Lễ hội Cổ LoaLễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng.. Hội Đền GióngLà một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội đ
Trang 1Các Lễ Hội Diễn Ra Vào Dịp Tết
Trang 2Hội gò Đóng Đa
Diễn ra vào ngày mùng 5 Tết Âm lịch Vào ngày này hàng năm, người dân lại lại nô nức tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại khu gò Đống Đa thuộc phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa là chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn đánh tan quân Thanh đầu xuân Kỷ Dậu - 1789.
Ngày hội có nhiều trò chơi vui khỏe, thể hiện tinh thần thượng võ, đặc biệt tục rước rồng lửa đã thành lễ hội truyền thống của người Hà Nội Sau đám rước rồng lửa là lễ dâng hương, lễ đọc văn, cuộc tế diễn ra ở đình Khương Thượng, lễ cầu siêu ở chùa Đồng Quang.
Trang 3Lễ Hội chùa Hương
Đây được xem là lễ hội có lượng du khách đông nhất và kéo dài nhất của nước ta Lễ hội chùa Hương bắt đầu diễn ra từ ngày mùng 6 tháng 1 âm lịch, kéo dài đến tháng 3 âm lịch Hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội.
Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền Nhiều khách tham quan lựa chọn đi thuyền trên dòng suối Yến, động Hương Tích, Ngoài ra, bạn có thể đi cáp treo để ngắm phong cảnh tuyệt đẹp từ trên cao xuống.
Trang 4Lễ hội Cổ Loa
Lễ hội Cổ Loa được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày mồng 6 đến 16 tháng giêng Hội được tổ chức nhân ngày kỷ niệm Thục Phán nhập cung
Tuy phải làm chứng cho một câu chuyện buồn về sự mất cảnh giác để nước rơi vào tay giặc, song trải qua thời gian, thành Cổ Loa vẫn luôn mãi là niềm tự hào của người Việt Nam về lịch sử chống ngoại xâm.
Lễ hội có sự tham gia của 8 làng Cổ Loa, Mạch Tràng, Cầu Cả, Săn Giả, Thư Cưu, Đài Bi, Văn Thượng, Ngoại Sát (nay thuộc 3 xã Cổ Loa, Uy Nỗ và Xuân Canh) Ngoài ra còn có đoàn đại biểu dân ba xóm của làng Quậy (xã Liên Hà) đến lễ vua Thục.
Hội mở đầu bằng đám rước lớn của 12 xóm làng Cổ Loa, rước bài vị bằng Long đình, cùng với hương án và kiệu của các xóm từ đền Thượng xuống đình Ngự Triều Di quy Đám rước đi vòng qua giếng Ngọc, cửa am Mỵ Châu, kéo dài bên bức tường thành cổ
Trang 5Hội Đền Gióng
Là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng.
Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù
Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Thời Gian: Lễ hội diễn ra trong 3 ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Trang 6Lễ hội Yên Tử
Là lễ hội được tổ chức tại khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử (thuộc xã Thượng Yên Công, huyện Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch Tại lễ hội sẽ có nhiều hoạt động như: Nghi lễ truyền thống dâng hương, lễ cầu quốc thái dân an, các tiết mục nghệ thuật, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử,… đều diễn ra tấp nập.
Trang 7Lễ Hội Lim
Chính hội Lim được tổ chức vào
ngày 13 tháng Giêng hàng năm, trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc
Hội Lim được mở đầu bằng lễ rước Trong ngày này, có nhiều nghi lễ và tục trò dân gian nổi tiếng, trong đó có tục hát thờ hậu, nghi thức hát quan họ thờ thần Hội Lim là một sinh hoạt văn hóa đặc sắc với dân ca quan họ nổi tiếng Các làng quan họ xung quanh mang liền anh, liền chị tới hát giao duyên, hát đối đáp, thi hát với nhau ở trên bờ, dưới bến Ngoài ra, có nhiều trò chơi dân gian như đấu võ, đấu vật, đấu cờ, đu tiên, thi dệt cửi, nấu cơm
Trang 8Hội chợ Viềng
Hội chợ Viềng diễn ra vào mùng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm tại Xã Kim Thái, huyện Vụ Bản và thị trấn Nam Giang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Tuy nhiên, những người ở xa thường về từ sớm, rậm rịch họp chợ từ 11, 12 giờ đêm hôm trước, cho đến sáng và hết cả ngày hôm sau.
Sản phẩm được đem ra mua bán ở đây chủ yếu là các cây trồng, vật nuôi: từ cây trồng để lấy gỗ, cây hoa cây cảnh, các loại cây ăn quả, thậm chí cả cây cà, cây chanh, cây ớt Và sau nữa là đến các vật dụng sản xuất nhỏ của nhà nông
Người ta có thể tìm mua ở đây từ cái cày cái cuốc đến các vận dụng nhỏ như đôi quang thúng, cái đòn gánh, hay những thực phẩm cần thiết cho cuộc sống như gạo, thịt, quần áo, giày dép…
Trang 9Lễ hội Đền Trần
Lễ hội ở đền Trần hay còn gọi là lễ Khai ấn đền Trần thường diễn ra 3 ngày, từ 13 đến 15 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Hội mở đầu bằng lễ khai ấn bắt đầu từ giờ Tý (giữa đêm) Ấn được phát tại 3 nhà là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa và một điểm
trong khu vực vườn cây đền Trần
Trang 10Lễ hội Chọi trâu Đồ Sơn
Là lễ hội truyền thống của người dân quận Đồ Sơn – TP Hải Phòng,
được tổ chức chính thức vào 9/8 âm lịch hàng năm, trước đó còn có hai cuộc đấu loại vào trung tuần tháng 5 và 8/6 âm lịch Đây không chỉ là một ngày hội gắn với tục thờ cúng thuỷ thần và tục hiến sinh mà còn thể hiện tinh thần thượng võ của người dân miền biển, Hải Phòng
Trang 11Lễ hội Cầu ngư
Bắt nguồn từ tục thờ Ông Nam Hải, là tập tục lâu đời của cư dân vùng biển từ Bắc Trung bộ trở vào Nam, trong đó tiêu biểu nhất là vùng Nam Trung bộ và điển hình nhất là Khánh Hòa
Trang 12Lễ hội Lồng Tồng
Lễ hội Lồng Tồng là lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc Tày tỉnh Tuyên Quang Lễ hội được tổ chức vào mùng 8 tháng Giêng hàng năm với mong ước cầu một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình ấm no, hạnh phúc.
Trang 13Hội rước pháo làng Đồng Kỵ
Hội được tổ chức vào khoảng mùng 4 - mùng 6 tháng Giêng, người làng Đồng Kỵ (xã Đồng Quang, Từ Sơn, Bắc Ninh) tưởng nhớ, tái hiện âm vang ngày Thánh Thiên Cương - vị tướng sau này được dân tôn thờ làm thành hoàng làng, người ra lệnh xuất quân đánh giặc.
Trang 14Lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn
Diễn ra trong khoảng mùng 5 đến mùng 7 tháng Giêng, lễ hội Tịch Điền Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, Hà Nam là một lễ hội mang ý nghĩa khuyến nông, là nét đẹp văn hóa trở về nguồn cội, có lịch sử diễn ra từ thế kỷ X trên quê hương vua Lê Đại Hành và được khôi phục sau nhiều năm thất truyền kể từ năm 2009.
Trang 15Hội đua ngựa Gò Thì Thùng
Lễ hội được tổ chức vào mùng 9 tháng Giêng, tại Gò Thì Thùng, xã An Xuân, huyện Tuy An, Phú Yên Mặc dù tham gia đường đua là những chú ngựa hàng ngày thồ hàng và kỵ sĩ là những người nông dân chân chất, nhưng vào ngày hội, du khách sẽ được chứng kiến những màn phi nước đại trong tiếng reo hò cổ vũ của hàng nghìn người xem Ngoài
phần đua, lễ hội còn có các trò chơi dân gian sôi động.
Trang 16Hội Phủ Dầy
Được tổ chức hàng năm vào tháng 3 âm lịch Lễ hội nhằm tổ chức nghi lễ, thắp hương biết ơn bà chúa Liễu Hạnh Cùng thời điểm này, bà Chúa Liễu Hạnh cũng được thờ tại nhiều lễ hội khác trên Việt Nam, nhưng hội Phủ Dầy thuộc vào loại long trọng nhất, với sự tham gia của
đông đảo dân chúng
Trang 17Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm
Được tổ chức vào ngày 14/2 âm lịch hằng năm, cũng là ngày giỗ tổ chùa Lễ hội này thu hút được đông đảo dân cư trong khu vực và du khách thập phương
Trang 18Lễ hội roóng poọc là một lễ hội của người đồng bào dân tộc Giáy, Sa
Pa, Lào Cai Mục đích để cầu mùa màng bội thu, người yên vật thịnh, mưa thuận, gió hòa
Trang 19 Lễ hội cố đô Hoa Lư là một lễ hội
truyền thống được mở để tôn vinh các anh hùng dân tộc đã xây
dựng kinh đô Hoa Lư, lập ra nhà nước Đại Cồ Việt thế kỷ 10 mà tiêu biểu là hai vị vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành
Trang 20 Lễ Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam
được tổ chức trang trọng từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch hàng năm, trong đó ngày vía chính là ngày 25
Trang 21 Hội làng Lệ Mật là cơ hội để hàng
năm con cháu trong làng (gọi là dân cựu quán) và con cháu đi xa khai hoang bên kinh đô (gọi là dân kinh
quán) gặp gỡ nhau ôn lại trang sử dựng làng đầy gian nan thử thách từ xa xưa, cùng chung niềm vui và lòng biết ơn đối với tổ tiên
Trang 22 Lễ hội trùm chăn là một lễ hội
đặc sắc của người Hà Nhì, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai Đó là lễ hội cúng thần gió, thần đất, còn gọi là K'Hô Igià Igià Lễ hội tổ chức vào tháng 6 âm lịch hàng năm trong 3 ngày, ngày Thìn là ngày khai hội
Trang 24 Lễ hội làm chay – hay Lễ hội làm
trai là một lễ hội tập tục địa phương
hàng năm của nhân dân thị trấn Tầm Vu (Châu Thành, Long An) tổ
chức lễ hội làm chay vào thời điểm
trung tuần tháng Giêng âm lịch
Trang 25 Lễ hội Cộ Bà Chợ Được là nét
văn hoá đặc trưng mang đậm yếu tố tâm linh, tín ngưỡng của người dân xứ Quảng Lễ hội diễn ra vào 2 ngày mồng mười và mười một tháng giêng âm lịch hằng năm tại Lăng Bà
(Thôn Phước Ấm- Chợ Được- xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam)
Trang 26 Hội Trường Yên diễn ra hàng
năm vào đầu tháng ba âm lịch, chính hội ngày mồng 10 tháng ba, tại mảnh đất cố đô Hoa Lư của nước Đại Cồ Việt xa xưa - nơi có đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và vua Lê Đại Hành Tương truyền, ngày 10/3 là ngày vua Đinh lên ngôi Hoàng đế.
Trang 27 Lễ hội đền Hùng là dịp giỗ tổ
thiêng liêng Bởi vì trong tâm thức của mỗi người dân đất Việt đều tự hào là dòng giống Lạc Hồng, con Rồng cháu Tiên
Trang 28 Lễ hội đình Thần Thắng Tam là
một hoạt động văn hoá đặc sắc của ngư dân miền biển Vũng Tàu Du khách viếng thăm đình Thần Thắng Tam vào dịp lễ hội, hẳn sẽ có
chuyến tham quan thú vị và sinh động nhất trong chuyến du lịch Vũng Tàu
Trang 29 Lễ hội rước Đất, rước Nước của
người Tày - Bắc Hà diễn ra vào
ngày rằm tháng giêng hàng năm để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho
nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm
Trang 30 Lễ hội Bỏ Mả người Gia Lai : khi
người ta chết thì hồn người chết (m'ngắt dêi) biến thành ma (atầu) Sau khi làm lễ bỏ mả, hồn ma của người chết mới được đi tới thế giới của bà Jung, các hồn ma sinh sống và làm việc như những
người sống, nghĩa là cùng ăn uống, lấy vợ, lấy chồng, ốm đau và chết
Trang 31 Lễ hội Phủ Giầy là lễ hội tôn
vinh Thái Mẫu Liễu Hạnh - một bậc "Thiên hạ mẫu nghi", vị
thần chủ của tín ngưỡng thờ Mẫu và là một vị Thánh trong Tứ bất tử của dân tộc Việt Nam
Trang 32 Lễ Hội Katê của đồng bào dân tộc
Chăm, thuộc huyện An Phước, tỉnh Ninh Thuận.Người Chăm ăn tết Katê vào thượng tuần trăng tháng 7 (lịch Chăm) - vào khoảng tháng 9 hoặc 10 dương lịch Lễ Hội Katê là dịp để người Chăm tỏ lòng tôn kính Trời - "Cha" sinh ra vạn vật và tưởng niệm các anh hùng của dân tộc, hành hương về Thánh địa, thăm viếng bạn bè, kết giao
Trang 33 Lễ hội vật trâu giằng búa diễn
ra ở thôn Bến Bây, xã Chí Chủ xưa (nay là xã Chí Tiên, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ) Làng Chí Chủ trước đây có 3 thôn, mỗi thôn thờ một ông thành hoàng, đều có sắc phong của các triều đại phong kiến xưa.
Trang 34 Lễ hội đập trống thật sự là ngày hội của các dân tộc người ở
miền Tây Quảng Bình như Ma Coong, Arem, Vân Kiều
Trang 35Lễ Siêu Bạt và Soi Môi xuất phát từ
chùa Kim Sơn của Bang Hội Phúc Kiến vào dịp rằm tháng bảy Trung Nguyên để cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu là vị Thần hay che chở các ghe thuyền buôn bán, vượt biển khơi, mà thủy thủ phần đông là người Phúc Kiến, để truy điệu những
người mất tích và phải vớt vong hồn họ ra khỏi biển cả, siêu độ họ
Trang 36 Lễ hội đua thuyền truyền
Trang 37Lễ hội núi Bà Đen
Hội xuân núi Bà Đen năm nay được khai mạc đúng mùng 4 Tết Nguyên Đán và kéo dài đến hết tháng Giêng Đây là lễ hội truyền thống nổi tiếng Tây Ninh và các tỉnh Đông Nam Bộ Du khách có thể lên chùa Bà trên núi bằng cách đi bộ hoặc hệ thống máng trượt, cáp treo Ngoài hành hương lễ Phật đầu năm, núi Bà Đen với độ cao 968 m còn là thử thách thú vị với nhiều bạn trẻ mê chinh phục.