1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

16 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2023
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:-Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người-Dấu hiệu trái pháp luật : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hạ

Trang 1

BÀI 4 Sáng thứ 5 ngày 07/12/2023 tiểu đội (tiểu 4)

Tiểu đội 4

Câu 1: Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ? Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ? Câu 2 Là sinh viên anh (chị) làm gì để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông? Anh (chị) có giải pháp nào giải quyết vấn đề ùn tắt giao thông và giảm tai nạn giao thông đường bộ ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay?

Trả lời:

Câu 1: Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ?Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giaothông ?

1 Thế nào là vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông?

Khái niệm

Vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật về trật tự an, toàn giao thông bảo vệ

phạm pháp luật có dấu hiệu cơ bản sau:

-Dấu hiệu hành vi: Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người-Dấu hiệu trái pháp luật : Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm

hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ

-Dấu hiệu lỗi: Vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể

- Dấu hiệu năng lực trách nhiệm pháp lý: Là khả năng nhận thức và điều

khiển hành vi của mình, đồng thời đạt đến độ tuổi do pháp luật quy định

Hiện nay, vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có 2 dạng: vi

phạm hành chính và vi phạm hình sự (cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông).

Vi phạm hành chính xảy ra trong lĩnh bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xU phạt vi phạm hành chính.

Trang 2

Các tội phạm xâm phạm an toàn giao thông là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ Luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm vào những quy định của Nhà nước về an toàn giao thông mà theo quy định của Bộ Luật hình sự phải bị xU lý hình sự) được quy định tại các điều 260 đến điều 284 Bộ luật hình sự 2015 sUa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự 2017[1], Luật Giao thông đường bộ năm 2020[2], Nghị định số 100/2019/NĐ-CP [3].

1.1.Nguyên nhân, điều kiện của tình hình vi phạm pháp luật về bảo đảm trậttự, an toàn giao thông

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cụ thể:

tác động tiêu cực của các yếu tố xã hội đối với người tham gia giao thông Môi trường xã hội có ảnh hưởng nhất định đến tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ, biểu hiện thông qua những thói quen tuỳ tiện, cfu thả, tự do của những người tham gia giao thông; thiếu ý thức hoặc chưa có thói quen chấp hành, tuân thủ quy tắc giao thông; sự xuống cấp của hệ thống giao thông đường bộ, nhận thức lạc hậu của một bộ phận không nhỏ dân cư sinh sống hai bên đường giao thông….

Bên cạnh đó, một số tệ nạn xã hội cũng là nguyên nhân của không ít vụ tai nạn giao thông đường bộ như tình trạng sU dụng các chất kích thích khi điều khiển phương tiện giao thông, tình trạng lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép, đuổi nhau trên đường bộ… Những vấn đề này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn giao thông, gây tâm lý hoang mang, lo lắng cho quần chúng nhân dân và sự phản ứng, bất bình của dư luận xã hội.

Tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông cũng như tình trạng tai nạn giao thông đường bộ có nguyên nhân từ ý thức chấp hành quy định về luật giao thông của người tham gia giao thông kém (chiếm tới trên 80% tổng số vụ xảy ra), phổ biến ở một số dạng như: điều khiển phương tiện chạy quá tốc độ quy định, uống rượu bia khi tham gia giao thông, lấn làn, vượt fu, không tuân thủ đèn tín hiệu, người chỉ huy điều khiển giao thông.

không tương thích giữa các yếu tố cơ bản cấu thành hoạt động giao thông vận

tải

Hoạt động giao thông vận tải được cấu thành bởi ba yếu tố cơ bản là con người, phương tiện và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải (hệ thống đường, cầu cống, công trình giao thông ) Sự vận hành và phát triển hài hoà, đồng bộ của nó có ảnh hưởng trực tiếp tới an toàn giao thông Vấn đề mất an toàn giao thông, tình trạng vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông hiện nay có nguyên nhân sâu xa từ sự không tương thích giữa các yếu tố này, cụ thể:

Lượng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gia tăng quá nhanh trong

Trang 3

điều kiện kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ phát triển chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình đã dẫn đến tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông đường bộ ở mức cao, nhất là trên địa bàn các thành phố và đô thị lớn.

Trang 4

Mặc dù hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đã và đang được nâng cấp, bảo dưỡng song cơ bản chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, khu vực thành phố, đô thị lớn Trong khi đó, giao thông ở các vùng xa trung tâm chưa được chú trọng đầu tư phát triển Mặt khác, hành lang an toàn giao thông đường bộ vẫn chưa đảm bảo đúng tiêu chufn quy định, hai bên đường quốc lộ, tỉnh lộ có nhiều khu dân sinh, khu công nghiệp nhưng không có đủ hệ thống hàng rào, biển báo hiệu, gờ giảm tốc, giải phân cách… để đảm bảo an toàn giao thông cho người dân, vấn đề ô nhiễm môi trường giao thông vận tải còn nhiều bất cập (tiếng ồn, khí

được đổi mới, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, nhiều nội dung đến nay không thực sự phù hợp với thực tiễn công tác quản lý trật tự an toàn giao thông, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện của các lực lượng thực thi nhiệm vụ, làm hạn chế đến công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông.

Việc tổ chức chỉ đạo, phân công, phân cấp giữa các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ còn chưa hợp lý, chưa duy trì tốt mối quan hệ phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các lực lượng trong quản lý trật tự an toàn giao thông.

Việc phát hiện, xU lý các hành vi vi phạm về giao thông đường bộ của các chủ thể có chức năng chính trong phát hiện, xU lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ chưa đạt được hiệu quả như mong muốn Hoạt động quản lý trật tự an toàn giao thông của các chủ thể này chưa thật sự phát huy hết vai trò của mình, trình độ, năng lực một bộ phận cán bộ còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của tình hình Bên cạnh đó, điều kiện trang thiết bị kỹ thuật để phục vụ cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông nói chung và công tác phát hiện, xU lý vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ nói riêng còn thiếu và lạc hậu, chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay…

2 Biện pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giaothông ?

Phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hoạt động của các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều hình thức, biện pháp hướng đến việc triệt tiêu các nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm ngăn chặn, hạn chế làm giảm và từng bước loại trừ vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ra khỏi đời sống xã hội.

Trang 5

1.2.Chủ thể và những nguyên tắc tổ chức hoạt động phòng chống vi phạmpháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

a.Quốc hội, hội đồng nhân dân các cấp

Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông các phương diện sau:

Trang 6

Chủ động, kịp thời ban hành các đạo luật, nghị quyết, các văn bản pháp lý về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, từng bước hoàn thiện pháp luật, làm cơ sở cho các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, mỗi công dân làm tốt công tác phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Thành lập các uỷ ban, các tiểu ban giúp cho Quốc hội soạn thảo ban hành các văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Giám sát chặt chẽ việc tuân thủ pháp luật trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói riêng của các cơ quan chức năng, các tổ chức xã hội.

Hội đồng nhân dân địa phương ra các Nghị quyết về phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ở địa phương mình.

b.Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp

Chức năng chính của Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là quản lý, điều hành, phối hợp, đảm bảo các điều kiện cần thiết, thể hiện:

Cụ thể hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng thành những văn bản pháp quy hướng dẫn, tổ chức các lực lượng phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

SU dụng các cơ quan chuyên trách của Chính phủ tiến hành hoạt động phòng chống tội phạm: Công an, Toà án, Viện kiểm sát Phối hợp tiến hành đồng bộ hoạt động giữa các chủ thể khác nhau thuộc cấp mình quản lý theo kế hoạch thống nhất Đảm bảo các điều kiện vật chất cho hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, ngân sách, phương tiện, điều kiện làm việc.

Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phối hợp điều chỉnh hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đề ra các biện pháp nhằm động viên, huy động sức mạnh của toàn xã hội tham gia hoạt động phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khen thưởng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.

c.Các cơ quan quản lý kinh tế, văn hoá, giáo dục, dịch vụ, du lịch trongphạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn

Các cơ quan trong phạm vi tổ chức hoạt động chuyên môn có nhiệm vụ: Phát hiện những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh hành vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông thuộc lĩnh vực mình quản lý.

Đề ra những quy định thích hợp, tham mưu cho Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách đúng đắn góp phần khắc phục những nguyên nhân, điều kiện

Trang 7

của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Trang 8

Xây dựng và tổ chức thực hiện các phương án phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong phạm vi cơ quan có hiệu quả.

Phối hợp chặt chẽ với chính quyền các cấp, làm tốt công tác phòng chống trong nội bộ, ngoài xã hội theo chương trình chung của Chính phủ.

d.Các tổ chức xã hội, các tổ chức quần chúng tự quản

Các tổ chức đoàn thể trên giữ vị trí vô cùng quan trọng trong công tác đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, cụ thể:

Phối hợp, hỗ trợ chính quyền địa phương, các cơ quan chuyên môn soạn thảo, tham gia kế hoạch phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Tuyên truyền cho hội viên thấy được những hành vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nâng cao ý thức cảnh giác.

Trực tiếp huy động các hội viên tham gia chương trình phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nói chung của Chính phủ trong phạm vi địa phương, nội bộ hiệp hội của mình.

e Các cơ quan bảo vệ pháp luật: Công an, Toà án, Viện kiểm sát

Nghiên cứu, phân tích tình trạng phạm tội, xác định chính xác những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, soạn thảo đề xuất các biện pháp phòng chống thích hợp.

SU dụng các biện pháp luật định và các biện pháp nghiệp vụ chuyên môn theo chức năng, trực tiếp tiến hành các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Đối với lực lượng Công an phải trực tiếp tổ chức, triển khai các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

Viện kiểm sát: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động điều tra, xét xU, thi hành án, giam giữ, giáo dục.

Toà án các cấp: Thông qua hoạt động xét xU các vụ án đảm bảo công minh, đúng pháp luật, phát hiện những nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông để Chính Phủ, các ngành, các cấp kịp thời có biện pháp ngăn chặn, loại trừ.

Bộ Tư pháp trực tiếp tham gia xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh, phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông, khắc phục những sơ hở thiếu sót là nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Công dân

Công dân có nghĩa vụ và quyền lợi trong sự nghiệp bảo vệ an ninh trật tự Công dân với tư cách là chủ thể trong phòng chống vi phạm pháp luật về bảo đảm

Trang 9

trật tự, an toàn giao thông cần:

Trang 10

-Thực hiện tốt các quyền, nghĩa vụ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, tích cực tham gia hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

-Tích cực, chủ động phát hiện mọi hoạt động của tội phạm và thông báo cho các cơ quan chức năng.

-Tham gia nhiệt tình vào công tác giáo dục, cảm hoá các đối tượng có liên quan đến hoạt động vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông tại cộng đồng dân cư.

-Trực tiếp làm tốt công tác phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông ngay trong phạm vi gia đình (quản lý, giáo dục các thành viên trong gia đình).

1.3.Tổ chức tiến hành các hoạt động phòng, chống vi phạm pháp luật vềbảo

đảm trật tự, an toàn giao thông.

Các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của mình để xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động phòng ngừa tội phạm.

Chính quyền các cấp tổ chức triển khai thực hiện chương trình phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm khắc phục nguyên nhân, điều kiện của vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông Ở mỗi

cấp (Trung ương, tỉnh, thành phố, quận huyện, xã phường)

Các bộ ngành triển khai chương trình phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của vi

phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông có liên quan đến

hoạt động của mình

Từng hộ gia đình, mỗi các nhân trực tiếp tham gia hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

2.Giải pháp, trách nhiệm phòng chống vi phạm pháp luật về bảo bảmtrật tự, an toàn giao thông

2.1.Giải pháp

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông, góp phần hạn chế vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông.

Để Luật giao thông đường bộ thật sự đi vào đời sống của nhân dân và trở thành “văn hóa giao thông”, cần tăng cường công tác tổ chức tuyên truyền Luật giao thông đường bộ cho người tham gia giao thông, dưới nhiều hình thức khác nhau.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w