nước thứ 3); khách du lịch từ Singapore, Malaysia đi bằng đường bộ hoặc xe caravan đến Việt Nam qua các cửa khẩu. Thị trường Đông Á - Thái Bình Dương: Đây là thị trường khách quốc tế đến Việt Nam có tỷ trọng lớn nhất (xấp xỉ 50% thị phần) và có xu hướng phát triển nhanh trong thời gian tới, trong đó đối với du lịch Nghệ An sẽ tập trung cho các thị trường khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thị trường Châu Âu: Đây là thị trường khách có khả năng chi trả cao nhưng cũng đòi hỏi chất lượng sản phẩm và các dịch vụ du lịch có chất lượng tốt, thân thiện với môi trường Đối với Nghệ An sẽ từng bước đầu tư khai thác thị trường khách từPháp, Nga, Đức…
Bên cạnh đó, trong bối cảnh thị trường khách du lịch Thái Lan, Lào – hai thị trường khách quốc tế trọng điểm của du lịch Nghệ An lâu nay đang có chiều hướng giảm sút, du lịch Nghệ An định hướng phát triển thị trường khách Trung Quốc Trung Quốc là một trong ba nước có số lượng người đi du lịch lớn nhất thế giới, số lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng trưởng nhanh và nếu làm tốt thì đây sẽ là thị trường rộng lớn cho du lịch Nghệ An Ở Nghệ An, hiện chưa thống kê được cụ thể số lượng khách Trung Quốc trong bức tranh tổng quan khách du lịch quốc tế Tuy nhiên, các nhà quản lý, doanh nghiệp du lịch xác định đây là thị trường khách tiềm năng.
3.2.2 Thực trạng thị trường khách nội địa và quốc tế
Thị trường khách du lịch nội địa là thị trường có ý nghĩa quyết định đối với phát triển du lịch Nghệ An trước mắt và lâu dài Đối tượng khách là cán bộ và nhân dân cả nước về thăm quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh, tắm biển Cửa Lò, trong đó trọng tâm là Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.
Sau vinh danh, di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã được cơ quan quản lý nhà nước có nhiều động thái để di sản được tuyên truyền rộng rãi đến với du khách nhiều hơn Khách du lịch nội địa thường thưởng thức dân ca Ví, Giặm thông qua các chương trình biểu diễn tại các điểm tham quan du lịch (Khu di tích Kim Liên, khu du lịch Cửa Lò) hay đến với các lễ hội đầu xuân (Lễ hội đền Quả Sơn – Đô Lương), hoặc cũng có thể nghe hát dân ca theo chương trình tham quan trên sông Lam bằng du thuyền. Khu di tích Kim Liên – Nam Đàn thu hút lượng khách nội địa đáng kể của du lịch Nghệ An Nằm trên trục đường 46, cách thành phố Vinh (Nghệ An) 15km, Khu di tích Kim Liên (huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An), từ lâu đã đi vào tâm thức và quen thuộc với triệu triệu người dân Việt Nam bởi nơi đây lưu giữ những kỷ niệm về gia đình và thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh Khu di tích Kim Liên được thành lập từ năm 1956 và được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt vào ngày 10/5/2012 Hàng năm, Khu di tích Kim Liên đón gần 2 triệu lượt khách tham quan và nghiên cứu. Ngoài khu di tích Kim Liên, Cửa Lò cũng là điểm nhấn khi nói đến du lịch Nghệ
An Với lợi thế bãi biển dài, nước trong mát, môi trường xanh, sạch, đẹp, con người thân thiện và mến khách, Cửa Lò (Nghệ An) đang ngày càng có sức hấp dẫn lớn với du khách trong và ngoài nước.
Hội tụ giá trị lịch sử, văn hóa, tự nhiên với nhiều di tích, danh thắng, đặc sản, thành phố Vinh có nhiều tiềm năng phát triển du lịch Tuy nhiên, tính mùa vụ du lịch của Nghệ An là rất rõ rệt và đây cũng chính là đặc điểm chung của các tỉnh từ Bắc Trung Bộ trở ra Mùa cao điểm của du lịch Nghệ An thường bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 hằng năm Vào thời điểm này, thời tiết nắng nóng phù hợp với loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển, là loại hình du lịch chính ở Nghệ An Đây cũng là mùa cao điểm của khách du lịch nội địa.
Số lượt khách do các cơ sở lưu trú phục vụ
Số lượt khách do các cơ sở lữ hành phục vụ
Bảng 1: Số lượng khách du lịch nội địa đến Nghệ An từ năm 2017-2020 (nguồn: https://www.nghean.gov.vn)
Có thể nói, Nghệ An thu hút lượng khách như trên là do tỉnh phát huy lợi thế của mình trong hoạt động phát triển du lịch Quốc lộ 1A nối Nghệ An với các tuyến “ con đường di sản”, nối Nghệ An với thủ đô Hà Nội – thị trường lớn của cả nước Công tác khôi phục, phát triển, quảng bá dân ca Ví, Giặm được đầu tư Các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh cũng được phục chế, tôn tạo, các lễ hội có biểu diễn dân ca Ví, Giặm được tăng cường công tác tổ chức,… vì vậy đã thu hút lượng khách tăng dần trong những năm qua
Tuy nhiên, có thể thấy, số lượng khách du lịch nghe dân ca Ví, Giặm chưa được nhiều, thời gian tham quan rất ngắn, chủ yếu là đi trong ngày.
Nguồn nhân lực phục vụ du lịch
Theo Trung tâm Nghệ thuật Truyền thống Nghệ An, đến nay tại Nghệ An có hơn
120 câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh với tổng số hơn 2.000 thành viên thuộc nhiều độ tuổi, ngành nghề cùng tham gia sinh hoạt, hoạt động thường xuyên và hiệu quả tại TP Vinh, huyện Thanh Chương, Yên Thành, Đô Lương…Người Việt ở tỉnhNghệ An và Hà Tĩnh (sau đây viết tắt là Nghệ Tĩnh) đều biết hát Ví, Giặm Hiện nay, có 75 Nhóm Dân ca Ví, Giặm, điển hình là Nhóm Dân ca Ví, Giặm Hồng Sơn, Nhóm Dân ca Ví, Giặm Ngọc Sơn ở tỉnh Nghệ An, và Nhóm Dân ca Ví, Giặm O Nhẫn, Nhóm Dân ca Ví, Giặm Thạch Khê ở tỉnh Hà Tĩnh sinh hoạt dân ca thường xuyên. Hàng năm, tại Nghệ An, Hà Tĩnh đều tổ chức Liên hoan dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh từ cấp cơ sở đến cấp tỉnh, 2 năm một lần tổ chức cấp liên tỉnh Ngoài ra, mỗi tỉnh có nhiều chính sách bảo tồn và phát huy di sản như phong tặng, tôn vinh, đãi ngộ các nghệ nhân, tổ chức đưa dân ca vào trường học, tổ chức các hoạt động giao lưu, nghiên cứu, sưu tầm, trình diễn dân ca Ví, Giặm…
Theo danh sách kiểm kê của Sở Văn hóa và Thể thao (tính đến tháng 12 năm
2016), ở Nghệ An có 42 nghệ nhân dân gian, 26 nghệ nhân ưu tú, 3 nghệ sĩ nhân dân và 9 nghệ sĩ ưu tú trong lĩnh vực hát dân ca VGNT với tổng số 80 người Các nghệ nhân là lực lượng nòng cốt trong việc nắm giữ và trao truyền di sản cho các thế hệ Đa số các nghệ nhân đều có sự đam mê, tự nguyện, tích cực tham gia học, hát và truyền dạy dân ca.
Một số nghệ nhân và thành viên của câu lạc bộ là những người thực hành dân ca
Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu đến từ nhiều tầng lớp khác nhau như nông nghiệp, ngư nghiệp, nghề thủ công hay kinh doanh buôn bán Đa số thành viên trong câu lạc bộ đều chỉ tham gia sinh hoạt dân ca, kinh phí hoạt động tự túc tự nguyện nên không có ai sống bằng nghề hát chuyên nghiệp Mặc dù các nghệ nhân ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng người thực hành di sản vẫn chủ yếu là tầng lớp trung niên, chưa thu hút được nhiều đội ngũ kế cận, lớp trẻ bận học ở trường, ít người hào hứng học nên người kế thừa trong gia đình, cộng đồng ngày càng ít Đây cũng là một trong những thách thức của việc đảm bảo sức sống và phát triển dân ca Ví, Giặm hiện nay.
Mặc khác, Trong số các nghệ nhân hát Ví, Giặm số người biết truyền dạy một cách bài bản và có kỹ thuật không còn nhiều, truyền dạy chủ yếu bằng phương thức truyền miệng và dưới hình thức sinh hoạt CLB, một số người thực hành hiện nay không nắm vững kỹ thuật trình diễn và nội dung các bài bản truyền thống Do vậy,nguồn lực truyền dạy dân ca ngày càng khó khăn và để đảm bảo sức sống và sự phát triển của dân ca, cần thiết phải có chương trình đào tạo đội ngũ nghệ nhân trẻ kế cận.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển du lịch Ví, Giặm Nghệ Tĩnh
Hiện nay, hoạt động biểu diễn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được tổ chức chủ yếu trên 2 sân khấu lớn của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, đó là rạp hát của Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ và sân khấu của nhà nghệ thuật truyền thống
Hà Tĩnh Ngoài ra, dân ca Ví, Giặm còn được biểu diễn ở các sân khấu tại các điểm du lịch, khu di tích, tại các cơ sở đào tạo. Đưa dân ca Ví, Giặm vào trong chương trình hoạt động du lịch là hướng đi có tính khả thi và cần thiết hiện nay Có thể thấy Khu di tích Kim Liên, điểm du lịch Cửa
Lò là những địa điểm hội tụ rất nhiều yếu tố thuận lợi để triển khai đưa Ví, Giặm vào phục vụ phát triển du lịch.
UBND tỉnh đã giao Sở VHTT & DL phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Nam Đàn, thị xã Cửa Lò thực hiện kế hoạch trên Theo đó, Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ sẽ chịu trách nhiệm về nội dung cũng như tổ chức tập huấn cho các hạt nhân dân ca trên địa bàn huyện Nam Đàn, thị xã Cửa Lò để xây dựng đội dân ca chuyên nghiệp.
Tại khu di tích Kim Liên – Nam Đàn: Thời gian duy trì hoạt động hát dân ca Ví, Giặm vào 2 ngày nghỉ cuối tuần, vào các buổi sáng từ 7h30, mỗi buổi sẽ diễn 2 chương trình, mỗi chương trình kéo dài 30 phút Địa điểm trình diễn tại khuôn viên ngôi nhà tranh của gia đình ông Vương Hoàng Mỹ, gần nhà Bác ở quê Nội khu di tích. Với chủ đề “Trình diễn dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh - di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.
* Tại khu du lịch Cửa Lò: Cũng giống như tại khu di tích Kim Liên – Nam Đàn, hoạt động hát dân ca cũng sẽ diễn ra vào những ngày cuối tuần Địa điểm trình diễn tại quảng trường Bình Minh – nơi thường tập trung lượng khách vui chơi giải trí lớn tại điểm du lịch này Để hỗ trợ cho Nam Đàn, Cửa Lò, thời gian đầu, các nghệ sỹ của Trung tâm bảo tồn phát huy di sản dân ca xứ Nghệ sẽ chịu trách nhiệm chính trong biểu diễn phục vụ khách du lịch tại Khu di tích, khu du lịch; với hình thức vừa tham gia biểu diễn, vừa xây dựng kịch bản, vừa tổ chức tập huấn cho các hạt nhân dân ca tại Nam Đàn cũng như Cửa Lò.
Tuy nhiên, sau một thời gian ngắn đã phải dừng lại do nhiều lí do như việc chọn địa điểm, thiết kế sân khấu chưa hợp lý; chất lượng đội ngũ hát chưa cao; kinh phí ít dẫn đến trang phục biểu diễn, âm thanh,…còn chưa đáp ứng được.Theo ông NguyễnBảo Tuấn – Giám đốc Khu di tích Kim Liên thì chương trình còn mang tính “hành chính hóa”.
Công tác quản lý, tổ chức khai thác và xúc tiến du lịch văn hóa Ví, Giặm .34 CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢN VĂN HÓA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH HIỆU
Trong lĩnh vực du lịch, sở du lịch tỉnh có trách nhiệm quản lý và khai thác giá trị di sản văn hóa dân ca Ví, Giặm để lập kế hoạch, định hướng phát triển không gian du lịch, phát triển sản phẩm du lịch
Thực tế hiện nay, việc phối hợp quản lý giữa ngành du lịch và văn hóa để tổ chức khai thác phát huy giá trị di sản trong hoạt động du lịch còn hạn chế Chủ yếu việc của ngành nào, trách nhiệm của ngành nào thì ngành đó thực hiện Vì vậy, đã có nhiều hội thảo khoa học, nhiều công trình, đề án về bảo tồn Ví, Giặm nhưng không có sự tham gia từ phía các nhà quản lý du lịch Ngược lại, việc khai thác Ví, Giặm phát triển du lịch cũng hầu như do ngành du lịch đảm nhiệm mà thiếu sự phối hợp từ ngành văn hóa Do đó, Ví, Giặm chưa được đầu tư một cách bài bản về chất lượng, cách tổ chức cũng như hiệu quả kinh tế.
Di sản dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh trong những năm qua được khôi phục và giá trị của Ví, Giặm cũng được tuyên truyền sâu rộng cho người dân trong nước và còn được đem đi biểu diễn ở nhiều nước trên thế giới Những sự kiện văn hóa Ví, Giặm tổ chức hàng năm chính là một trong những cách thức quảng bá hiệu quả cho du lịch Ví,Giặm Từ năm 2015, Trung tâm Bảo vệ và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ, hội Cựu học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu, hội đồng hương Nghệ Tĩnh trên khắp mọi miền đất nước đã phối hợp với cơ quan hữu quan và các địa phương tổ chức các chương trình “Ân tình Ví, Giặm”, kết hợp giao lưu và biểu diễn dân ca Ví, Giặm tại nhiều tỉnh thành như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, TP Đà Nẵng Năm 2015, Trung tâm Bảo vệ và phát huy di sản dân ca xứ Nghệ tổ chức 2 đợt biểu diễn ở nước ngoài(tại Thái Lan và Australia) Năm 2016, công tác tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví,Giặm được mở rộng không gian, sang đến cả châu Âu Năm 2016, hội đồng hươngNghệ Tĩnh đã kết nối, tổ chức để các nghệ sĩ, nghệ nhân Ví, Giặm có chuyến biểu diễn, giao lưu, quảng bá tại các nước Cộng hòa Thụy Sỹ, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Liên bang Đức, Cộng hòa Slovakia và Cộng hòa Hungary Đó là hoạt động của đoàn nghệ thuật dân ca của Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản dân ca Ví, Giặm, CLB UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ, phong trào quần chúng tham gia bảo tồn Ví, Giặm, các hội diễn dân ca vào các dịp lễ tết, hoạt động của các câu lạc bộ, đặc biệt tham gia biểu diễn tại các sự kiện chính trị, văn hóa trong tỉnh cũng như quốc tế tổ chức tại Việt Nam…
Hay để quảng bá dân ca Ví, Giặm, nghệ sĩ Lê Thanh Phong – chủ nhiệm câu lạc bộ UNESCO di sản dân ca xứ Nghệ đã đứng ra tổ chức triển lãm Ví, Giặm tại Hội chợ triển lãm nghệ thuật Hà Nội, thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn phục vụ du khách tại Hồ Tây, đón các đoàn quốc tế đến xem biểu diễn tại đình Xuân La, Tây Hồ Đối với ngành du lịch của Nghệ An, nhận thức vai trò của tài nguyên di sản dân ca Ví, Giặm, cơ quan quản lý nhà nước cũng chú trọng đầu tư xúc tiến du lịch như đã tổ chức rất nhiều cuộc hội thảo về du lịch, trong đó có các cuộc hội thảo như Liên kết xây dựng sản phẩm du lịch các tỉnh Bắc miền Trung, Liên kết phát triển du lịch Thanh – Nghệ – Tĩnh… Và nhiều cuộc ký kết cùng phát triển giữa Nghệ An – TP Hồ Chí Minh, Nghệ An – Đà Lạt, Nghệ An – Viêng Chăn – UdonThani… Tại các cuộc hội thảo, ký kết này, ngoài hợp tác phát triển xây dựng tour, tuyến du lịch, vấn đề xây dựng sản phẩm du lịch được các bên liên quan, các nhà nghiên cứu dân gian, nghiên cứu du lịch trong nước và quốc tế quan tâm nhiều nhất, đó là: làm thế nào để dân ca thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ?
Nhìn chung, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chủ yếu tập trung vào các hình thức liên hoan, cuộc thi, hội diễn; Tuyên truyền quảng bá dân ca Ví, Giặm trên phương tiện thông tin đại chúng; Tuyên truyền, quảng bá thông qua tổ chức sự kiện kỷ niệm ngày lễ lớn, phục vụ du lịch, phục vụ đối ngoại,biểu diễn ở nước ngoài Công tác xúc tiến quảng bá du lịch chưa thực sự được coi trọng trong hoạt động phát triển du lịch nói chung và nhất là du lịch Ví, Giặm Hiện nay, Nghệ An chưa có một kế hoạch hay chiến lược xúc tiến du lịch Ví, Giặm một cách bài bản, hệ thống Vì vậy, Ví, Giặm được quảng bá chủ yếu là do các hoạt động từ ngành văn hóa tổ chức Hình ảnh du lịch Ví, Giặm trên các phương tiện tuyên truyền quảng bá còn hết sức đơn điệu, nghèo nàn.
CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC DI SẢNVĂN HÓA VÍ, GIẶM NGHỆ TĨNH HIỆU QUẢ TRONG HOẠT ĐỘNG
Về tổ chức, quản lý du lịch văn hóa Ví, Giặm
Dân ca Ví, Giặm không chỉ là di sản văn hóa phi vật thể của hai tỉnh Nghệ An và
Hà Tĩnh, của Việt Nam mà nay nó đã thuộc về cả nhân loại Việc quản lý di sản này là nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng dân cư – chủ nhân di sản văn hóa Vì vậy, đối với hoạt động du lịch, ngành du lịch phải phối hợp chặt chẽ với ngành văn hóa để quản lý một cách hiệu quả di sản.
Thứ nhất, cần thực hiện chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ kinh phí để nhân dân tiếp tục phục hồi và duy trì sinh hoạt văn hóa Ví, Giặm tại các thôn, xóm, tạo cho Ví, Giặm được “sống” trong môi trường dân gian của mình Bên cạnh đó cũng cần coi trọng bảo tồn các nghệ nhân Ví, Giặm Người nắm giữ kỹ năng cơ bản nhất của di sản Ví, Giặm chính là các nghệ nhân cao tuổi vẫn còn sống ở các làng Ví, Giặm.
Thứ hai, đầu tư có trọng điểm cho các cơ quan, tổ chức liên quan trực tiếp đến bảo tồn và phát triển Ví, Giặm như : Trung tâm bảo tồn và phát huy di sản Ví, Giặm, trường đào tạo đội ngũ nghệ sĩ (Trường cao đẳng văn hóa nghệ thuật Nghệ An)
Có chính sách ưu tiên phát triển du lịch Ví, Giặm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Việc phát triển du lịch bền vững không chỉ đem lại lợi ích kinh tế mà còn có ý nghĩa tuyên truyền, quảng bá Ví, Giặm cho nhân dân và bạn bè quốc tế Đó là một trong những cách bảo tồn di sản có hiệu quả Đặc biệt là xây dựng kế hoạch, chương trình đưa dân ca vào các hoạt động du lịch như là một điều kiện hoạt động và tiêu chí xếp loại du lịch của địa phương.
Sở du lịch Nghệ An cần phải có một đề án tổng thể và chi tiết gắn dân ca Ví, Giặm với phát triển du lịch Phát triển du lịch Ví, Giặm phải được nghiên cứu, định hướng, xây dựng thành kế hoạch, chương trình cụ thể Làm sao để hoạt động du lịch
Ví, Giặm không làm mất đi giá trị truyền thống của Ví, Giặm, không làm cho thương mại hóa Ví, Giặm mà vẫn tạo ra hiệu quả kinh tế cao Du lịch Ví, Giặm phải góp phần bảo tồn Ví, Giặm đúng như công ước quốc tế về du lịch: “Hoạt động du lịch phải được hoạch định sao cho các sản phẩm truyền thống, các ngành nghề thủ công và nghệ thuật dân gian tiếp tục tồn tại và phát triển chứ không phải là làm chúng bị tiêu chuẩn hóa và mai một đi” (Các điều ước quốc tế về văn hóa, thể thao và du lịch, 2008) Do vậy, công tác quản lý hoạt động du lịch Ví, Giặm phải được quan tâm đúng mức đồng thời phải được ủng hộ, phối hợp chặt chẽ từ phía cơ quan quản lý di sản
Thứ ba, kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước về du lịch Cần thiết thành lập phòng chuyên nghiên cứu thị trường, xây dựng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, tổng hợp lưu trữ các thông tin dữ liệu về du lịch Nghệ An Phối hợp với Ngành văn hóa xây dựng ngân hàng ảnh Ví, Giặm, dữ liệu các làng Ví, Giặm gốc, các cụ nghệ nhân Ví, Giặm,… phục vụ công tác xúc tiến và xây dựng sản phẩm du lịch
Ví, Giặm có chất lượng
Thứ tư, tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan Quản lý Nhà nước về du lịch với chính quyền và người dân địa phương Thực tế cho thấy, dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh xuất phát từ cộng đồng Mọi nội dung, ý nghĩa của di sản đều xuất phát từ cộng đồng, được cộng đồng nuôi dưỡng và phát triển theo thời gian Đưa chủ thể sáng tạo sáng tạo văn hóa là cộng đồng vào khai thác là cách hiệu quả nhất góp phần nâng cao nhận thức các giá trị văn hóa truyền thống, họ có thể bổ sung những yếu tố còn thiếu, những nhu cầu mà cộng đồng đang cần, từ đó làm phong phú thêm các sinh hoạt của di sản nhưng vẫn đảm bảo được các giá trị văn hóa từ cộng đồng Bên cạnh đó, nhà nước, nhất là chính quyền địa phương, cần có cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về tài chính để duy trì các hoạt động, sinh hoạt của các nhóm, câu lạc bộ dân ca Ví, Giặm Từ đó, góp phần tăng cao chất lượng sản phẩm du lịch Ví, Giặm Do vậy, sở
Du lịch Nghệ An phải có kế hoạch phối hợp với chính quyền địa phương để tổ chức các khóa tập huấn, tuyên truyền cho người dân làm du lịch Tỉnh cần hỗ trợ kinh phí cho các khóa đào tạo ngắn hạn như vậy, nhằm khuyến khích động viên đông đảo người dân cùng tham gia Việc phối hợp giữa nhà nước và nhân dân cùng làm du lịch đồng thời sẽ giúp cho cơ quan Quản lý nhà nước nắm rõ thực trạng phát triển du lịch tại địa phương, tâm tư nguyện vọng của người dân khi tham gia làm du lịch cũng như nắm bắt nhu cầu của du khách để từ đó có những chính sách phát triển, đầu tư cho
Về phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch văn hóa Ví, Giặm
Nguồn nhân lực luôn luôn là yếu tố then chốt trong quá trình phát triển du lịch. Hiện nay, nguồn nhân lực nói chung của Nghệ An và nguồn nhân lực đáp ứng hoạt động du lịch gắn với giá trị di sản văn hóa Ví, Giặm nói riêng còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng Vì thế cần tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực bằng một số biện pháp như sau:
Đối với du lịch tỉnh Nghệ An nói chung
Nâng cao chất lượng, trình độ của những người làm công tác quản lý Cán bộ quản lý chính là những người sẽ hoạch định chính sách, đưa ra giải pháp, định hướng phát triển du lịch của tỉnh Do vậy cán bộ quản lý ở đây không chỉ được nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng lãnh đạo mà còn phải được trau dồi về sự nhạy bén với xu hướng phát triển trong nước, trong khu vực, thế giới đồng thời am hiểu về điều kiện phát triển du lịch của tỉnh.
Nâng cao trình độ của nhân viên trong ngành Du lịch Thường xuyên tổ chức các lớp, các khóa đào tạo nâng cao kiến thức về nghiệp vụ, ngoại ngữ cho nhân viên. Những khóa học ngắn hạn, dài hạn nên tổ chức miễn phí Đặc biệt, nhân viên trong ngành du lịch Nghệ An phải được đào tạo kiến thức văn hóa cơ bản của Nghệ An.
Đối với du lịch văn hóa Ví, Giặm
Ví, Giặm là di sản văn hóa phi vật thể Để hiểu được lời ca của các bài hát Ví, Giặm, hiểu được văn hóa Ví, Giặm không phải là một việc dễ dàng Do vậy, đối với hoạt động du lịch, vai trò của hướng dẫn viên, thuyết minh viên đặc biệt quan trọng.
Do đó, công tác đào tạo nguồn nhân lực cần chú trọng.
Nâng cao trình độ nghiệp vụ, ngoại ngữ của hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch Có thể nói, đối với loại hình du lịch văn hóa, nhất là du lịch văn hóa phi vật thể, nếu không được hướng dẫn, thuyết minh thì khách du lịch rất khó cảm nhận được giá trị của di sản văn hóa đặc biệt là với khách du lịch nước ngoài Thuyết minh viên phải có trình độ về ngoại ngữ tối thiểu, có khả năng diễn giải, chuyển tải nội dung Ví, Giặm sang ngôn ngữ của người bản địa cho khách du lịch quốc tế Vì vậy, hướng dẫn viên, thuyết minh viên có vai trò lớn quyết định đến sức hấp dẫn của một chương trình du lịch Ví, Giặm
Nâng cao nhận thức về du lịch, tổ chức các lớp bồi dưỡng, cung cấp kiến thức làm du lịch cho cộng đồng địa phương Việc khách du lịch được tiếp xúc, trò chuyện với người dân để hiểu về quá trình hình thành và phát triển loại hình dân ca độc đáo này là một trong những nhân tố tạo nên sức hấp dẫn cho du lịch văn hóa Ví, Giặm.Song song với đó cần quan tâm đến vai trò của các nghệ nhân Ví, Giặm trong việc thúc đẩy các hoạt động du lịch, phải có những chính sách ưu tiên, đãi ngộ tốt đối với đội ngũ nghệ nhân, diễn viên và cán bộ công tác.
Về đầu tư các nguồn lực cơ sở vật chất cho du lịch văn hóa Ví, Giặm
Đầu tư trọng điểm vào một số điểm di tích lịch sử văn hóa có ý nghĩa lịch sử, có giá trị nghệ thuật phục vụ tham quan du lịch Đây chính là những điểm đến hấp dẫn ngoài nội dung nghe hát Ví, Giặm, làm phong phú chương trình du lịch của khách.Phục hồi các phường hát và không gian diễn xướng dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh truyền thống tại một số làng dân ca Ví, Giặm Việc không gắn liền với cuộc sống lao động của nhân dân, thiếu đi không gian diễn xướng vốn có đã làm cho các cuộc hát và những làn điệu của dân ca Ví, Giặm thiếu đi sức sống và sự sinh động mang đậm hồn cốt của loại hình nghệ thuật này Đây là công tác quan trọng đảm bảo sự kế tục bản sắc văn hóa của cộng đồng người dân xứ Nghệ Các phường hát truyền thống này được khôi phục sẽ không chỉ là điểm nhấn về việc thể hiện bản sắc văn hóa mà còn tạo nên tính độc đáo hấp dẫn du khách đến với dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh.
Về phát triển thị trường khách du lịch văn hóa Ví, Giặm
Cần phân loại thị trường khách nghe hát Ví, Giặm Không giống như các loại hình du lịch khác, du lịch văn hóa mà ở đây là du lịch văn hóa gắn với giá trị di sản
Ví, Giặm có lợi thế khai thác du lịch hơn một số loại hình nghệ thuật khác, cũng chỉ phù hợp với một số đối tượng khách du lịch nhất định Đòi hỏi xây dựng được một sản phẩm du lịch phù hợp cần phải phân tích, tìm hiểu nhu cầu từng đối tượng khách, Ví dụ như khách du lịch với mục đích nghiên cứu, mục đích tham quan, mục đích học tập,
Ngoài lượng khách đi theo tour do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, cần thu hút khách du lịch nội địa như đối tượng các em học sinh, sinh viên trong tỉnh Chú ý đến đối tượng khách là Việt Kiều về thăm quê hương, đây cũng được coi là thị trường Ví,
Về công tác xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch văn hóa Ví, Giặm
Cần đa dạng hóa sản phẩm du lịch Vi, Giặm Trên cơ sở kết quả khảo sát thị trường khách du lịch, đồng thời tìm hiểu phát hiện những giá trị mới đặc sắc của Ví, Giặm, cần nghiên cứu xây dựng những sản phẩm du lịch Ví, Giặm phù hợp.
Phát triển loại hình du lịch lễ hội gắn với dân ca Ví, Giặm Xây dựng và phát triển một số di tích và lễ hội gắn với vùng du lịch văn hóa để phát triển du lịch Ví, Giặm như: Di tích quốc gia đặc biệt, Khu lưu niệm “Quê hương, thời niên thiếu và hai lần về thăm quê” của Chủ tịch Hồ Chí Minh gắn với Lễ hội làng Sen; Di tích và lễ hội đền và miếu mộ Vua Mai gắn với du lịch mùa xuân dọc sông Lam; Di tích và lễ hội đền Cuông gắn với du lịch mùa xuân vùng ven biển; Di tích và lễ hội đền Cờn gắn với du lịch mùa xuân vùng ven biển, Đặc biệt, lễ hội làng Sen kỷ niệm ngày sinh của chủ tịch Hồ Chí Minh được tổ chức đúng vào ngày sinh nhật Bác (19/5 hằng năm) Hàng năm vào thời điểm diễn ra
Lễ hội Làng Sen, tại khu Di tích Kim Liên và Quảng trường Hồ Chí Minh có từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng bào và du khách đến tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu và tham gia các hoạt động lễ hội Với những lợi thế nhất định như vậy, việc triển khai hoạt động hát dân ca Ví, Giặm tại khu di tích này cực kỳ có hiệu quả, không chỉ thỏa mãn nhu cầu du khách mà còn tạo được hiệu ứng tích cực khi mà một trong những hạn chế của lễ hội Làng sen là phần hội có phần hơi nghèo nàn.
Phát triển du lịch tham quan, nghiên cứu, thưởng thức Ví, Giặm: Loại hình này cần phải được ưu tiên phát triển hàng đầu.Doanh nghiệp du lịch phối hợp với Nhà nước đầu tư tại các điểm du lịch có biểu diễn dân ca Ví, Giặm để đón khách Không gian dùng để biểu diễn cần phải thoáng đãng, thoải mái, tạo sự thích thú cho du khách.Không cần cầu kỳ trong cách sắp xếp bố cục sân khấu, giúp cho khán giả và người nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn có sự gần gũi và gắn kết với nhau trong suốt buổi biểu diễn Bên cạnh đó, cần biên soạn chương trình hát dân ca phù hợp với môi trường, đối tượng thật cụ thể, chọn lọc; kết hợp linh hoạt dân ca Ví, Giặm với dân ca các vùng miền và nhạc hiện đại trong tổng thể hoạt động du lịch (các điểm tham quan, du lịch,nghỉ dưỡng, trong hành trình đến các điểm ) Nội dung các bài ca nên có sự thay đổi cho phù hợp với hiện thực cuộc sống Bên cạnh những bài ca đã được công nhận do những nghệ nhân để lại, nên có những đổi mới để thu hút nhiều đối tượng du khách.
Các chương trình phải thật sự có chất lượng, chiều sâu, mang tính dân tộc Tuy nhiên phải đòi hỏi sự gần gũi và dễ hiểu, dễ cảm nhận Hay nên có những chế độ hỗ trợ cho các nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn dân ca Ví, Giặm Hiện nay những nghệ nhân, nghệ sĩ biểu diễn vẫn chưa nhận được sự hỗ trợ xứng đáng với công sức của họ Điều đó cũng gây khó khăn cho những người trực tiếp tham gia biểu diễn và góp phần tạo sự thu hút đến du khách.
Xây dựng các chương trình du lịch chuyên biệt về dân ca Ví, Giặm: Song song với giải pháp phục hồi các phường hát và không gian diễn xướng dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh truyền thống tại một số làng dân ca Ví, Giặm là giải pháp thiết kế các chương trình du lịch chuyên biệt cho khách du lịch khi đến Nghệ An muốn nghiên cứu về dân ca Ví, Giặm Ngoài việc được tìm hiểu về dân ca Ví, Giặm thì khách còn được trải nghiệm với những không gian văn hóa mang đặc trưng riêng xứ Nghệ. Đa dạng hóa hàng lưu niệm cho khách du lịch Có thể nói đây, hiện nay Nghệ
An chưa có hàng lưu niệm dành cho khách du lịch, có chăng thì cũng chỉ là những mặt hàng quá đơn giản, không tạo được nét đặc thù riêng của mình Tỉnh Nghệ An cần dành một nguồn kinh phí nhất định cho ngành du lịch nghiên cứu, đầu tư sản xuất mặt hàng lưu niệm phục vụ khách du lịch Chẳng hạn, tại một số điểm du lịch như Cửa Lò,Quê Bác,… có thể thiết kế những hình ảnh có các nghệ nhân hát dân ca được in ấn trên một số vật phẩm để bán cho khách du lịch như móc chìa khóa, các ly uống nước,hay đơn giản là trên các quạt giấy phục vụ khách vào những ngày nắng nóng có hình ảnh của dân ca,…