Điều này hướng sự quan tâm của họ đến loại hình du lịch sinh thái.Hiện nay, du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam.. Để góp phần
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Giới thiệu đề tài 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3 Phương pháp nghiên cứu 2
NỘI DUNG 3
1 Các khái niệm liên quan 3
1.1 Du lịch 3
1.2 Du lịch sinh thái 4
2 Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc Gia Cát Tiên 6
2.1 Vị trí địa lý 6
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển 7
2.3 Đặc điểm tự nhiên 8
2.4 Đặc điểm dân cư 11
3 Thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên 12
3.1 Các sản phẩm du lịch 12
3.2 Khách du lịch 14
3.3 Nguồn nhân lực 16
3.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch 17
3.5 Cơ sở vật chất kĩ thuật và Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 18
3.6 Vốn đầu tư 20
3.7 Quảng bá và xúc tiến phát triển du lịch 21
3.8 Thực trạng về môi trường 21
4 Vai trò của các bên liên quan 22
4.1 Cộng đồng địa phương: 22
4.2 Các cơ quan phi chính phủ 23
Trang 24.3 Cơ quan quản lý 23
4.4 Khách du lịch 25
4.5 Các phương tiện truyền thông 26
5 Mô hình SWOT 26
6 Đề xuất giải pháp 33
KẾT LUẬN 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO 39
Trang 3có sự quan tâm nhiều hơn đến môi trường, văn hóa và các trải nghiệm trong du lịch.Điều này hướng sự quan tâm của họ đến loại hình du lịch sinh thái.
Hiện nay, du lịch sinh thái đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều quốc gia trên thếgiới trong đó có Việt Nam Loại hình này thu hút sự quan tâm của mọi người trong xãhội hiện đại, đặc biệt đối với những người có nhu cầu muốn khám phá và trải nghiệm
Du lịch sinh thái ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm thì lại càng cần thiết đượcphát triển hướng tới tính bền vững Để đảm bảo tính bền vững, ngành du lịch sinh tháicần dựa trên sự phát triển cân bằng giữa kinh tế du lịch, đảm bảo yếu tố về môi trường
và không tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội của địa phương Ngoài ra, DLST cần
đi kèm với những hoạt động giáo dục và phân tích về môi trường, tăng cường nhậnthức của cả du khách và người dân địa phương về sự cần thiết phải bảo tồn các giá trị
tự nhiên và văn hóa Từ đó vừa tạo ra những lợi ích kinh tế cho các tổ chức, chủ thểquản lý và vừa cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạtđộng du lịch
Việt Nam hiện có 35 Vườn Quốc Gia, ngoài chức năng bảo vệ nguồn tàinguyên thiên nhiên và tính đa dạng sinh học thì các Vườn Quốc Gia còn là nguồn khaithác tiềm năng lớn cho sự phát triển du lịch đặc biệt là du lịch sinh thái Trong đó,Vườn Quốc Gia Cát Tiên Nằm ở vị trí cuối cùng của dãy Trường Sơn, vùng chuyển
Trang 4tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam bộ, nên địa hình có cả núi thấp và đồi, tài nguyênrừng tự nhiên còn nhiều, rất phong phú và đa dạng Để góp phần phát triển du lịchsinh thái của Vườn Quốc Gia Cát Tiên theo xu thế thời đại mới nhằm đem lại hiệu quảkinh tế, xã hội đồng thời thực hiện tốt được công tác bảo tồn đa dạng sinh học, vănhóa địa phương tại đây nên việc tìm hiểu về thực trạng và giải pháp khai thác du lịchsinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên là cần thiết trong bối cảnh du lịch hiện nay.
1.2 Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu của đề này là phân khu Cát Tiên, Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Thời điểm thực hiện: 20/10/2023 – 14/11/2023
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Lấy thông tin từ các công trình nghiên cứu đi trước, sách báo, tài liệu có sẵn
Trang 5Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch là một hiện tượng xã hội,văn hóa và kinh tế kéo theo sự di chuyển của con người đến các quốc gia hoặc địađiểm bên ngoài môi trường thông thường của họ vì mục đích cá nhân hoặc mục đíchkinh doanh/nghề nghiệp Những người này được gọi là du khách (có thể là khách dulịch hoặc khách tham quan; cư dân hoặc cư dân không cư trú) và du lịch liên quan đếncác hoạt động của họ, một số liên quan đến chi tiêu du lịch”
Theo Liên hiệp Quốc tế của các tổ chức du lịch chính thức (IUOTO): “Du lịchđược hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyêncủa mình nhằm mục đích kinh doanh, tức không phải để làm một nghề hay một việckiếm tiền sinh sống từ chuyến đi du lịch”
Theo Luật du lịch Việt Nam (2017): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đếnchuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khámphá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Tại Việt Nam, Luật Du lịch năm 2017 nhận định: “Hoạt động du lịch là hoạt
động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cánhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch.”
Theo Michael Coltman: “Du lịch là tổng thể những hiện tượng và những mốiquan hệ phát sinh từ sự tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, những nhà kinhdoanh du lịch, chính quyền sở tại, cộng đồng cư dân địa phương trong quá trình thuhút và lưu giữ khách du lịch.” Mối quan hệ giữa bốn chủ thể được thể hiện qua sơ đồsau:
Trang 7Sơ đồ 1 Mối quan hệ giữa bốn chủ thể trong hoạt động du lịch
Tóm lại, có rất nhiều định nghĩa về du lịch theo nhiều góc độ và lĩnh vực khácnhau Chính vì vậy, tùy thuộc vào từng mục đích nghiên cứu mà có thể sử dụng cáckhái niệm đó một cách phù hợp
1.2 Du lịch sinh thái
Định nghĩa về DLST lần đầu tiên được Hector Ceballos-Lascurain nêu vào năm1987: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, vớinhững mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Theo Wood, 1991: “Du lịch sinh thái là du lịch đến các khu vực còn tương đốihoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử môi trường tự nhiên và văn hóa mà khônglàm thay đổi sự toàn vẹn của các hệ sinh thái Đồng thời tạo những cơ hội về kinh tế
để ủng hộ việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địaphương”
Theo Allen, 1993 “Du lịch sinh thái được phân biệt với các loại hình du lịchthiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái, thông quanhững hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề Du lịch sinh thái tạo ra mối quan hệgiữa con người và thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức được giáo dục để biến bảnthân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường Pháttriển du lịch sinh thái sẽ làm giảm thiểu tác động của khách du lịch đến văn hóa và
du lịch
phương
Trang 8môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch manglại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn thiên nhiên”
“Du lịch sinh thái là du lịch vào những khu tự nhiên hầu như không bị ô nhiễmhoặc ít bị xáo trộn với mục tiêu đặc biệt: nghiên cứu, thưởng ngoạn, trân trọng phongcảnh và muông thú hoang dã và các biểu thị văn hóa được khám phá trong các khuvực này” (Cebllos-Lascurain, H., 1987 theo L.Hens, 1998)
“Chỉ có du lịch tự nhiên được quản lý bền vững, hỗ trợ cho sự bảo tồn và đượcgiáo dục về môi trường mới được coi là du lịch sinh thái và du lịch sinh thái được coi
là đồng nghĩa với du lịch tự nhiên đích thực” (Boo, 1990, theo L.Hens, 1998)
“Du lịch sinh thái là du lịch tại các vùng còn chưa bị con người làm biến đổi
Nó phải đóng góp vào bảo tồn thiên nhiên và phúc lợi của dân địa phương” (hội dulịch sinh thái Hoa Kỳ, theo L.Hens, 1998)
Mặc dù có chung những quan điểm cơ bản về du lịch sinh thái, nhưng mỗiquốc gia, mỗi tổ chức quốc tế đều có những định nghĩa về du lịch sinh thái:
Định nghĩa của Nepal: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch đề cao sự tham giacủa nhân dân vào việc hoạch định và quản lý các tài nguyên du lịch để tăngcường phát triển cộng đồng, liên kết giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển dulịch, đồng thời sử dụng thu nhập từ du lịch để bảo vệ các nguồn lực mà ngành
du lịch phụ thuộc vào”
Định nghĩa của Malaysia: “Du lịch sinh thái là hoạt động du lịch và thăm viếngmột cách có trách nhiệm về mặt môi trường, tới những khu thiên nhiên cònnguyên vẹn, nhằm tận hưởng và trân trọng các giá trị của thiên nhiên (và nhữngđặc tính văn hóa kèm theo, trước đây cũng như hiện nay), mà hoạt động này sẽthúc đẩy công tác bảo tồn, có ảnh hưởng của du khách không lớn và tạo điềukiện cho dân chúng địa phương được tham dự một cách tích cực, có lợi về xãhội và kinh tế”
Định nghĩa của Australia: “Du lịch sinh thái là du lịch vào thiên nhiên, có liênquan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bềnvững về mặt sinh thái”
Trang 9 Định nghĩa của Hiệp hội Du lịch sinh thái quốc tế: “Du lịch sinh thái là việc đilại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường vàcải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”.
Ở Việt Nam, du lịch sinh thái mới nghiên cứu từ giữa thập kỷ 90 của thế kỷ 20.Trong Hội thảo quốc gia về “Xây dựng chiến lược phát triển Du lịch sinh thái ở ViệtNam”, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã đưa ra định nghĩa về du lịch sinh thái ở ViệtNam như sau: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóabản địa, gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triểnbền vững, với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương”
Nói tóm lại, cho đến tận nay khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểudưới nhiều góc độ khác nhau với nhiều tên gọi khác nhau nhưng chúng ta có thể kháiquát như sau: Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, phát triển dựavào những giá trị hấp dẫn của thiên nhiên và văn hóa bản địa; lợi nhuận thu từ hoạtđộng du lịch sẽ đóng góp cho công tác bảo tồn và nâng cao đời sống cho nhân dân địaphương; đồng thời phổ biến một số kiến thức cơ bản về sinh thái học cho khách dulịch, từ đó họ có ý thức bảo vệ môi trường
Như vậy, từ định nghĩa đầu tiên năm 1987 đến nay, nội dung của du lịch sinhthái đã có sự thay đổi: từ chỗ coi hoạt động du lịch sinh thái là loại hình ít tác độngđến môi trường tự nhiên sang cách nhìn khác hơn; theo cách nhìn mới, du lịch sinhthái là loại hình du lịch có trách nhiệm với bảo tồn, có tính giáo dục và nâng cao đờisống của cộng đồng địa phương
2 Giới thiệu khái quát về Vườn Quốc Gia Cát Tiên
Rừng Cát Tiên được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã nổitiếng Nơi đây là sự lựa chọn lý tưởng để diễn ra các hoạt động như đạp xe, trekking,chèo thuyền, khám phá đời sống đồng bào các dân tộc… là điểm đến hấp dẫn, lýtưởng cho những dịp cuối tuần cho đa dạng du khách Bên cạnh đó, Cát Tiên là nơichứa đựng nguồn gen đa dạng sinh học rất cao, có chức năng quan trọng trong việckiến tạo hệ sinh thái rừng, bảo tồn sự đa dạng sinh học trong Việt Nam và trên thếgiới, đồng thời có vai trò to lớn trong việc tạo sinh kế và củng cố đời sống cho ngườidân trong vùng
Trang 102.1 Vị trí địa lý
Với tổng diện tích 71.187ha Vườn Quốc Gia Cát Tiên tọa lạc trên địa phận của
ba tỉnh gồm: Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Phước và cách Thành phố Hồ Chí Minhkhoảng 150km Nơi đây mang đặc trưng của rừng ẩm nhiệt đới với hệ sinh thái đadạng và phong phú được ban tặng từ thiên nhiên, những cánh rừng nguyên sinh trảidài và rộng lớn, những cây cổ thụ lâu năm Ngoài ra, Cát Tiên còn có hệ sinh vật độcđáo và quý hiếm như: gấu ngựa, gấu chó, bò tót, chà vá chân đen, hoẵng, cá sấu,… vàhơn 40 loài nằm trong Sách đỏ thể giới, trong đó phải kể đến loài vô cùng đặc biệt là
tê giác một sừng
2.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng sở hữu cho mình quá trình hình thành và lịch sửtồn tại lâu đời từ năm 1975 đến hiện nay Sau đây là những cột mốc quan trọng, liênquan đến việc hình thành và lịch sử lâu đời của Vườn Quốc Gia Cát Tiên:
Giai đoạn trước 1975
Vườn Quốc Gia Cát Tiên cũng góp một phần vào lịch sử kháng chiến chốnggiặc của Việt Nam Nơi đây đã từng là một phần của chiến trường Đ, vì thếmảnh đất Cát Tiên cũng bao lần hứng chịu những trận bom đạn khốc liệt.Nhưng rừng vẫn may mắn không bị tàn phá trầm trọng, vì vậy nơi đây vẫnmang cho mình tính nguyên sinh của rừng gần như nguyên vẹn
Năm 1975
Từ giai đoạn này đã có sự tiếp quản và quản lý từ chính quyền địa phương.Sau ngày thống nhất đất nước, Cát Tiên đã được tiếp quản bởi Bộ QuốcPhòng và giao cho Sư đoàn 600 quản lý
Ban quản lý Rừng cấm Nam bãi Cát Tiên được thành lập, lúc này toàn bộ
Sư đoàn 600 rút khỏi khu bảo tồn
Trang 11 Ngày 10/11/2001
Vào ngày 10/11/2001 Vườn Quốc Gia Cát Tiên chính thức được tổ chứcUNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới Ghi tênvào khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của Việt Nam
Năm 2003
Theo quyết định số 173/2003/QĐ-TTg, diện tích của Vườn là 71.187,9 ha,
do Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trựctiếp quản lý
Ngày 4/8/2005
Vào ngày 04/8/2005, Ban thư ký Công ước Ramsar chính thức công nhậnđưa khu đất ngập nước Bàu Sấu vào danh sách các vùng đất ngập nướcmang tầm quan trọng mức độ quốc tế Ghi danh vào danh sách 1449 khu đấtngập nước của thế giới
Ngày 29/6/2011
Vào ngày 29/6/2011 Khu Dự trữ sinh quyển Cát Tiên được mở rộng và đổitên thành Khu Dự trữ sinh quyển Đồng Nai
Ngày 27/9/2012
Vườn Quốc Gia Cát Tiên chính thức được Chính phủ công nhận xếp hạng
là một Di tích Quốc gia đặc biệt
2.3 Đặc điểm tự nhiên
Sở hữu hệ thống sinh thái đa dạng và phong phú, Vườn Quốc Gia Cát Tiên làmột trong bốn Vườn Quốc Gia rộng nhất của Việt Nam Tại đây có sự phân bố rõ ràngcủa hệ thực vật có tổng cộng 1655 loài, hệ động vật gồm: nhóm thú, nhóm chim,nhóm bò sát và lưỡng cư, nhóm côn trùng và cả nhóm cá nước ngọt, có 1730 loài
Trang 12 Khí hậu
Rừng Cát Tiên mang đặc điểm và khí hậu của rừng nhiệt đới cận xích đạo, vìthế rừng sẽ có khí hậu nóng ẩm quanh năm Bởi khí hậu cận xích đạo, nên mức độ đadạng sinh học của nơi đây rất cao và phong phú
2 Rừng thường xanh nửa rụng lá
Nhóm rừng này phân bố rộng khắp khu vực đông bắc Cát Tiên và gần sôngĐồng Nai Chúng tập hợp chủ yếu là những loài cây gỗ rụng lá vào mùa khô như bằnglăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), râm (Anogeissusacuminate),…
3 Rừng cây gỗ xen tre nứa
Phân bố chủ yếu ở phía đông và nam của khu Cát Tiên Loại rừng này bởi sựtác động của con người mà hình thành các khoảng trống tạo điều kiện cho ánh sángmặt trời chiếu rọi Vì vậy, các loải tre đã có thể xâm nhập vào, tuy vậy các loài tre nứamọc thưa thớt còn cây gỗ vẫn có những loài mang kích thước lớn Một số cây gỗ đặctrưng như: Bằng lăng ổi (Lagerstroemia calyculata), tung (Tetrameles nudiflora), trai(Shorea thorelii), dầu mít (Dipterocarpus costatus), sơn huyết (Melanorrhoea lacifera),
dẻ đỏ (Castanopsis hystrix), dẻ đá (Lithocarpus sp.), cẩm lai bông (Dalbergia oliveri).Các cây con tái sinh thường gặp là sưng (Semecarpus annamensis), cồng(Calophyllum thorelii), hải mộc (Walsura robusta)
4 Rừng tre nứa thuần loại
Trang 13Đây là kiểu rừng phụ thứ sinh nhân tác, do tác động của việc phá rừng làmnương rẫy rồi lại bỏ hoang nên các loài tre nứa đã có điều kiện xâm nhập và phát triểntại đây gồm: Lồ ô (Bambusa procera), mum (Gigantochloa multifloscula), tre gai còngọi là tre la ngà (Bambusa blumeana) Ngoài ra còn có các loài cây gỗ ưa sáng mọcnhanh gồm: Hu ba soi (Macaranga tanarius), cám (Parinari annamense), đại phong tử(Hydnocarpus anthelmintica), các loài đa, si (Ficus sp).
Hệ động vật: gồm các nhóm thú, chim, bò sát, lưỡng cư, côn trùng, cá nước
ngọt
Nhóm thú: Theo sự nghiên cứu và đánh giá của các nhà nghiên cứu, Vườn
Quốc Gia Cát Tiên có tổng cộng 113 loài thú Trong đó chia thành 38 họ và 12 bộ,nhưng có đến 43 loài thú đang bị đe dọa tiệt chủng trong nước với 38 loài nằm trongSách đỏ Việt Nam Bên cạnh đó, còn có 18 loài và phân loài đặc hữu của Việt Namphải kể đến như chà vá chân đen, tê giác một sừng, hoẵng Nam bộ Chúng đã giúp làmnâng cao tầm quan trọng của hệ sinh thái tại Cát Tiên đối với việc bảo tồn các giá trịsinh học trong và ngoài nước
Nhóm chim: Có thể nói, Cát Tiên là “đất nước thu nhỏ” của các loài chim rừng
của Việt Nam bởi sự phong phú và đa dạng loài Có tổng cộng 351(chiếm 42,39%tổng số loài chim của Việt Nam) loài thuộc 64 họ (chiếm 79,01% tổng số họ chim củaViệt Nam (81 họ)), 18 bộ (chiếm 94,74% tổng số bộ chim Việt Nam) Trong đó phải
kể đến 17 loài quý hiếm có tên trong sách đỏ Việt Nam Các loài chim quý hiếm tạiđây như: hạc cổ trắng, công, già đẫy java, quắm cánh xanh, ngan cánh trắng, gà so cổhung Trong đó, có ba loài chim nằm trong vùng đặc hữu của vùng đất thấp nam ViệtNam là gà so cổ hung, gà tiền mặt vàng, chích chạch má xám
Nhóm bò sát, lưỡng cư: Các loài bò sát gồm 109 loài thuộc 17 họ và phân họ,
4 bộ, trong đó có 18 loài được xếp tên vào Sách Đỏ Việt Nam như: cá sấu Xiêm, trăn
Trang 14gấm, trăn đen … Bên cạnh đó, loài lưỡng cư có tổng cộng 41 loài thuộc 6 họ, 2 bộ và
3 loài được ghi tên trong sách đỏ Việt Nam là cóc mắt chân dài, cóc rừng, chàngandecson
Nhóm côn trùng: Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận được tại đây có tổng cộng
756 loài thuộc 68 họ, 10 bộ Ngoài ra, các loài bướm được xác định tổng cộng là 450loài (chiếm hơn 50% tổng số loài bướm được ghi nhận ở Việt Nam) Và 2 loài bướmquý hiếm là bướm phượng: bướm phượng cánh sau vàng, bướm phượng cánh kiếm
Nhóm cá nước ngọt: Có tổng cộng 159 loài, thuộc 29 họ, 9 bộ Trong đó, có 1
loài ghi tên vào Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Sách Đỏ IUCN 2008
2.4 Đặc điểm dân cư
Ngoài thảm thực động vật phong phú, Vườn Quốc Gia Cát Tiên còn gắn vớicuộc sống của người dân bản địa nơi đây Hai nhóm dân tộc ở đây là người Mạ vàStieng cư trú, phân bố chủ yếu ở khu vực Tà Lài
Người Mạ hay còn gọi là Châu Mạ, phân chia thành các nhóm như: Mạ Xốp,
Mạ Tô, Mạ Krung, Mạ Ngăn Họ quây quần và sống thành từng bon (làng), mỗi bon
có từ 5 đến 10 nhà sàn dài Đứng đầu bon là quăng bon chính là trưởng làng Họ sống
và tận dụng vùng lưu vực sông Đồng Nai huyện Cát Tiên để làm ruộng nước bằngcách lùa cả đàn trâu xuống ruộng để giẫm đất, đến khi sục bùn thì gieo lúa giống (sạlúa) Nghề dệt vải của người phụ nữ mạ cũng rất nổi tiếng với những hoa văn đặc sắc
và đầy sắc màu về hoa lá, chi muông Bên cạnh đó, người đàn ông Mạ thì nổi tiếngvới nghề rèn sắt, họ luyện quặng thủ công rồi lấy sắt rèn nên các công cụ sản xuất và
vũ khí như dao xà gạc lưỡi cong, lao, liềm,… Không chỉ thế nếp sống của người mạcòn gắn liền với những phong tục tập quán đặc biệt như tục “cà răng, căng tai”, đeonhiều vòng trang sức Tín ngưỡng của người Mạ gắn liền với Yang (trời) là thần tốicao, thần sông, thần núi, thần lửa, Người dân mạ sẽ tổ chức lễ đâm trâu vào dịp tết
cổ truyền, tức sau tết Nguyên đán 1 tháng, lễ hội sẽ diễn ra từ 1 đến 2 tháng Hệ thốngnhạc cụ độc đáo của người Mạ gồm chiêng, cồng, trống, khèn bầu, tù và, đàn ống tre
lồ ô, sáo 3 lỗ gắn vào vỏ quả bầu khô
Người Stiêng hay còn gọi là Xađiêng, chia thành 2 nhóm là Bù Đéc và Bù Lơ.Nhóm Bù Đéc phân bố ở vùng thấp, họ làm ruộng nước bằng cách dùng trâu, bò kéocày Nhóm Bù Lơ phân bố ở vùng cao hơn, họ sản xuất bằng cách làm rẫy, có bon
Trang 15làng gần gũi với người Mnông và người Mạ Người Mạ và Stiêng có điểm giống vớingười Mạ ở đặc điểm trang phục, phụ nữ đều mặc váy và đàn ông sẽ đóng khố Đặcđiểm nhận dạng khác là ở kiểu tóc, họ để tóc dài và búi sau gáy, tai có xâu lỗ để đeohoa tay bằng gỗ, xăm mặt và xăm mình với những hoa văn đơn giản nhưng đặc trưng.Ngoài ra, một đặc điểm khác của người Stiêng là việc họ ưa dùng các các loại vòng ởtay, chân và cổ Trong tính ngưỡng của người Stiêng, họ quan niệm rằng “vạn vật hữulinh” và tin vào sức mạnh của các nhân tố như: sấm, sét, trời, đất, trăng, mặt trời Họquy ước tính thiêng liêng và uy quyền của thần linh bằng vật hiến có màu trắng như gàtrắng, lợn trắng và trâu trắng Hệ thống nhạc cụ của người Stieng gồm có bộ chiêng 6cái, bộ cồng 5 cái, khèn bầu, sáo,… được sử dụng trong lễ hội đâm trâu, trong việcbộc lộ tình cảm hay giải quyết xích mích giữa các gia đình trong bon làng
3 Thực trạng khai thác và phát triển du lịch sinh thái tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên
3.1 Các sản phẩm du lịch
3.1.1 Tham quan khu đất ngập nước Bàu Sấu
Bàu Sấu là khu vực có diện tích đất ngập nước lớn nhất của vườn, mở rộng đếnhàng nghìn ha vào mùa mưa và thu hẹp lại khoảng 200 ha vào mùa khô Đường từtrung tâm hành chính Vườn Quốc Gia Cát Tiên đến Bàu Sấu dài khoảng 14 km Trong
đó có 5 km đi bộ xuyên rừng du khách sẽ thấy được các loại gỗ quý như cây Tung cổthụ hơn 500 tuổi với đường kính khoảng 10m, cây ươi, cây gõ đỏ hay các loại dây leo
có hình dáng kỳ lạ trong rừng như Bàm Bà, móng bò leo, Cẩm Nhung Trên tuyếnđường này, du khách cũng sẽ thấy được các loại bò sát như trăn, rắn hổ mang, rắn lục,
kỳ nhông
Đặc biệt, Bàu Sấu là nơi sinh sống của loài sấu nước ngọt (hay cá sấu xiêm, tênkhoa học là crocodylus siamensis) quý hiếm Tại đây có dịch vụ thuê một chiếcthuyền nhỏ xuôi giữa lòng hồ để ngắm các loài chim, nhất là chim nước Thi thoảng,
du khách sẽ thấy những bọt bóng nổi lên thì đấy chính là lúc những chú sấu đang ởgần khu vực con thuyền Chúng thường nằm im lìm nổi phần đầu và hai mắt trên mặtnước
Trang 16Du khách có thể chọn trải nghiệm chuyến tham quan trong ngày hoặc ở lại quađêm tại trạm kiểm lâm của Bàu Sấu, ở đây có 10 phòng nghỉ, mặc dù tiện nghi không
có nhưng khách có thể tận hưởng không khí của vùng quê, phía trước mặt là bàu nước,buổi tối có thể soi đèn thấy được cá sấu lên bờ hay là thấy cảnh bò tót ăn cỏ trênnhững bãi cỏ xung quanh trạm kiểm lâm Thời điểm tham quan Bàu Sấu tốt nhất làvào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4
3.1.2 Tham quan Bàu Chim và săn ảnh chim rừng
Với hơn 351 loài chim, nơi hội tụ của 19 bộ trong tổng số 20 bộ có ở ViệtNam, Cát Tiên được mệnh danh là vương quốc của loài chim Tại rừng, có rất nhiềugiống chim quý, nhiều trong số đó là những cá thể cuối cùng trên thế giới Đến đây dukhách sẽ được thấy các kiểu rừng khác nhau với sự phân bố thảm thực vật từ thấp đếncao Nơi này có một chòi quan sát giúp du khách nhìn được bao quát xung quanh vàmột số loài chim như Bói Cá (Kingfisher), Le Nâu (Lesser Whistling Duck), Ó Cá(Osprey), Cò Bợ (Chinese Pond Heron), Phường Chèo (Black winged Cuckooshrike),thỉnh thoảng có thể gặp Công (Green Peafowl) Thời điểm tham quan tốt nhất là từ 6g– 9g và 15g – 18g Đa số du khách đến đây là khách quốc tế hoặc các nhà nghiên cứu
Tour săn ảnh chim rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên vô cùng kén khách Bởi
hệ thống rừng nơi đây khá phức tạp và nguyên sơ, khu vực chim quý xuất hiện lạithường nằm sâu trong cánh rừng và đòi hỏi nhiều giờ trekking liên tục Với nhữngtháng mưa, chúng ta còn phải băng các đoạn đường sình lầy lội với vô số muỗi mòng,vắt… Ngoài ra, để có thể săn được những tấm ảnh đẹp, rõ nét và đắt giá nhất của cácgiống chim trong Vườn Quốc Gia Cát Tiên, người chụp ảnh phải hết sức kiên trì vàsẵn sàng đầu tư bộ nghề máy ảnh chuyên nghiệp với ống kính khủng Tour săn ảnhchim rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên tuy kén khách nhưng là một “đặc sản” khôngthể thiếu của những tâm hồn yêu thiên nhiên và muốn chia sẽ vẻ đẹp của muôn loàichim đang sinh sống tại vùng đất này đến với cộng đồng
3.1.3 Trải nghiệm ngắm thú đêm
Ngắm thú đêm là một trong những trải nghiệm thú vị mà du khách không nên
bỏ lỡ khi ghé thăm Vườn Quốc Gia Cát Tiên Cát Tiên được xem là một trong ít nơitại Việt Nam du khách có thể ngắm nhìn đời sống tự nhiên của các loài động vật
Trang 17hoang dã Từng đàn nai kéo đi ăn đêm dọc các con đường dẫn vào rừng, những ánhmắt sáng rực hiện lên trong bụi rậm tối đen của đàn bò tót là những hình ảnh dukhách chỉ có thể bắt gặp duy nhất vào buổi tối ở Vườn Quốc Gia Cát Tiên.
Mùa khô là thời điểm thuận lợi nhất để tham gia hoạt động ngắm thú về đêmtại rừng Cát Tiên Thời điểm này trải dài từ khoảng tháng 12 đến tháng 5, đây cũng làlúc nơi này ít mưa, rừng khô ráo, thuận tiện đi lại Còn khoảng từ tháng 6 đến tháng
11 thì hay xảy ra mưa bão Thời gian xem thú ăn đêm ở rừng Cát Tiên được bố trítrong khoảng 19h đến 21h hàng ngày Từ địa điểm xuất phát, hướng dẫn viên sẽ đưa
du khách đi xuyên qua những cánh rừng tĩnh lặng, đến những trảng cỏ rộng lớn bằng
xe mui trần, nơi nhiều loài thú tìm thức ăn Trên con đường heo hút dẫn lối, dưới ánhđèn pha, thi thoảng du khách sẽ được ngắm nhìn hình ảnh những chú Lợn Rừng
(Eurasian Wild Pig) kiếm ăn ban đêm, những chú Chồn Hương (Common Palm Civet) chuyền mình trên cành cây để tìm quả chín hay những chú nhím (Southeast Asian Porcupini), trút (Sunda Pangolin) đang chậm chạp bò trên đường
3.1.4 Tham quan Đảo Tiên - Trạm cứu hộ Gấu
Đảo Tiên nằm gần trung tâm kiểm lâm Vườn Quốc Gia Cát Tiên, cách bến đòchính khoảng 1 km Nơi đây thực chất không phải là đảo mà một khu rừng rộng 57 hađược bảo vệ đặc biệt bởi một hàng rào điện tử hoạt động nhờ năng lượng mặt trời.Đây là nơi bảo tồn các loài động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng như voọcbạc, voọc vá chân đen, cu li nhỏ và vượn đen má vàng
Trạm Cứu hộ Gấu là khu cứu hộ theo hình thức bán hoang dã Những chú gấugặp nạn hay bị thương sẽ được đem về đây chăm sóc và chữa trị Khu Cứu hộ Gấuhiện đang cứu hộ 35 cá thể Gấu ngựa và Gấu chó Hàng ngày, ngoài việc chăm sóc,cho ăn, các cán bộ tại đây còn rèn luyện cho Gấu tìm lại các bản năng kiếm ăn, vậnđộng như trong môi trường hoang dã Đến đây, du khách sẽ có dịp tham quan học tậptại Trạm Bạn có thể đứng cạnh hàng rào an toàn, hoặc ngồi trên chòi gỗ cao để quansát những chú Gấu phơi nắng, kiếm ăn hoặc vui đùa với nước Bạn cũng có thể giúpcác cán bộ Trạm cho Gấu ăn, vệ sinh cho Gấu hoặc chuẩn bị đồ chơi, thức ăn choGấu
3.2 Khách du lịch
Trang 18Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến Vườn Quốc Gia Cát Tiên giai đoạn 2011 – 2019
số lượng khách qua các năm không đồng đều và được chia thành 2 giai đoạn
Giai đoạn 1: Từ năm 2011 – 2013 lượng khách nội địa đến Vườn có xu hướng
giảm, từ 15.985 lượt khách xuống còn 13.902 lượt khách Trong khi đó, số lượngkhách quốc tế tăng từ 3.507 lượt khách lên 4.446 lượt khách Nguyên nhân do cácchính sách thu hút khách du lịch còn nhiều điểm yếu kém cũng như các dịch vụ dulịch để hút khách còn đơn sơ, nghèo nàn và du khách đến Vườn chủ yếu là để nghiêncứu hoặc khách quốc tế
Giai đoạn 2: Từ năm 2013 – 2019, lượng khách đến với Vườn ngày càng đông
đảo và tăng liên tục Cụ thể, số lượng khách nội địa tăng từ 13.902 lên 39.326 lượtkhách và số lượng khách quốc tế tăng từ 4.446 lên 12.359 lượt khách
Trang 19Năm 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 0
Tỷ lệ khách nội địa và khách quốc tế
Khách nội địa Khách quốc tế
Như vậy, Vườn Quốc Gia Cát Tiên là điểm đến ngày càng có sức hút với dukhách trong và ngoài nước Số lượng khách đến du lịch hàng năm đều tăng và ổn địnhmột phần do cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được một số nhu cầu cơ bản củakhách như đi lại, tham quan, khám phá, nghỉ ngơi và đội ngũ cán bộ làm công tác dulịch ngày càng thể hiện tính chuyên nghiệp trong việc đón tiếp, hướng dẫn, phục vụ.Hàng năm, Vườn đã thực hiện đúng và đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước về hoạt động dulịch sinh thái, các hoạt động không ảnh hưởng xấu đến công tác bảo tồn và phát triểnbền vững của Vườn
3.3 Nguồn nhân lực
Hiện nay, Vườn Quốc Gia Cát Tiên có 175 cán bộ công nhân viên gồm 109kiểm lâm ở hơn 20 trạm Trong đó, số lượng nhận lực phục vụ cho du lịch ở Trungtâm Du lịch bao gồm từ Ban Giám đốc đến phục vụ phòng có khoảng 29 người:
Ban Giám đốc trung tâm: 2 người
Tổ lễ tân, bán vé: 5 người
Tổ hướng dẫn: 7 người (trong đó 4 người nói tiếng Anh, 1 người nói tiếng Trung Quốc)
Tổ giáo dục môi trường: 1 người
Tổ lái xe, xuồng phà: 9 người
Tổ buồng: 2 người
Trang 20 Tổ điện nước: 3 người
Nguồn lực du lịch tại Vườn vẫn còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ cũng nhưkinh nghiệm phát triển và vận hành các hoạt động du lịch sinh thái tại đây Do đó,nhằm định hướng và phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, bền vững và cótrách nhiệm, Trung tâm Bảo tồn Thiên nhiên và Phát triển (CCD) đã phối hợp với
Vườn Quốc Gia Cát Tiên và Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO) tổ chức “Khoá đào tạo, tập huấn Kỹ năng du lịch cộng đồng” cho các cá nhân, nhóm cộng đồng, hộ
gia đình và cán bộ nhân viên từ ngày 09/05/2022 đến ngày 19/05/2022 trong khuôn
khổ dự án “Bảo tồn và phát triển tài nguyên đa dạng sinh học các hệ sinh thái rừng tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên” Khóa huấn luyện này sẽ giúp trang bị các kiến thức và
kỹ năng cho nguồn lực cộng đồng địa phương Vườn cũng chú trọng đào tạo, tập huấnnâng cao năng lực cho hướng dẫn viên, cộng đồng địa phương ở vùng đệm để họ trởthành hướng dẫn viên du lịch tại điểm
3.4 Doanh thu từ hoạt động du lịch
Tổng doanh thu từ năm 2011- 2019 là 81,14 tỷ đồng, trong đó doanh thu từkhách nội địa chiếm 48% (38,93 tỷ đồng) và khách quốc tế 52% (42,22 tỷ đồng) Chitiết doanh thu từ du lịch phân theo năm và loại dịch vụ như sau:
Trang 21Bảng 3.2 Thống kê doanh thu du lịch 2011 – 2019 phân theo năm và loại dịch vụ
ĐVT: triệu đồng
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu theo dõi của phòng Kế hoạch – Tài chính, Vườn Quốc Gia Cát Tiên, 2020
Ta thấy được, doanh thu từ dịch vụ phòng nghỉ chiếm tỷ lệ cao nhất 25,7%;tiếp đến là dịch vụ xe vận chuyển 21,5%; vé thăm quan là 12,7%; dịch vụ tại Bàu Sấu
là 10,3%; các dịch vụ còn lại chiếm tỷ lệ dưới 10%
Doanh thu từ hoạt động du lịch tại Vườn Quốc Gia Cát Tiên tăng, giảm đềuphụ thuộc vào sự biến động của khách du lịch đến đây và nhu cầu tiêu dùng của khách