1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quan hệ mỹ liên xô trong chiến tranh lạnh (1947 1989)

42 9 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu Luận Quan Hệ Mỹ- Liên Xô Trong Chiến Tranh Lạnh (1947-1989)
Tác giả Trần Nguyễn Ngọc Ánh, Phan Thị Thu Hiệp, Huỳnh Nguyễn Thảo Nguyên, Châu Ngọc Mỹ Trân
Người hướng dẫn TS. Cao Nguyễn Khánh Huyền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lịch Sử Quan Hệ Quốc Tế
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,72 MB

Nội dung

Sự chiếm đóng của quân Đồng minh và các quyết định của Liên Hợp Quốc đã dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài trong tương lai, bao gồm các kế hoạch tạo ra Đông và Tây Đức, và các kế hoạch khác nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2 Phan Thị Thu Hiệp - 48.01.608.019

3 Huỳnh Nguyễn Thảo Nguyên – 48.01.608.047

4.Châu Ngọc Mỹ Trân – 48.01.608.079

Giảng viên hướng dẫn: TS Cao Nguyễn Khánh Huyền

TP Hồ Chí Minh tháng 4/2023

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……… 1

NỘI DUNG………2

CHƯƠNG 1: TÌNH HÌNH LIÊN XÔ – MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHIẾN TRANH LẠNH……… 2

1.1 Bối cảnh Thế giới và tình hình Xô – Mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai… 2

1.1.1 Bối cảnh Thế giới………2

1.1.2 Tình hình Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ II……… 3

1.1.3 Tình hình Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II………3

1.2 Sự xuất hiện của chiến tranh lạnh……… 3

1.2.1 Chiến tranh Lạnh là gì? 3

1.2.2 Nguyên nhân dấn đến Chiến tranh Lạnh……….4

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MỸ - LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1947-1989)………5

2.1 Mỹ và Liên Xô đối với vấn đề nước Dức sau Chiến tranh Thế giới thứ II… 5

2.1.1 Mỹ, Liên Xô và sự chia cắt nước Đức……… 6

2.1.2 Cuộc phong toả Berlin (1948)………8

2.1.3 Sự kiện bức tường Berlin (1961)……… 9

2.2 Quá trình chạy đua vũ trang giữa Mỹ và Liên Xô trong Chiến tranh Lạnh……….10

2.2.1 Kế hoạch Marshall – Khởi đầu của sự liên minh phương Tây của Hoa Kỳ 10

2.2.2 Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV)……… 12

2.2.3 Thành lập khối quân sự NATO……… 13

Trang 3

2.2.4 Khối Hiệp ước Warszawa……… 15

2.3 Các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu vực……… 16

2.3.1 Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953)……… 16

2.3.2 Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez……… 16

2.3.3 Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba………17

2.3.4 Chiến tranh ở Việt Nam và Đông Dương……… 18

2.4 Vấn đề giải trừ quân bị……… 19

2.4.1.Ký kết Hiệp ước cấm thử vũ khí hạt hân từng phần (1963)……… 19

2.4.2 Hiệp ước không gian vũ trụ OST (1967) và Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (1968)………20

2.4.3 Đàm phán giữa hai siêu cường quốc Xô – Mỹ về hạn chế vũ khí chiến lược……… 23

2.5 Liên Xô và Mỹ chấm dứt chiến tranh lạnh (1989)……… 24

2.5.1 Nguyên nhân Mỹ và Liên Xô chấm dứt Chiến trah Lạnh (1989)…………24

2.5.2 Các thoả thuận hạn chế vũ khí………24

2.5.3 Định ước Helsinki……….24

2.5.4 Chiến tranh ở Afghanistan……… 25

2.5.5 Hội nghị thượng đỉnh Geneva (11/1985)………26

2.5.6 Hội nghị thượng đỉnh Washington (12/1987)………27

2.5.7 Chiến tranh lạnh kết thúc……… 27

2.5.8 Xu thế hoà hoãn Đông – Tây và dấu hiệu chấm dứt Chiến tranh Lạnh….27 CHƯƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA QUAN HỆ MỸ - LIÊN XÔ TỚI QUAN HỆ QUỐC TẾ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1947- 1989)………28

3.1 Đối với Liên Xô………28

3.2 Đối với Mỹ………29

Trang 4

3.3 Đối với Thế giới……… 30

KẾT LUẬN……….33

TÀI LIỆU THAM KHẢO……….35

PHỤ LỤC………38

Trang 5

MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh của thế giới sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, tình hình thế giới từng bước

có những chuyển biến to lớn, tác động tới quan hệ quốc tế, tác động tới từng nước, từng khuvực và cả trật tự thế giới vừa được thiết lập Các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị tànphá nặng nề, Mỹ giàu lên nhanh chóng sau chiến tranh Hai nước Liên Xô và Mỹ nổi lên vớivai trò là siêu cường quốc Thế nhưng, Xô - Mỹ với ý thức hệ đối lập nhau đã từ quan hệ đồngminh chuyển thành quan hệ đối đầu, sau đó chuyển thành quan hệ đối đầu giữa hai phe xã hộichủ nghĩa và phe tư bản chủ nghĩa Điều này đã gây ra các xung đột liên tiếp, tuy không đốiđầu trực tiếp nhưng đã mở ra một thời kỳ “Chiến tranh lạnh” Chiến tranh lạnh (1946 – 1989)

là cuộc chiến tranh với các lực lượng chính trị song song cùng với những mâu thuẫn trong xãhội và cạnh tranh khốc liệt về kinh tế xuất hiện sau Chiến tranh thế giới thứ 2 (1939 – 1945) Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn cuối cùng của lịch sử hình thành hệ thống lưỡngcực khi cả Hoa Kỳ và Liên Xô là biểu tượng Sự đối lập đó đã có những diễn biến vô cùngnghẹt thở và căng thẳng Chính vì những lí do trên, nhóm tác giả đã chọn đề tài “Quanhệ Mỹ–LiênXôtrong ChiếntranhLạnh(1947–1989)” làm đề tài tiểu luận của mình

Trang 6

NỘI DUNGCHƯƠNG I: TÌNH HÌNH LIÊN XÔ VÀ MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚITHỨ II VÀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA CHIẾN TRANH LẠNH

1.1 Bối cảnh thế giới và tình hình Liên Xô – Mỹ sau Chiến tranh Thế giới thứ IIThời cuối Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ và Liên Xô có những mục đích khácnhau Liên Xô cần những tài sản hữu hình - đó là lãnh thổ Mỹ lại có những mục đích vôhình - họ quan tâm đến bối cảnh chung của nền chính trị thế giới Những mục đích về bốicảnh chính trị quốc tế đã mâu thuẫn với những mục đích sở hữu lãnh thổ khi Mỹ nỗ lực thúcđẩy hệ thống Liên Hiệp Quốc trong khi Liên Xô tìm cách củng cố phạm vi ảnh hưởng củamình ở Đông Âu

1.1.1 Bối cảnh Thế giới

Vào cuối Thế chiến II, những vùng đất rộng lớn ở Châu Âu và Châu Á đã bị biếnthành đống đổ nát Biên giới đã được vẽ lại và việc hồi hương, trục xuất và chôn cất đangđược tiến hành Nhưng những nỗ lực lớn để xây dựng lại chỉ mới bắt đầu Khi chiến tranhbắt đầu vào cuối những năm 1930, dân số thế giới xấp xỉ 2 tỷ người Trong vòng chưa đầymột thập kỷ, cuộc chiến giữa phe Trục và các cường quốc Đồng minh đã khiến 80 triệungười thiệt mạng, giết chết khoảng 4% dân số toàn thế giới Các lực lượng Đồng minh giờ

đã trở thành những kẻ chiếm đóng, nắm quyền kiểm soát Đức, Nhật Bản và phần lớn lãnhthổ mà họ đã cai trị trước đây Những nỗ lực đã được thực hiện để loại bỏ vĩnh viễn khảnăng gây chiến của các quốc gia đó, khi các nhà máy bị phá hủy và các nhà lãnh đạo cũ bịcách chức hoặc truy tố Các phiên tòa xét xử tội ác chiến tranh diễn ra ở châu Âu và châu Á,dẫn đến nhiều vụ hành quyết và án tù Hàng triệu người Đức và Nhật Bản đã bị trục xuấtkhỏi các vùng lãnh thổ mà họ gọi là quê hương Sự chiếm đóng của quân Đồng minh và cácquyết định của Liên Hợp Quốc đã dẫn đến nhiều vấn đề lâu dài trong tương lai, bao gồm các

kế hoạch tạo ra Đông và Tây Đức, và các kế hoạch khác nhau trên Bán đảo Triều Tiên dẫnđến việc tạo ra Bắc Triều Tiên và Chiến tranh Triều Tiên năm 1950 Kế hoạch Phân chiaPalestine của Liên hợp quốc đã mở đường cho Israel tuyên bố độc lập vào năm 1948 và đánhdấu sự khởi đầu của cuộc xung đột Ả Rập-Israel đang tiếp diễn Sự gia tăng giữa các cườngquốc phương Tây và Khối phía Đông của Liên Xô đã phát triển thành Chiến tranh Lạnh, và

sự phát triển và phổ biến vũ khí hạt nhân đã làm dấy lên bóng ma rất thực về một Thế chiếnIII không xác định nếu không tìm thấy điểm chung

Trang 7

1.1.2 Tình hình Liên Xô sau Chiến tranh Thế giới thứ II

Trong giai đoạn ngay sau chiến tranh, Liên Xô lần đầu tiên xây dựng lại và sau đó mởrộng nền kinh tế của mình, với sự kiểm soát luôn được thực hiện độc quyền từ Moscow.Liên Xô củng cố quyền lực của mình ở Đông Âu, cung cấp viện trợ cho những người cộngsản cuối cùng đã chiến thắng ở Trung Quốc, và tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình ởnhững nơi khác trên thế giới Chính sách đối ngoại tích cực này đã góp phần gây ra Chiếntranh Lạnh, biến các đồng minh thời chiến của Liên Xô, Anh và Hoa Kỳ, thành kẻ thù ỞLiên Xô, các biện pháp đàn áp vẫn tiếp tục có hiệu lực.1

1.1.3 Tình hình Hoa Kỳ sau Chiến tranh Thế giới thứ II

Trong những năm ngay sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, nước Mỹ đã có ảnh hưởnglớn chi phối các công việc toàn cầu Mỹ với ưu thế ở xa chiến trường, lại được hai đại dương

là Đại Tây Dương và Thái Bình Dương che chở, không bị chiến tranh tàn phá Nước Mỹnhanh chóng trở nên giàu có sau 2 cuộc chiến tranh do sự “khôn ngoan” của mình: tranh thủthời cơ đẩy mạnh phát triển việc sản xuất và bán vũ khí, hàng hóa cho các nước tham chiến

Vì vậy, sau chiến tranh, Mỹ đã vươn lên chiếm ưu thế tuyệt đối về mọi mặt trong thế giới tưbản Là “người chiến thắng” trong cuộc Chiến tranh Thế giới, lại không bị tàn phá bởi chiếntranh, Hoa Kỳ nổi lên như một trong hai siêu cường thống trị, quay lưng lại với chủ nghĩabiệt lập truyền thống của mình và hướng tới việc tăng cường can dự quốc tế

1.2 Sự hình thành của Chiến tranh Lạnh

1.2.1 Khái niệm Chiến tranh Lạnh

Chiến tranh Lạnh được hiểu là thời kì căng thẳng về mặt chính trị và quân sự giữa Mỹ

và Liên Xô sau khi kết thúc Chiến tranh Thế giới lần thứ hai Yếu tố “chiến tranh” ở đây thểhiện sự đối đầu sâu sắc về mặt quyền lực và ý thức hệ giữa hai nước; trong khi đó “lạnh”phản ánh việc Liên Xô và Mỹ không sử dụng vũ khí “nóng” (các loại vũ khí truyền thống)trong mối quan hệ kình địch này, mà thay vào đó là cuộc chạy đua vũ trang, nổi bật là vũ khíhạt nhân Trên thực tế, Chiến tranh Lạnh là giai đoạn đầu tiên trong lịch sử tồn tại hệ thốnglưỡng cực, mà Mỹ và Liên Xô là đại diện và mâu thuẫn giữa hai nước cũng đại diện cho mâuthuẫn giữa phe Tư bản chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe Xã hội chủ nghĩa (do Liên Xôkhởi xướng) Chiến tranh Lạnh do đó tác động toàn diện tới tất cả các mặt trong đời sống

1 Theo Thư viện Quốc hội, tháng 7 năm 1996

Trang 8

chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của các quốc gia khi mà các nước tự xác định con đường

đi của mình dựa trên sự định hình ý thức hệ 2

1.2.2 Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của Chiến tranh Lạnh

Năm 1947, học thuyết Truman ra đời đánh dấu sự bắt đầu của Chiến tranh lạnh, theo

đó Mĩ sẽ viện trợ cho bất kỳ nước nào mà họ thấy đang bị đe dọa bởi Chủ nghĩa Cộng sản.Tổng thống Mĩ Truman đã phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước Xãhội chủ nghĩa

Nguyên nhân quan trọng nhất dẫn đến chiến tranh lạnh là do sự đối lập về mục tiêu và

ý thức hệ giữa Tư bản chủ nghĩa và Xã hội chủ nghĩa Sau hội nghị Ianta tháng 2 năm 1945,

để tổ chức lại thế giới sau chiến tranh, các bên đã thảo luận và quyết định phân chia Châu

Âu thành hai khối với hai hệ thống xã hội Ở khối Tây Âu đại diện cho chủ nghĩa Tư bảntruyền thống vận hành nền kinh tế thông qua quyền sở hữu tài sản và phương tiện sản xuất tưnhân Môi trường tự do, thúc đẩy sự đầu tư kinh doanh nhưng tạo sự phân hóa giàu nghèo rõrệt khi các chủ tư bản bóc lột sức lao động của công nhân nhằm tối đa lợi nhuận Còn ở khốiĐông Âu được lãnh đạo bởi Liên Bang Xô Viết đại diện cho Xã hội chủ nghĩa hay Cộng sảnchủ nghĩa vận hành nền kinh tế dựa trên sự sở hữu công cộng, chủ trương xóa bỏ sự bóc lộtcủa giai cấp tư sản, tạo ra một xã hội bình đẳng, mọi người làm việc theo năng lực và hưởngthụ theo nhu cầu

Trước đó, trong Chiến tranh Thế giới II, Mỹ tham gia chiến tranh muộn hơn các nướckhác hơn nữa còn lợi dụng chiến tranh để sản xuất và buôn bán vũ khí cho các nước thamchiến Những điều kiện thuận lợi đã đưa nước Mỹ trở thành trung tâm kinh tế lớn nhất thếgiới Chính sự phát triển này đã làm cho nước này muốn trở thành bá chủ thế giới, phá vỡcục diện 2 cực Ianta thành đơn cực đứng đầu là Mỹ Hơn thế nữa, sức mạnh và sự ảnh hưởngngày càng lan rộng của Chủ nghĩa xã hội còn trở thành “ nguy cơ đe dọa” đến Mỹ và Chủnghĩa tư bản

Chiến tranh lạnh là cuộc chiến tranh có thời gian lâu hơn cả hai cuộc chiến tranh thếgiới trước đó Mỹ không thực hiện cuộc chiến tranh trực tiếp với Liên Xô mà phải thực hiệnchiến tranh lạnh vì thế giới vừa trải qua một cuộc chiến tranh tàn khốc, các thiệt hại vềngười và kinh tế đối với các nước rất lớn Nếu gây chiến lúc này sẽ vấp phải sự chỉ tích vàlên án của thế giới Thêm vào đó Mỹ là một trong 5 thành viên thuộc hội đồng bảo an trong

2 “Chiến tranh lạnh” (2015) Truy xuất từ< http://nghiencuuquocte.org/2015/01/18/chien-tranh-lanh/ >

Trang 9

Liên Hợp Quốc, bị ràng buộc với các quy định trong Liên Hợp Quốc Và thêm một điều nữachính là do Liên Xô lúc bấy giờ thực sự quá mạnh Sức mạnh của Liên Xô được minh chứngbằng việc Hồng quân Liên Xô như vũ bão quét cả quân đội phát xít Đức ra khỏi lãnh thổLiên Xô, ra khỏi các nước Đông Âu, truy quét đến tận cả sào huyệt của chúng, đánh bại cả 1triệu quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc Vì thế việc đối đầu với một quốcgia mạnh như thế dù thắng hay thua cũng sẽ đều đem lại tổn thất vô cùng lớn với Mỹ do đó

Mỹ phải dùng một hình thức khác là Chiến tranh Lạnh

CHƯƠNG 2: QUAN HỆ MỸ – LIÊN XÔ TRONG CHIẾN TRANH LẠNH (1947 –1989)

2.1 Mỹ và Liên Xô đối với vấn đề nước Đức sau Chiến tranh Thế giới thứ II

Trong thế kỉ XX cả thế giới đã chứng kiến một cuộc chiến tranh thế giới có quy môkhủng khiếp nhất trong lịch sử chiến tranh của nhân loại – Chiến tranh thế giới thứ hai (1939– 1945) Cuộc chiến kết thúc vào năm 1945 với sự thất bại của phe phát xít, ngay từ trướckhi kết thúc hoàn toàn cuộc chiến, các cường quốc Hoa Kỳ, Liên Xô và Anh đã có nhữngcuộc gặp gỡ nhằm giải quyết các vấn đề sau chiến tranh Trong đó việc thống nhất lại nướcĐức sau Chiến tranh Thế giới thứ hai là một vấn đề được tranh luận sôi nổi trong các phiênhọp quốc tế cao cấp Phát xít Đức bị tiêu diệt, đó là một thắng lợi to lớn của cả ba cườngquốc trên

Vấn đề nước Đức đã được thảo luận và kết thúc tại các hội đàm, hội nghị quan trọngnhư: các hội nghị thượng đỉnh giữa các nguyên thủ của ba nước Anh, Mỹ và Liên Xô; hộinghị Yalta (02/1945) và hội nghị Postdam (08/1945) Tại Hội nghị Yalta, các cường quốc đãđạt được một số thỏa thuận về phân chia khu vực chiếm đóng Đức, đề ra mục tiêu, nguyêntắc, chính sách chiếm đóng nhưng cũng xuất hiện bất đồng về việc bồi thường chiến tranh.Trong thời gian tiếp đón, Tổng thống Truman nhậm chức ở Hoa Kỳ do có nhiều bất đồng vềquan điểm chính trị, về tư tưởng, về quyền lợi, giữa các nước Đồng minh đã nảy sinh cácmâu thuẫn ngày càng gay gắt Chính vì vậy, vấn đề Đức tưởng chừng như đã được sắp xếp

ổn thỏa, sau chiến tranh lại phải xem xét lại Và một lần nữa vấn đề Đức lại đưa ra thảo luậntại Hội nghị Potsdam Tại Hội nghị Potsdam, vấn đề Đức tiếp tục được đưa tranh luận vềviệc bồi thường chiến tranh và tương lai Đức, tiến tới xây dựng nước Đức thống nhất Cáccường quốc cũng khẳng định lại mục tiêu và nguyên tắc chiếm đóng Nghị định đã thống

Trang 10

nhất tại Potsdam chỉ đơn thuần lặp lại các thỏa thuận tại Hội nghị Yalta, ngoại trừ rằng Liên

Xô được phép để bồi thường chiến tranh từ vùng Xô và 10% các thiết bị công nghiệp củacác khu vực phía Tây Tuy vậy, các nước đã công khai không đồng ý về bồi thường chiếntranh Hội nghị Yalta và Hội nghị Potsdam làm nền tảng để các cường quốc thực hiện việcchiếm đóng Đức Nhưng trong quá trình thực hiện việc chiếm đóng của mình, các nước đã

có chính sách chiếm đóng khác nhau nhưng dựa trên mục tiêu và nguyên tắc chiếm đóng đãxác định tại Hội nghị Yalta và Potsdam

Và sau khi Chiến tranh Thế giới thứ II kết thúc vấn đề Đức lại được tiếp tục đưa rathảo luận qua các cuộc họp ngoại trưởng: hội nghị ngoại trưởng Ngũ cường (11/09 đến2/10/1945) gồm: Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh, Pháp và Trung Quốc tại London; Hội nghị ngoạitrưởng Tam Cường (từ 06/12 đến 26/12/1945) gồm ba nước: Liên Xô, Hoa Kỳ và Anh tạiMoskva; Hội nghị ngoại trưởng Tứ cường (12/07/1946) gồm: Liên Xô, Hoa Kỳ, Anh vàPháp tại Paris được họp tại New York (từ ngày 04/12 đến 12/07/1946) Nhưng giữa cácnước vẫn có nhiều điều bất đồng với nhau Điều đó gây khó khăn cho bốn cường quốc trongviệc thảo luận vấn đề thống nhất nước Đức Vấn đề thống nhất nước Đức được đưa ra thảoluận tại các cuộc họp ngoại trưởng Tứ cường tại Paris và New York, nhưng đã xuất hiện bấtđồng giữa các cường quốc, trừ Hoa Kỳ và Anh Hai nước đã kí hiệp định hợp nhất hai vùngchiếm đóng của mình về kinh tế, vi phạm điều cam kết Hành động này, làm cho quan hệgiữa Hoa Kỳ với Liên Xô càng thêm rạn nứt Cùng với một loạt các sự kiện xảy ra trongnăm 1947 đã đánh dấu quan hệ hai nước đến chỗ đoạn tuyệt Vấn đề Đức càng trở nên bế tắc,tiếp sau đó Hội nghị ngoại trưởng Tứ cường được tổ chức tại Moskva từ ngày 10/03 đếnngày 25/04/1947 nhằm tìm giải pháp cho vấn đề Đức, nhưng các cường quốc đã không tìmthấy tiếng nói chung Tầm nhìn về tương lai Đức của hai cường quốc hoàn toàn khác nhau

Sự thất bại Hội nghị Moskva đã cho thấy vấn đề Đức đi vào bế tắc, lập trường khác nhau, từđây mỗi nước sẽ giải quyết theo cách riêng của mình

2.1.1 Mỹ, Liên Xô và sự chia cắt nước Đức

Tây Đức: do ba nước Anh, Pháp và Mỹ quản lý Vào ngày 23/05/1949, Cộng HòaLiên bang Đức được thành lập từ 11 bang từ ba khu vực chiếm đóng của Anh, Pháp, Hoa Kỳ.Chính sách chiếm đóng phía Anh, Mỹ và Pháp có phần “nương nhẹ” với Đức Về kinh tế,Hoa Kỳ, Anh và Pháp đã tạo điều kiện cho các giai cấp tư sản Đức tổ chức lại nền kinh tếnhằm khôi phục nhanh chóng sức sản xuất Và hạn chế tối đa tháo dỡ các xí nghiệp Đức chomục đích bồi thường của các nước đồng minh (trong đó có Liên Xô) Ngoài ra, Anh và Hoa

Trang 20

ngoài tấn công và thiết lập một khối quân sự thống nhất dưới sự chỉ huy của Nguyên soáiIvan Stepanovich Koniev của Liên Xô.8

Khối Warszawa tồn tại đến năm 1991 thì được giải thể

2.3 Các cuộc chiến tranh cục bộ ở các khu vực

2.3.1 Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953)

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến đầu tiên mà Liên Hiệp Quốc (LHQ), một tổ chứcquốc tế, đã đóng vai trò quân sự Tổ chức này mới được thành lập 5 năm về trước (1945).Sau Chiến tranh Thế giới thứ hai, Triều Tiên bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến

38, Liên Xô chiếm đóng miền Bắc, Mỹ chiếm đóng miền Nam

Ngày 25/06/1950, quân đội Bắc Triều Tiên bất ngờ vượt qua giới tuyến và tấn côngHàn Quốc Mỹ phản ứng bằng cách thúc đẩy thông qua một nghị quyết tại Hội đồng Bảo anLiên Hợp Quốc để kêu gọi viện trợ quân sự cho Hàn Quốc Với giải pháp này, các lực lượngquân đội Mỹ đã tham chiến, làm thay đổi cục diện, chiến trường lúc này bị đẩy lùi sang lãnhthổ Triều Tiên

Cuối năm 1950, quân đội Trung Quốc tham chiến, Triều Tiên và Trung Quốc lúc nàyđược Liên Xô viện trợ nhằm tiếp tục chiến tranh Chiến tranh Triều Tiên sa lầy vào một cụcdiện bế tắc

Ngày 27/07/1953, các bên tham chiến tiến hành ký kết hiệp định đình chiến, vĩ tuyến

38 trở thành biên giới chia cắt hai quốc gia trên bán đảo Triều Tiên

2.3.2 Cuộc khủng hoảng kênh đào Suez

Tháng 07/1956, Tổng thống Ai Cập Gamal Abdel Nasser tuyên bố quốc hữu hóa 120dặm Kênh đào Suez vốn bị kiểm soát bởi Anh và Pháp Quyết định này một phần nhằm tàitrợ cho việc xây dựng đập Aswan trên sông Nile, một dự án mà các nước phương Tây đã từchối tài trợ Hơn hai phần ba lượng dầu được sử dụng bởi châu Âu được vận chuyển quatuyến đường thủy mang tính quan trọng chiến lược nối liền Địa Trung Hải và Biển Đỏ này.Điều này dẫn đến hành động quân sự của Israel, Anh và Pháp chống lại một quân đội Ai Cập

do Liên Xô cung cấp vào mùa thu năm 1956

8 14/05/1955: Khối Hiệp ước Warszawa được thành lập (2015) (nghiencuuquocte.org)

Trang 21

Liên Hợp Quốc (UN) nhanh chóng thông qua một nghị quyết kêu gọi một lệnh ngừngbắn, và trong một trường hợp hiếm hoi trong giai đoạn Chiến tranh lạnh, cả Mỹ và Liên Xôcùng gây áp lực buộc Anh, Pháp và Israel phải rút lui Liên Xô, quốc gia cung cấp vũ khí vàtiền bạc cho Ai Cập, đã đưa ra những lời đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân để hỗ trợđồng minh, trong khi Mỹ sử dụng quyền lực kinh tế của mình Tức giận vì đã không đượcthông báo trước về cuộc tấn công và lo sợ về một cuộc chiến tranh rộng lớn hơn ở TrungĐông, Tổng thống Dwight D Eisenhower đã đe dọa các đồng minh NATO và Israel là sẽ ápđặt lệnh trừng phạt nếu họ không rút các lực lượng của mình Các đội quân Anh và Pháp đãrời Ai Cập vào tháng 12/1956 Sau khi Israel rút lui vào tháng 3/1957, Ai Cập mở cửa trở lạikênh đào cho việc vận chuyển thương mại.9

2.3.3 Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba

Khủng hoảng tên lửa Cuba xảy ra vào tháng 10/1962, giai đoạn cao trào của Chiếntranh lạnh, khiến tình hình thế giới trở nên vô cùng căng thẳng trước nguy cơ nổ ra một cuộcchiến tranh hạt nhân

Nguyên nhân trực tiếp là việc Liên Xô triển khai các tên lửa đạn đạo tầm trung có khảnăng mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, vốn cách bờ biển Florida của Mỹ chỉ gần một trămdặm

Sau khi cách mạng Cuba thắng lợi vào năm 1959, ngày 03/07/1960, lãnh tụ Cuba FidelCastro đã tuyên bố Cuba sẽ là một bộ phận cấu thành của khối xã hội chủ nghĩa trên thế giới.Hành động này khiến Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Cuba vào tháng 01/1961, đồng thờithực hiện nhiều hành động chống phá nhằm lật đổ chính quyền Fidel Castro Liên Xô quyếttâm biến Cuba thành một tiền đồn của phe xã hội chủ nghĩa ngay trong sân sau của Mỹ.Khrushchev dự tính việc bố trí tên lửa hạt nhân ở Cuba không chỉ có thể khống chế hànhđộng quân sự của Mỹ nhằm vào Cuba, mà còn giúp tạo thế cân bằng hạt nhân giữa Moskva

và Washington

Vào lúc Nhà Trắng tập trung tinh lực nghiên cứu đề ra đối sách, Moskva đã đẩy nhanhtốc độ vận chuyển vũ khí và xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba Ngày 22/10/1962, Mỹ ra lệnhphong tỏa đường biển đối với Cuba Ngay sau đó, Tổng thống Kennedy ra lệnh cho quân đội

Mỹ bước vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu, sau đó lại ký văn kiện số 3504, tuyên bố Mỹ sẽ

9 “Khủng hoảng Kênh đòa Suez là gì?” (2016) (nghiencuuquocte.org)

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w