CS * C5
NGUYEN SON TUNG
DUONG SU VA THUC TIEN THUC HIEN TAI TOA AN
LUẬN VAN THAC SĨ LUAT HOC
(Định hướng ứng dung)
HÀ NOI - 2018
Trang 2NGUYEN SON TUNG
Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Trang 3Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu
độc lập của riêng tôi Nội dung cũng như các số liệu trình bày trong Luận văn hoàn toàn trung thực Những kết luận khoa học trong Luận văn không sao chép trong bat kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Nguyễn Sơn Tùng
Trang 4Tôi xin chân thành cảm ơn: Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Sau đại học,
Khoa Luật dân sự và Tố tụng dân sự, Bộ môn Tố tụng dân sự đã tạo điều kiện cho
tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.
Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Hoàng Ngọc Thinh, người thầy đã hướng dẫn tận tình và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu hoàn thành Luận văn Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo đã truyền thụ những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình
học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, thang 8 năm 2018
Nguyễn Sơn Tùng
Trang 6LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CHU VIET TAT
J7 0819570027 .Ô 1 CHUONG 1: MOT SO VAN DE CHUNG VE NGƯỜI BAO VE QUYEN VÀ LỢI {CH HOP PHAP CUA DUONG SU TRONG TO TUNG DÂN SỰ 7 1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
CUA GUONG SU 20222202277 da 7
1.1.1 Khái niệm người bảo vệ quyền va lợi ich hợp pháp của đương sự 7 1.1.2 Đặc điểm của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 13 1.1.3 Vai trò của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 18 1.2 Các quy định của pháp luật hiện hành về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
1.2.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyền và loi ich hợp pháp của đương sự trong tô tụng dân sự 30 KET LUẬN CHƯNG l 5-55 2 2s s2 E32 Es E33 sESEsEsEseEsexsesersee 45 CHƯƠNG 2: THỰC TIẾN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TO TUNG DÂN SỰ VE NGƯỜI BẢO VỆ QUYEN VÀ LỢI ICH HỢP PHÁP CUA DUONG SỰ TẠI CAC TOA ÁN NHUNG BAT CẬP VA MOT SO
2.1 Một sé tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự tại Tòa án 46 2.2 Một số nguyên nhân của những hạn chế, vướng mắc khi thực hiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự 57 2.2.1 Từ phía tô chức, hoạt động của Tòa án 57 2.2.2 Từ những hạn chế của các quy định pháp luật có liên quan 58
Trang 72.3 Một số kiến nghị liên quan tới các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương Sự - ¿- - + +keE+E£EE+EEEEeErkerkererxee 60 2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật về người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự 60
2.3.2 Kiến nghị thực hiện pháp luật về người bảo về quyên và lợi ích hợp pháp
của đương sự 67
KET 8B0/.09:10/9) 0627201077 71 KET LUAN 9:10 72 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO
PHU LUC LUAN VAN
Trang 8Ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, ky hop thứ sáu đã thông qua Hiến pháp mới Theo quy định của Hiến pháp năm 2013 thì nhiều nội dung quan trọng về vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, tô chức và hoạt động của Toa án, quyền con người, quyền công dân đã được sửa đổi, bồ sung Các quy định nay cần tiếp tục được cu thé hóa trong các luật tô tụng nói chung và BLTTDS sửa đổi nói riêng, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vụ việc thuộc thâm quyên của TA.
Quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp là một trong những quyền dân sự của công dân đã được luật định là một trong những nguyên tắc cơ bản, không thé thiếu trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung cũng như trong pháp luật TTDS nói riêng Đây là công cụ pháp lý để đảm bảo cho các đương sự bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp có sự xâm phạm Tuy nhiên, không
phải lúc nào đương sự cũng có được sự nhận thức đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật TTDS Vì vậy, kết quả bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trước TA không tránh khỏi những hạn chế, vướng mắc Xuất phát từ nhu cầu bảo vệ tối đa những quyền, lợi ích hợp pháp của mình đồng thời hạn chế những thiếu sót, kế cả trong trường hợp có day đủ năng lực hành vi tố tung thì các đương sự vẫn có xu hướng tìm người nắm vững pháp luật và có kinh nghiệm tham gia tổ tụng để hỗ trợ họ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước TA.
Trên thực tế, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là một trong những người tham gia tô tụng quan trọng Vì vậy, việc xác định rõ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, quy định một cách cụ thé, chi tiết về người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự là van dé tat yêu.
Một trong những mục tiêu hướng đến của pháp luật TTDS là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc giải quyết các VVDS, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Kế thừa các quy định của các văn bản pháp luật được ban hành trước, Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2015 ra đời, có hiệu lực pháp luật ké từ ngày 01/07/2016
Trang 9và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS là hết sức quan trọng Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự ngày càng chứng tỏ được vị trí, vai trò của mình Tuy nhiên trên thực tế, trong nhiều VVDS, vai trò của người bảo vệ quyền va
lợi ích hợp pháp của đương sự vẫn chưa được nhìn nhận và đánh giá đúng mức.
Từ mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ hơn những quy định của pháp luật hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS; thông qua việc nghiên cứu này có thé nêu ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật Việt Nam về người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự.
Với những lý do trên, tác giả lựa chọn việc nghiên cứu van đề “Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự và thực tiễn thực hiện tại Tòa dn” làm đề tài viết luận văn cao học của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Khi BLTTDS 2015 ra đời, chưa có một công trình nào nghiên cứu đầy đủ về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Việc tìm hiểu về van dé người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mới chỉ dừng lại ở một số bài viết trên tap chí chuyên ngành luật khi đề cập đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như bài “Một số vấn dé về người bảo vệ quyên và lợi ích
hợp pháp của đương sự theo BLTTDS năm 20059” của tác giả Phan Vũ Linh trên
Tạp chí TAND số 5 năm 2011; Bài “vướng mắc trong việc cấp giấy chứng nhận cho người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự” của tác giả Dinh Văn Vụ trên tạp chí TAND số 24 năm 2011; Bài “người đại điện và bảo vệ quyên lợi của đương sự trong TTDS” của luật su Hoàng Thu Yến trên tạp chí Nhà nước và pháp luật , số 5/2006 Một số công trình nghiên cứu liên quan đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS như: Luận án tiến sĩ với đề tài “quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ” của tác giả Nguyễn Triều Dương, Luận văn thạc sĩ
với đê tài “Nguyên tac quyên yêu cau Toa an bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cua
Trang 10Minh Tuấn năm 2016
Các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ đề cập đến một số góc độ khác nhau về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của BLTTDS 2004 trước đây, đồng thời các đề tài đó đa phần đi sâu nghiên cứu về một trong những người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phô biến do là “Luật sw” mà chưa nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện về người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của BLTTDS năm 2015.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là một số vấn đề lý luận và thực tiễn về người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS như khái niệm chung, đặc điểm, ý nghĩa của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, các quy định của pháp luật TTDS hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đương sự; thực tiễn thực hiện và những kiến nghị hoàn thiện các quy định của pháp luật TTDS về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
Phạm vi nghiên cứu đề tài được giới hạn ở một số nội dung sau:
Nghiên cứu một số vẫn đề lý luận về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong TTDS;
Các quy định của pháp luật hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong TTDS Thực tiễn thực hiện các quy định này tại các Tòa
án, chỉ ra các bất cập, hạn chế, tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế đó Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam về người bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4 Cơ sở phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác — Lénin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, quan điểm của Dang va Nhà nước về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Ngoài
Trang 11- Phương pháp phân tích được sử dụng nhằm làm rõ những vấn đề về lý luận và thực tiễn về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS.
- Phương pháp nghiên cứu lịch sử được sử dụng nhằm nghiên cứu rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
đương sự đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật trước đây.
- Phương pháp so sánh được sử dụng đối chiếu, so sánh điểm giống và khác biệt giữa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với một số người tham gia tô tụng khác như người đại diện của đương sự, Từ đó làm nôi bật đặc điểm, ý nghĩa, vai trò của người bảo vệ.
- Phương pháp thống kê được sử dụng trong việc thống kê các số liệu trong thực tiễn thực hiện chế định người bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của đương sự làm cơ sở cho việc đưa ra những nhận xét, kết luận và kiến nghị các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự.
- Phương pháp tổng hợp được sử dụng trong việc tổng hợp các vấn đề đã nghiên cứu nhằm đưa ra những nhận định và những kết luận.
5 Mục đích và nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Mục đích của việc nghiên cứu đề tai là làm rõ một số van dé chung về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS như: khái niệm người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự nói chung, các điều kiện cụ thé dé được công nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với từng đối tượng cụ thể, ý nghĩa của việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; từ đó đánh giá các quy định của pháp luật hiện hành về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật, qua đó đề xuất một số kiến nghị
Trang 12Đề đạt được mục đích trên, Luận văn phải thực hiện những nhiệm vụ sau: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề khái quát về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong TTDS;
Phân tích làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS;
Tìm hiểu thực tiễn thực hiện các quy định trên, chỉ ra các bat cap, han chế, tồn tại va nguyên nhân của những hạn chế đó Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật TTDS Việt Nam về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
6 Những đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở nghiên cứu toàn diện, day du, hé thống các van dé ly luận và thực tiễn về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, luận văn
có những đóng góp mới sau đây:
Phân tích được khái niệm, đặc điểm về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự trong TTDS.
Phân tích và làm sáng tỏ những điểm hợp lý, tồn tại, bất cập của các quy định pháp luật hiện hành về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
trong TTDS và việc thực hiện tại các Tòa án.
Đề xuất những giải pháp hoàn thiện và thực hiện pháp luật TTDS Việt Nam về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
7 Kết cầu của luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tai liệu tham khảo, Luận văn với đề tài: “Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS và thực tiễn thực hiện tại TA” được kết câu bởi hai chương:
Chương 1: Một số van dé chung về Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong TTDS.
Trang 13Những bat cập và một số kiến nghị.
Trang 14HOP PHAP CUA DUONG SU TRONG TO TUNG DAN SU
1.1 Khái niệm, đặc điểm va vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự
1.1.1 Khái niệm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự trong TTDS là một khái niệm chuyên ngành nên trong từ điển tiếng Việt không có khái niệm này Từ điển giải thích thuât ngữ luật học, có đưa ra khái niệm người bảo vệ quyên lợi ích của đương sự trong TTDS là “øgười tham gia tô tụng hỗ trợ đương sự bảo vệ ”” Tương tự định nghĩa nêu trên, quyên, lợi ích hợp pháp cua họ trước Tòa ám.
khoản 1 Điều 75 BLTTDS năm 2015 cũng đưa ra khái niệm: “Người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tô tụng dé bảo vệ quyên và lợi
ích hợp pháp của đương sự ” Tuy nhiên, các khái niệm này mới chỉ phản án vai trò
của người bảo vệ quyền lợi của đương sự, chứ chưa nêu điều kiện, thủ tục để một người có thê trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
Dưới góc độ nghiên cứu, Giáo trình luật Tố tụng dân sự Việt Nam của Trường Đại học Luật Hà Nội, đưa ra khái niệm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS là “#øgười tham gia to tụng có đủ điều kiện do pháp luật quy định được đương sự yêu câu (nhờ) tham gia tô tụng dé bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của họ ”” Có thé thay, khái niệm nay đã hoàn thiện hơn có với khái niệm trong Từ điển giải thích thuật ngữ luật học nêu trên và nêu được vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp của đương sự phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy
Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Tờ điền giải thích thuật ngữ luật học (luật dân sự, luật hôn nhân và
gia đình, luật tô tung dan sự), Nxb Công an nhân dân, tr 210.
Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Gido frình luật To tụng dan sự, Nxb Công an nhân dân, tr 123.
Trang 15pháp cho đương sự trong TTDS trước Tòa án mà người đó phải Tòa án công nhận
tư cách tham gia tố tụng dưới một hình thức nhất định.
Đề làm rõ khái niệm người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS cần làm rõ các khái niệm tố tụng dân sự, đương sự, bảo vệ, quyền và
lợi ích hợp pháp.
Trước hết cần tìm hiểu về thuật ngữ 6 tung dan sự Khi tham gia vào các
quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, các cá nhân, pháp
nhân có quyền tự do xác lập, thực hiện, định đoạt các hành vi không vi phạm điều cam của pháp luật, không trái dao đức xã hội, không ảnh hưởng quyên và lợi ích
hợp pháp của người khác, lợi ích công cộng và lợi ích của Nhà nước Trong trường
hợp cho rằng quyên, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm thì có nhiều phương thức dé bảo vệ các cá nhân, cơ quan, tô chức Một trong các phương thức đó là việc các cá nhân, cơ quan, tô chức làm đơn khởi kiện hoặc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, yêu cầu dân sự Khi Tòa án tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của các chủ thể thì quá trình giải quyết VVDS phát sinh, quá trình đó được gọi là tố tụng dân sự Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định của Luật Tổ chức TAND năm 2014 và BLTTDS năm 2015, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, Luật tố tụng hành chính năm 2015, Luật Phá sản năm 2014 thì thủ tục giải quyết các tranh chấp, yêu cầu, vi phạm phát sinh trong đời sông xã hội do Tòa án giải quyết được thực hiện theo các thủ tục tố tung hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sự và thủ tục phá sản.
Trước khi BLTTDS năm 2004 ra đời, khi các tranh chấp, yêu cầu phát sinh từ các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động sẽ được Tòa án giải quyết theo các thủ tục tố tụng được quy định trong các Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế và Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động, từ đó tồn tại ba khái niệm: tố tụng dân sự, tô tụng kinh tế và tố tụng lao động Theo đó, tố tụng dân sự dùng dé chỉ thủ tục giải
Trang 16tế, t6 tụng lao động thành thủ tục TTDS Như vay, thủ tục TTDS là thủ tục giải quyết các VVDS phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa hẹp, hôn nhân và
gia đình, kinh doanh, thương mại và lao động.
Quá trình TTDS bắt đầu từ thời điểm TA tiếp nhận đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của các cá nhân, cơ quan tô chức nhưng kết thúc tại thời điểm nào là vấn đề còn có các quan điểm khác nhau Quan điểm thứ nhất cho rằng, TTDS là trình tự, thủ tục được pháp luật quy định để giải quyết VVDS tại Tòa án Quá trình tố tụng kết thúc khi bản án, quyết định dân sự của TA có hiệu lực pháp luật và không bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thâm hoặc tái thâm Hoạt động thi hành án dân sự không phải là hoạt động tố tụng dân sự vì công tác thi hành án dân sự do cơ quan thì hành án dân sự tô chức và chỉ nhằm thực hiện bản án, quyết định của Tòa án Quan điểm khác lại cho rằng, tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục được pháp luật quy định dé giai quyết VVDS tai TA va thi hành án dân sự Quan điểm thứ hai là quan điểm của Trường Dai học Luật Hà Nội, theo đó “/uat tô tụng dân sự , bao gom hé thong Cac quy phạm pháp luật diéu chỉnh các quan hệ phát sinh trong tô tụng dân sự để bảo
2 a7 A oA A x ° x r A 3
dam giải quyết vụ việc dan sự và thi hành an dân sự”.Tác giả luận van đông tìnhvới quan điêm này, bởi mục đích của TTDS là việc bảo vệ quyên và lợi ích hợppháp của cá nhân, cơ quan, tô chức và lợi ích của nhà nước khi quyên và lợi ích hợp
pháp đó được thực thi trên thực tế Theo đó, thi hành án là hoạt động tô tụng dân sự Như vậy, có thể hiểu tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để giải quyết các VVDS và thi hành án dân sự phát sinh từ quan hệ pháp luật dân
sự, hôn nhân va gia đình, kinh doanh thương mại va lao động Tuy nhiên, dù thihành án dân sự có được coi là một giai đoạn cua TTDS hay không thì trong phạm vi
luận văn, tác giả chỉ giới hạn nghiên cứu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tô tụng dân sự trong giai đoạn giải quyết VVDS.
3 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr 12.
Trang 17Về khái niệm đương sự, Điều 68 BLTTDS 2015 không đưa ra khái niệm đương sự mà chỉ liệt kê những chủ thể được gọi là đương sự, “Đương sự trong vu án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên don, bị don, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan Duong sự trong việc dân sự là cơ quan, tô chức, cd nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyên lợi, nghĩa vu liên quan.” Cháo trình luật Tố tụng dân sự của Trường Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm: “đương sự trong vụ việc dan sự là người tham gia to tung dé bao vé quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc bao vệ lợi ích công cộng, lợi ích cua Nha nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách đo có quyên và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc
994 z A Ẫ z A ^ ` _` DN ` ~ Ũ z z
Có thê thây, do có tranh châp, yêu câu vê quyên và nghĩa vụ của các cádân sự
nhân, cơ quan, tô chức khi tham gia các quan hệ pháp luật dân sự mới dẫn đến Tòa án thụ lý VVDS và mới xuất hiện tư cách tố tụng của các chủ thể tham gia tố tụng, trong đó có đương sự Như vậy, do liên quan đến quyên và nghĩa vụ dân sự trong VVDS mới là yếu tố căn ban dẫn đến một chủ thê trở thành đương sự trong TTDS Do có quyền và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự nên việc tham gia tô tụng của họ có thể theo đơn kiện, yêu cầu của chính họ hoặc người tham gia tố tụng khác
hoặc Tòa án Nhu vậy, theo tác giả đương sự trong vụ việc dan sự là người có
quyên và nghĩa vụ liên quan đến vụ việc dân sự tham gia to tụng theo yêu câu của chính mình hoặc người khác hoặc Tòa án dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của
mình hoặc bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụtrách.
Về khái niệm bảo vệ được hiểu là “ding li lẽ để bênh vực, giữ vững ý kiến , quan điểm ”
Về khái niệm quyền và lợi ích hợp pháp Quyền là “khái niệm dùng dé chỉ những diéu mà pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện đối với cá nhân tổ chức dé theo đó cá nhân được hưởng, được làm, được đòi hỏi mà không ai được ngăn
4 Trường Dai học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình luật Tố tụng dân sự, Nxb Công an nhân dân, tr 107.” Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2005),Từ điển Luật học, NXB từ điển bách khoa, tr 111.
Trang 18can, hạn chế”° Dau hiệu đặc trưng của quyền là phải có sự ghi nhận về mặt pháp ly
và được bảo đảm thực hiện bởi các quy định của pháp luật và phải được thừa nhận
về mặt xã hội, gan liền với một chủ thê Lợi ích là điều có ích, có lợi cho một cá nhân, hay tập thé’ Hop pháp là đúng với pháp luật Quyền và lợi ích hợp pháp ở đây được hiểu là những quyền và lợi ich đúng với pháp luật của các cá nhân, co quan, tô chức phát sinh từ các quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng Như vậy, quyên và lợi ích hợp pháp được dé cập đến trong khái niệm này là những điều do
các bên trong quan hệ pháp luật dân sự thỏa thuận hoặc pháp luật công nhận vàbảo đảm thực hiện theo quy định của pháp luật có lợi cho các đương sự.
Từ việc phân tích các khái niệm, thuật ngữ đã nêu cho thấy, khi tham gia vào các quan hệ xã hội nói chung và quan hệ pháp luật dân sự nói riêng, nếu cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác, lợi ích công cộng, lợi ích Nhà nước bị xâm phạm hoặc có tranh chấp thì cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền làm đơn khởi kiện hoặc làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp, yêu cầu dân sự Dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình tại Tòa án trong quá trình giải quyết các vụ việc theo thủ tục TTDS, các đương sự có thể tự mình thực hiện các quyền, nghĩa vụ tô tụng theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên trong thực tiễn, không phải trong mọi trường hợp đương sự đều có thé tự mình tham gia tố tụng dé thực hiện các quyền và nghĩa vu đó dé bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình, có thể có nhiều lý do khác nhau như, do hạn chế về trình độ hiểu biết pháp luật hoặc do không hoặc ít có kinh nghiệm tham gia tổ tụng, Nhu vậy, đương sự có thé lựa chọn giải pháp là nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Sự hỗ trợ pháp lý từ người có kiến thức và kinh nghiệm tham gia tố tụng sẽ giúp cho đương sự có thể bảo vệ tốt nhất quyên và lợi ích hợp pháp của mình, bảo đảm quyền bình đăng trước Tòa án, trước pháp luật, không phụ thuộc vào dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hoá, hoàn cảnh Trên tinh than đó, các bản Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm
„ Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2005),Từ điển Luật học, NXB từ điển bách khoa, tr 648.„ Viện ngôn ngữ học, Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, tr 2003.
® Viện khoa học pháp lý Bộ tư pháp (2005),Từ điển Luật hoc, NXB từ điển bách khoa, tr 848.
Trang 191980, Hiến pháp năm 1992 và đến nay là Hiến pháp năm 2013 đều ghi nhận: “Quyên bào chữa của bị can, bị cáo, quyên bảo vệ lợi ích hợp pháp của đương sự được bảo đảm”” Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013, Điều 9 BLTTDS năm 2015 ghi nhận nguyên tắc: “Bao dam quyên bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của ”!“ Theo đó khi tham gia tố tụng dân sự, đương sự có quyền tự bảo vệ
đương sự
hoặc nhờ luật sư hay người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình Thông qua sự hỗ trợ pháp lý của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đương sự có thé nhận thức được đầy đủ hơn các quyên và nghĩa vụ của họ theo quy định của pháp luật và từ đó có thé đưa ra được các yêu cầu, các chứng cứ, tài liệu chứng minh cho quyên, lợi ích hợp pháp của mình Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp trước Tòa án Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự trong TTDS.
Cùng là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có vai trò khác nhau Nếu người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự, thực hiện thay đương sự các quyền và nghĩa vụ TTDS Còn người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng cùng với đương sự, am hiểu về pháp luật, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng dé đưa ra ý kiến, quan điểm bênh vực cho quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi họ được đương sự yêu cầu Song, dé bao đảm cho việc giải quyết VVDS được chính xác, khách quan, tôn nghiêm, pháp luật TTDS đã dự liệu những trường hợp có thể được chấp nhận là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS và thông thường họ là luật sư, trợ giúp viên pháp lý, người có kiến thức pháp luật Bên cạnh đó, pháp luật TTDS cũng dự liệu những trường hợp không được chấp nhận tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong
” Khoản 7 Điều 103 Hiến pháp năm 2013 của nước CHXHCN Việt Nam.'° Điều 9 BLTTDS năm 2015.
Trang 20TTDS, đó là những trường hợp không có nang lực hành vi TTDS hoặc sự tham gia
tố tụng sẽ làm ảnh hưởng đến tính khách quan, vô tư của Tòa án trong việc giải quyết vụ việc dân sự Và khi có yêu cầu của đương sự nhờ một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình trong một VVDS, Tòa án tiếp nhận yêu cầu của đương sự cần có thủ tục để kiểm tra xem người đó có đủ điều kiện trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS hay không Tùy theo pháp luật của mỗi nước và tùy từng thời điểm mà thủ tục Tòa án chấp nhận tư cách người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự có thé được thực hiện dưới
các hình thức khác nhau.
Từ những phân tích trên, Luận văn xin được xây dựng một khái niệm đầy đủ về người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, phù hợp với
quy định hiện hành của BLTTDS 2015 và các khái niệm liên quan như sau: “Người
bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS là người tham gia vào quá trình giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án khi có đương sự yêu cầu, đáp ứng đủ các diéu kiện do pháp luật quy định và được Tòa án làm thủ tục đăng ký nhằm đưa ra ly lẽ, lập luận, quan điểm bảo vệ cho quyên và lợi ích phù hop theo pháp luật
của các đương sự ”.
1.1.2 Đặc điểm của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
Xuất phát từ vai trò là người hỗ trợ cho đương sự những nhận thức về pháp luật trong quá trình tố tụng nên người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải là những người có hiểu biết pháp luật, có khả năng và nhiều kinh nghiệm tham gia tố tụng Thuộc nhóm những người tham gia tố tụng do vậy người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có đầy đủ những đặc điểm của người tham gia tố tụng Tuy nhiên, mục đích tham gia quá trình tố tung của họ chỉ là dé hỗ trợ về mặt pháp lý cho đương sự nên so với những người tham gia tố tụng khác, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có những đặc điểm khác biệt
sau đây:
Trang 21Thứ nhất, người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự là người hiểu biết về pháp luật, có khả năng tham gia to tụng
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào quá trình tố tụng với một vai trò hỗ trợ cho đương sự những vấn đề pháp lý cần thiết trong quá trình tham gia tố tụng Việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cần có sự hiểu biết về pháp luật là đặc điểm không thê thiếu đối với những người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Bản thân đương sự cần đến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình cũng xuất phát từ mục đích nhằm hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến kết quả bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ trong trường hợp họ không thể tự mình thực hiện được đầy đủ các quyền, nghĩa vụ TTDS Vì thế, đương sự cũng sẽ chi tìm đến những người có kinh nghiệm về tổ tụng và hiểu biết về pháp luật để hỗ
trợ cho họ.
Trước đây, theo quy định tại Điều 63 BLTTDS 2004 thì chỉ có 2 đối tượng có thê trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là Luật sư, công dân Việt Nam Tuy vậy, qua thực tiễn xét xử của Tòa án cho thấy thông thường luật sư vẫn là sự lựa chọn đầu tiên của đương sự vì họ là người vừa có sự hiểu biết pháp luật, vừa có kinh nghiệm tham gia tô tụng BLTTDS sửa đổi 2011 đã bồ sung thêm một đối tượng mới đó là trợ giúp viên pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý Đối tượng này cũng có sự hiểu biết về pháp luật, có kinh nghiệm va kha năng tham gia TTDS BLTTDS 2015 đã b6 sung thêm thành phan người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp đối với đương sự là người lao động, đó là đại diện tô chức tập thể người lao động nhằm phù hợp với quy định của Luật Công đoàn 2012 Đối tượng này có sự hiểu biết nhất định pháp luật về lao động nên có thê bảo vệ được quyên và lợi ích cho đương sự là người lao động và tập thể người lao động trong các vụ án tranh chấp liên quan đến quan hệ lao động.
Thứ hai, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự là người
do dương sự lựa chọn
Trang 22Theo quy định tại khoản 2 Điều 75 của BLTTDS 2015 chỉ rõ “Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu câu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự” Như vay, sự có mặt của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phụ thuộc vào đương sự Điều này thé hiện ở việc người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ tham gia vào quá trình tố tụng từ khi có yêu cầu của đương sự và được TA làm thủ tục đăng ký nhằm hỗ trợ, giúp đỡ đương sự về nhận thức pháp luật bằng việc thực hiện quyền và lợi ich hợp pháp của mình trong quá trình tham gia tố tụng Do đó, không giống như người bào chữa trong TTHS, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể xuất hiện ở bat cứ giai đoạn tô tụng nào.
Thứ ba, người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia to tụng phải được TA chấp nhận thông qua thủ tục đăng ky.
Không giống như những người tham gia tố tụng khác, dé trở thành người bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có sự “chấp nhận” của Tòa án, được thực hiện bang thủ tục đăng ký Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự bat đầu tham gia tố tụng ké từ khi TA vào số đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (khoản 5 Điều 75 của BLTTDS 2015).
Thứ tư, người bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện nhiệm vụ giúp đương sự về mặt pháp lý.
Đặc điểm này là sự khác biệt cơ bản giữa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với người tham gia tố tụng khác, bao gồm cả người đại diện của
đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch Mặc dù, sự có
mặt của người tham gia tố tụng khác, ví dụ như người đại diện của đương sự cũng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích cho đương sự.
Cùng nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhưng
người đại diện của đương sự và người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương
Trang 23sự có vai trò khác nhau Nếu người đại diện của đương sự là người thay mặt đương sự, thực hiện thay đương sự các quyền và nghĩa vụ TTDS Trong khi đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng song song với đương sự, am hiểu về pháp luật, sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng dé đưa ra ý kiến, quan điểm bênh vực cho quyền va lợi ích hop pháp của đương sự khi ho được đương sự yêu cầu Họ không bị hạn chế trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ tô tung của đương sự Ho sẽ cùng đương sự tham gia tố tụng, giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý Khi tham gia tố tụng người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự có vị trí pháp lý độc lập, không phụ thuộc vào phạm vi yêu cầu của đương sự Điều này thê hiện ở việc ngoài những quyền và nghĩa vụ mà đương sự có, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có nhiều quyền và nghĩa vụ
khác trong quá trình tham gia bảo vệ cho đương sự trước TA, tại các giai đoạn của
quá trình tô tụng, nôi bật nhất là các hoạt động t6 tung sau day:
- Người bao vệ quyền va loi ich hợp pháp của đương sự là người trình bay đầu tiên trong việc xác định chứng cứ chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của người mà minh bảo vệ tại phiên tòa (Điều 248 BLTTDS 2015), là người phát biểu tranh luận, đối đáp đầu tiên sau khi kết thúc việc hỏi, chuyên sang phan tranh luận tại phiên tòa (Điều 200 BLTTDS 2015).
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
- Trong quá trình giải quyết VVDS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập và cung cấp các tài liệu chứng cứ cho TA, được áp dụng các biện pháp mà pháp luật có quy định dé tiễn hành thu thập chứng cứ.
- Khi nghiên cứu hồ sơ VVDS, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được ghi chép và sao chụp các tài liệu có trong hồ sơ dé thực hiện việc
bảo vệ cho đương sự
Thứ năm, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được trao nhiều nhiệm vụ và quyền hạn khi tham gia t6 tụng.
Trang 24Việc tham gia tố tung của người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự không giống như những người tham gia tố tụng khác, ví dụ như người đại diện theo ủy quyền của đương sự chỉ được thực hiện các công việc trong phạm vi đương sự ủy quyền Một số người tham gia bổ trợ cho quá trình tố tụng như người làm chứng, người giám định, người phiên dịch chỉ tham gia tố tụng khi cần thiết, được TA triệu tập và thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến vụ án Vì vậy những sự tham gia này thê hiện sự không thường xuyên, lúc có, lúc không.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có rất nhiều quyền hạn khi tham gia tô tụng để có thê thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, giúp đỡ đương sự về mặt pháp lý.
Theo quy định thì người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự được thực hiện các quyền và nghĩa vụ đã được quy định tại Điều 76 BLTTDS 2015 Khác với người đại diện của đương sự chỉ thay mặt nhân danh đương sự tham gia tố tụng, người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự có quyền hạn rat lớn khi tham gia tố tung Cụ thé như quyền nghiên cứu và sao chụp tài liệu có trong hồ sơ vụ án, quyền xác minh thu thập chứng cứ, thay mặt đương sự yêu cau thay đổi người tiến hành tố tụng Do đó, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thường là chủ thể chính tham gia vào các giai đoạn của các phiên tòa Đặc biệt là
trong việc tranh luận và ngay cả trong việc trả lời thay đương sự khi HĐXX hỏi
đương sự Tại các phiên hòa giải, nếu có sự tham gia của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì họ sẽ lựa chọn những biện pháp tôi ưu nhất cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Việc tham gia t6 tung của người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự giúp đương sự tránh được phải tham gia tố tụng kéo dai làm mất thời gian và tiền bạc của đương sự Đặc biệt trong việc thu thập đánh giá chứng cứ, một người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có trình độ pháp luật sẽ có những cách tiếp cận, thu thập và đánh giá chứng cứ đúng nhất, đầy đủ nhất, làm cơ sở cho việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự một cách tốt nhất.
Trang 251.1.3 Vai trò của Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Nói tới vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS là nói tới những tác động, ảnh hưởng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đối với các cá nhân, tổ chức trong quá trình tham gia tổ tụng, gop phần vào quá trình xây dựng và phát triển dan chủ, tạo lập công bang xã hội Khăng định vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS là khang định nguyên tắc “7hượng tôn pháp luật”, coi pháp luật là thước đo giá trị công bằng, chuân mực ứng xử của chủ thé trong xã hội.
Việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia tố tụng xuất phát từ nhu cầu cần được bảo vệ của các đương sự tại phiên tòa Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia vào quá trình tố tụng với vai trò là người hỗ trợ cho đương sự những nhận thức về pháp luật trong quá trình tố tụng là rất cần thiết Điều này có tác dụng lớn không những đối với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án mà cả đối với việc giải quyết VVDS
của Tòa án.
Vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thể hiện ở những điểm như sau:
Thứ nhất, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự giúp đương sự nhận thức đúng quyên, lợi ích hợp pháp của minh và bảo vệ các quyển và lợi ích đó trước TA khi có sự vi phạm, giúp các đương sự có được sự cân bằng trong “cuộc đấu tranh pháp lý”:
Thông qua việc thực hiện các quyền được pháp luật tố tụng quy định cho người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự như quyền xác minh, thu thập chứng cứ; nghiên cứu hồ sơ vụ án; giúp đương sự trình bày về yêu cầu của họ và cung cấp các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu đó tại phiên tòa; tham gia hỏi tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự một cách hiệu quả nhất Vì vậy, sự tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự góp phan đảm bảo một cách tốt nhất việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước
Trang 26TA Điều này được thể hiện rõ nét tại các phiên tòa xét xử, thông qua việc hỏi và tranh luận tại phiên tòa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được hỏi đương sự và những người tham gia tố tụng khác về những van đề của vụ án Khi tranh luận, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phân tích, lập luận đưa ra những lý lẽ để bảo vệ cho đương sự.
Nhiều đương sự là người bị hạn chế bởi trình độ văn hóa, nhất là hiểu biết pháp luật nên mặc dù pháp luật quy định cho họ các quyền được tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nhưng trên thực tế bản thân đương sự khó mà tự bảo vệ quyền lợi của mình một cách đầy đủ và toàn diện Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là những người am hiểu pháp luật, có kinh nghiệm trong hoạt động pháp luật, họ sẽ là người giúp cho người dân về mặt pháp lý một cách hiệu quả nhất khi có vụ việc xảy ra liên quan đến pháp luật, đặc biệt là những vụ việc phải nhờ đến sự giải quyết của Tòa án Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ hướng dẫn đương sự về những vấn đề liên quan đến pháp luật, giúp họ thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho họ cũng như nhắc nhở đương sự xử sự theo đúng quy định của pháp luật Việc tư vấn pháp luật cho đương sự của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự góp phần không nhỏ cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra trong đời sống xã hội, ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật, giảm bớt phiền hà cho cơ quan nhà nước khi người dân thiếu hiểu biết, đi khiếu kiện, khiếu nại không có căn cứ.
Thứ hai, hoạt động của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự có vai trò quan trọng doi với việc giải quyết VVDS của TA
Việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn có tác dụng nhất định trong việc làm rõ sự thật khách quan của VVDS Bên cạnh đó, hoạt động của họ còn góp phan thúc đây sự dân chủ trong hoạt động tố tụng, hoàn thiện và bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Một lợi thế của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là sự am hiểu pháp luật và kinh nghiệm tham gia tổ tụng của ho Vi vậy, họ có thé giúp các đương sự đề xuất các yêu cầu, thu thập chứng cứ, tài liệu liên quan đến VVDS
Trang 27cung cấp cho TA Những chứng cứ, tài liệu họ đưa ra thường chính xác nên được TA chấp nhận, giúp cho quá trình giải quyết vụ việc được đúng đắn và nhanh chóng Không những thé, hoạt động tham gia tố tung của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn góp phần kiểm soát các hoạt động tô tụng giải quyết VVDS của TA, dam bảo việc giải quyết các vụ án dân sự của TA đúng hơn, những người tiến hành tố tụng phải tiến hành t6 tụng giải quyết các VVDS một cách
khách quan và tôn trọng pháp luật.
Ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn dùng kiến thức kinh nghiệm thực tế của mình để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Trong quá trình tham gia tố tụng tai Tòa án, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ chú ý tới những hạn chế trong việc thực thi pháp luật, những tiêu cực trong cơ quan hành pháp, cơ quan tố tụng, từ đó có ý kiến, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao trình độ, trách nhiệm của những người thực thi pháp luật.
Trong thời gian qua, hoạt động tham gia tố tung của người bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp cho đương sự đã góp phần bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tranh
tụng tại phiên toà và cũng đóng vai trò lớn trong việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
của cải cách tư pháp Thực tiễn cho thấy, việc tham gia tố tụng của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS không những bảo đảm tốt hơn quyền bảo vệ quyền và lợi ích cho các đương sự, mà còn giúp các cơ quan tiến hành tố tụng phát hiện, sửa chữa những thiếu sót, làm rõ sự thật khách quan, bảo vệ pháp chế XHCN Thông qua hoạt động bảo vệ, tranh tụng tại Tòa án, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đã góp phần làm giảm thiểu các vụ án có sai lầm, vi phạm thủ tục tố tụng và những quy định của pháp luật khác.
Việc xác định đúng đắn vai trò của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
của đương sự trong pháp luật TTDS là một việc làm có ý nghĩa quan trọng Các
hoạt động của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong pháp luật TTDS có tác động không chỉ đến đương sự mà đến cả hoạt động của cơ quan tiến hành tổ tụng Đối với cơ quan tiến hành tố tụng thì việc đánh giá đúng vai trò của
Trang 28người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự sẽ tạo ra sự phối hợp cần thiết giữa Tòa án và những người tham gia tô tụng khác trong việc đi tìm ra sự thật khách
Có bốn chủ thé được pháp luật quy định làm người bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của đương sự trong TTDS, đó là: Luật sư, trợ giúp viên pháp lý và người
làm công tác trợ giúp pháp lý, đại diện của tổ chức đại diện tập thé lao động và Công dân Việt Nam |’.
1.2.1.1, Luật sư.
Theo quy định tại khoản 13 Điều 70 BLTTDS 2015 thì đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ người khác bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình Trước tiên, đương sự có thể nhờ luật sư tham gia tố tụng dé bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp
của mình.
Luật sư là khái niệm pháp lý dùng để chỉ một chức danh tư pháp độc lập; theo đó những người có đủ điều kiện hành nghề Luật sư theo quy định của pháp luật Việt Nam được Bộ Tư Pháp Việt Nam công nhận quyền tham gia tô tụng; tu vấn pháp luật và thực hiện các dịch vụ pháp lý khác nhằm bảo vệ quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức va bảo vệ pháp chế XHCN " Khái niệm này phản ánh khá đầy đủ những điều kiện, tiêu chuẩn về Luật sư theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đồi bé sung 2012 thì “Ludt sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định cua Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu câu của cá nhân, cơ quan, tổ chic” Ở nước ta, dé trở thành luật
” Khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015.
12 Ls Nguyễn Văn Chiến — Phó tổng thư ký liên đoàn Luật sư Việt Nam, phó chủ nhiệm
DLSTP.Ha Nội (2012), Tham luận Luật sư sau 05 năm thực hiện: Khó khăn, vướng mắc của trongquá trình hành nghề.
Trang 29sư cần đáp ứng được những điều kiện, tiêu chuẩn nhất định; đó là: Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc; tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; có phẩm chất đạo đức tốt; có bằng cử nhân luật; đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề Luật sư; có sức khoẻ bảo đảm hành nghề Luật sư và gia nhập một Đoàn
luật sư.
Theo đó, trong các VVDS thì công việc chính của luật sư là tư van pháp luật và tham gia tô tụng khi được đương sự nhờ Việc đương sự nhờ luật sư tham gia tô tụng bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình là tốt nhất vì người trở thành luật sư phải đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về đào tạo, kỹ năng hành nghề cũng như những phẩm chất nghề nghiệp Từ những kiến thức cơ bản về pháp luật được đào tạo ở các trường đạo tạo luật, các luật sư luôn phải tự bố sung hoàn thiện kiến
thức pháp luật của mình, theo sát các văn bản pháp luật mới, quan tâm tới các hoạt
động pháp luật trong thực tế và hành nghề luật Đồng thời để có thể khắng định được mình Luật sư còn cần phải có năng lực chuyên môn giỏi cộng với quan hệ xã hội rộng Đây là một lợi thế mà không phải ai cũng có được khi hoạt động trong
lĩnh vực luật.
1.2.1.2 Trợ giúp viên phap lý và người làm công tác trợ giúp pháp ly
Theo quy định tại Điều 21 của Luật trợ giúp pháp lý năm 2006 thì Trợ giúp viên pháp lý có quyền tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự Điểm b, khoản 2 Điều 75 BLTTDS 2015 hiện nay vẫn ghi
nhận “7g giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định
của pháp luật về trợ giúp pháp lý” là một trong các đối tượng được công nhận là người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Giống như Luật sư, để trở thành Trợ giúp viên pháp lý, người đó phải đáp ứng được những tiêu chuẩn được quy đỉnh tại khoản 2 Điều 21 Luật trợ giúp pháp lý, cụ thể là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phâm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, có chứng chỉ bồi dưỡng
nghiệp vụ trợ giúp pháp lý, có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên vàcó sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao Trợ giúp viên pháp lý là viên
Trang 30chức nha nước, lam việc tại trung tam trợ giúp pháp ly nhà nước, được chu tịch uy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp thẻ Trợ giúp viên pháp lý theo đề nghị của Giám đốc sở tư pháp.
Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức như: tư van pháp luật; là người đại điện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong VVDS, vụ án hành chính; đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý dé thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật và thực hiện các
hình thức trợ giúp pháp lý khác.1.2.1.3 Công dân Việt Nam
Theo quy định của pháp luật thì Công đân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là người có Quốc tịch Việt Nam ? Một người khi đã là công dân Việt Nam mà muốn trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì phải có đủ điều kiện : “có năng lực hành vi dân sự day đủ, không có án tích hoặc đã
được xóa an tích, không thuộc trường hợp dang bị áp dụng biện pháp xu ly hành
chính; không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an” (điểm d khoản 1 Điều 75
BLTTDS 2015).
Công dân Việt Nam có thé tham gia tổ tụng với tư cách là người bao vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo đó thì bất kỳ người nào có đủ năng lực hành vi dân sự, miễn là không phải cán bộ công chức nghành Tòa án, kiểm sát, công an; không có án tích hoặc đã được xóa án tích, thì đều có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự.
Trong bối cảnh đội ngũ luật sư và trợ giúp viên pháp lý ở nước ta chưa phát triển mạnh và đồng bộ Đồng thời, xuất phát từ nhu cầu được bảo vệ của người dân khi tham gia tô tụng thì đây là quy định “ở” của BLTTDS nhằm tạo điều kiện cho những người công dân Việt Nam có hiểu biết pháp luật, mặc dù không có chức danh tư pháp như luật sư, trợ giúp viên pháp lý cũng có thê tham gia tố tụng với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự nhằm đảm bảo quyền lợi cho
'3 Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch 2008 sửa đôi bổ sung 2014.
Trang 31các đương sự.
1.2.1.4 Đại diện của tổ chức đại diện tập thể lao động
Nham mở rộng đối tượng tham gia làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, tạo điều kiện cho tô chức Công đoàn, tô chức đại diện cho người lao động tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động, BLTTDS 2015 đã có bé sung về đối tượng có thé trở thành người bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp của đương sự là đại diện của tô chức đại diện tập thé lao động trong vụ việc lao động theo quy định của pháp luật về lao động, công doan.
Điều 11 Luật Công đoàn 2012 đã quy định: “đại điện cho tập thể người lao động tham gia tô tụng trong các vụ án lao động, hành chỉnh, phá sản theo quy định pháp luật dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động, đại diện cho người lao động tham gia to tụng nếu được người lao động ủy quyên dé bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp, chính đáng của người lao động trong
các vụ an lao động, hành chính, pha san theo quy định pháp luát`.
Việc bố sung đại diện của tô chức đại điện tập thể lao động có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo quy định của điểm c, khoản 2, Điều 75 BLTTDS 2015 đã cụ thể hóa hơn các quy định của pháp luật có liên quan như: Bộ luật lao động 2012, luật Công đoàn 2012 Đồng thời, góp phần khẳng định Công đoàn là tổ chức duy nhất đảm nhận chức năng đại diện, bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thé lao động Quy định này nhăm bảo vệ
tôi đa các quyên và lợi ích chính đáng của người lao động.
1.2.2 Quy định về điều kiện trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của đương sự
Để một người có thé trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia TTDS cần đáp ứng được những điều kiện nhất định theo quy định của pháp luật, bao gồm những điều kiện dưới đây.
Thứ nhất, là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, không có tiền án tiền sự, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính.
Trang 32Đây là điều kiện tiên quyết dé làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Theo quy định tại Điều 75 BLTTDS 2015 cùng một số văn bản pháp
luật khác như luật luật sư, luật trợ giúp pháp lý thì chỉ có công dân của nước
Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mới có thể trở thành luật sư, trợ giúp viên pháp lý Người nước ngoài không thé có những chức danh tư pháp nêu trên và không thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự theo pháp luật TTDS Việt Nam Ngoài ra, dé trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì không được có tiền án tiền sự và đang trong thời gian bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính.
Thứ hai, không thuộc trường hợp không được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, cụ thể như sau:
- Người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia bảo vệ cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án mà quyên và lợi ích hợp pháp của những người này đối lập nhau sẽ không được TA chấp nhận.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 75 BLTTDS 2015 thi “Người bảo vệ quyén và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của nhiễu đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyên và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau Nhiều người bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp của đương sự có thé cùng bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án” Việc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia bảo vệ quyền lợi cho nhiều đương sự trong cùng một vụ án mà quyền và lợi ích của các đương sự này đối lập nhau thì việc bảo vệ không được thực hiện nhằm đảm bảo tính công bằng trong việc bảo vệ quyền lợi cho các đương sự, không trái với các nguyên tac và đạo đức nghé nghiệp của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương
Nội dung này của BLTTDS 2015 phù hợp với quy định của các văn bản phápluật khác có liên quan như luật luật sư, luật trợ giúp pháp lý Một trong những
hành vi bị nghiêm cam đối với luật sư khi hành nghề là Cung cấp dich vụ pháp lý cho khách hàng có quyên lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự,
Trang 33vụ an hành chính, việc dán sự, các việc khác theo quy định của pháp luật “ Một trong những quy tac dao đức trong ứng xử nghề nghiệp của luật sư Việt Nam là không nhận vụ việc của khách hàng mới có sự đối lập về quyên lợi với khách hàng mà luật sw đảm nhận theo Hop đồng dịch vụ pháp lý đang còn hiệu lực thực hiện trong cùng một vụ an hoặc vụ việc khác theo quy định cua pháp luật Be Luat tro giúp pháp ly cũng quy định người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối hoặc không được tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là một bên có quyên lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp hoà giải, giải đáp pháp luật '°
- Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiêm sát và công chức,
sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an cũng không được phép tham gia bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Những người này hoạt động trong các cơ quan nhà nước thay mặt Nhà nước thực thi và chấp hành pháp luật nên việc dé họ tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho đương sự sẽ không khách quan và công bang trong việc giải quyết VVDS Bởi lẽ, họ là những chủ thê tiễn hành tổ tụng, nếu tham gia tố tung bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự trong các VVDS sẽ dẫn đến tình trạng “vừa đá bóng, vừa thôi còi”, đồng thời cũng có thể tạo ra một bộ phận cán bộ công chức của các cơ quan tư pháp không chuyên tâm vào giải quyết công việc Quy định này cũng phù hợp với quy định của luật luật sư Cụ thé, Điều 17 Luật luật sư 2006 sửa đổi bổ sung 2012 quy định không cấp chứng chỉ hành nghề luật sư cho những người đang là cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn
vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vịthuộc Công an nhân dân.
Do đó, BLTTDS 2015 quy định “cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòaan, Viện kiêm sát và công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an” không
'* Điểm a khoản 1 Điều 9 Luật luật sư 2006 sửa đồi bổ sung 2012
2 Điều 11.2.1 Quy tắc dao đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam (Ban hành kèm theo Quyết
định số 68/OD-HPLSTO ngày 20 tháng 7 năm 2011 của Hội đồng luật sư toàn quốc)
© Điểm a khoản 2 Điều 45 Luật trợ giúp pháp lý 2006.
Trang 34được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự mà chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là người đại điện cho cơ quan, tô chức mà họ đang công tác.
Thứ ba, điều kiện tiếp theo để một người có thể trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người đó phải “có yêu cau của đương sự” tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho họ Như đã phân tích, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có được tham gia tố tụng hay không, tham gia vào giai đoạn nào của tố tụng là tùy thuộc vào y muốn của đương sự Theo quy định của BLTTDS 2004 được sửa đôi bố sung 2011 về thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì dé có thê xác lập tư cách của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trước hết, người được đương sự nhờ làm người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp cho mình phải xuất trình được “văn bản có nội dung thé hiện » chi của đương sự nhờ bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp cho đương sự” `” Tức là ý chí của đương sự về việc đồng ý để một người khác trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình phải được thể hiện ra dưới dạng văn bản, và văn bản đó chính là cơ sở pháp lý đầu tiên dé xác lập nên tu cách pháp lý cho người được đương sự nhờ có thé trở thành người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Thứ tư, điều kiện mang tính quyết định đó là Tòa án có làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho người mà đương sự yêu cầu hay không? Dé được làm thủ tục đăng ký thì người được đương sự yêu cầu sẽ phải chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khác, bên cạnh giấy tờ chứng minh yêu cầu của đương sự Theo quy định tại Khoản 4 Điều 75 của BLTTDS 2015 về thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì khi đăng ký với TA, người bảo vệ quyên va lợi ích hợp pháp của đương sự phải xuất trình cho TA các giấy tờ, tài liệu như đối với luật sư thì phải xuất trình thẻ luật sư và giấy yêu cầu luật sư của khách hàng: đối với trợ giúp viên pháp lý, người tham gia trợ giúp pháp ly thì phải xuất trình văn ban cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực
điểm c, khoản 1, Điều 18 Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thâm
phan Toa án nhân dân tôi cao hướng dân thi hành một sô quy định trong phân thứ nhat “những quyđịnh chung” của BLTTDS 2004 sửa đôi bô sung 2011
Trang 35hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư; đối với đại diện của tô chức tập thê lao động xuất trình văn bản của tổ chức đó cử mình tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động , tập thé người lao động; đối với công dân Việt Nam tham gia tố tụng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự thì phải xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân Sau khi kiểm tra giấy tờ và thay người dé nghị co đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 của Điều 75 BLTTDS 2015 thì trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được dé nghị, TA phải vào số đăng ký người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cau người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị biết.
Điều 75 BLTTDS 2015 đã có điểm mới khi quy định cụ thé về các giấy tờ cần xuất trình khi đề nghị TA làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự Điều 63 BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 không đề cập về các giấy tờ cần xuất trình khi đề nghị làm thủ tục cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự Nội dung này được quy định tại Nghị quyết 03/2012/HĐTP ngày 03/12/2012 của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong phan thứ nhất “nhiing quy định chung” của BLTTDS 2004 sửa đổi bổ sung 2011 Theo đó, dé được TA cấp giấy chứng nhận người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì phải xuất trình cho Tòa án những giấy tờ sau:
“Đối với luật su thì phải xuất trình cho Tòa án giấy giới thiệu của Van phòng luật sự nơi họ là thành viên hoặc có Hợp đồng làm việc cứ họ tham gia to
tung tai Toa an va thẻ luật sư ”.
Đối với trợ giúp viên pháp lý người tham gia trợ giúp pháp lý thì phải xuất trình cho Toa an giấy giới thiệu của T 6 chức thực hiện trợ giúp pháp lý cử họ tham gia to tụng và thẻ Trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp ly Ngoài ra, chỉ những đối tượng được quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017
Trang 36(có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) mới có quyền được yêu cầu Trợ giúp viên pháp lý tham gia hỗ trợ họ trong quá trình tố tung, cụ thé là: Người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, trẻ em, người dân tộc thiểu số thường trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và một số người thuộc trường hợp có khó khăn về tài chính như: Người nhiễm chất độc da cam, người cao tuổi, người khuyết
tật, người nhiễm HIV,
Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là Công dân Việt Nam thì yêu cầu có vẻ khắt khe hơn khi họ muốn tham gia vào quá trình tố tụng dé bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự Theo hướng dan tại điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HĐTP của Hội đồng thấm phán Tòa án nhân dân tối cao thì với trường hợp người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là Công dân Việt Nam thì phải xuất trình cho Tòa án những giấy tờ sau:
“Đối với người khác thì phải xuất trình cho Tòa án văn bản có nội dung thể hiện ý chí của đương sự nhờ bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp cho đương sự; văn bản của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị tran nơi họ cư trú hoặc của cơ quan, tổ chức nơi họ làm việc xác nhận họ không có tiền án, không đang bị khởi tô về hình
su, không thuộc trường hợp dang bị ap dụng biện pháp xu ly hành chính, không
phải là cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Công an; một trong các loại giấy tờ tuỳ thân (như chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, số hộ khẩu, ) ”.
Nội dung nêu trên theo điểm c khoản 1 Điều 18 Nghị quyết số 03/2012/NQ-HDTP của Hội đồng thâm phán Tòa án nhân dân tối cao là không phù hợp với các văn bản pháp luật có liên quan bởi việc xác nhận một người “không có tién án, không dang bị khởi tô về hình sự, không thuộc trường hop dang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính” không thuộc chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp xã, đó là nội dung được thể hiện trong lý lịch tư pháp của công dân, được cấp bởi Sở Tư Pháp nơi thường trú, không thé được xác nhận bởi Ủy ban nhân dân cấp xã Điểm d khoản 4 Điều 75 BLTTDS 2015 đã bỏ nội dung này
Trang 37So với thủ tục cấp giấy chứng nhận như trước kia, quy định về thủ tục đăng ký người bảo vệ quyên và lợi ich hợp pháp của đương sự có nhiều điểm tiến bộ hơn, phù hợp với thực tiễn tố tung; nâng cao hơn được địa vị pháp lý, vai trò của các đối tượng người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, chuyên từ cơ chế hành chính xin — cho giữa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với các cơ quan, người tiễn hành tố tụng sang cơ chế phối hợp, trách nhiệm, góp phần đơn giản hóa thủ tục tố tụng, tạo điều kiện cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền của mình Tuy nhiên, do quy định về thủ tục đăng ký tham gia tố tụng này còn mới, chưa quy có văn bản hướng dẫn cụ thê nên việc áp dụng trong thực tiễn có thể sẽ gặp một số khó khăn.
1.2.3 Quy định về quyền và nghĩa vu của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự
Những quy định về quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự chính là sự thể chế hóa những nguyên tắc cơ bản của pháp luật TTDS Việt Nam Do là nguyên tắc quyền yêu cầu TA bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và nguyên tắc bảo đảm quyền bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự được quy định tại Điều 4 và Điều 9 của BLTTDS 2015 Theo đó, TA có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự được thực hiện quyền bảo vệ của họ Những quy định này cũng phản ánh mối quan hệ giữa người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự với Tòa án và với đương sự Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được trao nhiều quyền hạn khi tham gia tố tụng trước TA, thé hiện vị trí độc lập với đương sự khi tham gia tô tụng.
Như đã phân tích thì một trong những đặc điểm nổi bật của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi tham gia tố tụng đó là họ được trao những quyền hạn rất lớn mà những người tham gia tố tụng khác không có nhăm thực hiện nghĩa vụ cao cả là giúp đỡ về mặt pháp lý cho đương sự Bên cạnh quyền thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cũng có những nghĩa vụ nhất định Khi tham gia tố tụng, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương
sự cân năm rõ những quyên và nghĩa vụ này đê đảm bảo quyên lợi cho đương sự
Trang 38một cách tốt nhất.
1.2.3.1 Quyên của người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tô tụng dân sự
- Quyên tham gia to tụng
Một trong những quyên quan trọng của người bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của đương sự đó là quyên tham gia tô tụng Khoản 1 Điều 76 BLTTDS 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền tham gia tô tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình TTDS.
Tham gia tố tụng được hiểu là tham gia vào quá trình giải quyết vụ án Theo quy định tại khoản 1 Điều 76 nêu trên thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được quyền tham gia vào quá trình giải quyết vụ án, ở tất cả các giai đoạn của quá trình t6 tung từ khởi kiện, hòa giải, tham gia phiên tòa sơ thâm, phúc thâm, cho đến việc xét lại bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực pháp luật Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thé tham gia tố tụng ở bat cứ giai đoạn nào của quá trình t6 tụng Bởi lẽ khi được tham gia vào giai đoạn tố tụng thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ dùng những gì đã nghiên cứu, tìm hiểu về vụ án dé đưa ra tranh luận tại phiên tòa, dùng những lý lẽ và hiểu biết của mình dé làm sáng tỏ nội dung vụ án nhằm bảo vệ quyên và lợi ích hợp
pháp cho đương sự.
Việc quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được tham gia t6 tung từ khi khởi kiện hoặc bat cứ giai đoạn nao trong quá trình tố tụng là một quy định tiến bộ, phù hợp tinh thần chung của pháp luật, đảm bảo lợi ích chính đáng cho các đương sự và tạo điều kiện thuận lợi cho người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tham gia quá trình giải quyết vụ việc.
- Quyền xác mỉnh, thu thập, cung cấp các tài liệu chứng cứ
Trong TTDS, đương sự là người có quyền và lợi ích được bảo vệ, tham gia vào sự việc và đưa ra yêu cầu nên pháp luật quy định có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh làm rõ các tình tiết, sự kiện mà dựa vào đó họ đưa ra yêu cầu hay
phản đôi yêu câu của người khác Do vậy, việc xác minh thu thập chứng cứ là công
Trang 39việc quan trong quyết định sự thắng thua của đương sự tại phiên toa Với ý nghĩa quan trọng như vậy, đòi hỏi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ một cách đầy đủ sao cho có thể dựng lại một bức tranh toàn cảnh về vụ việc mà đương sự đang muốn giải quyết Tuy nhiên, trong quá trình thu thập chứng cứ, chủ yếu các chứng cứ có lợi cho đương sự sẽ
được đưa ra sử dụng Khi xác minh thu thập chứng cứ phải bảo đảm chứng cứ có
tính khách quan, tính liên quan và việc thu thập phải hợp pháp, điều này sẽ tạo ra
được sự thuận lợi trong quá trình bảo vệ đương sự Cũng như các vụ án hình sự,
hành chính, trong dân sự, chứng cứ là căn cứ quan trọng nhất xác định sự thật của vụ án Đương sự có bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của mình hay không phụ thuộc rất lớn vào việc cung cấp chứng cứ, chứng minh và làm rõ cơ sở pháp lý của quyền, lợi ich hợp pháp của đương sự Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy không phải đương sự nào cũng làm được mà việc này phải do người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện Với vai trò bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ giúp đương sự thu thập chứng cứ, chứng minh làm rõ các tình tiết của vụ việc Dé phát huy được vai trò của người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong TTDS, khoản 2 Điều 76 BLTTDS 2015 quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền được “Thu thập và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa an; nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu can thiết có trong hô sơ vụ án đề thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Diéu 109 của Bộ luật này.”
Trên cơ sở quy định này, trước khi tham gia tố tụng tại phiên tòa người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự có thé tiến hành thu thập chứng cứ giúp đương sự và cung cấp các tài liệu, chứng cứ cho TA Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể các biện pháp thu thập chứng cứ mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự được áp dụng Tuy nhiên, để thu thập chứng cứ thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể yêu cầu các cơ quan, tô chức, cá
nhân quản lý, lưu giữ chứng cứ cung câp cho mình hoặc trực tiêp đên nơi xảy ra sự
Trang 40việc, có tài sản tranh chấp, vật chứng để xác minh Đối với việc cần giám định thì người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự không có quyền trực tiếp yêu cầu các cá nhân, tô chức giám định mà hướng dẫn đương sự yêu cầu TA quyết định trưng cầu giám định.
Khi đã xác minh, thu thập chứng cứ làm cơ sở cho yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự đối với người khác, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự sẽ lựa chọn thời điểm thích hợp để cung cấp các tài liệu, chứng cứ đã thu thập được cho TA dé TA có thé lay đó làm căn cứ giải quyết vụ án
Theo quy định cũ của BLTTDS 2004 sửa đổi b6 sung 2011 không giới han thời gian cung cấp chứng cứ cho Tòa án nên việc cung cấp chứng cứ có thể được
thực hiện trước khi xét xử hoặc trong quá trình xét xử Quy định này đã tạo ra một
lỗ hồng pháp luật đó là các đương sự thường trì hoãn việc giao nộp chứng cứ, chon thời điểm có lợi cho mình mới giao nộp chứng cứ, dẫn đến thời gian giải quyết VADS bị kéo dai, tăng chi phí tố tụng, không bảo đảm điều kiện để các đương sự thực hiện tranh tụng công khai tại phiên tòa 'Š
Khắc phục hạn chế của BLTTDS 2004, khoản 4 Điều 96 BLTTDS 2015 quy định: “Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do Tham phan được phân công giải quyết vụ việc ấn định nhưng không được vượt quá thời hạn chuẩn bị xét xử theo thủ tục sơ thẩm, thời hạn chuẩn bị giải quyết việc dân sự theo quy định của Bộ luật này” Theo quy định mới này, người bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của đương sự cần chủ động thu thập và cung cấp các tài liệu chứng cứ theo yêu cầu của TA nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho đương sự.
- Quyền nghiên cứu hồ sơ VVDS
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự còn được quyền nghiên cứu hé sơ vụ án, được quyền ghi chép, sao chụp tài liệu cần thiết có trong hồ
sơ vụ án Khi có yêu câu ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ thì người bảo vệ
'3 Ts Bùi Thị Huyễn — Trường Dai học Luật Ha Nội - Thời hạn giao nộp chứng cứ của đương sự
và phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ theo quy định của BLTTDS
2015, TCKS số 10/2016 tại dia chỉ:
http://www.kiemsat.vn/thoi-han-giao-nop-chung-cu-cua-duong-su.html ngay truy cập: 30/7/2017.